1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghệ truyền hình tương tác

23 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

công nghệ truyền hình tương tác

TruyÒn H×nh T¬ng T¸c MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................................1 Chương 1 . GIỚI THIỆU..................................................................................................................3 1.1 Truyền hình tương tác là gì?...................................................................................................3 1.2 Mục đích của tiểu luận............................................................................................................4 1.3 Cấu trúc nội dung của tiểu luận..............................................................................................4 Chương 2 . CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC...........................................................5 2.1 Kiến trúc khái quát.................................................................................................................5 2.1.1 Máy thu hình (tivi)...........................................................................................................6 2.1.2 Thiết bị đầu cuối (set-top unit)........................................................................................6 2.1.3 Thiết bị trung tâm............................................................................................................7 2.1.4 Mạng truyền dẫn..............................................................................................................7 2.1.4.1 Cáp đồng trục ..........................................................................................................7 2.1.4.2 Mạng điện thoại........................................................................................................8 2.1.4.3 Vệ tinh......................................................................................................................9 2.1.4.4 Sóng điện từ..............................................................................................................9 2.1.4.5 Sóng ngắn.................................................................................................................9 2.2 Môi trường công nghệ..........................................................................................................10 2.2.1 Webdiffusion.................................................................................................................10 2.2.2 Bộ điều hưởng tín hiệu truyền hình...............................................................................10 2.2.3 Sự hội tụ giữa truyền hình và Internet...........................................................................11 2.3 Các ứng dụng........................................................................................................................12 2.3.1 Truyền hình theo yêu cầu (Video-on-demand, VoD)....................................................12 2.3.2 Thanh toán theo thời gian xem (Pay per view)..............................................................12 2.3.3 Dịch vụ tại gia...............................................................................................................12 2.3.4 Thư điện tử....................................................................................................................12 2.3.5 Truyền hình theo lịch.....................................................................................................12 2.3.6 Dịch vụ ngân hàng tại nhà.............................................................................................12 2.3.7 Mua bán qua truyền hình...............................................................................................13 2.3.8 Môi trường ảo................................................................................................................13 2.3.9 Trò chơi.........................................................................................................................13 1 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 3 . TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI HÓA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................................................................14 3.1 Tại Trung Quốc....................................................................................................................14 3.2 Tại Châu Âu..........................................................................................................................14 3.3 Tại Mĩ...................................................................................................................................14 3.4 Tại Canada............................................................................................................................14 Chương 4 .KHÁCH HÀNG CỦA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC..............................................15 4.1 Đòi hỏi của người sử dụng đối với truyền hình tương tác....................................................16 4.1.1 Sự ổn định của dịch vụ..................................................................................................16 4.1.2 Sự lựa chọn phong phú..................................................................................................16 4.2 Hồ sơ về khán giả.................................................................................................................17 4.3 Sự tương tác Khán giả - truyền hình tương tác....................................................................17 4.3.1 Các thành phần đồ họa..................................................................................................17 4.3.1.1 Kiểu chữ.................................................................................................................17 4.3.1.2 Màu kí tự................................................................................................................17 4.3.1.3 Dấu gạch nối...........................................................................................................18 4.3.1.4 Con trỏ....................................................................................................................18 4.3.2 Các thành phần âm thanh...............................................................................................18 4.3.3 Tổ chức thông tin trên màn hình...................................................................................18 4.3.4 Sử dụng thuật ngữ để tạo các nhãn các nút...................................................................18 4.3.5 Phản hồi.........................................................................................................................19 4.3.6 Đi lại..............................................................................................................................19 4.3.7 Bộ điều khiển từ xa và bàn phím...................................................................................19 4.3.8 Khuyến nghị chung........................................................................................................20 4.3.9 Yếu tố dẫn đến thành công............................................................................................21 2 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1 Truyền hình tương tác là gì? Truyền hình là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã đặt sự ảnh hưởng lên kinh tế, chính trị và thế giới quan của chúng ta. Đó là điều không cần phải chứng minh. Truyền hình là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ nhất, trong mọi thời đại. Chính thế mà chúng ta sẽ không có gì ngạc nhiên khi nói rằng : ngay từ khi ra đời, truyền hình tương tác đã đem đến rất nhiều lợi ích. Vậy chúng ta đã biết gì về công nghệ tuyệt vời này? Đối với một số người cho rằng, truyền hình tương tác cho phép khán giả tương tác với nội dung nhận được, gửi đi ý kiến của họ trong các buổi tranh luận hoặc tham gia vào các trò chơi, trả lời các câu hỏi điều tra. Một số khác lại cho rằng, truyền hình tương tác đồng nghĩa với các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (video-on-demand hay VoD). Đối với các nhà công nghệ, truyền hình tương tác lại hoàn toàn có nghĩa là sự hội tụ của truyền hình với mạng thông tin toàn cầu (Internet). Điều này được phát triển theo hai hướng. Hướng thứ nhất, truy cập vào Internet thông qua truyền hình nhờ việc sử dụng một thiết bị giải mã, bộ điều khiển từ xa, bàn phím. Hướng thứ hai, việc truy cập vào truyền hình thông qua máy tính. Khái niệm truyền hình tương tác dẫn ta tới rất nhiều khái niệm khác. Đó là một phương pháp thị giác mới của truyền hình, là một cuộc cách mạng công nghệ bởi vì nó sử dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến. Truyền hình tương tác rất phát triển trong những năm gần đây. Sự rối loạn trong lĩnh vực truyền thông đã tạo đà phát triển cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty điện thoại, các công ty cung cấp cáp và các phương tiện truyền thông mới. Điều này cũng khiến chúng ta quan tâm đến các thiết bị truyền thông không truyền thống được sử dụng trong các gia đình. 3 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 1.2 Mục đích của tiểu luận Truyền hình tương tác là gì? Sự xâm nhập của nó vào thị trường như thế nào? Sự kết hôn giữa Internet và truyền hình sẽ đem đến một tương lai huy hoàng? Sự phát triển của truyền hình tương tác hiện tại ra sao ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ? Với