Các vật dụng đi kèm với cân Một số vật dụng thông thường được sử dụng trong thao tác cân: - Quả cân chuẩn: dùng trong kiểm định cân.. Cân một chất riêng lẻ - Kiểm tra tình trạng cân: v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 1
BÀO CHẾ
Bộ môn bào chế - Năm 2014
Lưu hành nội bộ
Trang 2NỘI QUY PHÒNG THỰC TẬP BÀO CHẾ
1 Sinh viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chương trình của bộ môn Trước buổi thực tập, sinh viên phải đọc kĩ lý thuyết bài thực tập đó để nắm vững nội dung và cách tiến hành thực nghiệm (Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi cho từng bài học)
2 Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định, nếu đến trễ sẽ không được thực tập buổi đó Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép giảng viên
7h30-10h30 12h50-15h50
3 Sinh viên chỉ được đi thực tập bù một lần duy nhất và phải có chữ ký xác nhận của giảng viên bộ môn trước khi thực tập bù Thực tập bù đúng bài qui định Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không được thi hết môn
4 Sinh viên đi thực tập phải mặc áo blouse, đeo bảng tên và tắt chuông điện thoại trước khi vào phòng thực tập
5 Khi thực hành phải giữ yên lặng, trật tự Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, trung thực và khách quan
6 Cần tiết kiệm hóa chất thí nghiệm, tránh đổ vỡ dụng cụ hóa chất Khi đổ vỡ phải báo ngay cho giảng viên để hướng dẫn xử lý Không di chuyển hóa chất dùng chung
từ chỗ này sang chỗ khác Không được mang hóa chất ra khỏi phòng thực tập Không thực hiện thí nghiệm ngoài bài thực tập
7 Sau mỗi buổi thực tập phải rửa dụng cụ, lau dọn ngăn nắp chỗ làm việc, sắp xếp hóa chất đúng qui định và bàn giao dụng cụ hóa chất đầy đủ
8.Thực hiện đúng quy định phòng cháy, chữa cháy Sử dụng các hóa chất dễ cháy
nổ theo hướng dẫn của giảng viên
9 Kiểm tra các vòi nước, các dụng cụ điện Tắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra
về
10 Sinh viên phải mang theo khăn sạch, kéo, giấy trắng, keo dán, bút aceton khi đi thực tập
Trang 3
MỤC LỤC
Bài 2 Kỹ thuật đo thể tích và sử dụng một số dụng cụ pha chế 9
Bài 4 Kỹ thuật nghiền tán - Thuốc bột Oresol - Thuốc bột hạ sốt 21
Trang 5BC 1
BÀI 1
KỸ THUẬT CÂN
MỤC TIÊU
1 Nắm được các kỹ thuật cân, kỹ thuật nghiền tán trong phòng thí nghiệm
2 Nắm nguyên tắc và sử dụng thành thạo cân điện tử và cân Roberval
3 Trình bày được nguyên tắc cân các dạng hoá chất khác nhau
4 Hiểu ý nghĩa của việc nghiền tán và thực hiện đúng thao tác nghiền và trộn
1 KỸ THUẬT CÂN
1.1 Một số khái niệm
Cân là một trong những kỹ thuật cơ bản, quan trọng trong pha chế, sản xuất thuốc của Dược sĩ Mức độ đúng và chính xác trong quá trình cân sẽ ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm tạo thành hoặc kết quả kiểm nghiệm, nếu cân không đúng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng:
