1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI

42 512 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ RỦI RO CHO VAY CỦA NHTM 1

1.1 Khái quát các nghiệp vụ cho vay của NHTM 1

1.1.1 Khái niệm cho vay 1

1.1.2 Các hình thức cho vay: 1

1.1.3 Ý nghĩa của việc phân loại các hình thức cho vay 1

1.2 Các loại rủi ro trong cho vay: 1

1.2.1 Khái niệm về rủi ro cho vay: 1

1.2.2 Các loại rủi ro cho vay: 1

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro: 3

1.3 Ý nghĩa của phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay: 8

1.4 Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng: 9

1.4.1 Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng 9

1.4.2 Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng 9

1.4.3 Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY VÀ RỦI RO CHO VAY CỦA TECHCOMBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 11

2.1 Khái quát về Techcombank 11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Techcombank 12

2.2 Thực trạng cho vay và rủi ro cho vay của Techcombank 15

2.2.1 Tình hình huy động vốn 15

2.2.2 Tình hình cho vay 17

2.2.3 Tình hình dịch vụ ngân hàng: 17

2.2.4 Thực trạng cho vay và quản lý rủi ro cho vay 18

2.2.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: 19

2.2.6 Hiệu suất sử dụng vốn 19

Trang 2

2.2.7 Thu nhập hoạt động cho vay 20

2.3 Một số nhận xét và đánh giá về rủi ro và quản lý rủi ro tại NHTMCP – Techcombank 21

2.3.1 Kết quả đạt được 21

2.3.2 Một số tồn tại: 23

2.3.3 Nguyên nhân 24

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng 24

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 25

2.3.3.3 Nguyên nhân do môi trường cho vay 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 27

3.1 Định hướng cho năm 2009 27

3.1.1 Định hướng cho toàn Chi nhánh 27

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay của NHTMCP – Techcombank 28

3.2 Một số giải pháp 28

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ cho vay: 28

3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay: 30

3.2.3 Nhóm giải pháp về công nghệ NH và nhân sự 30

3.3 Một số kiến nghị 31

3.3.1 Kiến nghị đối quản lý vĩ mô của Nhà nước 31

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 33

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC VIẾT TẮT 37

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay

Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công

ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhu cầu khác cần phải được đáp ứng Giờ dây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán

Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank, em nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động cho vay tới Ngân hàng Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay sẽ có ý nghĩa

về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân

hàng Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại NHTMCPKT – Techcombank – Chi nhánh Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu

của mình

Nội dung đề tài bao gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM.

Chương 2: Thực trạng về cho vay và rủi ro cho vay của Techcombank – Chi nhánh Hà Nội.

Trang 4

Chương 3: Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tại Techcombank – Chi nhánh Hà Nội.

Phạm vi của đề tài là nghiên cứu hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam từ năm 2006 tới năm 2008 Trên cơ sở

lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động này tại Ngân Hàng

Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình

của GS.TS Vũ Văn Hoá Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũng được sự

giúp đỡ tận tình của các anh chị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị Ngân Hàng

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ RỦI RO CHO VAY

CỦA NHTM

1.1 Khái quát các nghiệp vụ cho vay của NHTM

1.1.1 Khái niệm cho vay

Cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn, theo đó NHTM thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một số tiền nhất định với cam kết phải hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.

1.1.2 Các hình thức cho vay:

- Theo thời gian

- Theo thành phần kinh tế

- Theo phương thức hoàn trả

- Theo mức độ đảm bảo tiền vay

- Theo phương thức cấp vốn

1.1.3 Ý nghĩa của việc phân loại các hình thức cho vay

- Phù hợp với đối tác xin vay

- Phù hợp với phương thức quản lý của NHTM

- Tạo điều kiện để NHTM thực hiện kế hoạch đầu tư vốn của mình

1.2 Các loại rủi ro trong cho vay:

1.2.1 Khái niệm về rủi ro cho vay:

Rủi ro cho vay là những sự cố liên quan đến sử dụng vốn của khách hàng, làm tổn thất về vốn và tài sản của NHTM.

