Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài. Nàng đã dành cho Vũ Như Tô bao tình cảm đặc biệt. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn Hà Nội viết thành công tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, truyện thiếu nhi. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, truyện “Sống mãi với Thủ Đô", kịch "Vũ Như Tô”, kịch “Bắc Sơn”, kịch “Những người ở lại” ... của ông là những tác phẩm đầy tâm huyết, đem lại niềm vinh dự to lớn cho cây bút rất đỗi tài hoa này. “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử 5 hồi được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác vào năm 1941. Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Trịnh Duy Sản, An Hòa Hầu, Nguyễn Hoằng Dụ... là những nhân vật lịch sử, những nguyên mẫu mà tác giả đã dựa vào “Đại Việt sử kí toàn thư” để sáng tạo nên. Nhân vật Đan Thiềm mang màu sắc lãng mạn, lí tướng nhằm làm nổi bật chất nghệ sĩ của Vũ Như Tô, đẩy xung đột kịch tới cao trào, đỉnh điểm. Trong lời đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Vở kịch “Vũ Như Tô” đã nêu lên một vấn đề lịch sử - xã hội để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là chức năng, vai trò của người nghệ sĩ, và mục đích của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đem tài năng phục vụ ai? Mọi công trình nghệ thuật đều vì ai? Đọc vở kịch “Vũ Như Tô”, ta càng cảm hiểu và thấm thìa về những nội dung và ý nghĩa ấy. Ở đây, chuyện lịch sử, chuyện sân khấu cũng là chuyện đời chuyện hôm qua và cả chuyện hôm nay. Xung đột kịch ở Hồi V chủ yếu xoay quanh giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô giữa Trịnh Duy Sản với Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, giữa Kim Phượng và cả cung nữ với Đan Thiềm, giữa Nguyễn Hoằng Dụ, quân khởi loạn, những người thợ xây Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Bối cảnh lịch sử được phản ánh trong vở kịch “Vũ Như Tô” là từ năm 1510 đến năm 1516 dưới triều vua Lê Tương Dực, “vua lợn ” hoang dâm và xa hoa cực độ. Giặc giã nổi lên như ong. Thăng Long trở thành chiến địa. Lê Tương Dực giết vua Lê Uy Mục (vua quỷ) để giành ngôi báu. Trịnh Duy Sản giết Lê Tương Dực rồi đốt xác. Nguyễn Hoàng Dụ đốt phá kinh thành Thăng Long, bắt Vũ Như Tô là người xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, đem chém ở ngoại thành. Trần Cao khởi loạn, cướp phá lung tung. Triều đình chia thành năm bè bảy mối, ai cũng chỉ chăm chắm một điều “được làm vua, thua làm giặc”, dân bị “rán mỡ” vô cùng đau khổ điêu linh. Một câu ca được lưu truyền khắp làng quê, kẻ chợ thuở ấy: “Trời làm một trận lăng nhăng, Vua hóa ra thằng, thằng hóa ra vua”. Giữa thời buổi hỗn quân, hỗn quan ấy, có bao chuyện buồn nôn. “Vua quỷ” vừa bị giết thì “Vua lợn" đã ủn ỉn bò lên ngai vàng. Em giết anh, thái tử thông dâm với thứ phi của cha, nghịch thần nhan nhản trong triều, gian phu dâm phụ nhung nhúc trong hậu cung. Có kẻ đem lòng thương muốn cứu người mà gây mầm tai họa. Có bao kẻ ngu trung làm đau khổ dân lành. Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những con người đáng thương hại, luẩn quẩn mãi trong vòng chữ tình và chữ danh cuối cùng bị bao thế lực căm phẫn, bị khinh bỉ rồi bị giết chết, thật đáng thương! Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài. Nàng đã dành cho Vũ Như Tô bao tình cảm đặc biệt. Vũ Như Tô lúc đầu không muốn đem tài năng phục vụ tên hôn quan “tướng lợn” vì hắn xa xỉ và hoang dâm. Người nghệ sĩ này có thể bị giết, bị tru di. Trước tình cảnh đó, Đan Thiềm đã mách đường cho Vũ Như Tô chạy trốn, đã khuyên “không nên trái lệnh vua”. Nhưng khi quân khởi loạn đốt phá kinh thành, lùng sục kẻ xây dựng Cửu Trùng Đài, cho đó là “thủ phạm” thì Đan Thiềm chạy hớt ha hớt hải, mặt cắt không còn hột máu đi tìm Vũ Như Tô. Đan Thiềm thiết tha van xin vị công trình sư tài ba: “Ông phải trốn đi. Ông phải trốn đi... trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi”. Khi tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí nổi lên, khi quân khởi loạn truy tìm “thủ phạm” để giết, để phá Cửu Trùng Đài, thi Đan Thiềm không hề lo đến tính mạng cùa mình mà chỉ lo Vũ Như Tô bị sát hại. Nàng đã hết lời van xin: “Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Lòng nhân ái và sự quý trọng nhân tài của Đan Thiềm thật đáng trọng. Nhưng cách suy nghĩ của người cung nữ này thì nông nổi, phiến diện, đáng thương. Có đúng là, nếu Vũ Như tô bị giết chết thì “nước ta không còn ai tô điểm nữa” không? Có đúng là “khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái?”. http://loigiaihay.com/vo-kich-vu-nhu-to-nguyen-huy-tuong-e190.html Đan Thiềm có biết hay không biết, vua Lê Tương Dực đã ra sức vét thuế, đã “rán mỡ dân” xây dựng Cửu Trùng Đài để sống xa hoa, hưởng lạc giữa hàng trăm, hàng nghìn cung nữ. Đan Thiềm có biết hay không biết, vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hàng vạn dân phu, thợ thuyền bị lao dịch vất vả, bị đói rét, bị chết vì ốm đau, bị tai nạn, nhiều người bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết? Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá trọng cái tài của ông Cả, mà nàng như mê, càng ngày càng trở nên “lẩn quẩn”. Khi quân khởi loạn đã đốt phá kinh thành, đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta còn quỳ lạy, van xin Ngô Hạch (một võ sĩ, một đứa tiểu nhân): “Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm”. Lửa đã cháy đến chân, đầu sắp lìa khói cổ, nhưng bà ta vẫn “lẩn thẩn", u mê, van lạy: “Tướng quân hãy nghe tôi, đừng phạm tội ác. Đừng giết ống Cả. Tôi xin chịu chết”. Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá quý trọng cái tài của Vũ Như Tô mới có ngôn từ và cách hành xử ấy. Nhưng tình cảnh đất nước loạn lạc, vua thì xa xỉ, hoang dâm, nhân dân lầm than đau khổ, một trong những "thủ phạm” làm cho dân chúng oán hận là Vũ Như Tô, kẻ đã xây Cửu Trùng Đài, bà ta có biết hay không? Trước dư luận, trước những lời khen chê của đồng loại (dù đó là lời thị phi) thì cũng phải biết lắng tai nghe mà suy ngẫm. Nhưng Đan Thiềm vẫn bỏ ngoài tai tất cả, Thậm chí cho đến lúc đầu sắp lìa cổ vẫn lẩn thẩn, u mê! Xây Cửu Trùng Đài, phá Cửu Trùng Đài là chuyện đại sự quốc gia. Thế mà một cung nữ (cũng như hàng trăm hàng nghìn cung nữ khác chỉ biết đem nhan sắc thỏa mãn dục vọng bọn quân vương), trí lực có là bao, thế mà vẫn “nói nhảm”, vẫn “dây vào” những chuyện tày đình! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch: bi kịch về tình thương và lẽ phải, bi kịch về nhận thức mơ hồ, bi kịch giữa nghệ thuật và tội ác! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch. Đúng như câu ca của dân gian đã lưu truyền: “Giúp người mà chẳng lo xa, Gây mầm tai họa, máu sa ngập đường”. Đan Thiềm đã “giúp”, đã “thương" Vũ Như Tô, bà ta đã quý trọng tài năng người thợ giỏi, bà ta muốn bảo vệ Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta có biết hay không vì Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài mà công khố hao hụt, dân gian lầm than! Xét cho cùng, Đan Thiềm cũng là một “đồng thủ phạm” với Vũ Như Tô, là kẻ đã “gây mầm tai họa”. Nghệ thuật không phải là sự lừa dối. Nghệ thuật cũng không chỉ để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc của những vua quỷ, vua lợn, của bọn cường quyền, của một thiểu số người trong xã hội. Nghệ thuật không phải là cái bánh vẽ. Nghệ thuật càng không thể gây đau khổ cho dân chúng. Và những chuyện đại sự quốc gia không phải ai cũng có thể can dự vào. Đó là bài học, không chỉ cho những Đan Thiềm xưa nay mà còn là những điều cần suy nghĩ nghiêm túc cho bất cứ ai trong xã hội. Bởi vậy, Đan Thiềm là một nhân vật đáng thương hại. Trong bài thơ “Dại khờ” (Tập “Gửi hương cho gió”), thi sĩ Xuân Diệu có viết: “Người ta khổ vi thương không phải cách, Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người. Có kho vàng nhưng chẳng tặng tùy nơi, Người ta khổ vì xin không phải chỗ” Qua cuộc đời đầy bi kịch và cái chết của nhân vật Đan Thiềm trong lịch sử. trong vở kịch "Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, ta càng thấm thìa những vần thơ trên đây của Xuân Diệu. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài. Nàng đã dành cho Vũ Như Tô bao tình cảm đặc biệt. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn Hà Nội viết thành công tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, truyện thiếu nhi. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, truyện “Sống mãi với Thủ Đô", kịch "Vũ Như Tô”, kịch “Bắc Sơn”, kịch “Những người ở lại” ... của ông là những tác phẩm đầy tâm huyết, đem lại niềm vinh dự to lớn cho cây bút rất đỗi tài hoa này. “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử 5 hồi được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác vào năm 1941. Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Trịnh Duy Sản, An Hòa Hầu, Nguyễn Hoằng Dụ... là những nhân vật lịch sử, những nguyên mẫu mà tác giả đã dựa vào “Đại Việt sử kí toàn thư” để sáng tạo nên. Nhân vật Đan Thiềm mang màu sắc lãng mạn, lí tướng nhằm làm nổi bật chất nghệ sĩ của Vũ Như Tô, đẩy xung đột kịch tới cao trào, đỉnh điểm. Trong lời đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Vở kịch “Vũ Như Tô” đã nêu lên một vấn đề lịch sử - xã hội để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là chức năng, vai trò của người nghệ sĩ, và mục đích của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đem tài năng phục vụ ai? Mọi công trình nghệ thuật đều vì ai? Đọc vở kịch “Vũ Như Tô”, ta càng cảm hiểu và thấm thìa về những nội dung và ý nghĩa ấy. Ở đây, chuyện lịch sử, chuyện sân khấu cũng là chuyện đời chuyện hôm qua và cả chuyện hôm nay. Xung đột kịch ở Hồi V chủ yếu xoay quanh giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô giữa Trịnh Duy Sản với Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, giữa Kim Phượng và cả cung nữ với Đan Thiềm, giữa Nguyễn Hoằng Dụ, quân khởi loạn, những người thợ xây Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Bối cảnh lịch sử được phản ánh trong vở kịch “Vũ Như Tô” là từ năm 1510 đến năm 1516 dưới triều vua Lê Tương Dực, “vua lợn ” hoang dâm và