- Không hình thành dạng thuốc mong muốn
- Không đảm bảo chất lượng thuốc
- Không đảm bảo hàm lượng thuốc gây kém hiệu quả trong điều trị hoặc quá liều , không an toàn cho người sử dụng
Ngành Dược sử dụng hệ thống đo lường theo đơn vị gam (g) Trong bảng 1 trình bày các đơn vị khối lượng thường dùng
1 miligam 1 mg 0,001 gam hay (10-3 gam)
1 microgam 1 µg (hay 1 mcg) 0,000 001 gam hay (10-6 gam)
1 nanogam 1 ng 0,000 000 001 gam hay (10-9 gam)
1 picogam 1 pg 0,000 000 000 001 gam hay (10-12 gam)
Trang 6BC 2
Khi cân các chất nhỏ hơn 1 mg, các đơn vị khối lượng thường được viết đầy
đủ (ví dụ: 1 nanogam thay vì 1 ng; hoặc 3,5 microgam thay vì 3,5 µg) với lý do chữ viết tắt (µ hay n) rất dễ bị nhầm lẫn là chữ “m” khi viết tay
Một số thông số kỹ thuật của cân:
- Sức cân, sức tải của cân: là khối lượng tối đa cân có thể cân được chính xác
1.2 Các kiểu cân dùng trong ngành Dược
Cân cơ học (mechanical balances) thường được sử dụng trong giảng dạy hoặc pha chế dược phòng Sức cân khoảng 100 – 3000 g, độ nhạy 0,01 – 0,1 g Các loại cân cơ học gồm:
- Cân đòn đơn (single beam balances): kiểu 2 đĩa (equal-arm) hay kiểu 1 đĩa unequal-arm)
- Cân đòn kép (compound-lever balances): đại diện là kiểu cân Roberval
- Cân vặn xoắn (torsion balances)
Trang 7BC 3
Cân điện tử (electronic balances) xuất hiện khoảng những năm 1960, có cách
sử dụng nhanh chóng và dễ dàng hơn các kiểu cân cổ điển, tuy nhiên giá thành khá cao Sức cân từ hàng miligam cho đến hàng trăm kilogam, độ nhạy từ 0,001 – 1g Các loại cân điện tử đƣợc thiết kế khá đa dạng Nhìn chung, tuỳ theo mục đích
sử dụng mà cân sẽ đƣợc lựa chọn dựa trên sức tải tối đa và độ chia nhỏ nhất của cân (độ nhạy) Ví dụ: muốn cân đúng các khối lƣợng bằng hay lớn hơn 50 mg phải dùng cân phân tích có sức tải tối đa 100 – 200 g và có độ nhạy tới 0,1 mg
(1)
Hình 1.1 Các loại cân cơ học
(1) Cân đòn kiểu 1 đĩa (4) Cân vặn xoắn
(2) Cân đòn đơn kiểu 2 đĩa (5) Cân kiểu Roberval
(3) Cân đòn kiểu 2 đĩa (cân quang)
(5)
(2)
(4)
(3)
Trang 8BC 4
Bảng 1.2 Bảng phân loại cân thường dùng trong pha chế và kiểm nghiệm
Siêu vi phân tích (Ultramicroanalytical) 0,1 µg 3 g
Hình 1.2 Cân kỹ thuật điện tử
Hình 1.3 Cân phân tích điện tử
Hình 1.4 Cân điện tử dùng trong công nghiệp
Trang 9BC 5
1.3 Các vật dụng đi kèm với cân
Một số vật dụng thông thường được sử dụng trong thao tác cân:
- Quả cân chuẩn: dùng trong kiểm định cân
- Kẹp gắp quả cân chuẩn
- Vật liệu chứa đựng nguyên liệu, hoá chất cần cân:
+ Giấy cân: giấy thường, giấy cân tráng parafin
+ Cốc cân có nắp đậy (chén cân)
+ Thuyền cân bằng thuỷ tinh hay bằng nhựa
Trang 10BC 6
1.4 Nguyên tắc cân các dạng hoá chất khác nhau
- Kiểm tra tên hoá chất, nguyên liệu có đúng như công thức cần pha chế, định lượng
- Nếu cân nhiều chất trong một công thức, cần có nhãn đánh dấu và ghi rõ tên, khối lượng chất đã cân để tránh nhầm lẫn
