Nàng Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, thông minh từ nhỏ,thông thạo thơ ca,giỏi đàn hát, múa ca nhưng số phận của nàng lại phải chịu nhiều bất công,ngang trái. Phùng Sinh người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, sống vào cuối đời Minh, giàu có, ăn chơi, một lần tới Dương Châu (Giang Tô) mua được Tiểu Thanh, tên chữ là Nguyên Nguyên, cũng họ Phùng về làm thiếp. Nàng xinh đẹp, thông minh từ nhỏ, lại thông thạo thơ ca, từ khúc, giỏi đàn hát, múa ca. Khi được bán cho Phùng Sinh, mới mười sáu tuổi. Nhìn tướng mạo họ Phùng, Tiểu Thanh đã thảnh thốt cảm nhận được cuộc sống bất hạnh của mình sau này. Than: “Đời ta thế là hết rồi!”. Vợ cả Phùng Sinh vốn ngỗ ngược, nổi tiếng ghen tuông, đốì xử với Tiểu Thanh không ra gì. Cuối cùng bắt nàng ra ở riêng dưới chân núi Cô Sơn ven Tây Hồ, nằm bên Tô đê, con đê do Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, khi làm quan ở đây cho đắp. Lại không cho Phùng Sinh đến thăm. Cảnh u buồn, lòng người còn u buồn hơn. Chăn đơn gối chiếc, bốn bề tịch liêu. Chỉ có rừng mai núi trúc xào xạc, tiếng chuông chùa vàng vẳng, sương khói giăng mờ. Tiểu Thanh suốt ngày đêm một mình một bóng với mấy đứa cháu nhỏ, một bà ở già. Nỗi hờn oán, buồn bã chỉ biết gửi vào nước mắt và thơ phú. Lâu dần thành bệnh. Một lần, trong cơn bệnh nặng, nàng cho tìm thợ truyền thần đến vẽ chân dung bức thứ nhất, bảo: - Mới được cái hình, chưa được cái thần. Bức thứ hai, bảo: “Có thần rồi đấy, nhưng phong thái chưa sinh động...”. Đến bức thứ ba mới ưng ý. Tiểu Thanh đem bức vẽ đặt lên bàn, bày hoa quả thắp hương tự cúng mình. Sai hầu gái lấy giấy bút viết thư tuyệt mệnh. Cuối thư là bốn câu thơ: “Ruột tằm dứt,lệ ròng ròng Lầu son gác tía những mong có ngày Chiều tà ửng mặt đào say Ấy hồn thiếu nữ ngất ngây yêu kiều” Rồi vứt bút, dựa án thư, nước mắt tuôn trào, nấc một tiếng lớn, mà chết. Sau khi Tiểu Thanh qua đời, vợ cả Phùng Sinh vẫn không thôi ghen tức. Tập thơ cùng ảnh của nàng đều bị đốt hết. May còn một chân dung, là bức họa thứ hai và mấy bài thơ làm nháp dùng gói đồ tặng cô con gái người ở già không bị thiêu hủy. Xin giới thiệu một hai bài: Xuân về máu lệ nhòa Giải áo bay vờn cổ Ba trăm gốc mai già Nên hóa đỗ quyên hoa Bài thơ ý tứ rằng, màu vàng buồn của hoa mai đã hóa thành màu đỏ máu thảm thương của hoa đỗ quyên. Bâng khuâng đứng trước Phật đài Xin đừng làm một kiếp người nổi trôi Chỉ làm giọt nước dương thôi Tưới sen tịnh để đời đời sắc xanh Bài thơ làm khi vào dâng hương chùa Thiên Trúc ở Tây Hồ, không được ngang tàng, phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ “Kiếp sau xin chớ làm người! Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Nỗi buồn đau đã hóa thành ước vọng từ bi, hiến dâng tốt đẹp. Mưa lạnh, lòng buồn không nghe mưa Khêu đèn ngồi đọc tích người xưa Đời còn lắm kẻ ngây cùng dại Đâu phải mình ta bạc mệnh thừa Bài thơ làm nhân đêm gió mưa hiu hắt, đọc Mẫu Đơn Đình một ví dụ kinh kịch nổi tiếng của Thang Hiến Tổ đời Nguyên, viết về nàng Lệ Nương chết đi mang theo một mối vọng tưởng, tình si. Cũng đã nhiều người làm thơ về Tiểu Thanh. Ví như Chử Hạc Sinh, đương thời, trước mộ Tiểu Thanh: Lặng đến mồ ai nắm cỏ xanh Bâng khuâng rơi lệ khối oan tình Mẫu Đơn Đình đó giờ ai đọc Song lạnh mưa thưa gió tạt mành Đêm, Hạc Sinh một mình đi dưới rừng mai vẫn chưa thôi nghĩ đến số mệnh Tiểu Thanh mà tưởng như có một bóng dáng yêu kiều lãng đãng gót sen phía trước, lại làm them hai bài tứ tuyệt. Xin ghi một bài làm bằng: Đêm sương trăng rọi vườn mai Tưởng như thấp thoáng bóng ai diễm kiều Oán sao trận gió ban chiều Lan gầy trúc gãy đến điều tang thương Trích: loigiaihay.com
