Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
I. Khái niệm: Monitor là cái “tivi” để phía trước cái đầu CPU mà dân nông thôn hay gọi như vậy. II. Phân loại: - Theo cấu tạo: Loại phổ biến dùng đèn CRT (như tivi) hoặc loại tinh thể lõng (LCD) là loại cao cấp hơn dành cho người nhiều tiền hơn. - Theo đời máy: củ hơn - đời củ, mới hơn - đời mới, hàng tàu (Sec - lọai xài rồi nhập về bán giá rẻ cho người ít tiền) hàng thùng (nhập khẩu mới - hoặc sản xuất láp ráp trog nước). III. Các lỗi thường gặp của monitor: Tùy lọai mà nó sẽ có những pan cơ bản riêng. Ở đây tôi sẽ phân tích pan của CRT trước vì nó thông dụng hơn. 1. Lỗi màu không đúng, vào xem phim thì rổ rổ như là không đúng, không đủ màu. Đối với người có kinh nghiệm sử dụng máy tính thì dễ thấy đây là pan chưa nhận đúng driver Card màn hình. <– Tôi chỉ nêu cho đủ vì các bạn mới có thể sẽ không biết. 2. Mất hẳng một màu, hoặc chỉ còn một màu: - Do lõng cáp, cắm chắc lại là OK. - Nhưng sau nhiều lần cắm vẫn bị, Có thể dây nối tính hiệu bị đứt ruột bên trong. - Nếu thay dây khác mà vẫn bị. Bo màu bên trong bị hở mối hàn. - Nếu chấm mạch các mối hàng vẫn còn bị. Các transitor công suất màu, IC giải mã màu … nói chung là bo giải mã màu hay bo màu có vấn đề. - Nếu đã kiểm tra Bo màu “tương đối” OK mà vẫn còn bị thì bạn nên nghĩ đến việc bóng đèn hình CRT bị chết tia. <— Cái này là nặng nhất của pan này. Vì thay đèn hình như là mua một cái CRT khác vã lại bây giờ ít ai chịu thay vì nếu thay thì chất lượng có thể sẽ kém hơn mua một monitor hàng Sec cùng lọai với giá mua hơn giá thay bóng chút xíu thôi. 3. Hình bị giật giật, chóp chóp lúc có, lúc không, lúc mất màu lúc bình thường: - Bị lõng dây <- xữ lý như trên. - Nếu đã kiểm tra dây xong, vẫn bị: dùng tay gõ nhẹ (đập nhẹ thì đúng hơn) máy sẽ chóp, giựt nhiều hơn. Máy bị hở mạch toàn bộ. Tháo máy chấm mối hàn lại tính tiếp. 4. Máy nhòe chữ không đọc nỗi bật lên để chừng 15 phút mới rỏ lại bình thường: Máy bị ẩm kilo - do để máy trong môi trường ẩm ước, máy lạnh mà ít dùng. Thay kilo 5. Máy mới bật thì rỏ nhưng vài ba phút sau thì nhòe đến không đọc nỗi: Bị “tuột bô”, độ “bô” lại hoặc thay cả biến thế “Fly Back”. 6. Có chổ thì rỏ, có chổ thì chữ bị nhòe: Hư “dốc” hoặc đã thay bóng, thay “dốc”. Nếu mua máy củ mà gặp cái này thì Bye đừng đụng vào. Rất khó tìm được một cái “dốc” cho tương xứng với đèn hình CRT của mình. 7. Hơi tối, mờ nhưng chỉnh sáng lên thì màn hình cứ hoắc lên không rỏ lắm và nhìn nhức mắt: Bóng yếu, tốt nhất là chạy thật xa khi gặp lọai này. Tôi chủ yếu xoay quanh những ban mà = mắt thường có thể nhận ra. Còn những pan mà chỉ có thợ mợi nhận ra như rít, dợn sóng, sai focus… hặc mù đui câm điếc thì khó miêu tả và nên dành riêng cho thợ vậy. Dĩ nhiên ở trên tôi có dùng vài từ “thợ” thì có lẽ bạn đã từng nghe còn không thì những pan đó cũng đã dành cho thợ rồi. Mình chỉ nhìn hiện tượng để biết đường mà xử lý thôi. Nhiệm vụ của màn hình là tái tạo lại hình ảnh. Để tái tạo lại hình ảnh, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là hiển thị hình ảnh dựa vào bản đồ ma trận điểm ảnh. Theo phương pháp này, một khung hình sẽ được chia ra làm vô số các điểm ảnh nhỏ. Các điểm ảnh có dạng hình vuông, có kích thước rất nhỏ. Kích thước “thực” của một điểm ảnh là: 0.01x0.01 (cm). Tuy nhiên kích thước thực này phần lớn chỉ có ý nghĩa lý thuyết, vì hầu như chúng ta ít khi quan sát được các điểm ảnh tại kích thước thực của chúng, một