1.2.2 Các loại rủi ro cho vay:

 Nợ quá hạn

Trang 6

+ Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể tới tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng tới chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của ngân hàng

 Nợ khó đòi

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ

Những khoản nợ này ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền vay là khó, lúc này khả năng chi trả của khách hàng hạn hẹp Loại nợ này chứa đựng rủi

ro cao và thường mang lại tổn thất cho ngân hàng

 Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ

+ Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điểu chỉnh theo xu hương tăng lên, chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của Ngân hàng Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.+ Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng không hợp lý Ngân hàng dùng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn Nếu lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí Ngân hàng tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản có dài hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của Ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn

+ Ngoài rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất thị trường Hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố thị trường Khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả Như vậy lãi suất cho vay bị giảm thấp, nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất

 Rủi ro tỷ giá

Trang 7

- Rủi ro hối đoái

+ Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị

lỗ

+ Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của nền kinh tế chính trị của các nước

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Đối với khách hàng là cá nhân

+ Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, hoặc mâu thuẫn trong gia đình

+ Người vay bị thât nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập + Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể do người đi vay dung tiền vay sai mục đích, hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh dẫn đến trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng

Trong tương lai nhu cầu vay trong dân cư có khả năng tăng mạnh, do mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao cả về vật chất lẫn tinh thần Vì vậy, bản thân các ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay vào việc sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bị pháp luật cấm

+ Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãng phí, tham ô, tham nhũng

Trang 8

+ Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xảy ra do tính khả thi của dự án còn thấp, không khoa học, không tiếp cận được thị trường Do chưa đánh giá được chính xác nhu cầu thị trường, hay đánh giá sai lầm về khả năng tiêu thụ của thị trường Dẫn đến tình trạng sản phẩm tồn kho quá nhiều so với nhu cầu Cần quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường nhất là công tác Marketing doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp bị thiệt hại trên thị trường đầu vào Đây là thị trường cung cấp các nguồn lực cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, dịch vụ, thiết bị công nghệ.Do không có kế hoạch trước những biến động của thị trường như tình trạng tăng giá nguyên vật liệu không thể kiểm soát, trực tiếp sẽ làm tăng giá thành sản phẩm Nếu doanh nghiệp tăng giá sản phẩm lên thì sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm chậm lại, tình hình luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng tơi khả năng thanh toán nợ ngân hàng của doanh nghiệp Ngược lại, nếu doanh nghiệp giữ nguyên giá hoặc không tăng giá thì sẽ làm giảm lợi nhuận và khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai, thậm chí có thể bị thua lỗ

Ngoài ra, còn do chất lượng của nguyên vật liệu không đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, có thể làm giảm uy tín thương hiệu sản phẩm trên thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh Do đó bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải có chính sách dự trữ nguyên vật liệu để đề phòng trường hợp tăng giá gây thiệt hại cho quá trình sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ cao

+ Do doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất như tình hình năng suất lao động giảm sút, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân còn thấp kém Do cơ cấu chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn, gây ra hiện tượng lãng phí ứ đọng vốn Cũng có thể là do trình độ quản lý doanh nghiệp

Trang 9

của ban giám đốc còn yếu, không hiệu quả, không động viên được đội ngũ nhân viên hoạt động hăng say, không có chế độ lương bổng khuyến khích, chính sách quản lý thiếu chiều sâu

+ Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro trên thị trường đầu ra

Do khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, chất lượng kém, mẫu mã không bắt mắt Và áp lực của cạnh tranh bắt buộc doanh nghiệp phải hạ thấp giá thành một cách đồng loạt, điều nảy ảnh hưởng đến thu nhâp của doanh nghiệp Hơn nữa, chính sự thiếu quan tâm, đầu tư vào công tác phân tích, phán đoán, dự báo thị trường làm giảm khả năng tham gia thị trường, hoặc sản xuất quá lớn so với nhu cầu, dẫn tới tình trạng ứ đọng hàng hoá, hạn chế khả năng quay vòng của hàng tồn kho Hệ thống mạng lưới đại lý, cửa hàng tiêu thụ không được đặt đúng vùng thị trường, sản phẩm không tới được tay người tiêu dùng Nhất là sắp tới sẽ có sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài do xu thế hội nhập hoá nền kinh tế, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chính sách nghiên cứu thị trường hợp lý hơn, hiệu quả hơn

 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay, từ môi trường khách quan có thể gây ra tình trạng rủi ro cho vay, còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng:

+ Khâu phân tích thẩm định còn yếu đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng Do cán bộ tín dụng năng lực thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm trong ngành nghề mà mình tài trợ, ngoài ra cũng có thể do vấn đề đạo đức không tốt của cán bộ thẩm định như không trung thực, thiếu trách nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng + Do ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiên không đầy đủ khâu bảo đảm tín dụng Như cán bộ thẩm định đánh giá sai giá trị tài sản đảm bảo bao gồm cả giá trị hiện tại và trong tương lai, hoặc lại quá tin tưởng vào tài sản đảm