cuốn tiểu luận nhỏ này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào nghiên cứu truyền hình tương tác để trả lời tất cả những câu hỏi trên. Bằng cách tiếp cận truyền thống, chúng tôi hy vọng giới thiệu được một phần bộ mặt của truyền hình tương tác trong thời gian vừa qua. 1.3 Cấu trúc nội dung của tiểu luận Phần thứ hai, chúng tôi giới thiệu về công nghệ truyền hình tương tác, đó là về kiến trúc tổng quát và các chế độ phát tán. Cũng trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những khó khăn mà một nhà phát triển sẽ phải đối mặt khi tiến hành đầu tư vào công nghệ tương tác cho người dùng gia đình. Phần thứ ba, chúng tôi xin đề cập đến tình hình thương mại hóa truyền hình tương tác trên thế giới. Phần thứ tư sẽ trình bày đến những điều liên quan đến người sử dụng - khán giả - yếu tố quyết định sự thành bại của truyền hình tương tác. Cụ thể là về các mong đợi của họ, thái độ ứng xử, các thói quen nghe nhìn của họ. 4 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 2. CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC Truyền hình tương tác có thể được định nghĩa bằng sự thay thế máy thu hình truyền thống bởi các thiết bị cho phép người sử dụng nhận được các thông tin và các dịch vụ bằng cách sử dụng bộ điều khiển từ xa và bàn phím. Truyền hình có thể có các loại sau : Bảng số 1. Các loại truyền hình Thụ động Tuyến tính Chủ động Tuyến tính Tương tác Không tuyến tính Điều khiển bới thiết bị Khán giả điều khiển Khán giả có thể đi theo phát được lịch phát các liên kết như trên WEB Xem, thay đổi kênh hoặc Có khả năng cải thiện sự Nội dung liên kết, tồn tại tắt máy thu hình lựa chọn cho khán giả tự lâu dài và có tính động. do hơn 2.1 Kiến trúc khái quát Các tác nhân chính tham gia vào việc tạo thành môi trường truyền hình tương tác gồm : • khán giả tại gia đình; • nhà cung cấp thiết bị (người sản xuất các thiết bị truyền hình tương tác); • nhà cung cấp các dịch vụ và nội dung (người quản lí các ứng dụng); • một máy chủ quản lí nội dung và dịch vụ; • một mạng truyền dẫn. 5 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.1.1 Máy thu hình (tivi) Trong hầu hết các gia đình, máy thu hình làm nhiệm vụ nhận các tín hiệu tương tự, chuyển đổi và hiển thị chúng thành hình ảnh. Một số loại máy thu hình có khả năng cung cấp âm thanh (dolby Digital/AC3) và hình ảnh chất lượng cao (độ phân giải kép : 1250 dòng xen kẽ thay vì chỉ có 525 dòng). Với sự ra đời của các sản phẩm kĩ thuật truyền hình số và sự số hóa các tín hiệu truyền hình bởi các thiết bị phát sóng và các trung tâm trung gian chuyển đổi tín hiệu, trong một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ được sử dụng các máy thu hình chất lượng cao. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, chúng ta sẽ vẫn phải gắn cái thiết bị đầu cuối vào máy thu hình thì mới xem được truyền hình. 2.1.2 Thiết bị đầu cuối (set-top unit) Hình 1. Thiết bị đầu cuối và thiết bị ngoại vi Thiết bị đầu cuối hay còn gọi là bộ giải mã hóa được nối với máy thu hình. Nó làm nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu âm thanh, hình ảnh cho truyền hình. 6 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Các thế hệ đầu tiên của bộ giải mã hóa có khả năng rất giới hạn trong việc duyệt các thực đơn đa cấp bằng việc sử dụng các khóa số. Nhưng hiện nay, thiết bị đầu cuối có thể cho phép thực hiện một tương tác cục bộ hoặc với một máy chủ ở xa. Nó thực chất là một bộ điều khiển kiến trúc truyền hình tương tác có thể tương tác với nhiều thiết bị hoặc máy móc khác (xem Hình 1). Bộ giải mã đang chuyển dần từ tương tự sang số hóa 2.1.3 Thiết bị trung tâm Thiết bị trung tâm chính là một cái máy tính chứa các lưu trữ điện tử. Nó có thể có các khả năng khác nhau trong việc lưu trữ nội dung (media server) và quản lí các giao tác dịch vụ. Sự xuất hiện của nhiều cách thức tiêu thụ mới của truyền hình đã khuyến khích sự đa dạng hóa về dịch vụ, vậy nên, các thiết bị trung tâm đòi hỏi phải có khả năng lưu trữ rất lớn. Nó cũng phải có một tốc độ xử lí cực lớn, vững chắc và ổn định trong hoạt động. Hơn nữa, nó phải được trang bị các phần mền hỗ trợ tìm kiếm và trích lọc thông tin. Đối với truyền hình tương tác, sự phát tán các chương trình truyền hình đa kênh được sự trợ giúp của những phần mềm máy tính đặc biệt. 2.1.4 Mạng truyền dẫn Mạng truyền dẫn là một tập hợp các chế độ truyền dẫn khác nhau được hỗ trợ bới cáp đồng trục, điện thoại, sóng điện từ, vệ tinh ... 