- Khi cầm các chai hoá chất, xoay nhãn vào lòng bàn tay (nếu chai có 1 nhãn), xoay nhãn sang 2 bên (nếu chai có 2 nhãn)
- Lấy hoá chất rắn bằng vảy mica, carton…
- Lấy hoá chất lỏng bằng đũa thuỷ tinh, hoặc pipette, hoặc becher
- Các hoá chất dễ chảy lỏng (KI, phenol…), chất oxy hoá mạnh (iod), hoặc chất dẻo dính (vaselin, lanolin…) phải cân trên mặt kính đồng hồ
- Các chất bay hơi phải cân trong cốc cân hoặc bình nón nút mài
- Các chất rắn cần nghiền, rây thì phải nghiền, rây trước khi cân
- Thêm, bớt hoá chất nhẹ nhàng
1.5 Các bước tiến hành đối với cân điện tử
1.5.1 Cân một chất riêng lẻ
- Kiểm tra tình trạng cân: vệ sinh, nguồn điện
- Mở cân, kiểm tra hiển thị đơn vị khối lượng
- Lót dĩa cân bằng giấy sạch
- Đặt vật liệu đựng mẫu lên giữa đĩa cân Lưu ý, vật đựng mẫu phải tương thích với lượng mẫu cân đồng thời có khối lượng phù hợp với sức tải tối đa của cân
- Chuyển màn hình hiển thị về số 0 bằng cách nhấn nút TARE
- Cho chất cần cân lên vật đựng nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân
- Kiểm tra cho đúng với khối lượng cần cân
- Lấy mẫu cân ra khỏi đĩa cân Vệ sinh cân sau khi cân
1.5.2 Cân hai hay nhiều chất trong cùng một vật đựng
- Kiểm tra tình trạng cân: vệ sinh, nguồn điện
- Mở cân, kiểm tra hiển thị đơn vị khối lượng
- Lót đĩa cân bằng giấy sạch
- Đặt vật liệu đựng mẫu lên giữa đĩa cân Lưu ý, vật đựng mẫu phải tương thích với lượng mẫu cân đồng thời có khối lượng phù hợp với sức tải tối đa của cân
- Chuyển màn hình hiển thị về số 0 bằng cách nhấn nút TARE
- Cho chất thứ nhất cần cân lên vật đựng nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân
- Kiểm tra cho đúng khối lượng chất thứ nhất cần cân
- Nhấn TARE để màn hình hiển thị số 0
Trang 11BC 7
- Cho chất thứ hai cần cân lên đĩa cân đang chứa chất thứ nhất nhẹ nhàng, tránh rơi vãi xuống cân
- Kiểm tra cho đúng khối lượng chất thứ hai cần cân
- Lưu ý, tổng khối lượng của vật liệu đựng mẫu và các chất phải phù hợp với sức tải của cân
- Vệ sinh cân sau khi cân
1.6 Các bước tiến hành đối với cân Roberval bằng phương pháp cân kép
1.6.1 Xác định khối lượng của một chất
- Kiểm tra tình trạng cân
- Lót giấy trên hai đĩa cân
- Đặt vật cần cân vào đĩa cân bên phải
- Cho từ từ bì cân vào đĩa cân bên trái cho tới khi cân thăng bằng
- Lấy vật ra khỏi đĩa cân, thay vào đó bằng các quả cân theo thứ tự từ lớn đến nhỏ cho tới khi cân thăng bằng như cũ
- Tổng khối lượng quả cân đã dùng là khối lượng của vật cần cân
- Vệ sinh cân sau khi cân
1.6.2 Cân một chất bất kỳ có khối lượng biết trước
- Kiểm tra tình trạng cân
- Lót giấy vào 2 đĩa cân
- Đặt các quả cân có tổng khối lượng bằng vật muốn cân vào đĩa cân bên phải
- Cho từ từ bì cân vào đĩa cân bên trái cho tới khi cân thăng bằng
- Lấy quả cân ra khỏi đĩa cân, cho chất cần cân từ từ vào đĩa cân bên phải cho tới khi cân thăng bằng trở lại