Trang 10

bảo coi đó là “bùa hộ mệnh” cho công tác thu hồi vốn sau này, mà coi nhẹ công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện dự án, phòng ngừa rủi ro, không có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn.+ Do ngân hàng không thực hiên tốt công tác giám sát tín dụng Bởi vì, trình

độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cho vay hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệu báo cáo của khách hàng Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát lấy lệ, hời hợt, chỉ mang tính hình thức, không phản ánh đúng sự thật do chịu áp lực từ cấp trên, từ chính quyền địa phương Một hệ thống kiểm soát lỏng lẻo dễ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt động kinh doanh

+ Ngoài các nguyên nhân gây ra rủi ro trên, Ngân hàng cũng có thể gặp rủi

ro tín dụng do cho vay quá tập trung vào một đối tượng, một khu vực, một ngành cho nên đã hạn chế sự linh hoạt của ngân hàng trước những biến động của thị trường cạnh tranh, gây ra tổn thất cho ngân hàng Có thể do công tác thiết kế sản phẩm tín dụng không phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của người vay, hoặc do vẫn còn nặng tính chất quan liêu, quan cách trong hoạt động giao dịch với khách hàng, hoặc có thể do cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông đồng với khách hàng, nhận hối lộ, cố tình làm sai nguyên tắc

 Nguyên nhân rủi ro từ các tài sản đảm bảo

+ Ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình nắm giữ và xử lýtài sản đảm bảo Do người vay cầm cố tài sản cho người khác, hoặc có thể do người vay cố tình gây khó khăn trong công tác phát mại tài sản đảm bảo, khiến cho ngân hàng không thể thu hồi vốn vay, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng Khi đó rủi ro không còn trong phạm vi một khoản vay mà lan rộng ra phạm

vi của cả bộ máy hoạt động kinh doanh

+ Đối với các trường hợp bảo lãnh: Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán do gặp khó khăn về vấn đề

Trang 11

tài chính Gây ra sự ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rộng hơn đó là nguy cơ rủi ro cao

+ Ngoài ra còn có nguyên nhân là do sự không đồng bộ vế các văn bản pháp

lý có liên quan đến tài sản đảm bảo, gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp phát mại tài sản đảm bảo và xử lý sự cố, qua đó hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng trong xử lý tài sản

 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế

+ Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ được cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng điều này ảnh hưởng tới các khoản nợ của các ngân hàng.+ Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô nó tác động tới hoạt động của ngân hàng Chính phủ sẽ ưu tiên hơn về luật pháp, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển và ngược lại Do những chính sách kinh

tế của chính phủ nó đã làm giảm bớt khách hàng đến với ngân hàng từ các lĩnh vực mà nhà nước không khuyến khích phát triển

- Môi trường chính trị, xã hội

+ Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển Đây cũng là điều kiện để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Ngược lại nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định thì các doanh nghiệp không thể yên tâm mà phát triển và luôn đặt trong rủi ro có thể ập tới bất kì lúc nào đối với doanh nghiệp cũng như ngân hàng

Trang 12

- Môi trường pháp lý: Nếu như một đất nước xây dựng được một hành lang pháp lý thông thoáng và có hiệu lực sẽ thu htú được đông đảo các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển đây là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường Và ngược lại nếu hành lang pháp lý lỏng lẻo tạo ra nhiều khe hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau từ đó nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cho ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.Như vậy trong nền kinh tế thị trường, do những biến động của thị trường, những nguyên nhân khác nhau của nền kinh tế tác động tới hoạt động của doanh nghiệp và chính bản thân ngân hàng làm nảy sinh các biến cố trong quan hệ tín dụng làm cho các quan hệ tín dụng vận động theo những chiều hướng xấu, không có lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là điều không thể tránh khỏi hay nói cách khác: Rủi ro xảy ra là điều tất yếu khách quan trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại, rủi ro thường xuyên đưa ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Vì vậy cần phải phòng tránh rủi ro Loại bỏ rủi ro là điều không thể có nhưng phòng ngừa và hạn chế nó thì các nhà kinh doanh Ngân hàng hoàn toàn có thể làm được Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro giúp cho Ngân hàng Thương mại hoàn toàn được vốn, tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh và tăng thu nhập, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, nhờ đó Ngân hàng có thể mở rộng kinh doanh và phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế.