phần do chúng quá bé, một phần do kích thước quan sát của điểm ảnh phụ thuộc vào độ phân giải: với cùng một diện tích hiển thị, độ phân giải (số lượng điểm ảnh) càng lớn thì kích thước quan sát được của chúng càng bé. Kích thước của một khung hình được cho bởi số lượng điểm ảnh theo chiều ngang và số lượng điểm ảnh theo chiều dọc. Ví dụ kích thước khung hình 1600x1200 (pixel) có nghĩa khung hình đó sẽ được hiển bị bởi 1600 điểm ảnh theo chiều ngang và 1200 điểm ảnh theo chiều dọc. Nhiều người lầm tưởng giá trị 1600x1200 trên chính là độ phân giải của hình ảnh. Thực chất, giá trị về số lượng pixel chỉ mang ý nghĩa kích thước (image dimension), còn độ phân giải (resolution) được cho bởi số lượng điểm ảnh hiển thị trên diện tích một inch vuông. Độ phân giải càng cao, hình ảnh được hiển thị sẽ càng nét. Độ phân giải đạt đến giá trị độ phân giải thực khi mà một pixel được hiển thị với đúng kích thước thực của nó (kích thước thực của pixel đựơc lấy sao cho ở một khoảng cách nhất định, pixel đó đựơc nhìn dưới một góc xấp xỉ bằng năng suất phân li của mắt người). Nếu độ phân giải bé hơn giá trị độ phân giải thực, mắt người sẽ có cảm giác hình ảnh bị sạn, không nét. Nếu độ phân giải cao hơn độ phân giải thực, trên lý thuyết, độ nét và độ chi tiết của hình ảnh sẽ tăng lên, tuy nhiên thực sự mắt người không cảm nhận được hoàn toàn sự khác biệt này. Mắt người cảm nhận hình ảnh dựa vào hai yếu tố, màu sắc và độ sáng (chói) của hình ảnh. Màn hình muốn hiển thị được hình ảnh thì cũng phải tái tạo lại được hai yếu tố thị giác này của hình ảnh. Về màu sắc, mắt người có khả năng cảm nhận hơn 4 tỉ sắc độ màu khác nhau, trong đó có một phổ màu khoảng hơn 30 triệu màu được cảm nhận rõ rệt nhất. Muốn tái tạo lại hình ảnh chân thực, màn hình hiển thị cần phải có khả năng hiển thị ít nhất là khoảng 16 triệu màu. Bình thường, khi muốn tạo ra một màu sắc, người ta sử dụng kĩ thuật lọc màu từ ánh sáng trắng, mỗi bộ lọc màu sẽ cho ra một màu. Tuy nhiên, với kích thước vô cùng bé của điểm ảnh, việc đặt 16 triệu bộ lọc màu trước một điểm ảnh là gần như vô vọng. Chính vì thế, để hiển thị màu sắc một cách đơn giản nhưng vẫn cung cấp khá đầy đủ dải màu, người ta sử dụng phương pháp phối hợp màu từ các màu cơ bản. Hệ các màu cơ bản phải thoả mãn điều kiện tái tạo được một phổ màu rộng từ các màu thành phần, và các màu thành phần, khi được tổng hợp với cùng tỉ lệ phải tạo ra một trong hai màu sơ cấp là màu đen (loại trừ của tất cả màu sắc) hoặc màu trắng (tổng hoà của tất cả màu sắc). Về các màu cơ bản, trong các tài liệu mỹ thuật cổ điển thường đề cập đến ba màu cơ bản vàng, đỏ, xanh lam. Màu đỏ hợp với màu vàng sẽ tạo ra màu da cam, màu xanh với đỏ tạo ra màu tím, màu vàng với xanh tạo ra xanh lá. Tiếp tục từ các màu trên, phối hợp với nhau sẽ ra được tất cả các màu khác. Tuy nhiên, hệ 3 màu cơ bản của mỹ thuật cổ điển ngày nay đã tỏ ra có nhiều nhược điểm trong các ứng dụng kĩ thuật. Thứ nhất, với mỗi lần phối hợp màu, màu thu được thường bị xỉn đi, gây khó khăn trong việc tái tạo lại những màu sắc “tươi” như xanh lá mạ, vàng chanh , và nhược điểm quan trọng nhất, khi chồng ba màu cơ bản vàng, đỏ, xanh lam với cường độ giống nhau lên nhau thì không thu được màu đen hoàn toàn. Yếu điểm này đã khiến cho hệ màu đỏ, vàng, xanh lam bây giờ chỉ còn tồn tại trong sách vở, và hầu như không có một ứng dụng kĩ thuật thực tế nào. Thay vào đó, ngày nay có hai hệ màu được sử dụng rất phổ biến là hệ màu RGB và hệ màu CMYK. Cơ sở để xây dựng nên hai hệ màu cơ bản này dựa trên nguyên lý phối màu phát xạ và phối màu hấp thụ của ánh sáng. Về hai nguyên lý phối màu trên, cần nói qua về cơ chế mắt cảm nhận màu. Màu sắc mà mắt cảm nhận đựơc phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu tới mắt. Bước sóng của ánh sáng chiếu tới mắt lại phụ thuộc vào bản chất nguồn sáng. Có hai loại nguồn sáng, đó là nguồn sáng sơ cấp và nguồn sáng thứ cấp. Nguồn sáng sơ cấp là các nguồn sáng có khả năng tự phát ra sóng ánh sáng, còn nguồn sáng thứ cấp là nguồn sáng phát ra ánh sáng bằng cách phản xạ lại ánh sáng từ nguồn sáng sơ cấp. Khi quan sát một nguồn sáng sơ cấp, màu sắc mà mắt người quan sát được chính là màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra, còn khi quan sát nguồn sáng thứ cấp, màu sắc quan sát được là màu mà nguồn sáng thứ cấp không có khả năng hấp thụ từ nguồn sáng sơ cấp. Ví dụ: khi quan sát ánh sáng đỏ phát ra từ đèn led, chúng ta có cảm nhận màu đỏ thì ánh sáng từ đèn led phát ra có bước sóng nằm trong vùng ánh sáng đó. Còn khi quan sát một tấm bảng màu đỏ, ta có cảm nhận màu đỏ bởi tấm bảng đã hấp thụ hầu hết các bước sóng khác (xanh, tím, vàng ) từ nguồn sáng sơ cấp, chỉ có màu đỏ là không hấp thụ được và truyền đến mắt chúng ta. Màu sắc của nguồn sáng sơ cấp luôn không đổi, còn màu sắc của nguồn sáng thứ cấp lại thay đổi phụ thuộc vào màu sắc của nguồn sáng sơ cấp. Chiếu sáng nguồn sáng thứ cấp bằng các nguồn sáng sơ cấp có màu khác nhau sẽ thu được ánh sáng thứ cấp khác nhau. Phối màu phát xạ là hình thức phối màu sử dụng cho các nguồn sáng sơ cấp, còn phối màu hấp thụ là hình thức phối màu sử dụng cho các nguồn sáng thứ cấp. Chúng khác nhau cơ bản: cơ chế của phối màu phát xạ là cộng màu, còn cơ chế của phối màu hấp thụ là trừ màu. Có thể kiểm chứng điều này một cách đơn giản: theo định nghĩa, ánh sáng trắng là tổng hoà của vô số ánh sáng đơn sắc có màu sắc khác nhau, có bước sóng từ 0.4 đến 0.7um. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể thu được ánh sáng trắng nếu chiếu các chùm sáng chồng lên nhau (các chùm sáng được phát ra từ các nguồn sáng sơ cấp), còn nếu chồng các màu sắc lên nhau bằng cách tô chúng lên một tờ giấy, tất nhiên sẽ chẳng bao giờ nhận được màu trắng, mà ngược lại, còn ra màu đen. Lý do là quá trình tô màu sắc lên tờ giấy không phải quá trình “tổng hợp” các màu, mà ngược lại, là quá trình “loại trừ” các màu. Khi oại trừ hết tất cả các màu thì rõ ràng chỉ còn màu đen. Minh hoạ nguyên tắc phối màu phát xạ Phối màu phát xạ được sử dụng trong các thiết bị phát ra ánh sáng như các loại đèn, các loại màn hình. Các ánh sáng có màu khác nhau, khi chiếu chồng lên nhau sẽ tạo ra ánh sáng có màu sắc khác. Ba màu cơ bản của cơ chế phối màu phát xạ trong các màn hình là màu đỏ, xanh lam và xanh lá (RGB). Theo hình trên, sự kết hợp màu sắc có vẻ hơi lạ: màu đỏ cộng màu xanh lá lại ra màu vàng ? Cần chú ý, nguyên lý phối màu phát xạ chỉ đúng khi được quan sát trực tiếp từ các nguồn sáng sơ cấp như màn hình, đèn, còn khi quan sát quá trình phối màu trên giấy hoặc trên màn chiếu, thực chất chúng ta đang quan sát một nguồn sáng thứ cấp nên hiển nhiên nguyên lý phối màu phát xạ trông khá vô lý. Tổng hoà của ba màu cơ bản trong phối màu phát xạ là màu trắng. Minh hoạ nguyên tắc phối màu hấp thụ Phối màu hấp thụ được sử dụng trong các ứng dụng mà con người phải quan sát các nguồn sáng thứ cấp, như