- Khối lượng chất cân cân là tổng khối lượng các quả cân
- Vệ sinh cân sau khi cân
Trang 12BC 8
3 CÂU HỎI
1 Nêu điều kiện của 1 cân tốt? Các lưu ý khi sử dụng và bảo quản cân?
2 Một số nguyên tắc cần chú ý khi cân các dạng hoá chất khác nhau?
3 Nêu các bước thao tác cân đối với cân điện tử và cân Roberval?
4 Các thao tác cần chú ý trong kỹ thuật nghiền tán, trộn đều?
BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP THAO TÁC CÂN
Mục tiêu Đạt/Không đạt
Lựa chọn cân có sức tải, độ nhạy phù hợp với mục đích cân
Lựa chọn vật liệu chứa, vật liệu lấy hóa chất thích hợp với chất cần cân
Hiểu rõ các bước tiến hành trên cân Roberval và cân điện tử
Kiểm tra tình trạng cân, vệ sinh cân Roberval
Chuẩn bị giấy lót cân cho cân Roberval
Thao tác thêm bớt quả cân trên cân Roberval
Thao tác thêm bớt bì trên cân Roberval
Thao tác thêm bớt hóa chất trên cân Roberval
Vệ sinh cân Roberval sau khi cân
Kiểm tra tình trạng cân, nguồn điện của cân điện tử
Thao tác TARE để điều chỉnh cân về 0 trước khi cân hóa chất
Thao tác thêm bớt hóa chất trên cân điện tử
Vệ sinh cân điện tử sau khi cân
Trang 131 Nhận biết và sử dụng được một số dụng cụ đo lường thể tích thông dụng
2 Nhận biết và sử dụng được một số dụng cụ pha chế thông dụng
1 CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THỂ TÍCH THÔNG DỤNG
Đơn vị đo lường thể tích của các chất lỏng phổ biến nhất là lít Một lít bằng 1 decimet khối (10-3 m3), tức là bằng thể tích chiếm chỗ của một khối lập phương có chiều dài cạnh là 10 cm Các đơn vị thể tích thông dụng trong ngành dược được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các đơn vị thể tích thông dụng Đơn vị Viết tắt Tính theo lít
1 microlit 1 µl 0,000001 lít
2 DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG
2.1 Ống đong (ống lường, éprouvette)
Ống đong được sử dụng để đong các chất lỏng, thường là hình trụ với nhiều dung tích khác nhau: 5, 10, 25, 50, 100, 200, 250, 500, 1000, 2000 ml, ứng với nhiệt
độ ghi trên ống (thường ở 20 0C), được chia vạch từ 0,1 ml trở lên Một số ống đong
có nút để đong các chất lỏng dễ bay hơi
Cách sử dụng
- Chọn ống đong có dung tích gần với thể tích muốn lấy
- Đặt ống đong thẳng đứng khi đọc mực chất lỏng, để tầm mắt ngang vạch muốn đọc
+ Đối với chất lỏng thấm ướt thành bình, đọc vạch thể tích ngang mặt khum lõm của mực chất lỏng
+ Đối với chất lỏng không thấm ướt thành bình (như thuỷ ngân) đọc ngang mặt khum lồi
Trang 14Cách sử dụng:
- Chọn ống hút có dung tích gần với thể tích muốn lấy Lưu ý xem ống hút 1 vạch hay 2 vạch, độ chính xác của ống hút, vạch chia nhỏ nhất
- Chọn ống hút theo yêu cầu sử dụng (lấy một thể tích chính xác hay xác định)
- Dùng quả bóp cao su gắn với đầu ống hút để hút chất lỏng lên khỏi độ chia tương ứng với thể tích cần lấy, dùng ngón trỏ bịt đầu ống hút để giữ chất lỏng lại, lấy ống hút ra khỏi chất lỏng, loại bỏ phần chất lỏng thừa ở mặt ngoài ống hút, điều chỉnh đến đúng vạch thể tích cần lấy
- Giữ ống hút thẳng đứng và đầu ống hút chạm vào thành bình hứng rồi cho chất lỏng chảy ra Không bao giờ được thổi trong ống hút để đuổi giọt cuối cùng trừ ống hút khắc vạch kiểu 4
2.3 Ống đếm giọt chuẩn định
Đầu cuối cùng có hình trụ tròn, đường kính ngoài 3 mm, đường kính trong 0,6
mm cho phép lấy được 20 giọt nước cân nặng 1 gam ở nhiệt độ 15 0C, sai số cho
Là một dạng ống hút có khoá, được dùng trong phân tích định lượng
Dung tích thông thường: 5; 10; 20; 25ml, được chia vạch từ 0,01 – 0,1 ml Theo DĐVN, chiều dài phần chia độ của ống trụ buret không được nhỏ hơn 5 lần
Trang 15BC 11
đường kính trong Các đầu của burette (và cả pipette) phải cấu tạo sao cho hạn chế
dòng chảy chất lỏng không quá 0,5 ml/giây
2.5 Các loại muỗng và ly
Được dùng trong việc phân chia liều các thuốc uống dạng lỏng cho bệnh nhân
Bảng 2.2 Quy định dung tích của các dụng cụ phân chia liều thuốc
Tên gọi trong gia dụng dung tích
có khắc độ chính xác, các muỗng cà phê và các loại dụng cụ đo lường chuẩn định khác
3 DỤNG CỤ PHA CHẾ
3.1 Bình định mức
Thường có dung tích từ 10; 25; 50; 100; 250; 500; 1000 ml Dung sai thể tích cho phép đối với các bình định mức là dung sai đã được thừa nhận của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO): loại A có dung sai ± 1%, loại B có dung sai ± 2% tổng
thể tích ở nhiệt độ phòng
Được dùng để pha các dung dịch chuẩn độ, dung dịch định lượng
3.2 Ly có chân (Cốc có chân, Verre à pied)
Được dùng để hoà tan dược chất hoặc đong thể tích các chất lỏng khó rửa sạch
Trang 16BC 12
3.4 Bình cầu (Ballon)
Thường có dung tích từ 50; 100; 200; 250; 500; 1000 ml Được sử dụng để hoà tan, thực hiện các phản ứng chưng cất…
Có 2 loại:
- Bình cầu đáy bằng, cổ ngắn hoặc cổ dài
- Bình cầu đáy tròn, cổ ngắn hoặc cổ dài
4 VỆ SINH DỤNG CỤ THỦY TINH
Độ sạch của dụng cụ thủy tinh đem dùng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một phép thử hoặc định lượng Các dụng cụ thủy tinh như ly có mỏ, burette, ống hút, bình nón, bình cầu,….đều phải thật sạch, đặc biệt khi dùng để định lượng bằng phương pháp vi sinh vật, oxy hóa khử, hoặc khi dùng để lấy một thể tích nhỏ chất lỏng hay dung dịch
Rửa dụng cụ thủy tinh:
Sử dụng các dung dịch tẩy rửa thường dùng như dung dịch acid nitric đun nóng, hỗn hợp acid cromic, dung dịch tẩy rửa tổng hợp hoặc hóa chất tẩy có tính kiềm như trinatri phosphat, sau đó tráng lại bằng nước cất
- Làm khô nhanh bằng cách tráng dụng cụ với aceton hoặc cồn để loại bỏ nước
dư rồi tráng với ether
Trang 17BC 13
3.1.1.1 3.1.1.2 3.1.1.3
Hình 2.1 Ống đong Hình 2.2 Ly có mỏ Hình 2.3 Ly có chân
Hình 2.4 Ống hút
chính xác
Hình 2.5 Ống hút chia vạch
Hình 2.8 Bình cầu
đáy tròn
Hình 2.9 Bình cầu đáy bằng Hình 2.6 Buret Hình 2.7 Ống
hút Pasteur
Trang 18BC 14
Hình 2.10 Cách đọc thể tích Hình 2.11 Thao tác với buret
Hình 2.12 Cách sử dụng ống hút
Hình 2.13 Thao tác với bình định mức
1 Lắc để hòa tan hay pha loãng
2 Thêm dung môi vừa đủ
3 Lắc lỹ
Trang 19- Kiểu 2: cho phép lấy thể tích từ bất kỳ vạch nào cho đến vạch 0 ở đầu nhọn
- Kiểu 3: cho phép lấy thể tích từ vạch 0 ở đầu cho đến vạch cuối cùng nằm ở đầu nhọn
- Kiểu blow out: cho phép lấy thể tích từ bất kỳ vạch nào cho đến vạch 0 ở đầu nhọn, giọt cuối cùng đƣợc phép thổi ra
Trang 20BC 16
5 BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Chọn ống đong để lấy: 17 ml nước, 34 ml nước, 85 ml nước
- Chọn ống đong để lấy: 12 ml, 43 ml và 67 ml dung dịch màu tartrazine
- Phân biệt các loại ống hút (pipet) dùng trong bào chế
- Chọn ống hút để lấy:
Chính xác 5 ml dung dịch cho vào bình định mức 100 ml
4,5 ml dung dịch cho vào bình nón nút mài
1,8 ml dung dịch cho vào ly có chân
1 ml dung dịch cho vào ly có mỏ 100 ml
20 giọt cho vào ly có mỏ 100 ml
6 CÂU HỎI
1 Đặc điểm và công dụng chính của các dụng cụ đo lường và pha chế?
2 Phân biệt công dụng của ống hút chia vạch và ống hút chính xác?
3 Giải thích các ký hiệu ghi trên một ống hút
BẢNG KIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP THAO TÁC ĐO LƯỜNG THỂ TÍCH
Lựa chọn pipet phù hợp với yêu cầu thể tích cần đo lường
Nhận biết và sử dụng pipet khắc vạch, pipet chính xác
Nhận biết và sử dụng bình định mức
Nhận biết và sử dụng buret
Trang 21BC 17
Bài 3
KỸ THUẬT HÕA TAN - KỸ THUẬT LỌC
MỤC TIÊU
1 Xếp đúng 3 kiểu lọc giấy: lọc không xếp nếp, lọc xếp nếp, lọc xếp rãnh chữ V
2 Nêu được công dụng của từng kiểu lọc giấy
3 Biết thực hiện đúng thao tác lọc, thao tác hòa tan
1 KỸ THUẬT HÕA TAN
1.1 Định nghĩa
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng, trong suốt, được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều dược chất trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi
1.2 Các phương pháp hòa tan thông thường
Khi dược chất dễ tan hoặc trường hợp chất ít tan nhưng lượng dung môi lớn để hòa tan, không cần thêm các chất phụ hoặc dung môi khác để tăng độ tan vẫn có thể điều chế được dung dịch
Dược chất dễ tan, có thể được hòa tan ở nhiệt độ thường Các chất ít tan trong dung môi hoặc dung môi có độ nhớt cao có thể đun nóng để hòa tan nhanh hơn Các chất khó tan thường được hòa tan trước rồi mới đến các chất dễ tan Các chất dễ bay hơi hoặc có mùi kích ứng thường được hòa tan sau cùng (trừ tinh dầu, bromoform)
1.3 Các phương pháp hòa tan đặc biệt
Có 4 phương pháp hòa tan đặc biệt để làm tăng độ tan của chất khó tan:
- Dùng hỗn hợp dung môi: hỗn hợp dung môi cần có thành phần và tỉ lệ thích hợp để có khả năng hòa tan dược chất Với các chất khó tan trong nước, hỗn hợp dung môi thường dùng là ethanol, glycerin, propylenglycol,
- Dùng chất phụ tạo dẫn chất dễ tan: dẫn chất tạo ra phải giữ nguyên tác dụng dược lý của dược chất Ví dụ: dung dịch Tarnier
- Dùng chất trung gian thân nước: do đặc điểm cấu tạo phân tử vừa thân nước vừa có ái lực với các chất sơ nước Ví dụ: dùng natri benzoat để hòa tan cafein
- Dùng chất diện hoạt làm tăng độ hòa tan: với nồng độ trên nồng độ micell tới hạn, các chất diện hoạt sẽ tập hợp thành các micell, hấp phụ các chất khó tan vào bên trong Ví dụ: dùng Tween 80 hòa tan tinh dầu vào nước
Khi điều chế dung dịch các chất keo, các chất cao phân tử cần phải có thời gian để các chất này tiếp xúc với nước Cần để yên cho đến khi hút nước trương nở hoàn toàn mới thực hiện tiếp giai đoạn hòa tan