1.3 Ý nghĩa của phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay:

- Để giúp Ngân hàng tồn tại và tiếp tục phát triển, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn tìm ra nhiều biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro Giảm bớt tổn thất đối với NHTM

- Đảm bảo an ninh tài chính cho toàn bộ hệ thống chi nhánh Ngân hàng

Trang 13

- Nâng cao lợi nhuận cho NHTM

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều Ngân hàng được thành lập, vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ giúp Ngân hàng nâng cao uy tín và danh tiếng của mình để thu hút khách hàng, thuận lợi trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình

1.4 Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng:

1.4.1 Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng

Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của ngân hàng Còn trong trường hợp NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và tính thanh khoản của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới doanh thu của Ngân Hàng

1.4.2 Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Rủi ro cho vay khiến việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi

đó ngân hàng vẫn phải trả một cách đều đặn cả vốn và lãi đúng kỳ hạn Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng

1.4.3 Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng và khả năng kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị giảm Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng tới ngân hàng để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng do đó quy mô hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính.Mặt khác nếu ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro trong cho vay thì khả năng phá sản của các ngân hàng đó là rất cao Bởi vì khi ấy, khả năng thanh toán hay

Trang 14

tính thanh khoản của ngân hàng rất thấp, dẫn đến việc ngân hàng hoạt động không hiệu quả, gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền Khi đó, việc khách hàng rút tiền hàng loạt sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả của ngân hàng.

Hậu quả phá sản của một ngân hàng không chỉ mình bản thân ngân hàng đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những ngân hàng có quan hệ với ngân hàng này Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Minh chứng rõ rệt nhất là những hậu quả về rủi ro tín dụng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 Nó đã làm nền kinh tế các nước khu vực Châu Á lâm vào khủng hoảng nặng nề Vì vậy mỗi ngân hàng phải luôn quan tâm tới rủi ro trong cho vay cũng như rủi ro tín dụng

để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực sự là đòn bảy cho nền kinh tế phát triển

Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY VÀ RỦI RO CHO VAY CỦA

TECHCOMBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Techcombank

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Đến nay Techcombank đã có gần 130 chi nhánh trên toàn quốc và 2.900 nhân viên

Các cột mốc lịch sử:

* 1994-1995: - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.

- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh

* 1996:- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.

* 1998:- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy

Từ, Hà Nội và thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng

* 1999:- Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.

* 2000:- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.

* 2001:- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng

* 2002:- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại

Hà Nội

- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng

* 2003:- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.

* 2004:- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.

Trang 16

- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng

- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng

* 2005:- 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ

đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng

* 2006:- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính

thức đi vào hoạt động 24/7

- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ

- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng

- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa

* 2007:- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD

- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank

* 2008:- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit

- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM

- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng

- 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Techcombank

Trang 17

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Techcombank Hà Nội

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008)

* Chức năng các phòng ban

+ Phòng tín dụng:

- Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh, đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày

- Thống kê tổng hợp kết quả tín dụng hàng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch

- Xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí

Tổng giám đốc

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng tín dụng

Phòng công nghệ thông tin

Phòng thẩm định

Phòng quản

lý nhân sự

Phó Giám đốc phụ trách

mảng doanh nghiệp Phó Giám Đốc phụ trách mảng cá nhân

Phòng ngân quỹ

Phòng

kế toán

tài

chính

Trang 18

+ Phòng kế toán tài chính:

Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của NHCT Việt Nam Tổ chức hoạch toán phân tích, hoạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn chi nhánh

Chỉ đạo công tác kế toán của các chi nhánh trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các chi nhánh và tổ chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh, trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn

+ Phòng thanh toán quốc tế:

Phòng thanh toán quóc tế có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo điều hành kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối

Trang 19

Phòng nhân sự thực hiện chức năng quản lý nhân sự của toàn chi nhánh.

+ Phòng công nghệ thông tin:

Phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tín dụng nguồn vốn đảm bảo công tác thanh toán điện tử diễn ra trong suốt quá trình làm việc Phối hợp chặt chẽ với các phòng kế toán, phòng kinh doanh để tổng hợp phân tích thông tin

2.2 Thực trạng cho vay và rủi ro cho vay của Techcombank

1 Tiền gửi của TCKT 554.82 17,38 810,85 15,68 256.03 46.15

2 Tiền gửi của Dân cư 1.294,43 40,56 1796,84 34,75 502.41 38.81

3 Tiền gửi của TCTD và

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2007, số liệu năm 2008)

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản, hoạt động đầu tiên của bất

cứ ngân hàng nào Từ những đồng vốn huy động được ngân hàng mới tiền hành cho vay và phục vụ các nghiệp vụ khác Vốn huy động đảm bảo năng lực tài chính cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng của vồn huy động, chi nhánh Techcombank Hà Nội luôn có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của huy động vốn

Trang 20

Nhìn vào bảng nhà phân tích thấy: nếu vốn huy động năm 2007 là 3191,68

tỷ thì sang đến năm 2008 đã đạt con số 5170,54 tỷ đồng, tăng 1978,86 tỷ so với năm 2006, tương đương với tốc độ tăng 62%

Do các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu vốn huy động phân theo nguồn gốc phát sinh có mối quan hệ tổng số nên bằng phương pháp cân đối nhà phân tích nhận thấy: vốn huy động tăng là do có sự tăng lên ở cả 3 khoản mục tiền gửi của TCKT, tiền gửi của dân cư và tiền gửi của TCTD khác Tăng nhanh nhất trong 3 khoản mục đó là tiền gửi của TCTD khác Nếu năm 2007 tiền gửi của TCTD khác đạt 1342,43 tỷ đồng (chiếm 42,06% trong tổng vốn huy động) thì đến năm 2008

số dư của khoản mục này đã là 2562,85 tỷ, tăng 1220,42 tỷ tương đương tốc độ tăng là 90,91% Đây là một tỷ lệ tăng rất cao Sự tăng lên này là do Techcombank

đã tích cực hoạt động trên thị trường, đẩy mạnh và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng bạn

Khoản mục tăng mạnh thứ 2 là tiền gửi của TCKT Năm 2007, tiền gửi của các TCKT đạt 554,82 tỷ (17,38% tỷ trọng trong tổng vốn huy động), sang đến năm

2008 con số này đạt ở mức 810,85 tỷ (15,68% trong tổng vốn huy động)

Khoản mục tăng mạnh thứ 3 là tiền gửi của dân cư Năm 2008 tiền gửi của dân cư ở Techcombank đạt 1796.84 tỷ (34,75% tỷ trọng trong tổng tiền gửi của dân cư) tăng 502,41 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương với tốc độ tăng là 38,81%

Nhìn vào cơ cấu của các khoản mục ta thấy tỷ trọng của khoản mục tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của khu vực dân cư trong tổng vốn huy động đều giảm

từ năm 2007 qua năm 2008 Tiền gửi của TCKT giảm từ 17,38% xuống 15,68%, TG của dân cư giảm từ 40,56% xuống còn 34,75% mặc dù về số tuyệt đối 2 khoản mục này vẫn có sự tăng trưởng Sở dĩ có điều này là do tốc độ tăng của cả 2 khoản mục đều nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn huy động, do đó dù số

dư của 2 khoản mục này vẫn tăng nhưng về tỷ trọng lại giảm đi trong năm 2008

Trang 21

2.2.2 Tình hình cho vay

Hoạt động cho vay là một hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho Ngân hàng Công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao khi Ngân hàng biết tận dụng tối đa nguồn vốn huy động Vì vậy bên cạnh việc chú trọng công tác huy động vốn chi nhánh cũng cần đẩy mạnh công tác cho vay, đầu tư

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Techcombank

Đơn vị: tỷ đồng

Doanh số cho vay 2.043,923 3.424,990 1.318,067 +67,57

(Nguồn Báo cáo thường niên 2007, 2008)

Tình hình sử dụng vốn của Techcombank tăng rõ rệt qua các năm, bởi đây

là phương châm của ngân hàng, huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân

cư, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để cho vay lấy lãi

Năm 2007, doanh số cho vay là 2.043,923 tỷ đồng, sang đến năm 2008 tăng lên 3.424,990 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 67,57% so với năm 2007 tức là tăng 1.318,067

tỷ đồng Có thể nói, năm 2008 là năm khởi sắc của Techcombank về doanh số cho vay

Tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2007 dư nợ là 2.296,506

tỷ đồng, sang năm 2008 tăng lên 3.465,540 tỷ đồng tăng 1.169,034 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 50,9%

2.2.3 Tình hình dịch vụ ngân hàng:

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay Chi nhánh Ngân hàng Techcombank cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đã thu được những kết quả đáng kể

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của Techcombank . - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn huy động của Techcombank (Trang 19)
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Techcombank - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Techcombank (Trang 21)
Bảng 2.3 Tình hình Nợ quá hạn tại chi nhánh - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.3 Tình hình Nợ quá hạn tại chi nhánh (Trang 22)
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng vốn (Trang 23)
Bảng 2.4 : Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ( vòng/năm ) - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ( vòng/năm ) (Trang 23)
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu nhập - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.6 Tỷ lệ thu nhập (Trang 24)
Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ  HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI TECHCOMBANK –  CHI NHÁNH HÀ NỘI
Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2008 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w