in báo, vẽ tranh Nguyên lý của phối màu hấp thụ là trừ màu. Lớp vật liệu đỏ sẽ hấp thụ tất cả các màu sắc, ngoại trừ màu đỏ, nên chúng ta nhìn được màu đỏ. Phối màu hấp thụ dựa trên 4 màu cơ bản: CMYK: vàng, xanh lơ, hồng, đen. Về lý thuyết, chỉ cần ba màu vàng, xanh lơ, hồng là có thể tạo ra dải màu khá trung thực. Sau này, trong kĩ thuật in ấn, màu đen được thêm vào để có thể điều chỉnh một cách chi tiết hơn độ sáng tối của màu. Có thể thấy ứng dụng của hệ màu CMYK trong các máy in màu: chúng chỉ có 4 hộp mực, tương ứng với 4 màu này để có thể in ra tất cả các màu sắc của bức tranh. Như vậy, cơ chế phối màu trong các màn hình là cơ chế phối màu phát xạ, dựa trên ba màu cơ bản là màu đỏ, xanh lam, xanh lá. Dựa trên ba màu này, màn hình có thể tái tạo lại gần như toàn bộ dải màu sắc mà mắt người cảm nhận được. Đó là về màu sắc, còn yếu tố thứ hai của hình ảnh là độ sáng, sẽ đựơc điều chỉnh bởi một đèn nền. Màn hình Plasma Plasma là một trong các pha (trạng thái) của vật chất. Ở trạng thái plasma, vật chất bị ion hoá rất mạnh, phần lớn các phân tử hoặc nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. Ứng dụng đặc tính này của plasma, người ta đã chế tạo ra màn hình plasma. Ở trạng thái bình thường, các ion dương và electron chuyển động hỗn loạn. Vận tốc tương đối của chúng so với nhau không lớn. Khi đặt khí plasma vào giữa hai điện cực, điện trường tác dụng lên các hạt mang điện sẽ làm cho chúng chuyển động có hướng: các electron bị hút về phía cực dương, các ion dương bị hút về phía cực âm. Trong quá trình chuyển động ngựoc chiều nhau như vậy, các hạt mang điện va chạm vào nhau với vận tốc tương đối rất lớn. Va chạm sẽ truyền năng lượng cho các electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử khí, làm cho các electron này nhẩy lên mức năng lượng cao hơn, sau một khoảng thời gian rất ngắn, các electron sẽ tự động chuyển xuống mức năng lượng thấp hơn và sinh ra một photon ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ. Trong màn hình plasma, người ta sử dụng khí xenon hoặc khí neon. Các chất khí này khi bị kích thích sẽ phát ra tia cực tím, không nhìn được trực tiếp bằng mắt thường, nhưng có thể gián tiếp tạo ra ánh sáng khả kiến. Cũng giống như màn hình LCD, màn hình Plasma cũng có cấu tạo từ các điểm ảnh, trong mỗi điểm ảnh cũng có ba điểm ảnh con thể hiện ba màu đỏ, xanh lá, xanh lam. Mỗi điểm ảnh là một buồng kín, trong đó có chứa chất khí xenon hoặc neon. Tại mặt trước của buồng có phủ lớp phôt pho. Tại hai đầu buồng khí cũng có hai điện cực. Khi có điện áp được đặt vào hai điện cực, chất khí bên trong buồng kín sẽ bị ion hoá, các nguyên tử bị kích thích và phát ra tia cực tím. Tia cực tím này đập vào lớp phôt pho phủ trên mặt trước của buồng kín sẽ kích thích chất phôt pho, làm cho chúng phát sáng. Ánh sáng phát ra sẽ đi qua lớp kính lọc màu đặt trước mỗi buồng kín và cho ra một trong ba màu cơ bản: đỏ, xanh lá, xanh lam. Phối hợp của ba ánh sáng này từ ba điểm ảnh con trong mỗi điểm anh sẽ cho ra màu sắc của điểm ảnh. Nhược điểm chủ yếu của màn hình Plasma so với màn hình LCD là chúng không hiển thị được một độ phân giải cao như màn hình LCD có cùng kích thước. Điều này do trong màn hình LCD, mỗi điểm ảnh con chỉ cần một lớp tinh thể lỏng khá bé cũng có thể thay đổi phương phân cực của ánh sáng một cách dễ dàng, từ đó tạo điều kiện để chế tạo các điểm ảnh với kích thước bé, tạo nên một số lượng lớn điểm ảnh trên