Nàng Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, thông minh từ nhỏ,thông thạo thơ ca,giỏi đàn hát, múa ca nhưng số phận của nàng lại phải chịu nhiều bất công,ngang trái. Phùng Sinh người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, sống vào cuối đời Minh, giàu có, ăn chơi, một lần tới Dương Châu (Giang Tô) mua được Tiểu Thanh, tên chữ là Nguyên Nguyên, cũng họ Phùng về làm thiếp. Nàng xinh đẹp, thông minh từ nhỏ, lại thông thạo thơ ca, từ khúc, giỏi đàn hát, múa ca. Khi được bán cho Phùng Sinh, mới mười sáu tuổi. Nhìn tướng mạo họ Phùng, Tiểu Thanh đã thảnh thốt cảm nhận được cuộc sống bất hạnh của mình sau này. Than: “Đời ta thế là hết rồi!”. Vợ cả Phùng Sinh vốn ngỗ ngược, nổi tiếng ghen tuông, đốì xử với Tiểu Thanh không ra gì. Cuối cùng bắt nàng ra ở riêng dưới chân núi Cô Sơn ven Tây Hồ, nằm bên Tô đê, con đê do Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, khi làm quan ở đây cho đắp. Lại không cho Phùng Sinh đến thăm. Cảnh u buồn, lòng người còn u buồn hơn. Chăn đơn gối chiếc, bốn bề tịch liêu. Chỉ có rừng mai núi trúc xào xạc, tiếng chuông chùa vàng vẳng, sương khói giăng mờ. Tiểu Thanh suốt ngày đêm một mình một bóng với mấy đứa cháu nhỏ, một bà ở già. Nỗi hờn oán, buồn bã chỉ biết gửi vào nước mắt và thơ phú. Lâu dần thành bệnh. Một lần, trong cơn bệnh nặng, nàng cho tìm thợ truyền thần đến vẽ chân dung bức thứ nhất, bảo: - Mới được cái hình, chưa được cái thần. Bức thứ hai, bảo: “Có thần rồi đấy, nhưng phong thái chưa sinh động...”. Đến bức thứ ba mới ưng ý. Tiểu Thanh đem bức vẽ đặt lên bàn, bày hoa quả thắp hương tự cúng mình. Sai hầu gái lấy giấy bút viết thư tuyệt mệnh. Cuối thư là bốn câu thơ: “Ruột tằm dứt,lệ ròng ròng Lầu son gác tía những mong có ngày Chiều tà ửng mặt đào say Ấy hồn thiếu nữ ngất ngây yêu kiều” Rồi vứt bút, dựa án thư, nước mắt tuôn trào, nấc một tiếng lớn, mà chết. Sau khi Tiểu Thanh qua đời, vợ cả Phùng Sinh vẫn không thôi ghen tức. Tập thơ cùng ảnh của nàng đều bị đốt hết. May còn một chân dung, là bức họa thứ hai và mấy bài thơ làm nháp dùng gói đồ tặng cô con gái người ở già không bị thiêu hủy. Xin giới thiệu một hai bài: Xuân về máu lệ nhòa Giải áo bay vờn cổ Ba trăm gốc mai già Nên hóa đỗ quyên hoa Bài thơ ý tứ rằng, màu vàng buồn của hoa mai đã hóa thành màu đỏ máu thảm thương của hoa đỗ quyên. Bâng khuâng đứng trước Phật đài Xin đừng làm một kiếp người nổi trôi Chỉ làm giọt nước dương thôi Tưới sen tịnh để đời đời sắc xanh Bài thơ làm khi vào dâng hương chùa Thiên Trúc ở Tây Hồ, không được ngang tàng, phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ “Kiếp sau xin chớ làm người! Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Nỗi buồn đau đã hóa thành ước vọng từ bi, hiến dâng tốt đẹp. Mưa lạnh, lòng buồn không nghe mưa Khêu đèn ngồi đọc tích người xưa Đời còn lắm kẻ ngây cùng dại Đâu phải mình ta bạc mệnh thừa Bài thơ làm nhân đêm gió mưa hiu hắt, đọc Mẫu Đơn Đình một ví dụ kinh kịch nổi tiếng của Thang Hiến Tổ đời Nguyên, viết về nàng Lệ Nương chết đi mang theo một mối vọng tưởng, tình si. Cũng đã nhiều người làm thơ về Tiểu Thanh. Ví như Chử Hạc Sinh, đương thời, trước mộ Tiểu Thanh: Lặng đến mồ ai nắm cỏ xanh Bâng khuâng rơi lệ khối oan tình Mẫu Đơn Đình đó giờ ai đọc Song lạnh mưa thưa gió tạt mành Đêm, Hạc Sinh một mình đi dưới rừng mai vẫn chưa thôi nghĩ đến số mệnh Tiểu Thanh mà tưởng như có một bóng dáng yêu kiều lãng đãng gót sen phía trước, lại làm them hai bài tứ tuyệt. Xin ghi một bài làm bằng: Đêm sương trăng rọi vườn mai Tưởng như thấp thoáng bóng ai diễm kiều Oán sao trận gió ban chiều Lan gầy trúc gãy đến điều tang thương Trích: loigiaihay.com ... Lệ Nương chết mang theo mối vọng tưởng, tình si Cũng nhiều người làm thơ Tiểu Thanh Ví Chử Hạc Sinh, đương thời, trước mộ Tiểu Thanh: Lặng đến mồ nắm cỏ xanh Bâng khuâng rơi lệ khối oan tình Mẫu... tạt mành Đêm, Hạc Sinh rừng mai chưa nghĩ đến số mệnh Tiểu Thanh mà tưởng có bóng dáng yêu kiều lãng đãng gót sen phía trước, lại làm them hai tứ tuyệt Xin ghi làm bằng: Đêm sương trăng rọi vườn