2.1.4.1 Cáp đồng trục Lúc đầu, cáp đồng trục được thiết kế để truyền dẫn các tín hiệu truyền hình dạng tương tự. Đó là một mạng cục bộ gồm 4 phần tử : 7 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c • một trạm (đầu của mạng hoặc đầu của đường) thu các tín hiệu truyền hình, thường là tín hiệu từ vệ tinh, rồi sau đó truyền tiếp vào một mạng cáp quang nào đó để đẩy tới các trung tâm phân phối; • các trung tâm phân phối phục vụ cho hàng nghìn căn hộ; • mạng nối các trung tâm với các căn hộ (tới bộ giải mã); • một bộ giải mã hóa được nối với máy thu hình • Mạng này được thiết kế nhằm truyền tải các tín hiệu từ trung tâm đến các khách hàng chứ không phải để truyền các thông điệp theo hướng ngược lại. Bởi vì thông tin trong nó chỉ đi theo một hướng, cho nên dạng mạng này không thể hỗ trợ cho truyền hình tương tác. 2.1.4.2 Mạng điện thoại Mạng điện thoại được tạo ra từ những cặp dây đồng xoắn với nhau nối một trạm điện thoại với một đầu được chia xẻ vởi một hoặc nhiều thuê bao. Mạng này cho phép truyền tải thông tin theo hai chiều. Các dữ liệu được truyền tảo nhờ một hệ thống máy điện báo phức và chuyển đổi. Nhờ có công nghệ ADSL/LNPA nên thông qua một thiết bị biến đổi dữ liệu tốc độ cao (modem) làm tăng lưu lượng truyền dẫn của mạng điện thoại trong khi vẫn sử dụng những cặp dây đồng. Công nghệ này mở ra một cánh cửa tới các dịch vụ tương tác đa phương tiện tiên tiến. Thực tế, vận tốc truyền dẫn một tín hiệu video số có thể lên tới 2,2Mbit/giây. Khi sử dụng công nghệ ADSL/LNPA tốc độ truyền dẫn hai chiều có thể lên tới 5,76Mbit/giây. Tuy nhiên, mạng điện thoại vẫn bị coi là chậm chạp và có nhiều yếu điểm do quá tốn kém để triển khai đến một hộ gia đình. 8 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.1.4.3 Vệ tinh Vệ tinh là một thiết bị thu phát trung gian có khả năng truyền thông tin trên một bề mặt rộng. Tín được phát đi từ một trạm trên mặt đất hướng theo vị trí của vệ tinh được đặt trên quĩ đạo ở độ cao 36000 km tính từ mặt đất. Người sử dụng nhận tín hiệu thông qua thiết bị là ăng ten hình parabôn. Thông tin được truyền đi dưới dạng số hóa và được nén. Vệ tinh cung cấp khả năng trao đổi thông tin từ một điểm đến nhiều điểm nhưng không cho phép khả năng tương tác bởi vì người sử dụng không thể gửi thông tin của họ một cách trực tiếp đến vệ tinh.Việc trao đổi thông tin giữa người sử dụng dưới mặt đất và vệ tinh chỉ có thể thực hiện được thông qua một trạm phát trung gian. Hoặc nếu không thì phải thiết lập một liên kết điểm - điểm sử dụng các công nghệ định vị và mã hóa đặc biệt, trong trường hợp này ta thu được khả năng cung cấp liên kết Internet với vệ tinh. 2.1.4.4 Sóng điện từ Đây là hệ thống truyền thông tin cổ điển của truyền hình trên dải tần VHF/UHF. Hạ tầng cơ sở của loại mạng này là một mạng lưới các trạm thu và phát lại trên mặt đất. Tương tự như với vệ tinh, mạng sóng điện từ cũng không cho phép việc trao đổi hai chiều nên cũng không cung cấp khả năng tương tác. 2.1.4.5 Sóng ngắn Sóng ngắn được sử dụng trong công nghệ điện thoại di động. Các tín hiệu truyền hình sẽ được phát đi dưới dạng tương tự hoặc số hóa đến các trạm thu thông qua mạng sóng điện hoặc không dây. Sau đó, nó được dẫn đến điểm phát lại bằng cáp quang. Rồi tín hiệu sẽ được tiếp tục phát đi từ các trạm này đến người sử dụng bằng sóng ngắn. Về phía người sử dụng, người ta cắm một cái ăngten trên mái nhà và nối với một bộ nhận tín hiệu số. Look là một công ty Canada đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ truyền hình số bằng sóng ngắn với tốc độ cao. 9 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.2 Môi trường công nghệ Bốn giải pháp công nghệ lớn cho phép sự tương tác giữa nội dung truyền hình và người sử dụng gồm : • Webdiffusion : đặt các đoạn video truyền hình lên web nhờ vào các ứng dụng phụ trợ khác; • bộ điều hưởng tín hiệu truyền hình được gắn vào máy tính để chuyển đổi màn hình máy tính thành màn hình tivi; • bộ giải mã số nối vào máy thu hình để cung cấp các dịch vụ tương tác thông qua cáp; • hệ thống chìa khóa trao tay tạo ra sự hội tụ giữa truyền hình và Internet. 2.2.1 Webdiffusion Sự ra đời của các ứng dụng nén và giải nén đã cho phép đưa các hình ảnh động (video) lên Web. Ngày càng nhiều các chương trình truyền hình được đưa lên Internet. 2.2.2 Bộ điều hưởng tín hiệu truyền hình Bộ điều hưởng tín hiệu truyền hình được gắn vào một máy tính và sẽ kết hợp với các phần mềm máy tính cho phép thêm các chức năng tương tác. Thiết bị WaveTop, phát triển bới WavePhore và dựa trên công nghệ InterCast của Intel, cho phép kết hợp việc nhận đồng thời các chương trình từ truyền hình và từ Web. Về mặt phần mềm, chương trình WebTV chạy trên Windows, được tích hợp vào hệ điều hành Windows 98, cho phép xem các chương trình TV trên một màn hình máy tính có chứa các thông tin từ Internet. Rất nhiều hàng truyền thông, trong đó có NBC, MTV, CNN và The Weather Channel, đã triển khai dịch vụ tương tác. 10 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.2.3 Sự hội tụ giữa truyền hình và Internet Hệ thống chìa khóa trao tay là một hệ thống hoàn chỉnh gồm : thiết bị đầu cuối, hệ thống điều hành, dịch