1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đọc hiểu bài thơ Thương vợ

5 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 16,63 KB

Nội dung

I - Gợi dẫn 1. Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi. Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến. Quê hương ông thể hiện rất rõ sự chuyển mình ấy. Hàng ngày, những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông : trữ tình và trào phúng. 2. Thơ Tế Xương dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện một cái nhìn sắc sảo của một nhà nho có Tâm và có Tài. Trong thơ ông bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình với đủ cả dáng vẻ và tâm hồn. Và thơ ông thể hiện thái độ phản kháng đối với thời cuộc. Ông luôn phê phán sâu cay những mặt trái của xã hội. Vì thế giọng thơ thường chua cay và đanh đá. 3. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với vợ, đồng thời thể hiện nhân cách Tú Xương. Đây cũng lại là tâm sự chua cay của người chồng – nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con người trở thành vô tích sự với chính mình và gia đình. Bài thơ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết. Bài thơ ngợi ca đức hi sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững. 4. Đọc chậm, chú ý nhấn giọng ở mom sông, năm con, một chồng, lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, năm nắng mười mưa. Hai câu cuối đọc lên giọng cao hơn. II - Kiến thức cơ bản Tú Xương là một trong số không nhiều nhà thơ trung đại hay làm thơ về vợ. Các nhà nho, đệ tử của cửa Khổng sân Trình vốn chỉ coi vợ là người “nâng khăn sửa túi” nên sự vất vả của vợ, với họ, là lẽ đương nhiên. Vì thế, họ ít viết thơ về vợ như các nhà thơ hiện đại. Riêng Tú Xương viết rất nhiều thơ về vợ, trong đó tiêu biểu có bài Thương vợ. Đây là bài thơ thể hiện cả tài thơ và nhân cách Tú Xương. Sinh ra vào thời buổi “Tây Tàu lố lăng”, đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, Tú Xương luôn mang trong mình tâm sự cay đắng của một người có nhân cách nhưng bất lực. Bao nhiêu điều ngang tai trái mắt đã được Tú Xương đưa vào thơ. Mỗi bài thơ trào phúng của ông là một tiếng chửi chua chát và cay độc ném vào lũ người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và danh dự dân tộc, chà đạp lên đạo lí để hòng hưởng cuộc sống no nê. Đó chính là mảng thơ trào phúng. Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình sâu lắng của Tú Xương lại thể hiện những nỗi niềm ẩn khuất đằng sau cái vẻ chanh chua, cay nghiệt với cuộc đời. Tâm sự của một con người đau đời, đau cho mình được ông dồn nén ở đây. Thương vợ là một trong số những bài thơ như thế. Hình thức thơ Đường luật đã được cách tân bởi những ngôn từ đời thường giản dị, gần gũi với dân gian và tâm sự rất thật của một người chồng khi viết về người vợ tảo tần của mình. Tú Xương có một người vợ rất thảo hiền. Cả cuộc đời bà Tú đã hi sinh cho chồng con, điều này được thể hiện qua những bài thơ nhà thơ viết về vợ. Là một nhà nho sống vào thời buổi người ta đang sẵn sàng “Vứt bút lông đi viết bút chì” để được hưởng cuộc sống “Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”, với tâm hồn thanh sạch của một con người, ông Tú đã chẳng thể giúp gì được cho vợ. Gánh nặng gia đình dồn lên vai bà Tú, nhưng với tấm lòng tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ phương Đông, bà Tú đã luôn cố gắng để đảm bảo cuộc sống cho chồng con, để ông Tú vẫn được rảnh rang thực hiện vai trò “người thư kí thời đại”. Chính vì lẽ đó mà ông Tú luôn tôn trọng vợ. Bài thơ xuất hiện hai nhân vật : người vợ và người chồng. Hình ảnh người vợ hiện lên qua cảm nhận của nhân vật trữ tình – người chồng : Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Bốn câu thơ đã khái quát những nỗi vất vả hàng ngày của người vợ bươn chải để kiếm sống và nuôi chồng, nuôi con. Nỗi vất vả của người vợ được thể hiện ngay ở dòng thơ đầu. “Quanh năm” là thời gian không ngừng nghỉ, “mom sông” là địa điểm chông chênh, tất cả đều gợi sự vất vả, cực nhọc. Nguyên nhân của sự vất vả ấy là gánh nặng gia đình. Một hình thức so sánh lạ. Chiếc đòn gánh trên vai người vợ với một bên là năm con, một bên là một chồng. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà người vợ vất vả hơn. Hai câu thơ sau nỗi vất vả như càng tăng tiến. Những từ ngữ như lặn lội – quãng vắng, eo sèo – đò đông có sức gợi. Hình ảnh người vợ vất vả như hiện rõ hơn, day dứt hơn trong cảm nhận của người chồng. Người chồng rất thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ. Thấu hiểu để cảm thông, để trân trọng người vợ thảo hiền. Nhân cách của người chồng thể hiện ở sự thấu hiểu ấy. Không phải ông vô trách nhiệm với gia đình và vợ con mà bởi ông bế tắc. Giữa lúc cuộc sống xã hội đầy rẫy những chuyện đảo điên : Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. mà người vợ vẫn nhẫn nại miệt mài, vẫn một lòng một dạ với chồng con. Chính điều đó đã khiến người chồng cảm phục. Ông nói lên sự cảm thông của mình : Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. “âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình – người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hi sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong bài thơ. Chỉ đến hai câu thơ cuối, người chồng mới bày tỏ thái độ của mình với chính mình. Câu thơ có vẻ như một sự thay đổi mạch cảm xúc khá đột ngột : Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Đó là hình thức một câu chửi. Ai chửi ? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến Thương vợ mà giận mình, giận đời. Giận mình vì là kẻ vô tích sự, đã không giúp gì được cho vợ lại còn trở thành gánh nặng cho vợ trong cuộc mưu sinh đầy vất vả ; giận đời vì đã biến những ông chồng thành kẻ vô tích sự như thế. Trong nhiều bài thơ tự trào, Tú Xương cũng đã thể hiện tâm sự này. Không thể bán mình, biến mình thành kẻ làm thuê cho thực dân và tay sai nên người chồng không thể san sẻ được gánh nặng cho vợ. Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi những ông chồng vô tích sự nhưng lại thích hưởng thụ, chửi cuộc đời đen bạc để những người phụ nữ vốn đã vất vả, thiệt thòi lại càng vất vả, thiệt thòi hơn. Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự. Là một nhà nho sinh ra vào thời kì Hán học đã thất thế nên một ông Tú chẳng thể giúp gì được cho vợ con. Tâm trạng Thương vợ được trở lại nhiều lần trong thơ Tú Xương. Thấu hiểu và trân trọng sự vất vả của vợ, tình cảm đối với người vợ hiền thảo tảo tần đã khiến Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc. III - liên hệ 1. Ngẫm ngợi về Tú Xương, thi sĩ – nhà giáo Trần Trung viết bài thơ Vẫn một Tú Xương : Khi Tú Xương “Đi hát mất ô” Lửng lửng lơ lơ ỡm ờ câu hát Khii Tú Xương “Thương vợ” Bước tâm linh thập thõm thân cò…   Dẫu đã quen phong vận thị thành Vẫn se lòng tiếng giầy khua chí chát Mịt mờ bụi vẩn Thành Nam Phố Hàng Song Xồng xộc bước chân người Xáp mặt cười vết nhơ Thành, Đốc Rồi đêm về lặn ngợp cái buồn tênh Tiếng ai gọi – thót đau tâm tưởng Giật mình Sông lấp Đò ơi…   Giữa thời thác loạn Người ngông nghênh cao lâu tửu quán Vật vã khóc cười – vẫn một Tú Xương Tú Xương đi Hun hút Hàng Nâu Ngất ngưởng độc hành Bước cao thấp dặm sầu trăm mối Cõi vô cùng vướng nợ thi nhân. Nam Định, 11 – 1990 2. Cảm kích trước nhân vật trữ tình trong bài Thương vợ, tác giả Trần Trung Phụng Gửi bà Tú Xương : “Quanh năm lặn lội ở mom sông”, Thương bà gánh kiếp lấy chồng làm thơ. Ông nhà ra ngẩn vào ngơ, áo bông giữa hạ, mất ô đầu ngày. Nặng tình muối mặn gừng cay, Bà cười nịnh mát : – Chịu ngài giỏi giang. Đèn xanh soi tỏ quyển vàng, Trăm năm còn thắm đôi hàng răng đen. Tôi : con cháu đất Vị Xuyên, Yêu tin, bà gửi một em mở dòng. Giống bà cái dáng vẹo hông, Khác bà cái tính ghét chồng làm thơ.   Tôi thương biết mấy cho vừa, Ước ao học được ông xưa tế bà. 3. …Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”. Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng. Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng […] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