một đơn vị diện tích (độ phân giải cao). Còn với màn hình Plasma, mỗi điểm ảnh con thực chất là một buồng kín chứa khí. Thể tích của lượng khí chứa trong một buồng kín này phải đạt một giá trị nhất định để có thể phát ra bức xạ tử ngoại đủ mạnh khi bị kích thích lên trạng thái plasma. Chính vì thế, kích thước một điểm ảnh của màn hình Plasma khá lớn so với một điểm ảnh của màn hình LCD, dẫn đến việc với cùng một diện tích hiển thị, số lượng điểm ảnh của màn hình Plasma ít hơn LCD, đồng nghĩa với độ phân giải thấp hơn. Màn hình plasma hoạt động như thế nào? Đến nay, chiếc TV đầu tiên đã ra đời được gần 80 năm nhưng hầu hết TV đều được chế tạo từ cùng một công nghệ sử dụng đèn hình hay còn gọi là ống tia ca-tốt (CRT). Đèn hình là một ống thuỷ tinh lớn hình cái phễu được rút hết không khí, bên trong có một súng bắn ra tia điện tử và các bộ phận lái tia. Tia điện tử là dòng các hạt electron mang điện âm. Khi đi đến bề mặt đèn hình, các điện tử đập vào lớp phốt-pho làm cho chúng phát sáng. Hình ảnh được tạo nên bằng cách chiếu sáng lần lượt các vùng khác nhau có phủ các lớp phốt-pho tạo màu khác nhau của đèn hình. Đèn hình tạo ra hình ảnh sắc nét và màu sắc rực rỡ nhưng chúng cũng có những điểm yếu của chúng. Đèn hình thường to và nặng. Muốn tăng kích thước màn ảnh, phải tăng độ dài của ống hình để tia điện tử có thể quét hết bề mặt đèn hình. Kết quả là TV ống hình loại lớn cực kỳ nặng và cồng kềnh, có khi chiếm hết cả một căn phòng. Ngày nay, một công nghệ mới ra đời đã giải quyết trọn vẹn vấn đề trên, đó là màn hình plasma. Màn hình plasma thường có kích thước lớn, nhưng chỉ dày khoảng 15 cm và khá nhẹ. Bạn dễ dàng treo nó lên tường như một bức tranh. Plasma là gì? Vật liệu quan trọng nhất của công nghệ plasma chính là chất plasma. Plasma là những chất khí có chứa các ion (các nguyên tử mang điện tích) và các điện tử chuyển động tự do. Trong điều kiện thường, các chất khí đều được tạo thành từ các phân tử trung hoà về điện (không mang điện). Khi đó trong mỗi nguyên tử, số hạt proton mang điện dương có trong hạt nhân nguyên tử đúng bằng số điện tử mang điện âm ở lớp vỏ, quay xung quanh hạt nhân. Do vậy tổng điện tích âm và dương của nguyên tử trung hoà với nhau, tức là luôn bằng không. Nếu cho một dòng điện (dòng các điện tử tự do) chạy qua chất khí thì tình trạng cân bằng sẽ biến mất. Các điện tử tự do va chạm với nguyên tử khí làm cho các điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử đó bắn ra. Khi bị mất một hoặc vài điện tử, nguyên tử trở thành phần tử mang điện dương (gọi là ion dương) vì số hạt proton lớn hơn số điện tử còn lại trong nguyên tử. Khi đó chất khí trở thành plasma. Trong khí plasma, các điện tử mang điện âm sẽ bị hút về phía cực dương và các ion dương sẽ chạy về phía cực âm. Khi chuyển động hỗ loạn như vậy, các hạt này luôn va chạm vào nhau và vào các nguyên tử khí khác. Va chạm truyền năng lượng cho các điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí làm cho điện tử này nhảy lên mức năng lượng cao hơn. Nguyên tử có các điện tử như vậy gọi là các nguyên tử được kích thích. Chúng không ở trong trạng thái kích thích lâu mà nhanh chóng trở về trạng thái tự nhiên, giải phóng ra năng lượng dưới dạng một hạt ánh sáng gọi là hạt photon. Chất khí sử dụng trong màn hình plasma là khí xenon hoặc khí neon khi được kích thích phát ra các tia cực tím. Mắt người không thể nhìn thấy các tia này. Nhưng người ta có thể dùng