vụ thuê bao, truy cập Internet. Kể từ thời điểm người sử dụng bật thiết bị đầu cuối, nó sẽ được chăm sóc bởi một dịch vụ quản lí tương tác.Việc sử dụng dịch vụ được chấp nhận sau khi khách hàng đăng kí thuê bao. Nhà cung cấp dịch vụ Internet là đối tác của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tương tác. Chỉ cần mua một thiết bị đầu cuối (set-top box) giá vài trăm đôla và một tài khoản thuê bao tháng khoảng vài chục đôla, hệ thống chìa khóa trao tay sẽ cung cấp cho bạn các chức năng cơ bản như : truy cập không hạn chế vào Web, thư điện tử, tán gẫu, và ngay cả việc giữ lại hoặc quản lí các dấu vết của việc tra cứu thông tin. Nhờ vào việc sử dụng một trình duyệt xây dựng bởi nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng có thể vào một giao diện web và lang thang trên Internet như làm với chiếc máy tính. 11 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.3 Các ứng dụng 2.3.1 Truyền hình theo yêu cầu (Video-on-demand, VoD) Với dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, người xem có thể yêu cầu và thanh toán thông qua bộ điều khiển từ xa và nhận được chương trình mong muốn trực tiếp trên màn hình tại thời điểm như yêu cầu. 2.3.2 Thanh toán theo thời gian xem (Pay per view) Thanh toán theo thời gian xem hay còn gọi là thanh toán theo từng cảnh xem là chương trình cho phép bán quyền xem một hoặc nhiều chương trình truyền hình. Loại hình này đã được áp dụng cho việc bán các chương trình truyền hình thể thao. 2.3.3 Dịch vụ tại gia Dịch vụ tại gia dựa trên nền tảng truyền hình tương tác cho phép thực hiện việc quản lí tổng thể và tự động các máy móc gia đình và công nghệ phục vụ sinh hoạt (sưởi, chiếu sáng, báo thức, ...). 2.3.4 Thư điện tử Thư điện tử trên truyền hình không cung cấp tất cả các chức năng mà chỉ cho phép thực hiện các chức năng cơ sở như gửi và nhận thư. 2.3.5 Truyền hình theo lịch Truyền hình theo lịch điện tử cho phép người sử dụng tra cứu trên màn hình các chương trình của 7 ngày tiếp theo. Một số ứng dụng của loại dịch này cho phép người sử dụng tự lập ra một chương trình TV cho chình mình. 2.3.6 Dịch vụ ngân hàng tại nhà Các dịch vụ ngân hàng tại nhà cho phép thực hiện các giao dịch cơ sở từ xa như : chuyển tiền, tra cứu số dư trong một môi trường thông tin bảo mật. 12 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 2.3.7 Mua bán qua truyền hình Mua bán qua truyền hình là một dạng bán hàng hoặc dịch vụ từ xa. Các giao dịch được thực hiện trên màn hình của tivi. Các lệnh đặt mua của khách hàng truyền hình cũng được thực hiện trên màn hình và hàng hóa sau đó sẽ được chuyển đến tận nhà. 2.3.8 Môi trường ảo Trong một môi trường ảo đa người sử dụng (ví dụ : dự án Hàng xóm điện tử), có đến 6 người có thể đàm thoại với nhau. 2.3.9 Trò chơi Các ứng dụng kiếm tiền qua truyền hình tương tác, các trò chơi có thể là dành cho cá nhân hoặc tập thể. 13 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 3. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI HÓA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Tại Trung Quốc Tháng 1 năm 1998, hãng truyền thông Hong Kong Telecom đã cho ra đời dịch vụ truyền hình tương tác tại Hồng Kông, Trung Quốc. Đây là một trong những chương trình đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ truyền hình thông qua mạng điện thoại. Các thuê bao có thể lựa chọn một phim hay một chương trình truyền hình trong khoảng 100 giờ chương trình đã được số hóa. Các chương trình này được quản lí bởi thiết bị giải mã. Nó cho phép theo dõi thời gian khai thác, khoảng dừng, quay lui ... giống như một máy nghe băng. 3.2 Tại Châu Âu Truyền hình tương tác đã tạo ra một sức hút rất lớn tại Châu Âu, đặc biệt là tại Anh. Tuy nhiên, truyền hình tương tác tại Châu Âu vẫn phát triển chậm hơn tại Mĩ. Sự chậm trễ này là vì một số lí sau đây : • Tại Châu Âu, tỉ lệ người trung thành với các loại hình truyền thông truyền thống vẫn còn rất cao. Ví dụ, truy cập vào Internet ít hơn ở Mĩ là 3 lần! • Tại Châu Âu, sự thắt cổ chai không nằm ở công nghệ mà nằm ở kinh tế và chính trị điều này đã tạo ra một số dịch vụ giá quá cao do độc quyền. 3.3 Tại Mĩ Tập đoàn Microsoft đã tạo ra WebTV. Thông qua hệ thống dịch vụ WebTV Network, người sử dụng có thể truy cập không hạn chế vào Web, gửi và nhận thư điện tử, giữ, lưu trữ và tổ chức các dấu vết truy cập, in ấn nội dung. Time Warner đã tạo ra Studios, đó là một giao diện đồ họa cho phép các thuê bao truy cập đến các dịch vụ truyền hình tương tác : các bộ phim theo yêu cầu, môi trường trò chơi ảo 3D, tin tức mọi lúc trong ngày, các bản tin thống kê tổng kết thể thao, dịch vụ ngân hàng, phân phối bánh Pizzas. 3.4 Tại Canada Tại Canada, các hãng có phát triển truyền hình tương tác đều là những công ty rất lớn, đó là những công ty có đầy đủ các phương tiện, cơ sở hạ tầng... Hầu hết các công ty này đều đã triển khai các dự án truyền hình tương tác. 14 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 4.KHÁCH HÀNG CỦA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC Theo Peter Sands, principal, McKinsey & Co thì : "rất nhiều người nhầm lẫn giữa truyền hình số và Internet, hai cái này rất khác nhau. Với Internet người ta đọc văn bản, duyệt và lựa chọn các khả năng như đối với một cuốn tạp chí. Trong khi truyền hình số thì cho ta khả năng tạo ra nội dung nghe nhìn được." Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để phát triển truyền hình tương tác, một trong những điều có tính chất quyết định đầu tiên đến sự thành công đó là người sử dụng. Việc đầu tiên phải làm là phải tìm hiểu những mong chờ của người xem đối với truyền hình tương tác. Những đòi hỏi của khán giả phụ thuộc rất nhiều vào bản chất hai loại hình truyền thông này. Người dùng Internet thì có thể chấp nhận một giao diện cơ bản và những vấn đề về giao tiếp. Còn người xem truyền hình thì lại đòi hỏi những hình ảnh chất lượng cao và dịch vụ không được ngắt quãng. Những người này có thói quen nhìn một toàn bộ các nội dung trên một màn hình, không giồng như đối với máy tính, khái niệm thanh trượt không tồn tại trên truyền hình. Sau đây sẽ là bảng giới thiệu những đặc tính sử dụng khác nhau trên máy tính và trên máy thu hình. Mô hình tương tác và giao diện tương tác phải xem xét thận trọng những điểm khác nhau này. Chính vì thế mà một số khái niệm thiết kế giao diện áp dụng cho máy tính phải thích nghi với truyền hình. Bảng số 2. Sự khác nhau về đặc tính sử dụng giữa máy tính và truyền hình Máy tính Truyền hình Tiêu thụ Cá nhân Tập thể và cá nhân Công dụng Nghiên cứu Giải trí 15 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Thiết bị nhập dữ liệu Bàn phím, chuột Khoảng cách tới màn hình Gần Điều khiển từ xa Xa Môi trường vật lí Không thay đổi (bàn, ghế) Rất đa dạng (đi văng, ghế, giường) Tương tác Chủ động : thực hiện một tác vụ Thụ động : chuyển từ kênh này sang kênh khác Nội dung Chủ yếu là văn bản Chủ yếu là hình ảnh động Độ phân giải màn hình Thay đổi : 1024x812 dòng Không thay đổi : 560x384 dòng Nhiệm vụ Nhằm đến một mục đích, dễ định danh Rất khó bao quát Kích thước màn hình Từ 324mm đến 756mm Từ 351mm đến 1404mm Tỉ lệ thay đổi thiết bị 3 năm 10-15 năm Độ phổ biến 40% (Internet 11%) 95% gia đình có ít nhất 1 4.1 Đòi hỏi của người sử dụng đối với truyền hình tương tác 4.1.1 Sự ổn định của dịch vụ Một trong những thách thức công nghệ ít nhân được sự chú ý thích đáng nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công đó là sự ổn định của các ứng dụng và sự truyền thông. Người tiêu dùng không dễ tha thứ cho những ứng xử bấp bênh, sự ngắt quãng... như là họ đã gặp trên máy tính. Sự tin cậy của dịch vụ phải được chứng minh và khẳng định ngay từ ngày đầu tiên của dịch vụ. 4.1.2 Sự lựa chọn phong phú Đặc tính biến đổi và mở rộng của các lựa chọn được dành cho những khán giả đòi hỏi sự tự do trong việc lựa chọn. Người tiêu dùng thường bị hướng dẫn bởi 16 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c những xung động tức thời và họ muốn có sự linh hoạt trong việc lựa chọn phù hợp với ý họ ở vào thời điểm mong muốn. 4.2 Hồ sơ về khán giả Theo một kết quả nghiên cứu của Leeds University và Ogilvy & Mather đã cho thấy có 4 loại người tiêu dùng sau : • dễ chấp nhận : yêu công nghệ (27%); • thực dụng : chỉ coi công nghệ là một công cụ (22%); • truyền thống : không thích thay đổi (15%); • bảo thủ : kẻ có một sự quan tâm rất tồi tệ với công nghệ (36%) 4.3 Sự tương tác Khán giả - truyền hình tương tác 4.3.1 Các thành phần đồ họa 4.3.1.1 Kiểu chữ Độ phân giải của màn hình máy thu hình rất hạn chế. Do vậy, việc hiển thị các kí tự rất dễ bị ảnh hưởng. Nên : • sử dụng các kiểu chữ có thể đọc được từ xa khoảng 3 mét, khoảng 18 điểm; • nên sử dụng các kiểu chữ của cùng một kiểu như : Gill Sans, Helvetica, Lucida, Times New Roman, Univers, Verdana; • tránh sử dụng các kí tự chồng chéo lên nhau; 4.3.1.2 Màu kí tự Các màu có hiển thị khác nhau trên màn hình của máy thu và màn hình máy tính. Việc sử dụng màu đỏ và màu đen sẽ tạo ra sự méo mó. Nên dành khoảng 90% 17 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c cho màu đen. Còn màu nên thì nên chọn màu dịu và quan trọng nhất là phải làm nổi bật nội dung. 4.3.1.3 Dấu gạch nối Các dấu gạch ngang thường lắc lư trên màn hình tivi vậy không nên dùng. 4.3.1.4 Con trỏ Rất cần thiết tạo ra một chỉ thị để thu hút sự chú ý của người sử dụng nhưng không được tạo ra nhiều sự chú ý một lúc trên màn hình. 4.3.2 Các thành phần âm thanh Việc sử dụng các chỉ dẫn bằng âm thanh là rất đúng đắn trong các ứng dụng dành cho truyền hình. Trong tất cả các trường hợp, cần phải tránh làm quá tải việc tương tác. 4.3.3 Tổ chức thông tin trên màn hình • truyền hình rất khó cho phép sử dụng các thanh trượt, vậy nên giảm tối thiểu các thành phần giao diện, đặt các thông tin quan trọng lên phần cao của màn hình; • cung cấp trong trang đầu một cái bản đồ các chức năng; • tập hợp tất cả các chức năng cho phép trên một trang để người sử dụng dẽ có một cái nhìn toàn diện trên những khả năng cho phép; • mỗi phân đoạn chỉ nên đặt tối đa 3 đến 4 câu; • tránh những giao diện không phản ảnh tổ chức của hệ thống, quá phức tạp cho người dùng. 4.3.4 Sử dụng thuật ngữ để tạo các nhãn các nút • sử dụng những nhãn đúng, cụ thể; • không sử dụng chữ viết tắt trong các thực đơn. 18 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 4.3.5 Phản hồi Để hướng dẫn cho người sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác, nên : • cung cấp một sự phản hồi đối với lựa chọn cuối cùng được thực hiện; • giới thiệu cho người sử dụng thấy rõ tình trạng của hệ thống, nhất là khi họ bắt đầu kết nối vào những dịch vụ phải trả tiền, bằng cách mà họ dễ hiểu nhất. 4.3.6 Đi lại Đó là khả năng khiến cho người sử dụng có thể di chuyển giữa các phần nội dung truyền hình, sau đây là một số nguyên tắc cần tôn trọng : • sự di chuyển phải nhanh chóng và đơn giản; • sự lựa chọn phải lí tưởng đến mức không phải yêu cầu người sử dụng nhìn vào thiết bị điều khiển từ xa; • truy cập vào các kênh truyền hình và các dịch vụ đa phương tiện phải đơn giản và phải dùng đến các nút khác nhau của thiết bị điều khiển; • sự trình bày ở mỗi cấp độ và trên màn hình phải có sự tương quan; ví dụ, ta dành cho một vị trí nhất định để thể hiện một loại thông tin nhất định; • mối màn hình phải dễ dàng và nhanh chóng được định danh, ví dụ bằng một nhãn; • các nút đi tới, đi lui... phải riêng biệt. Đặc biệt là nút trở về đầu. Theo kinh nghiệm cho thấy thì người sử dụng thương trở về đầu và bắt đầu lại thao tác mỗi khi họ bị lạc. 4.3.7 Bộ điều khiển từ xa và bàn phím Sự xuất hiện của thiết bị điều khiển từ xa trong việc nhập dữ liệu thay thế chuột đã đẻ ra một viễn cảnh mới trong công nghệ tương tác người - máy. Trong 19 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c thực tế, thiết bị điều khiển từ xa đã làm giảm đi các thao tác trực tiếp như những gì ta đã biết đối với máy tính : trượt, kéo/di chuyển, chọn vùng .... Các chức năng cơ bản mà một cái điều khiển từ xa phải có : • phím để truy cập đến trang chính hoặc về cấp cao nhất; • phím ĐỒNG Ý; • phím THOÁT; • mũi tên (lên, xuống, trái, phải); • các phím chữ cái. 4.3.8 Khuyến nghị chung • Chọn một giao diện đơn giản và thống nhất. • Cung cấp sự hỗ trợ đa phương tiện. • Làm thế nào để cho văn bản, nhãn của các nút và ngay cả các thông điệp âm thanh phải tương ứng với ngôn ngữ được chọn. • Giảm tối thiểu yêu cầu suy diễn, tính toán đối với người sử dụng bằng cách đơn giản hóa các thông tin hiển thị và trình bày sự mạch lạc giữa các màn hình được duyệt qua. • Coi các chức năng thường xuyên được sử dụng như là các chức năng mặc định. • Đặt sự quan tâm thích đáng vào các thiết bị nhập và xuất thông tin. Màn hình trên truyền hình và của thiết bị điều khiển từ xa được thiết kế phụ thuộc trên các ràng buộc về chức năng. Cần cố gắng tạo ra sự tương ứng trong việc hiển thị các nút của thiết bị điều khiển từ xa (vị trí, kích thước, màu, ...) với giao diện trên truyền hình. 20 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c • Dùng đến các chỉ dẫn nhìn thấy và nghe được để thông báo cho người sử dụng rằng hệ thống đang thực hiện yêu cầu của họ. • Báo trước cho người sử dụng khi họ làm sai. • Ưu tiên sử dụng chỉ thị âm thanh hơn là sử dụng một cửa sổ toàn văn bản để báo lỗi... • Sử dụng chữ với kích thước lớn, tránh các màn hình bị đầy. • Phải quan tâm đến việc một giao diện được thiết kế trên máy tính sẽ không giờ có một sự hiện thị tương tự trên màn hình của truyền hình. 4.3.9 Yếu tố dẫn đến thành công Sự thành công của một dự án truyền hình tương tác phụ thuộc trước hết vào chất lượng của việc hợp tác giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, nó cũng phải đảm bảo những vấn đề sau : • cung cấp một sự hoạt động và sự mềm dẻo mong đợi; • trả lời đúng những mong chờ của người dùng; • dễ sử dụng đối với những người chưa biết sử dụng máy tính. 21 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm nghiên cứu thông tin của Montréal, La télévision interactive et la convergence télévíion-Internet, , 1999. 2. Media Awareness Network, Television versus the Internet, http://www.mediaawareness.ca, 2005. 22 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c 23 [...]... qua truyền hình tương tác, các trò chơi có thể là dành cho cá nhân hoặc tập thể 13 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 3 TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI HÓA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Tại Trung Quốc Tháng 1 năm 1998, hãng truyền thông Hong Kong Telecom đã cho ra đời dịch vụ truyền hình tương tác tại Hồng Kông, Trung Quốc Đây là một trong những chương trình đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ truyền hình. .. loại người tiêu dùng sau : • dễ chấp nhận : yêu công nghệ (27%); • thực dụng : chỉ coi công nghệ là một công cụ (22%); • truyền thống : không thích thay đổi (15%); • bảo thủ : kẻ có một sự quan tâm rất tồi tệ với công nghệ (36%) 4.3 Sự tương tác Khán giả - truyền hình tương tác 4.3.1 Các thành phần đồ họa 4.3.1.1 Kiểu chữ Độ phân giải của màn hình máy thu hình rất hạn chế Do vậy, việc hiển thị các kí... một hoặc nhiều chương trình truyền hình Loại hình này đã được áp dụng cho việc bán các chương trình truyền hình thể thao 2.3.3 Dịch vụ tại gia Dịch vụ tại gia dựa trên nền tảng truyền hình tương tác cho phép thực hiện việc quản lí tổng thể và tự động các máy móc gia đình và công nghệ phục vụ sinh hoạt (sưởi, chiếu sáng, báo thức, ) 2.3.4 Thư điện tử Thư điện tử trên truyền hình không cung cấp tất cả... người xem truyền hình thì lại đòi hỏi những hình ảnh chất lượng cao và dịch vụ không được ngắt quãng Những người này có thói quen nhìn một toàn bộ các nội dung trên một màn hình, không giồng như đối với máy tính, khái niệm thanh trượt không tồn tại trên truyền hình Sau đây sẽ là bảng giới thiệu những đặc tính sử dụng khác nhau trên máy tính và trên máy thu hình Mô hình tương tác và giao diện tương tác phải... này đều đã triển khai các dự án truyền hình tương tác 14 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 4.KHÁCH HÀNG CỦA TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC Theo Peter Sands, principal, McKinsey & Co thì : "rất nhiều người nhầm lẫn giữa truyền hình số và Internet, hai cái này rất khác nhau Với Internet người ta đọc văn bản, duyệt và lựa chọn các khả năng như đối với một cuốn tạp chí Trong khi truyền hình số thì cho ta khả năng tạo... để báo lỗi • Sử dụng chữ với kích thước lớn, tránh các màn hình bị đầy • Phải quan tâm đến việc một giao diện được thiết kế trên máy tính sẽ không giờ có một sự hiện thị tương tự trên màn hình của truyền hình 4.3.9 Yếu tố dẫn đến thành công Sự thành công của một dự án truyền hình tương tác phụ thuộc trước hết vào chất lượng của việc hợp tác giữa các bên tham gia Tuy nhiên, nó cũng phải đảm bảo những... với truyền hình Bảng số 2 Sự khác nhau về đặc tính sử dụng giữa máy tính và truyền hình Máy tính Truyền hình Tiêu thụ Cá nhân Tập thể và cá nhân Công dụng Nghiên cứu Giải trí 15 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Thiết bị nhập dữ liệu Bàn phím, chuột Khoảng cách tới màn hình Gần Điều khiển từ xa Xa Môi trường vật lí Không thay đổi (bàn, ghế) Rất đa dạng (đi văng, ghế, giường) Tương tác Chủ động : thực hiện một tác. .. nhìn được." Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để phát triển truyền hình tương tác, một trong những điều có tính chất quyết định đầu tiên đến sự thành công đó là người sử dụng Việc đầu tiên phải làm là phải tìm hiểu những mong chờ của người xem đối với truyền hình tương tác Những đòi hỏi của khán giả phụ thuộc rất nhiều vào bản chất hai loại hình truyền thông này Người dùng Internet thì có thể chấp nhận... cập đến các dịch vụ truyền hình tương tác : các bộ phim theo yêu cầu, môi trường trò chơi ảo 3D, tin tức mọi lúc trong ngày, các bản tin thống kê tổng kết thể thao, dịch vụ ngân hàng, phân phối bánh Pizzas 3.4 Tại Canada Tại Canada, các hãng có phát triển truyền hình tương tác đều là những công ty rất lớn, đó là những công ty có đầy đủ các phương tiện, cơ sở hạ tầng Hầu hết các công ty này đều đã triển... chọn một phim hay một chương trình truyền hình trong khoảng 100 giờ chương trình đã được số hóa Các chương trình này được quản lí bởi thiết bị giải mã Nó cho phép theo dõi thời gian khai thác, khoảng dừng, quay lui giống như một máy nghe băng 3.2 Tại Châu Âu Truyền hình tương tác đã tạo ra một sức hút rất lớn tại Châu Âu, đặc biệt là tại Anh Tuy nhiên, truyền hình tương tác tại Châu Âu vẫn phát triển ... CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC Truyền hình tương tác định nghĩa thay máy thu hình truyền thống thiết bị cho phép người sử dụng nhận thông tin dịch vụ cách sử dụng điều khiển từ xa bàn phím Truyền. .. triển truyền hình tương tác công ty lớn, công ty có đầy đủ phương tiện, sở hạ tầng Hầu hết công ty triển khai dự án truyền hình tương tác 14 TruyÒn H×nh T¬ng T¸c Chương 4.KHÁCH HÀNG CỦA TRUYỀN HÌNH... giác truyền hình, cách mạng công nghệ sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến Truyền hình tương tác phát triển năm gần Sự rối loạn lĩnh vực truyền thông tạo đà phát triển cho cạnh tranh gay gắt công

Ngày đăng: 06/10/2015, 00:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w