I - Gợi dẫn\r\n\r\n1. Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi. Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến. Quê hương ông thể hiện rất rõ sự chuyển mình ấy. Hàng ngày, những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông : trữ tình và trào phúng. 2. Thơ Tế Xương dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện một cái nhìn sắc sảo của một nhà nho có Tâm và có Tài. Trong thơ ông bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình với đủ cả dáng vẻ và tâm hồn. Và thơ ông thể hiện thái độ phản kháng đối với thời cuộc. Ông luôn phê phán sâu cay những mặt trái của xã hội. Vì thế giọng thơ thường chua cay và đanh đá. 3. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với vợ, đồng thời thể hiện nhân cách Tú Xương. Đây cũng lại là tâm sự chua cay của người chồng – nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con người trở thành vô tích sự với chính mình và gia đình. Bài thơ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết. Bài thơ ngợi ca đức hi sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững. 4. Đọc chậm, chú ý nhấn giọng ở mom sông, năm con, một chồng, lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, năm nắng mười mưa. Hai câu cuối đọc lên giọng cao hơn. II - Kiến thức cơ bản Tú Xương là một trong số không nhiều nhà thơ trung đại hay làm thơ về vợ. Các nhà nho, đệ tử của cửa Khổng sân Trình vốn chỉ coi vợ là người “nâng khăn sửa túi” nên sự vất vả của vợ, với họ, là lẽ đương nhiên. Vì thế, họ ít viết thơ về vợ như các nhà thơ hiện đại. Riêng Tú Xương viết rất nhiều thơ về vợ, trong đó tiêu biểu có bài Thương vợ. Đây là bài thơ thể hiện cả tài thơ và nhân cách Tú Xương. Sinh ra vào thời buổi “Tây Tàu lố lăng”, đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, Tú Xương luôn mang trong mình tâm sự cay đắng của một người có nhân cách nhưng bất lực. Bao nhiêu điều ngang tai trái mắt đã được Tú Xương đưa vào thơ. Mỗi bài thơ trào phúng của ông là một tiếng chửi chua chát và cay độc ném vào lũ người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và danh dự dân tộc, chà đạp lên đạo lí để hòng hưởng cuộc sống no nê. Đó chính là mảng thơ trào phúng. Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình sâu lắng của Tú Xương lại thể hiện những nỗi niềm ẩn khuất đằng sau cái vẻ chanh chua, cay nghiệt với cuộc đời. Tâm sự của một con người đau đời, đau cho mình được ông dồn nén ở đây. Thương vợ là một trong số những bài thơ như thế. Hình thức thơ Đường luật đã được cách tân bởi những ngôn từ đời thường giản dị, gần gũi với dân gian và tâm sự rất thật của một người chồng khi viết về người vợ tảo tần của mình. Tú Xương có một người vợ rất thảo hiền. Cả cuộc đời bà Tú đã hi sinh cho chồng con, điều này được thể hiện qua những bài thơ nhà thơ viết về vợ. Là một nhà nho sống vào thời buổi người ta đang sẵn sàng “Vứt bút lông đi viết bút chì” để được hưởng cuộc sống “Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”, với tâm hồn thanh sạch của một con người, ông Tú đã chẳng thể giúp gì được cho vợ. Gánh nặng gia đình dồn lên vai bà Tú, nhưng với tấm lòng tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ phương Đông, bà Tú đã luôn cố gắng để đảm bảo cuộc sống cho chồng con, để ông Tú vẫn được rảnh rang thực hiện vai trò “người thư kí thời đại”. Chính vì lẽ đó mà ông Tú luôn tôn trọng vợ. Bài thơ xuất hiện hai nhân vật : người vợ và người chồng. Hình ảnh người vợ hiện lên qua cảm nhận của nhân vật trữ tình – người chồng : Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Bốn câu thơ đã khái quát những nỗi vất vả hàng ngày của người vợ bươn chải để kiếm sống và nuôi chồng, nuôi con. Nỗi vất vả của người vợ được thể hiện ngay ở dòng thơ đầu. “Quanh năm” là thời gian không ngừng nghỉ, “mom sông” là địa điểm chông chênh, tất cả đều gợi sự vất vả, cực nhọc. Nguyên nhân của sự vất vả ấy là gánh nặng gia đình. Một hình thức so sánh lạ. Chiếc đòn gánh trên vai người vợ với một bên là năm con, một bên là một chồng. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà người vợ vất vả hơn. Hai câu thơ sau nỗi vất vả như càng tăng tiến. Những từ ngữ như lặn lội – quãng vắng, eo sèo – đò đông có sức gợi. Hình ảnh người vợ vất vả như hiện rõ hơn, day dứt hơn trong cảm nhận của người chồng. Người chồng rất thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ. Thấu hiểu để cảm thông, để trân trọng người vợ thảo hiền. Nhân cách của người chồng thể hiện ở sự thấu hiểu ấy. Không phải ông vô trách nhiệm với gia đình và vợ con mà bởi ông bế tắc. Giữa lúc cuộc sống xã hội đầy rẫy những chuyện đảo điên : Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. mà người vợ vẫn nhẫn nại miệt mài, vẫn một lòng một dạ với chồng con. Chính điều đó đã khiến người chồng cảm phục. Ông nói lên sự cảm thông của mình : Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. “âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình – người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hi sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong bài thơ. Chỉ đến hai câu thơ cuối, người chồng mới bày tỏ thái độ của mình với chính mình. Câu thơ có vẻ như một sự thay đổi mạch cảm xúc khá đột ngột : Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Đó là hình thức một câu chửi. Ai chửi ? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến Thương vợ mà giận mình, giận đời. Giận mình vì là kẻ vô tích sự, đã không giúp gì được cho vợ lại còn trở thành gánh nặng cho vợ trong cuộc mưu sinh đầy vất vả ; giận đời vì đã biến những ông chồng thành kẻ vô tích sự như thế. Trong nhiều bài thơ tự trào, Tú Xương cũng đã thể hiện tâm sự này. Không thể bán mình, biến mình thành kẻ làm thuê cho thực dân và tay sai nên người chồng không thể san sẻ được gánh nặng cho vợ. Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi những ông chồng vô tích sự nhưng lại thích hưởng thụ, chửi cuộc đời đen bạc để những người phụ nữ vốn đã vất vả, thiệt thòi lại càng vất vả, thiệt thòi hơn. Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự. Là một nhà nho sinh ra vào thời kì Hán học đã thất thế nên một ông Tú chẳng thể giúp gì được cho vợ con. Tâm trạng Thương vợ được trở lại nhiều lần trong thơ Tú Xương. Thấu hiểu và trân trọng sự vất vả của vợ, tình cảm đối với người vợ hiền thảo tảo tần đã khiến Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc. III - liên hệ 1. Ngẫm ngợi về Tú Xương, thi sĩ – nhà giáo Trần Trung viết bài thơ Vẫn một Tú Xương : Khi Tú Xương “Đi hát mất ô” Lửng lửng lơ lơ ỡm ờ câu hát Khii Tú Xương “Thương vợ” Bước tâm linh thập thõm thân cò… Dẫu đã quen phong vận thị thành Vẫn se lòng tiếng giầy khua chí chát Mịt mờ bụi vẩn Thành Nam Phố Hàng Song Xồng xộc bước chân người Xáp mặt cười vết nhơ Thành, Đốc Rồi đêm về lặn ngợp cái buồn tênh Tiếng ai gọi – thót đau tâm tưởng Giật mình Sông lấp Đò ơi… Giữa thời thác loạn Người ngông nghênh cao lâu tửu quán Vật vã khóc cười – vẫn một Tú Xương Tú Xương đi Hun hút Hàng Nâu Ngất ngưởng độc hành Bước cao thấp dặm sầu trăm mối Cõi vô cùng vướng nợ thi nhân. Nam Định, 11 – 1990 2. Cảm kích trước nhân vật trữ tình trong bài Thương vợ, tác giả Trần Trung Phụng Gửi bà Tú Xương : “Quanh năm lặn lội ở mom sông”, Thương bà gánh kiếp lấy chồng làm thơ. Ông nhà ra ngẩn vào ngơ, áo bông giữa hạ, mất ô đầu ngày. Nặng tình muối mặn gừng cay, Bà cười nịnh mát : – Chịu ngài giỏi giang. Đèn xanh soi tỏ quyển vàng, Trăm năm còn thắm đôi hàng răng đen. Tôi : con cháu đất Vị Xuyên, Yêu tin, bà gửi một em mở dòng. Giống bà cái dáng vẹo hông, Khác bà cái tính ghét chồng làm thơ. Tôi thương biết mấy cho vừa, Ước ao học được ông xưa tế bà. 3. …Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”. Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng. Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng […] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... kì Hán học thất nên ông Tú chẳng thể giúp cho vợ Tâm trạng Thương vợ trở lại nhiều lần thơ Tú Xương Thấu hiểu trân trọng vất vả vợ, tình cảm người vợ hiền thảo tảo tần khiến Tú Xương đóng góp... ảnh người vợ vất vả rõ hơn, day dứt cảm nhận người chồng Người chồng thấu hiểu nỗi cực nhọc vợ Thấu hiểu để cảm thông, để trân trọng người vợ thảo hiền Nhân cách người chồng thể thấu hiểu Không... nhiên theo mạch cảm xúc thơ lời nhân vật trữ tình Từ cảm thông đến Thương vợ mà giận mình, giận đời Giận kẻ vô tích sự, không giúp cho vợ lại trở thành gánh nặng cho vợ mưu sinh đầy vất vả ;

Ngày đăng: 05/10/2015, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w