Nhà văn đã lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Cuộc đời của nhân vật chính phản ánh khái quát tình trạng điển hình ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, tên Chí Phèo có ý nghĩa hơn cả, nêu bật được chủ đề của tác phẩm. - Đặt tên truyện Cái lò gạch cũ phải chăng muốn nói đến sự quẩn quanh, bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu câu chuyện, khi hắn còn là một hài nhi trần truồng, xám ngắt bị cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch và hình ảnh cuối truyện: Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo chết đã nhớ lại cảnh gần gũi với Chí rồi nhìn nhanh xuống bụng, Thị thấy một cái lò gạch cũ bỏ không ở nơi vắng người qua lại. Có thể một Chí Phèo con sẽ ra đời. Như vậy, Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu ở hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với chủ đề chính của tác phẩm. Còn Đôi lứa xứng đôi lại nhấn mạnh vào tính bản năng trong mối tình có tính chất người ngợm giữa Chí Phèo và Thị Nở - một con quỷ dữ của làng Vũ Đại mặt mũi bị vằm ngang dọc và Thị Nở, một người đàn bà xấu ma chê, quỷ hờn. Như vậy, khi đặt tên là Đôi lứa xứng đôi rất dễ gây sự tò mò, giật gân nhưng lại không phản ánh đúng nội dung tác phẩm, chứng tỏ sự thưởng thức hời hợt, sai lệch về nội dung của Kiệt tác nghệ thuật này. Chí Phèo là tên sau khi nhà văn đã cân nhắc và in trong tập Luống cày. Nhà văn đã lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Cuộc đời của nhân vật chính phản ánh khái quát tình trạng điển hình ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, tên Chí Phèo có ý nghĩa hơn cả, nêu bật được chủ đề của tác phẩm. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Nhà văn đã lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Cuộc đời của nhân vật chính phản ánh khái quát tình trạng điển hình ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, tên Chí Phèo có ý nghĩa hơn cả, nêu bật được chủ đề của tác phẩm. - Đặt tên truyện Cái lò gạch cũ phải chăng muốn nói đến sự quẩn quanh, bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu câu chuyện, khi hắn còn là một hài nhi trần truồng, xám ngắt bị cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch và hình ảnh cuối truyện: Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo chết đã nhớ lại cảnh gần gũi với Chí rồi nhìn nhanh xuống bụng, Thị thấy một cái lò gạch cũ bỏ không ở nơi vắng người qua lại. Có thể một Chí Phèo con sẽ ra đời. Như vậy, Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu ở hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với chủ đề chính của tác phẩm. Còn Đôi lứa xứng đôi lại nhấn mạnh vào tính bản năng trong mối tình có tính chất người ngợm giữa Chí Phèo và Thị Nở - một con quỷ dữ của làng Vũ Đại mặt mũi bị vằm ngang dọc và Thị Nở, một người đàn bà xấu ma chê, quỷ hờn. Như vậy, khi đặt tên là Đôi lứa xứng đôi rất dễ gây sự tò mò, giật gân nhưng lại không phản ánh đúng nội dung tác phẩm, chứng tỏ sự thưởng thức hời hợt, sai lệch về nội dung của Kiệt tác nghệ thuật này. Chí Phèo là tên sau khi nhà văn đã cân nhắc và in trong tập Luống cày. Nhà văn đã lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Cuộc đời của nhân vật chính phản ánh khái quát tình trạng điển hình ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, tên Chí Phèo có ý nghĩa hơn cả, nêu bật được chủ đề của tác phẩm. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học