các tia này để tạo ra ánh sáng nhìn thấy. Cấu tạo bên trong màn hình plasma Hình 1 Hình 2 Khí xenon hoặc neon trong màn hình plasma được chứa trong hàng trăm ngàn những “căn phòng” nhỏ gọi là các tế bào, nằm giữa hai tấm kính. Các điện cực dài nằm giữa hai tấm kính và kẹp giữa các tế bào. Các điện cực nằm sát tấm kính phía sau được gọi là các điện cực địa chỉ (address electrode). Chúng nằm song song với nhau theo chiều ngang. Các điện cực nằm sát tấm kính phía trước được gọi là các điện cực hiển thị (display electrode). Chúng trong suốt và nằm theo chiều thẳng đứng. Bao quang các điện cực hiển thị là một lớp vật liệu điện môi để cách điện. Nằm giữa các tế bào và điện cực hiển thị còn có một lớp bảo vệ bằng MgO. Các điện cực hiển thị và các điện cực địa chỉ phối hợp với nhau tạo thành một lưới, ở mỗi mắt lưới là một tế bào. Để ion hoá chất khí của một tế bào nào đó, bộ xử lý của màn hình sẽ nạp điện cho hai thanh điện cực tương ứng giao nhau tại tế bào đó. Thời gian nạp/phóng điện rất nhanh, hàng ngàn chu kỳ trong khoảng vài phần trăm giây. Dòng điện chạy qua tế bào nào sẽ làm cho tế bào đó phát sáng. Các tế bào được cho phát sáng liên tiếp nhau với tốc độ rất nhanh, tạo cho ta cảm giác toàn bộ màn hình phát sáng liên tục. Khi hai điện cực nào đó được cấp điện, một dòng điện sẽ chạy qua chất khí trong tế bào ở chỗ hai điện cực giao nhau làm chất khí phát ra các tia cực tím (tia UV). Tia cực tím này sẽ kích thích chất phốt-pho phủ ở thành của các tế bào phát sáng. Mỗi “điểm ảnh” trên màn hình plasma bao gồm ba tế bào độc lập có ba màu khác nhau là đỏ, xanh lục và xanh thẫm (RGB). Ba tế bào này phát sáng cùng nhau. Màu sắc của điểm ảnh là tổng hợp của cả ba màu. Bằng cách thay đổi cường độ dòng điện chạy qua mỗi tế bào, người ta thay đổi được cường độ ánh sáng của màu đó. Do vậy sự tổng hợp của ba màu cơ bản với cường độ khác nhau sẽ tạo ra bất kỳ màu nào mong muốn. Ưu điểm chính của công nghệ plasma là ở chỗ có thể chế tạo những màn hình cực lớn với chất liệu cực mỏng. Phần lớn màn hình plasma đều được chế tạo theo tiêu chuẩn kích thước 16:9 là kích thước ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống hometheatre và HDTV. Mặt khác do mỗi điểm ảnh được ‘thắp sáng’ riêng biệt nên hình ảnh rất sáng, tuyệt đối phẳng và có thể quan sát được dưới mọi góc độ. Tuy chất lượng hình ảnh còn chưa được như TV đèn hình nhưng màn hình plasma cũng đáp ứng tốt yêu cầu của hầu hết mọi người. Nhược điểm lớn nhất của màn hình plasma là giá còn quá cao. Với giá từ 4.000$ đến 30.000$, nó hiện nằm ngoài khả năng của nhiều người. Tuy vậy, công nghệ đang phát triển từng ngày, chúng ta tin rằng chẳng bao lâu nữa màn hình plasma sẽ hạ giá xuống mức bằng với TV thông thường hiện nay. Ghi chú: Phần lớn màn hình plasma không phải là TV mà chỉ là thiết bị hiển thị do không có phần thu và giải điều chế; giải mã tín hiệu truyền hình. Để biến nó thành TV, bạn cần lắp thêm một anten và một bộ giải mã, ví dụ VCR. Màn hình OLED Màn hình hiện đại đầu tiên tiếp bước CRT là tinh thể lỏng LCD, tới plasma, màn phóng SED Và công nghệ màn hình thực sự của tương lai sẽ là OLED? OLED được phát minh năm 1987 bởi hãng Kodak, được tạo nên bởi các màng phim hữu cơ mỏng kẹp giữa 2 điện cực. Theo thông tin trên trang chủ của hãng: “Năm 1987, các thành tố cấu tạo màn hình OLED lần đầu tiên được công bố, và trở thành nền tảng của màn hình đựơc sản xuất ngày nay. Kể từ đó đến nay, Kodak liên