xa hoa cực độ. Giặc giã nổi lên như ong. Thăng Long trở thành chiến địa. Lê Tương Dực giết vua Lê Uy Mục (vua quỷ) để giành ngôi báu. Trịnh Duy Sản giết Lê Tương Dực rồi đốt xác. Nguyễn Hoàng Dụ đốt phá kinh thành Thăng Long, bắt Vũ Như Tô là người xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, đem chém ở ngoại thành. Trần Cao khởi loạn, cướp phá lung tung. Triều đình chia thành năm bè bảy mối, ai cũng chỉ chăm chắm một điều “được làm vua, thua làm giặc”, dân bị “rán mỡ” vô cùng đau khổ điêu linh. Một câu ca được lưu truyền khắp làng quê, kẻ chợ thuở ấy: “Trời làm một trận lăng nhăng, Vua hóa ra thằng, thằng hóa ra vua”. Giữa thời buổi hỗn quân, hỗn quan ấy, có bao chuyện buồn nôn. “Vua quỷ” vừa bị giết thì “Vua lợn" đã ủn ỉn bò lên ngai vàng. Em giết anh, thái tử thông dâm với thứ phi của cha, nghịch thần nhan nhản trong triều, gian phu dâm phụ nhung nhúc trong hậu cung. Có kẻ đem lòng thương muốn cứu người mà gây mầm tai họa. Có bao kẻ ngu trung làm đau khổ dân lành. Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những con người đáng thương hại, luẩn quẩn mãi trong vòng chữ tình và chữ danh cuối cùng bị bao thế lực căm phẫn, bị khinh bỉ rồi bị giết chết, thật đáng thương! Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài. Nàng đã dành cho Vũ Như Tô bao tình cảm đặc biệt. Vũ Như Tô lúc đầu không muốn đem tài năng phục vụ tên hôn quan “tướng lợn” vì hắn xa xỉ và hoang dâm. Người nghệ sĩ này có thể bị giết, bị tru di. Trước tình cảnh đó, Đan Thiềm đã mách đường cho Vũ Như Tô chạy trốn, đã khuyên “không nên trái lệnh vua”. Nhưng khi quân khởi loạn đốt phá kinh thành, lùng sục kẻ xây dựng Cửu Trùng Đài, cho đó là “thủ phạm” thì Đan Thiềm chạy hớt ha hớt hải, mặt cắt không còn hột máu đi tìm Vũ Như Tô. Đan Thiềm thiết tha van xin vị công trình sư tài ba: “Ông phải trốn đi. Ông phải trốn đi... trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi”. Khi tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí nổi lên, khi quân khởi loạn truy tìm “thủ phạm” để giết, để phá Cửu Trùng Đài, thi Đan Thiềm không hề lo đến tính mạng cùa mình mà chỉ lo Vũ Như Tô bị sát hại. Nàng đã hết lời van xin: “Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Lòng nhân ái và sự quý trọng nhân tài của Đan Thiềm thật đáng trọng. Nhưng cách suy nghĩ của người cung nữ này thì nông nổi, phiến diện, đáng thương. Có đúng là, nếu Vũ Như tô bị giết chết thì “nước ta không còn ai tô điểm nữa” không? Có đúng là “khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái?”. http://loigiaihay.com/vo-kich-vu-nhu-to-nguyen-huy-tuong-e190.html Đan Thiềm có biết hay không biết, vua Lê Tương Dực đã ra sức vét thuế, đã “rán mỡ dân” xây dựng Cửu Trùng Đài để sống xa hoa, hưởng lạc giữa hàng trăm, hàng nghìn cung nữ. Đan Thiềm có biết hay không biết, vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hàng vạn dân phu, thợ thuyền bị lao dịch vất vả, bị đói rét, bị chết vì ốm đau, bị tai nạn, nhiều người bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết? Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá trọng cái tài của ông Cả, mà nàng như mê, càng ngày càng trở nên “lẩn quẩn”. Khi quân khởi loạn đã đốt phá kinh thành, đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta còn quỳ lạy, van xin Ngô Hạch (một võ sĩ, một đứa tiểu nhân): “Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm”. Lửa đã cháy đến chân, đầu sắp lìa khói cổ, nhưng bà ta vẫn “lẩn thẩn", u mê, van lạy: “Tướng quân hãy nghe tôi, đừng phạm tội ác. Đừng giết ống Cả. Tôi xin chịu chết”. Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá quý trọng cái tài của Vũ Như Tô mới có ngôn từ và cách hành xử ấy. Nhưng tình cảnh đất nước loạn lạc, vua thì xa xỉ, hoang dâm, nhân dân lầm than đau khổ, một trong những "thủ phạm” làm cho dân chúng oán hận là Vũ Như Tô, kẻ đã xây Cửu Trùng Đài, bà ta có biết hay không? Trước dư luận, trước những lời khen chê của đồng loại (dù đó là lời thị phi) thì cũng phải biết lắng tai nghe mà suy ngẫm. Nhưng Đan Thiềm vẫn bỏ ngoài tai tất cả, Thậm chí cho đến lúc đầu sắp lìa cổ vẫn lẩn thẩn, u mê! Xây Cửu Trùng Đài, phá Cửu Trùng Đài là chuyện đại sự quốc gia. Thế mà một cung nữ (cũng như hàng trăm hàng nghìn cung nữ khác chỉ biết đem nhan sắc thỏa mãn dục vọng bọn quân vương), trí lực có là bao, thế mà vẫn “nói nhảm”, vẫn “dây vào” những chuyện tày đình! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch: bi kịch về tình thương và lẽ phải, bi kịch về nhận thức mơ hồ, bi kịch giữa nghệ thuật và tội ác! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch. Đúng như câu ca của dân gian đã lưu truyền: “Giúp người mà chẳng lo xa, Gây mầm tai họa, máu sa ngập đường”. Đan Thiềm đã “giúp”, đã “thương" Vũ Như Tô, bà ta đã quý trọng tài năng người thợ giỏi, bà ta muốn bảo vệ Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta có biết hay không vì Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài mà công khố hao hụt, dân gian lầm than! Xét cho cùng, Đan Thiềm cũng là một “đồng thủ phạm” với Vũ Như Tô, là kẻ đã “gây mầm tai họa”. Nghệ thuật không phải là sự lừa dối. Nghệ thuật cũng không chỉ để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc của những vua quỷ, vua lợn, của bọn cường quyền, của một thiểu số người trong xã hội. Nghệ thuật không phải là cái bánh vẽ. Nghệ thuật càng không thể gây đau khổ cho dân chúng. Và những chuyện đại sự quốc gia không phải ai cũng có thể can dự vào. Đó là bài học, không chỉ cho những Đan Thiềm xưa nay mà còn là những điều cần suy nghĩ nghiêm túc cho bất cứ ai trong xã hội. Bởi vậy, Đan Thiềm là một nhân vật đáng thương hại. Trong bài thơ “Dại khờ” (Tập “Gửi hương cho gió”), thi sĩ Xuân Diệu có viết: “Người ta khổ vi thương không phải cách, Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người. Có kho vàng nhưng chẳng tặng tùy nơi, Người ta khổ vì xin không phải chỗ” Qua cuộc đời đầy bi kịch và cái chết của nhân vật Đan Thiềm trong lịch sử. trong vở kịch "Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, ta càng thấm thìa những vần thơ trên đây của Xuân Diệu. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... ác Đừng giết ống Cả Tôi xin chịu chết” Đan Thiềm thương Vũ Như Tô, quý trọng tài Vũ Như Tô có ngôn từ cách hành xử Nhưng tình cảnh đất nước loạn lạc, vua xa xỉ, hoang dâm, nhân dân lầm than đau... thi Đan Thiềm không lo đến tính mạng cùa mà lo Vũ Như Tô bị sát hại Nàng hết lời van xin: “Tài không nên để uổng Ông mà có mệnh hệ nước ta không tô điểm nữa” Lòng nhân quý trọng nhân tài Đan Thiềm. .. “dây vào” chuyện tày đình! Cái chết Đan Thiềm bi kịch: bi kịch tình thương lẽ phải, bi kịch nhận thức mơ hồ, bi kịch nghệ thuật tội ác! Cái chết Đan Thiềm bi kịch Đúng câu ca dân gian lưu truyền: