1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình thực hành dược khoa 2 nhận thức dược liệu

179 3,8K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 5,61 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2 NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU Bộ môn dược liệu - Năm 2014 Lưu hành nội bộ Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 MỤC LỤC PHẦN A. ĐẠI CƢƠNG ............................................................................................................ 1 I.TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC VÀ DƢỢC LIỆU ............................................................ 1 II. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC. TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THƢỜNG GẶP ................................................................... 10 III. CÁCH ĐỌC TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT ................................................... 24 PHẦN B. CÁC CÂY THUỐC VÀ DƢỢC LIỆU ................................................................. 33 AC-TI-SÔ ................................................................................................................................. 33 BẠC HÀ ................................................................................................................................... 34 BẠCH GIỚI TỬ ....................................................................................................................... 36 BÁN HẠ VIỆT NAM .............................................................................................................. 36 BÌNH VÔI ................................................................................................................................ 38 BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC .......................................................................................... 39 BỒ NGÓT ................................................................................................................................. 40 CÀ ĐỘC DƢỢC ...................................................................................................................... 41 CAM THẢO DÂY ................................................................................................................... 43 CAM THẢO NAM .................................................................................................................. 44 CÂU ĐẰNG ............................................................................................................................. 45 CÂU KỶ ................................................................................................................................... 46 CẨU TÍCH................................................................................................................................ 48 CAU .......................................................................................................................................... 49 CHÈ ........................................................................................................................................... 50 CHÓ ĐẺ THÂN XANH .......................................................................................................... 52 CỎ MỰC................................................................................................................................... 53 CỎ SỮA LÁ NHỎ ................................................................................................................... 54 CỎ SỮA LÁ TO ...................................................................................................................... 55 CỎ TRANH .............................................................................................................................. 56 CỎ XƢỚC ................................................................................................................................ 57 CỐI XAY .................................................................................................................................. 58 CỐT TOÁI BỔ ......................................................................................................................... 58 CÚC HOA ................................................................................................................................ 60 ĐẠI HỒI ................................................................................................................................... 61 ĐẢNG SÂM ............................................................................................................................. 63 DÀNH DÀNH .......................................................................................................................... 64 ĐẠI TÁO .................................................................................................................................. 65 DÂU .......................................................................................................................................... 66 DIẾP CÁ ................................................................................................................................... 67 ĐINH HƢƠNG ........................................................................................................................ 68 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 ĐINH LĂNG ............................................................................................................................ 69 ĐỖ TRỌNG .............................................................................................................................. 71 DỪA CẠN ................................................................................................................................ 72 GẤC .......................................................................................................................................... 73 GAI ............................................................................................................................................ 75 GỪNG ....................................................................................................................................... 76 HỒ TIÊU................................................................................................................................... 78 HOẮC HƢƠNG ....................................................................................................................... 79 HOÀNG BÁ ............................................................................................................................. 80 HÒE........................................................................................................................................... 81 HỒNG HOA ............................................................................................................................. 83 HÚNG CHANH ....................................................................................................................... 84 HƢƠNG NHU TÍA .................................................................................................................. 85 HƢƠNG PHỤ .......................................................................................................................... 86 HUYẾT DỤ .............................................................................................................................. 87 ÍCH MẪU ................................................................................................................................. 88 KÉ ĐẦU NGỰA ...................................................................................................................... 90 KEO GIẬU ............................................................................................................................... 91 KIẾN CÒ .................................................................................................................................. 92 KIM NGÂN .............................................................................................................................. 93 KIM VÀNG .............................................................................................................................. 94 KINH GIỚI ............................................................................................................................... 95 LÁ LỐT .................................................................................................................................... 96 LẠC TIÊN ................................................................................................................................ 97 LÔ HỘI ..................................................................................................................................... 98 LỰU ........................................................................................................................................ 100 Mà ĐỀ .................................................................................................................................... 101 MẠCH MÔN .......................................................................................................................... 102 MẮC CỠ ................................................................................................................................. 103 MĂNG CỤT ........................................................................................................................... 104 MÍA DÒ .................................................................................................................................. 105 MƠ TAM THỂ ....................................................................................................................... 106 MỰC ....................................................................................................................................... 107 MUỒNG TRÂU ..................................................................................................................... 108 NÁNG ..................................................................................................................................... 109 NGA TRUẬT ......................................................................................................................... 110 NGẢI CỨU............................................................................................................................. 111 NGHỆ ..................................................................................................................................... 112 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 NGŨ BỘI TỬ ......................................................................................................................... 113 NGŨ GIA BÌ GAI .................................................................................................................. 114 NGŨ TRẢO ............................................................................................................................ 116 NGŨ VỊ................................................................................................................................... 117 NGƢU TẤT ............................................................................................................................ 118 NHÃN ..................................................................................................................................... 119 NHÂN TRẦN TÍA ................................................................................................................. 119 NHÀU ..................................................................................................................................... 120 ỔI ............................................................................................................................................. 121 PHÒNG KỶ ............................................................................................................................ 122 QUẾ......................................................................................................................................... 123 QUÝT ..................................................................................................................................... 125 RAU DỪA NƢỚC ................................................................................................................. 126 RAU MÁ................................................................................................................................. 127 RAU ĐẮNG ........................................................................................................................... 128 RÂU MÈO .............................................................................................................................. 129 RAU SAM .............................................................................................................................. 130 RẺ QUẠT ............................................................................................................................... 131 RIỀNG .................................................................................................................................... 132 SẢ ............................................................................................................................................ 134 SA NHÂN ............................................................................................................................... 135 SÀI ĐẤT ................................................................................................................................. 136 SÂM BỐ CHÍNH ................................................................................................................... 137 SÂM ĐẠI HÀNH................................................................................................................... 138 SEN ......................................................................................................................................... 139 SƠN TRA ............................................................................................................................... 140 SỬ QUÂN TỬ........................................................................................................................ 141 TÁO......................................................................................................................................... 143 THẢO QUẢ ........................................................................................................................... 144 THẢO QUYẾT MINH .......................................................................................................... 145 THẦU DẦU ........................................................................................................................... 146 THIÊN MÔN ĐÔNG ............................................................................................................. 147 THIÊN NIÊN KIỆN............................................................................................................... 148 THÔNG THẢO ...................................................................................................................... 149 THÔNG THIÊN ..................................................................................................................... 150 THUỐC DẤU ......................................................................................................................... 151 THUỐC GIÒI ......................................................................................................................... 152 THUYỀN THOÁI .................................................................................................................. 153 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 TÍA TÔ.................................................................................................................................... 154 TIỂU HỒI ............................................................................................................................... 155 TÔ MỘC ................................................................................................................................. 156 TỎI .......................................................................................................................................... 157 TRẠCH TẢ ............................................................................................................................ 158 TRẮC BÁCH ......................................................................................................................... 159 TRÀM ..................................................................................................................................... 160 TRẦU KHÔNG ...................................................................................................................... 162 TRINH NỮ HOÀNG CUNG ................................................................................................ 163 TRÚC ĐÀO ............................................................................................................................ 164 TRƢỜNG SINH ..................................................................................................................... 165 XUYÊN TÂM LIÊN .............................................................................................................. 166 Ý DĨ......................................................................................................................................... 167 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 169 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 PHẦN A. ĐẠI CƯƠNG I.TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC VÀ DƯỢC LIỆU 1.1. Tên cây thuốc 1.1.1. Tên thông thường của cây thuốc Các cây thuốc nói riêng hay các loài thực vật nói chung tồn tại trong một vùng địa lý nhất định đều thƣờng có tên gọi do cƣ dân vùng đó đặt ra. Tên cây có thể có hai phần: (1) Tên chung chỉ một đặc điểm nào đó đại diện cho một nhóm lớn các cây và (2) Tên riêng để phân biệt với những cây khác trong cùng nhóm. Ở một số cây khác phần tên chung có thể đƣợc dùng hay bỏ qua. 1.1.1.1. Phần tên chung - Chỉ dạng cây: + Cây: Tên chung chỉ các loài thực vậthoặc tên dùng để chỉ các cây có thân gỗ nhƣ Cây muối, Cây nổ, Cây tổ kén, … + Dây: Chỉ các loài dây leo: Dây lõi tiền, Dây gắm, Dây gùi, Dây mật, … + Cỏ: Chỉ những loài cây nhỏ, thân thảo: Cỏ may, Cỏ cú, Cỏ cứt lợn, Cỏ tranh + Hoa (bông): Các loài cây có hoa đẹp: Hoa niên, Hoa hồng, Hoa giấy, Hoa phấn,… - Chỉ công dụng: + Lúa: Chỉ một số loài cây thảo cho hạt có nhiều tinh bột đƣợc dùng làm thực phẩm cho con ngƣời: Lúa tẻ, Lúa nếp, Lúa mạch, Lúa mì, Lúa miến, … + Khoai: Chỉ các loài củ ăn đƣợc có nhiều tinh bột: Khoai lang, Khoai môn, Khoai mì, … + Rau: Chỉ các loại cây cho lá ăn đƣợc chủ yếu dùng làm thực phẩm: Rau đắng, Rau rút, Rau dền, Rau má, Rau răm, … +Thuốc: Chỉ ra rằng cây đƣợc dùng làm thuốc: Thuốc dấu, Thuốc trặc, Thuốc mọi, … 1 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 1.1.1.2. Phần tên riêng Tên riêng của cây thuốc có xuất xứ rất khác nhau, có thể là: - Những từ rất riêng biệt, xuất hiện từ xa xƣa khó tìm đƣợc xuất xứ hay ý nghĩa nhƣ: Củ mài, Quế, Ổi, Bồ kết, Na, … - Những từ gợi nhớ về một hay vài đặc điểm của cây hay sự việc nào đó liên quan tới cây. + Màu sắc: Hoàng đằng, Vàng đắng, Cỏ mực, Hồng hoa. + Mùi vị: Diếp cá, Chua me, Mƣớp đắng, Dây mật, Dây khai, Cỏ hôi. + Hình dáng một bộ phận nào đó của cây thuốc, hình dáng vị thuốc: Cây ruột gà (Ba kích), Cây xƣơng khô, Xƣơng rắn, Câu đằng, Lông cu li (Cẩu tích), Ổ rồng, Tổ kiến, Càng cua, Vú bò, Sừng dê, dây Cóc, Râu mèo, Kim vàng, Bạch hạc (Kiến cò), Tràm cừ, Tràm gió. + Công dụng: Thiên niên kiện, Dây đau xƣơng, Bá bịnh, Thuốc bỏng, Thuốc dòi, Vông nem. + Các tính chất khác của cây: Cỏ sữa, Cây sữa, Cỏ may, Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Chó đẻ, Bồ cu vẽ, Nhẫn đông, Bảy lá một hoa, … - Tên vay mƣợn từ các ngôn ngữ khác: Tên của cây vốn là tên của các dân tộc khác, các ngôn ngữ khác đƣợc du nhập vào tiếng Việt (phiên âm hay đƣợc bản địa hóa). Các tên thuộc loại này chủ yếu là các tên Hán - Việt, một số ít thuộc các ngôn ngữ khác nhƣ Khmer, Lào, Pháp, …Tên này có thể đƣợc dùng để chỉ một cây mới đƣợc du nhập vào hay một cây bản địa nhƣng chƣa có tên hay tên không thông dụng rồi lâu dần trở thành tên chính thức của cây. Cũng có thể các tên có nguồn gốc ngoại lai này chỉ là một trong những tên đƣợc dùng song song với tên bản địa đã có sẵn (rất thƣờng gặp trong Đông Y). + Sử dụng nhƣ tên chính thức của cây:  Tên Hán – Việt: Ma hoàng, Cựa lõa mạch, Dƣơng cam cúc, Hà thủ ô, Xứ quân tử (Sử quân tử), Nhân sâm, Ngũ gia bì, …  Tên từ các ngôn ngữ khác: Xoài, Măng cụt, Sầu riêng, Thốt nốt, Sầu đâu, Canh ki na, Digital, Actiso, … 2 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 + Sử dụng song song với tên Việt có sẵn: Du long thái (Rau dừa nƣớc), Thỏ ti tử (Tơ hồng), Bạch giới tử (Hạt cải trắng), Hƣơng phụ (Cỏ cú, Cỏ gấu), Bạch mao căn (Cỏ tranh), … - Tên đặt mới: Một số cây chƣa có tên thông thƣờng hay có tên nhƣng không phổ biến lắm nay đƣợc các nhà khoa học hay những ngƣời có liên quan đặt tên mới. Tên có thể đƣợc đặt theo nghĩa của tên dân tộc ít ngƣời, tên nƣớc ngoài có sẵn, theo đặc điểm đặc biệt của cây hay đƣợc đạo trại, đặt theo nghĩa của tên khoa học: Cúc chân voi… 1.1.1.3. Tên phái sinh Là những tên xuất phát từ một tên ban đầu sau đó đƣợc mở rộng ra bằng cách thêm một từ khác, thƣờng là một tính từ để chỉ một nhóm cây thƣờng rất gần gũi về mặt thực vật (cùng chi nhƣng khác loài, khác xuất xứ), hoặc những cây có một đặc điểm nào đó giống nhau (hình dạng, công dụng, …): + Gần gũi về mặt thực vật:  Cà: Tên chung chủ yếu để chỉ một số loài thuộc chi Solanum họ Cà (Solanaceae): Cà độc dƣợc, Cà dại hoa trắng, Cà ngoi, Cà trái vàng, Cà gai leo.  Cải: Chỉ một loại rau thƣờng có mùi hăng chủ yếu thuộc họ Cải (Brassicaceae): Cải xanh Cải trắng, Cải bắp, cải thảo, …  Húng: Chỉ một số loài rau dùng làm gia vị (thƣờng thuộc họ Hoa môi) nhƣ: Húng chanh, Húng quế, Húng rũi (Húng lũi), …  Rau má, Rau má mỡ.  Mã tiền (cây), Mã tiền dây. + Cũng có thể là các loài tƣơng cận nhƣng có xuất xứ khác nhau, đƣợc sử dụng chung một mục đích:  Bạc hà: Bạc hà Á, Bạc hà Âu.  Sâm: Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, Sâm Nhật, Sâm Việt Nam.  Quế: Quế thanh, Quế quỳ, Quế quan.  Hƣơng phụ (vƣờn), Hƣơng phụ biển. 3 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014  Thạch xƣơng bồ, Thủy xƣơng bồ. + Hình dạng: cây có hình dạng chung hay một bộ phận nào đó giống nhau mặc dù không có liên hệ gì về mặt họ hàng thực vật.  Rau dừa (nƣớc), Dừa cạn.  Địa hoàng, Dƣơng địa hoàng. + Tính chất, công dụng: Các loài cây có thể gần hay khác xa nhau nhƣng có cùng chung một đặc điểm nổi bật nào đó (màu sắc, mùi, vị, công dụng):  Ngải: Tên chung thƣờng chỉ một số cây họ Gừng (Zingiberaceae) đƣợc một số ngƣời thuộc các dân tộc ít ngƣời dùng với một tác dụng đặc biệt nào đó.  Đại hồi, Tiểu hồi, Dƣơng hồi hƣơng.  Cam thảo, Cam thảo dây, Cam thảo đất.  Rau đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển.  Hoàng liên, Hoàng liên gai, Hoàng liên ô rô, Thổ hoàng liên.  Hà thủ ô (đỏ), Hà thủ ô trắng (Hà thủ ô nam). Tên thông thƣờng có các ƣu điểm là rất gần gũi với ngƣời dân, do tên cây dễ nhớ, dễ hiểu ý nghĩa hay dễ hình dung, do đó dễ lƣu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, các tên thông thƣờng cũng có khá nhiều nhƣợc điểm mà hai nhƣợc điểm chính là: + Không thống nhất: Chỉ phổ biến trong một vùng, một dân tộc nhất định. Ngƣời ở các vùng khác nhau không nhận đƣợc cây nếu nghe theo tên goi của vùng khác, làm hạn chế việc sử dụng rộng rãi cây thuốc. Rất nhiều cây thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số do chỉ biết tên riêng nên hạn chế rất nhiều việc tìm lại đúng cây thuốc. Điều này dẫn tới nhiều kinh nghiệm quý sử dụng cây thuốc bị mai một.  Annona squamosa L.: Mãng cầu (Miền Nam), Na (Miền Bắc).  Annona reticulata L.: Bình bát (Miền Nam), Nê (Miền Bắc).  Belamcanda chinensis (L.) DC.: Xạ can, Rẻ quạt. 4 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.: Sài đất, Húng trám, Cúc nhám, Ngổ núi. + Dễ gây nhầm lẫn: Do một tên gọi có thể đƣợc dùng để chỉ 2 hay nhiều cây khác nhau:  Bồ công anh đƣợc dùng để chỉ 3 cây khác nhau: Taraxacum officinale Wigg., Lactuca indica L. và Elephantopus scaber L.  Hà thủ ô đƣợc dùng để chỉ 2 loài thực vật khác nhau: Polygonum multiflorum Thunb. và Stretocaulon juventas Merr.  Cỏ đĩ là tên khác của cây Cỏ may nhƣng cũng đƣợc gọi cho cây Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis).  Cây cứt lợn là tên sử dụng để chỉ cả cây Ageratum conizoides L. và Siegesbeckia orientalis L.  Sữa có thể gây nhầm lẫn giữa Cây sữa bò (Hà thủ ô trắng) – một loài dây leo và Cây sữa (Alstonia scholaris (L.) R. Br.) 1.1.2. Tên khoa học của một cây thuốc Việc nhầm lẫn tên gọi dẫn tới nhầm lẫn trong thu hái, sử dụng dƣợc liệu có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng của thuốc và sức khỏe ngƣời sử dụng. Vì vậy cần phải có hệ thống tên gọi tƣơng đối thống nhất trên toàn cầu để có thể trao đổi thông tin và tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Tên khoa học của thực vật (và các loài sinh vật khác) đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó. Trong Thực vật học, Loài (Species) là đơn vị phân loại cơ bản của thực vật, là tập hợp của các cá thể có đặc điểm chung phân biệt với các loài khác. Các loài có một số đặc điểm chung xác định nào đó đƣợc xếp vào các Chi (genus), các chi tập hợp thành Họ (familia) rồi Bộ (ordo), … Tên khoa học căn bản của một thực vật là một tên kép bao gồm tên đầu chỉ Chi và tên sau chỉ Loài của thực vật ấy. Một tên khoa học đầy đủ của cây còn có tên của tác giả (hay các tác giả) đã đặt tên cho cây đƣợc viết ở sau phần tên loài. Sau phần tên tác giả có thể còn có thêm họ thực vật của cây. 5 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Tên khoa học của một loài thực vật đƣợc viết bằng tiếng Latinh hoặc tên từ các ngôn ngữ khác đã đƣợc Latinh hóa. Tên của chi và tên loài phải là một từ, nếu nhiều hơn một từ thì phải viết dƣới dạng từ ghép (viết liền hay có dấu gạch ngang). Tên chi là một danh từ số ít dùng làm chủ ngữ. Tên loài đƣợc viết ngay sau tên chi. Tên loài có thể là một tính từ hay một danh từ - Danh từ chỉ tên loài có thể là một danh từ đồng vị (cũng ở cách 1 nhƣ danh từ chỉ tên chi) hay danh từ ở cách 2 (sở hữu cách). Danh từ ở sở hữu cách có thể là tên ngƣời hay một danh từ chung. + Tên ngƣời: Nếu là nam giới thì thêm hậu tố  i hoặc  ii, nếu là tên phụ nữ thì thêm hậu tố  ae. Một số trƣờng hợp tên ngƣời đƣợc biến thành tính từ với các hậu tố  ianus,  iana hay  ianum phù hợp với danh từ chỉ tên chi về giống. + Danh từ chung ở cách 2 chỉ tên loài đƣợc viết ở dạng số nhiều. - Tính từ chỉ tên loài phải phù hợp với danh từ chỉ tên chi về giống, số và cách. Ở một số loài cây, dƣới loài còn có thể có các phân loài (subspecies) và/hoặc các thứ (varietas), các dạng (forma), … Phần tên của các phân loài, thứ, dạng này và tên tác giả đặt tên cho nó sẽ đƣợc viết ngay sau phần tên đầy đủ của loài (nhƣng vẫn đứng trƣớc họ thực vật). Tên của cây (tên chi, tên loài) thƣờng thƣờng đƣợc đặt với một ý nghĩa nào đó có liên quan tới cây. Nó có thể là một từ chỉ đặc điểm của cây (màu sắc, hình dáng của dạng cây, hoa hay lá, …), nơi sinh sống, ích lợi cho con ngƣời, tên địa phƣơng của cây đã đƣợc Latinh hóa hay đƣợc đặt theo tên đất, tên ngƣời, … Theo quy định chung, chỉ chữ đầu của tên chi đƣợc viết hoa, còn tên chỉ loài và các đơn vị dƣới loài thì không viết hoa. Tên chi, loài, phân loài, thứ, dạng thƣờng đƣợc in nghiêng trong khi tên tác giả, tên họ thực vật thì in chữ thƣờng với chữ đầu viết hoa. Các từ viết tắt của tên tác giả phải có dấu chấm phía sau để chỉ sự viết tắt. Một số ví dụ về viết tên thực vật: - Bách hợp: Lilium brownii F. E. Brown var. colchesteri Wilson, Liliaceae. Tên chi Tên loài Tên tác giả Thứ Tên thứ Tên tác giả Họ thực vật - Bạch đàn: Eucalyptus camadulensis Dehnhart, Myrtaceae. 6 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 - Ba gạc: Rauwolfia serpentina Benth. Apocynaceae. - Củ chóc: Typhonium divaricatum (L.) Decne, Araceae. - Mã tiền: Strychnos nux-vomica L. Loganiaceae. - Đƣơng quy: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffrn) Benth. Et Hook. F. var formosana (Boiss) Shan et Yuan, Apiaceae. 1.2. Tên dược liệu 1.2.1. Tên thông thường của dược liệu Tên thông thƣờng của dƣợc liệu (bộ phận sử dụng làm thuốc) thƣờng đƣợc gọi nhƣ tên của cây thuốc, nhƣng cũng có thể có thêm các từ để chỉ bộ phận sử dụng làm thuốc nhƣ thảo (toàn cây), diệp (lá), tử (quả hay hạt). Ví dụ: - Tiền hồ: rễ phơi khô của cây Tiền hồ. - Thảo quyết minh: hạt phơi khô của cây Thảo quyết minh. - Ngƣu bàng tử: quả chín phơi khô của cây Ngƣu bàng. - Hạt thầu dầu: hạt phơi khô của cây Thầu dầu. Cũng có khi tên sử dụng cho dƣợc liệu không giống nhƣ tên thông thƣờng của cây và / hoặckhác với tên dƣợc liệu từ các bộ phận khác do sử dụng tên Hán-Việt của cây thuốc: - Tân lang: hạt của cây Cau - Đại phúc bì: vỏ của quả cây Cau. - Trắc bách diệp: lá của cây Trắc bách - Bá (Bách) tử nhân: hạt của cây Trắc bách. - Ích mẫu thảo: phần trên mặt đất của cây Ích mẫu - Sung úy tử: hạt của cây Ích mẫu. - Câu kỷ tử: quả của cây Câu kỷ - Địa cốt bì: rễ của cây Câu kỷ. 1.2.2. Tên khoa học của một dược liệu Cũng giống nhƣ tên cây, tên thông thƣờng của các loại dƣợc liệu có thể gây khó hiểu hay nhầm lẫn trong thu hái và sử dụng. Vì thế ngƣời ta cũng sử dụng tên khoa học của dƣợc liệu để thống nhất chung về tên gọi của dƣợc liệu. 7 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Thông thƣờng, tên khoa học của dƣợc liệu bắt nguồn từ tên khoa học của cây thuốc và có thêm một từ để chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu. Tên dƣợc liệu đƣợc viết bằng tiếng Latinh, thƣờng với tên bộ phận dùng làm thuốc đứng trƣớc rồi đến tên khoa học của cây đứng sau và không có tên tác giả. Tên khoa học của cây đƣợc viết ở cách 2 phù hợp với tên bộ phận dùng về giống và số. Cũng nhƣ tên cây, tên khoa học của dƣợc liệu đƣợc in nghiêng (với chữ đầu của từ chỉ tên bộ phận dùng và từ chỉ tên chi đƣợc viết hoa hay viết hoa chữ đầu của tất cả các từ). - Với những dƣợc liệu kinh điển, trong đó một chi chỉ có một cây sử dụng chính làm thuốc hoặc các loài sử dụng làm thuốc nhƣ nhau, không phân biệt thì tên khoa học của dƣợc liệu chỉ gồm chữ chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu và tên chi. Ví dụ: + Pericarpium Arecae: Đại phúc bì (vỏ quả của cây Cau - Areca catechu L.) + Fructus Xanthii: Thƣơng nhĩ tử (quả của cây Ké đầu ngựa - Xanthium inaequilaterumDC.). + Rhizoma Cibotii: Thân rễ của Cẩu tích - Cibotium barometz (L.) J. Sm. + Radix Polysciasis: Rễ của cây Đinh lăng - Polyscias fruticosa (L.) Harms. - Nếu một chi có hơn một loài dƣợc liệu đƣợc sử dụng làm thuốc với công dụng khác nhau hoặc muốn phân biệt rõ các dƣợc liệu này, ngƣời ta ghi thêm cả tên loài cho mỗi dƣợc liệu. + Radix Achyranthis asperae - Rễ của cây Cỏ xƣớc (Achyranthes asperaL.) phân biệt với Radix Achyranthis bidentatae- Rễ của cây Ngƣu tất Achyranthes bidentataBl. + Rhizoma Acori graminei- Thân rễ của cây Thạch xƣơng bồ (Acorus gramineusSoland.) phân biệt với Rhizoma Acori calami - Thân rễ của cây Thủy xƣơng bồ (Acorus calamusL.). - Cũng có thể dùng tên bộ phận dùng + tên chi cho dƣợc liệu truyền thống hay thông dụng nhất còn các loài khác thì có thêm tên loài để phân biệt với dƣợc liệu này. Ví dụ: 8 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 + Rhizoma Polygonati - Thân rễ của cây Hoàng tinh (Polygonatum kingianumColl. et Hemsl) phân biệt với Rhizoma Polygonatiofficinalis - Thân rễ của cây Ngọc trúc (Polygonatum officinaleAll.). - Tên của một số dƣợc liệu có thể là tên riêng thông thƣờng của dƣợc liệu hoặc tên của bộ phận dùng đi kèm với tên thông thƣờng của dƣợc liệu (đã đƣợc Latinh hóa). Một số từ Latinh dùng để chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu: Arillus: cơm quả (tử y, áo hạt) Lignum: gỗ Bulbus: giò, hành Medulla: lõi, tủy (cây) Cacumen: ngọn cây mang hoa Mel: mật (ong) Caculus: kết thạch Membrana: màng Carapax: mai, giáp (rùa, baba) Nidus: tổ (chim) Caulis: dây leo Nodus: ngó (sen), đốt, mắt (cây) Colla: keo (chế từ da động vật) Nux: hạt (lớn) Concha: vỏ (sò, ốc) Os: xƣơng (động vật) Concretio: kết thể Pericarpium: vỏ quả Cornu: sừng Periostracum: xác khô (động vật) Cortex: vỏ (thân, rễ) Petiolus: cuống lá Dens: răng Pollen: phấn hoa Exocarpium: vỏ quả ngoài Radix: rễ Fel: mật (động vật) Ramulus: cành Flos: hoa Ramus: cành Folium: lá Receptaculum: đế hoa Fructus: quả Rhizoma: thân rễ Galla: mụn cây Secretio: chất tiết, nhựa mủ Herba: toàn cây Semen: hạt (nhỏ) 9 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Spica: bông (gié) Styli: vòi nhụy Spina: gai Taenia: sợi, dải Stigmata: núm nhụy Uncus:móc II. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC. TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THƯỜNG GẶP 2.1. Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc 2.1.1. Các đặc điểm mô tả dạng sống Theo môi trƣờng sống, ngƣời ta phân biệt ra thành các loại: - Thực vật địa sinh: cây sống trên cạn. Đa số các loài thực vật thuộc nhóm này. - Thực vật khí sinh: thực vật sống trong không khí lấy các chất dinh dƣỡng từ khí quyển chung quanh (nhƣ các loài lan). - Thực vật thủy sinh: thực vật hoàn toàn sống trong nƣớc hay nổi trên mặt nƣớc (các loại Bèo, Sen, Súng v.v…). - Thực vật ký sinh: thực vật sống bám, hút các chất dinh dƣỡng của động vật, thực vật khác (các loại Tầm gửi, Tơ hồng). - Thực vật đầm lầy: thực vật phát triển và sinh trƣởng ở đầm lầy. Theo dạng cây, ngƣời ta phân làm các loại: - Cây gỗ (cây thân gỗ): cây đa niên có thân chính hóa gỗ phát triển mạnh, trên thân mang cành lá. Thân cao có thể tới 40 m hay hơn. Tùy theo chiều cao cây, ngƣời ta phân ra: + Cây gỗ nhỏ (tiểu mộc): cây gỗ cao dƣới 15 m. + Cây nhỡ: cao 15-25 m. + Cây gỗ lớn (đại mộc): cao trên 25 m. - Cây bụi: cây thân gỗ, đa niên, không có thân chính hoặc thân chính không phát triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân chính, chiều cao không quá 7 m. 10 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 - Cây thảo (cây thân thảo): cây có thân mềm, thân không hóa gỗ, chết lụi vào cuối thời kỳ tạo quả. Tùy thời gian sinh trƣởng mà ngƣời ta phân ra: + Cây thảo nhất niên (cây một năm): cây hoàn thành chu kỳ sống trong 1 năm. + Cây thảo lƣỡng niên: cây ra hoa kết trái sau hai năm và sau đó sẽ chết. + Cây thảo đa niên (cây nhiều năm): cây có thân ngầm sống nhiều năm còn phần trên mặt đất có thể tàn lụi hàng năm. - Dây leo: cây phát triển nhờ dựa trên các giá tựa. Cây có thể leo bằng nhiều cách: + Nhờ thân quấn: thân cuốn quanh giá tựa. + Nhờ rễ: tác rễ phụ bám vào giá tựa. + Nhờ các bộ phận chuyên biệt: cành hay tua cuốn (do lá, lá chét, lá kèm biến đổi thành) cuốn vào giá tựa. + Mọc trƣờn: cây mọc trƣờn lên trên các cây khác, dựa trên các cây khác. - Cây mọc bò: thân cây chủ yếu mọc bò lan trên mặt đất, phần thân khí sinh thƣờng ngắn hay không có. 2.1.2. Các đặc điểm mô tả hình thái của cây 2.1.2.1. Rễ Rễ là cơ quan sinh trƣởng của cây, có nhiệm vụ giữ cây đứng vững, hấp thụ các chất nuôi cây (nƣớc, muối khoáng) đôi khi làm nhiệm vụ dự trữ. Về hình thái và / hoặc chức năng, rễ đƣợc phân thành các loại nhƣ sau: - Rễ trụ (rễ cọc): rễ chính (rễ cái) phát triển từ rễ mầm phát triển mạnh mọc thẳng xuống đất. Từ rễ chính mọc ra các rễ phụ nhỏ hơn. Là đặc trƣng của rễ cây hai lá mầm. - Rễ chùm: tập hợp của nhiều rễ có kích thƣớc gần nhƣ nhau, ít phân nhánh, mọc từ cổ rễ. Là đặc trƣng của cây một lá mầm. - Rễ củ: rễ chuyên hóa có chức năng dự trữ các chất dinh dƣỡng cho cây. Rễ chính hoặc các rễ con có thể phồng to lên vì tích trữ nhiều chất dự trữ nhƣ Khoai lang, Củ mài, Bách bộ. 11 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 - Rễ phụ: rễ mọc ngang từ thân cây, cành hay thân ngầm nơi mắt, lóng và đâm xuống đất nhƣ Đa, Mía. - Rễ bám: mọc từ thân cây, giúp cây bám chắc vào giàn, không có chóp rễ và lông hút nhƣ Trầu không, Tiêu. - Rễ mút: rễ của các cây ký sinh, đâm sâu vào thân cây chủ để hút chất dinh dƣỡng nhƣ rễ Tầm gửi, rễ Tơ hồng. - Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, rễ non có diệp lục nên có màu xanh nhƣ rễ các loài Phong lan. - Rễ thủy sinh: rễ của thực vật thủy sinh, nằm trong nƣớc, thƣờng kém phát triển, không phân nhánh, không có lông hút nhƣ rễ các loại Bèo. - Rễ hô hấp: thƣờng là rễ của các thực vật đầm lầy mọc từ bùn đâm thẳng lên không khí để cung cấp oxy cho rễ nhƣ rễ Bần, Mắm. - Rễ cà kheo (rễ nạng): là những rễ phụ mọc ở lƣng chừng cây, giúp cây chịu đƣợc sức mạnh của sóng nhƣ rễ Đƣớc. 2.1.2.2. Thân Thân cây là cơ quan sinh trƣởng của cây, thƣờng mọc từ dƣới đất lên trên không. Thân có nhiệm vụ dẫn nhựa đi khắp cây và mang cành, lá, hoa, quả. Thân có kích thƣớc thay đổi, thƣờng ngắn, nhỏ hay tiêu giảm ở cây thân thảo, cao lớn ở cây thân mộc. Thân cây thƣờng có dạng hình trụ thuôn nhỏ về phía trên nhƣng cũng có thể là hình cầu nhƣ một số loài xƣơng rồng. Thiết diện ngang của thân thƣờng là tròn hoặc gần nhƣ tròn nhƣng cũng có thể là: + Vuông: các cây họ Hoa môi (Lamiaceae). + Tam giác: cây thuộc họ Cói (Cyperaceae). + Năm góc: cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). + Dẹp: cây Quỳnh (Epiphyllum oxypetalum), Xƣơng rồng bà (Opuntia vulgaris) thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae). + Có cạnh lồi: cây thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae). 12 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Ngoài ra cũng có thể có những loại thân khác có hình dạng rất khác nhau gọi là thân không đều hay gặp ở các loài dây leo thân gỗ. Thân cây có thể có cấu tạo sơ cấp hay thứ cấp hóa gỗ. Thân có thể rất mỏng mảnh nhƣ các loài dây leo hay vững chắc nhƣ các loài thân gỗ. Thân cây có thể đặc hay rỗng hoặc xốp ở giữa. Một số loài cây có thân mọng nƣớc (thân mọng) nhƣ các cây thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae). Thân có thể đồng nhất hay phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn đƣợc gọi là một lóng (gióng), giữa các đoạn là đốt (hay mấu) nơi mọc của lá. Thƣờng gặp trong các cây họ Lúa (Poaceae). Ngƣời ta phân thân làm hai loại chính, trong mỗi loại có thể đƣợc phân chia nhỏ hơn nhƣ sau: - Thân trên mặt đất (thân khí sinh) + Thân đứng Thân gỗ: là thân của các cây to (Nhãn, Quế) Thân cột: là những thân thẳng không phân nhánh, mang 1 chùm lá ở ngọn (Cau, Dừa) Thân thảo: là thân của những loài cỏ, cây nhỏ sống 1 năm hay lâu năm, thân thƣờng nhỏ, mềm và thấp. Thân rạ: là những thân rỗng ở lóng và đặc ở các mấu (Tre, Lúa) + Thân bò: là loại thân mềm, mọc bò sát mặt đất (Rau má, Sài đất) + Thân leo: là loại thân mềm, tựa lên các giá thể bằng cách quấn (Dây cóc, Thần thông, Mơ lông), bám bằng tua cuốn (Lạc tiên, Gấc) hay rễ bám (Trầu không, Tiêu)… - Thân dƣới mặt đất (thân địa sinh, thân ngầm) Thân nằm dƣới mặt đất nên dân gian thƣờng bị gọi nhầm là rễ hay củ: + Thân rễ: là những thân mọc nằm ngang ở dƣới mặt đất tựa nhƣ rễ cây, mang các lá biến đổi thành vảy khô (Gừng, Nghệ, Riềng, Cỏ tranh). 13 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 + Thân hành (giò): là những thân rất ngắn, xung quanh phủ bởi những lá biến đổi thành các vảy mọng nƣớc (hành, Tỏi). + Thân củ: là những thân phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ (Khoai tây, Su hào). 2.1.2.3. Lá - Lá là cơ quan sinh trƣởng của cây, mọc có hạn trên thân cây. - Lá có cấu tạo đối xứng đối với một mặt phẳng, thƣờng có màu xanh lục. - Lá có nhiệm vụ quang hợp hô hấp và thoát hơi nƣớc. - Các loại lá + Lá đơn: cuống lá không phân nhánh, lá có một phiến duy nhất. + Lá kép: là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến gọi là lá chét hay lá phụ.  Lá kép lông chim: là lá kép có các lá chét sắp xếp thành hai dãy trên cuống lá chính, dạng giống nhƣ lông chim. Lá kép lông chim đƣợc chia thành:  Lá kép lông chim chẵn: Lá kép lông chim với số lá chét chẵn.  Lá kép lông chim lẻ: Lá kép lông chim với số lá chét lẻ tận cùng bằng một lá chét.  Lá kép ba là một loại lá kép lông chim lẻ với một cặp lá chét và một lá chét tận cùng.  Lá kép lông chim nhiều lần: là lá kép có các lá chét sắp xếp thành hai dãy trên cuống lá phụ, các cuống lá phụ này lại sắp xếp thành dãy trên cuống lá chính. Lá kép lông chim nhiều lần có thể có cả lá kép lông chim chẵn và lông chim lẻ.  Lá kép chân vịt: lá kép có nhiều lá chét đính tại đầu cuống, xòe ra nhƣ chân vịt. 14 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Các loại lá: 1- lá đơn, 2- lá kép chân vịt, 3- lá kép lông chim, 4- lá kép 3 lá chét, 5 và 6 - lá kép lông chim 2 lần. - Cấu tạo của lá: + Phiến lá: là phần mỏng, rộng, có những đƣờng lồi của gân lá. Hình dạng phiến lá: phiến lá có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ hình tròn, hình trứng, hình bầu dục, hình mũi mác v.v… Hình dạng phiến lá: 1- lá hình dải, 2- lá hình mũi mác, 3- lá thon nhọn, 4- lá thuôn, 5- lá hình bầu dục,6- lá hình trứng, 7- lá hình trứng ngƣợc, 8- lá hình tim, 9- lá hình thận Mép lá: mép lá (hay bờ của phiến lá) có thể có nhiều dạng có ý nghĩa về phân loại học.  Mép lá nguyên: mép lá đều đặn không lồi lõm hay xẻ thùy. Mép lá có thể phẳng hay uốn lƣợn so với mặt phẳng phiến lá.  Mép lá có răng cƣa: mép lá có những phần lồi nhƣ răng cƣa, to hay nhỏ, đều hay không đều, hƣớng ra phía ngoài.  Mép lá khía: mép lá có những vết cắt đều hay không đều. Khía có thể làm thành những thùy rộng, tròn đều (khía tai bèo) hay nham nhở không đều.  Mép lá xẻ thùy: phiến lá bị xẻ sâu tạo nên những thùy rộng. Thùy lá có thể xẻ theo dạng long chim hay chân vịt. tùy theo 15 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 mức độ xẻ mà ngƣời ta gọi là mép lá có thùy, mép lá chẻ (thùy chẻ tới ½ phiến lá), mép lá chia (thùy sâu trên ½ phiến lá) hay mép lá xẻ (thùy xẻ sâu tới cuống lá chính, phiến lá nhƣ dạng sợi). Hình dạng mép lá: 1- mép lá nguyên, 2- lá thùy lông chim, 3- lá chẻ lông chim, 4- lá chia lông chim, 5- lá xẻ lông chim, 6- lá chẻ chân vịt, 7- lá chia chân vịt, 8- mép lá răng cƣa, 9- mép lá răng cƣa tròn. Đầu lá: tùy vào hình dạng đầu lá mà ngƣời ta gọi đầu lá tròn, tù, thuôn, nhọn hay tim ngƣợc (lõm), hình thận v.v… 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hình dạng đầu lá: 1- đầu lá thuôn, 2- đầu lá thuôn nhọn, 3,4- đầu lá có mũi nhọn, 5- đầu lá có mũi dài,6,7- đầu lá tù, 8- đầu lá hình tim ngƣợc, 9- đầu lá hình thận. Gốc lá: hình dạng của gốc lá có thể đƣợc mô tả là nhọn, tù, hình tim, hình thận, lệch v.v… 16 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 2 1 3 4 5 6 7 Hình dạng gốc lá: 1- gốc lá thuôn, 2- gốc lá nhọn, 3- gốc lá tù, 4- gốc lá lệch, 5- gốc lá phẳng (cụt), 6- gốc lá hình tim, 7- gốc lá hình thận. + Gân lá: là hệ mạch phân bố trên lá nối liền với cuống lá. Tùy theo hình dạng gân lá đƣợc chia thành các loại nhƣ sau: Gân lá lông chim: lá có 1 gân chính, các gân phụ xuất phát từ gân chính nhƣ lông chim. Gân chân vịt: gân chính và các gân phụ tỏa ra từ gốc lá. Gân mạng: hệ gân lá làm thành một mạng lƣới nối liền với nhau. Gân tỏa tia: gân lá giống nhƣ gân chân vịt nhƣng các gân phụ không làm thành mạng lƣới. Các gân có thể tỏa tròn từ tâm của lá. Gân song song: các gân lá gần nhƣ song song với nhau, gân có thể song song theo chiều dọc của lá hay theo chiều ngang bởi các gân phụ xuất phát từ gân chính. + Cuống lá: Là phần hẹp, kéo dài của gân chính, nối phiến lá với thân hay cành cây. + Bẹ lá: là phần rộng ở gốc cuống lá ôm lấy thân cây hay cành cây. Bẹ lá chỉ có ở một số họ nhƣ họ Lúa (Poaceae), họ Ráy (Araceae), họ Hoa tán (Apiaceae). - Phần phụ của lá: + Lá kèm: là những bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá (Dâm bụt, Hoa hồng, Nhàu…) + Lƣỡi nhỏ: là những bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở chỗ phiến lá nối với bẹ lá (Ngô, Lúa). + Bẹ chìa: là màng mỏng do hai lá kèm hợp thành ở phía gốc cuống lá ôm lấy thân cây, là đặc điểm của họ Rau răm (Polygonaceae) (Hà thủ ô, Rau răm). 17 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 - Cách sắp xếp lá (diệp tự); là cách thức lá đƣợc đính trên cành. + Lá mọc so le (mọc cách): mỗi mấu chỉ mang 1 lá (Dâm bụt, Huyết dụ) + Lá mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá mọc đối diện nhau (Cà phê, Nhàu). Các cặp lá mọc kề nhau trên cành có thể hợp thành những góc nhất định. Nếu hai cặp lá kề nhau làm thành một góc vuông thì gọi là lá mọc đối chéo chữ thập (lá họ Hoa môi - Lamiaceae) (Tía tô, Bạc hà). + Lá mọc vòng: mỗi mấu mang 3 lá trở lên. (3 lá:Trúc đào; 3-4 lá: Ba gạc; 7-8 lá: cây Sữa) + Lá mọc hình hoa thị: trƣờng hợp thân cây rất ngắn, các lá trên cây gần giống nhƣ mọc từ cùng một mấu. Toàn bộ lá sẽ xếp thành hình hoa thị ở sát mặt đất (Mã đề, Cúc chỉ thiên, Bồ công anh Trung Quốc). 2.1.2.4. Hoa Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín, cấu tạo bởi những lá đã đƣợc biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản. - Các bộ phận của hoa: + Lá bắc: lá mọc ở gốc của cuống hoa. Lá bắc thƣờng nhỏ hơn lá thƣờng hay bị tiêu giảm. Ở một số loài, lá bắc có thể phát triển và có màu (Bông giấy, Trạng nguyên, Cúc bách nhật). Lá bắc có thể hợp thành tổng bao (hoa cúc) hay bao cả cụm hoa đƣợc gọi là mo (ráy, cau, dừa). + Cuống hoa: cuống hoa là nhánh mang hoa, thƣờng mọc ở nách lá bắc. + Đế hoa: là phần đầu của cuống hoa, thƣờng hơi phình lên, mang các bộ phận của hoa. Đế hoa có thể lồi, lõm hay phẳng. + Bao hoa: tập hợp những bộ phận dạng phiến nằm ở bên ngoài hay trên mép đế hoa, bao bọc bộ phận sinh sản bên trong làm nhiệm vụ che chở cho hoa . Bao hoa gồm có: Đài hoa Tràng hoa. 18 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Chú ý: các bộ phận của hoa có thể không đầy đủ: hoa có thể không có tràng hoa hay không có cả tràng hoa và đài hoa, Những hoa không có bao hoa gọi là hoa trần (hoa Sói, Tiêu). + Cơ quan sinh sản: gồm bộ nhị và bộ nhụy. Bộ nhị: là cơ quan sinh sản đực của hoa. Mỗi nhị gồm có chỉ nhị và bao phấn. Các nhị có thể rời nhau hay dính nhau thành một hay nhiều bó. Bộ nhụy: là cơ quan sinh sản cái của hoa, gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.  Núm nhụy: là phần đầu của bộ nhụy.  Vòi nhụy: là phần hẹp dài nối núm với bầu.  Bầu là phần phình to của bộ nhụy, cấu tạo bởi các lá noãn mang các noãn. Noãn có nhiệm vụ tạo quả, hạt. Tùy theo vị trí của bầu so với nơi đính của bao hoa trên đế hoa, ta có:  Bầu thƣợng: bầu nằm trên bao hoa (ớt, cà)  Bầu hạ: bầu nằm dƣới bao hoa (chuối, sim)  Bầu trung: các bộ phận ngoài của hoa đính ở giữa bầu (Kim ngân). Hoa có cả nhị và nhụy đƣợc gọi là hoa lƣỡng tính (lƣỡng phái). Hoa chỉ có nhị hay nhụy gọi là hoa đơn tính (đơn phái). Hoa (đơn tính) đực và cái xuất hiện trên cùng 1 cây đƣợc gọi là hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực và cái xuất hiện trên 2 cây riêng biệt đƣợc gọi là hoa đơn tính khác gốc - Hoa tự (cụm hoa, phát hoa): Hoa tự là cách sắp xếp hoa trên cành hay thân cây. + Hoa riêng lẻ: hoa mọc riêng lẻ 1 mình trên 1 cuống hoa không phân nhánh (Hoa hồng, Dâm bụt). + Hoa tự hợp: Nhiều hoa tập trung trên một cành hoa phân nhánh. Hoa tự hợp có nhiều loại nhƣ chùm, gié, ngù, tán đơn, tán kép, đầu, xim… 19 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 2.1.2.5. Quả Quả là một cơ quan sinh sản đƣợc tạo bởi sự phát triển của bầu sau khi thụ tinh. - Các phần của quả: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa, vỏ quả trong, thịt quả. Trong quả có chứa hạt. - Các loại quả: đƣợc phân chia theo cấu tạo nhƣ sau: + Quả đơn là loại quả sinh bởi một hoa. Các loại quả đơn: Quả hạch: Đào, Mơ, Táo ta. Quả có lông: Bồ công anh. Quả mọng: Cà chua, Dƣa hấu. Quả đại: Hồi. 20 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Quả đóng (quả bế): hạt Sen, hạt Dẻ. Quả loại đậu: Đậu đen, Đậu xanh. Quả thóc: hạt Lúa. Quả loại cải: quả Cải, quả Bạch giới tử. Quả có cánh: quả Sao, quả Dầu. Quả có áo hạt: Chôm chôm, Nhãn. + Quả tụ (quả rời) sinh bởi một hoa có nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn cho một quả riêng (Dâu tây, Hồi, Mãng cầu, Sen…) + Quả kép (quả phức) quả hình thành từ cả một cụm hoa (Dứa, Dâu tằm, Mít, Nhàu,…) + Quả giả một số loài cây đế hoa, có thể phát triển mạnh, mọng nƣớc, có hình dạng giống nhƣ quả, vẫn thƣờng đƣợc gọi nhầm là quả nhƣ Đào lộn hột, Táo (tây), Sung v.v… Quả thực của những cây này, có thể nằm trong hay ngoài quả giả đó. 2.1.2.6. Hạt Hạt là cơ quan sinh sản của cây phát triển từ noãn, sau khi thụ phấn. Các thành phần của hạt gồm: - Vỏ hạt: Là phần ngoài cùng của hạt. Hạt có thể có một hay hai lớp vỏ. Ngoài ra còn có thể có các thành phần phụ khác nhƣ sau: + Lông: ở mặt ngoài của vỏ hạt (hạt Bông) hay đầu hạt (các loài Strophanthus). + Áo hạt (tử y): phần mọng nƣớc bao bọc hạt nhƣ thịt quả (Nhãn, Vải). + Mồng: là phần lồi lên ở mép lỗ noãn (cây thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae) + Áo hạt giả: có nguồn gốc nhƣ mồng nhƣng phát triển hơn, bao lấy toàn bộ hạt (Nhục đậu khấu). + Mào: phần sống noãn lồi lên trông nhƣ cánh. 21 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 + Cánh: màng mỏng dạng nhƣ cánh ở trên hạt. Hạt có thể có một, hai hay ba cánh. - Nhân hạt: Trong nhân hạt gồm có: + Cây mầm: gồm rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. + Phôi nhũ: là nơi chứa đựng chất dự trữ nhƣ tinh bột, các loại carbonhydrat khác hay chất béo để nuôi cây mầm lớn lên khi hạt nảy mầm. Phôi nhũ gồm có hai loại là nội nhũ và ngoại nhũ. Hạt có thể không có, có một trong hai hoặc cả hai thành phần này. 2.2. Đặc điểm thực vật một số họ cây thường dùng làm thuốc Họ Hoa tán (Apiaceae) Thân thảo có lóng, rỗng, mặt ngoài có những rãnh dọc. Cuống lá có bẹ ở gốc. Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá thƣờng xẻ lông chim nhiều lần. Hoa tự: tán đơn hay kép. Quả bế đôi. Một số cây thuốc: Bạch chỉ, Đƣơng quy, Sài hồ, Xuyên khung, Tiểu hồi, Rau má. Họ Cúc (Asteraceae) Thân thảo ít khi là cây to. Lá đơn, thƣờng mọc so le có khi thành hoa thị. Phiến lá thƣờng có răng hay chia thành thùy. Hoa tự là đầu. Một số cây thuốc: Thanh hao hoa vàng, Ngải cứu, Actiso, Cỏ mực, Ké đầu ngựa. Họ Hoa môi (Lamiaceae) Thân thảo, thân và cành có thiết diện vuông. Lá đơn, mép lá thƣờng có khía răng cƣa, có mùi thơm, mọc đối chéo chữ thập hay mọc vòng. 22 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Hoa môi. Hoa tự: xim co ở kẽ lá hay ở ngọn. Một số cây thuốc: Kinh giới, Tía tô, Ích mẫu, Bạc hà, Hƣơng nhu, Râu mèo. Họ Đậu (Fabaceae) Rễ có nốt sần. Thân thảo thân leo hay thân gỗ. Lá mọc so le kép lông chim. Hoa loại đậu. Hoa tự chùm. Một số cây thuốc: Cam thảo, Cam thảo dây, Kim tiền thảo, Bạch biển đậu, Vông nem, Sắn dây. Họ Sim (Myrtaceae) Cây bụi hay tiểu mộc. Lá đơn, nguyên thƣờng mọc đối. Lá có mùi thơm do có túi tiết tinh dầu. Hoa tự ở kẽ lá hay ngọn cành, chỉ nhị nhiều thò ra ngoài. Một số cây thuốc: Bạch đàn, Đinh hƣơng, Tràm, Sim. Họ Cà phê (Rubiaceae) Lá đơn nguyên, mộc đối, có lá kèm. Tràng hợp, bầu hạ. Một số cây thuốc: Cà phê, Canh ki na, Dành dành, Ba kích, Mơ tam thể, Câu đằng. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Có nhựa mủ. Quả nang, có 3 mảnh vỏ. Các cây làm thuốc: Thầu dầu, Cỏ sữa lá to, Cỏ sữa lá nhỏ. Họ Trúc đào (Apocynaceae) Có nhựa mủ. Lá mọc đối hay mọc vòng, phiến lá nguyên, không có lá kèm. Một số cây thuốc: Trúc đào, Đỗ trọng nam, Thông thiên, Dừa cạn. 23 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Họ Hành tỏi (Liliaceae) Thân thảo sống dai nhờ thân rễ, thân cành, thân củ. Lá mọc cách, lá không cuống, phiến hình dải. Một số cây làm thuốc: Tỏi, Hành, Huyết dụ. Hoa hiên. Họ Lúa (Poaceae) Thân thảo, sống hàng năm hay sống dai. Lá mọc đối, xếp thành 2 dãy, lá không cuống, bẹ phát triển, có lƣỡi nhỏ. Hoa tự là bông nhỏ họp lại thành chùm, bông. Cây làm thuốc: Sả, Cỏ Mần trầu, Bắp, Mía, Ý dĩ, Cỏ tranh. III. CÁCH ĐỌC TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT Tuy không còn đƣợc sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đƣơng đại nhƣng tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ chính để viết tên khoa học cho các sinh vật, mô tả các loài sinh vật mới, và sử dụng trong một số lĩnh vực khoa học khác nhƣ: giải phẫu học, y học hay dƣợc học (gọi tên nguyên liệu làm thuốc, các dạng chế phẩm, kê đơn thuốc). Sau đây là một số hƣớng dẫn cơ bản về việc đọc các tiếng Latinh trong tên khoa học của các dƣợc liệu. Việc phát âm các từ Latinh có thể khác nhau ở những vùng của thế giới nhƣng thƣờng sự khác nhau này sẽ không quá lớn và không gây ra các khó khăn trong trao đổi khoa học. 3.1. Bảng chữ cái Latinh Bảng chữ cái Latinh gồm 24 chữ cái là: a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, x, y, z. 24 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Các chữ cái này đƣợc sắp xếp trong bảng chữ cái nhƣ sau: Chữ in STT Tên gọi Âm tƣơng đƣơng trong Hoa Thƣờng 1 A a a /a/ 2 B b be /b/ 3 C c ce /k/, /x/ 4 D d đe /đ/ 5 E e e /ê/ 6 F f ef /f/, /ph/ 7 G g ge /g/ 8 H h hat /h/ 9a I i i /i/ 9b J j iota /i/ 10 K k ka /k/ 11 L l el /l/ 12 M m em /m/ 13 N n en /n/ 14 O o o /ô/ 15 P p pe /p/ 16 Q q qu /q/ 17 R r er /r/ 18 S s es /s/, /z/ 19 T t te /t/, /x/ 20 U u u /u/ 25 tiếng Việt Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 21 V v ve /v/ 22 X x ix /x/ 23 Y y ipxilon /uy/ 24 Z z zeta /z/, /ts/ Hai chữI và j đối với tiếng Latinh chỉ là một và đọc nhƣ chữ i. Ngoài 24 chữ cái ở trên, ngày nay còn có them chữ w (v kép) để phiên âm các từ khoa học. W đƣợc đọc nhƣ âm [u] trong các từ có nguồn gốc tiếng Anh, hoặc nhƣ v trong các từ có nguồn gốc tiếng Đức. 3.2. Nguyên tắc đọc các nguyên âm 3.2.1. Nguyên âm đơn - Các nguyên âm a, i, u đọc nhƣ âm [a], [i], [u] tiếng Việt Labium: môi, cánh môi Punica: màu đỏ - Chữ j đọc nhƣ âm [i] tiếng Việt Juventas: tuổi trẻ Jasminium: cây Nhài - Nguyên âm e đọc nhƣ âm [ê] tiếng Việt Epidermis: biểu bì Semen: hạt - Nguyên âm o đọc nhƣ [ô] tiếng Việt Lobus: thùy Ocimum: có mùi thơm - Nguyên âm y đọc nhƣ âm [uy] tiếng Việt Calyculus: tiểu đài Cyaneus: xanh lam 3.2.2. Nguyên âm kép và nguyên âm ghép 26 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Nguyên âm ghép: là 2 nguyên âm đi liền nhau, đọc thành 2 âm, nhƣng nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài. Opium: thuốc phiện Hordeum: lúa mạch Nguyên âm kép: là 2 nguyên âm đi liền nhau nhƣng đƣợc đọc thành một âm - ae (æ): đọc nhƣ âm [e] tiếng Việt Aegirophyllus: lá xanh thẫm Aeruginosa: màu xanh đồng - oe (œ): đọc nhƣ âm [ơ] tiếng Việt Foeninus: màu xanh lam Foetidus: có mùi hôi - au: đọc nhƣ âm [au] tiếng Việt Caulis: thân Autumnus: mùa thu - eu: đọc nhƣ âm [êu] tiếng Việt Eucalyptus: đậy kín, tên của cây Bạch đàn Eugenius: chân thực Ghi chú: Dấu ( ) trên chữ e trong tổ hợp chữ aë và oë báo hiệu rằng đây là nguyên âm ghép và phải đọc riêng từng nguyên âm. Aër: không khí Aloë: cây lô hội 3.3. Nguyên tắc đọc các phụ âm 3.3.1. Phụ âm đơn - Những phụ âm đọc giống tiếng Việt: b, h, k, l, m, n, p, v Bellus: đẹp Herbaceous: cỏ, dạng cỏ 27 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Kola: cây cola Bilobus: hai thùy Latifolius: lá rộng Hyemalis: mùa đông Morus: cây dâu Kaki: quả hồng Niger: đen Laccifer: có nhựa Panicula : cờ Maxima: lớn nhất Vulgaris: phổ biến Nyctanthus: hoa nở về đêm Palmatus: dạng bàn tay Vernalis: mùa xuân - Phụ âm c + Đứng trƣớc các nguyên âm: a, o, u đọc nhƣ [k] tiếng Việt Corolla: tràng hoa Pericarpium: vỏ quả + Đứng trƣớc e, i, y, ae, oe, đọc nhƣ [x] tiếng Việt Cera: sáp Citrates: mùi chanh Cylindrica: hình trụ Caeruleus: màu xanh da trời Coenobialis: (thuộc) đền, miếu - Phụ âm d đọc nhƣ [đ] tiếng Việt Dulcis: ngọt Dichrous: 2 màu - Phụ âm f đọc nhƣ [ph] tiếng Việt Folium: lá Flos: hoa - Phụ âm g đọc nhƣ [gh] tiếng Việt 28 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Glycyrrhizus: rễ ngọt Granatus: nhiều hạt - Phụ âm q thƣờng đi kèm với chữ u đọc nhƣ [q] tiếng Việt Quadrangularis: bốn góc Quercifolia: có nhiều lá - Phụ âm r đọc nhƣ âm [r] tiếng Việt (rung lƣỡi khi đọc) Rhinoceros: tê giác Rotundus: tròn - Phụ âm s + Thông thƣờng đƣợc đọc nhƣ âm [x] tiếng Việt Sanguis: máu Scaber: xù xì, thô nhám Sepalum: lá đài Eriostemus: chỉ nhị có lông + Khi đứng giữa 2 nguyên âm hoặc giữa một nguyên âm và chữ m hoặc chữ n thì đọc nhƣ âm [z] Roseus: màu hồng Resina: nhựa Jasminoides: dạng Jasminum Vietnamensis: thuộc về Việt Nam - Phụ âm t: + Đọc nhƣ [t] tiếng Việt trong phần lớn trƣờng hợp Tomentosus: phủ lông nhung Tinctorius: dùng để nhuộm + Đọc nhƣ [x] của tiếng Việt khi đứng trƣớc nguyên âm i mà sau nguyên âm i lại có thêm một nguyên âm bất kỳ 29 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Solution: dung dịch Constipation: táo bón Tuy nhiên, vẫn đọc nhƣ [t] của tiếng Việt khi t nằm trong tổ hợp phụ âm st, tt, tx Mixtio: hỗn hợp Ustio: sự đốt cháy - Phụ âm x + Đứng đầu từ đọc nhƣ âm [x] tiếng Việt Xanthoxylon: gỗ màu vàng Xanthocarpus: quả vàng + Đứng sau nguyên âm hoặc cuối từ đọc nhƣ [kx] Radix: rễ (cây) Calyx: đài hoa Hyrtrix: nhƣ con nhím Carapax: Mai (rùa, ba ba) + Đứng giữa 2 nguyên âm đọc nhƣ [kz] Exocarpium: vỏ quả ngoài Flexuosus: ngoằn ngoèo - Phụ âm z + Đọc nhƣ [z] trong các từ gốc Hy Lạp Zibethinus: mùi xạ hƣơng + Đọc nhƣ [ts] trong các từ gốc Đức Zincum: kẽm - Chữ w + Đứng trƣớc nguyên âm đọc nhƣ [v] Rauwolfia: cây Ba gạc 30 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 + Đứng trƣớc phụ âm đọc nhƣ âm [u] Fowler: dung dịch Fowler 3.3.2. Phụ âm ghép, phụ âm kép và phụ âm đôi Phụ âm ghép: Là 2 phụ âm đi liền nhau, khi phát âm phụ âm đầu đọc nhẹ và lƣớt nhanh sang phụ âm sau Species: loài Drupa: quả hạch Fructus: quả Glabra: trơn, nhẵn Phụ âm kép: Là 2 phụ âm đi liền nhau nhƣng đƣợc đọc nhƣ một phụ âm duy nhất (thƣờng phụ âm sau là h - Phụ âm ch: đọc nhƣ âm [kh] tiếng Việt Chrysantha: màu vàng Rhynchophylla: lá nhọn - Phụ âm ph: đọc nhƣ âm [ph] tiếng Việt Heterophyllus: lá khác Macrocephalus: đầu to - Phụ âm rh: đọc nhƣ âm [r] tiếng Việt (rung lƣỡi) Rheum: cây đại hoàng Rhizoma: thân rễ - Phụ âm th: đọc nhƣ âm [th] tiếng Việt Anthus: thuộc về hoa Erythroxylon: gỗ đỏ Phụ âm đôi: 31 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014 Là 2 phụ âm của cùng một chữ, đi liền với nhau nhƣ hình thức một phụ âm ghép nhƣng phụ âm đứng trƣớc thuộc về âm tiết trƣớc, phụ âm đứng sau thuộc về âm tiết sau. Aryllus: áo hạt Senna: cây Phan tả Immaturus: chƣa chín 32 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 PHẦN B. CÁC CÂY THUỐC VÀ DƯỢC LIỆU AC-TI-SÔ Tên khác: Artichaut (Pháp), Artichoke (Anh). Tên khoa học: Cynara scolymus L. họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cây thảo cao cỡ 1 m hay hơn, thân thẳng, cứng, có khía dọc, bề mặt phủ lông trắng. Lá to dài, mọc cách, cuống lá to và ngắn, phiến lá bị khía sâu,mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dƣới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn cành, màu tím nhạt. Các lá bắc của cụm hoa dầy và nhọn. Phân bố, sinh thái Ac-ti-sô có nguồn gốc ở châu Âu. Ở Việt Nam trồng nhiều nhất là ở tỉnh Lâm Đồng, còn đƣợc trồng ở Sapa, Tam Đảo. Tái sinh bằng hạt hoặc bằng chồi non. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Cynarae scolymi). Cụm hoa đƣợc hái lúc chƣa nở, lá đƣợc hái lúc cây sắp hoặc đang ra hoa (loại bỏ sống lá, sấy hay phơi khô). Thành phần hóa học Cụm hoa chứa protid, lipid, đƣờng (chủ yếu là Inulin, cần cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng), khoáng (Mn, P, Fe), vitamin (A, B1, B2, C). Lá chứa cynarin, tanin, flavonoid (cynarosid, scolymosid). Cynarin là hoạt chất chủ yếu của Ac-ti-sô, hàm lƣợng cynarin trong lá non nhiều hơn trong lá già, trong phiến lá nhiều hơn trong cuống lá, trong chóp lá nhiều hơn trong gốc lá. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Actiso tác dụng lợi mật (do có cynarin), bảo vệ gan, lợi tiểu, hạ cholesterol-huyết. 33 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Lá tƣơi hay khô dùng dƣới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10 g/ngày. Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dƣới da hay mạch máu.Hoa còn dùng ăn nhƣ rau. Chế phẩm Chophytol (viên bao đƣờng, thuốc nƣớc, thuốc tiêm IV, IM - Rosa - Pharma, Pháp). BAR (viên bao đƣờng - Pharmedic), Cynara - phytol (viên bao – XNDP Lâm Đồng), Orthocynar (XNDP TW 25), Phytol và Betasiphon (ống uống – Nadypha). Các loại cao Actiso, trà túi lọc Actiso. BẠC HÀ Tên khác: Bạc hà Á, Bạc hà nam. Tên khoa học: Mentha arvensisL., họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây thân thảo, có thể cao đến 1 m. Toàn cây có mùi thơm. Thân vuông, bề mặt có nhiều lông. Lá mọc đối, cuống dài từ 2-10 mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, mép có răng cƣa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu tím hay hồng nhạt, có khi màu trắng. Quả hạt ít khi thấy. Phân bố, sinh thái Mọc nhiều ở các nƣớc có khí hậu nhiệt đới nhƣ Trung Quốc, Nhật,… ỞViệt Nam, mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, mát. Còn đƣợc trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Cả cây trừ rễ (Herba Menthae), lá (Folium Menthae), tinh dầu (Oleum Menthae), menthol tách từ tinh dầu bạc hà. Thu hái lúc cây sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo. 34 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Nếu chiết lấy tinh dầu: dùng lá tƣơi hoặc hơi héo. Nếu dùng khô: phơi trong râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Thành phần hóa học Toàn cây chứa tinh dầu, flavonoid. Trong tinh dầu thành phần chính là menthol (65-85%). Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Tinh dầu có tác dụng trị cảm sốt, ngạt mũi, sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau. Đƣợc dùng chữa cảm sốt, ngạt mũi, xoa bóp nơi sƣng đau, sát trùng. Toàn cây trừ rễ chữa nôn, thông mật trợ giúp tiêu hóa. Menthol chữa viêm mũi, ngạt mũi (ống hít). Đơn thuốc 1. Thuốc chữa nôn thông mật giúp sự tiêu hóa:Lá bạc hà hay toàn cây bỏ rễ 5 g, pha vào 200ml nƣớc sôi, cách 3 giờ uống 1 lần.Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần từ 5-10 giọt hay hơn. 2. Chè chữa cảm mạo nhức đầu: Lá bạc hà 6 g, kinh giới 6 g, phòng phong 5 g, bạch chỉ 4 g, hành hoa 6 g. Nƣớc sôi đổ vào chờ 20 phút, uống lúc đang nóng. Chế phẩm Các loại dầu xoa: Mentholatum (phối hợp với Camphor), dầu gió Kim, dầu cù là… Viên ngậm trị viêm họng. Thuốc mỡ giảm đau: Deep heat (phối hợp menthyl salicylat…). Chú ý Không dùng cho trẻ sơ sinh vì có tác dụng ức chế hô hấp, có thể gây ngạt thở. Hiện nay trên thế giới và nƣớc ta còn dùng nhiều loài bạc hà khác: Bạc hà Châu Âu Mentha piperita L., Bạc hà Nhật Bản - Mentha arvensis L. var. piperascens Malinv, Bạc hà cho tinh dầu lƣu lan hƣơng còn gọi là lục Bạc hà - Mentha viridis L. (Mentha spicata L.). 35 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 BẠCH GIỚI TỬ Tên khoa học: Sinapis albaL., họ Cải (Brassicaceae). Tên đồng nghĩa: Brassia alba Boissier Mô tả cây Cỏ mọc một năm hay hai năm, có thể cao đến 1 m. Lá phía dƣới có rãnh sâu, phiến lá gợn sóng, mép có răng cƣa to thô. Hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá, màu vàng. Quả có lông, mỏ dài, mỗi quả chỉ có 4-6 hạt. Hạt nhỏ, hình cầu, đƣờng kính 1,5-3 mm, mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu, có vân hình mạng rất nhỏ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt (Semen Sinapis albae). Thành phần hóa học Sinalpin, chất nhầy, enzym myrosinase. Thủy phân sinalpin bằng myrosin thu đƣợc đƣờng glucose, sinalpin sulphat acid và isothiocyanat p-hydroxylbenzyl, một chất có màu vàng, vị cay nóng, gây đỏ da hay phồng da. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Dùng chữa ngực bụng đầy trƣớng, chữa ho, hen suyễn. Liều dùng 3-6 g dạng thuốc sắc, thuốc bột. BÁN HẠ VIỆT NAM Tên khác: Củ chóc, Lá ba chìa, Cây chóc chuột. Tên khoa học: Typhonium divaricatum(L.) Decne, họ Ráy (Araceae). 36 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây cỏ không có thân; lá chia ba thùy, dài 4-15 cm, rộng 3,5-9 cm. Bông mo với phần hoa đực dài 5-9 cm, phần trần dài 1-3 cm. Quả mọng, hình trứng, dài 6 mm. Củ hình cầu đƣờng kính tới 2 cm. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang khắp nơi ở đất ẩm, còn thấy ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Typhonii). Thân rễ đƣợc đào lên, rửa sạch đất cát, chọn củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ). Có thể dùng tƣơi (thƣờng dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thƣờng dùng khô có chế biến. Có nhiều cách chế biến mục đích theo quan niệm đông y để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Sau đây là một số cách chế biến thƣờng thấy: Tẩm cam thảo và bồ kết: Củ đƣợc rửa sạch, ngâm nƣớc 2-3 ngày, mỗi ngày thay nƣớc 1 lần cho đến khi nƣớc trong hẳn. Cứ 1 kg bán hạ thêm 100 g cam thảo, 100 g bồ kết, đổ nƣớc đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn hết nƣớc, vớt ra phơi hay sấy khô. Tẩm gừng và phèn chua: Củ bán hạ cũng đƣợc rửa sạch và ngâm nƣớc nhƣ trên cho đến khi nƣớc trong. Cứ 1 kg bán hạ thì thêm 50 g phèn chua, 300 g gừng tƣơi giã nhỏ, thêm nƣớc vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ lấy ra rửa sạch. Đồ cho chín. Thái mỏng. Tẩm lại với nƣớc gừng: Cứ 1 kg bán hạ thêm 150 g gừng tƣơi giã nát, thêm ít nƣớc vắt lấy nƣớc và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng đƣợc. Theo tài liệu cổ (Lôi Công): Bán hạ 160 g, bạch giới tử 80 g, giấm chua 200 g; cho bạch giới tử giã nhỏ vào giấm khuấy đều, thêm bán hạ vào ngâm trong một đêm. Lấy ra rửa sạch hết nhớt mà dùng. Thành phần hóa học Alkaloid, β-sitosterol, vitamin, muối khoáng…. 37 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn, đau dạ dày. Liều dùng: 1,5-4 g. Đơn thuốc Chữa ho và nôn mửa khi có thai (Dƣợc điển Trung Quốc 1953): Bột bán hạ 80 g, bột gừng sống 50 g, nƣớc 3000 ml, đun sôi và sắc cho đến khi còn 1000 ml; lọc qua bông và dùng nƣớc cất pha thêm vào cho đủ lƣợng 1000 ml. Đơn thuốc chỉ chế khi cần dùng đến. Mỗi lần dùng 100-300 ml, trung bình mỗi ngày dùng 200-600 ml. BÌNH VÔI Tên khác: Ngải tƣợng, Củ một, Củ mối trôn. Tên khoa học: Stephania glabra(Roxb.) Miers. họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên đồng nghĩa: Stephania rotundaLour., Cissampelos glabra Roxb. Một số loài thuộc chi Stephania có cùng alkaloid chính nhƣ Stephania sinicaH. S. Lo, Stephania kwangsiensisH. S. Lo v.v… cũng đƣợc dùng. Mô tả cây Dây leo, phần dƣới thân phình thành củ to, nằm nửa chìm nửa nổi trong khe đá hay chìm trong đất. Da thân củ màu nâu đen, xù xì, giống nhƣ hòn đá, hình dáng thay đổi tùy nơi củ phát triển. Lá hình tim, có góc cạnh hoặc không, đƣờng kính 8-9 cm, cuống dài 5-8 cm. Hoa nhỏ mọc thành tán. Quả chín hình cầu, màu đỏ tƣơi, trong chứa một hạt hình móng ngựa. Phân bố, sinh thái: Cây mọc hoang ở những vùng núi đá hay núi đất. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Củ (Tuber Stephaniae glabrae). Phiến màu vàng nâu tới nâu nhạt, bề mặt thỉnh thoảng có những sợi nhỏ, thể chất nhẹ, dai, vị đắng nhẹ. 38 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thu hái khi cây bắt đầu tàn hay mới mọc dây mới. Củ đƣợc thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học Alkaloid: rotundin (hyndarin, tetrahydropalmatin), cycleanin, stepharin, roemerin… Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Hyndarin có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau rõ rệt. Cycleanin có tác dụng kháng viêm; roemerin có tác dụng gây tê tại chỗ; stepharin có tác dụng kháng cholinesterase. Bình vôi đƣợc dùng làm thuốc an thần, giảm đau, trị đau lƣng, nhức mỏi. Dùng dƣới dạng bột, cao chiết toàn phần hay chiết lấy alkaloid tinh khiết. Chế phẩm Sen vông (viên nén - XNDP 2), Rotunda (Sirop - XNDP 2), Tetrahydropalmatin, Hyndarin (Viên nén), Rotunda (Viên nén – XNDP 2). Ghi chú Loài Stephania pierrei Diels mọc nhiều ở vùng cát ven biển miền Trung, một số loài Stephania khác có rễ củ hay củ nhỏ cũng đƣợc dùng làm thuốc. Thành phần hóa học của các cây này cũng là các alkaloid nhƣng không có hyndarin nên tác dụng chính không phải là an thần. BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC Tên khác: Hoàng hoa địa đinh, nãi chấp thảo. Tên khoa học: Taraxacum officinaleWigg., họ Cúc (Asteraceae). Tên đồng nghĩa: Leontodon taraxacum L. Mô tả cây Cây cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá xẻ thành nhiều thùy nhỏ trông giống nhƣ răng 39 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 nhọn. Từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng. Quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở các vùng Tam đảo, Sapa, Đàlạt. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Taraxaci) thu hái vào mùa hè hoặc dùng toàn cây cả rễ phơi khô. Thành phần hóa học Trong toàn cây có: flavonoid, đƣờng khử, chất nhựa, chất đắng, saponin. Trong rễ có: chất đắng taraxaxin và một ít tinh dầu, taraxol, taraxerol, sigmasterol. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Kháng viêm, kháng khuẩn. Theo đông y: Bồ công anh có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lƣơng huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu. Dùng làm thuốc bổ đắng, lọc máu, chữa mụn nhọt, mẫn ngứa. Liều dùng: 4-12 g/ngày dƣới dạng thuốc sắc. Ghi chú Ở Việt Nam thƣờng dùng loài Bồ công anh Lactuca indica L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). BỒ NGÓT Tên khác: Rau ngót, Bù ngót. Tên khoa học: Sauropus androgynous (L.) Merr. họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả cây Cây nhỏ có thể cao đến 1,5 m hay hơn. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng dài hay bầu dục, mép lá nguyên, có 2 lá kèm nhỏ. Hoa mọc thành xim ở nách lá. Quả nang hình cầu dẹp màu trắng. 40 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Mọc hoang và đƣợc trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi dùng thuốc chọn những cây từ 2 năm trở lên hái lá. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến Lá và rễ. Dùng tƣơi. Thành phần hóa học Lá có protid, glucid, nhiều acid amin (lysin, methionin, leucin,…) và vitamin C. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Lá dùng chữa sót nhau và tƣa lƣỡi. Rễ có tác dụng thông tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Bài thuốc - Chữa sót nhau: 40 g lá giã nát, hòa trong nƣớc sôi để nguội, vắt lấy 100 ml, chia làm 2 lần uống cách nhau 10 phút. - Chữa tưa lưỡi: 5 – 10 g lá giã nát, vắt lấy nƣớc, thấm vào bông và đánh lên lƣỡi, lợi, vòm miệng. - Chữa hóc: Giã cây tƣơi, vắt lấy nƣớc để ngậm. CÀ ĐỘC DƯỢC Tên khác: Mạn đà la, Cà dƣợc, Cà diên. Tên khoa học: Datura metel L., họ Cà (Solanaceae). Mô tả cây Cây thảo cao đến 2 m, thân và cành non có màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều, mép lá thƣờng lƣợn sóng. Hoa to, mọc đứng, đơn độc, đài hoa liền nhau hình ống, màu xanh, cánh 41 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 hoa màu trắng, dính liền nhau thành hình phễu. Quả hình cầu có màu lục, có nhiều gai mềm, khi chín vỏ nứt ngang, dọc làm 4. Hạt nhiều, nhăn nheo màu nâu nhạt. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, mọc hoang ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc. Cây sống rất khỏe nhƣng thích hợp nhất ở đất hoang, mùn, ẩm ƣớt. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Daturae) và hoa (Flos Daturae). Ngoài ra còn dùng hạt (Semen Daturae). Thu hái lá vào lúc cây sắp và đang ra hoa (tháng 5-6 trở đi), hoa hái vào tháng 8-10, hạt lấy ở những quả chín ngả màu nâu, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học Lá chứa alkaloid (DĐVN quy định ít nhất 0,12%) trong đó chủ yếu là scopolamin (hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamin… Hoa chứa alkaloid, hàm lƣợng 0,25-0,6%. Hạt chứa alkaloid, hàm lƣợng 0,2-0,5%. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Có tác dụng ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết, ngoài ra còn có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ƣơng. Cà độc dƣợc dùng trị ho, hen suyễn, giảm đau trong đau dạ dày, ruột và các cơn đau khác. Còn dùng chống buồn nôn, say tàu xe, chữa bệnh Parkinson, động kinh và làm thuốc dịu thần kinh. Y học cổ truyền dùng chữa đau cơ, tê thấp, đắp vào mụn nhọt giảm đau nhức. Lá, hoa phơi khô, thái nhỏ hay tán bột, cuốn vào giấy hút thuốc để trị hen suyễn. Còn dùng dạng bột lá, cao lỏng 1/1, cao mềm, cồn 1/10. Chú ý: Những ngƣời bị bệnh tăng nhãn áp (glaucom) không nên dùng chế phẩm có Cà độc dƣợc. 42 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bài thuốc Hoa hoặc lá cà độc dƣợc phơi khô thái nhỏ, 1 phần, kali nitrat 1 phần, cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá. Ngày hút 1-1,5 g vào lúc có cơn hen. CAM THẢO DÂY Tên khác: Dây cƣờm cƣờm, Dây chi chi, Cƣờm thảo. Tên khoa học: Abrus precatorius L., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Dây leo, thƣờng xanh. Thân cành mảnh, có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, mang 8-15 đôi lá chét to dần về phía ngọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cành, dài 3-6 cm; hoa màu hồng xếp rất sít nhau. Quả loại đậu, có lông nhỏ, hai đầu hơi vát; hạt hình trứng có vỏ cứng trơn bóng, màu đỏ chói với một đốm đen ở quanh rốn hạt. Rễ, thân, lá đều có vị ngọt, nhƣng không đậm và thơm nhƣ cam thảo bắc. Mùa hoa tháng 7-8; mùa quả tháng 9-10. Phân bố, sinh thái Cam thảo dây thuộc loại cây ƣa sáng, ƣa ẩm, có khả năng chịu hạn cao, phân bố ở vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng, gặp nhiều ở vùng ven biển miền Trung. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân lá (dây mang lá) thu hái tốt nhất lúc mới ra hoa, thái ngắn, phơi khô. Thành phần hóa học Toàn cây có các triterpenoid abruslacton A, methyl abrusgenat, acid abrusgenic. Rễ và lá chứa glycyrrhizin với tỷ lệ 1,5% ở rễ, 5-10% ở lá khô. 43 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Hạt chứa một albumin độc là abrin. Còn có các alkaloid (L-abrine, trigonellin, precatorin, hypaphorin…), các phytosterol, carbohydrat, hemaglutinin, urease, abralin (glycosid), dầu béo. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Phần trên mặt đất của cây cam thảo dây có tác dụng lên huyết áp, ức chế co thắt do acetylcholin tƣơng tự d-tubocurarin với kiểu phong bế thần kinh-cơ. Cam thảo dây đƣợc dùng chữa ho, giải cảm, giải độc, điều hòa các vị thuốc khác và trị hoàng đản do viêm gan siêu vi. Ngày dùng 8-16 g sắc uống. Lá, rễ nhai nuốt nƣớc để chữa khan tiếng. Tại Đông Phi, một số dân tộc dùng lá chữa rắn độc cắn. Cây đƣợc dùng thay Cam thảo bắc trong dân gian. Chú ý Có độc nên cần chú ý. CAM THẢO NAM Tên khác: Cam thảo đất, Dã cam thảo, Thổ cam thảo. Tên khoa học: Scoparia dulcis L. họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Mô tả cây Cây cỏ, mọc thẳng, sống lâu năm, gốc hóa gỗ, phân nhánh nhiều, cao 0,3-1 m. Lá mọc vòng 3 hay mọc đối, cuống ngắn, phiến hình mác hay bầu dục, mép lá nửa phía trên có răng cƣa to, nửa phía dƣới nguyên. Hoa trắng mọc ở kẽ lá, 3-5 cái, cuống hoa dài. Quả nang nhỏ, gần hình cầu, chỉ hơi vƣợt quá đài tồn tại; hạt rất nhỏ, nhăn nheo. Mùa hoa quả: tháng 5-7. 44 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Chi Scoparia phân bố nhiều ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, nhất là châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi từ vùng núi thấp đến đồng bằng. Cây ƣa sáng, ƣa ẩm, thƣờng mọc trên các bãi ven sông, các ruộng bỏ hoang. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Scopariae) thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch, dùng tƣơi hoặc phơi, sấy khô. Khi dùng cắt ngắn. Dƣợc liệu có vị ngọt. Thành phần hóa học Alkaloid, chất đắng, acid silicic, amellin. Amellin có nhiều ở thân và lá cây tƣơi. Phần trên mặt đất còn có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Cam thảo nam có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột, có tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập. Amellin là một hợp chất trị bệnh đái tháo đƣờng đƣờng, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng khác kèm theo bệnh đái tháo đƣờng và làm các vết thƣơng mau lành. Dùng uống làm giảm đƣờng huyết và tăng hồng cầu. Cam thảo nam đƣợc dùng thay vị Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể. Còn dùng chữa ho, viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều. Ngày dùng 8-12 g dƣợc liệu khô, hoặc 20-40 g cây tƣơi sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác. CÂU ĐẰNG Tên khác: Vuốt lá mỏ. Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks., họ Cà phê (Rubiaceae). Tên đồng nghĩa: Nauclea rhynchophylla Miq.; Ourouparia rhynchophylla (Miq.) Matsumura 45 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây leo có mấu, dài 6-10 m. Lá mọc đối, phiến lá hình xoan thon nhọn, mặt trên xanh bóng, mặt dƣới mốc trắng nhƣ phấn. Hai gai nhọn mọc ở kẽ lá cong nhƣ lƣỡi câu. Hoa đầu mọc ở đầu cành, màu vàng hay trắng. Quả nang có nhiều hạt. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Đoạn cành với 2 gai móc câu (Ramulus cum Unco Uncariae). Đoạn thân dài không quá 3 cm, to nhỏ không đều có từ 1-3 móc, thân vuông cắt sát gần móc câu (ở phía trên). Móc câu cứng mọc cong xuống hƣớng vào trong thân, mặt ngoài nhẵn màu nâu sẫm. Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây leo, chặt thành đoạn khoảng 2 cm, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học Chứa alkaloid trong đó có rhynchopyllin, iso-rhynchophyllin,… Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp (do ức chế thần kinh giao cảm và giãn mạch ngoại vi), gây hƣng phấn trung khu hô hấp ở liều nhỏ. Đƣợc sử dụng làm thuốc hạ huyết áp, chữa trẻ em bị kinh giật, chân tay co quắp. Đơn thuốc Chữa bệnh cao huyết áp: Câu đằng 10 g, xuyên khung 5 g, cam thảo 2 g, quế chi 3 g, nƣớc 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. CÂU KỶ Tên khác: Phủ khởi. Tên khoa học: Lycium chinense Mill. họ Cà (Solanaceae). Mô tả cây Cây nhỏ cao đến 1,5 m, có gai. Lá mọc vòng 3-5, phiến hình mác, dẹp, dài 2-6 cm. 46 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Hoa đơn độc hay nhóm 3-5 ở nách lá, tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng hình trứng dài 2 cm màu đỏ cam hay đỏ sẫm, hạt nhiều hình thận. Phân bố, sinh thái Cây của vùng Tây Á châu, mọc hoang ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên; đƣợc nhập vào trồng ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Thƣờng đƣợc trồng làm cây cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Lycii) thƣờng đƣợc gọi là Địa cốt bì. Thu hái vào mùa thu, rửa sạch, tách lấy vỏ phơi hay sấy khô. Quả (Fructus Lycii) thƣờng đƣợc gọi là Câu kỷ tử. Thu hái lúc chín, phơi trong râm, khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô. Lá (Folium Lycii). Thành phần hóa học Trong vỏ rễ có betain, lyciumamid, acid malissic. Trong quả có chứa tinh dầu, caroten, betain, acid ascorbic, acid nicotinic, hạt có nhiều sterol. Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, rất giàu vitamin A. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Câu kỷ tử đƣợc dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy yếu, chuyên chữa bệnh về mắt do suy dinh dƣỡng, làm hạ đƣờng huyết. Thƣờng dùng dạng thuốc sắc hay ngâm rƣợu. Địa cốt bì dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu. Lá dùng làm rau ăn có tác dụng bồi bổ tốt. Đơn thuốc 1. Thuốc bổ chữa di tinh: Kỷ tử 6 g, Sinh khƣơng 2 g, Nhục thong dong 2 g, nƣớc 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia ba lần uống trong ngày. 47 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 2. Tiểu tiện ra máu: Địa cốt bì tƣơi, rửa sạch, giã lấy nƣớc uống. Mỗi lần dùng 25-30 g Địa cốt bì tƣơi. Nếu không có tƣơi, dùng khô sắc cũng đƣợc. Ghi chú Trung Quốc dùng Địa cốt bì từ hai loài Câu kỷ: Lycium chinense Mill. và Lycium barbarum Ait. CẨU TÍCH Tên khác: Cu li, Kim mao, Cây lông khỉ. Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm. họ Kim mao (Dicksoniaceae). Tên đồng nghĩa: Polypodium barometz L., C. assamicum Hook., C. djambianum Hasskarl, Dicksonia barometz(L.) Link Mô tả cây Quyết thực vật có thân rễ mọc đứng thƣờng ngắn, to, bề mặt phủ lông mềm màu vàng nâu, trông tựa nhƣ con chó con hay con cu li. Lá kép lông chim 2 lần, dài 1-2 m. Cuống lá to, cứng, màu nâu có lông mềm. Lá chét có mép răng cƣa nông. Mặt dƣới lá có túi bào tử màu nâu xếp đều đặn hai bên gân giữa của lá chét. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang khắp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Campuchia, Phillipin, Malaysia và Indonesia. Cây ƣa ẩm và chịu bóng, thƣờng mọc ven suối, dƣới tán rừng, có thể thành những quần thể lớn chiếm ƣu thế dƣới tán rừng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Cibotii). Đoạn thân rễ, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đƣờng kính 2-5 cm, dài 4-10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gãy; hay những phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân màu nhạt. 48 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thu hái quanh năm, nhƣng tốt nhất vào cuối thu sang đông. Cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng bao phủ xung quanh, rửa sạch, đồ mềm, thái mỏng và phơi khô. Thành phần hóa học Tinh bột, tanin, các chất màu nâu đỏ. Các thành phần khác chƣa đƣợc biết rõ. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Cẩu tích có tác dụng chống viêm, chủ yếu là viêm cấp. Ngoài ra, có tác dụng kiểu estrogen. Đƣợc dùng trị thấp khớp, đau lƣng, nhức mỏi, đau dây thần kinh, đái dắt. Còn dùng chữa bệnh phụ nữ (khí hƣ, bạch đới). Đơn thuốc Chữa ngang lưng đau nhức:Cẩu tích 15 g, Ngƣu tất 10 g, Đỗ trọng 10 g, Sinh mễ nhân 12 g, Mộc qua 6 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm 20 ml rƣợu trong khi uống thuốc nếu có thể uống đƣợc rƣợu. Ghi chú Lông vàng phủ thân rễ (kim mao, lông culi) đƣợc dùng để cầm máu do tác dụng cơ học. CAU Tên khác: Tân lang, Binh lang. Tên khoa học: Areca catechu L. họ Cau (Arecaceae). Tên đồng nghĩa: A. hortensis Lour., A. faufel Gaertner Mô tả cây Cây mọc thẳng cao 15-20 m, đƣờng kính 10-15 cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc. Ở ngọn có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Hoa mọc thành cụm, hoa đực mọc ở trên, hoa cái 49 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 ở dƣới. Quả hạch hình trứng. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng ở khắp nơi trên nƣớc ta. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt cau (Tân lang, Binh lang - Semen Arecae), Vỏ cau (Đại phúc bì -Pericarpium Arecae). Thành phần hóa học Hoạt chất chính là alkaloid (arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin). Trong hạt còn có tanin (15-20%), chất béo (14%). Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Arecolin có tác dụng gần giống nhƣ pilocarpin, có tác dụng làm co đồng tử, hạ nhãn áp trong bệnh tăng nhãn áp (glaucoma). Dung dịch hạt cau có tác dụng độc với thần kinh của sán, làm tê bại các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới ruột, con sán bị tê liệt và không bám vào thành ruột đƣợc nữa. Hạt dùng làm thuốc trị sán, giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, kiết lỵ. Vỏ cau (Đại phúc bì) đƣợc dùng làm thuốc lợi tiểu. Liều dùng: Thuốc trị sán 0,5-4 g (phối hợp với các thuốc khác) dƣới dạng thuốc sắc. CHÈ Tên khác: Trà. Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) O. Kuntze., họ Chè (Theaceae). Tên đồng nghĩa: Thea sinensis L.; Thea chinensis Seem. 50 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây thân gỗ, để mọc tự nhiên có thể cao hơn 10 m, nhƣng khi trồng thành vƣờn thƣờng đƣợc tỉa nên cây chỉ cao 1-2 m. Cây có nhiều cành, lá đơn, mọc so le, màu xanh bóng, mép có răng cƣa. Hoa to, có màu trắng, thơm, mọc ở nách lá, hoa có nhiều nhị đài. Quả nang, màu xanh, thƣờng có 3 ngăn. Hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc từ Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Hiện đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc Châu Á. Ở Việt Nam, Chè đƣợc trồng khắp nơi, nhƣng tập trung nhiều ở Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Chủ yếu là lá Trà (Folium Camelliae). Có thể dùng cành lá tƣơi nấu nƣớc uống (chè xanh) hoặc hái búp và lá non đem sao (chè khô), khi dùng ngâm hoặc sắc với nƣớc sôi. Thành phần hóa học Alkaloid (chủ yếu là cafein cùng 1 ít theobromin, theophyllin), các polyphenol (flavonoid, tanin…), vitamin (A, B 1, B2, P nhƣng nhiều nhất là vitamin C), tinh dầu và các acid amin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Chè có tác dụng kích thần kinh và hô hấp, điều hòa nhịp tim, thanh nhiệt lợi tiểu, giải khát và trợ tiêu hóa. Chè còn có tính chất nhƣ vitamin P; nƣớc sắc Trà còn có tính trị tiêu chảy, chữa phỏng, chữa lở loét. Còn dùng nƣớc sắc đậm để trị rắn cắn. Khi dùng quá liều, Trà gây mất ngủ, bồn chồn, rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim, mất cảm giác ngon miệng. Dùng làm nƣớc uống (nƣớc lá Trà tƣơi hoặc khô) hoặc dùng bột lá Trà để chiết cafein trong công nghiệp dƣợc. 51 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CHÓ ĐẺ THÂN XANH Tên khác: Diệp hạ châu đắng. Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn. họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Mô tả cây Cỏ mọc hàng năm cao từ 0,2-0,5 m, toàn thân nhẵn, có màu xanh, lá nhỏ hình trứng thuôn, mọc so le, trông giống lá kép. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá. Quả hình cầu nhỏ treo ở mặt dƣới cành lá. Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang. Có vị rất đắng. Phân bố, sinh thái Loài của vùng nhiệt đới. Ở nƣớc ta, cây mọc hoang khắp nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Phyllanthi amari). Dùng tƣơi hay khô. Thu hái vào mùa hè, rửa sạch, phơi khô trong mát. Thành phần hóa học Lignan: phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin, phyllteralin. Alkaloid: nirurine, epibubialine, isoepibubialine. Ngoài ra còn có flavonoid (4-methyl-nor quercetin), saponin và tanin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng: Đƣợc dùng trong điều trị bệnh gan, giúp phục hồi tế bào gan. Cũng đƣợc dùng chữa viêm gan siêu vi B. Chế phẩm: Liv 52 (Ấn Độ), nhiều chế phẩm dƣới dạng trà thuốc, viên nén, viên nang. Ghi chú Loài Phyllanthus urinaria L. có thân màu đỏ, cũng đƣợc sử dụng làm thuốc. 52 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CỎ MỰC Tên khác: Cỏ nhọ nồi, Hạn liên thảo. Tên khoa học: Eclipta alba (L.) Hassk., họ Cúc (Asteraceae). Tên đồng nghĩa: Eclipta prostrata L., Verbesina prostrata L. Mô tả cây Cây thảo cao 30-40 cm, màu xanh hay hơi đỏ tím, có nhiều lông nhám. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2-8 cm, rộng 515 mm, mép lá có răng cƣa. Cụm hoa hình đầu màu trắng, mọc ở nách lá hay đầu cành. Quả bế có ba cạnh. Phân bố, sinh thái Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở những chỗ ẩm ƣớt. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Ecliptae). Dùng tƣơi (giã, ép lấy nƣớc) hoặc khô, thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Coumarin (wedelolacton), alkaloid (ecliptin). Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Wedelolacton có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, ngoài ra còn có tác dụng estrogen. Cỏ mực có tính kháng khuẩn in vitro yếu nhƣng rõ ràng trên lâm sàng. Làm tăng tỉ lệ prothrombin tƣơng tự vitamin K, có tác dụng cầm máu. Đƣợc dùng để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thƣơng chảy máu, chảy máu cam. Còn dùng chữa ho, hen, lao, viêm cổ họng. Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Ngoài ra có thể giã nát lấy nƣớc để rơ miệng trị nấm, xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi. 53 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CỎ SỮA LÁ NHỎ Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burm., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả cây Cây thảo nhỏ, mọc bò sát mặt đất. Thân và cành tím đỏ. Toàn cây có mủ trắng. Lá nhỏ hình bầu dục, mọc đối. Cụm hoa xim, mọc ở kẽ lá. Quả nang có lông. Hạt nhẵn. Phân bố, sinh thái Loài của vùng nhiệt đới, mọc hoang ở khắp nơi, ƣa đất có sỏi đá. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Euphorbiae thimifoliae). Thu hái quanh năm, rửa sạch dùng tƣơi hay sao vàng phơi khô. Thành phần hóa học Sesquiterpen, flavonoid và một ít tinh dầu có mùi đặc biệt. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng kháng khuẩn ức chế sự sinh sản của các vi khuẩn lỵ Shigella và một số vi khuẩn gây bệnh khác. Đƣợc dùng để chữa lỵ, viêm ruột. Còn có tác dụng hạ đƣờng huyết, gây kết tập hồng cầu. Hằng ngày dùng 15-20 g dƣới dạng thuốc sắc. Chú ý: Nhựa mủ của cỏ sữa lá nhỏ có tính kích ứng niêm mạc, độc với cá và chuột. 54 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CỎ SỮA LÁ TO Tên khác: Cỏ sữa lá lớn. Tên khoa học: Euphorbia hirta L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên đồng nghĩa: Mô tả cây Cây thảo nhỏ, mọc thẳng, sống dai. Toàn thân màu đỏ nhạt, phủ lông màu vàng nhạt. Lá đơn, mọc đối, màu xanh có sắc đỏ. Hoa nhỏ màu trắng đỏ, mọc thành xim đơn. Quả lúc đầu đỏ, sau xanh và nâu. Phân bố, sinh thái Loài của vùng nhiệt đới, mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Cả cây (Herba Euphorbiae hirtae) thu hái quanh năm, dùng tƣơi hay phơi khô. Thành phần hóa học Flavonoid, phytosterol, cholin, acid shikinamic, triterpen, tanin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Cỏ sữa có tác dụng kháng khuẩn, kháng lỵ trực khuẩn và lỵ amib, còn có tác dụng hạ đƣờng huyết, hạ huyết áp. Cỏ sữa đƣợc dùng để chữa lỵ, lợi sữa và tiêu độc. Ở Malaysia, còn dùng cỏ sữa trị đau mắt, loát giác mạc… Chế phẩm: Codanxit (viên nén). 55 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CỎ TRANH Tên khác: Bạch mao căn. Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv., họ Lúa (Poaceae). Tên đồng nghĩa: arundinacea Cirillo, Lagurus cylindricus L., Saccharum I. cylindricum (L.) Lamarck. Mô tả cây Cỏ sống dai, thân rễ khỏe. Lá hẹp dài, gân lá song song, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dƣới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy, màu trắng bạc. Phân bố, sinh thái Loài liên nhiệt đới, là cỏ dại khó diệt trừ, mọc hoang khắp nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Imperatae) còn đƣợc gọi là Bạch mao căn. Đoạn thân rễ có chiều dài thay đổi, hình trụ, đƣờng kính 0,2-0,4 cm, có nhiều đốt mang vết tích của vẩy và rễ con. Mặt ngoài ngà tới vàng nhạt, hơi bóng, có nhiều nếp nhăn dọc. Thể chất nhẹ, hơi dai nhƣng dòn ở mấu, dễ bẻ gãy. Vị hơi ngọt. Thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tƣơi hay phơi khô. Thành phần hóa học Các dẫn chất flavan, acid hữu cơ, acid chlorogenic, đƣờng khử. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng: Cầm máu, thanh nhiệt, lợi tiểu. Thƣờng đƣợc dùng trị nóng sốt, tiểu tiện ít; thổ huyết, tiểu ra máu, máu cam hay trong các bài thuốc giải nhiệt, lợi tiểu. 56 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CỎ XƯỚC Tên khác: Ngƣu tất nam. Tên khoa học: Achyranthes aspera L., họ Rau dền (Amaranthaceae). Mô tả cây Cây thảo sống hàng năm hay hai năm, cao khoảng 1 m. Rễ nhỏ, cong queo, dài 10-15 cm, đƣờng kính 2-5 mm. Lá mọc đối, mép lƣợn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20-30 cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài. Ra hoa vào hè thu. Phân bố, sinh thái Loài của vùng nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đƣờng đi, bờ bụi. Cũng đƣợc trồng bằng hạt. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Achyranthis asperae) hoặc toàn cây (Herba Achyranthis asperae). Thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tƣơi hay phơi khô. Thành phần hóa học Trong rễ saponin với sapogenin là acid oleanolic. Hạt chứa hentriacontane, acid oleanolic và saponin 2%. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Cỏ xƣớc có tác dụng chống viêm tốt ở cả giai đoạn mạn tính và cấp tính. Saponin trong rễ có tác dụng phá huyết và làm vón albumin. Cỏ xƣớc có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng trị viêm khớp, đau lƣng, nhức xƣơng, cảm mạo phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai, quai bị, viêm thận phù thũng, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều. 57 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Ghi chú Cây đƣợc sử dụng để thay thế cây Ngƣu tất Achyranthes bidentata Bl. CỐI XAY Tên khác: Giằng xay, Kim hoa thảo, Nhĩ hƣơng thảo. Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet., họ Bông (Malvaceae). Mô tả cây Cây nhỏ mọc thành bụi cao 1-1,5 m. Lá mềm hình tim, cuống lá dài. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá. Quảcó nhiều lá noãn dính nhau trông nhƣ cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp khắp nƣớc ta. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trên mặt đất (Herba Abutili indici) tƣơi hay khô. Thành phần hóa học Cây chứa nhiều chất nhầy, flavonoid, hợp chất phenol, acid amin và một ít tinh dầu. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Nhân dân dùng lá giã đắp mụn nhọt hay sắc uống chữa thông tiểu tiện và trị phù thũng. Ngày dùng 4-6 g. Dùng ngoài không kể liều lƣợng để chữa mụn nhọt. CỐT TOÁI BỔ Tên khác: Cây tổ rồng, cây tổ phƣợng, tắc kè đá, ráng bay. Tên khoa học: Drynaria fortunei J. Sm., họ Bổ cốt toái (Polypodiaceae). 58 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây sống lâu năm trên hốc đá, đám rêu hoặc bám lên cây to. Thân rễ dày, mềm, phủ nhiều lông dạng vảy màu nâu. Lá có hai loại: Lá bất thụ không cuống, màu nâu hình tim, có thuỳ, gân nổi rõ. Lá hữu thụ màu xanh, xẻ thuỳ lông chim, có mang bào tử nang ở mặt dƣới. Phân bố, sinh thái Mọc hoang ở núi đá, hoặc bám trên các cây to ở khắp nƣớc ta. Còn có ở Lào, Trung Quốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Drynariae). Thu hái quanh năm. Hái về rửa sạch đất cát, bỏ lá và cạo sạch lông. Phơi khô hoặc đồ chín trƣớc khi phơi cho dễ bảo quản. Có thể đốt cho cháy hết lông rồi cắt thành lát theo kích thƣớc quy định. Sấy khô. Thành phần hoá học Thân rễ chứa flavonoid: hesperidin, naringin. Tinh bột 25-35%. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Chữa đau lƣng, đau xƣơng, sƣng đau khớp, ngã chấn thƣơng tụ máu, bong gân sai khớp (sắc, ngâm rƣợu, giã nát đắp lên chỗ sƣng đau), chữa ù tai, răng đau, chảy máu chân răng, thận hƣ. Bài thuốc Trị bong gân, tụ máu: Cốt toái bổ tƣơi hái về, bỏ lá và lông tơ, rửa sạch, giã nhỏ. Rấp một ít nƣớc vào, gói vào lá đã nƣớng cho mềm, rồi đắp lên các vết đau. Những loại gãy xƣơng hở không dùng lối này. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ, có thể chỉ lấy bã thuốc ra, rấp nƣớc rồi lại băng lại. Có tác dụng sau 3 ngày đến 1 tuần. Ghi chú Cây khác có cùng công dụng là Drynaria bonii Christ, cùng họ Polypodiaceae. 59 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 CÚC HOA Tên khác: Kim cúc, Hoàng cúc, Cam cúc, Dã cúc. Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cây thảo sống một hay nhiều năm. Thân thẳng, nhẵn, có khía dọc. Lá bầu dục, mọc so le, phiến xẻ thùy sâu, mép có răng cƣa không đều, mặt trên màu lục sẫm, mặt dƣới màu lục nhạt. Cụm hoa đầu có cuống dài mọc ở kẽ lá hay ngọn cành. Quả bế. Phân bố, sinh thái Trồng nhiều nơi ở nƣớc ta, dùng làm cảnh hay lấy hoa làm thuốc hay ƣớp chè, nấu rƣợu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hoa (Flos Chrysanthemi). Thu hái khi hoa nở. Xông sinh và ép loại bỏ nƣớc đen rồi phơi đến khô. Cứ 5-6 kg hoa tƣơi cho 1 kg hoa khô. Thành phần hóa học Tinh dầu: camphor, chrysanthenon, β-caryophyllen oxyd v.v… Các sesquiterpen: handelin, angeloylcumambrin, artegalasin v.v… Flavonoid:acaciin, luteolin-7-glucopyranosid, acacetin-7-O-β-D-galactopyranosid. Carotenoid: chrysanthemaxanthin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp trên thú thí nghiệm và trên ngƣời, làm tăng độ bền của mao mạch. Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Cúc hoa vàng đƣợc dùng trong dân gian chữa cảm lạnh, sốt, nhức đầu, mờ mắt, huyết áp cao. Liều dùng 9-15 g dƣới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác. 60 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Còn dùng để ƣớp chè hay ngâm rƣợu uống. Đơn thuốc Tang cúc ẩm chữa ho và sốt, cảm mạo: Tang diệp, cúc hoa, mỗi vị 6 g; liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh, mỗi vị 4 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chế phẩm: Trà hoa cúc (Trà hòa tan - XNPD 2/9). Ghi chú Còn sử dụng một loại cúc khác Chrysanthemum morifolium Ramat và loài cúc trắng Chrysanthemum sinense Sabin. ĐẠI HỒI Tên khác: Hồi, Bát giác hồi hƣơng, Đại hồi hƣơng, Tai vị. Tên khoa học: Illicium verum Hook. f., họ Hồi (Illiciaceae). Tên đồng nghĩa: I. san-ki Perrottet Mô tả cây Cây cao 6-10 m. Lá mọc gần thành chùm 3-4 lá ở đầu cành, có cuống, phiến nguyên, vò có mùi thơm. Hoa to, mọc kẽ lá, đơn độc, màu trắng ở ngoài, hồng thắm ở trong. Quả gồm 6-8 đại (có khi tới 12-13 đại) xếp thành hình sao. Khi tƣơi có màu xanh, khi chín khô có màu nâu. Trên mỗi đại khi nứt làm lộ hạt màu nâu nhạt nhẵn, bóng. Mùi thơm. Phân bố, sinh thái Mọc ở khu vực tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta (Cao Bằng, Lạng Sơn). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam, Hải Ninh, Quảng Tây, Quảng Đông), Ấn Độ, Philippin. 61 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Illicii). Hái vào hai vụ tháng 7-8 (vụ mùa) hoặc tháng 11-12 (hồi chiêm). Hồi hái về phơi nắng cho khô ngay. Có thể nhúng nƣớc sôi rồi mới phơi cho hồi đỏ đẹp, nhƣng nhƣ vậy sẽ làm giảm tinh dầu. Thành phần hóa học Lá, cuống, hoa, quả đều có tinh dầu. Ở quả, tinh dầu chiếm 9-10% trên dƣợc liệu khô. Trong tinh dầu chủ yếu là trans-anethol (80-90%), theo Dƣợc điển Việt Nam hàm lƣợng anethol phải hơn 75% trong tinh dầu. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Tây y: Dùng hồi làm thuốc trung tiện (carminatif), giúp tiêu hóa, lợi sữa. Trên hệ thần kinh và cơ: làm giảm đau, giảm co thắt cơ, dùng chữa đau dạ dày, đau ruột. Dùng làm rƣợu khai vị, làm thơm kem đánh răng, làm gia vị. Chú ý Dùng liều cao gây ngộ độc với hiện tƣợng say, run chân tay, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây, có khi co giật nhƣ động kinh. Đồng phân cis độc gấp 10-20 lần đồng phân trans. Hồi Việt Nam có đồng phân cis khoảng 0,04%. Ghi chú Tránh dùng nhầm quả của cây Hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thomas), có 12-16 đại cong nhƣ hình lƣỡi liềm, hay Hồi Nhật Bản (Illicium anisatum), 12-16 đại nhỏ, do độc. Có thể thay thế Đại hồi bằng: Tiểu hồi: Foeniculum vulgare F. Miller, họ Hoa tán (Apiaceae) có ở vùng ôn đới. Quả có tinh dầu 2-8%, trong đó anethol 50-60%. 62 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Hồi nƣớc: Limnophila rugosa (Roth.) Merr. họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (3,27%) với thành phần chính là anethol (trên 90%). ĐẢNG SÂM Tên khác: Ngân đằng, Cây đùi gà. Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f., họ Hoa chuông (Campanulaceae). Mô tả cây Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình trụ dài, đƣờng kính có thể đạt 1,5-2 cm, phân nhánh, đầu rễ phình to, có nhiều vết sẹo lồi. Thân màu lục nhạt hoặc hơi tím. Lá mọc đối, ít khi so le, hình tim ở gốc, nhọn ở đầu; mép nguyên lƣợn sóng hoặc hơi khía răng. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, tràng hình chuông, màu trắng hoặc hơi vàng, có vân tím ở họng. Quả nang, hình cầu có 5 cạnh mờ, khi chín màu tím hoặc tím đỏ, hạt nhiều. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Mùa hoa: tháng 10-11, mùa quả: tháng 12-2. Phân bố, sinh thái Chí Codonopsis phân bố chủ yếu ở Nepan, Butan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, Đảng sâm mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Codonopsis), hình trụ, có khi phân nhánh, đƣờng kính 0,5-2 cm, màu vàng nâu nhạt, bề mặt có những rãnh dọc ngang, thịt trắng ngà, vị ngọt dịu. Thu hái vào mùa đông, rửa sạch đất, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến hơi khô, lăn cho mềm, rồi lại phơi sấy nhẹ cho thật khô. 63 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Rễ đảng sâm có saponin, đƣờng, chất béo và acid amin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch. Đƣợc dùng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hƣ nhƣợc, kém ăn, mệt mỏi, thiếu máu, cơ thể suy nhƣợc. Còn dùng trong sa tử cung, băng huyết, rong huyết, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nƣớc tiểu có albumin v.v… Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Chú ý: không dùng chung với Lê lô. DÀNH DÀNH Tên khác: Chi tử. Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả cây Cây nhỡ cao hơn 1 m, nhiều cành. Lá mọc đối hay vòng 3, hình trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cành nhƣ bẹ lá. Hoa đơn độc ở đầu cành, màu trắng, thơm. Quả thuôn hình bầu dục có 6-7 rãnh dục nhƣ cánh, đài tồn tại ở đỉnh. Thịt quả màu vàng cam. Phân bố, sinh thái Cây của vùng Đông Nam Á. Mọc ở vùng đồng bằng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Gardeniae), cũng dùng lá và rễ. Quả hình trứng hay thoi có 5-8 đƣờng gờ chạy dọc theo quả làm cho quả có góc cạnh, dài 2,5-4,5 cm, đƣờng kính 1-2 cm. Mặt ngoài màu vàng cam tới đỏ nâu hơi bóng, quả 64 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 có nhiều hạt hình dĩa xếp xít nhau thành khối hình cầu hay hình trứng. Mùi nhẹ, vị hơi chua, đắng. Thành phần hóa học Iridoid: gardenosid, geniposid, genipin, cerbinal. Manitol, sắc tố. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Genipin có tác dụng tăng tiết mật, geniposid có tác dụng giải độc gan, cerbinal có tác dụng kháng khuẩn. Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu và cầm máu, trị viêm gan nhiễm trùng, vàng da. Cũng dùng để trị viêm thận, phù thũng. ĐẠI TÁO Tên khác: Táo tàu, Táo đen, Táo đỏ… Tên khoa học: Ziziphus jujuba Mill., họ Táo ta (Rhamnaceae). Mô tả cây Cây gỗ nhỏ tới trung bình, thƣờng có gai. Lá mọc so le, hình trứng đầu thuôn, 3 gân nổi rõ ở mặt dƣới, có lá kèm. Hoa nhỏ, lƣỡng tính, màu vàng xanh, mọc riêng lẻ hay thành cụm 2-8 hoa ở nách lá. Quả hình bầu dục hoặc hinh trứng, có 1 hạch cứng, mùi thơm đặc biệt, vị ngọt. Phân bố, sinh thái Cây mọc ở vùng núi, đồi hay đồng bằng, ở độ cao dƣới 1700 m. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, nay đƣợc trồng nhiều ở châu Á, châu Phi, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Bộ phận dùng, thu hái Quả (Fructus Ziziphi jujubae). Mùa thu, hái quả chín, rửa sạch, phơi hay sấy khô. 65 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Đƣờng, protid, lipid, saponin, alkaloid, phytosterol, các vitamin A, B1,C… Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Nƣớc sắc đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng thể trọng ở thú vật thử nghiệm. Thƣờng đƣợc dùng điều trị tỳ vị hƣ nhƣợc, tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra còn đƣợc dùng để điều hòa khí huyết, ho kéo dài, hồi hộp, mất ngủ. DÂU Tên khác: Dâu tằm. Tên khoa học: Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả cây Cây gỗ cao, vỏ thân, cành có những nốt sần của bì khổng, lá mọc so le, phiến lá hình xoan dài 5-10 cm, rộng 4-8 cm, gốc lá hình tim, mép lá có răng cƣa nhỏ. Quả dạng phức trắng hoặc hồng. Phân bố, sinh thái Nguồn gốc từ Trung Quốc, trồng ở nƣớc ta từ lâu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Mori, Tang diệp), vỏ (Cortex Mori, Tang bạch bì), cành (Herba Mori, Tang chi), quả (Fructus Mori, Tang thầm), tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu), tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh). Thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Lá có chứa inokosteron, umbelliferon, scopoletin, scopolin, acid amin, tanin, caroten, vitamin C. Vỏ rễ có acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid. Quả có anthocyanidin, đƣờng, protein, tanin, caroten… 66 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tổ bọ ngựa có protid, chất béo, calci. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Lá dùng chữa cảm sốt, ho, viêm họng, cao huyết áp. Ngày dùng 6-18 g dạng thuốc sắc. Vỏ rễ trị ho, hen suyễn, phù, dị ứng. Ngày dùng 6-12 g sắc. Cành trị phong thấp, đau nhức. Ngày dùng 6-12 g sắc. Quả trị viêm gan mạn tính, thiếu máu, suy nhƣợc thần kinh. Ngày dùng 10-15 g. Tang ký sinh chữa đau lƣng, đau mình, chân tay tê bại. Ngày dùng 12-20 g sắc. Tổ bọ ngựa chữa di tinh, đi tiểu nhiều lần, liệt dƣơng, trẻ đái dầm. Ngày 6-12 g. Đơn thuốc 1. Trị huyết áp cao: Lá dâu và hạt ích mẫu ngâm chân 30-40 phút trƣớc khi ngủ. 2. Trị ho, hen suyễn: Vỏ rễ 20-40 g sắc. 3. Ho ra máu: Tang bạch bì 600 g. Ngâm nƣớc vo gạo 3 đêm. Tƣớc nhỏ, cho thêm 250 g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều, ngày uống 2 lần. Mỗi lần 8 g chiêu bằng nƣớc cơm. 4. Động thai - bí tiểu tiện: Tang phiêu tiêu nƣớng vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 g. DIẾP CÁ Tên khác: Dấp cá, Ngƣ tinh thảo, Rau dấp. Tên khoa học: Houttuynia cordataThunb., Họ Lá giấp (Saururaceae). Mô tả cây Cây thảo cao 20 – 40 cm, thƣờng đƣợc trồng làm rau ăn. Thân màu lục hoặc tím đỏ. Toàn cây có mùi tanh nhƣ cá. Lá hình tim, mọc so le, có bẹ. Hoa hình bông. 67 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Mọc ở nơi ẩm ƣớt khắp vùng nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, cây đƣợc trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trên mặt đất (Herba Houttuyniae cordata) dùng tƣơi hay khô, thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Flavonoid (quercitrin, rutin, hyperin, v.v…), còn có một ít tinh dầu (-pinen, linolol). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Flavonoid của diếp cá có tác dụng vitamin P. Quercitrin còn có tác dụng lợi tiểu. Tinh dầu của diếp cá có tác dụng kháng khuẩn. Trị táo bón, trĩ, cầm máu, chữa đau mắt đỏ, lợi tiểu, sát trùng đƣờng tiểu, kinh nguyệt không đều. Chế phẩm: Ruton (Trà – Công ty CPDP. OPC). Đơn thuốc Cây diếp cá khô 20 g, táo đỏ 10 quả, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm sƣng tai giữa, sƣng tắc tia sữa. ĐINH HƯƠNG Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry = Eugenia carophyllata Thunb., Họ Sim (Myrtaceae). Mô tả cây Cây gỗ nhỏ, cao 5 – 10 m, nhánh không lông. Lá hình xoan nhọn, dài 8 – 12 cm, rộng 3,5 – 5 cm, đầu có mũi ngắn, màu lục bóng, có đốm trong. Cụm hoa ngù, ít hoa, nụ dài 1 – 1,5 cm, tiết diện vuông, răng dài nhỏ, cánh hoa trắng. Quả hình bầu dục xoan ngƣợc, màu đỏ đậm, dài 2,5 cm, thƣờng chỉ chứa 1 hạt. 68 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Gốc ở đảo Molluques, cây đƣợc nhập trồng từ thế kỷ 18 và nhiều nƣớc Châu Á, Châu Phi (đặc biệt là Tanzania). Chƣa trồng đƣợc ở Việt Nam. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Nụ hoa khô (Flos Carophylli), thu hái khi cây sắp nở hoa, phơi khô. Thành phần hóa học Nụ hoa có tinh dầu (15 – 20%), chứa eugenol (80 – 85%), acetyleugenol (2 – 3%), 1 sesquiterpen là caryophyllen, một lƣợng nhỏ methylamylceton có ảnh hƣởng đến mùi thơm của Đinh hƣơng. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Đinh hƣơng có tác dụng kích thích tiêu hóa, đƣợc dùng làm gia vị, làm thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, nấc cục, kích thích tiêu hóa (sắc uống). Dùng ngoài để xoa bóp và nắn bóp gãy xƣơng. Cũng dùng chữa phong thấp, đau xƣơng, nhức mỏi, lạnh tay chân. Eugenol đƣợc dùng trong nha khoa để làm thuốc tê, diệt khuẩn và diệt tủy răng. Eugenol còn đƣợc dùng trong kỹ nghệ chế biến nƣớc hoa và bán tổng hợp vanilin, điều chế metyl eugenol diệt ruồi vàng. ĐINH LĂNG Tên khác: Cây gỏi cá, Nam dƣơng lâm. Tên khoa học: Polyscias fruticosa(L.) Harms., Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Mô tả cây Cây bụi, thân nhẵn, cao 0,8 – 1,5 m. Lá kép 3 lần, xẻ lông chim, phiến lá chét có răng cƣa không đều. Thân và lá có răng cƣa. Hoa tự hình chùy ngắn, gồm nhiều tán. Quả dẹt. 69 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố sinh thái Cây trồng làm cảnh phổ biến ở nƣớc ta. Còn có ở Trung Quốc, Lào v.v… Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Polyscias) hay vỏ rễ phơi sấy khô. Rễ sau khi đào, rửa sạch đất cát, bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Lá (Folium Polyscias) cũng đƣợc dùng. Thành phần hóa học Saponin triterpen có cấu trúc olean (ladyginosid, zingibrosid, các polysciosid A, B, C, D, E, F, G, H). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Nƣớc sắc Đinh lăng cói tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể súc vật và ngƣời thử nghiệm. Dân gian dùng Đinh lăng làm thuốc bổ, chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ, lợi sữa, thông tiểu Liều 10 – 20 g/ngày dƣới dạng thuốc sắc, thuốc bột … Là Đinh lăng còn đƣợc dùng làm gia vị ăn với gỏi cá. Đơn thuốc 1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5 g, thêm 100 ml nƣớc, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày. 2. Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây Đinh lăng 30 – 40 g. Thêm 500 ml nƣớc sắc còn 250 ml. Uống nóng. Uống luôn 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thƣờng (Y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7-1963). 3. Chữa vết thương:Giã nát lá Đinh lăng đắp lên. 70 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 ĐỖ TRỌNG Tên khoa học: Eucommia ulmoidesOliv., họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Mô tả cây Cây cao 10 – 15 m hay hơn, thƣờng xanh. Vỏ thân màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi màu trắng mảnh nhƣ sợi tơ. Lá mọc so le hình trứng rộng, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng cƣa, mặt trên lục sẫm, mặt dƣới nhạt hơn, khi dứt lá cũng thấy những sợi nhựa trắng nhƣ ở vỏ cây. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái tụ tập ở kẽ lá. Quả hình thoi, dài 3 cm, rộng 1 cm, dẹt, đầu quả xẻ đôi, chứa một hạt, màu nâu bóng. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang hay đƣợc trồng ở Trung Quốc, đƣợc di thực vào Việt Nam ở quy mô thí nghiệm. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ thân (Cortex Eucommiae), thu hái vào mùa xuân khi cây đã đƣợc 10 năm. Cắt thành từng đoạn, ép phẳng, ủ cho tới khi mặt trong có màu tím, phơi khô, cạo bỏ vỏ ngoài. Thƣờng gặp dạng vỏ thân đƣợc xén ngang nhƣng chƣa đứt dời hẳn (còn nối với nhau bởi một lớp nhựa) trông giống nhƣ da rắn. Thành phần hóa học Hợp chất iridoid glycosid và lignan nhựa, màu, chất béo, tinh dầu, acid hữu cơ. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Đỗ trọng có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, chữa đau lƣng, chữa đi tiểu nhiều, có tác dụng an thai … Tại Liên Xô (cũ), Đỗ trọng đƣợc công nhận là thuốc trị cao huyết áp. Dùng 5 – 12 g/ngày dƣới dạng thuốc sắc hay thuốc rƣợu. 71 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Ghi chú Nƣớc ta cũng sử dụng một số loại cây khác với tên là “Đỗ trọng nam” để thay thế vị Đỗ trọng dựa trên cơ sở khi bẻ vỏ cây, cuống lá đều thấy nhựa mủ khô lại thành sợi nhƣ tơ mảnh giống nhƣ của vỏ cây Đỗ trọng. Tuy nhiên, vỏ của những cây này mỏng, tơ ít và ngắn hơn. Đơn thuốc Theo Liên Xô cũ: Cao lỏng Đỗ trọng: 25 g, mỗi lần uống 15 – 30 giọt. Ngày uống 2 – 3 lần. Rượu Đỗ trọng: 15 g, mỗi lần dùng 15 – 30 giọt. Ngày dùng 2 – 3 lần. Đơn thuốc trong Đông Y: Chữa các bệnh sau khi sinh nở, thai không yên: Đỗ trọng (cạo vỏ, sắc) giã với Táo đỏ Trung Quốc (táo tàu) viên bằng hạt đậu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên. DỪA CẠN Tên khác: Bông dừa, Trƣờng xuân hoa. Tên khoa học: Catharanthus roseus(L.) G. Don, họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả cây Cây thảo cao 0,4 – 0,8 m, phân nhiều cành. Lá mọc đối, thuôn dài, mũi lá tù, gân lá trắng xanh. Hoa hình ống 4 cánh, màu trắng hay hồng tím. Cây ra hoa quanh năm. Quả là 2 đại chứa 15 – 20 hạt nhỏ hình trứng, màu nâu. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Madagasca nay lan rộng khắp nơi, mọc hoang nhiều ở nƣớc ta (nhất là vùng cát ven biển) hay đƣợc trồng làm cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Catharanthi), lá (Folium Catharanthi) thu hái quanh năm. 72 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học: Alkaloid: ajmalicin (rễ), catharanthin. Lá: vincaleucoblastin (VLB), vincristin, vinleurosin, … Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Rễ đƣợc dùng làm hạ huyết áp. Lá dùng để chiết các alkaloid chữa bệnh bạch huyết (Leucemie) nhƣ vinblastin (VLB), vincristin, ajmalicin. Dân gian: dùng rễ trị huyết áp, đái đƣờng, chữa sốt rét, lỵ, thông tiểu. Chế phẩm: Pervincamin (Viên nang Vincamin – Group Synthelabo), Vinca (Viên nén – XNDP 2), Vinblastin sulfat (Bột Vinblastin pha tiêm – XNDP 2), Vinblastin (Bột pha tiêm) – Gedeon – Richter), Velbe (Thuốc tiêm – Lilly). Vincristin Roger – Bellon (Bột Vincristin pha tiêm – Bellon), Rhone – Poulence – Rorer Vincristine (Thuốc tiêm – Rhone Poulence Rorer), Vincristini sulfat PCH (Thuốc tiêm – Pharmachemie), Robapharm Vincristine (Thuốc tiêm – Robapharm). GẤC Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả cây Dây leo sống nhiều năm có tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 – 5 thùy sâu. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng; hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu đỏ gạch đến đỏ sẫm; hạt dẹt, cứng, màu đen. 73 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Cây của vùng Ấn Độ và Malaysia. Ở Việt Nam đƣợc trồng khắp nơi để lấy quả. Cây ƣa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hoặc bằng đoạn dây. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Dầu màng hạt gấc (Oleum Momordicae), hạt (Semen Momordicae) thƣờng gọi là Mộc miết tử. Thành phần hóa học Màng gấc chứa chất dầu màu đỏ có thành phần chủ yếu là  - caroten và lycopen là những tiền vitamin A. Nhân hạt chứa các triterpen (acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid  elaeostearic). Ngoài ra còn có tanin 1,8%, chất béo 55,3%, protein 16,5%, đƣờng 3%, acid amin. Thân củ chứa các triterpenoid (chondrillasterol, cucurbitadienol), 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa saponin triterpen (momordin) và sterol. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dầu gấc dùng làm thuốc bồi dƣỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ đang có thai). Chữa bệnh khô mắt, quáng gà. Dùng bôi lên các vết thƣơng, vết loét, vết bỏng giúp cho mau lành, còn dùng chữa các bệnh loét hậu môn và loét trực tràng, cap huyết áp, rối loạn thần kinh. Nhân hạt gấc trị mụn nhọt, sƣng tấy, sƣng vú, tắc tia sữa, chấn thƣơng, ứ huyết. Rễ gấc chữa tê thấp, đau nhức gân xƣơng, ngủ hay giật tay chân và đau lƣng. Đơn thuốc 1. Chữa trĩ lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít dấm thanh gói bằng vải đắp vào nơi bị trĩ (hậu môn) để suốt đêm. 2. Chữa sưng vú: Giã nhân hạt gấc với một ít rƣợu (30 – 40 °C) đắp lên nơi sƣng đau. 74 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 GAI Tên khác: Trữ ma Tên khoa học: Boehmeria nivea (L.) Gaud. họ Gai (Urticaceae). Mô tả cây Cây nhỏ cao khoảng 1 – 2 m. cành non và cuống lá màu tím xanh, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dƣới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép ở kẽ lá. Quả bế, có đài tồn tại. Phân bố, sinh thái Cây trồng khắp nơi ở nƣớc ta để lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ củ (Radix Boehmeriae). Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học Rễ chứa Flavonoid (Rutin). Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo nhiều acid tự do, acid chlorogenic. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tính vị theo Đông Y: Ngọt, hàn, không độc. Có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lở, thông tiểu tiện. Phàm không thực nhiệt chớ có dùng. Đơn thuốc 1. An thai: Rễ cây Gai mới hái hoặc phơi khô 30 g, sắc với 600 ml nƣớc, cô làm 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài. Chữa bệnh phụ nữ có thai đau bụng, nƣớc vàng đỏ vẫn chảy rỉ, cùng bài thuốc đó còn chữa đƣợc bệnh sa dạ con nhƣng uống 3 – 4 ngày, chú ý theo dõi. 75 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 2. Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung, lòi dom không co lên đƣợc. Liều dùng trung bình 10 – 30 g, sắc với nƣớc uống. GỪNG Tên khác: Khƣơng. Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc., họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả cây Cây thảo đa niên, mọc thành bụi, cao đến 1 m. Thân rễ phát triển thành củ phân nhánh xòe ra nhƣ trên cùng một mặt phẳng, màu vàng nhạt, mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ, hình mác, mặt nhẵn bóng, gân giữa hơi trắng nhạt, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc dài cỡ 20 cm mang cụm hoa hình bông. Hoa màu vàng xanh, cánh môi màu tía với những chấm màu vàng. Nhị hoa màu tía, quả mọng. Phân bố, sinh thái Loài của Châu Á và Châu Phi, đƣợc trồng khắp nơi để lấy củ và làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Zingiberis) dùng tƣơi hoặc khô. Thƣờng thu hoạch khi cây sắp lụi. Đào lấy rễ củ, cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng dƣới dạng tƣơi, dạng khô, sao vàng hoặc sao gần cháy tùy theo mục đích sử dụng. Thành phần hóa học Tinh dầu (1 – 3%): d – camphor,  - phelandren, zingiberen, citral, borneol, geraniol. Chất cay: gingerol, shogaol. Tinh bột, lipid, nhựa dầu. 76 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Trị lạnh bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, đau bụng tiêu chảy, chống nôn, chống say tàu xe. Trị cảm cúm, làm ra mồ hôi, trị nhức đầu, ho mất tiếng. Gừng sao vàng chữa tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp. Ngày dùng 4 – 8 g, dạng sắc, ngâm rƣợu hoặc nƣớc vắt gừng tƣơi. Đơn thuốc 1. Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đàm: Can khƣơng 10 g, trích cam thảo 4 g, nƣớc 300 ml. Sắc còn 100 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi. 2. Đi tả ra nước: Can khƣơng sấy khô, tán nhỏ, dùng nƣớc cơm chiêu thuốc, mỗi lần uống 2 – 4 g. 3. Đi lỵ ra máu: Can khƣơng thiêu tồn tính. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2 – 4 g, chiêu bằng nƣớc cơm hay nƣớc cháo. 4. Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rƣợu, xào nóng, đánh khắp ngƣời và xát vào chỗ đau mỏi. 5. Chữa nôn mửa: Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn. Trong Đông Y, ngƣời ta cho rằng những ngƣời trong ngoài đều nhiệt, vì nhiệt mà đau bụng, vì nhiệt mà thổ huyết thì không dùng đƣợc. Chế phẩm Ho cam thảo (Viên nén – XNDP 2, XNDP 3), Lục thần thủy (Cồn thuốc – XNDP 3, OTC), Trgutan (XNDP 3-2). 77 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 HỒ TIÊU Tên khoa học: Piper nigrum L. họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả cây Dây leo, các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân cây vào giá tựa. Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trái xoan. Cụm hoa đối diện với lá, là những bông thòng xuống mang nhiều hoa không có bao hoa. Quả mọng không có cuống. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm, vị cay. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ở nƣớc ta, cây đƣợc trồng ở Tây Nguyên, Đông nam bộ, Nam bộ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Piperis nigri), còn gọi là Hồ tiêu. Thu hái những chùm quả chín đỏ, phơi hay sấy khô thu đƣợc Tiêu đen, nếu ngấm nƣớc rồi chà bỏ vỏ ngoài thì thu đƣợc Tiêu sọ. Thành phần hóa học Trong tiêu có muối khoáng, tinh bột, lipid, protid. Vỏ ngoài có tinh dầu. Hạt chứa 10% nhựa có vị cay và nóng (các alkaloid). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tiêu dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa, giảm đau, ăn không tiêu, nôn mửa. Ngày dùng 2 – 4 g sắc, bột, viên. Đơn thuốc 1. Bổ, kích thích tiêu hóa: Hồ tiêu 5 g, thạch tín 0,5 g. Hai vị tán nhỏ, dùng hồ viên thành 100 viên. Ngày uống 2 – 4 viên này làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm. Thuốc có độc, phải cẩn thận. 2.Chữa đi lỏng, ăn vào nôn ra: Hồ tiêu, Bán hạ chế, hia vị bằng nhau, tán nhỏ. Dùng nƣớc gừng viên bằng hạt đậu. Ngày uống 15 – 20 viên. Dùng nƣớc gừng chiêu thuốc. 78 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 HOẮC HƯƠNG Tên khác: Quảng hoắc hƣơng, Thổ hoắc hƣơng. Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanc.) Benth., họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây thảo, sống lâu, thân vuông, lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng, mép có răng cƣa thô. Hoa mọc thành xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá, hoa nhỏ, màu hồng hoặc màu vàng. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu. Phân bố, sinh thái Hoắc hƣơng đƣợc trồng khắp nơi ở Việt Nam và nhiều nƣớc Châu Á. Thời gian gieo trồng vào mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc và vào mùa mƣa ở các tỉnh phía Nam, 5 – 6 tháng sau khi trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Patchouli); tinh dầu (Oleum Patchouli). Thành phần hóa học Tinh dầu có thành phần chính là patchouli alcol (32 – 38%), ngoài ra còn có các sesquiterpen. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Là vị thuốc dùng trong y học cổ truyền có tác dụng giải cảm, dùng trong trƣờng hợp ăn không tiêu, đầy bụng, nôn, tiêu chảy. Tinh dầu Hoắc hƣơng là hƣơng liệu quý dùng làm chất định hƣơng trong kỹ nghệ pha chế nƣớc hoa, là chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế rƣợu mùi, thức uống. Đơn thuốc 1. Hoắc hương chính khí hay kiện tỳ chi tả tán: Hoắc hƣơng 15 g, Tô diệp 10 g, Thƣơng truật 8 g, Tam thảo 3 g, Trần bì 5 g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3 g, Phục linh 6 g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói 8 – 10 g. Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Ngƣời lớn ngày uống 2 – 5 gói (tối đa), cách 1 giờ uống 1 gói. Trẻ con dƣới 1 79 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 tuổi không nên uống. Trẻ con từ 2 – 3 tuổi mỗi lần dùng 1/3 gói, 8 – 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói. 2. Chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng:Hoắc hƣơng 12 g, Thạch xƣơng bồ 12 g, Hoa cây đại 12 g, Vỏ bƣởi đào đốt cháy 6 g. Tất cả tán nhỏ. Trƣớc bữa ăn 20 phút uống với nƣớc nóng, mỗi lần 2 g. Ngày uống 3 lần. HOÀNG BÁ Tên khác: Hoàng nghiệt. Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., họ Cam (Rutaceae). Mô tả cây Cây to, cao có thể tới 10 – 25 m; vỏ thân dày, sần sùi, màu nâu xám ở mặt ngoài, màu vàng tƣơi ở mặt trong . Lá kép lông chim lẻ có từ 5 – 13 lá chét. Hoa màu vàng lục mọc thành chùy ở đầu cành. Quả chín màu tím đen. Phân bố, sinh thái Có ở các tỉnh Vân Nam, Tứ xuyên (Trung Quốc). Vị thuốc này hiện nay nƣớc ta còn phải nhập của Trung Quốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ thân (Cortex Phellodendri). Thành phần hóa học Alkaloid: Berberin, Palmatin, … Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kháng khuẩn. Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản (vàng da). Đơn thuốc 1. Kiện vị, kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: Hoàng bá 12 g, Chi tử 12 g, Cam thảo 6 g, nƣớc 600 ml. Chia 3 lần, uống trong ngày. 80 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 2. Người có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi nƣớng chín, bóc vỏ, giã nát, thêm bột Hoàng bá vào, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 – 40 viên. 3. Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá chẻ nhỏ, ngậm. Nƣớc có thể loét hay nhổ đi. Ghi chú Trong nhân dân ta thƣờng dùng vỏ cây Núc nác với tên Hoàng bá hay Nam hoàng bá. Hai vị thuốc có thành phần khác hẳn nhau nhƣng lại có một số tác dụng giống nhau (xem vị này). HÒE Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott. = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Cây gỗ thân nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, hình trứng, đỉnh nhọn. Hoa nhỏ màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu không tự mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Phân bố, sinh thái Hòe đƣợc trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc và một số nƣớc Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hòe đƣợc trồng ở Thái Bình, Nam Hà, Hà Bắc, Hải Hƣng, Hải Phòng, Nghệ An và một số vùng thuộc Tây Nguyên. Bộ phận dùng, thu hái và chê biến Nụ hoa (Hỏe mễ - Flos Sophorae immaturus) phơi hay sấy khô, dài 0,5 – 0,8 cm, rộng 0,2 – 0,3 cm, cánh hoa màu vàng nâu. Đài hoa hình chuông màu vàng xám, dài 1/2 hay 2/3 chiều dài của hoa. Phía trên đài xẻ thành 5 răng hông. Ngoài ra còn dùng cả hoa đã nở (Flos Styphnolobii japonici = Flos Sophorae) và quả hòe (Fructus Sophorae = Hòe giác). 81 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Nụ Hòe chứa flavonoid (chủ yếu là rutin), ngoài ra còn có các saponosid. DĐVN III quy định dƣợc liệu Hòe phải chứa ít nhất 20% rutin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Rutin có hoạt tính vitamin P làm bền mao mạch, hạ thấp trƣơng lực cơ tim, chống co thắt. Hòe đƣợc sử dụng phòng xơ vữa động mạch, suy yếu tĩnh mạch, chống xuất huyết, chống gốc tự do. Ngoài ra còn dùng chống dị ứng, thấp khớp, tổn thƣơng ngoài da do bức xạ. Dạng dùng: Dạng hãm (trà Rutin, …), còn dùng để chiết Rutin và bán tổng hợp các dẫn chất từ rutin và làm thành thuốc viên (nhƣ Rutin C, …). Chú ý Không đƣợc dùng trong trƣờng hợp nghẽn mạch và máu có độ đông cao. Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Có tác dụng lƣơng huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần nhƣ hoa nhƣng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạnh lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết. Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5 – 20 g dƣới dạng thuốc sắc. Rutin thƣờng dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh cao huyết áp. Rutin thƣờng đƣợc chế thành thuốc viên, mỗi viên có 0,02 g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên (0,06 – 0,12 g/ngày). 82 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 HỒNG HOA Tên khoa học: Carthamus tinctorius L. họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cây thảo sống hàng năm, cao cỡ 1 m. Thân đứng nhẵn, có vạch dọc, phần cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần nhƣ không cuống, gốc lá tròn, ôm lấy thân, mũi lá nhọn sắc, mép lá có nhiều răng cƣa nhọn trông rất sắc. Cụm hoa đầu ở ngọn thân, bao chung gồm nhiều lá bắc (tổng bao lá bắc) có hình dạng và kích thƣớc khác nhau. Hoa nhỏ, màu vàng rồi chuyển sang màu đỏ cam đính trên đế hoa dẹt. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Ả Rập, nay đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hoa (Flos Carthami). Dƣợc liệu có màu đỏ, mềm, mùi thơm, vị hơi đắng, đem ngâm nƣớc thì sẽ nhuộm màu vàng tƣơi (Carthamin), ngâm kiềm thì dịch kiểm sẽ có màu đỏ (Carthamon). Thu hái hoa khi hoa đang nở, cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ. Phơi nắng nhẹ cho khô dần. Hạt và dầu ép từ hạt cũng đƣợc sử dụng. Thành phần hóa học Flavonoid: gồm sắc tố vàng (Carthamin, hàm lƣợng khoảng 0,5%, tan trong nƣớc), sắc tố đỏ (Carthamon, dẫn xuất oxy hóa của Carthamin), luteolin, iso – carthamin… Hạt chứa 20 – 30% tinh dầu (dầu này có tính nhuận tẩy). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, giảm đau. Hồng hoa còn dùng làm thuốc an thần, điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều, chữa bế kinh, đau bụng kinh. Còn dùng để nhuộm màu thực phẩm, nhuộm màu tơ lụa. Dầu hạt dùng chữa thấp khớp, chữa vết loét. Hạt dùng chữa thấp khớp, gây sổ. 83 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Chú ý Phụ nữ có thai không đƣợc dùng (có thể gây sảy thai). HÚNG CHANH Tên khác: Rau tần dày lá, Rau thơm lông. Tên khoa học: Plectranthus amboinicus(Lour.) Spreng. (Coleus amboinicus Lour.), họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây thảo sống nhiều năm. Lá mọc đối, dày mọng nƣớc, hình trái xoan, mép lá có răng cƣa tròn nhỏ. Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành. Quả nhỏ tròn. Toàn cây có nhiều lông, có mùi thơm. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Malaysia, đƣợc trồng phổ biến ở nƣớc ta, thu hái quanh năm, dùng tƣơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá và ngọn non (Folium et Gemma Plectranthi). Thành phần hóa học Lá có tinh dầu (0,005 – 0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic nhƣ thymol, eugenol, carvacrol. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dùng làm gia vị, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, trị ho, viêm họng. Đơn thuốc Dùng 5 – 7 lá húng chanh, rửa sạch, ngâm nƣớc muối. Sau đó nhai và ngậm. Chữa ho. 84 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 HƯƠNG NHU TÍA Tên khác: É tía, É rừng, É đỏ. Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L., họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây nhỏ cao có thể tới gần 2 m. Thân non có màu đỏ tía, có lông. Lá hình trứng, mép có khía răng cƣa, hai mặt đều có lông. Hoa màu tím mọc thành bông xim co ở đầu cành. Quả bế. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố, sinh thái Cây đƣợc trồng khắp nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trên mặt đất (Herba Ocimi Sancti). Thu hái khi cây có hoa. Phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Nếu cất lấy tinh dầu có thể dùng tƣơi. Thành phần hóa học Toàn cây có chứa tinh dầu (khoảng 0,2 – 0,3% trong dƣợc liệu tƣơi), gồm 2 phần nặng và nhẹ hơn nƣớc. Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (40 – 50%). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Toàn cây: trị cảm mạo, đau bụng, nhức đầu. Eugenol: dùng trong nha khoa và tổng hợp vanilin. Đơn thuốc 1. Chữa chứng hôi miệng:Hƣơng nhu 10 g, sắc với 200 ml nƣớc. Dùng súc miệng và ngậm. 2. Trẻ con chậm mọc tóc:Hƣơng nhu 40 g, sắc với 200 ml nƣớc, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu. 3. Cảm mạo tứ thời: Hƣơng nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8 g, pha với nƣớc sôi hay dùng rƣợu hâm nóng mà chiêu thuốc. Ra mồ hôi đƣợc là khỏi. 85 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 4. Cảm lạnh, phát sốt, thổ tả, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh ngắt, buồn bực: Hƣơng nhu 500 g, Hậu phác tẩm gừng nƣớng 200 g, Bạch biển đậu sao 2 g. Tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng 10 g, pha với nƣớc đun sôi mà uống. Có thể dùng tới 20 g. HƯƠNG PHỤ Tên khác: Cỏ cú, Củ gấu. Tên khoa học: Cyperus rotundus L., họ Cói (Cyperaceae). Mô tả cây Cây cỏ sống lâu năm. Thân rễ mảnh nhƣ sợi chỉ mọc bò dƣới mặt đất, từng đoạn phình thành củ hình trứng. Từ củ mọc lên thân khí sinh nhẵn, hình 3 cạnh. Lá nhỏ, hẹp và dài, gốc lá có bẹ ôm lấy thân, đầu lá thuôn nhọn. Gân chính nổi rõ. Cụm hoa ở đỉnh, phân nhánh nhiều. Quả bế có 3 cạnh màu đen nhạt. Củ đa dạng thƣờng có hình thoi, nhiều vân ngang, nhiều lông. Vỏ màu nâu đến nâu đen. Phân bố, sinh thái Hƣơng phụ mọc ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đƣờng. Tại ven biển, đất cát xốp, củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Hƣơng phụ còn thấy mọc hoang ở những nƣớc khác vùng Châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Cypery) phát triển thành củ. Thân rễ hình thoi, thể chất cứng chắc, dài 1 – 3 cm, đƣờng kính 0,4 – 1 cm. Mặt ngoài màu xám đen; có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 – 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau cay. 86 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Tinh dầu: Cyperen, cyperol, … Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Hƣơng phụ ức chế co bóp tử cung, giảm trƣơng lực cơ trơn tử cung. Ức chế hình thành prostaglandin E2. Ngoài ra còn có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Hƣơng phụ đƣợc dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh (thƣờng dùng Hƣơng phụ tứ chế). Dùng riêng hay thƣờng phối hợp với các dƣợc liệu khác. Còn dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau bụng, lỵ, và làm thuốc trợ tiêu hóa. Đơn thuốc Cao hương ngải: Hƣơng phụ, Ngải cứu, Ích mẫu, Lá bạch đồng nữ mỗi thứ 1 g, thêm nƣớc vào sắc kỹ, cô đến còn 10 ml, thêm đƣờng vào cho đủ ngọt. Đóng vào ống 10 ml, hàn và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Thuốc có thể quản trong nhiều năm không hỏng. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hƣ bạch đới. Ngày uống từ 3 – 6 ống. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh, 10 ngày trƣớc ngày dự đoán có kinh. Uống luôn nhƣ vậy trong 2 – 3 tháng. Có thể dùng lâu hơn. Chế phẩm: Cao ích mẫu và dạng viên Ích Mẫu (Cty CPDP. OPC) Ghi chú Còn dùng củ của cây Hải hƣơng phụ (Hƣơng phụ biển, Cyperus stoloniferus Retz.) mọc nhiều ở bãi cát gần biển. HUYẾT DỤ Tên khác: Phất dũ, Thiết thụ. Tên khoa học: Cordyline terminalis Kunth. (Dracaena terminalis Jacq.), họ Hành tỏi (Alliaceae). Có hai thứ: C. terminalis Kunth. var ferrea có lá đỏ cả hai mặt và C. terminalis Kunth. var viridis có lá một mặt đỏ, một mặt xanh. 87 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây thảo, sống lâu, cao 1-2 m. Thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không có cuống. Hoa mọc thành chuỳ dài. Quả mọng. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang hay đƣợc trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Cordyline) tƣơi hoặc phơi khô. Thành phần hoá học Chƣa rõ, chỉ mới thấy có dẫn chất anthocyanidin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dùng làm thuốc cầm máu, trị băng huyết, thổ huyết, ho ra máu, trĩ, lỵ. Ngoài ra còn tác dụng hạ đờm, sát trùng. Ngày dùng 8-16 g dƣợc liệu khô hay 15-30 g dƣợc liệu tƣơi dƣới dạng thuốc sắc. Bài thuốc 1. Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tƣơi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, hoa khô với lƣợng bằng 1/2 lá tƣơi). 2. Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tƣơi 30 g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống. Chú ý: Không nên dùng trƣớc sinh hoặc sau sinh còn sót nhau. ÍCH MẪU Tên khác: Cây chói đèn, Sung úy. Tên khoa học: Leonurus japonicus Sweet., họ Hoa môi (Lamiaceae). 88 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Thân có tiết diện vuông, thẳng, xốp, đƣờng kính 0,2 – 0,8 cm, dài không quá 40 cm kể từ ngọn xuống. Mặt ngoài có nhiều rãnh dọc và lông mịn. Lá mọc đối chéo chữ thập, chia làm 3 thùy hình chân vịt, mỗi thùy lại chia nhỏ nữa. Càng về phía gần ngọn thùy càng xẻ sâu. Mặt trên lá có màu lục, mặt dƣới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông. Cụm hoa mọc vòng ở kẽ lá, tràng hoa hình môi. Khi tƣơi màu tím nhạt, khi khô màu nâu nhạt và thƣờng bị rụng hết. Đài hoa hình ống chia làm 5 thùy tồn tại xung quanh 4 quả đóng. Dƣợc liệu có mùi thơm hắc, vị đắng. Phân bố, sinh thái Ích mẫu chủ yếu mọc hoang, thƣờng thấy ở ven suối, ven sông nơi đất cát. Hiện nay chủ yếu đƣợc trồng làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Phần trên mặt đất (Herba Leonuri) hay quả (còn gọi là Sung úy tử - Fructus Leonuri). Thành phần hóa học Tinh dầu, alkaloid (Leonurin), flavonoid (rutin), saponin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Ích mẫu có tác dụng tăng cƣờng trƣơng lực và tần số co bóp tử cung, tăng cƣờng co bóp cơ tim, tăng tần số và biên độ hô hấp. Ngoài ra ích mẫu còn có tác dụng tán huyết, lợi tiểu và an thần. Ích mẫu đƣợc dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, an thai, chữa đau bụng kinh. Thƣờng dùng phối hợp Ngải cứu, Cỏ cú, Nghệ đen Sung úy tử còn dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (Glaucom). Chế phẩm: Cao và dạng viên Ích Mẫu (Cty CPDP OPC). 89 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 KÉ ĐẦU NGỰA Tên khác: Thƣơng nhĩ, Phắc ma. Tên khoa học: Xanthium strumarium DC. (X. strumarium L.) họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cây thảo, thân có khía rãnh, có lông cứng. Lá mọc so le, có phiến đa giác, có thùy và răng cƣa ở mép lá. Cụm hoa hình đầu. Quả loại quả bế, bên ngoài có nhiều gai mềm cong queo. Ở đầu quả có 2 móc rất đặc biệt. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang khắp nƣớc ta. Thu hái quả khi chín, phơi khô, cây có thể thu hái quanh năm. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Thƣơng nhĩ tử - Fructus Xanthii) và phần trên mặt đất (Herba Xanthii). Thành phần hóa học Trong quả có sesquiterpen lacton (xanthinin, xanthumin, xanthanol), iod hữu cơ. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dùng chữa tê thấp, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt. Còn dùng chữa đau răng, bƣớu cổ, lỵ. Liều 6 – 10 g sắc. Toàn cây dùng chữa sung huyết, eczema. Đơn thuốc 1. Trị phong thấp, viêm xoang: Ké đấu ngựa 12 g, Kinh giới 8 g, Bạch giới 8 g, Xuyên khung 6 g, Thiên niên kiện 6 g. Sắc uống 2. Chữa đau răng: Sắc nƣớc quả Ké, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần. 3. Mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké sao vàng, tán bột. Ngày uống 4 – 8 g. 90 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 4. Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thƣơng nhĩ tử, Thiêu tồn tính, Đình lịch. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Uống với nƣớc, mỗi lần 8 g, ngày 2 lần. 5. Chữa bướu cổ: Ngày uống 4 – 5 g quả hay cây ké dƣới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút) (Đỗ Tất Lợi). KEO GIẬU Tên khác: Bình linh, Bọ chét, Keo giun. Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit. họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Cây nhỏ cao tới 5 m. Lá kép lông chim 2 lần, lá chét hình liềm. Cụm hoa hình đầu ở nách lá, màu trắng. Quả đậu dẹt màu xanh, khi chín có màu nâu. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Châu Mỹ. Ở nƣớc ta trồng nhiều nơi. Thu hái quả chín vào mùa hè, thu đập lấy hạt phơi khô. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt (Semen Leucaenae leucocephalae). Thành phần hóa học Lá chứa tanin, protein, caroten, alkaloid độc (leucenin) Hạt có chất béo, chất nhầy. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Trị giun, dùng 10 – 15 g cho trẻ em, 25 – 50 g cho ngƣời lớn, hạt rang lên tán bột uống vào 3 buổi sáng lúc đói. Có thể phối hợp hạt Sử quân tử. 91 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 KIẾN CÕ Tên khác: Bạch hạc, Cây lác, Nam uy linh tiên. Tên khoa học: Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz., họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả cây Cây nhỏ có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, phiến hình trứng, thuôn dài. Hoa nhỏ mọc thành xim màu trắng giống con hạc bay. Quả nang, hạt hình trứng hai mặt lồi. Phân bố, sinh thái Nguồn gốc ở Ấn Độ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá, thân, rễ (Folium Rhinacanthi, Caulis Rhinacanthi, Radix Rhinacanthi). Thu hái quanh năm. Thành phần hoá học Trong rễ có rhinacanthin có tác dụng kháng nấm. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Chữa viêm phế quản, tê thấp, viêm khớp, huyết áp cao, hắc lào. Dùng ngoài trị eczema, lở ngứa, hắc lào. Dùng 9-15 g sắc. Bài thuốc Trị hắc lào: Dùng rễ tƣơi hay khô giã nhỏ, ngâm rƣợu hoặc ngâm dấm trong 7-10 ngày. Rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên. Có thể nấu thành cao để dùng. 92 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 KIM NGÂN Tên khác: Nhẫn đông. Tên khoa học: Lonicera japonicaThunb., họ cơm cháy (Caprifoliaceae). Một số loài Kim ngân khác nhƣ L. dasytyla Rehd; L. confusa L.; L. macrantha DC. và L. cambodiana Pierre cũng đƣợc dùng. Mô tả cây Dây leo bằng thân quấn dài tới 10 m, thân non màu lục nhạt, phủ lông mịn, lúc già chuyểnsang nâu đỏ nhạt. Lá mọc đối, hình trứng dài, cuống ngắn. Hoa hình ống, lúc mới nở có màu trắng bạc, sau đó chuyển thành màu vàng. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở rừng núi. Còn đƣợc trồng làm cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hoa sắp nở (Flos Lonicerae). Cũng dùng cả cành lá. Thành phần hóa học Flavonoid: lonicerin, luteolin và các tinh dầu. Acid hữu cơ: acid chlorogenic, acid isochlorogenic, … Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tăng cƣờng chuyển hóa chất béo tăng đƣờng huyết và chống choáng phản vệ. Kim ngân đƣợc dùng làm thuốc kháng viêm, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy, một số trƣờng hợp dị ứng. Đơn thuốc 1. Ngân kiều tán: Hoa Kim ngân 6 g, Liên kiều 40 g, Kinh giới tuệ 16 g, Cát cánh 24 g, Đạm đậu sị 20 g, Bạc hà 24 g, Ngƣu bàng tử 24 g, Đạm trúc diệp 16 g. Tất cả sấy 93 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 khô, tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần uống 12 g bột. Thƣờng dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm. 2. Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Hoa kim ngân 6 g, Cam thảo 3 g, Nƣớc 200 ml. Sắc còn 100 ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Chế phẩm: Depuratab(Viên nén – Mekopharma). KIM VÀNG Tên khác: Gai kim vàng, Trâm vàng, Gai kim bóng. Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl., họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả cây Cây nhỏ mọc đứng. Nhánh vuông, không lông. Lá nguyên không lông, lá kèm biến thành gai thẳng, nhọn. Cụm hoa bông ở ngọn, cánh hoa mềm, màu vàng nhạt. Mỗi bông thƣờng có18 – 20 hoa nhƣng thƣờng không nở hoa một lúc. Quả nang có hạt dẹt, hạt đƣợc bao bọc bởi một vỏ cứng. Khi quả chín khô, nổ tách bắn hạt ra xa. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam nƣớc ta, ngoài ra còn đƣợc trồng làm cảnh hoặc thành hàng rào vì có gai nhọn. Còn mọc hoang và đƣợc trồng ở Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia… Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá, rễ và thân cây (Folium, Radix et Caulis Barleriae). Thƣờng dùng tƣơi, thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Flavonoid (7-O-rhamnosyl scutellarein), iridoid. 94 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kim vàng có tác dụng tiêu thủng, giải độc, giảm đau. Chỉ mới đƣợc dùng trong dân gian để chữa rắn cắn, chữa đau nhức răng, chữa ho, chữa băng huyết. Bài thuốc Chữa rắn độc cắn: Hái một nắm lá tƣơi (ƣớc 25 – 30 g) giã nát vắt lấy nƣớc cốt uống, bã dùng đắp lên nơi rắn cắn. Cứ 30 phút cho uống 1 lần, 5-6 lần. KINH GIỚI Tên khác: Khƣơng giới, kinh giới tuệ Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland., họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây nhỏ, cao 40-60 cm. Thân vuông, có lông mịn. Lá mọc đối, mép có răng cƣa dài 5-8 cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt hoặc hồng tía, mọc thành bông lệch về một phía ở đầu cành. Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẵn. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Phân trên mặt đất (Herba Elsholtziae). Thu hái vào lúc cây ra hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học Cả cây chứa tinh dầu trong đó có chứa các ceton của Elsholtzia. Hợp chất flavonoid: apigenin, luteolin, dẫn chất methoxy flavon. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Chữa cảm sốt, sởi, cảm cúm (dùng tƣơi hoặc khô), kháng khuẩn, kháng viêm… Chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, đại tiện ra máu (sao đen). 95 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Lƣu ý: Trong tinh dầu của loài Kinh giới trồng ở Nghê An hàm lƣợng citral đến 40%. Một số bài thuốc dân gian 1. Chữa cảm nóng, ngã ngất: Một nắm Kinh giới tƣơi chừng 50 g, giã nhỏ, thêm vài miếng gừng tƣơi vắt lấy nƣớc cho uống, bã còn lại dùng để đánh dọc sống lƣng. Có thể dùng Kinh giới phơi khô 20 g, sao hơi vàng, sao hơi vàng, thêm 200 ml nƣớc, sắc còn 100 ml uống lúc còn nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi. 2. Phụ nữ bang huyết, trẻ con người lớn bị chảy máu cam: Hoa kinh giới sao đen 15 g, nƣớc 200 ml sắc còn 100 ml, cho uống 2-3 lần. 3. Thuốc cảm: Hoa kinh giới, Tía tô, Hƣơng nhu, Ngải cứu, Hoắc hƣơng các vị bằng nhau, dùng nƣớc sắc nhiều lần, hợp các nƣớc sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Bị cảm uống 7-8 viên thuốc này. Trẻ em dùng 2-4 viên. Dùng nƣớc lá tre để chiêu thuốc. Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (nếu dùng nƣớc sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc). Chú ý Đây là loài Kinh giới ở Việt Nam, Kinh giới Trung Quốc là một loài khác Schizonepeta tenuifoliaBriq. – Họ Hoa môi (Lamiaceae). LÁ LỐT Tên khác: Tất bát Tên khoa học: Piper lolot L., họ Hồ tiêu (Piperaceae) Mô tả cây Cây thảo mọc bò thành từng bụi, từng đám, sống lâu. Thân cao cỡ 40-50 cm, có thể lên đến 1m, có lông, phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều rãnh dọc. Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá. Cuống lá có gốc bẹ ôm lấy thân. Mặt trên của lá xanh bóng. Cụm hoa dạng bông đơn, mọc ở nách lá. Phân bố, sinh thái Mọc hoang và cũng đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam, nhất là những nơi ẩm ƣớt. 96 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Piperis) Thành phần hóa học Tinh dầu, alkaloid. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Chữa tê thấp, đau lƣng (phối hợp với Ngải cứu, giã nát rồi chƣng nóng, đắp tại chỗ), rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, giải ngộ độc nấm, chữa rắn cắn (phối hợp với lá Khế, lá Đậu ván trắng: giã nát, vắt lấy nƣớc uống). Còn dùng chữa đau răng (ngậm nƣớc sắc). Một số bài thuốc dân gian Chữa đau nhức tay chân: Lá lốt, rễ Bƣởi bung, rễ cây Vòi voi, rễ Cỏ xƣớc, tất cả đều dùng tƣơi thái mỏng, sao vàng, mỗi vị đều nhau 15 g khô sắc với 600 ml nƣớc. Cô còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. LẠC TIÊN Tên khác: Nhãn lồng, chùm bao, lồng đèn, mắc mát. Tên khoa học: Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae). Tên đồng nghĩa: Hoặc Dysosmia foetida (Linnaeus) M. Roemer; Granadilla foetida (Linnaeus) Gaertner; Passiflora foetida var. hispida (Candolle ex Triana & Planchon) Killip; P. hispida Candolle ex Triana & Planchon; Tripsilina foetida (Linnaeus) Rafinesque. Mô tả cây Dây leo bằng tua cuốn, có nhiều lông mềm. Lá mọc so le, phiến chia ba thùy, gân lá chân vịt, hai mặt có lông. Tua cuốn mọc ở kẻ lá cuộn lại nhƣ lò xo. Hoa to, đều, mọc riêng rẻ ở kẻ lá, tổng bao gồm ba lá bắc rời nhau chia thành những dải nhỏ nhƣ sợi. Quả hình trứng dài 2-3 cm, đƣợc bao bọc bởi tổng bao lá bắc tồn tại, quả có màu xanh khi non, chín có màu vàng chứa các hạt nhỏ, có lớp áo hạt ăn đƣợc. 97 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở bãi trống, bờ bụi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trên mặt đất (Herba Passiflorae) Thành phần hóa học Alkaloid: Harman, harmin, harmol, harmalin, harmalol. Flavonoid: saponarin, saponaretin, vitexin. Hợp chất cyanogenic. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng An thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp. Thƣờng kết hợp với tâm sen, lá dâu. Chế phẩm: Cortonyl, Camphonyl, Sevona, Selavo. Một số bài thuốc dân gian Thuốc chữa hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ: Cao lạc tiên: Lạc tiên 50 g, lá Vông 30 g, lá Dâu tằm 10 g, Liên tâm 2,2 g, đƣờng 90 g, nƣớc vừa đủ 100 ml, acid benzoic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan acid benzozic. Ngày dùng 2-4 thìa to, trẻ em 1-2 thìa cà phê. Uống trƣớc khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp bồn chồn. LÔ HỘI Tên khác: Tƣợng đảm, Hổ thiệt, Nha đam, Long tu. Tên khoa học: Aloë vera L., họ Lô hội (Asphodelaceae). Mô tả cây Thân ngắn hóa gỗ, cao 30-50 cm mang một bó lá dày mọng nƣớc. Lá không cuống, mọc thành vòng, rất sít nhau. Mép lá có răng cƣa thƣa, lá dài 30-50 cm, 98 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 rộng 5-10 cm, dày 1-2 cm. Cụm hoa dài mọc thành chùm trên một cáng mang hoa. Hoa màu vàng hơi xanh, lúc đầu hoa mọc đứng sau rũ xuống. Quả nang hình trứng thuôn. Phân bố, sinh thái Lô hội có nguồn gốc ở Đông Phi, trồng phổ biến ở nƣớc ta, đƣợc trồng nhiều ở Ninh Thuận. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Dùng tƣơi hoặc lấy nhựa: dịch rỉ của lá cây sau khi bị cắt đƣợc cô thành cao khô, dạng khối rắn có màu đen. (Lô nghĩa là đen, hội nghĩa là tụ lại) Phần thịt lá: Phần thịt của lá tƣơi, đã loại vỏ, và chất nhầy từ thịt lá. Thành phần hóa học Hoạt chất chính trong nhựa lô hội là anthraglycosid (chủ yếu là aloin), chất nhầy. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Nhựa lô hội liều thấp (0,05-0,1 g) có tác dụng bổ, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Liều cao (0,15-2 g) là vị thuốc tẩy. Lô hội còn có tác dụng thông mật. Chất nhầy trong lá đƣợc dùng trị bỏng và dùng trong mỹ phẩm. Chú ý Liều lớn gây nhức đầu, sung huyết phổi và phủ tạng. Liều 8 g (nhựa) có thể gây ngộ độc. Không dùng cho phụ nữ mang thai và các dạng xuất huyết. Một số bài thuốc dân gian Viên nhuận tràng: Bột Lô hội 0,08 g, cao mật bò tinh chế 0,05 g, phenolphtalein 0,05 g, bột cam thảo, 0,05 g, tá dƣợc vừa đủ một viên. Dùng chữa táo bón, khó tiêu vì thiếu nƣớc mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Ngày dùng 1-2 viên vào bữa cơm chiều, có thể dùng liều cao hơn. Trẻ em dƣới 15 tuổi không dùng đƣợc. 99 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 LỰU Tên khác: Bạch lựu, Thạch lựu, Lựu chùa Tháp. Tên khoa học: Punica granatum L., họ Lựu (Punicaceae). Mô tả cây Lựu là một cây nhỡ có thể cao tới 3-4 m, thân thƣờng sần sùi màu xám, đôi khi có gai. Lá đơn, dài, mềm, nguyên mọc thành cụm hoặc hơi mọc đối, cuống lá ngắn. Hoa nở vào mùa hạ màu đỏ tƣơi hoặc màu trắng (Bạch lựu) mọc riêng rẻ hoặc thành xim, có ba hoa. Quả mọng có vỏ dày, tròn, phía trên có mang đài, có vách ngang chia thành hai tầng, các tầng này có nhiều ô chứa hạt tròn có vỏ mọng ăn đƣợc. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng ở nhiều nơi ở nƣớc ta để làm cảnh và lấy quả. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành, vỏ quả (Cortex Punicae, Pericarpium Punicae). Thành phần hóa học Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành, vỏ quả chứa tanin (22% thuộc nhóm pyrogallic), muối khoáng (10-12%). Vỏ rễ: hoạt chất chính là alkaloid (pelletierin, iso-pelletierin). Vỏ quả nhiều tanin và chất màu. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Tác dụng làm săn da, sát khuẩn (do tanin). Pelletierin độc với sán, kích thích cơ trơn và cơ vân. Dùng để trị giun sán. Vỏ rễ và vỏ thân còn dùng để chữa đau răng. Liều dùng: 40-60 g sắc với 750 ml nƣớc, còn 500 ml, uống thành 2-3 lần/ngày cách nhau nửa giờ. 100 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Chú ý Vỏ rễ lựu độc, thận trọng, không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em. Bài thuốc Thuốc chữa sán theo dược thư của Pháp: Vỏ lựu khô tán vừa 60 g, Nƣớc cất 750 g, Cần ngâm bột trong 6 giờ, sau đó sắc còn 500 g rồi gạn, lọc. Sáng sớm uống thuốc này, chia làm hai lần hay 3 lần, uống cách nửa giờ. Sau khi uống liều cuối cùng đƣợc 2 giờ thì uống một liều thuốc tẩy. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt lại cho đỡ mệt. Mà ĐỀ Tên khác: Xa tiền, Mã đề thảo. Tên khoa học: Plantago major L., họ Mã đề (Plantaginaceae). Mô tả cây Cây thảo, thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình thìa, có gân hình cung. Hoa nhỏ mọc thành bông dài. Quả hộp. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang và đƣợc trồng khắp nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Plantaginis), lá (Folium Plantaginis), hạt (Xa tiền tử - Semen Plantaginis) Thành phần hóa học Lá: iridoid (aucubin), flavonoid, chất nhầy, chất đắng, carotene, vitamin K, C, acid citric. Hạt: nhiều chất nhầy. 101 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Mã đề có tác dụng lợi tiểu, làm tang tăng lƣợng nƣớc tiểu và lƣợng ure, acid uric trong nƣớc tiểu. Mã đề có tác dụng long đờm, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn. Mã đề đƣợc sử dụng làm thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, thanh nhiệt, trừ đờm. Dùng dạng sắc phối hợp với Cỏ tranh, Râu bắp, Mía lau, Thuốc giòi. Hạt chữa táo bón, kiết lỵ. Các bài thuốc dân gian 1. Thuốc lợi tiểu: Xa tiền tử 10 g, Cam thảo 2 g, nƣớc 600 ml (3 bát), sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia ba lần uống trong ngày. 2. Chữa ho, tiêu đờm: Xa tiền thảo 10 g, Cam thảo 2 g, Cát cánh 2 g, nƣớc 400 ml, đun sôi trong nửa giờ, chia 3 lần uống trong ngày, nếu không có Cam thảo, thì có thể thay bằng đƣờng cho đủ ngọt rồi uống. MẠCH MÔN Tên khác: Mạch môn đông, cây Lan tiên Tên khoa học: Ophiopogon japonicus(L. f.) Ker. Gawl., họ Mạch môn (Convallariaceae). Mô tả cây Cây cỏ cao chừng 50 cm, rễ chùm có chỗ phát triển thành củ. Lá mọc từ gốc, hẹp dài, cuống có bẹ. Hoa xanh nhạt tụ thành 1-3 hoa ở kẽ lá bắc. Quả mọng, màu tím đen nhạt. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở núi đá vôi, và đƣợc trồng ở khắp nơi làm cảnh và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ củ (Radix Ophiopogonis) phơi hay sấy khô, bỏ lõi. Thành phần hóa học 102 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Chất nhầy, đƣờng, sitosterol, saponin steroid (ophiopogenin A, B, C, D, ruscogenin). Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Thuốc ho, long đờm, thuốc bổ cho bệnh phổi, gầy còm. Cây còn có tác dụng lợi tiểu, chữa thiếu sữa, sốt khát nƣớc. Liều dùng: 6-12 g/ngày dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các dƣợc liệu chữa ho khác. Các bài thuốc dân gian 1. Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày: Mạch môn đông 16 g, Bán hạ 8 g, Đảng sâm 4 g, Cam thảo 4 g, gạo nếp sao vàng 4 g, Đại táo 4 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (Đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh). 2. Bài thuốc chữa tắc tia sữa: Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10-12 g, lấy sừng tê giác mài với rƣợu uống độ 4 g. Uống 2-3 lần. MẮC CỠ Tên khác: Cây Xấu hổ, cây Thẹn, cây Trinh nữ, Hàm tu thảo. Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai hình móc. Lá hai lần kép lông chim, nhƣng cuống phụ xếp nhƣ hình chân vịt, khẽ động vào lá cụp xuống. Cuống mang nhiều lông. Lá chét 15 – 20 đôi nhỏ, gần nhƣ không cuống. Hoa màu tím đỏ tụ thành hình trái xoan. Quả dài 2 cm, rộng 3 mm, tụ thành hình ngôi sao, có lông cứng ở mép. Hạt gần nhƣ hình trái xoan, dài 2 mm, rộng 1, 5 mm. Phân bố, sinh thái Mọc hoang ở nhiều nơi tại các vùng đất khô. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Mimosae pudicae). Thu hái vào mùa khô, dùng tƣơi hoặc phơi khô. 103 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Alkaloid (mimosin, crocetin), flavonoid. Ngoài ra còn có selen. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tác dụng an thần, dùng để chữa suy nhƣợc thần kinh, mất ngủ (phối hợp với Vông nem, Lạc tiên, tâm Sen). Còn dùng để chữa viêm gan, sỏi niệu, phong thấp tê bại, cao huyết áp, long đờm, giảm ho. Rễ cây còn đƣợc dùng trị sốt rét. Bài thuốc Chữa nhức xương: rễ cây xấu hổ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120 g rang sau đó tẩm rƣợu 35 – 40o rồi rang lại cho khô. Thêm 600 ml nƣớc, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nƣớc còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thƣờng dùng 4 – 5 ngày thấy kết quả. Chú ý: Kỵ thai. MĂNG CỤT Tên khoa học: Garcinia mangostana L., họ Măng cụt (Clusiaceae). Mô tả cây Cây to, có thể cao hơn 10 m, có nhựa vàng.Cành mọc ngang rất đặc biệt, quả tròn mang 4 đài tồn tại, vỏ quả dai, xốp, màu đỏ nâu. Quả chứa 5-8 hạt, quanh hạt có lớp áo hạt trắng ngọt. Phân bố, sinh thái Là loài cây ăn quả đƣợc di thực vào Việt Nam từ rất lâu, trồng chủ yếu ở Nam Bộ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ quả (Pericarpium Garciniae mangostanae) và vỏ cây (Cortex Garciniae mangostanae). Vỏ cây có thể thu hái quanh năm, vỏ quả đƣợc tách riêng, phơi khô. 104 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Vỏ quả chứa 7-13% tanin, các dẫn chất xanthol, chất nhựa và chất đắng mangostin. Vỏ cây cũng chứa nhiều tanin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Măng cụt có tính săn se, sát khuẩn nhẹ. Vỏ quả và vỏ cây thƣờng đƣợc dùng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, dùng dƣới dạng thuốc sắc. Nƣớc sắc của vỏ quả, cũng còn đƣợc dùng để trị viêm chân răng, sâu răng, hoặc trị nhiễm trùng âm đạo (thụt rửa). Các bài thuốc dân gian Cho chừng 10 vỏ quả Măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt) thêm nƣớc vào cho ngập rồi đun kĩ trong vòng 15 phút, ngày uống 3-4 chén to nƣớc này. Có thể dùng theo đơn: Vỏ quả măng cụt khô 60 g, hạt mùi 5 g, nƣớc 1200 ml, đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn gần một nửa 600 ml, chia làm 5 lần uống. Uống mỗi ngày hai lần. Nếu đau bụng có thể uống thêm tí thuốc phiện. Trong trƣờng hợp này không thể dùng cho trẻ con. MÍA DÒ Tên gọi khác: Cát lồi, Đọt đắng Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Smith., họ Mía dò (Costaceae). Mô tả cây Cây thuộc thảo, cao 0,5-1 m, thân rễ phát triển thành củ. Phần ngọn cây thƣờng mọc hơi vặn theo dạng xoắn ốc. Lá hình mác, phía đáy là tròn, đầu phiến lá nhọc, cuống ngắn. Hoa tự: bông ở đầu cành, màu hồng hay trắng, tràng hoa hình phễu. Quả nang màu đen. Phân bố, sinh thái Mọc khắp nơi trong nƣớc ta, thƣờng ở những nơi ẩm thấp. 105 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Costi). Có nơi dùng búp non hay cành non. Cây trồng 18-20 tháng thì thu hái thân rễ. Thành phần hóa học Thân rễ có chứa saponin steroid có genin là diosgenin, tigogenin… Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Thân rễ là nguồn chiết diosgenin. Thân rễ uống chữa sốt, hạ nhiệt, ngày dùng 10-20 g. MƠ TAM THỂ Tên gọi khác: Mơ lông, Thối địt Tên khoa học: Paederia tomentosa L. hay Paederia foetida L., họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả cây Dây leo, lá mọc đối, hình trứng, có nhiều lông, mùi đặc trƣng. Hoa mọc thành xim ở nách lá hoặc ngọn cành. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang và đƣợc trồng làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Paederiae), thƣờng dùng tƣơi. Thành phần hóa học Lá chứa protein, caroten. Tinh dầu: có dây nối disulfide, có mùi đặc trƣng. Alkaloid: α-paederin, β-paederin, các acid béo. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Mơ lông có tác dụng trên lỵ trực trùng Shiga nên thƣờng đƣợc dùng chữa lỵ trực trùng. Còn đƣợc dùng để trị bí tiểu, xoa bóp trị phong thấp… Lá dùng chữa giun kim, giun đũa. 106 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Chữa lỵ trực trùng như sau: Lá mơ tam thể 30-50 g, Trứng gà 1 quả. Lá mơ lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nƣớng hoặc rán. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày. MỰC Tên gọi khác: Mực nang, Hải phiêu tiêu, Ô tặt cốt Tên khoa học: Sepia esculenta Heyle., họ Mực nang (Sepiidae). Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Mai mực (Os Sepiae) còn gọi là Ô tặt cốt, là xƣơng của loài mực nang hay một số loại mực khác nhƣ: mực ván, mực ống, mực cốm. Thành phần hóa học Mai mực: Calci carbonat, calci phosphate, natri clorid, các chất hữu cơ, chất keo. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng: Chữa đau dạ dày, chữa tai chảy mủ. Một số đơn thuốc 1. Thổ huyết: Ô tặt cốt tán thật nhỏ. Ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 1-2 g, uống với nƣớc cơm hay nƣớc sắc bạch cập (10-20 g bạch cập sắc với 300 ml nƣớc) để chiêu thuốc. 2. Tai có mủ: Ô tặt cốt 2 g, xạ hƣơng 0,4 g. Tán thật nhỏ, lấy bông bọc vào đầu tăm, quấn thuốc ngoáy tai. 107 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 MUỒNG TRÂU Tên gọi khác: Muồng lác Tên khoa học: Senna alata Roxb. L., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Muồng trâu là một cây nhỏ cao chừng 1,5 m hay hơn, ít phân cành. Lá kép lông chim chẵn có 8-14 đôi lá chét. Đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét sau một khoảng hơi xa hơn so với các đôi lá chét sau. Cụm hoa mọc thành bông, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, trong chứa nhiều hạt hình quả trám. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Nam Mỹ, hiện nay đƣợc trồng khắp các vùng nhiệt đới. Ở nƣớc ta, cây có nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Nam. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá, hạt. Thành phần hóa học Trong lá, quả, gỗ, hạt đều chứa anthraglycosid. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Dùng làm thuốc nhuận tràng – chữa hắc lào (lác). Liều dùng: dùng ngoài không hạn chế liều lƣợng, nếu uống thì dùng 4-5 g, sắc uống, trị táo bón. Lá Muồng trâu phối hợp hạt Trâm bầu trị giun đũa. Cách chữa hắc lào Rửa sạch nơi bị hắc lào, lấy lá Muồng trâu giã nát, xát vào, dùng khoảng 2 lần sẽ khỏi. Chú ý Nên tránh dùng lâu dài các thuốc có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột kiểu anthraglycosid vì dùng lâu dài có thể gây tổn thƣơng ở ruột, gây rối loạn các chức 108 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 năng nhƣ mất kali huyết, đau bụng, ói mửa, sẩy thai,… Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tƣợng: viêm loét đƣờng tiêu hóa, ung thƣ trực tràng, trĩ, phụ nữ có thai, sỏi đƣờng tiết niệu, viêm bàng quang. NÁNG Tên gọi khác: Náng hoa trắng, Tỏi lơi, Đại tƣớng quân Tên khoa học: Crinum asiaticum L., họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Mô tả cây Cây thảo có thân giả to do các bẹ lá tạo thành. Cây cao cỡ 1 m, lá mọc từ gốc, nhiều, hình dải lớn (ngang 5-10 cm, dài có thể hơn 1 m). Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dài 40-60 cm mang 10-20 hoa, bao hoa hình phiến hẹp, màu trắng. Quả gần hình cầu, đƣờng kính 3-5 cm, chỉ có một ngăn và một hạt. Phân bố, sinh thái Loài cây khá phổ biến ở châu Á. Ở Việt Nam, Náng thƣờng mọc ở những vùng ẩm thấp, ngoài ra cũng đƣợc trồng để làm cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Crini asiatici) Thành phần hóa học Toàn cây và nhất là hành (bulbus) chứa nhiều alkaloid (lycorin, crinamin…) Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Trị đau họng, đau răng, mụn nhọt, rắn cắn, bong gân, sai gân (dạng thuốc sắc uống hoặc giã tƣơi đắp). Ngoài Náng hoa trắng, ngƣời ta còn dùng Náng hoa đỏ (Náng lá gƣơm: Crinum defixumKer. Gawl. = C. ensifolium Roxb.) với cùng công dụng. Chú ý 109 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Hành của cây Náng nếu dùng nhiều sẽ bị nôn, đau bụng, tiêu chảy, mạch nhanh… lúc ấy giải độc bằng trà hoặc dung dịch có chứa tanin (để tủa alkaloid). NGA TRUẬT Tên gọi khác: Ngải tím, Nghệ xanh, Nghệ tím, Nghệ đen Tên khoa học: Curcuma zedoaria (Berg.) Rorc., họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả cây Cây thảo cao đến 1,5 m. Thân rễ hình nón, có khía dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng, hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm màu đỏ, ở gân chính, dài 30-60 cm, rộng 7-8 cm. Cụm hoa ở đất, thƣờng mọc trƣớc khi có lá. Lá bắc dƣới xanh lợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn. Phân bố, sinh thái Có nguồn gốc Himalaya, Srilanca, mọc hoang và cũng đƣợc trồng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ và rễ củ (Rhizoma et Radix Curcumae zedoariae), thƣờng gọi là Nga truật. Thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khi cây sắp tàn lụi, bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng tẩm dấm sao vàng. Thành phần hóa học Thân rễ có tinh dầu (1,5%), thành phần chính gồm sesquiterpen, zingiberen, cineol. Ngoài ra còn có nhựa, chất nhầy và một ít curcumin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, đau bụng, đầy bụng, ợ chua. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh. 110 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Ung thƣ cổ tử cung, ung thƣ da. Đơn thuốc Chữa trẻ em nôn ói sau bú sữa: Nga truật 4 g, muối ăn 3 hạt (ất ít), sắc với sữa cho sôi chừng 5 phút, thêm một ít ngƣu hoàng (rất ít, không có cũng có thể đƣợc), hòa tan cho trẻ sơ sinh uống. Chú ý lƣợng ngƣu hoàng rất ít (bằng hạt gạo). NGẢI CỨU Tên gọi khác: Thuốc cứu, Ngải diệp. Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cây thảo đa niên, cao 50-60 cm, thân to, có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, lá ở ngọn, không có cuống, nhƣng lá ở dƣới thƣờng có cuống, xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau, mặt trên nhẵn màu lục thẫm, mặt dƣới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng. Hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu. Phân bố, sinh thái Ngải cứu mọc hoang nhiều ở nƣớc ta. Còn thấy mọc nhiều ở các nƣớc châu Á, châu Âu khác. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây (Herba Artemisiae vulgaris) Thành phần hóa học Tinh dầu: cineol, borneol, myrcen, vulgrin. Còn có adenine, cholin, tanin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Ngải cứu thƣờng dùng làm thuốc điều kinh. Chữa băng huyết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngừa dọa sảy thai. Còn dùng làm thuốc trợ tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, làm thuốc cứu trong châm cứu. 111 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Chú ý Ngƣời ta còn dùng loài Astersimia vulgaris var. indicaWilld. hình dáng giống loài A. vulgaris L. chỉ khác là mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dƣới có ít lông tơ, xám nhạt, thƣa. Các đơn thuốc có Ngải cứu: 1.Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh, và cả những ngày đang có kinh, uống sáng một lần, chiều một lần, theo đơn sau: Lá ngải cứu khô 10 g, thêm 200 ml nƣớc, cô còn 100 ml, thêm ít đƣờng cho dễ uống. 2. Thuốc an thai: Lá ngải cứu 16 g, Tía tô 16 g, nƣớc 600 ml, sắc đặc còn 100 ml. Thêm ít đƣờng cho dễ uống, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. NGHỆ Tên gọi khác: Nghệ vàng, Uất kim, Khƣơng hoàng. Tên khoa học: Curcuma longa L., họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả cây Cây thảo đa niên, mọc thành bụi cao khoảng 1 m. Thân rễ hình trụ hơi dẹt. Mặt cắt ngang, có màu vàng sẫm. Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình trái xoan, thuôn nhọn, nhẵn rộng. Phát hoa mọc thành bông ở ngọn thân. Hoa màu vàng, lá bắc màu lục hay trắng pha hồng ở chóp. Quả hình cầu, có 3 ô. Phân bố, sinh thái Gốc Ấn Độ, đƣợc trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ và rễ củ (Rhizoma et Radix Curcumae), thƣờng gọi là củ, củ cái gọi là Khƣơng hoàng (thân rễ), củ con đƣợc gọi là Uất kim (rễ củ). Thu hoạch khi cây sắp lụi, cắt bỏ rễ con, rửa sạch phơi khô. Muốn bảo quản lâu cần hấp trƣớc khi phơi khô (đồ chín). 112 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Chất màu curcumin (màu vàng cam, tan trong acid có màu đỏ tƣơi, trong kiềm có màu đỏ màu rồi ngả màu tím. Tinh dầu (zingiberen, turmeron, arturmeron…) Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Điều trị bệnh đau dạ dày, kinh nguyệt không đều, phụ nữ sinh nở bị ứ huyết, đau bụng. Có tác dụng làm mau lên da non các vết thƣơng. Kích thích bài tiết mật, thông mật. Tinh dầu pha loãng có tác dụng diệt nấm. Bài thuốc Chữa thổ huyết, máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6 g, chiêu bằng nƣớc. NGŨ BỘI TỬ Tên khoa học Ngũ bội tử (Galla Chinensis) là tổ phơi khô của loài sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis) (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensisBell. . Sâu này làm tổ trên thân cây Muối thuộc chi Rhus họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Khi thu hoạch thì gỡ các tổ sâu trên cây, hấp sả để giết sâu còn nằm trong tổ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mô tả cây Muối Cây Muối là loại cây nhỡ, cao 5-10 m. Cành non, cuống lá và cuống hoa phủ nhiều lông ngắn màu nâu. Cành, lá, quả có vị mặn nhƣ muối. Mô tả Ngũ bội tử Ngũ bội tử có hình dạng rất thay đổi, thƣờng chia thành loại Đỗ bội (có hình trứng) và Giác bội (có hình củ ấu). Dƣợc liệu rỗng, thành mỏng, thể chất cứng chắc nhƣ sừng, 113 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 dễ vỡ vụn, bên ngoài màu xám tro có nhiều lông tơ ngắn và rậm, bên trong thƣờng có xác ấu trùng sâu. Vị chát. Dƣợc liệu có thể nguyên hay vỡ thành các mảnh vụn cứng. Phân bố, sinh thái Loài của nam Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Ở nƣớc ta cây mọc hoang ở vùng đồi núi, trên đất hơi ẩm. Thành phần hóa học Tanin (50-70%) là tanin pyrogallic. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Ngũ bội tử có tính thu liễm, săn se mạnh. Đƣợc dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ (tán bột, uống với nƣớc cơm, mỗi lần 2-8 g, ngày 2-3 lần, thƣờng phối hợp một phần Ngũ bội tử với nửa phần phèn phi, theo Nam dược thần hiệu). Còn chữa loét miệng ở trẻ em (cho phèn chua vào Ngũ bội tử, đem nƣớng rồi tán bột bôi vào vết loét), chữa vết loét ngoài da (dùng dung dịch 5-10% Ngũ bội tử). Cũng dùng để chiết tanin pyrogallic tinh khiết, từ đó chế Tanalbumin…dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Đơn thuốc 1. Chữa đau bụng, đi ỉa lỏng: Ngũ bội tử tán bột, thêm hồ vào, viên thành viên thành hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên, dùng nƣớc pha bạc hà mà uống thuốc. 2. Trẻ con đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ, thêm nƣớc cho dính, đắp vào rốn. NGŨ GIA BÌ GAI Tên gọi khác: Xuyên gia bì, Thích gia bì Tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem., họ Nhân sâm (Araliaceae). Mô tả cây: Cây nhỏ, có nhiều gai, cao 2-3 m. Lá mọc so le, kép chân 114 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 vịt, 3-5 lá chét, phiến lá chét thuôn dài, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép có răng cƣa. Hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen. Phân bố, sinh thái Mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc nƣớc ta, nhƣ: Lạng Sơn, Hòa Bình… Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ thân hoặc vỏ rễ (Cortex et Radix Acanthopanacis). Cây trồng 2-3 năm có thể thu hoạch. Thƣờng đào rễ vào mùa hạ hay mùa thu, bóc lấy vỏ phơi khô. Thành phần hóa học Saponin triterpen nhóm olean, acid hữu cơ, chất thơm… Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Đông y xem Ngũ gia bì là vị thuốc có tác dụng bổ, mạnh gân cốt, tăng trí nhớ… Ngày dùng 6-12 g dƣới dạng thuốc sắc hay ngâm rƣợu. Đơn thuốc 1. Ngũ gia bì sao vàng 100 g, rƣợu 1 lít, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con vào buổi tối trƣớc bữa cơm chiều, chữa đau ngƣời, đau lƣng, đau xƣơng. 2. Đơn thuốc dành cho phụ nữ: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thƣợc, đƣơng quy, mỗi vị 40 g, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 4 g chữa lao lực cho phụ nữ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống. Chú ý Ở Trung Quốc ngƣời ta sử dụng các loài sau: Bắc Ngũ gia bì Cortex Perilplocae radices - vỏ rễ phơi khô của cây Hƣơng gia bì, Nam Ngũ gia bì Cortex Acanthopanacis gracilistyli là vỏ rễ phơi khô của cây Tế trụ ngũ gia bì, Hồng mao Ngũ gia bì Cortex Acanthopanacis giraldii Harms., cùng họ. 115 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 NGŨ TRẢO Tên khác: Hoàng kinh, Chân chim. Tên khoa học: Vitex negundo L., họ Cỏ roi ngựa (Verberaceae). Mô tả cây Cây gỗ nhỏ, cao 3-4 m. Thân non tiết diện vuông rồi dần tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen. Lá mọc đối, kép chân vịt, thƣờng có 5 lá chét không đều, mép lá nguyên; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dƣới, không có lá kèm. Cụm hoa hình chùy ở ngọn cành ít khi ở nách lá. Hoa nhỏ, màu tím nhạt. Phân bố sinh thái Mọc hoang nhiều nơi hay đƣợc trồng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Viticis negundo) thu hái vào hè, thu. Lá, rễ thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Lá có chứa tinh dầu, alkaloid. Công dụng Lá trị nhức mỏi, cảm sốt, phù thũng. Sắc uống trị tiểu ra máu, viêm ruột lỵ, cảm. Dùng ngoài để bó xƣơng gãy, trặc. Quả có tác dụng điều kinh, làm ra mồ hôi. Rễ trị sốt rét, ho. Vỏ giúp tiêu hóa, chữa hen suyễn. 116 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 NGŨ VỊ Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz.) Baill. họ Ngũ vị (Schisandraceae). Mô tả cây Cây leo thân gỗ, lá có cuống dài, quả tròn mọc thành chùm có cuống dài ở đầu cành hay nách lá, khi non có màu xanh lục rồi vàng lục, khi chín quả có màu đỏ thẫm. Quả có đƣờng kính khoảng 4-6 mm, mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn. Phan bố sinh thái: Cây gặp trong rừng ở vùng núi cao nhƣ Lào Cai, Lai Châu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Quả chín phơi hay sấy khô gọi là Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis). Dƣợc liệu có nhiều vị (ngọt, mặn, đắng, chua, cay) do đó có tên là Ngũ vị tử. Thành phần hóa học: Tinh dầu: Schisandrin, schisandrol, các schisantherin A, B,C, D… Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng: Các loại hoạt chất trong Ngũ vị tử có tác dụng trên gan, đặc biệt có tác dụng cả trong trƣờng hợp viêm gan siêu vi. Đƣợc dùng trong y học hiện đại điều trị viêm gan. Đông y dùng chữa hen suyễn, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, kiết lỵ mãn tính. Ở Việt Nam có loài Ngũ vị hoa to (S. grandiflora Hook. F. et Thoms.) cũng đƣợc dùng làm thuốc nhƣ Ngũ vị 117 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 NGƯU TẤT Tên khác: Hoài ngƣu tất. Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. Họ Rau dền (Amaranthaceae) Mô tả cây: Cây thào sống nhiều năm, cao 0,6-1 m. Rễ củ hình trụ dài.Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt. Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5 cm nhọn hai đầu, mép lƣợn sóng, có lông thƣa hay không lông, gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 13 cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành, hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ. Hoa tháng 8-9. Quả tháng 10- 11. Phân bố sinh thái: Cây nhập, trồng đƣợc ở cả núi cao lẫn đồng bằng . Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Rễ cũ (Radix Achiranthis bidentatea). Thu hái vào mùa xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6- 7 ngày), xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rƣợu sao. Thành phần hóa học: Rễ củ chứa saponin triterpen dẫn chất acid oleanolic, các ecdysterol, inokosteron. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung. Ngƣu tất đƣợc dùng để chữa thấp khớp, đau lƣng, bế kinh, kinh đau, huyết áp cao, bệnh tăng cholesterol máu, tiểu buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thƣơng tụ máu, viêm họng. 118 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 NHÃN Tên khoa học: Dimocarpus longan Lour., họ Bồ hòn (Sapindaceae). Mô tả cây Cao 5-10 m, cành non có lông. Lá mọc so le, kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét. Hoa xếp thành chùy ở ngọn và ở nách lá. Quả tròn, hạt to đen, áo hạt màu trắng. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc Ấn Độ, cây đƣợc trồng ở đồng bằng, bằng hạt hay bằng cành chiết. Thu hái quả phơi hay sấy khô và sau đó bóc cùi quả. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Áo hạt (cơm quả - Arillus Longan) long nhãn nhục, hạt, lá. Thành phần hóa học Áo hạt chứa glucose, saccharose, vitamin A, B. Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo, tanin. Lá chứa các flavonoid (quercetin, quercetrin), tanin. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Áo hạt trị suy giảm trí nhớ, thần kinh suy nhƣợc, tinh thần mệt mỏi. Dùng 9-15 g. Rễ trị bạch đới, thống phong, 15-30 g. Lá trị cảm sốt, 10-15 g. Hạt trị đau dạ dày, mụn nhọt, 10-15 g. NHÂN TRẦN TÍA Tên gọi khác: Nhân trần nhiều lá bắc. Tên khoa học: Adenosma bracteosum Bonati, họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). 119 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây thảo, thân tròn màu hơi tím trên có lông mịn. Lá mọc đối, hình trứng. Cụm hoa ngắn, mọc ở đầu cành, có nhiều lá bắc bao bọc. Cánh hoa màu lam. Quả nang hình Adenosma bracteosum Bonati, họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). trứng. Phân bố, sinh thái Mọc hoang ở vùng đồng ruộng, gặp nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trừ rễ (Herba Adenosmatis bracteosi). Thu hái khi cây ra hoa. Thành phần hóa học Tinh dầu (thymol, cineol), các hợp chất polyphenol đơn giản. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Tinh dầu có tác dụng lợi mật. Cao chiết có tác dụng phục hồi tế bào gan. Trị thân thể nóng, viêm gan vàng da, tiểu tiện khó khăn. Ghi chú Phân biệt với Nhân trần Bắc (Artemisia capillaries Thunb., họ Cúc Asteraceae), nhân trần (A. caeruleum R. Br., Scrophulariaceae) và Bồ bồ (A. indianum Lour.) là những loài đƣợc dùng tƣơng tự. NHÀU Tên khác: Nhàu núi, Cây ngao, Cây mặt quỷ, Giầu. Tên khoa học: Morinda citrifolia L. họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả cây Cây nhỡ cao 6-8 m, thân nhẵn, có nhiều cành. Lá bóng loáng, mọc đối, hình bầu dục, có lá kèm. Hoa trắng hợp thành đầu, đƣờng kính 2-4 cm. Quả nạc gồm 120 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 nhiều quả mọng nhỏ màu vành lục nhạt, bóng dính với nhau. Hạt có phôi nhũ. Phân bố, sinh thái Có nhiều ở cả Bắc, Trung và Nam. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ (Radix Morindae), quả (Fructus Morindae), lá (Folium Morindae) và vỏ cây (Cortex Morindae). Thành phần hóa học Trong rễ, quả và lá đều chứa anthraglycosid thuộc nhóm phẩm nhuộm. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ nhƣng kéo dài, có tính lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh giao cảm, hạ huyết áp nhẹ. Dùng trị cao huyết áp. Lá nhàu trị lỵ, tiêu chảy. Quả nhàu chữa nhức đầu, giúp tiêu hóa, điều kinh, chống phù thũng, tiểu đƣờng. Liều dùng: 8-10 g/ngày, dạng thuốc sắc. ỔI Tên khác: Phan thạch lựu Tên khoa học: Psidium guajava L., họ Sim (Myrtaceae). Mô tả cây Cây nhỡ cao 2-3 m, cành già có vỏ tróc ra từng mảng, cành non vuông, có nhiều lông mềm. Lá mọc đối, hình bầu dục, gân lá nổi rõ ở mặt dƣới. Hoa trắng mọc đơn độc hay tập trung thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hột hình bầu dục. Đài hoa tồn tại trên quả. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nơi. 121 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá, quả ổi xanh (Folium et Fructus Psidii guajavae). Thu hái các bộ phận của cây quanh năm và phơi khô. Thành phần hóa học Tanin, flavonoid (Quercetin, guajeverin, aviculavin, leucocyanidin), tinh dầu. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Lá và quả ổi non có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, có tác dụng kháng khuẩn nên đƣợc dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, tiêu chảy. PHÒNG KỶ Tên khác: Phấn phòng kỷ Tên khoa học: Stephania tetrandra S. Moore., họ Tiết dê (Menispermaceae). Mô tả cây Dây leo đa niên, rễ phình thành cũ. Đƣờng kính củ có thể tới 6 cm. Thân nhỏ, mềm màu xanh nhạt, phía gốc màu nâu đỏ. Lá mọc cách, hình tim. Hoa nhỏ, khác gốc, quả mọng hình cầu trong có 1 hạt hình móng ngựa. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ củ (Radix Stephaniae tetrandrae). Thu hái vào mùa thu. Thành phần hóa học Alkaloid thuộc nhóm bisbenzylquinolein: Tetrandrin, fanchinolin… 122 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Trị thuỷ thũng, cƣớc khí, tiểu tiện không thông lợi, phong thấp, cao huyết áp. Ghi chú Phân biệt với một số vị thuốc khác thuộc chi Aristolochia họ Mộc thông (Aristolochiaceae) cũng có tên Phòng kỷ. Loài này có acid aristolochic có độc tính, y học hiện đại khuyến cáo không nên dùng. QUẾ Tên khác: Quế Việt Nam. Tên khoa học: Cinnamomum cassia Nees et Bl., họ Long não (Lauraceae). Mô tả cây: Cây gỗ cao 10-20 m. Lá mọc so le, có 3 gân hình cung. Hoa trắng mọc ở đầu cành. Quả hạch hình trứng. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng ở các tỉnh phía Bắc đến phía Nam của miền Trung (Yên Bái, Quảng nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh). Quế cũng đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, Srilanca. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Vỏ quế: (quế nhục – Cortex Cinnamomi cassiae). Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống dài 25-40 cm, đƣờng kính 1,5-5 cm hoặc là những mảnh cong rộng 3-5 cm, dày 1-5 mm. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, mặt trong đỏ đến nâu sậm. Dễ bẻ, mặt bẻ màu nâu đỏ, ít có sợi. Sau khi ngâm nƣớc, mặt cắt ngang thấy rõ một vòng mô cứng màu trắng ngà mùi thơm, vị cay ngọt. Cành nhỏ: (Quế chi – Caulis Cinnamomi cassiae) Tinh dầu quế: (Oleum Cinnamomi cassiae) 123 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thu hoạch vỏ quế khi cây đã trồng 10 năm trở lên. Thu hoạch vào tháng 4-5 và 9-10 cây có nhiều nhựa, dễ bóc. Thành phần hóa học Vỏ quế: tinh dầu 1-3% (DĐVN III qui định không dƣới 1%). Thành phần chính của tinh dầu vỏ quế là aldehyd cinnamic (không dƣới 85%). Ngoài ra còn có các hợp chất diterpenoid, phenylglycosid, chất nhày, flavonoid, tanin và coumarin. Lá: tinh dầu 0,1-1%. Thành phần chính là aldehyd cinnamic (khoảng 80%). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Ở nồng độ 1% bột quế có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus flavus, nồng độ 0,5% ức chế sự tạo thành độc tố Aflatoxin. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung, chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hóa. Dùng dạng cồn thuốc, rƣợu thuốc, rƣợu khai vị. Còn đƣợc dùng làm gia vị. Đơn thuốc Quế chi thang: quế chi 8 g, cam thảo 6 g, thƣợc dƣợc 6 g, sinh khƣơng 6 g, táo đen 4 quả, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày (uống nóng), chữa cảm mạo. Ghi chú Các loài quế thông dụng khác: Quế Srilanca: Cinnamomum zeylanicum Gare et Bl., họ Lauraceae, có nguồn gốc từ Srilanca. Hàm lƣợng tinh dầu 0,5-1%. Hàm lƣợng aldehyd cinnamic khoảng 70%. Chủ yếu làm gia vị. Quế Thanh: Cinnamomum loureriiNess., họ Lauraceae. Hàm lƣợng tinh dầu khoảng 15% chứa 95% là aldehyd cinnamic. 124 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 QUÝT Tên khác: Quyết, Hoàng quyết. Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco. nobilis Lour var. (C. deliciosa Swingle.,C. deliciosa Tenore), họ Cam (Rutaceae). Mô tả cây Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình trái xoan có khớp, mép hơi khía tai bèo, cuống lá ngắn hơi có cánh. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm. Hạt xanh. Phân bố, sinh thái Gốc ở Ấn Ðộ và Trung Quốc, đƣợc trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae) là vỏ quả Quýt chín, để càng lâu càng tốt. Thanh bì (Pericupium Citri reticulatae viride) là vỏ quả còn xanh. Quất hồng (Exocarpium Citri rubrum) là vỏ quả ngoài, vỏ đã cạo bỏ lớp vỏ quả giữa. Lá quýt (Folium Citri reticulatae) Hạt quýt (Semen Citri reticulatae) còn gọi là Quất hạch, lấy ở quả chín. Thành phần hóa học Vỏ quýt chứa tinh dầu (0,5-1%), chủ yếu gồm d-limonen (90%), citral, methylanthranilat. Các flavonoid: hesperidin và các polymethoxyflavon (sinensetin, nobiletin, tangeretin…) 125 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Các chất khác: coumarin, limonin, carotene, vitamin C, acid citric… Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Ta thƣờng dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, bổ sung vitamin C. Vỏ và lá để chế tinh dầu. Trần bì dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4-16 g dạng thuốc sắc. Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sƣờn, sốt rét. Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sƣng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa. Lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sƣng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp hoặc sắc uống). Đơn thuốc 1. Giúp tiêu hóa: trần bì 0,5 g; hoàng bá 0,3 g; hoàng liên 0,3 g; đảng sâm 0,3 g; cam thảo 0,3 g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia ba lần uống trong ngày. 2. Chữa ho mất tiếng: trần bì 12 g, sắc với 200 ml nƣớc, còn 100 ml cho thêm đƣờng vào cho đủ ngọt, nhấp uống dần trong ngày. RAU DỪA NƯỚC Tên khác: Rau dừa trân, Du long thái. Tên khoa học: Ludwigia adscendens (L.) Hara., họ Rau dừa nƣớc (Onagraceae). Mô tả cây Cây thảo mọc bò, nổi trên mặt nƣớc nhờ có phao xốp màu trắng. Thân mềm, xốp, có rễ ở các mấu. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa trắng, có cuống dài, mọc ở nách lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt. Phân bố, sinh thái Có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam. Mọc hoang ở các ao, hồ, đầm, bờ ruộng ẩm ƣớt. 126 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Ludwigiae adscendentis. Lá và ngọn non thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Rửa sạch dùng tƣơi hay thái nhỏ phơi khô dùng dần. Thành phần hóa học Trong thân, lá có flavonoid, tannin, vitamin C. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Chữa sốt, lỵ ra máu. Dùng ngoài chữa rắn cắn, bỏng (phỏng), làm mau lên da non. Trị viêm bàng quang (không do sỏi), tiểu ra máu, tiểu đục. Đơn thuốc 1. Cảm sốt, ho khan, đái són, đái gắt, nước tiểu vàng hay đỏ: 30g rau dừa nƣớc sắc uống. 2. Sốt kéo dài sau bệnh sởi: Rau dừa nƣớc tƣơi 30-60g chiết dịch và dùng uống sau khi đã hấp. 3. Bị thương phần mềm, ứ máu sưng tấy hoặc mụn nhọt đơn độc sưng lở: Rau dừa nƣớc giã nhỏ, chế ít giấm, đắp chỗ đau, lại dùng rau dừa nƣớc và vỏ cây Gạo (lấy lớp trắng ở trong) mỗi vị 30g sắc uống. RAU MÁ Tên khác: Tích tuyết thảo. Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb., họ Hoa tán (Apiaceae). Mô tả cây Cây thảo mọc bò, phân nhánh. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn. Cụm hoa tán đơn mọc ở nách lá, hoa nhỏ màu trắng. 127 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Mọc hoang hay đƣợc trồng. Thu hái cây quanh năm. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây - Herba Centellae Asiaticae Thành phần hóa học Saponin: asiaticosid, madecassosid, acid asiatic, acid madecassic… Thành phần khác: flavonoid, alkaloid là hydrocotylin, tinh dầu. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Làm lành vết thƣơng, trị bỏng, hạ huyết áp, chậm nhịp tim; giải nhiệt, giải độc; thông tiểu; trị các bệnh về gan. Đơn thuốc 1. Chữa đau bụng, đi tiêu lỏng, lỵ: rau má rửa sạch, thêm ít muối nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40 g (kinh nghiệm nhân dân nhiều nơi). Có thể luộc rau má mà ăn nhƣ rau. 2. Chữa phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng: rau má hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống một lần vào lúc buổi sáng, mỗi lần hai thìa cà phê gạt ngang. 3. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má trộn dầu giấm. Hay rau má hái về, giã nát, vắt lấy nƣớc, thêm đƣờng vào mà uống hàng ngày. RAU ĐẮNG Tên khác: Biển súc, Cây càng tôm Tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ Rau răm (Polygonaceae). Mô tả cây Cây thảo thân mảnh, phân nhánh nhiều, các nhánh có khía dọc, màu đỏ tím. Lá mọc so le, lá kèm dạng màng mỏng. Cụm hoa xim co mọc ở nách lá. 128 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang. Thu hái lúc cây đang có hoa vào mùa xuân, hạ, dùng tƣơi hay phơi khô. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây - Herba Polygoni Aviculae thƣờng gọi là Biển súc. Thành phần hóa học Tinh dầu, flavonoid, tanin. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng: Trị viêm bàng quang, đái buốt, vàng da, lỵ trực trùng, dùng 12-24 g sắc. Dùng ngoài trị lở ngứa, mụn nhọt. Đơn thuốc 1. Độc vị rau đắng: ngày uống 12 g rau đắng phơi hay sấy khô, dƣới dạng thuốc sắc. Chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái ra sỏi sạn. 2. Đơn thuốc gồm nhiều vị: rau đắng khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, mã đề 8 g, nƣớc 3 bát sắc còn 1 bát, chia 3 lần uống trong ngày, chữa viêm bàng quang, viêm đƣờng tiểu tiện, đái buốt. RÂU MÈO Tên khác: Bông bạc Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr. = Orthosiphon aristatus (Blume.) Miq., họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả cây Cây nhỏ, cao từ 0,3-1 m, thân vuông, nhiều cành. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép lá có răng cƣa. Hoa màu trắng có chỉ nhị thò dài ra giống nhƣ râu mèo. 129 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang hay đƣợc trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Orthosiphonis) hay toàn cây trên mặt đất (Herba Orthosiphonis). Thành phần hóa học Saponin (orthosiphonin), flavonoid (sinensetin). Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Râu mèo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng để làm thuốc thông tiểu dùng trong các bệnh sỏi thận, sỏi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù. Liều dùng 5-6 g pha với nửa lít nƣớc, chia 2 lần uống trong ngày, trƣớc khi ăn cơm 1530 phút, uống nóng. Thƣờng uống luôn 8 ngày, lại nghỉ 2-4 ngày, có thể dùng cao lỏng 2-5 g. Chế phẩm Betasiphon (ống xong – XNDP 2/9), Orthocyna (trà – XNDP 25), các loại trà thuốc. RAU SAM Tên khác: Mã xỉ hiện Tên khoa học: Portulaca oleracea L., họ Rau sam – (Portulacaceae). Mô tả cây Cỏ hàng năm, thân màu đỏ, mọng nƣớc. Lá hình bầu dục, dày, bóng, dài 2 cm, rộng 8-14 mm. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang, hình cầu, mở bằng một nắp chứa nhiều hạt đen bóng. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang khắp nơi. Thƣờng gặp nơi ẩm mát. 130 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây - Herba Portulacae Oleraceae. Thu hái quanh năm. Thành phần hóa học Vitamin C, vitamin B1, l-noradrenalin, các acid béo ω-3, muối kali. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Chữa lỵ trực trùng, lợi tiểu tiện, mụn nhọt, giun kim. Đơn thuốc 1. Chữa lỵ cho trẻ em: rau sam tƣơi 250 g (hay 50 g rau sam khô), nƣớc 600 ml, sắc còn 100 ml (1 ml tƣơng đƣơng với 2,5 g rau sam tƣơi hay 0,5 g rau sam khô). Đơn thuốc này chỉ dùng trong ngày. Nếu muốn sắc 1 lần dùng nhiều ngày thì phải thêm vào 0,5 g natri benzoate hay 0,3 g nipagin để bảo quản. Có thể sắc nhƣ trên rồi đóng ống 5ml, chỉ cần hàn ngay và hấp tiệt trùng ngay. 2. Thuốc trừ giun kim: rau sam tƣơi 50 g, rửa sạch thêm ít muối giã nát, vắt lấy nƣớc, thêm ít đƣờng vào cho dễ uống, uống liên tiếp 3-5 ngày. 3. Xích bạch đới: giã nát rau sam vắt lấy nƣớc, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100 g rau sam tƣơi. 4. Trẻ em chốc đầu: giã nát rau sam tƣơi, thêm nƣớc, sắc đặc bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ lợn, bôi vào. Mụn nhọt: rau sam tƣơi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra. 5. Đái ra máu: rau sam nấu canh ăn hàng ngày, liên tục 3-7 ngày. RẺ QUẠT Tên khác: Xạ can Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC., họ Lay dơn (Iridaceae). 131 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây cỏ sống dai, thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng từ thân, hình mác, hơi có bẹ. Hoa tự dài có cuống dài 20-40 cm. Bao hoa có 6 mảnh màu vàng cam có đốm tía. Quả nang. Phân bố, sinh thái Cây đƣợc trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh hay làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ - Rhizoma Belamcandae chinensis. Thành phần hóa học Flavonoid: belamcandin và tectoridin Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Trừ đàm, chữa viêm họng, viêm amidan. Trị sốt, thông tiểu, thuốc lọc máu, chữa đau bụng kinh. Dùng dạng thuốc sắc hay ngậm tƣới với muối. Đơn thuốc 1. Chữa tắc cổ họng:Xạ can 4 g, Hoàng cầm 2 g, Sinh cam thảo 2 g, Cát cánh 2 g. Các vị tán nhỏ, dùng nƣớc lã đun sôi để nguội mà chiêu thuốc.(Đoạt mệnh tán) 2. Chữa bang bụng to, nước óc ách, da đen sạm:Xạ can tƣơi, giã nhỏ, vắt lấy nƣớc uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi. RIỀNG Tên khác: Cao lƣơng khƣơng, Tiểu lƣơng khƣơng, Phong khƣơng Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance, Gừng (Zingiberaceae). 132 họ Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mô tả cây Cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy chia thành nhiều đốt không đều nhau. Lá không cuống, có bẹ hình mác dài, nhẵn. Hoa tự hình chùy, tràng hình ống. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Phân bố, sinh thái Có ở Việt Nam, Trung Quốc. Ở nƣớc ta, riềng đƣợc trồng để lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ - Rhizoma Alpiniae. Thu hái thân rễ già ở những cây 1 tuổi, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 4-6 cm, phơi khô hoặc đồ qua rồi mới phơi. Thành phần hóa học Tinh dầu 0,5-1%, chủ yếu là cineol, metylcinnamat và 1 chất có vị cay là galangol. Flavonoid: galangin, alpinin và kaempferol. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa. Loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày – ruột cấp. Còn dùng trị sốt, sốt rét. Dùng ngoài trị lang ben. Liều dùng 3-10 g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã cây tƣơi đắp. Đơn thuốc 1. Chữa đau bụng nôn mửa: riềng 8 g, đại táo 1 quả, sắc với 300 ml nƣớc còn 100 ml chia 2 hay 3 lần uống trong ngày. 2. Chữa sốt, sốt rét, kém ăn: riềng tẩm dầu vừng sao 40 g, can khƣơng nƣớng 40 g. Hai vị tán nhỏ, dùng mật lợn hòa vào làm thành viên, bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên này. 133 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 SẢ Tên khác: Cỏ sả, lá sả, sả chanh, hƣơng mao. Tên khoa học: Cymbopogon citratus Staff., họ Lúa (Poaceae). Mô tả cây Cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8-1,5 m hay hơn. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Lá hẹp nhƣ lá lúa, mép lá hơi nhám. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi sả. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta. Hiện nay đƣợc trồng chủ yếu để làm thực phẩm, cất tinh dầu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây, tinh dầu (Herba et Oleum Cymbopogonis citrate). Thành phần hóa học Tinh dầu có thành phần chính là citral. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Tinh dầu sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nƣớc hoa, xà phòng. Lá sả dùng pha nƣớc uống cho mát và tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt. Ghi chú Về giá trị kinh tế của tinh dầu, sả đƣợc chia làm 3 nhóm chính: 1. Sả Citronelle (cho tinh dầu citronelle): C. winterianus – Sả Java; C. nardus – Sả Srilanka. 2. Sả hoa hồng (sả Palmarosa, cho tinh dầu có mùi hoa hồng): C. martinii. 3. Sả chanh (cho tinh dầu lemongrass): C. citratus; C. flexuosus; C. pendulus. 134 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 SA NHÂN Tên khác: Súc sa mật Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall., họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả cây Loài cỏ cao tới 2-3 m, gần giống cây riềng nhƣng thân rễ không phát triển thành củ nhƣ riềng. Lá xanh thẫm, mặt nhẵn bong, dài 15-35 cm, rộng 4-7 cm. Hoa màu trắng đốm tía, mọc thành chum ở gốc, mỗi gốc có 3-6 chùm hoa, mỗi chum 4-6 hoa. Quả là 1 nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chín vào tháng 7-8. Mặt ngoài vỏ quả có gai rất đều, khi bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh. Hạt đính theo kiểu đính phối trung trụ. Mùa hoa tháng 4-5. Phân bố, sinh thái Sa nhân mọc hoang và đƣợc trồng ở nhiều tỉnh vùng núi miền Bắc và miền Trung nƣớc ta. Trƣớc đây, mỗi năm Việt Nam xuất khoảng 250-400 tấn. Còn có ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn độ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fuctus Amomi xanthioidis) gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân. Nếu còn lớp vỏ thì gọi là xác sa, nếu đã bóc vỏ chỉ còn khối hạt thì gọi là sa nhân. Thành phần hóa học Sa nhân chứa tinh dầu (2-3%) chủ yếu gồm d-borneol (19%), d-camphor (33%), bornyl acetat (26,5%), d-limonen (7%), phelandren (2,3%), p-methoxyethylcinnamat (1%), α-pinen (1,8%), linalol, nerolidol. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Kích thích và giúp tiêu hóa, dùng trong trƣờng hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu. Làm gia vị và chế rƣợu mùi Dùng 1-3 g/ngày dƣới dạng thuốc viên, thuốc sắc. 135 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Đơn thuốc 1. Răng đau nhức: ngậm sa nhân. 2. Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, đầy bụng, đau (hương sa chỉ truật hoàn): sa nhân 4 g, mộc hƣơng 6 g, chỉ thực 6 g, bạch truật 4 g, các vị tán nhỏ, dùng nƣớc sắc bạc hà nấu với gạo làm hồ viên thành viên, mỗi viên nặng 0,25 g; ngày uống 2-3 viên. SÀI ĐẤT Tên khác: Húng trám, Cúc nhám, Ngổ núi Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả cây Cỏ mọc bò, thân xanh, có lông cứng, ngắn. Phiến lá răng cƣa, nhiều lông nhám nhất là ở mặt dƣới. Vò tƣơi, lá có mùi trám. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang và đƣợc trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây trên mặt đất - Herba Wedeliae. Thành phần hóa học Coumarin (wedelolacton), ngoài ra còn có tinh dầu và muối vô cơ. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Có tác dụng kháng sinh mạnh in-vivo. Chữa nhiễm trùng, nhọt, ghẻ, lở loét ngoài da (dạng tƣơi tốt hơn dạng khô) Thƣờng giã nát đắp lên vết thƣơng hay vắt lấy nƣớc rửa vết thƣơng. Dùng cây tƣơi: ngày uống 100 g, giã cây tƣơi với ít muối ăn, thêm 100 ml nƣớc đun sôi để nguội. Vắt lấy nƣớc chia làm 1 hay 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sƣng đau. 136 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Dùng cây khô: ngày dùng 50 g thêm nửa lít nƣớc, sắc và cô cho đến khi còn 200 ml, chia 1-2 lần uống trong ngày. Ghi chú Thƣờng bị giả mạo bởi cây Sài lan (Tripax procumbens L. họ Cúc – Asteraceae). SÂM BỐ CHÍNH Tên khác: Sâm thổ hào, Bông báo, Nhân sâm Phú yên Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius (Kurz.) Merr., họ Bông (Malvaceae). Mô tả cây Cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5-1 m, mọc đứng yếu ớt. Thân có lông. Lá mọc so le, thƣờng chia 5 thuỳ,thùy giữa dài và nhọn, gân lá hình chân vịt, gân mặt trên gần cuống có màu tía. Lá kèm hình sợi. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông. Phân bố, sinh thái Sâm bố chính đƣợc trồng nhiều nơi ở nƣớc ta, gieo hạt vào tháng 2-3, cây ƣa ánh sang. Cần phân biệt với sâm báo mọc ở núi Báo (Thanh Hóa) có hoa màu vàng, cây nhỏ hơn. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Rễ, lá - Radix et Folium Abelmoschi Sagittifolii. Rễ hình trụ, đầu dƣới thuôn nhọn, dài 10-20 cm, đƣờng kính từ 0,8 cm trở lên. Mặt ngoài màu trắng ngà hay hơi trong tùy theo rễ đã đồ hay chƣa đồ, có nhiều nếp nhăn và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ màu trắng có nhiều bột, không có xơ. Mùi hơi thơm, vị nhạt và nhầy. Thành phần hóa học Chất nhày khoảng 40%, nhiều tinh bột. Các thành phần khác chƣa đƣợc nghiên cứu. 137 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dùng làm thuốc bổ, chữa đau lƣng, kinh nguyệt không đều, trẻ em chậm lớn suy dinh dƣỡng. SÂM ĐẠI HÀNH Tên khác: Sâm cau, Tỏi đỏ, Tỏi Lào Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep., họ Lay dơn (Iridaceae). Mô tả cây Cây cỏ cao khoảng 30-40 cm. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gân lá song song. Hoa trắng. Quả nang, nhiều hạt. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang nhƣng chủ yếu đƣợc trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân hành - Bulbus Eleutherines Bulbosae. Thu hái khi cây tàn lụi, thái thành lát mỏng, phơi hay sấy nhẹ dƣới 50oC đến khô. Thành phần hóa học Thân hành chứa các hợp chất naphthoquinon (Eleutherin, Isoeleuthrin, Eleutherol) Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Bổ máu: chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu. Cầm máu: chữa ho ra máu, băng huyết, bị thƣơng. Kháng khuẩn, kháng viêm; chữa viêm họng, ho gà, mụn nhọt. 138 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 SEN Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae). Mô tả cây Cây mọc ở nƣớc, thân hình trụ (Ngó Sen). Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng có nhiều nhị (Tua Sen) và những lá noãn rời. Quả gắn trên hình nón ngƣợc (Gƣơng Sen). Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (Tâm Sen). Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang hay trồng trọt, thu hái quanh năm. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt, tâm sen, gƣơng sen, tua nhị sen, ngó sen. Thành phần hóa học Hạt Sen (Semen Nelumbinis): tinh bột, chất béo, protein, calci, phosphor, sắt, acid béo, acid amin. Tâm Sen (Plumula Nelumbinis): alkaloid Gƣơng Sen (Receptaculum Nelumbinis): chất đạm, chất béo, carbohydrate. Tua nhị (Stamen Nelumbinis): tinh dầu. Lá Sen (Folium Nelumbinis): alkaloid, flavonoid, vitamin C. Ngó Sen (Nodus Nelumbinis Rhizomatis): vitamin C, A, B, PP, tinh bột và tanin. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Hạt Sen: Chữa bệnh đƣờng ruột; di mộng tinh, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhƣợc, 1220 g. Hạt sen dùng làm thực phẩm. Tâm Sen: Chữa sốt khát nƣớc, huyết áp cao, mất ngủ. Dùng 1,5-3 g. Gƣơng Sen: cầm máu trong băng huyết, rong huyết. Dùng 10-15 g. Tua nhị Sen: Chữa băng huyết, thổ huyết. Dùng 3-10 g. 139 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Lá Sen: trị say nóng, viêm ruột, nôn ra máu, chảy máu cam. Dùng 5-12 g Ngó Sen: cầm máu, trị tiêu chảy. Dùng 5-12 g. Đơn thuốc Chữa băng huyết sau khi đẻ: gƣơng sen 5 cái, hƣơng phụ 80 g, đốt cháy, tán nhỏ, ngày uống 8-24 g, chia 2-3 lần uống. SƠN TRA Tên khoa học: Malus doumeri (Bois.) Schmid., họ Hoa hồng (Rosaceae). Mô tả cây Malus doumeri: Cây gỗ cao 10-15 m. Cành non có gai. Phiến lá hình bầu dục hay hình mác thuôn. Cụm hoa hình tán ở nách lá. Quả tròn hơi dẹt giống quả táo tây. Hạt màu nâu sẫm. Docynia indica: Cây nhỏ cao 5 m. Nhánh và thân non có gai. Lá đa dạng: lá non mép có răng cƣa, lá trƣởng thành hình bầu dục, mép nguyên hay hơi khía răng cƣa. Hoa hợp từ 1-3 hoa. Quả hình cầu thuôn, khi chín màu vàng lục. Phân bố, sinh thái Malus doumeri có ở Cao bằng, Lạng Sơn, còn gặp ở Lâm Đồng, Kontum. Cây sống ở rừng rậm, rừng xanh, núi cao 1500-2000 m. Docynia indica có ở Myanma, Thái Lan, Trung Quốc. Ở Việt Nam có ở Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, Sơn La. Gặp ở rừng có độ cao 1500-2000 m, hiện nay đƣợc trồng. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Là quả chín đã thái thành phiến, phơi hay sấy khô của cây chua chat hay cây Táo mèo (Fructus Mali). Hình dáng bên ngoài: quả thịt hình cầu đã thái phiến ngang dày 0,2-0,5 cm, cong queo, đƣờng kính 1,5-3 cm, trên chỏm có khi còn vết đài còn sót lại, vỏ ngoài bóng, nhăn nheo, màu nâu, có những vân lốm đốm. thịt quả mềm, hơi hồng, giữa có 5 hạch cứng, mỗi hạch chứa 4-5 hạt không nội nhũ. Hạt thƣờng có cạnh góc, mặt 140 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 ngói đỏ nâu, dài 0,6-0,7 cm, đƣờng kính 0,4 cm. Thịt quả vị chua hơi ngọt. Thu hái vào mùa thu, thái mỏng thành khoanh, phơi khô. Thành phần hóa học Tanin, acid hữu cơ (acid citric, acid tartric) và saponin triterpen (acid ursolic, acid oleanolic). Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Tăng co bóp cơ tim và tuần hoàn máu não. Tây y sử dụng làm thuốc tim mạch, an thần, giảm đau. Đông y sử dụng làm thuốc tiêu hóa nhƣ ăn không tiêu, đau bụng, đầy trƣớng, ợ chua, sản hậu ứ huyết, đau bụng. Ngày dùng 8-20 g dạng thuốc sắc, bột, viên, cao lỏng hay cồn thuốc. Đơn thuốc 1. Chữa ăn không tiêu: sơn tra 10 g, chỉ thực 6 g, trần bì 5 g, hoàng liên 2 g, nƣớc 600 ml, sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. 2. Chữa hóc xương cá: sơn tra 15 g, sắc đặc với 200 ml nƣớc. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi. 3. Chữa ghẻ lở, lở sơn: nấu nƣớc sơn tra mà tắm rửa. SỬ QUÂN TỬ Tên khác: Dây giun, cây Quả giun, Quả nấc Tên khoa học: Quisqualis indica L., họ Bàng (Combretaceae). Mô tả cây Cây có cành mảnh, là loại dây leo gỗ mọc tựa vào cây khác. Lá đơn nguyên, mọc đối hình bầu dục, cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành, hoa mới nở màu trắng sau chuyển sang hồng rồi đỏ. Quả có 5 cạnh lồi theo chiều dọc. Phân bố, sinh thái 141 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Cây có nguồn gốc Ấn Độ, Malaysia. Ở Việt Nam, cây mọc hoang hay trồng làm cảnh. Thích hợp với những nơi đất cao ráo, mát. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Sử quân tử (Semen Quisqualis) là hạt đã phơi hay sấy khô từ quả đã già của cây sử quân tử. Thu hái vào tháng 9-11, khi quả gìa, đập lấy hạt. Hạt hình thoi, dài 1,5-2,5 cm, đƣờng kính 0,5-1 cm; vỏ màu nâu nhạt, mỏng nhăn nheo, dễ bóc. Hai lá mầm màu trắng ngà. Thành phần hóa học Hạt chứa dầu béo, chất gôm, acid hữu cơ, muối kali sulfat. Muối kali của acid quisqualic là thành phần có tác dụng trị giun. Tác dụng dược lý – công dụng và cách dùng Sử quân tử có tác dụng tẩy giun (do muối kali của acid quisqualic). Ngày dùng 6-12 g, dạng thuốc sắc. Còn dùng ngậm chữa đau răng. Lƣu ý là acid Dl-quisqualic (chất thích hợp) và L-quisqualic đều có tác dụng trị giun, còn acid D-quisqualic thì không. Ghi chú Có thể gây nấc hay nôn nao, không uống chung với trà. Đơn thuốc 1. Chữa đau nhức răng: sử quân tử đập nát 10 quả, thêm nƣớc vào (1 bát) đun sôi và giữ sôi 15 phút. Ngậm trong ngày, sau khi ngậm có thể nuốt nƣớc này, nhiều khi vừa khỏi đau răng, vừa ra giun. 2. Chữa trẻ em hư thũng, mặt chân sưng phù: sử quân tử 40 g đập bỏ vỏ quả, lấy nhân tẩm với mật nƣớng hay sao cho khô, tán bột mỗi ngày uống 4 g hòa với nƣớc cơm hay nƣớc cháo. 3. Thuốc cam thác nghè: sử quân tử 3 phần, bạch chỉ 5 phần, hoàng cầm 2 phần. Sử quân tử sao vàng, bạch chỉ và hoàng cầm không sao, tất cả tán nhỏ, ngày uống 1-5 thìa cà phê chia 3 lần uống. 142 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 TÁO Tên khác: Táo ta. Tên khoa học: Ziziphus mauritiana Lamk., họ Táo (Rhamnaceae). Tên đồng nghĩa: Paliurus mairei H. Léveillé; Rhamnus jujuba L.; Ziziphus jujuba (L.) Lamarck. Mô tả cây Cây nhỡ có gai, cành thòng xuống. Lá hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên xanh lục đậm và nhẵn, mặt dƣới có lông dày, mép lá có khía răng, 3 gân dọc nổi rõ ở mặt dƣới. Hoa màu trắng mọc thành xim ở nách lá. Quả hạch hình cầu, có vỏ ngoài nhẵn màu xanh, vỏ quả giữa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Phân bố, sinh thái Loài cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở nƣớc ta, đƣợc trồng nhiều lấy quả ăn và hạt dùng làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Nhân (Semen Ziziphus mauritianae), lá (Folium Ziziphus mauritianae), quả (Fructus Ziziphus mauritianae), vỏ cây (Cortex Ziziphus mauritianae). Quả thu hoạch tháng 23, xay cho vỡ hạch và sàng lấy hạt rồi phơi hoặc sấy 50-60 0C thật khô. Thành phần hóa học Lá có chứa flavonoid (rutin và quercetin). Táo nhân có saponin, dầu béo, phytosterol, acid betulinic, betulin và vitamin C. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Táo nhân có tác dụng an thần. Dùng điều trị mất ngủ, suy nhƣợc thần kinh. Lá chữa ho, dùng ngoài chữa u nhọt. quả chín phơi khô dùng chữa lỵ, cao huyết áp. Vỏ cây dùng trị bỏng, cầm máu. Bài thuốc 143 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Táo nhân (sao đen) 6g, Phục linh 5 g, Xuyên khung 3 g, Tri mẫu 4 g, Cam thảo 2 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Tên khác: Đò ho, tò ho. THẢO QUẢ Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb., họ Gừng (Zingiberaceae). Tên đồng nghĩa: Amomum medium Lour.; Amomum tsao-ko Crév. et Lem. Mô tả cây Cây thảo sống lâu năm, cao 2-3 m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt, đƣờng kính 2,5-4 cm. Lá mọc so le, có cuống hay không, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 70 cm, rộng 20 cm, nhẵn, mặt trên lục sẫm, mặt dƣới nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 13-20 cm, hoa màu đỏ nhạt. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, đƣờng kính 2-3 cm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm. Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12. Phân bố, sinh thái Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Ở nƣớc ta, cây mọc hoang và đƣợc trồng ở vùng núi cao lạnh, dƣới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Amomi aromatici) thu hái khi quả bắt đầu chín, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Thành phần hóa học: Tinh dầu (1-1,5%) Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Làm thuốc chữa đau bụng đầy trƣớng, nôn ọe, tiêu chảy, ngực đau có đờm loãng, trị sốt rét, lách to. Chữa hôi miệng, đau răng, viêm lợi. Còn dùng làm gia vị, hƣơng liệu cho bánh kẹo. 144 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Liều dùng: 3-6 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Bài thuốc 1. Chữa hôi miệng: thảo quả giã dập, ngậm vào miệng, nuốt nƣớc. 2.Chữa sốt, sốt rét (trường hợp sốt ít, rét nhiều): thảo quả 10 g, kha tử 10 g, sinh khƣơng 7 miếng, táo đen 2 quả, nƣớc 600ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. THẢO QUYẾT MINH Tên khác: Quyết minh, Hạt muồng, Đậu ma. Tên khoa học: Cassia tora L., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả cây Cây nhỏ cao 0,3-0,9 m có khi cao tới 1,5 m. Lá kép lông chim, mọc so le gồm 2-4 đôi lá chét trông rất giống lá đậu phộng (lạc). Phiến lá chét hình trứng ngƣợc, dài 3-5 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Hoa mọc ở kẽ lá có từ 1-3 hoa màu vàng tƣơi. Quả đậu dài 12-14 cm trong có chứa nhiều hạt. Hạt hình trụ 2 đầu vát chéo trông giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở khắp Việt Nam. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt (Semen Cassiae): thu hái quả chín vào tháng 9-11, phơi khô, đập lấy hạt rồi phơi lại cho thật khô. Thành phần hóa học Anthraglycosid (chủ yếu là emodin, rhein và chrysophanol), chất béo và protid. Tác dụng dược lý và công dụng Các anthraglycosid có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột. Cũng có tác dụng diệt khuẩn. 145 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Dùng để chữa bệnh đau mắt, làm sáng mắt, trị nhức đầu, hoa mắt. Hạt quyết minh ngâm rƣợu và giấm để trị hắc lào, chàm mặt ở trẻ em. Làm thuốc bổ, lợi tiểu và nhuận tràng, cao huyết áp. Liều dùng: 5-10 g/ngày dƣới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Bài thuốc 1.Chữa hắc lào: thảo quyết minh 20 g, rƣợu 40-50 ml, giấm 5 ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nƣớc bôi lên chỗ hắc lào đã rửa sạch. 2.Chữa đau mắt, cao huyết áp: thảo quyết minh 15 g, long đởm thảo 3 g, hoàng bá 5 g, nƣớc 300 ml. Sắc còn 150 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. THẦU DẦU Tên khác: Ðu đủ tía, Tỳ ma. Tên khoa học: Ricinus communis L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả cây Cây sống lâu năm, thân cao, yếu. Thân nhẵn, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc cách, cuống dài. Hoa mọc thành chùm xim. Quả 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng hơi dẹt, nhẵn bóng, màu nâu xám, vân nâu đen. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng ở các vùng nóng để lấy hạt ép dầu và lấy lá. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt (Fructus Ricini), thu hoạch khi quả già, dầu ép từ hạt (Oleum Ricini), lá (Folium Ricini) Thành phần hóa học Hạt chứa 40-50% dầu, trong thành phần có ricinolein – một glycerid có chứa ricinoleic. Protein độc là ricin và một alkaloid là ricinin. 146 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Dầu thầu dầu: nhuận tràng, tẩy. Chữa đau dạ con, sót nhau (lá, hạt). hi ch Hạt thầu dầu rất độc, có thể gây chết ngƣời nếu ăn khoảng 10 hạt (bỏ vỏ hạt hoặc nhai). Tuy nhiên, dầu thầu dầu điều chế bằng phƣơng pháp ép nguội thì không độc. Thƣờng dùng 1-2 thìa dầu đối với ngƣời lớn, trẻ em 1/2 thìa. Ðể tránh buồn nôn, có thể hoà lẫn cà phê (bia hay dịch trái cây) để uống. Hoặc dùng viên nang 2-10 g để nhuận tràng, 10-40g để xổ. Dùng ngoài lấy 20-50 g chế nƣớc rửa thay thuốc đạn. Lá, rễ thƣờng dùng với liều 30-60 g. Dùng ngoài lấy lá giã đắp. THIÊN MÔN ĐÔNG Tên khác: Thiên môn, Thiên đông, Dây tóc tiên. Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Họ Thiên môn (Asparagaceae) Tên đồng nghĩa: gaudichaudianus Kunth; A. Asparagus insularis Hance; A. lucidus Lindl. Mô tả cây Dây leo sống lâu năm dài 1-2 m. Thân mang nhiều cành dài nhọn có 3 cạnh, hình lƣỡi liềm trông nhƣ lá; còn lá thật thì rất nhỏ trông nhƣ vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở nách lá. Quả mọng, khi chín có màu đỏ. Rễ củ hình thoi mọc thành chùm. Lõi củ có màu trắng ngà. Phân bố, sinh thái Cây của vùng Đông Á. Mọc hoang hoặc đƣợc trồng ở nhiều nơi nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa… Bộ phận dùng, thu hái và chế biến 147 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Rễ củ (Radix Asparagi) gọi là Thiên đông. Sau khi thu hái, rễ đƣợc tẩm nƣớc cho mềm, cạo bỏ vỏ, đồ chin, rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy khô. Dƣợc liệu sau khi chế biến có màu trắng vàng đến nâu vàng, thể chất trong mờ, dẻo, dai, mềm, dính tay. Đôi khi mặt ngoài có màu nâu xám do vỏ còn sót lại. Thành phần hóa học Rễ củ chứa saponin steroid (Sarsa-sapogenin) và các acid amin tự do (asparagin). Ngoài ra có tinh bột, đƣờng, chất nhầy, chất khoáng. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Thiên môn đông có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu đờm, lợi tiểu, nhuận tràng. Thƣờng dùng thiên môn để chữa ho, viêm họng, viêm mũi, đái tháo đƣờng (dạng thuốc sắc); chữa mụn nhọt, viêm da có mủ, rắn cắn (giã cây tƣơi, đắp ngoài da). Còn dùng để chữa táo bón (dạng thuốc sắc). Chú ý: không đƣợc dùng cho ngƣời bị tiêu chảy. Bài thuốc 1. Lở miệng lâu ngày: thiên môn, mạch môn (bỏ lõi), huyền sâm. Lấy đồng lƣợng, luyện với mật, làm thành viên. Mỗi lần ngậm 1 viên. 2. Ho đờm, thổ huyết, hơi thở ngắn: thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử, sắc thành cao, luyện với mật. Ngày uống 4-5 g. THIÊN NIÊN KIỆN Tên khác: Sơn thục, Sơn phục. Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott., họ Ráy (Araceae). Tên đồng nghĩa: Calla occulta Lour., Fl. Cochinch; Spirospatha occulta (Lour.) Rafinesque. Mô tả cây Cây thảo sống nhờ thân rễ có nhiều xơ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình mũi mác, mặt trên màu xanh đậm 148 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 hơn mặt dƣới, mép nguyên. Cụm hoa là những bông mo màu xanh. Quả mọng. Phân bố, sinh thái Loài H. occulta phân bố khá phổ biến ở các đỉnh vùng núi miền Nam, miền Bắc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ (Rhizoma Homalomenae). Thu hái thân rễ già, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học Tinh dầu (0,8-1%) màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chứa khoảng 40% l-linalol, ngoài ra còn có limonen, sapinen, acetaldehyd. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Trị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi, rất tốt cho ngƣời cao tuổi. Dùng 6-12 g sắc, ngâm rƣợu. THÔNG THẢO Tên khác: Thông thoát. Tên khoa học: Tetrapanax papyrifera (Hook.), họ Nhân Sâm (Araliaceae). Mô tả cây Cây nhỡ, cao 3-6 m. Thân cứng nhƣng giòn, giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lõi càng đặc và chắc hơn. Lá xẻ thùy, mép lá có răng cƣa. Hoa tự hình tán mọc thành chùm, màu trắng. Quả hình cầu. Phân bố sinh thái Mọc ở các tỉnh có khí hậu mát nhƣ Lạng Sơn, Cao Bẳng, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum… Có thể trồng bằng cách gieo hạt hay chia gốc. 149 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lõi thân (Medulla Tetrapanacis papyriferae) phơi hay sấy khô của cây Thông thảo. Cắt thân thành từng đoạn 50-60 cm, dùng que đẩy lõi tƣơi, phơi nắng cho khô, khi dùng cắt thái lát. Thành phần hóa học Saponin (papyriosid, papyriogenin), protein, chất béo… Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng Nhân dân dùng làm thuốc thông tiểu, chữa sốt, ho, giúp lợi sữa… Liều 3-6 g/ngày dƣới dạng thuốc sắc. THÔNG THIÊN Tên khoa học: Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum., họ Trúc đào (Apocynaceae). Tên đồng nghĩa: Cascabela thevetia (L.) Lippold;Cerbera thevetia L.; Thevetia linearis A. de Candolle. Mô tả cây Cây gỗ nhỏ, toàn cây có nhựa mủ trắng. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng. Lá mọc so le, dạng dải hẹp. Hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, mặt dƣới nhạt. Hoa to màu vàng mọc thành xim ngắn. Quả hạch có hình dạng đặc biệt. Phân bố, sinh thái Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây thƣờng đƣợc trồng làm cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hạt, lá, quả (Folium et Fructus Thevetiae peruvianae). Thu hái quả già, đập lấy nhân. 150 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Lá có chứa thevetin B và hạt có chứa glycosid trợ tim nhƣ thevetin A, B, 2’-O-acetyl cerberosid, niriifolin, cerberin, peruvosid. Trong nhân hạt có 62% dầu béo và một số chất kết tinh, phytosterol, thevetin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng: Làm thuốc trợ tim và dùng để chiết xuất thevetin dùng trong trƣờng hợp tim yếu, loạn nhịp, suy tim sau mổ. Dùng dung dịch 1% uống, ngày từ 1-2 ml hoặc dạng ống tiêm 2 ml chứa 1 mg thevetin. THUỐC DẤU Tên khác: Hồng tƣớc san hô. Tên khoa học: Euphorbia tithimaloides L., họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Mô tả cây Cây thân thảo cao từ 1-2 m. Thân mập mọc đứng, hình chữ chi, ít phân nhánh. Lá mọc so le, hình trứng, đầu lá nhọn, phía cuống tròn, cuống lá rất ngắn, gân lá không rõ. Hoa màu đỏ tƣơi, ít gặp. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng khắp nơi để làm thuốc và làm cảnh. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Euphorbiae tithimaloides), thƣờng dùng tƣơi. Thành phần hóa học Euphorbin, cerin, myricin, resin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Khi bị thƣơng hay đứt tay, chân, dùng lá giã nhỏ đắp lên cho mau lành. Hoặc lấy nhựa mủ bôi lên vết thƣơng lở loét, trị bệnh bạch biến, mụn cóc. 151 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 THUỐC GIÕI Tên khác: Bọ mắm. Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. họ Gai (Urticaceae). Tên đồng nghĩa: Pouzolzia indica Gaud. Mô tả cây Cây thảo sống nhiều năm, có cành mềm mọc trải ra, cao 40-50 cm, nham nhám và có lông sát. Lá mọc so le, có khi mọc đối, có lá kèm. Phiến lá nhỏ, hình mác, có 3 gân gốc, có lông cả 2 mặt. Hoa nhỏ màu trắng, không cuống, mọc thành xim co ở nách lá, hoa đực có 4 nhị với chỉ nhị cong trong nụ, hoa cái có 1 vòi nhụy dài, trắng. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím có lông. Mùa hoa quả tháng 7-9. Phân bố, sinh thái Cây của vùng Ấn Độ - Malaysia, mọc hoang và cũng đƣợc trồng ở những nơi ẩm mát nhƣ gần giếng nƣớc, quanh vƣờn. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Toàn cây bỏ rễ (Herba Pouzolziae), thu hái quanh năm. Dùng tƣơi hay phơi, sấy khô. Thành phần hóa học Toàn cây chứa nhiều chất nhầy. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Cảm ho hoặc ho lâu ngày, bệnh về phổi, viêm họng. Lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, bí tiểu tiện. Nấm da, đinh nhọt, sâu quảng, viêm mủ da, viêm vú. Có nơi dùng lá giã nát trị sâu răng. Trừ giòi bọ. Liều dùng: 10-20 g, dạng thuốc sắc hoặc xay nhỏ vắt lấy nƣớc uống. 152 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 THUYỀN THOÁI Tên khác: Trách thiền, Thuyền thuế, Thiền thoái, Thiền xác. Tên khoa học: Gaeana maculata Fabricius, họ Ve sầu (Cicadidae). Phân bố, sinh thái Ve sầu sống chủ yếu ở vùng đồi núi. Xuất hiện thành đàn vào mùa hè thu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thuyền thoái (thiền thoái, thiền xác, thiền thuế - Periostracum Cicadae) là xác lột của con ve sầu. Ngƣời ta tìm lấy xác ve trên các thân cây hoặc ngay trên mặt đất quanh các gốc cây vào buổi sáng sớm mùa hè. Khi dùng, rửa qua, phơi khô, bỏ đầu, cánh và chân. Thành phần hóa học Hoạt chất chƣa rõ, chỉ biết trong xác ve có chất chitin, nitơ (7,8%), tro (14,5%). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Đƣợc dùng chủ yếu để làm thuốc trấn kinh trong những trƣờng hợp trẻ em bị sốt cao, lên kinh giật, khóc đêm. Chữa cảm mạo, ho mất tiếng, viêm tai giữa. Chữa ngứa ngáy, nhọt độc, mắt có màng mộng, uốn ván. Ngày dùng 1-3 g, dƣới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoàn hoặc dùng ngoài (bột xoa, nƣớc rửa). Bài thuốc Chữa cảm mạo, viêm khí quản, ho mất tiếng: thuyền thoái 3 g, ngƣu bàng tử 10 g, cam thảo 3 g, cát cánh 5 g, nƣớc 400 ml. Sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. 153 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 TÍA TÔ Tên khoa học:Perilla frutescens (L.) Britt. họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên đồng nghĩa: Ocimum frutescens L.; Perilla avium Dunn; P. ocymoides L.; P. urticaefolia Salisbury. Mô tả cây Cây thảo, thân vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép có khía răng, mặt trên xanh lục, mặt dƣới màu tía có nhiều lông. Hoa trắng hay tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Quả hạch nhỏ, hình cầu, màu nâu nhạt. Phân bố, sinh thái Cây đƣợc trồng làm cảnh và làm gia vị. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Tử tô diệp – Folium Perillae), quả (Tử tô tử - Fructus Perillae), thân (Tử tô ngạnh – Caulis Perillae). Thu hái vào tháng 3-4. Thành phần hóa học Trong cây có tinh dầu (0,5%), chủ yếu là perillaldehyd, l-perilla alcohol, limonen. Hạt chứa nhiều chất dầu (45-50%). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Lá trị cảm sốt, nôn mửa. Thân cành trị đau ngực, đầy bụng, nôn mửa khi có thai. Hạt dùng trị ho. Thƣờng dùng 10 g dạng thuốc sắc. Bài thuốc 1. Sâm tô ẩm: chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau khớp Lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hƣơng, bán hạ, can khƣơng, tiền hồ, mỗi vị 2 g, nƣớc 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. 2. Chữa trúng độc, đau bụng do ăn phải cua, cá 154 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Lá tía tô 10 g, sinh khƣơng 8 g, sinh cam thảo 4 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng.Giã lá tía tô tƣơi vắt lấy nƣớc hoặc sắc lá khô (10 g) uống nóng.. TIỂU HỒI Tên khác: Hồi hƣơng Tên khoa học: Foeniculum vulgare Mill., họ Hoa tán (Apiaceae). Tên đồng nghĩa: Anethum foeniculum; Foeniculum officinale Mô tả cây Thân thảo, lá có phiến xẻ thành sợi nhỏ, bẹ lá to. Toàn cây có mùi thơm. Cụm hoa tán gồm khoảng 30 hoa. Hoa nhỏ màu vàng, 5 cánh hoa. Quả nhỏ nhƣ hạt thóc lép. Quả bế gồm hai phân quả, mỗi phân quả có 5 cạnh lồi. Phân bố, sinh thái Đƣợc trồng làm thuốc ở khắp nơi trên thế giới. Gần đây đƣợc di thực vào Việt Nam. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Quả (Fructus Foeniculi), tinh dầu lấy từ quả (Oleum Foeniculi). Thành phần hóa học Trong quả có tinh dầu (3-12%) với thành phần chủ yếu là anethol (50-70%). Ngoài ra còn có glucid, protid. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng: Tây y: dùng Tiểu hồi làm thuốc trung tiện (carminatif), giúp tiêu hóa, lợi sữa. Trên hệ thần kinh và cơ: làm giảm đau, giảm co thắt cơ, dùng chữa đau dạ dày, đau ruột. Dùng làm rƣợu khai vị, làm thơm kem đánh răng, làm gia vị. 155 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Ghi chú Có thể dùng cây dƣơng hồi hƣơng Pimpinella anisum L. họ Hoa tán (Apiaceae) với cùng công dụng. TÔ MỘC Tên khác: Vang. Tên khoa học: Caesalpinia sappan L., họ Đậu (Fabaceae). Tên đồng nghĩa: Allium pekinense Prokhanov. Mô tả cây Cây gỗ lớn 7-10 m, thân có gai hình nón ngắn. Lá rộng, kép 2 lần lông chim chẵn, phiến lá nhỏ tựa lá me, mặt trên nhẵn, mặt dƣới có lông; lá kèm biến đổi thành gai hình nón. Hoa mọc thành chùy rộng ở ngọn, có nhiều chùm lông màu gỉ sắt. Quả hóa gỗ, dẹt, có sừng ở đầu trông rất dễ nhận dạng, bên trong quả có 4 hạt dẹt hình dáng đặc biệt. Phân bố, sinh thái Loài của vùng Châu Á. Mọc hoang trong các vùng đồi ẩm, cao nguyên hoặc đƣợc trồng nhiều nơi khắp Việt Nam. Trồng bằng hạt. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Gỗ (Lignum Sappan) của những cây đã già (gọi là Tô mộc) là những miếng gỗ đƣợc chẻ theo thớ dọc nhƣ củi, có màu đỏ nâu, không mùi, vị chát. Thành phần hóa học Tanin, saponin, acid gallic, khoảng 2% brasilin (một chất màu vàng thuộc nhóm neoflavonoid). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tô mộc có tác dụng kháng sinh, diệt lỵ amib, ngoài ra còn có tác dụng gây co bóp tử cung. 156 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Ngày uống 6-12 g dạng thuốc sắc. Chú ý: Kỵ thai! Chế phẩm Viên Tô mộc (chữa đau bụng tiêu chảy). TỎI Tên khoa học: Allium sativum L., họ Hành (Alliaceae). Mô tả cây Cây thảo, sống hàng năm, thân thực hình trụ, phía dƣới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng. Ở mỗi nách lá ở phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành 1 tép tỏi, các tép này nằm chung trong một cái bao tạo thành một củ Tỏi tức là thân hành (dò) của Tỏi. Hoa tán ở ngọn thân, bao hoa màu trắng hay màu hồng. Phân bố, sinh thái Tỏi có nguồn gốc Trung Á, hiện nay đƣợc trồng khắp nơi trên thế giới để làm gia vị. Ở Việt Nam, Tỏi đƣợc trồng nhiều ở Hà Bắc, Hải Hƣng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận… Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân hành (Bulbus Allii sativi). Tỏi thƣờng đƣợc thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Sau khi thu hái, phơi khô để bảo quản đƣợc lâu. Thành phần hóa học Tinh dầu, saponin và một ít iod. Thành phần chủ yếu của Tỏi là allicin, một hợp chất sulfid có tính kháng sinh rất mạnh. Trong củ Tỏi tƣơi không có chứa allicin mà chỉ có alliin. Dƣới tác dụng của men alliinase có sẵn trong Tỏi và phóng thích khi các tế bào bị dập nát, alliin sẽ cho ra allicin. Allicin rất kém bền vững, dễ bị phân hủy, trùng hợp… 157 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra Tỏi làm hạ cholesterol và triglycerid trong máu, chống xơ vữa động mạch. Một số thành phần trong Tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống oxy hóa, chống khối u… Tỏi đƣợc dùng để chữa lỵ amib hay lỵ trực trùng. Tỏi còn đƣợc dùng để chữa viêm phế quản mãn tính… Hiện nay Tỏi đƣợc dùng phổ biến để phòng ngừa các bệnh tim mạch nhƣ cao huyết áp, cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch… Liều thông thƣờng 10-20 g/ngày. Bài thuốc 1. Chữa cao huyết áp: ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi 1/5 với cồn 600 (dùng quá liều thì huyết áp tăng). 2.Chữa rết cắn: giã nát củ tỏi xát vào vết rắn cắn. TRẠCH TẢ Tên khác: Mã đề nƣớc. Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica Juzep., họ Trạch tả (Alismataceae). Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở ao, ruộng và đƣợc trồng ở nhiều nơi. Mô tả cây Cây thảo cao 40-50 cm. Thân hình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bẹ to mọc ốp vào nhau, xòe nhƣ hình hoa thị. Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành chùy. Hoa mẫu 3, màu trắng. Quả là một đa bế quả. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân rễ Trạch tả (Rhizoma Alismatis) 158 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Thành phần hóa học Triterpen: alisol A, B; alisol A, B, C monoacetat, epi-alisol A. Sesquiterpen: alismol và alismoxid. Tinh dầu, chất nhựa (7%). Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Alisol A và B đƣờng uống làm gia tăng đáng kể thể tích nƣớc tiểu và sự bài tiết Natri và Urê. Alisol A, B, C và các dẫn xuất acetat của chúng có tác dụng chống tăng cholesterol huyết thực nghiệm. Alisol C và Alisol C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan chống lại tác dụng của carbon tetrachlorid. Thông tiểu, phù thũng, viêm thận. Điều trị cao lipid huyết. Bài thuốc Trị thủy thũng: trạch tả 40 g, bạch truật 40 g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12 g. Dùng nƣớc sắc phục linh để chiêu thuốc. TRẮC BÁCH Tên khác: Trắc bá. Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco., họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Tên đồng nghĩa: Thuja orientalis L.; Biota orientalis (L.) Endl. Mô tả cây Cây nhỏ phân nhiều nhánh xếp theo mặt phẳng đứng. 159 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Lá nhỏ mọc đối, hình vảy dẹp. Nón cái tròn ở gốc cành. Nón quả hình trứng. Hạt hình trứng, màu nâu sẫm. Phân bố, sinh thái Cây đƣợc trồng làm cảnh. Lá, cành nhỏ thu hái quanh năm. Hạt thu hái vào mùa đông. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Cành non (Cacumen Platycladi orientalis) và hạt (Bá tử nhân – Semen Platycladi orientalis). Thành phần hóa học Cành non (mang lá) có chứa flavonoid, tinh dầu (chủ yếu fenchon, l-borneol, camphor, sesquiterpen alcol). Hạt có chất béo và saponin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Trắc bách diệp đƣợc dùng cầm máu trong trƣờng hợp thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh, lợi tiểu, ho, sốt, giúp tiêu hóa. Bá tử nhân dùng chữa mất ngủ hay quên. Bài thuốc Thuốc cầm máu khi ho ra máu: trắc bách diệp (sao đen) 15 g, ngải diệp 15 g, can khƣơng sao 6 g, nƣớc 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. TRÀM Tên khác: Chè đồng, Chè cay, Cajeput tree. Tên khoa học: Melaleuca leucadendra L., họ Sim (Myrtaceae). Mô tả cây Cây gỗ, vỏ thân bong ra thành từng mảng. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình mác, có các gân hình cung. Hoa nhỏ 160 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 màu trắng ở ngọn cây, đầu cuối tiếp tục mang lá, đài và tràng nhỏ, nhị nhiều. Quả nang cứng nằm trong đài tồn tại. Phân bố, sinh thái Loài của Châu Úc, mọc hoang ở khắp nơi trong nƣớc ta, thƣờng gặp ở các rừng sác cạn tiến sâu vào đất liền, cũng đƣợc trồng để cải tạo vùng đất phèn và để lấy lá cất tinh dầu. Có nhiều ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Melaleucae), tinh dầu từ lá (Oleum Cajeputi). Thành phần hóa học Tinh dầu (0,3 – 0,6%), thành phần chính là cineol (eucalyptol, cajeputol) (45 – 60%), -terpineol kháng khuẩn cao, các flavonoid và tanin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Lá tràm sắc chữa ho, phỏng, rửa mụn nhọt, vết thƣơng ngoài da, xông chữa cảm cúm. Tinh dầu xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát trùng ngoài da. Dùng xông có tác dụng chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sát khuẩn đƣờng hô hấp. Cineol chữa ho, long đờm, sát khuẩn đƣờng hô hấp. Liều dùng Đƣờng uống: pha 10 – 20 giọt tinh dầu trong cốc nƣớc nhỏ. Nhỏ mũi: pha nồng độ 10% trong dầu lạc. Dùng ngoài (rửa): pha trong nƣớc nồng độ 0,2%. Chế phẩm Các viên nang mềm Euca, Eugintol, Eugica, Calyptin…; dung dịch tiêm bắp Eucalyptyl; viên ngậm Pullmol; thuốc đạn Trophyres; siro Biocalyptol, Eugica,… Bài thuốc 1. Kích thích tiêu hóa, chữa ho: Hãm, sắc lá và cành non mang lá (khoảng 20 g lá trong 1 lít nƣớc) để uống, xông hoặc ở dạng ngâm rƣợu (tỉ lệ 1/5), liều 2 – 5 g một ngày. 161 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 2. Dùng ngoài xoa bóp, chữa đau nhức, tê thấp: Tinh dầu nguyên chất. 3. Dịu niêm mạc, trị ho: Uống tinh dầu với liều 10 – 50 giọt pha trong nƣớc đƣờng . 4. Thuốc tiêm kháng khuẩn: Tinh dầu tinh chế có thể chế thành thuốc tiêm với nồng độ 5 – 10 hoặc 20%. Ngày tiêm dƣới da 1 – 2 ống tƣơng ứng 0,1 – 0,2 g tinh dầu. TRẦU KHÔNG Tên khác: Trầu, Thƣợc tƣợng. Tên khoa học:Piper betle L., họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tên đồng nghĩa: Piper siriboa L. Mô tả cây Cây leo, thân nhẵn có khía dọc. Lá so le, cuống có bẹ, phiến hình trái xoan, gân gốc thƣờng là 5. Bề mặt lá có những chấm trong là các túi tiết tinh dầu. Hoa khác gốc mọc thành bông. Quả mọng tròn. Phân bố, sinh thái Nguồn gốc từ Châu Á, ở nƣớc ta đƣợc trồng rộng rãi từ rất lâu. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Thân, lá, quả (Caulis, Folium et Fructus Piperus). Thành phần hóa học Lá chứa tinh dầu 0,7-2,6% gồm chủ yếu là dẫn chất phenol: chavibetol, chavicol và nhiều phenolic khác. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Thƣờng dùng ngoài, nƣớc sắc rửa vết loét, mẫn ngứa, mụn nhọt. 162 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 TRINH NỮ HOÀNG CUNG Tên khác: Nữ hoàng cung, Náng lá rộng, Tỏi lơi, Tỏi lơi lá rộng, Tỏi Thái Lan. Tên khoa học: Crinum latifolium L., họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Tên đồng nghĩa: Crinum esquirolii H. Léveillé; C. ornatum Herbert var. latifolium (L.) Herbert. Mô tả cây Cây thảo cao khoảng 50-60 cm, có thân hành gần nhƣ hình cầu, cổ nhỏ, ngắn, có màu hồng tím. Lá mỏng, hình dải, rộng 5-10 cm, dài 60-80 cm, mép dợn sóng, bẹ lá ở phía dƣới gốc có màu hồng tím, gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dƣới. Cụm hoa tán với trụ hoa dẹt, dài 30-60 cm chỉ gồm ít (8-12) hoa có mo bao quanh. Hoa có cuống ngắn, phiến hoa dài 7-10 cm, rộng khoảng 2 cm, màu trắng. Mặt ngoài cánh hoa có những sọc màu tím nhạt, chỉ nhị màu trắng. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang hoặc đƣợc trồng làm cảnh khá phổ biến ở những vùng nóng ẩm thuộc Châu Á. Ở Việt Nam, thƣờng đƣợc trồng ở các tỉnh miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Hành và lá (Bulbus et Folium Crini laifolii). Thành phần hóa học Alkaloid (lycorin, crinin, crinamidin, augustamin…) Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Trị thấp khớp (giã thân hành, xào nóng, đắp vào khớp bị viêm); chữa mụn nhọt, abcès (giã thân hành hoặc lá đắp vào mụn nhọt cho mau mƣng mủ); chữa viêm tai, đau tai (nhỏ dịch lá vào tai). 163 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Gần đây ở Việt Nam còn sử dụng nƣớc sắc thân hành và lá để điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Đã có một số công trình công bố với kết quả khá tốt. Chế phẩm: Trà thuốc Trinh nữ hoàng cung (Cty Dƣợc liệu TW-2). TRÖC ĐÀO Tên khác: Trƣớc đào, Giáp trúc đào, Đào lê. Tên khoa học: Nerium oleander L., họ Trúc đào (Apocynaceae). Tên đồng nghĩa: Nerium indicum Miller; N. odorum Solander. Mô tả cây Cây nhỏ lâu năm, cao 3-5 m, mọc thành bụi. Cành non có 3 cạnh màu xanh, già màu nâu. Có mủ trắng. Lá mọc đối hoặc mọc vòng 3 lá. Phiến lá hình mác, nguyên, mặt trên xanh thẫm, mặt dƣới xanh nhạt. Gân lá hình lông chim rõ. Hoa mọc xim ngù ở đầu cành, có màu trắng hoặc màu hồng. Quả đại 2 mảnh chứa nhiều hạt có lông. Phân bố, sinh thái Trúc đào gốc mọc hoang ở ven biển Địa Trung Hải. Ở nƣớc ta đƣợc trồng làm cảnh. Việc trồng rất dễ dàng, sau một năm có thể thu đƣợc lá, càng những năm sau số lƣợng lá thu hoạch càng cao. Lá đƣợc thu hái khi cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa, vào mùa thu và mùa hè, các mùa khác cho ít hoạt chất. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Oleandri) thu hái quanh năm dùng để chiết oleandrin. Thành phần hóa học Glycosid tim: chủ yếu là oleandrin (neriolin, folinerin). Ngoài ra còn có saponin, flavonoid… 164 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Hoạt chất toàn phần trong lá Trúc đào và oleandrin có tác dụng làm chậm nhịp tim, kéo dài thời gian tâm trƣơng, đặc biệt có lợi cho bệnh nhân hẹp van 2 lá. Tác dụng nhanh, ít tích lũy, thải trừ nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu. Trúc đào đƣợc sử dụng để chiết oleandrin tinh khiết dùng trong điều trị suy tim, khó thở, phù do tim. Không dùng sắc uống. Chế phẩm: Neriolin (viên nén – XNDP 2). Ghi chú: thuốc độc dùng thận trọng. TRƯỜNG SINH Tên khác: Sống đời, Thuốc bỏng, Diệp sinh căn, Thổ tam thất, Lạc địa sinh căn. Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers., họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Tên đồng nghĩa: Bryophyllum calycinumSalisb. Mô tả cây Cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0,4-0,6 m. Thân tròn nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, phiến lá dày, mọng nƣớc, mép lá có răng cƣa tròn. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam, tụ thành xim trên một trục phát hoa dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Phân bố, sinh thái Cây mọc hoang ở đất khô cằn, còn đƣợc trồng làm cảnh và làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Lá (Folium Kalanchoe). Lá thu hái quanh năm, thƣờng dùng tƣơi. Thành phần hóa học Cả cây chứa bryophyllin, flavonoid, acid hữu cơ nhƣ: acid citric, acid isocitric, acid malic. 165 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thƣơng, lở loét, viêm tấy, đau mắt sƣng đỏ, chảy máu, giải độc. Lá tƣơi giã nát, thêm nƣớc gạn uống (20-40 g/ngày) hoặc lá tƣơi giã nhỏ đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi. Bài thuốc 1. Chữa viêm tai giữa cấp tính: lá tƣơi giã nát, vắt lấy nƣớc nhỏ vào tai. 2. Bị thương thổ huyết: lá tƣơi giã nát, thêm rƣợu và đƣờng vào uống trong ngày. XUYÊN TÂM LIÊN Tên khác: Công cộng, Khổ đảm thảo, Lam khái liên, Nguyễn cộng. Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Ness., họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả cây Cây thảo nhỏ, thân vuông, mọc thằng đứng nhiều đốt, nhiều cành. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình mác, cuống ngắn, mặt lá nhẵn bóng. Hoa trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay ở đầu cành. Quả nang dài, toàn cây có vị rất đắng. Phân bố, sinh thái Cây có ở các nƣớc châu Á: Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, nam Trung Quốc. Ở nƣớc ta hiện nay đã trồng nhiều nơi. Cây đƣợc thu hái quanh năm. Bộ phận dùng, thu hái: Toàn cây (Herba Andrographitis). Thành phần hóa học Các diterpenlacton (andrographolid, neoandrographolid…), các sesqui-terpenlacton. Flavonoid thuộc nhóm flavon. 166 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Đƣợc dùng điều trị ho, viêm họng, viêm phổi, viêm đƣờng tiết niệu, viêm đƣờng ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt, ghẻ lở, vết thƣơng giải phẫu, bỏng. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, Xuyên tâm liên còn có tác dụng nâng cao cơ chế phòng vệ của cơ thể, hạ sốt, an thần, tác dụng kháng viêm do kích thích hormon tuyến thƣợng thận giải phóng ACTH. Thuốc bổ đắng giúp tiêu hóa. Ý DĨ Tên khác: Bo bo. Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L., họ Lúa (Poaceae). Mô tả cây Cây thảo, cao tới 2 m. Thân cây nhẵn có vạch dọc. Lá hình mác to, gân lá song song, rõ. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả dĩnh, bao bọc bởi bẹ của lá bắc. Phân bố, sinh thái Vị thuốc có nguồn gốc Việt Nam, dùng phổ biến trong y học Trung Quốc. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến Nhân hạt (Semen Coicis) đã bỏ vỏ, phơi sấy khô. Thu hoạch khi quả chín. Thành phần hóa học Coixenolid, carbohydrat, chất béo, chất protid, acid amin. Tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng Kiện tỳ, bổ phổi. Lợi tiểu, trị phù thũng, phong thấp lâu ngày không khỏi. 167 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bài thuốc 1. Đơn chữa tiểu tiện ra sỏi Ý dĩ 20 g, nƣớc 600 ml, sắc còn 200 ml. Uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thƣờng là đƣợc. 2. Đơn thuốc chữa bệnh phổi, nôn ra máu Ý dĩ 40 g, nƣớc 400 ml (2 bát) sắc còn 1 bát (200 ml) thêm ít rƣợu vào uống làm hai lần trong ngày. Uống luôn 10 ngày. 168 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 PHỤ LỤC BẢNG TRA CỨU CÂY THUỐC, DƯỢC LIỆU THEO TÊN KHOA HỌC Abelmoschus sagittifolius, 136 Abutilon indicum, 58 Acanthopanax aculeatus, 114 Achyranthes aspera, 8, 57 Achyranthes bidentata, 8, 58 Acorus calamus, 8 Acorus gramineus, 8 Adenosma bracteosum, 119 Ageratum conizoides, 5 Alisma orientalis, 158 Allium pekinense, 155 Allium sativum, 156 Alpinia officinarum, 132 Alstonia scholaris, 5 Amomum aromaticum, 143 Amomum medium, 143 Amomum tsao-ko, 143 Amomum xanthoides, 134 Anethum foeniculum, 154 Angelica dahurica, 7 Annona reticulata, 4 Annona squamosa, 4 Areca catechu, 8, 49 Arillus Longan, 119 Artemisia capillaris, 120 Artemisia vulgaris, 111 Asparagus cochinchinensis, 147 Asparagus gaudichaudianus, 147 Astersimia vulgaris var. indica, 111 Belamcanda chinensis, 4, 131 Biota orientalis, 159 Boehmeria nivea, 75 Brassia alba, 36 Bryophyllum calycinum, 164 Bulbus Allii sativi, 157 Bulbus Eleutherines Bulbosae, 137 Bulbus et Folium Crini laifolii, 163 Cacumen Platycladi orientalis, 159 Caesalpinia sappan, 155 Calla occulta, 148 Carthamus tinctorius, 82 Cascabela thevetia, 149 Cassia tora, 144 Catharanthus roseus, 72 Caulis Cinnamomi cassiae, 123 Caulis Perillae, 153 Caulis, Folium et Fructus Piperus, 162 Centella asiatica, 127 Cerbera thevetia, 149 Chrysanthemum indicum, 60 Chrysanthemum morifolium, 61 Chrysanthemum sinense, 61 Cibotium barometz, 8, 48 Cinnamomum cassia, 122 Cinnamomum lourerii, 124 Cinnamomum zeylanicum, 124 Cissampelos glabra, 38 Citrus reticulata, 124 Coleus amboinicus, 84 Cortex Cinnamomi cassiae, 123 Cortex et Radix Acanthopanacis, 115 Cortex Eucommiae, 71 Cortex Garciniae mangostanae, 104 Cortex Mori, 66 Cortex Morindae, 120 Cortex Phellodendri, 80 Cortex Punicae, 100 Cortex Ziziphus mauritianae, 143 Costus specciosus, 105 Crinum asiaticum, 108 Crinum defixum, 109 Crinum esquirolii, 162 Crinum latifolium, 162 Curcuma longa, 112 Curcuma zedoaria, 109 Cymbopogon citratus, 133 Cynara scolymus, 33 Cyperus rotundus, 86 Cyperus stoloniferus, 87 Dicksonia barometz, 48 Dimocarpus longa, 118 Docynia doumeri, 139, 140 Docynia indica, 139, 140 Eclipta prostrata, 53 Eclipta alba, 53 Elephantopus scaber, 5 Eleutherine subaphylla, 137 Elsholtzia cristata, 95 Epiphyllum oxypetalum, 12 Eucalyptus camadulensis, 6 Eucommia ulmoides, 70 169 Eugenia carophyllata, 68 Exocarpium Citri rubrum, 125 Flos Carophylli, 69 Flos Carthami, 83 Flos Chrysanthemi, 60 Flos Lonicerae, 93 Flos Sophorae, 81 Flos Sophorae immaturus, 81 Flos Styphnolobii japonici, 81 Foeniculum officinale, 154 Foeniculum vulgarae, 154 Foeniculum vulgare, 62 Folium Catharanthi, 72 Folium Citri reticulatae, 125 Folium et Fructus Psidii guajavae, 121 Folium et Fructus Thevetiae peruvianae, 150 Folium et Gemma Plectranthi, 84 Folium Kalanchoe, 165 Folium Lycii, 47 Folium Menthae, 34 Folium Mori, 66 Folium Morindae, 120 Folium nelumbinis, 139 Folium Oleandri, 164 Folium Orthosiphonis, 129 Folium Paederiae, 106 Folium Patchouli, 79 Folium Perillae, 153 Folium Plantaginis, 101 Folium Polyscias, 70 Folium Ziziphus mauritianae, 143 Fructus Amomi aromatici, 144 Fructus Docynia, 140 Fructus Foeniculi, 155 Fructus Gardeniae, 64 Fructus Illicii, 62 Fructus Leonuri, 89 Fructus Lycii, 47 Fructus Mori, 66 Fructus Morindae, 120 Fructus Perillae, 153 Fructus Piperis nigri, 78 Fructus Sophorae, 81 Fructus Xanthii, 8, 90 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Fructus Ziziphus mauritianae, 143 Fuctus Amomi xanthoidis, 135 Galla Chinensis, 113 Garcinia mangostana, 104 Gardenia jasminoides, 64 Herba Abutili indici, 58 Herba Achyranthis asperae, 57 Herba Adenosmatis bracteosi, 119 Herba Artemisiae vulgaris, 111 Herba Centellae Asiaticae, 127 Herba Crini asiatici, 109 Herba Cynarae scolymi, 33 Herba Ecliptae, 53 Herba Elsholtziae, 95 Herba et Oleum Cymbopogonis citrate, 133 Herba Houttuyniae cordata, 68 Herba Leonuri, 89 Herba Menthae, 34 Herba Mori, 66 Herba Ocimi Sancti, 85 Herba Orthosiphonis, 129 Herba Passiflorae, 97 Herba Phyllanthi amari, 52 Herba Piperis, 96 Herba Plantaginis, 101 Herba Polygoni Aviculae, 128 Herba Portulacae Oleraceae, 130 Herba Pouzoltziae, 152 Herba Scopariae, 45 Herba Wedeliae, 136 Herba Xanthii, 90 Homalomena occulta, 148 Houttuynia cordata, 67 Illicium anisatum, 62 Illicium griffithii, 62 Illicium verum, 61 Imperata cylindrica, 56 Kalanchoe pinnata, 164 Lactuca indica, 5, 40 Lagurus cylindricus, 56 Leontodon taraxacum, 39 Leonurus heterophyllus, 88 Leucaena leucocephala, 91 Lignum Sappan, 156 Lilium brownii, 6 Limnophila rugosa, 63 Lonicera japonica, 92 Lycium barbarum, 48 Lycium chinense, 46, 48 Medulla Tetrapanacis papyriferae, 149 Melaphis chinensis, 113 Mentha arvensis, 34, 35 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Mentha piperita, 35 Mentha spicata, 35 Mentha viridis, 35 Momordica cochinchinensis, 73 Morinda citrifolia, 120 Morus alba, 66 Nauclea rhynchophylla, 45 Nelumbo nucifera, 138 Nerium indicum, 163 Nerium oleander, 163 Nodus Nelumbinis Rhizomatis, 139 Ocimum frutescens, 153 Ocimum sanctum, 84 Oleum Cinnamomi cassiae, 123 Oleum Foeniculi, 155 Oleum Menthae, 34 Oleum Momordicae, 73 Oleum Patchouli, 79 Ophiopogon japonicus, 102 Opuntia vulgaris, 12 Orthosiphon aristatus, 129 Orthosiphon spiralis, 129 Os Sepiae, 107 Ourouparia rhynchophylla, 45 Paedaria foetida, 106 Paedaria tomentosa, 106 Paliurus mairei, 142 Passiflora foetida, 97 Pericarpium Arecae, 8, 50 Pericarpium Citri reticulatae, 125 Pericarpium Garciniae mangostanae, 104 Pericarpium Punicae, 100 Pericupium Citri reticulatae viride, 125 Perilla avium, 153 Perilla frutescens, 153 Periostracum Cicadae, 152 Phellodendron amurense, 80 Phyllanthus amarus, 52 Phyllanthus urinaria, 52 Pimpinella anisum, 155 Piper betle, 161 Piper lolot, 96 Piper nigrum, 77 Piper siriboa, 161 Plantago major, 101 Platycladus orientalis, 159 Plectranthus amboinicus, 84 Plumula Nelumbinis, 138 Pogostemon cablin, 78 Polygonatum kingianum, 9 Polygonatum officinale, 9 Polygonum aviculare, 128 Polygonum multiflorum, 5 170 Polypodium barometz, 48 Polyscias fruticosa, 8, 69 Portulaca oleracea, 130 Pouzolzia indica, 151 Pouzolzia zeylanica, 151 Psidium guajava, 121 Punica granatum, 99 Quisqualis indica, 141 Radix Achyranthis asperae, 8, 57 Radix Achyranthis bidentatae, 8 Radix Asparagi, 147 Radix Boehmeriae, 75 Radix Catharanthi, 72 Radix et Folium Abelmoschi Sagittifolii, 137 Radix Lycii, 47 Radix Morindae, 120 Radix Ophiopogonis, 102 Radix Polyscias, 70 Radix Polysciasis, 8 Radix Stephaniae tetrandrae, 122 Radix Taraxaci, 40 Ramulus cum Unco Uncariae, 46 Rauwolfia serpentina, 7 Receptaculum Nelumbinis, 138 Rhamnus jujuba, 142 Rhizoma Acori graminei, 8 Rhizoma Acori calami, 8 Rhizoma Alismatis, 158 Rhizoma Alpiniae, 132 Rhizoma Belamcandae Chinensis, 131 Rhizoma Cibotii, 8, 48 Rhizoma Costi, 105 Rhizoma Cypery, 86 Rhizoma et Radix Curcumae, 110, 112 Rhizoma et Radix Curcumae zedoariae, 110 Rhizoma homalomenae, 148 Rhizoma Imperatae, 56 Rhizoma Polygonati, 9 Rhizoma Polygonatiofficinalis, 9 Rhizoma Typhonii, 37 Rhizoma Zingiberis, 76 Saccharum cylindricum, 56 Schizonepeta tenuifolia, 96 Schlechtendalia chinensis, 113 Scoparia dulcis, 44 Semen Arecae, 50 Semen Cassiae, 145 Semen Citri reticulatae, 125 Semen Leucaenae leucocephalae, 91 Semen Momordicae, 73 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Semen Nelumbinis, 138 Semen Plantaginis, 101 Semen Platycladi orientalis, 159 Semen Quisqualis, 141 Semen Sinapis albae, 36 Semen Ziziphus mauritianae, 143 Senna alata, 107 Sepia esculenta, 107 Siegesbeckia orientalis, 5 Sinapis alba, 36 Sophora japonica, 81 Spirospatha occulta, 148 Stamen Nelumbinis, 139 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Stephania glabra, 38 Stephania kwangsiensis, 38 Stephania pierrei, 39 Stephania rotunda, 38 Stephania sinica, 38 Stephania tetrandra, 122 Stretocaulon juventas, 5 Strychnos nux-vomica, 7 Styphnolobium japonicum, 81 Syzygium aromaticum, 68 Tang ký sinh, 66, 67 Taraxacum officinale, 5, 39 Tetrapanax papyrifera, 149 171 Thevetia linearis, 149 Thevetia peruviana, 149 Thuja orientalis, 159 Tripax procumbens, 136 Tuber Stephaniae glabrae, 38 Typhonium divaricatum, 7, 36 Uncaria rhynchophylla, 45 Verbesina prostrata, 53 Wedelia chinensis, 5, 135 Xanthium inaequilaterum, 8, 89 Zingiber officinale, 76 Ziziphus jujuba, 142 Ziziphus mauritiana, 142 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 BẢNG TRA CỨU DƯỢC LIỆU THEO BÀI HỌC Bài 1 Bài 4 Bài 2 Nhóm kích thích tiêu hóa, chữa tiêu chảy Nhóm cảm cúm, sốt rét ĐẠI HỒI .................................... 61 BẠC HÀ ..................................... 34. ĐINH HƢƠNG .......................... 68 CỐI XAY ................................... 58 GỪNG ........................................ 76 CÚC HOA .................................. 60 HỒ TIÊU .................................... 78 HÚNG CHANH ......................... 84 HOẮC HƢƠNG......................... 79 HƢƠNG NHU TÍA .................... 85 LÁ LỐT...................................... 96 KINH GIỚI ................................ 95 MĂNG CỤT .............................. 104 SẢ ............................................... 134 MƠ TAM THỂ .......................... 106 TÍA TÔ ....................................... 154 NGŨ BỘI TỬ ............................ 113 Nhóm tẩy, nhuận tràng ỔI ............................................... 121 LÔ HỘI ...................................... 98 QUẾ ........................................... 123 MUỒNG TRÂU ......................... 108 RIỀNG ....................................... 132 THẢO QUYẾT MINH .............. 145 SA NHÂN .................................. 135 SƠN TRA ................................... 140 Bài 3 THẢO QUẢ ............................... 144 Nhóm ho hen TIỂU HỒI .................................. 155 BẠCH GIỚI TỬ ......................... 36 TÔ MỘC .................................... 156 BÁN HẠ VIỆT NAM ................ 36 CAM THẢO NAM .................... 44 Buổi 5 DÂU ........................................... 66 Nhóm kháng khuẩn MẠCH MÔN ............................. 102 BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC39 QUÝT ......................................... 125 CỎ MỰC .................................... 53 RẺ QUẠT................................... 131 KÉ ĐẦU NGỰA ........................ 90 THIÊN MÔN ĐÔNG ................. 147 KIM NGÂN ............................... 92 THUỐC GIÒI............................. 152 SÀI ĐẤT .................................... 136 172 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 SÂM ĐẠI HÀNH ...................... 138 DỪA CẠN ................................. 72 TỎI ............................................. 157 HÒE ........................................... 81 TRẦU KHÔNG ......................... 162 NHÀU ........................................ 120 TRƢỜNG SINH......................... 165 THÔNG THIÊN......................... 150 XUYÊN TÂM LIÊN .................. 166 TRẮC BÁCH ............................. 159 Nhóm chữa đau dạ dày TRÚC ĐÀO ............................... 164 MỰC........................................... 107 Nhóm gan mật NGA TRUẬT ............................. 110 AC-TI-SÔ................................... 33 NGHỆ ......................................... 112 CHÓ ĐẺ THÂN XANH ............ 52 DÀNH DÀNH ........................... 64 Bài 6 NHÂN TRẦN TÍA .................... 119 Nhóm trị lỵ, giun sán RAU MÁ .................................... 127 CAU ........................................... 49 HOÀNG BÁ ............................... 80 Buổi 8 KEO GIẬU................................. 91 Nhóm chữa bệnh phụ nữ LỰU ........................................... 100 GAI............................................. 75 RAU SAM .................................. 130 HỒNG HOA .............................. 83 SỬ QUÂN TỬ ........................... 141 HƢƠNG PHỤ ............................ 86 Nhóm an thần, gây ngủ ÍCH MẪU .................................. 88 BÌNH VÔI .................................. 38 NGẢI CỨU ................................ 111 CÂU ĐẰNG ............................... 45 TRINH NỮ HOÀNG CUNG..... 163 LẠC TIÊN .................................. 97 Nhóm lợi tiểu SEN ............................................ 139 CỎ TRANH ............................... 56 TÁO ............................................ 142 Mà ĐỀ ....................................... 101 THUYỀN THOÁI ...................... 153 MÍA DÒ ..................................... 105 RÂU MÈO ................................. 129 Buổi 7 THÔNG THẢO ......................... 149 Nhóm tim mạch, cầm máu TRẠCH TẢ ................................ 158 DIẾP CÁ .................................... 67 173 Trƣờng Đại học Lạc Hồng Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu - 2014 Bài 9 Nhóm giảm đau, chữa thấp khớp CẨU TÍCH ................................. 48 CỎ XƢỚC .................................. 57 ĐỖ TRỌNG ............................... 71 NÁNG ........................................ 109 PHÒNG KỶ ............................... 122 THIÊN NIÊN KIỆN ................... 148 Nhóm bổ dưỡng CÂU KỶ ..................................... 46 ĐẢNG SÂM............................... 63 ĐẠI TÁO.................................... 65 ĐINH LĂNG .............................. 69 GẤC ........................................... 73 NGŨ GIA BÌ GAI ...................... 114 NHÃN ........................................ 119 SÂM BỐ CHÍNH ....................... 137 174 [...]... cây Câu kỷ 1 .2. 2 Tên khoa học của một dược liệu Cũng giống nhƣ tên cây, tên thông thƣờng của các loại dƣợc liệu có thể gây khó hiểu hay nhầm lẫn trong thu hái và sử dụng Vì thế ngƣời ta cũng sử dụng tên khoa học của dƣợc liệu để thống nhất chung về tên gọi của dƣợc liệu 7 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Thông thƣờng, tên khoa học của dƣợc liệu bắt nguồn từ tên khoa học của... /a/ 2 B b be /b/ 3 C c ce /k/, /x/ 4 D d đe /đ/ 5 E e e /ê/ 6 F f ef /f/, /ph/ 7 G g ge /g/ 8 H h hat /h/ 9a I i i /i/ 9b J j iota /i/ 10 K k ka /k/ 11 L l el /l/ 12 M m em /m/ 13 N n en /n/ 14 O o o /ô/ 15 P p pe /p/ 16 Q q qu /q/ 17 R r er /r/ 18 S s es /s/, /z/ 19 T t te /t/, /x/ 20 U u u /u/ 25 tiếng Việt Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 21 V v ve /v/ 22 X x ix /x/ 23 Y... tiếng Việt Calyculus: tiểu đài Cyaneus: xanh lam 3 .2. 2 Nguyên âm kép và nguyên âm ghép 26 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Nguyên âm ghép: là 2 nguyên âm đi liền nhau, đọc thành 2 âm, nhƣng nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài Opium: thuốc phiện Hordeum: lúa mạch Nguyên âm kép: là 2 nguyên âm đi liền nhau nhƣng đƣợc đọc thành một âm - ae (æ): đọc nhƣ âm [e] tiếng Việt... dƣới mặt đất tựa nhƣ rễ cây, mang các lá biến đổi thành vảy khô (Gừng, Nghệ, Riềng, Cỏ tranh) 13 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 + Thân hành (giò): là những thân rất ngắn, xung quanh phủ bởi những lá biến đổi thành các vảy mọng nƣớc (hành, Tỏi) + Thân củ: là những thân phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ (Khoai tây, Su hào) 2. 1 .2. 3 Lá - Lá là cơ quan sinh trƣởng của cây, mọc... Dừa cạn 23 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Họ Hành tỏi (Liliaceae) Thân thảo sống dai nhờ thân rễ, thân cành, thân củ Lá mọc cách, lá không cuống, phiến hình dải Một số cây làm thuốc: Tỏi, Hành, Huyết dụ Hoa hiên Họ Lúa (Poaceae) Thân thảo, sống hàng năm hay sống dai Lá mọc đối, xếp thành 2 dãy, lá không cuống, bẹ phát triển, có lƣỡi nhỏ Hoa tự là bông nhỏ họp lại thành chùm,... trong tên khoa học của các dƣợc liệu Việc phát âm các từ Latinh có thể khác nhau ở những vùng của thế giới nhƣng thƣờng sự khác nhau này sẽ không quá lớn và không gây ra các khó khăn trong trao đổi khoa học 3.1 Bảng chữ cái Latinh Bảng chữ cái Latinh gồm 24 chữ cái là: a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, x, y, z 24 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Các... môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Spica: bông (gié) Styli: vòi nhụy Spina: gai Taenia: sợi, dải Stigmata: núm nhụy Uncus:móc II CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THƯỜNG GẶP 2. 1 Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc 2. 1.1 Các đặc điểm mô tả dạng sống Theo môi trƣờng sống, ngƣời ta phân biệt ra thành các loại: - Thực vật... thƣờng mọc so le có khi thành hoa thị Phiến lá thƣờng có răng hay chia thành thùy Hoa tự là đầu Một số cây thuốc: Thanh hao hoa vàng, Ngải cứu, Actiso, Cỏ mực, Ké đầu ngựa Họ Hoa môi (Lamiaceae) Thân thảo, thân và cành có thiết diện vuông Lá đơn, mép lá thƣờng có khía răng cƣa, có mùi thơm, mọc đối chéo chữ thập hay mọc vòng 22 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Hoa môi Hoa tự: xim... loài thực vật thuộc nhóm này - Thực vật khí sinh: thực vật sống trong không khí lấy các chất dinh dƣỡng từ khí quyển chung quanh (nhƣ các loài lan) - Thực vật thủy sinh: thực vật hoàn toàn sống trong nƣớc hay nổi trên mặt nƣớc (các loại Bèo, Sen, Súng v.v…) - Thực vật ký sinh: thực vật sống bám, hút các chất dinh dƣỡng của động vật, thực vật khác (các loại Tầm gửi, Tơ hồng) - Thực vật đầm lầy: thực. .. cho dƣợc liệu truyền thống hay thông dụng nhất còn các loài khác thì có thêm tên loài để phân biệt với dƣợc liệu này Ví dụ: 8 Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 + Rhizoma Polygonati - Thân rễ của cây Hoàng tinh (Polygonatum kingianumColl et Hemsl) phân biệt với Rhizoma Polygonatiofficinalis - Thân rễ của cây Ngọc trúc (Polygonatum officinaleAll.) - Tên của một số dƣợc liệu có thể ... gọi dƣợc liệu Bộ mơn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Thơng thƣờng, tên khoa học dƣợc liệu bắt nguồn từ tên khoa học thuốc có thêm từ để phận dùng dƣợc liệu Tên dƣợc liệu đƣợc... biến đổi thành vảy khơ (Gừng, Nghệ, Riềng, Cỏ tranh) 13 Bộ mơn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 + Thân hành (giò): thân ngắn, xung quanh phủ biến đổi thành vảy mọng nƣớc (hành, Tỏi)... Calyculus: tiểu đài Cyaneus: xanh lam 3 .2. 2 Ngun âm kép ngun âm ghép 26 Bộ mơn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 20 14 Ngun âm ghép: ngun âm liền nhau, đọc thành âm, nhƣng ngun âm đầu đọc ngắn,

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w