tục cải thiện độ tinh khiết và tương phản của sản phẩm. Sử dụng các chất hữu cơ phát ánh sáng đỏ, xanh lá cây, xanh lục hoặc sáng trắng., công nghệ diot phát sáng hữu cơ (OLED) tạo nên hình ảnh và phim sáng rực rỡ, và dễ nhìn hơn hẳn màn hình thông thường. Các diod tự phát sáng, nên màn hình OLED không cần đến đèn nền như màn LCD. Tivi OLED thậm chí mỏng hơn nhiều so với tivi LCD và plasma. Chúng cũng có tốc độ đáp ứng hình ảnh nhanh hơn nhiều lần hai loại trên - do đó thích hợp hơn nhiều cho các tác vụ hiển thị hình ảnh liên tục như video. Vì không cần đèn nền, màn hình OLED tiêu thụ rất ít điện năng và “rũ bỏ” được các thành phần điện tử không cần thiết. Vật liệu cấu tạo nên màn OLED khá linh hoạt, dễ uốn cong, sáng, nhẹ hơn. Và cuối cùng, màn hình OLED hoạt động được các môi trường khắc nghiệt khá tốt do có khả năng chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ cao. Với những ưu điểm vượt trội so với LCD và Plasma như trên, dễ hiểu rằng mặc dù rất đắt và màn LCD hiện tại vẫn chưa thực sự thắng thế so với CRT, các sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ OLED đang dần có mặt trên thị trường. Sony sẽ là hãng đầu tiên công bố tivi OLED XEL-1 với kích thước 11 inch, dày 5mm và độ phân giản 1024x600 vào ngày 1/12. Chiếc TV này sử dụng hệ màu RGB 8 bit và có độ tương phản ấn tượng: 1/1 triệu! Vài ngày trước, Samsumg cũng tuyên bố hãng sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt TV OLED 14 inch vào năm 2010. Toshiba tung ra sản phẩm OLED 30 inch của riêng mình sớm hơn, vào năm 2009. Màn hình OLED hữu cơ sáng hơn nhiều so với màn LCD, nhưng lại có xu hướng trong suốt. Các nhà khoa học tại đại học Fraunhofer vừa chế tạo thành công các màn hình OLED trong suốt đầu tiên. Sản phẩm này mở ra cả một chân trời ứng dụng hoàn toàn mới: màn hình có thể dùng thay kính cửa, làm kính xe ô tô, màn hình điện thoại, PDA và bàn phím máy tính, màn hình PC, .vv Tương lai dành cho màn hình OLED đang rộng mở. Ngày mà OLED thay thế LCD không còn xa, bất chấp việc màn hình tinh thể LCD còn chưa hoàn toàn chiến thắng công nghệ “ống phóng” CRT đã có mặt từ ngày xuất hiện chiếc ti vi đầu tiên – năm 1926. [...]... cho đi ốt chiếu sáng phía sau màn hình, làm cho màn hình tối om, tuy nhiên tín hiệu từ CPU sang màn hình LCD vẫn bình thường, vì vậy vẫn có hình ảnh trên màn hình + Trường hợp 4: Màn hình bị mất tín hiệu từ CPU vì vậy không có hình ảnh trên màn hình, đồng thời mất điện áp Backlight cấp cho đèn chiếu sáng màn hình, vì vậy màn hình tối om 12 ● Hiện tượng màn hình chập chờn, nguyên nhân thường do đứt ngậm... Đứt cáp tín hiệu từ vỉ máy lên màn hình - Đứt cáp tín hiệu từ CPU tới màn hình LCD đồng thời hỏng mạch cấp nguồn Backlight chiếu sáng màn hình 9 ● Đây là hiện tượng màn hình bị va đập mạnh, vỡ các tinh thể trên màn hình (hình ở trên), trường hợp này bạn cần phải thay màn hình mới ● Hiện tượng màn hình bị ố, 10 Thông thường do máy bị nước vào, nước ngấm vào phía sau màn hình ● Trường hợp này bạn có thể... ● Màn hình điện thoại có độ phân giải là 96 x 128 nghĩa là sẽ có 96 x 128 = 12338 điểm ảnh hoặc có 12338x3 = 37014 điểm mầu Bài-2: Các bệnh về màn hình LCD Nội dung: - Những hư hỏng liên quan đến màn hình LCD - Nguyên lý mạch điều khiển màn hình LCD - Nguyên lý mạch Backlight chiếu sáng màn hình, bàn phím - Thay cáp màn hình Samsung E700 1 Những hư hỏng liên quan đến màn hình LCD ? ● Một màn hình. ..Chương 7: Màn Hình LCD Bài-1: Nguyên lý của màn hình LCD Nội dung: Nguyên lý của màn hình LCD, Các hệ thống hiển thị, Cấu trúc LCD và nguyên tắc hoạt động 1 Nguyên lý của màn hình LCD LCD (Liquid Crystal Display) Màn tinh thể lỏng ● Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý của màn hình tinh thể lỏng, tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình LCD nói chung và màn hình LCD cho... hợp 1: Màn hình bị mất tín hiệu từ CPU sang màn LCD, có thể do đứt cáp tín hiệu hoặc rắc kết nối không tiếp xúc, màn hình vẫn sáng vì có đèn Backlight chiếu sáng từ phía sau: + Trường hợp 2: Màn hình có hình ảnh bình thường, có tín hiệu từ CPU đưa sang màn hình, có đèn Backlight chiếu từ phía sau để màn hình phát sáng + Trường hợp 3: Mất điện áp Backlight cấp cho đi ốt chiếu sáng phía sau màn hình, ... cho hình ảnh sáng rõ, mầu sắc rực rỡ ● Độ sáng của màn hình LCD là do mạch chiếu sáng từ phía sau màn hình, còn gọi là mạch Backlight, mạch này đồng thời chiếu sáng cả bàn phím thông qua các đèn LED ● Hình ảnh trên màn hình là do Vi xử lý điều khiển, CPU điều khiển điện áp trên các điểm ảnh khiến cho các phần tử tinh thể lỏng xoay một góc nhất định tạo ra hình ảnh trên màn hình 7 ● Hiện tượng màn hình. .. cách: => Tháo màn hình ra => Tháo tấm phản quang phía sau màn hình, lau sạch nước và hơi ẩm Lớp bạc sau màn hình Tháo lớp bạc sau màn hình, bạn sẽ nhìn thấy một tấm nhựa trong suốt ở ngay sau lớp bạc 11 Bạn tháo lớp nhựa trong suốt và lau sạch nước ở các lớp phản quang phía dưới lớp nhựa, sau đó lắp lại như cũ 2 Nguyên lý mạch điều khiển màn hình LCD ● Hình ảnh trên mô tả hoạt động của màn hình: + Trường... sang trắng không có hình điều này chứng tỏ là đèn Backlight chiếu sáng phía sau màn hình vẫn tốt nhưng mất tín hiệu điều khiển từ CPU sang màn hình ● Với hiện tượng này bạn cần kiểm tra kỹ dây cáp tín hiệu từ CPU đi tới màn hình, chỉ cần một đường dây bị đứt là dẫn đến hiện tượng trên 8 ● Hiện tượng màn ảnh có hình nhưng tối om ● => Có hình là chứng tỏ mạch điều khiển từ CPU sang màn hình LCD vẫn tốt... nguyên nhân thường do đứt ngậm cáp tín hiệu, hiện tựơng này thường gặp ở các máy màn hình gấp hoặc màn hình trượt 3 Nguyên lý mạch Backlight chiếu sáng màn hình, bàn Phím Mạch Backlight điều khiển cấp nguồn cho Led chiếu sáng màn hình a) Mạch Backlight trong các máy đời thấp 13 Mạch Backlight điều khiển các đèn chiếu sáng màn hình, bàn phím trong các máy đời thấp b) Mạch Backlight trong các máy đời cao... điều khiển từ CPU sang màn hình LCD vẫn tốt ● => Tối om là chứng tỏ màn hình mất ánh sang Backlight do các đi ốt phát quang chiếu từ phía sau màn hình ● => Với hiện tượng này thông thường đi với hiện tượng mất ánh sáng bàn phím, bạn cần kiểm tra mạch Backlight cấp nguồn cho Led chiếu sáng bàn phím và màn hình ● Hiện tượng mất hình và màn hình tối đen ● Nếu máy không lên nguồn, không hoạt động thì đây là . màn hình LCD. - Nguyên lý mạch điều khiển màn hình LCD. - Nguyên lý mạch Backlight chiếu sáng màn hình, bàn phím. - Thay cáp màn hình Samsung E700 . 1. Những hư hỏng liên quan đến màn hình. ứng dụng hoàn toàn mới: màn hình có thể dùng thay kính cửa, làm kính xe ô tô, màn hình điện thoại, PDA và bàn phím máy tính, màn hình PC, .vv Tương lai dành cho màn hình OLED đang rộng mở hiểu về nguyên lý của màn hình tinh thể lỏng, tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình LCD nói chung và màn hình LCD cho điện thoại nói riêng, thực chất màn hình LCD của Điện thoại