1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tìm hiểu h1n1

4 180 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Mỹ và Nhật Bản đã phát hiện một số trường hợp trẻ em bị viêm não cấp tính, thậm chí bị chảy máu não, do nhiễm virus cúm A/H1N1. Ngày 23/7, giới chức y tế Mỹ đã cảnh báo về nguy chơ viêm não do virus cúm A/H1N1, do 4 trẻ em ở bang Texas của Mỹ bị nhiễm virút A/H1N1 từ cuối tháng 5 vừa qua đã có những thay đổi về thần kinh như lơ mơ, uể oải, rối loạn phương hướng và phản ứng chậm với các câu hỏi. Hai em trong số này đã bị chảy máu não. Nguyên nhân là do các bé bị viêm não vì virus cúm A/H1N1. Rất may cả 4 bé đã bình phục mà không bị di chứng nào. Các chuyên gia trường Đại học Trung tâm y tế Tây Nam Texas và giới quan chức y tế Mỹ cho biết virus cúm theo mùa cũng gây biến chứng về thần kinh, chiếm tỷ lệ 5% các ca viêm não cấp tính ở trẻ em, căn bệnh nguy hiểm có thể hủy hoại não và gây tử vong. Trong hầu hết các đợt bùng phát dịch cúm theo mùa trước đây, trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau có nguy cơ nhiễm dịch cao nhất. Dịch cúm A/H1N1 hiện nay cũng tác động mạnh đến đối tượng thanh, thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi ở Mỹ, hầu hết có tiền sử khỏe mạnh, trừ một trường hợp từng bị chảy máu não vì sốt cao và một trường hợp bị hen suyễn. Mặc dù chưa tính được xác suất xảy ra biến chứng ở não đối với trẻ em mắc cúm A/H1N1, Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) đã yêu cầu các bác sĩ cho xét nghiệm bệnh phẩm đường hô hấp của những trẻ em nhập viện với triệu chứng cúm kết hợp với thay đổi về thần kinh, nhằm điều trị kịp thời cho các em. Cùng ngày 23/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo một bé trai 7 tuổi đang sống ở thành phố Kawasaki đã bị mắc bệnh não do virus cúm A/H1N1. Bộ trên cho biết bệnh não do virus cúm mùa gây ra đã từng xuất hiện trên khắp Nhật Bản trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện virus cúm A/H1N1 gây ra bệnh não. Dịch cúm A/H1N1 gần như đã lan ra toàn thế giới và với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố không thể thống kê số người nhiễm bệnh mới mỗi ngày và số liệu cập nhật hiện nay chỉ là con số tử vong. Theo WHO, kể tư ̀ khi bu ̀ ng pha ́ t cách đây 4 tha ́ ng, đại dịch cu ́ m A/H1N1 đa ̃ cướp đi sinh mạng của hơn 700 ngươ ̀ i trên thê ́ giơ ́ i. Mỹ hiện là quốc gia bị dịch cúm AH1N1 hoành hành nặng nề nhất với hơn 40.600 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 và 200 người chết./. lầm thường thấy trong cách phòng bệnh hiện nay của nhiều người giữa cơn bão H1N1. Dân đổ xô đi khám vì nghĩ mình nhiễm cúm Vào bệnh viện sợ bị lây cúm, nhiều người dùng cùng lúc 2-3 khẩu trang y tế. Thế nhưng khi chuẩn bị vào khu vực có thể lây nhiễm, kiểm tra, các bác sĩ mới phát hiện khẩu trang đã bị đeo ngược. “Thay vì đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên để giữ kín sống mũi họ lại đeo ngược phần mép có thanh chì xuống cằm. Vì thế, không khí vẫn vô tư bay vào”, một bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM nói. Các điều dưỡng viên tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì cho hay, nhiều trường hợp “chỉ cần nhìn thấy chiếc khẩu trang y tế màu xanh nhạt chuyển sang vàng ố mà người nuôi bệnh đang đeo đủ biết nó có thể chứa đầy vi khuẩn. Vậy mà khi được khuyên nên thay khẩu trang, một số người ngây ngô bảo: 'cứ tưởng có khẩu trang che miệng che mũi, là được'”. Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, theo các bác sĩ, nhiều phụ huynh đeo khẩu trang cho con đang bị bệnh H1N1 nhưng không thường xuyên chú ý để trẻ hiếu động dùng tay kéo lên kéo xuống nên khẩu trang cũng không còn tác dụng gì. Khảo sát của VnExpress.net tại một số điểm công cộng và các công sở buộc nhân viên đeo khẩu trang mấy ngày qua cho thấy, không ít người dùng khẩu trang trên tinh thần “đeo cho có”. Cũng với khẩu trang y tế trên mặt, song nhiều người vẫn vô tư kéo ló phần miệng ra Cũng với khẩu trang y tế trên mặt, song nhiều người vẫn vô tư kéo ló phần miệng ra ngoài để nói chuyện với người khác. Một số người khi hắt hơi thì lại kéo khẩu trang ra để hắt thật to. Cũng có người do đeo khẩu trang không quen, cảm thấy khó thở nên thường xuyên kéo luôn xuống dưới, chỉ che miệng nhưng để hở mũi. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên mang khẩu trang. Ảnh: Thiên Chương. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, việc dùng khẩu trang không đúng cách chẳng những không phòng ngừa được mà còn rước bệnh vào thân do suy nghĩ chủ quan “mình đã mang khẩu trang rồi, chắc không sao”. Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM, cũng cho rằng, khẩu trang vải thông thường vẫn có thể phòng bệnh, miễn là đeo đúng cách. Với tất cả loại khẩu trang, nguyên tắc đeo, theo bác sĩ Nghiệm, là phải kín vùng mũi và miệng sao cho người mang không thể hít được mầm bệnh từ bên ngoài vào và cũng không để mầm bệnh từ mình bay ra. Theo hướng dẫn của các điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, để đạt được độ kín, với khẩu trang y tế, người mang cần lưu ý đặt mép có thanh chì lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì sao cho ôm khít vào sống mũi. Cần kiểm tra các mép khẩu trang ở má xem đã kín cả miệng và cằm chưa. Cũng nên kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Nếu dùng loại khẩu trang có dây cột, cần siết chặt vừa đủ để tạo độ khít. Tránh cách thắt dây hờ hững. Việc dùng khẩu trang chuyên dụng N95 cho cả mùa cúm hoặc dùng khẩu trang y tế nhưng không chịu thay là không nên, vì dùng lâu ngày vi khuẩn sẽ bám đầy khẩu trang. Đối với loại khẩu trang y tế thông thường (màu xanh nhạt), chỉ nên dùng một lần (tối đa một ngày). Mở khẩu trang nên dùng hai ngón tay tháo cẩn thận. Tránh dùng khẩu trang vừa đeo lau mồ hôi, lau tay, hay “lưu luyến” cho luôn vào túi quần túi áo. Đặc biệt sau khi vào các khu vực có nguy cơ lây bệnh ở bệnh viện, cần thay ngay khẩu trang và cho vào thùng rác y tế. Tránh tình trạng vứt khẩu trang bừa bãi vì có thể khiến mầm bệnh phát tán. Với khẩu trang vải thông thường, độ kín tuy hạn chế nhưng nếu chọn loại vừa vặn vẫn ngăn được mầm bệnh, song cần phải giặt khẩu trang mỗi ngày bằng xà phòng và nên có ít nhất hai chiếc để thay đổi. Nói về khả năng lây nhiễm cúm H1N1, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng, ngoài mang khẩu trang để tránh lây bệnh qua tiếp xúc, người dân cần chú ý nhiều hơn đến việc làm thông thoáng nơi sinh hoạt và làm việc. Thay vì mở máy lạnh trong phòng kín, nên mở cửa hoặc vén màn để ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào và mầm bệnh không khu trú trong nơi ở. Cũng theo ông Giang, ánh nắng mặt trời là phương thuốc trị diệt cúm hiệu quả nhất bởi dưới ánh nắng, virus H1N1 sẽ bị chết giết trong vài phút. Riêng phương pháp hỗ trợ phòng bệnh, ngoài chiếc khẩu trang, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM khuyên người dân nên giữ cơ thể khỏe mạnh bằng cách tập thể dục, nghỉ ngơi ăn uống điều độ, uống vitamin C và uống thật nhiều nước khi thấy bắt đầu có dấu hiệu bị cúm nhẹ. Việc tự ý mua thuốc chống cúm Tamiflu uống là điều không cần thiết vì thuốc này không có giá trị phòng bệnh lâu dài và có thể gây . cúm A /H1N1. Ngày 23/7, giới chức y tế Mỹ đã cảnh báo về nguy chơ viêm não do virus cúm A /H1N1, do 4 trẻ em ở bang Texas của Mỹ bị nhiễm virút A /H1N1 từ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện virus cúm A /H1N1 gây ra bệnh não. Dịch cúm A /H1N1 gần như đã lan ra toàn thế giới và với tốc độ lây lan

Ngày đăng: 16/09/2013, 08:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w