Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường ở tỉnh Khánh Hòa

213 530 0
Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường  ở tỉnh Khánh Hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NguyÔn Anh TuÊn MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 1.1. Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.2. Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.4. Khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở một số nước và địa phương trong nước Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 2014 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 2.2. Những thành tựu, hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 11 29 29 44 53 75 94 94 103 142 146 146 152 182 184 185 194 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Chữ viết đầy đủ An ninh du lịch An ninh chính trị An ninh trật tự An ninh quốc gia An ninh nhân dân Bộ đội biên phòng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ sở vật chất kỹ thuật Chủ nghĩa xã hội Dân quân tự vệ Dự bị động viên Điều tra cơ bản Hội nhập kinh tế quốc tế Hội đồng nhân dân Kinh doanh du lịch Kinh tế - xã hội Kinh tế du lịch Kết cấu hạ tầng Khoa học - công nghệ Khu vực phòng thủ Lưu trú du lịch Nguồn nhân lực Quốc phòng, an ninh Quốc phòng toàn dân Trật tự an toàn xã hội Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa Chữ viết tắt ANDL ANCT ANTT ANQG ANND BĐBP CNH, HĐH CSVCKT CNXH DQTV DBĐV ĐTCB HNKTQT HĐND KDDL KT - XH KTDL KCHT KHCN KVPT LTDL NNL QP, AN QPTD TTATXH UBND XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa là một nội dung bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; 3 chương, 9 tiết; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Với dung lượng 3 chương (9 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ gần đây, khi làn sóng toàn cầu hóa kinh tế tăng lên mạnh mẽ thì du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH, hạn chế thất nghiệp v.v. Với tư cách là một ngành 6 kinh tế tổng hợp, KTDL đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc. Do đó, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chú trọng đầu tư cho phát triển KTDL. Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng ta. Nhất quán chủ trương kết hợp kinh tế với QP, AN trong tình hình mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn” [25, tr.82]. Chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP, AN của Đảng ta trong tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc và triệt để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành và địa phương. Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có vị trí chiến lược tổng hợp cả về kinh tế và QP, AN, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển KTDL. Trong những năm qua, KTDL của Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN ở địa phương. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt là cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch (không gian du lịch) của Khánh Hòa ngày càng được mở rộng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến đầu tư ở địa phương, tạo ra sự đan cài về lợi ích kinh tế, từ đó góp phần tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Các dự án đầu tư về KCHT, CSVCKT du lịch đều có tính lưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang. Các cấp chính quyền đã 7 thực hiện tốt kế hoạch bố trí lại dân cư, đưa dân ra các đảo nhằm vừa phát triển KTDL, vừa nâng cao khả năng phòng thủ tại chỗ, xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững mạnh v.v. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn bộc lộ một số hạn chế, như: phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có thời điểm còn chưa gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN ở địa phương; công tác đầu tư xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch có nơi chưa theo hướng lưỡng dụng, gây khó khăn cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra; công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương; việc phối hợp triển khai Đề án ANDL giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ; chất lượng khảo sát, quy hoạch ở một số tuyến, điểm du lịch còn hạn chế dẫn đến tình trạng các sản phẩm du lịch này manh mún, môi trường ANTT phức tạp, các lực lượng gặp khó khăn và bị động khi triển khai công tác đảm bảo ANTT; nhiều đối tượng nước ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch để thực hiện các hoạt động thu thập tình báo, móc nối gây cơ sở, hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình trạng người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa hoạt động sai mục đích nhập cảnh, vi phạm quy chế quản lý tạm trú và các vi phạm pháp luật khác diễn ra khá phổ biến v.v. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa tăng cường QP, AN ở địa phương là một nhiệm vụ cấp thiết cần được giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận án tiến sĩ. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở một số nước và địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. - Xác định những mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tập trung nghiên cứu trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh và cơ quan Công an, Quân sự địa phương. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Về thời gian: Việc phân tích thực trạng được giới hạn trong thời gian từ năm 2006 đến 2014. 9 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận, thực tiễn: Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với QP, AN; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về phát triển KTDL và mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án còn dựa vào thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; kế thừa số liệu và kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị để phân tích sự gắn kết giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hiện khảo sát thực tế, so sánh, xin ý kiến chuyên gia, tọa đàm trao đổi với các lực lượng có liên quan để đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 6. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa và đưa ra tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Khái quát các mâu thuẫn từ thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất 3 phương hướng và 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trong thời gian tới. 10 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ ra các mâu thuẫn cần giải quyết nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trên cơ sở tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của Tỉnh trong thời gian tới. * Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo để giảng dạy các môn Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự tại các Nhà trường, Học viện trong Quân đội. Đồng thời, luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, 3 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình đã được công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Các công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch đã được công bố ở nước ta * Các công trình nước ngoài Robert Lanquar, Robert Hollier: Marketing du lịch [43]. Cuốn sách giới thiệu về những mốc lịch sử của marketing du lịch, các định nghĩa và quan niệm về marketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và các nhu cầu khác của thị trường du lịch. Về lịch sử ra đời của marketing du lịch, tác giả cho rằng: marketing du lịch ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã đưa ra khuyến nghị cho các nước cần phát triển chiến lược marketing du lịch với những mục tiêu, như: phát triển mạng lưới sắp đặt việc chuyên chở du lịch bảo đảm hiệu quả; cải thiện các trang thiết bị công cộng của các điểm du lịch; tăng cường phụ cấp cho một số dịch vụ tại chỗ trong trường hợp thời tiết xấu; áp dụng chính sách giá mềm dẻo đối với các mùa; cung du lịch phải hướng vào từng nhóm khách du lịch v.v. Robert Lanquar: Kinh tế du lịch [44]. Cuốn sách đã giới thiệu các mốc lịch sử của ngành công nghiệp du lịch, đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích về kinh tế học du lịch, KDDL, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận KTDL theo hướng hệ thống hiện đại. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học [54]. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều vấn đề tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch ở Việt Nam. Từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những nhà nghiên cứu, những người hoạt động trong ngành du lịch hoặc các sinh viên đang theo học chuyên ngành du lịch. 12 Francesco Frangialli, Klaus Toepfer: Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững [29]. Cuốn sách được thực hiện bởi hai tổ chức UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) và UNWTO (Tổ chức Du lịch Quốc tế), nhằm tập hợp mọi khía cạnh của phát triển du lịch bền vững vào trong ấn phẩm này. Cuốn cẩm nang đã đưa ra quan niệm về phát triển bền vững trong du lịch; các cách tiếp cận hiệu quả để xây dựng chiến lược và chính sách nhằm tăng cường sự bền vững trong phát triển du lịch; các công cụ để thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững v.v. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch, KDDL, thị trường du lịch và những kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị về kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, tiếp cận khách hàng và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, phát triển thị trường du lịch v.v. Đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nêu trên. * Các công trình trong nước Ở nước ta, KTDL là một ngành mới thuộc khu vực dịch vụ nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTDL, phát triển KTDL đã được công bố. Đó là các công trình chủ yếu sau: Đề án: Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên [79]. Nội dung đề án đã nêu lên đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; đưa ra các cơ sở khoa học để đề xuất chủ trương và giải pháp, như: tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên. Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạnh du lịch Miền Trung - Tây Nguyên. 13 Đề tài cấp Bộ (2007): Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế [88]. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch, định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế; phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực, như: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Các tác giả cũng đã phân tích tính đặc thù và thế mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam, đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam; so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Đề tài cấp Bộ (2008): Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ [51]. Đề tài tập trung vào những vấn đề, như: Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển KT - XH, QP, AN ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch EWEC (Hợp tác phát triển KTDL Hành lang kinh tế Đông - Tây); phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo ven bờ bền vững. Hoàng Thị Ngọc Lan: Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây [42]. Luận án đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường du lịch; phát triển thị trường du lịch; kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở nước ngoài và một số tỉnh trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường du lịch ở Hà Tây, tác giả đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch tỉnh Hà Tây. 14 Trần Xuân Ảnh: Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế [1]. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong HNKTQT; phân tích thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập; nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và quốc gia, từ đó đề xuất phương hướng trọng tâm phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT; đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới, bao gồm: Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa du lịch; nhóm các giải pháp kích cầu; nhóm giải pháp điều tiết giá cả; nhóm giải pháp tạo lập môi trường du lịch trong HNKTQT. Hoàng Thị Lan Hương: Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam [37]. Nội dung của Luận án hướng vào làm rõ cơ sở lý luận về kinh doanh LTDL, phát triển bền vững kinh doanh LTDL; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh LTDL bền vững. Tác giả nghiên cứu, phân tích mô hình phát triển kinh doanh LTDL bền vững của một số nước ASEAN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực kinh doanh LTDL của Việt Nam nói chung và Vùng Bắc Bộ nói riêng; phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển kinh doanh LTDL ở Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam; đánh giá một cách khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh LTDL và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh LTDL trong những năm qua tại Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp mang tính đột phá cho các cơ sở kinh doanh LTDL và các chủ thể quản lý nhà nước tại Vùng du lịch Bắc Bộ; đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững kinh doanh LTDL Vùng du lịch Bắc Bộ trong thời gian tới. Nguyễn Trùng Khánh: Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam [41]. Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện 15 HNKTQT; chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch; kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong HNKTQT của một số nước Đông Á; đưa ra 7 bài học thành công về chiến lược phát triển marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng KCHT du lịch, đảm bảo an ninh, phát triển NNL du lịch và bảo vệ môi trường. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện HNKTQT hiện nay. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích lý luận chung về KTDL, nêu bật vai trò của KTDL trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta; phân tích các chặng đường phát triển của KTDL, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch Việt Nam. Có đề tài bàn về thị trường du lịch, đề cập đến các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung - cầu về du lịch, giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch trên phạm vi cả nước và ở một số vùng, địa phương trong nước. Các công trình, bài viết đã chỉ ra những thách thức mà ngành du lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các quan hệ du lịch quốc tế. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ kinh tế chính trị. 2. Các công trình khoa học nghiên cứu về quốc phòng, an ninh đã được công bố ở nước ta * Các công trình nghiên cứu nước ngoài Công trình nghiên cứu: Tư duy quân sự nước ngoài [80]. Đây là một công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu quân sự và các tướng lĩnh của quân đội nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp... Trong công trình này, các tác giả tập trung phân tích, làm rõ quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự, định ra những chiến lược phục vụ cho mục tiêu trước mắt và lâu dài. Các tác giả khẳng định, quốc gia nào muốn 16 giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng chiến lược phát triển quốc phòng. Trong đó, phải xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh. Công trình nghiên cứu: Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của Mỹ, B. James và D. Goure [38]. Các tác giả tập trung phân tích, luận giải quá trình đổi mới về chiến lược quân sự của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI. Các tác giả cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ đề ra trước đây không còn phù hợp. Do vậy, nước Mỹ cần phải xây dựng “Chiến lược quân sự quốc gia mới”; trong đó, trọng tâm là chiến lược “kế hoạch hóa quân đội” và “đẩy mạnh cuộc cách mạng quân sự trong quân đội”. Công trình nghiên cứu: Chiến lược phòng thủ tích cực của Trung Quốc [5]; Chính sách quốc phòng của Trung Quốc [39]; Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI [2]. Các tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình đổi mới chiến lược quân sự bảo vệ Tổ quốc XHCN ở Trung Quốc; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương thức tiến hành bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các tác giả cho rằng, để giữ vững ANQG và đối phó hiệu quả với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao thì các nước cần tập trung xây dựng “Chiến lược phòng thủ”, “Chiến lược phát triển quốc phòng”, hoặc “Chiến lược an ninh quốc gia”. Muốn vậy, phải ra sức hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng các lực lượng vũ trang, nhất là xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển khoa học kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự; phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng DBĐV, chuẩn bị cơ sở vật chất và tinh thần cho chiến tranh v.v. Các công trình nghiên cứu trên tuy không liên quan trực tiếp đến luận án, nhưng đó là những vấn đề cơ bản để tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc thêm quan niệm của mình về tăng cường QP, AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. 17 * Các công trình nghiên cứu trong nước Những năm qua, ở trong nước đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đáng chú ý có các công trình nghiên cứu: Công trình nghiên cứu: Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới [36]. Công trình đã phân tích, làm rõ quan niệm về sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; chỉ ra những nhân tố hợp thành sức mạnh quốc phòng, bao gồm: tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực, thực lực quân sự; nguồn lực khối đại đoàn kết dân tộc; nguồn lực KT - XH, KH - CN, văn hóa, an ninh và đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn tập trung đánh giá thực trạng sức mạnh quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra hiện nay; làm rõ thành tựu và chỉ ra những tồn tại, yếu kém của quá trình tăng cường sức mạnh quốc phòng trong công cuộc đổi mới đất nước. Công trình nghiên cứu: Tăng cường sức mạnh quốc phòng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng [90]; Về nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [108]; Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay [106]; Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [107]; Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng [92]; Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới [52]; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới [85]; Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [86]; Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [87]. Các công trình này tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề QP, AN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong đó, các tác giả tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về vấn đề QP, AN; về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD; khái quát và làm sáng tỏ các quan niệm, quan điểm 18 của Đảng về vấn đề QP, AN; về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn làm rõ sự tác động của tình hình thế giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO; sự tác động của tình hình trong nước; sự thay đổi trong phương châm, chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Công trình nghiên cứu: Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005) [27]. Công trình đã tiến hành tổng kết quốc phòng Việt Nam qua 20 năm đổi mới đất nước. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả khái quát về tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến quốc phòng Việt Nam; đánh giá về thành tựu lý luận - thực tiễn trong lĩnh vực quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra qua 20 năm đổi mới. Thành tựu đó được thể hiện trên các phương diện: tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới; đổi mới về xây dựng nền QPTD; đổi mới về xây dựng lực lượng quốc phòng; phát triển lý luận về xây dựng thế trận QPTD; đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ quốc phòng. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương hướng tiếp tục đổi mới, phát triển lý luận về quốc phòng trong những năm tới. Sự đổi mới ấy trên nhiều phương diện: đổi mới tư duy về quốc phòng theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đổi mới về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; đổi mới về tổ chức xây dựng thế trận QPTD và đổi mới về hệ thống tổ chức đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng và lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế Vỵ, Tùng Như: Cẩm nang công tác quốc phòng - an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp [60]. Cuốn sách tổng hợp, chọn lọc những bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo về công tác QP, AN ở các 19 ngành, cơ quan, đơn vị. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Tư duy mới về QP, AN trong tiến trình đổi mới đất nước; QP, AN từ lý luận đến thực tiễn; một số văn bản của Nhà nước về QP, AN. Công trình nghiên cứu: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ quốc phòng (1991-2011) [26]. Công trình đã tiến hành tổng kết quá trình quán triệt, tổ chức thực hiện Cương lĩnh về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc XHCN từ năm 1991 đến năm 2011. Trong đó, các tác giả tập trung đánh giá và tổng kết những nội dung về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; về xây dựng nền QPTD; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân; về mối quan hệ kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - an ninh - đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Cương lĩnh năm 1991 về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu ở trong nước nêu trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về tăng cường QP, AN và những nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. 3. Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng với tăng cường quốc phòng, an ninh Trần Trung Tín: Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay [76]. Luận án đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta; chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề tài đã chỉ ra nội dung đổi mới sự kết hợp trên cả góc độ hoạch định, thực thi chính sách và phương thức hoạt động KT - XH, quân sự - quốc phòng; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình thực hiện cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 20 Nguyễn Văn Rinh: Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình CNH - HĐH đất nước [65]. Tác giả xác định quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển KT - XH, củng cố QP, AN trên các địa bàn chiến lược. Những nhiệm vụ đó là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về việc kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH ở nước ta. Cuốn sách gồm những luận điểm mang tính định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ tiếp tục quán triệt và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. Nguyễn Xuân Hiến: An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước ngoài và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh Việt Nam [34]. Tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm người nước ngoài du lịch tại Việt Nam; chỉ rõ An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước ngoài tại Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng hoạt động xâm phạm ANQG của người nước ngoài du lịch tại Việt Nam và công tác đấu tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam. Bùi Ngọc Quỵnh: Tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN đối với sự nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay [64]. Luận án đã khái quát toàn bộ tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN, chỉ rõ những tác động hai chiều của quá trình này đến sự nghiệp quốc phòng; đánh giá thực trạng và những yêu cầu, giải pháp đặt ra nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sự tác động đó đến sự nghiệp quốc phòng hiện nay. Đồng thời, luận án còn đề cập đến vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập Việt Nam - ASEAN nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nguyễn Văn Ngừng: Tác động của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [58]. Tác giả nêu ra những nhận thức chung về kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt 21 Nam; tác động của kinh tế thị trường đối với QP, AN, từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường kết hợp với tăng cường tiềm lực QP, AN ở nước ta hiện nay. Trần Văn Lý: Vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động HNKTQT hiện nay [53]. Tác giả đi sâu phân tích những nội dung, yêu cầu HNKTQT của nước ta hiện nay; chỉ ra vai trò của Quân đội đối với quá trình HNKTQT xuất phát từ bản chất, truyền thống, chức năng của một đội quân cách mạng kiểu mới; đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quân đội cho phù hợp với điều kiện mới. Nguyễn Đình Sơn: Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh [71]. Tác giả luận án đã đưa ra quan niệm của mình về KTDL, phát triển KTDL; luận giải sâu sắc về tác động của phát triển KTDL tới QP, AN; đề cập đến một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển KTDL kết hợp với QP, AN và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới QP, AN; chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường QP, AN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường, củng cố QP, AN. Nguyễn Thị Minh Loan: Tác động của hoạt động du lịch đối với vấn đề giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp [49]. Tác giả đã phân tích làm rõ về hoạt động du lịch và mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với yêu cầu giữ gìn TTATXH; phân tích sâu sắc đặc điểm và thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Ninh; làm rõ tác động của hoạt động du lịch đến nhiệm vụ giữ gìn TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả dự báo tác động của hoạt động du lịch đối với TTATXH ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp 22 góp phần ngăn chặn tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nguyễn Văn Tự: Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới [84]. Tác giả đã phân tích, làm rõ nét nổi bật của Khánh Hòa trong quá trình kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường QP, AN; chỉ rõ thực chất của sự kết hợp và làm rõ thực trạng phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra phương hướng nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới, như: Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao; gắn thế trận QPTD với thế trận ANND, xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng: Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới [78]. Trong bài viết, các tác giả đã giới thiệu về vùng biển Việt Nam và làm rõ quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế biển, QP, AN trên biển và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN trên biển; đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tăng cường xây dựng lực lượng đủ sức bảo vệ biển, đảo trong mọi tình huống; xây 23 dựng thế trận QP, AN hoàn chỉnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia ở khu vực Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Nguyễn Văn Dung: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay [20]. Tác giả đã luận giải sâu sắc về tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa; đề cập đến kinh nghiệm của nước ngoài và một số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng cố quốc phòng, xây dựng KVPT Tỉnh. Trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa, tác giả luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Nguyễn Hữu Tập: Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay [72]. Tác giả luận án đã luận giải khá sâu sắc về vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và HNKTQT; tác động của phát triển kinh tế nông thôn đến xây dựng thế trận QPTD; phân tích sâu sắc thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận QPTD ở nước ta hiện nay; chỉ rõ những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và phát huy tác động tích cực của nó đến xây dựng thế trận QPTD ở nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với xây dựng thế trận QPTD ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Văn Ngừng: Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam [59]. Tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận 24 động trong thời gian tới, từ đó đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với vấn đề ANTT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH dưới tác động của toàn cầu hóa. Trần Hữu Sâm: Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia [66]. Các tác giả đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kết hợp kinh tế với QP, AN, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chỉ rõ thực trạng kết hợp; phân tích sâu sắc yêu cầu, nội dung, phương thức kết hợp; đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với QP, AN, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thời kỳ mới. Đặng Bình Dương: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia đối với người nước ngoài du lịch tại địa bàn Khánh Hòa [22]. Các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa; hoạt động của lực lượng An ninh Công an tỉnh Khánh Hòa trong quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch trên địa bàn Tỉnh; dự báo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch tại tỉnh Khánh Hòa. Nguyễn Đức Độ: Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới [28]. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với quốc phòng, lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung và định hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở nước ta trong tình hình mới. 25 Cao Văn Sâm: Bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ trong tình hình hiện nay [67]. Tác giả đã phân tích sâu sắc về an ninh kinh tế biển và bảo vệ an ninh kinh tế biển; làm rõ cơ sở chính trị và pháp lý của công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển; chỉ rõ tình hình phức tạp về an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ; phân tích sâu sắc thực trạng công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã dự báo tình hình liên quan đến công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian tới. Mai Thanh Trà: Công tác đảm bảo an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên – Thực trạng và giải pháp [91]. Các tác giả đã phân tích sâu sắc lý luận về đảm bảo ANDL và đặc điểm, tình hình du lịch ở Phú Yên liên quan đến công tác đảm bảo ANDL; chỉ rõ thực trạng ANDL và công tác đảm bảo ANDL ở tỉnh Phú Yên từ năm 1996 đến nay; đưa ra dự báo tình hình tác động đến công tác bảo đảm ANDL ở tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANDL trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Dưới góc độ các bài báo khoa học, có các bài tiêu biểu, như: Nguyễn Ngọc Hồi, “Gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối với nền QPTD nước ta” [32]; Diệp Kỉnh Tần, “Mấy vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với quốc phòng - an ninh” [73]; Nguyễn Văn Lân, “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc” [45]; Mai Văn Phúc, “Tổng công ty hàng hải Việt Nam gắn phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh trên biển” [62]; Nguyễn Duy Hưng, “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [35]; Hoàng Đức 26 Nguyên, “Huyện Trùng Khánh gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới” [56]; Hoàng Chí Thức, “Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại” [89]; Nguyễn Ngọc Hồi, “Một số vấn đề đặt ra đối với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay” [33]; Châu Tiến Dũng, “Lực lượng vũ trang Quảng Bình tích cực xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc” [21] v.v. Nhìn chung, các bài báo nêu trên đều chưa đề cập đến vấn đề phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 4.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Thông qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, bước đầu tác giả luận án đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đó trên một số nội dung sau: Một là, các công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch, KDDL và những kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số nước; phân tích làm rõ về KTDL, phát triển KTDL, nêu bật vai trò của KTDL trong quá trình phát triển KT - XH. Các tác giả cũng đã phân tích các chặng đường phát triển của KTDL, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch ở Việt Nam; phân tích tính đặc thù và thế mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam; đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam; so sánh sản phẩm du lịch Việt Nam với sản phẩm du lịch của các nước trong khu vực và thế giới. Có đề tài bàn về thị trường du lịch, đề cập đến các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung - cầu về du lịch, giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch trên phạm vi cả nước và một số vùng, địa phương ở Việt Nam. Các công trình, 27 bài viết đã chỉ ra những thách thức mà ngành du lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các quan hệ du lịch quốc tế. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển KTDL ở Khánh Hòa dưới góc độ kinh tế chính trị. Hai là, các tác giả đã phân tích sâu sắc quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều chỉnh quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự. Các tác giả khẳng định, quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng chiến lược phát triển quốc phòng. Trong đó, cần xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh v.v. Đồng thời, các tác giả cũng đã làm rõ một số nội dung cơ bản về tăng cường QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phân tích làm rõ sự phát triển nhận thức, tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; xây dựng nền QPTD, ANND; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; hệ thống tổ chức đảng lãnh đạo nhiệm vụ QP, AN v.v. Từ những nội dung cụ thể này, các tác giả tiến hành đánh giá thành tựu và hạn chế, chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần bổ sung, phát triển; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QP, AN ở Việt Nam trong tình hình mới. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích, luận giải sâu sắc tác động của tình hình thế giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO; sự thay đổi về chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ba là, các tác giả đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với QP, AN; lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu và định hướng kết hợp kinh tế 28 với QP, AN trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở nước ta. Các tác giả cũng đã chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp; làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tới QP, AN; đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng gắn với tăng cường QP, AN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Như đã phân tích ở trên, do không thuộc đối tượng hay phạm vi nghiên cứu nên các công trình liên quan đến đề tài luận án đã không đi sâu phân tích về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này đang diễn ra trong thực tế và luôn vận động phát triển, đòi hỏi cần được nghiên cứu, luận giải cả trên góc độ lý luận và thực tiễn. Do vậy, tác giả xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết là: Thứ nhất, xây dựng khái niệm phát triển KTDL; phân tích làm rõ đặc điểm, nội dung phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa; đưa ra khái niệm và những nội dung tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ hai, đưa ra khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ rõ sự cần thiết phải gắn kết và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng và chỉ rõ những mâu thuẫn đặt ra từ thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ tư, đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Những vấn đề đặt ra trên đây sẽ được tác giả luận án đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ trong luận án của mình. 29 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 1.1. Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế du lịch Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với sự vận động, phát triển của các hoạt động du lịch là hoạt động KDDL. KTDL từng bước trở thành một bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động KT - XH, lấy sự phát triển các loại hình KDDL và biến tài nguyên du lịch của một vùng lãnh thổ, quốc gia thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách. Trên thế giới, du lịch ngày càng được xã hội hóa, số lượng người đi du lịch ngày càng đông, làm xuất hiện những nhu cầu cần phải giải quyết như bảo đảm ăn, nghỉ... cho những người tạm thời sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Để đáp ứng những nhu cầu đó, hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, quán giải khát, dịch vụ mát xa… cùng với các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra đời; từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành KDDL và theo đó làm xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, do sự vận động chuyển hóa của các nhân tố trong bản thân sự vật quy định. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống. Nó được biểu hiện cụ thể 30 ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (sự tăng lên của GDP hoặc GNP bình quân đầu người hàng năm); sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng; chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, tăng lên, tiến bộ và công bằng xã hội được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Từ những vấn đề trên có thể thấy, phát triển KTDL là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, do sự vận động, chuyển hóa của chính những nhân tố cấu thành KTDL. Biểu hiện trực tiếp để đánh giá sự phát triển của KTDL là sự tăng trưởng doanh thu các dịch vụ du lịch hàng năm. Sự tăng trưởng ấy phải bảo đảm tính ổn định, bền vững ở cả hiện tại và tương lai. Nghĩa là, sự tăng trưởng của KTDL phải dựa trên cơ sở đổi mới, ứng dụng các thành tựu KH - CN trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch; dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng hợp lý, hiệu quả và gắn với thị trường. Chỉ có dựa vào các yếu tố trên, mới cho phép nâng cao được năng suất lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch, mới tránh được sự suy thoái hoặc sự đình trệ trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNKTQT, phát triển KTDL bền vững đòi hỏi phải đảm bảo ba mục tiêu: bền vững về sinh thái; bền vững về lợi ích kinh tế và bền vững về lợi ích xã hội đối với cộng đồng. Cụ thể là, phát triển KTDL bền vững được xem xét ở góc độ giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường QP, AN trong quá trình phát triển. 31 Từ những luận giải trên, dưới góc độ kinh tế chính trị, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm phát triển KTDL như sau: Phát triển kinh tế du lịch là quá trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững các dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở đổi mới, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, phương pháp sản xuất tiên tiến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường, phân công lại lao động, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo); phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía Đông giáp với Biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa với hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có 2 thành phố, 6 huyện, 1 thị xã, với 137 xã, phường, thị trấn. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của Tỉnh, là đô thị loại I, đồng thời cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Vị trí địa lý của Khánh Hòa có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, chính trị và QP, AN vì nằm giữa hai vùng trọng điểm phát triển kinh tế, gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa là cửa ngõ thông ra Biển Đông. Do đó, phát triển KTDL ở Khánh Hòa có những đặc điểm sau: Thứ nhất, phát triển các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển, đảo là chủ yếu để khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương. Khánh Hòa có bờ biển dài khoảng 385km, với nhiều vịnh biển được xếp hạng đẹp nhất nước và nổi tiếng thế giới như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Đây là tài sản thiên nhiên vô cùng quý giá, có giá trị to lớn cả về kinh tế và QP, AN. Đặc biệt, thành phố Nha Trang được xác định là một trong mười trung tâm du lịch lớn của 32 nước ta, được mệnh danh là “Thành phố bên bờ biển xanh - Chiếc boong tàu đầy nắng - Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt bên bờ biển Đông”... Năm 2003, Vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong số 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nền văn hóa biển độc đáo như tục thờ cá Ông và Lễ hội Cầu Ngư, các trò diễn xướng dân gian, văn hóa nghề Yến Sào v.v. Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển - đảo, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch biển - đảo của địa phương. Những năm qua, du lịch biển - đảo của Khánh Hòa phát triển rất mạnh. Nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển đã được xây dựng như Vinpearl Land, Diamonbay, Ana Mandara... đã tạo cho du lịch Khánh Hòa có “tiếng nói” trọng lượng trong bức tranh chung về du lịch Việt Nam. Các bãi biển thiên nhiên tươi đẹp ngày càng thu hút đông đảo du khách đến nghỉ dưỡng, khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư KDDL. Bằng chứng là ở Nha Trang - Khánh Hòa hiện nay, gần như có khá đầy đủ các thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới như Sheraton, Novotel, Marriot v.v. Tuy nhiên, du lịch biển - đảo của Khánh Hòa mới chỉ mạnh về nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn phong cảnh biển - đảo, còn yếu tố văn hóa biển chưa được chú trọng khai thác. Do vậy, để phát triển KTDL bền vững, Khánh Hòa đang hướng tới xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi du khách khi đến du lịch tại địa phương. Thứ hai, dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Hiện nay, cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa đã đạt được những chuyển biến vượt bậc và đang chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2010, tỷ trọng các ngành dịch vụ - du lịch trong cơ cấu GDP đạt 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%, nông - lâm - thủy sản 13,58%. Dịch vụ - du lịch đang phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của mình, từng bước vươn lên dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế của địa phương, chiếm tỷ trọng ngày càng cao từ 40,5% năm 2005 lên 44,19% năm 2010 [97, tr.17]. 33 Bảng 1.1: Tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP ở Khánh Hòa Nhìn vào Bảng 1.1 có thể thấy, năm 2011, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - du lịch chiếm 45,09%, công nghiệp - xây dựng 42,22%, nông - lâm - thủy sản 12,69% [95, tr.1]. Năm 2012, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng 46,3%, dịch vụ - du lịch 41,6% và nông - lâm - thủy sản 12,1% (điều chỉnh hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu và hoạt động xây dựng nhà ở hộ gia đình được xếp vào ngành công nghiệp - xây dựng, thay vì được đưa vào khu vực kinh tế dịch vụ như trước đây) [98, tr.1]. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,3% so với năm 2012 (Nghị quyết HĐND tỉnh là 9%); trong đó, tốc độ tăng trưởng: công nghiệp - xây dựng tăng 5,15%, dịch vụ - du lịch tăng 13,26% và nông - lâm - thủy sản tăng 1,34%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch 34 theo hướng: công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ - du lịch 46,2% và nông lâm - thủy sản 12,3% [99, tr.1]. Như vậy về cơ bản, Khánh Hòa đã đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, khu vực dịch vụ - du lịch đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của địa phương. Thứ ba, Khánh Hòa là trung tâm du lịch của Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 5 tỉnh, thành (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và tập trung nhiều bãi tắm đẹp của cả nước, như: Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né... được xác định là vùng du lịch với đặc trưng cơ bản về du lịch biển, đảo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hầu hết các bãi biển của Vùng đều có bãi cát trải dài, nước biển trong xanh và có cảnh quan đẹp. Đây là những điều kiện lý tưởng, thuận lợi để các địa phương trong Vùng phát triển du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí với các môn thể thao biển độc đáo, đa dạng thu hút du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, khu vực ven bờ có nhiều đảo, bán đảo xinh đẹp và nguyên sơ như đảo Hòn Tre, đảo Phú Quý... cùng với quần đảo nổi tiếng là Trường Sa, đã hình thành một hệ thống tài nguyên biển quý giá, có hệ sinh thái đa dạng với các dải san hô trải dài hàng trăm ki-lô-mét ở khu vực ven bờ, tạo nên tiềm năng du lịch to lớn để phát triển các loại hình du lịch biển - đảo với các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao trên biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển... Đây là các sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế Vùng, lấy phát triển du lịch biển - đảo gắn với QP, AN trên biển làm ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương 35 và cả Vùng. Bên cạnh đó, dọc phía tây của Vùng là dãy Trường Sơn hùng vĩ kết hợp với hệ thống các thác nước, suối, hang động, rừng nguyên sinh và các khu bảo tồn thiên nhiên với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Cụ thể, như: Khu bảo tồn An Toàn (Bình Định), Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (Bình Thuận)... góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các loại hình du lịch của toàn Vùng. Ngoài ra, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ còn kết nối với các tài nguyên rừng núi và văn hóa của Trường Sơn - Tây Nguyên như văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Măng Đen (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Buôn Đôn (Đắk Lắk)... đã tạo nên sự cộng hưởng và sức hấp dẫn to lớn cho mọi sự khám phá, tận hưởng cuộc sống của du khách khi đến với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi giao thoa của các nền văn hóa Việt, Chăm, Ấn, Hoa, Nhật... có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc, với những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu, như: Tháp Bà Ponagar, cụm Tháp Pô Klông Garai, Tháp Poshainư. Đồng thời, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là nơi có vốn di sản văn hóa phi vật thể phong phú như các phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, nghề truyền thống rất được du khách quan tâm tìm hiểu. Các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng vùng miền và lễ hội hiện đại được tổ chức đa dạng, phong phú và đầy màu sắc, như: Festival võ cổ truyền (Bình Định), Lễ hội đâm trâu (Phú Yên), Festival biển (Nha Trang), Lễ hội rước đèn Trung Thu (Bình Thuận) v.v. Thêm vào đó, các cộng đồng dân cư thuộc nhiều dân tộc anh em cùng chung sống có nhiều phong tục tập quán, nếp sống, lễ hội cũng là một yếu tố hấp dẫn du khách đến với Vùng. Ngoài ra, với đặc điểm về vị trí địa lý của Vùng, các địa phương trong Vùng chịu ảnh hưởng rất đậm nét nền văn hóa biển. Nếp sống văn hóa biển từ xa xưa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay, như: Lễ hội tế cá 36 Ông hay Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức thường xuyên như một phần không thể tách rời trong cuộc sống của người dân nơi đây. Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng nhiều lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Khánh Hòa được xác định là trung tâm du lịch của Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thứ tư, môi trường du lịch có tính nhạy cảm về QP, AN. Khánh Hòa có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú cả về cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, sông núi và các di sản văn hóa - lịch sử nhân văn. Đặc biệt, tiềm năng du lịch biển - đảo đang là thế mạnh nổi trội, tạo nên thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, với vị trí địa lý hết sức quan trọng về QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước, môi trường du lịch của Khánh Hòa có tính nhạy cảm về QP, AN. Điều này được thể hiện ở không gian du lịch của Khánh Hòa được phân bố rộng từ biển - đảo đến miền núi, xen kẽ với nhiều địa bàn trọng điểm về QP, AN như quần đảo Trường Sa, các khu quân sự tại bán đảo Cam Ranh, sân bay Nha Trang, vịnh Vân Phong, cùng nhiều cơ sở tôn giáo (Chùa Long Sơn, Nhà thờ Đá, Đại chủng viện Sao Biển...) và đi qua vùng đồng bào dân tộc thiểu số giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên (các tour du lịch đồng quê Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thành cổ Diên Khánh...). Do môi trường du lịch ở Khánh Hòa có tính đặc thù như vậy, cho nên các đối tượng phản động núp dưới danh nghĩa du lịch đã triệt để khai thác nhằm đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập nội bộ, tuyên truyền chống phá ta. Điển hình như trường hợp đối tượng Mike Modro - chuyên gia lật đổ của CIA đã đến quan hệ với Tòa Giám mục và một số Linh mục để nắm tình hình Thiên chúa giáo; trường hợp 3 phóng viên Mỹ là Kath Leen Callo, Sensuna, Loweel; phóng viên Nhật Sim Bun với danh nghĩa du lịch đã vào Khánh Hòa để tiến hành phỏng vấn, tiếp xúc với người dân và một số chức sắc tôn giáo để thu 37 thập thông tin về dân chủ, nhân quyền. Có đối tượng với danh nghĩa du lịch đã vào bán đảo Cam Ranh xin gặp Chỉ huy quân đội Nga để bàn hợp tác phát triển kinh tế ở bán đảo Cam Ranh, nhưng thực chất thông qua đó để tiến hành chụp ảnh khu quân sự Cam Ranh. Hay trường hợp phóng viên tạp chí “Viễn Đông” quay phim phỏng vấn một số người đi khiếu kiện tranh chấp đất đai ở số nhà 49 Ngô Gia Tự, số 10 Võ Thị Sáu - Thành phố Nha Trang với ý đồ tuyên truyền, kích động giáo dân chống đối chính quyền. Có trường hợp, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ đến Khánh Hòa du lịch, nhưng thông qua đó để tiếp xúc với nhiều hộ dân thực hiện hoạt động xác minh lãnh sự mà không có sự đồng ý, giới thiệu của cơ quan chức năng tại địa phương. Bên cạnh đó, tại địa phương cũng xuất hiện tình trạng các đoàn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), với số lượng thành viên đông (hơn 50 người) vào Khánh Hòa bằng thị thực du lịch, đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp xúc thu thập thông tin, tình hình, số liệu dân tộc, tôn giáo như Project - Quỳnh Kiều, Amis Du Việt Nam - Pháp, CPI - Mỹ... [22, tr.12]. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì các thế lực thù địch bên ngoài đã cấu kết với các phần tử chống đối trong nước hoạt động chống phá ta quyết liệt. Chúng cho rằng, đây là thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Tại Khánh Hòa, nổi lên nhóm chống đối chính trị do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cầm đầu móc nối với số đối tượng cực đoan, cơ hội chính trị trong nước và các tổ chức ngoại giao của các nước Đức, Mỹ, Thụy Điển... thông qua mạng Internet và tổ chức hội thảo để vu cáo, xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền; yêu cầu lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta phải công khai, minh bạch các tài liệu liên quan đến cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 về quan hệ Việt – Trung; gửi thư mời số đối tượng chống đối tổ chức buổi "Cafe nhân quyền lần 3" để bàn luận về "Công ước chống tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an". Lợi dụng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, nhóm này đã tích cực 38 hoạt động lôi kéo người tham gia biểu tình, tuần hành "phản đối Trung Quốc" để gây rối về ANTT [9, tr.2]. Thời gian gần đây, số lượng người nước ngoài đến địa phương du lịch mang quốc tịch Mỹ luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với các quốc tịch khác, chiếm trên 13% tổng số người nước ngoài đến Khánh Hòa du lịch và con số này tăng theo từng năm. Xét về góc độ kinh tế, người nước ngoài mang quốc tịch Mỹ đến du lịch tại địa phương là nhóm khách hàng thuộc vào loại mạnh mà ngành du lịch cần khai thác. Song dưới góc độ ANQG, việc phân biệt đâu là đối tượng, đâu là “thượng đế” của ngành du lịch cũng là một thách thức không nhỏ đối với lực lượng An ninh địa phương. 1.1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa Do đặc điểm phát triển KTDL của Khánh Hòa đã được nêu trên, nên nội dung phát triển KTDL ở Khánh Hòa được thể hiện trên một số vấn đề sau: Thứ nhất, mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hòa. Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, thị trường khách du lịch của Khánh Hòa đến năm 2020 và những năm tiếp theo gồm hai nhóm chính: thị trường khách trọng điểm và thị trường khách tiềm năng. Thị trường khách quốc tế trọng điểm của Khánh Hòa bao gồm: Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản là những thị trường trọng điểm truyền thống của Khánh Hòa; thị trường các nước ASEAN, Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu thế hiện nay; thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm mà Khánh Hòa đang hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực. Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh đã được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hòa 39 có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Thị trường khách du lịch nội địa truyền thống bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, trong đó Khánh Hòa đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách nội địa từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch Khánh Hòa cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc cũng là một trong những thị trường trọng điểm mà Khánh Hòa hướng tới. Bên cạnh đó, thị trường khách tiềm năng là thị trường khách quốc tế lớn, nhưng số lượng khách đến Khánh Hòa trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do việc tiếp cận giao thông khó khăn, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển, v.v. Các thị trường điển hình loại này là khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada. Song song với mở rộng thị trường khách du lịch, để phù hợp với thị hiếu của du khách, Khánh Hòa đang tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển - đảo chủ yếu nhằm phát huy hệ thống sản phẩm truyền thống và là thế mạnh nổi trội của địa phương, như: du lịch sinh thái núi; du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch công vụ, thăm thân; du lịch biển - đảo... Thứ hai, đổi mới, ứng dụng những thành tựu KH - CN, phương pháp sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình thúc đẩy tăng trưởng KTDL ở Khánh Hòa. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất bằng việc ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại mới tạo ra năng suất lao động cao và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, lôi cuốn du khách đến tham quan tại địa phương. Mặt khác, quá trình phát triển KTDL cũng 40 đặt ra những yêu cầu cao đối với KH - CN, nhất là đối với các phương tiện giao thông vận tải, KCHT, CSVCKT du lịch... là phải nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, thoải mái, chi phí thấp nhưng hiệu quả sử dụng cao. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch biển - đảo đang là thế mạnh nổi trội của địa phương cũng đòi hỏi cần được ứng dụng những thành tựu KH - CN hiện đại. Một số công trình dịch vụ du lịch biển như nhà kính trong công viên biển (hồ cá Trí Nguyên - Nha Trang, khu du lịch Vinpearl...) đã được các doanh nghiệp du lịch thực hiện chuyển giao công nghệ vật liệu (kính chịu lực) từ các nước có du lịch biển phát triển như Nhật Bản, Úc. Ngoài ra, công nghệ vật liệu composite cũng đã được một số doanh nghiệp du lịch ở Nha Trang sử dụng để chế tạo các phương tiện vận chuyển khách và quan sát các rạn san hô qua đáy kính. Đặc biệt, ngày 21/9/2014, tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh (thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin đã tổ chức kiểm tra, thử nghiệm tàu lặn cỡ nhỏ Hòa Bình. Con tàu này mới chỉ là thiết kế bước đầu, trong tương lai sẽ hiện đại và đa năng hơn. Hiện tại, có thể sử dụng nó trong những lĩnh vực tương đối đơn giản, như: du lịch, kiểm tra giàn khoan, thăm dò đáy biển v.v. Mặc dù đã có sự quan tâm nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL. Song, các kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, ngành du lịch Khánh Hòa đang hướng tới tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KTDL bền vững ở địa phương. Thứ ba, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường. Cơ cấu KTDL có thể được xem xét từ ba góc độ, đó là cơ cấu ngành; cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch và cơ cấu về thành phần kinh tế. Một cơ cấu KTDL hợp lý sẽ cho phép Khánh Hòa khai thác, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên thị trường trong và ngoài nước. Từ nay đến năm 41 2020, du lịch Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành với việc phát triển các dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, dựa trên tài nguyên du lịch biển, đảo là chủ yếu. Đồng thời, để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, Khánh Hòa cũng đang phát triển mạnh các sản phẩm du lịch bổ trợ, như: sinh thái núi, du lịch văn hóa, du lịch MICE v.v. Qua phân tích, đánh giá, bổ sung tài nguyên du lịch, du lịch Khánh Hòa tiếp tục được tổ chức thành ba không gian với các đặc trưng khác nhau nhưng hỗ trợ nhau một cách hữu cơ, đan xen nhau. Một là, không gian du lịch biển - đảo. Giới hạn không gian này là dải ven biển từ Vạn Ninh đến Cam Ranh và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Sản phẩm du lịch chủ yếu trong không gian này là khai thác hệ thống tài nguyên biển, như: nghỉ dưỡng biển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển... Ngoài ra, do đặc điểm thành phố Nha Trang nằm trong không gian này, nên Khánh Hòa cũng đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch hội nghị, hội thảo v.v. Hai là, không gian du lịch sinh thái núi ở phần lãnh thổ phía tây Khánh Hòa. Sản phẩm đặc trưng trong không gian này là khai thác hệ thống tài nguyên sinh thái núi, như: nghỉ dưỡng núi, tham quan, khám phá, du lịch thể thao leo núi... Ba là, không gian du lịch văn hóa được tổ chức đan xen vào hai không gian du lịch nói trên, với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm các loại hình du lịch của địa phương. Hiện nay, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư và mọi thành phần kinh tế ở Khánh Hòa đều được khuyến khích tham gia hoạt động KDDL nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương. Trong quá trình phát triển KTDL, Khánh Hòa luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. 42 Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa cũng đang được chuyển dịch theo hướng hiện đại. Theo tổng hợp điều tra của nhóm nghiên cứu trong “Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” , từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng người lao động làm việc trong ngành du lịch tăng hàng năm. Song, chất lượng người lao động trong ngành vẫn chưa tăng cao. Trong tổng số 14.168 người lao động (2010), thì số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 32,7%, trong khi chỉ có 4.141 người lao động (chiếm 28,38%) có trình độ đào tạo bậc cao đẳng, đại học [96, tr.14]. Do đó trong thời gian tới, Khánh Hòa sẽ chú trọng đào tạo, phát triển NNL du lịch phù hợp với định hướng và quy mô phát triển; thực hiện nhiều hình thức đào tạo ở trong và ngoài nước; xây dựng chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về lực lượng cán bộ quản lý giỏi, nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao; liên kết đào tạo giữa nhà trường, doanh nghiệp và người học để bảo đảm chất lượng lao động theo sát yêu cầu của thị trường. Thứ tư, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như KTDL. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động KDDL. Hoạt động phát triển KTDL đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các điểm tham quan, tăng cường phát triển KCHT, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển KTDL đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển nhanh của hoạt động KDDL 43 vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài, làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển KTDL bền vững ở Khánh Hòa. Thứ năm, thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương. Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân địa phương là một nội dung quan trọng và cũng là mục đích của sự phát triển KTDL bền vững ở Khánh Hòa. Phát triển KTDL góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, vì nó là một trong số ít các ngành có lợi thế để phát triển ở những vùng khó khăn nhưng có nhiều tài nguyên du lịch. Nó có thể tạo cơ hội tốt cho việc xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, nơi mà người dân phải lao động với cường độ cao nhưng lại có thu nhập thấp. Tuy nhiên, quá trình phát triển KTDL cũng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập; các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng; giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề); ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng, các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội...). Do vậy, chia sẻ lợi ích, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động KDDL, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển KTDL là điều hết sức cần thiết, bảo đảm cho mọi người đều có cơ hội tìm được việc làm, được hưởng thành quả lao 44 động của mình và thành tựu phát triển KTDL ở địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 1.2. Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.2.1. Khái niệm tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Sau nhiều năm thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, chống phá Việt Nam không đạt kết quả, các thế lực thù địch đang tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Với chiến lược đó, họ vừa ve vãn lôi kéo, vừa gây sức ép nhằm tạo ra sự mơ hồ trong xác định đối tác và đối tượng, chuyển hóa tư tưởng, lối sống trong xã hội, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm chệch hướng XHCN trong quá trình phát triển; hỗ trợ, chỉ đạo các lực lượng phản động tiến hành các hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ. Bên cạnh đó, sự tranh chấp chủ quyền biển - đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam với một số nước láng giềng sẽ diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy, tăng cường QP, AN là hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay. Về quốc phòng, từ trước đến nay có nhiều quan niệm rộng, hẹp khác nhau. Trước đây, quốc phòng thường được quan niệm chủ yếu ở lĩnh vực hoạt động quân sự để phòng thủ đất nước. Ngày nay, quan niệm về quốc phòng rộng hơn, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực hoạt động quân sự mà bao hàm cả hoạt động đối nội, đối ngoại. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (2009) định nghĩa: “Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,… của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây 45 chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Quốc phòng phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ”. Như vậy, sức mạnh quốc phòng là sức mạnh toàn dân, toàn diện trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng. Mục tiêu xây dựng sức mạnh quốc phòng là nhằm đẩy lùi và ngăn chặn mọi âm mưu, hành động phá hoại, gây chiến của kẻ thù; sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô; giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Hơn bao giờ hết, hiện nay quốc phòng phải được kết hợp chặt chẽ với an ninh, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục do giáo sư Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1994 đã giải thích "an ninh là sự yên ổn của một chế độ, một thể chế chính trị, sự trật tự, không lộn xộn của một xã hội, tức là sự an toàn của một quốc gia" [81, tr.5]. Như vậy, an ninh được đề cập ở đây chính là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt của một quốc gia, nó bao gồm ANQG và TTATXH. ANQG chính là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm về độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. ANQG bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó, ANCT là cốt lõi, xuyên suốt. Theo Luật về ANQG của Việt Nam (năm 2004), bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động xâm phạm ANQG; là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là sự 46 nghiệp của toàn dân, trong đó Công an nhân dân và Quân đội nhân dân là những lực lượng nòng cốt. TTATXH là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Giữ gìn TTATXH là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về TTATXH. Đây là tổng thể các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân. Có thể nói, TTATXH có quan hệ trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt cộng đồng xã hội. Đó là một hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước và các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của dân tộc, nhờ đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được đảm bảo không bị xâm hại. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc mà Đảng ta xác định tại Đại hội IX được Đại hội X, Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tiếp tục khẳng định đã thể hiện sâu sắc quan niệm mới về nhiệm vụ QP, AN phù hợp với tình hình thực tế đặt ra. QP, AN trở thành những vấn đề không thể tách rời nhau, nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ an ninh luôn quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen và thâm nhập vào nhau và được đặt trong một nội dung thống nhất. Khái niệm quốc phòng và an ninh được Đảng ta nhìn nhận rộng hơn và toàn diện hơn. Sự tách rời giữa quốc phòng và an ninh chỉ mang tính tương đối, bởi cả hai đều nhằm mục tiêu phòng thủ quốc gia. Tuy nhiên, cũng không thể đồng nhất quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng mà căn cứ vào từng đối tượng, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tính chất nhiệm vụ để sử dụng lực lượng cho phù hợp. Chẳng hạn, khi có bạo loạn vũ trang, kẻ thù tấn công xâm phạm lãnh thổ thì quốc phòng phải 47 trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là chính. Để bảo đảm ANQG, TTATXH và mọi hoạt động xã hội theo một khuôn khổ nề nếp, đúng pháp luật thì an ninh thực hiện nhiệm vụ là cơ bản. Muốn vậy, cả hai nhiệm vụ: quốc phòng và an ninh phải thường xuyên được tăng cường. Từ sự phân tích trên, vận dụng vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa như sau: Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa là tổng thể các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành để tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quốc phòng - an ninh là đặc trưng, xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với lực lượng và thế trận của nền an ninh nhân dân vững mạnh, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống chiến tranh, bảo đảm môi trường hòa bình cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Có thể hiểu khái niệm tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa trên một số vấn đề sau: Một là, chủ thể tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là: Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh; cơ quan Quân sự, Công an địa phương; các sở, ban, ngành và nhân dân Khánh Hòa. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QP, AN của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh; các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ tăng cường QP, AN theo lộ trình, kế hoạch đã xác định, bảo đảm phù hợp với địa bàn và kế hoạch tác chiến của Quân khu 5 và cả nước. Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan Quân sự, Công an địa phương chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các nghị quyết phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN, trong 48 đó chú trọng những địa bàn chiến lược của địa phương (Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong, huyện đảo Trường Sa)... Hai là, nội dung tổng quát tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chính là xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Đó là quá trình xây dựng tiềm lực và thế trận của nền QPTD; kết hợp chặt chẽ với tiềm lực và thế trận của nền ANND trên địa bàn Tỉnh vững mạnh. Trước sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quốc phòng và an ninh ở nước ta nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thế trận QPTD và thế trận ANND vừa phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả mọi lực lượng, cả vật chất và tinh thần, nhằm hoàn thành thắng lợi những yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa phải phù hợp với tính chất đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Lực lượng của nền QPTD cũng như lực lượng của nền ANND ở Khánh Hòa bao gồm toàn bộ lực lượng vật chất, tinh thần trên địa bàn Tỉnh, trong đó lực lượng Bộ đội và Công an Tỉnh đóng vai trò nòng cốt. Nền QPTD vững mạnh với lực lượng và thế trận vững chắc, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, sẽ tạo điều kiện thuận lợi căn bản cho sự vững mạnh của nền ANND. Nền ANND vững chắc, đến lượt mình, lại là điều kiện để tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy lùi và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, xây dựng lực lượng và thế trận của nền QPTD ở Khánh Hòa phải tính đến mối quan hệ với xây dựng lực lượng và thế trận của nền ANND và ngược lại. Đó là mối quan hệ thống nhất, biện chứng, phản ánh nội dung và yêu cầu cơ bản của việc xây dựng lực lượng và thế trận của cả hai lĩnh vực hoạt động này ở Khánh Hòa trong điều kiện mới. 49 Ba là, mục đích tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa nhằm giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm ANQG, TTATXH, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống chiến tranh, bảo đảm môi trường hòa bình cho sự phát triển KT - XH ở địa phương. 1.2.2. Nội dung tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Với vị trí địa lý hết sức quan trọng về QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước, Khánh Hòa luôn là một địa bàn nằm trong “tầm ngắm” của các thế lực thù địch, nhất là các cơ quan đặc biệt của nước ngoài muốn thu thập thông tin nhiều mặt, hoặc lấy đây làm điểm dừng chân để chỉ đạo, móc nối cơ sở trong nội địa nhằm thực hiện những âm mưu, hoạt động chống phá nước ta tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Do đó, nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa bao gồm những vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong thế trận QP, AN ở địa phương. Để tăng cường tiềm lực quan trọng này, cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục QP, AN cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng con người Khánh Hòa giàu lòng yêu nước XHCN, có ý thức làm chủ, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực trong xã hội 50 cùng chính quyền địa phương chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho những gia đình có công với cách mạng. Đồng thời, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mà hạt nhân là sự liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức; thực hiện đoàn kết các giai tầng, các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tỉnh. Gắn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân với mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy vai trò chủ động của các cấp, các ngành, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất ANCT, TTATXH. Đồng thời, cần hết sức quan tâm hoàn thiện các chủ trương, chính sách, bảo đảm hợp lòng dân và sát với yêu cầu thực tiễn. Đây là những yếu tố cơ bản để củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, là cơ sở tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của thế trận QP, AN ở Khánh Hòa trong tình hình mới. Thứ hai, xây dựng tiềm lực kinh tế, gắn phát triển kinh tế với QP, AN trong từng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT - XH ở địa phương. Hiện nay, tư duy của Đảng ta về kết hợp kinh tế với QP, AN không chỉ dừng lại ở những quan điểm, tư tưởng chung mà đã được cụ thể hóa trong hoạt động thực tiễn, trở thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT - XH phù hợp với từng địa bàn lãnh thổ. Theo đó, việc đầu tư phát triển KT XH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phải phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược ANQG, đặc biệt chú trọng ở các địa bàn kinh tế trọng điểm, đô thị lớn, vùng biển - đảo (Vịnh Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang và huyện đảo Trường Sa). Việc xây dựng KCHT phải tiến hành đồng bộ, tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống KCHT ở các khu đô thị lớn. Các công trình này không chỉ được chú trọng về hiệu quả kinh tế, mà còn phải đáp ứng yêu cầu về 51 QP, AN trong xây dựng KVPT Tỉnh. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tập trung và phân tán trong quy hoạch phát triển KT - XH: hình thành các đô thị phân bố hợp lý ở các vùng; phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, tạo cơ sở, nền tảng cho việc bố trí phù hợp thế trận QP, AN. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở những khu vực nhạy cảm trên đất liền, biển - đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, với mục tiêu tăng cường QP, AN là chủ yếu, tạo nên thế trận QPTD và thế trận ANND vững chắc ở những địa bàn chiến lược. Chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực và liên khu vực, mở rộng đầu tư, thị trường xuất khẩu, lao động, du lịch, mời gọi các đối tác nước ngoài đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch... trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ, phát huy cao độ nội lực với hội nhập quốc tế, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trước hết, cần tập trung xây dựng các chi bộ, đảng bộ Quân sự, Công an, Biên phòng Tỉnh trong sạch, vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Đối với lực lượng Bộ đội, Công an thường trực, cần tập trung xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, chú trọng kiện toàn tổ chức, biên chế theo hướng: đủ, gọn, mạnh, hợp lý và sẵn sàng phát triển khi cần thiết. Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị tư tưởng cần được duy trì nghiêm túc, sát với đối tượng, đặc điểm địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ. Lực lượng DBĐV cần được xây dựng phù hợp với đặc điểm địa phương, theo quy định của Pháp lệnh về lực lượng DBĐV; trong đó, chú trọng công tác tạo nguồn, đảm bảo chất lượng nguồn và nâng cao trình độ tác chiến phòng thủ cho các đơn vị DBĐV. Tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng 52 DQTV theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng, tỷ lệ và cơ cấu thành phần hợp lý, bảo đảm chất lượng, nhất là chất lượng chính trị. Để các lực lượng vũ trang Khánh Hòa thực sự là lực lượng nòng cốt trong tăng cường quốc phòng, giữ vững ANQG, TTATXH trên địa bàn Tỉnh, cần chăm lo nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi cán bộ, chiến sỹ; tăng cường CSVCKT, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại. Đồng thời, để các lực lượng vũ trang luôn là công cụ sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cần thường xuyên giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các lực lượng vũ trang; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về QP, AN, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về QP, AN trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy, các quy chế phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP và Công an Tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCT, TTATXH, tạo môi trường hòa bình cho phát triển KT - XH ở Khánh Hòa. Thứ tư, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững chắc trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc. Đây là nội dung trực tiếp tạo nên sức mạnh của KVPT Tỉnh. Trước hết, cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 56/CT-TM/2011 của Bộ Tổng Tham mưu về quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT. Trên cơ sở đó, Tỉnh cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Đề án quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT cho từng giai đoạn, phù hợp với địa bàn. Theo đó, cần ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thiết yếu, quan trọng, như: Sở chỉ huy các cấp, trận địa phòng không, công sự chiến đấu ở các đảo; công trình mang tính lưỡng dụng và một số công trình trong KVPT then chốt, căn cứ hậu cần - kỹ thuật v.v. Xúc tiến khảo sát các công trình ngầm, nhà cao tầng để lập quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ QP, AN; nghiên cứu quy hoạch các công 53 trình ở đồng bằng, tuyến ven biển và trong đô thị, bảo đảm sự gắn kết giữa thế trận QP, AN trên biển với thế trận QP, AN trên bờ trong KVPT Tỉnh. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN của nước ta trong tình hình mới, việc xây dựng thế trận QPTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cần phải gắn chặt chẽ với thế trận ANND, đáp ứng yêu cầu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KT - XH ở địa phương. Thế trận QPTD kết hợp với thế trận ANND cần được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc. Sự kết hợp đó phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả mọi lực lượng vật chất và tinh thần, cả con người và trang bị, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phải phù hợp với tính chất đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và bố trí thế trận QP, AN phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các phương án, kế hoạch tác chiến phòng thủ bảo vệ địa bàn Tỉnh; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, TTATXH trong tình hình mới. 1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3.1. Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, giữa kinh tế và quốc phòng tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau theo những quy luật riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Phát triển kinh tế nhằm tạo ra CSVCKT, của cải cho xã hội, tạo lập nền tảng, tiền đề của tiềm lực 54 và sức mạnh quốc phòng. Đề cập đến vấn đề này, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà. Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị từ trước, lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế” [48, tr.480]. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi biện pháp hòng xóa bỏ các nước XHCN. Do đó, muốn bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công CNXH thì tất yếu phải chăm lo tăng cường quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làm nòng cốt cho sự nghiệp quốc phòng. Về vấn đề này, V.I. Lênin đã khẳng định: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ” [46, tr.12] và “Mỗi khi chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng hòa bình thì chúng ta sẽ dồn sức mình để làm việc đó không ngừng. Đồng thời hãy đề phòng, hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của ta, như chăm lo con ngươi của mắt” [47, tr.67]. Đầu tư cho sự nghiệp quốc phòng tuy rất tốn kém, nhưng đó là sự cần thiết khách quan. Tăng cường quốc phòng vững mạnh có tác động trở lại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Nó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời, quốc phòng cũng đặt ra những nhu cầu bắt nguồn từ quy luật của đấu tranh vũ trang mà nền kinh tế phải vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn. Kinh tế và quốc phòng là những hoạt động có mục đích, có ý thức xã hội sâu sắc. Tuy chúng thống nhất với nhau nhưng lại có sự chế ước lẫn nhau. Do đó, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là kết hợp một cách cân đối, hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích quốc phòng, là cách lựa chọn khôn ngoan, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả nhất, vừa làm cho kinh tế phát triển mà quốc phòng cũng được củng cố, tăng cường. Cho nên, không được phép chỉ nhấn mạnh đến phát triển kinh tế mà coi nhẹ tăng cường quốc phòng hoặc ngược lại. 55 Đảng ta đã xác định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta; là sự kế thừa và phát triển quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước của dân tộc ta trong thời đại mới. Hai nhiệm vụ đó luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là sự cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược nói trên. Kết hợp kinh tế với QP, AN đã trở thành quan điểm, chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được triển khai trên thực tế, góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp kinh tế với QP, AN chính là hoạt động chủ động của Nhà nước trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực mà gắn kết chặt chẽ hoạt động của các ngành, các lĩnh vực kinh tế với QP, AN nhằm bổ sung, tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Kinh tế phát triển, QP, AN được tăng cường sẽ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, làm cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội và lợi ích dân tộc luôn ở trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc. Sự kết hợp đó là hoạt động của toàn xã hội, song vai trò quyết định thuộc về Nhà nước trong việc đề ra chiến lược và tổ chức thực hiện nhằm gắn kết hai lĩnh vực đó để đạt được mục tiêu của mình. Cụ thể hơn, kết hợp kinh tế với QP, AN là làm cho cả hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và tăng cường QP, AN được phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý. Nghĩa là, trong xây dựng kinh tế phải tìm ra những phương hướng, biện pháp, hình thức tổ chức có tác dụng thúc đẩy tăng cường QP, AN; trong tăng cường QP, AN phải chọn được những phương hướng, biện pháp phù hợp có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ. Thực chất mối quan hệ kết hợp kinh tế với QP, AN là mối kết gắn chặt chẽ, là quan hệ hữu cơ giữa hai nội dung trong một chỉnh thể thống nhất, tức 56 là quan hệ hai chiều, hai việc lồng vào nhau, cái này là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia và ngược lại. Vận dụng sự phân tích nói trên vào lĩnh vực du lịch ở tỉnh Khánh Hòa, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm: Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa là tổng thể các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực mà gắn chặt chẽ hoạt động kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh để hai nhiệm vụ này phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý, nhằm vừa thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, vừa góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương. Có thể hiểu nội hàm của khái niệm trên ở một số vấn đề sau: Một là, phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là tổng thể các hoạt động mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương là chủ thể tiến hành để hai nhiệm vụ này được phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý. Các hoạt động đó là: + Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật... + Hoạt động triển khai cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, chính sách thành các nội dung, biện pháp thực thi sự gắn kết của đội ngũ cán bộ các cấp, cơ quan Quân sự, Công an và ngành du lịch được thể hiện trong Chương trình, Kế hoạch, Quy hoạch phát triển KTDL; Kế hoạch, Văn kiện sẵn sàng chiến đấu, duy trì TTATXH của cơ quan Quân sự, Công an ở địa phương... Hai là, các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương để gắn hai nhiệm vụ này dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan của hai lĩnh vực KTDL và QP, AN. Trên thực tế, KTDL và QP, AN là hai lĩnh vực chịu sự chi phối của hai hệ thống quy luật khác nhau, thậm chí 57 đối lập nhau. Nhưng cả hai lĩnh vực này đều là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người nhằm mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nên cần và có thể kết hợp được nhằm đạt tới các mục tiêu về KT - XH và QP, AN ở địa phương. Ba là, mục đích gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Phát triển KTDL sẽ góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, kỹ thuật cho QP, AN và xây dựng KVPT Tỉnh ngày càng vững chắc; ngược lại, QP, AN được tăng cường lại tạo môi trường thuận lợi để KTDL phát triển bền vững. Nếu không gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN thì việc tạo lập, xây dựng thế trận QPTD và thế trận ANND sẽ rất tốn kém cả về vật chất và thời gian mà vẫn khó có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra: đó là bảo đảm tính liên hoàn, vững chắc của KVPT Tỉnh. 1.3.1.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Thứ nhất, mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với xây dựng thế trận QP, AN trên địa bàn Tỉnh vững mạnh. Dự báo thị trường khách du lịch quốc tế của Khánh Hòa từ nay đến năm 2020 được xác định bao gồm: thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản; thị trường các nước ASEAN; thị trường Nga (và các nước SNG); Hàn Quốc, Trung Quốc v.v. Tuy nhiên, khi mở rộng thị trường khách du lịch, chúng ta cũng cần đề phòng các thế lực thù địch có thể lợi dụng con đường du lịch để đưa người thâm nhập, tuyên truyền kích động, phá hoại, gây mất ổn định chính trị, TTATXH ở địa phương. Chẳng hạn, Merian Hớtbớtgiơ vào Việt Nam với tư cách là chuyên gia Anh ngữ. Y được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử vào dạy tiếng Anh ở Đại học Sư phạm ngoại ngữ. 58 Thực chất, Merian Hớtbớtgiơ là tình báo vào để thu thập tin tức bí mật nhiều mặt, đồng thời phá hoại tư tưởng trong đội ngũ sinh viên trí thức của nước ta. Trong các bài giảng, Y sử dụng các bài báo tuyên truyền đa nguyên, đa đảng, hoặc tả cảnh phá vỡ bức tường Đông và Tây Béclin. Ngoài giờ giảng dưới danh nghĩa là khách du lịch, Y đã đi nhiều nơi để quan sát, tìm hiểu; sử dụng khách sạn để làm nơi ở và nơi cất giấu tài liệu, khi khám xét ta đã thu thập được nhiều tài liệu phạm pháp… [57, tr.104]. Hay như vụ “Để người Trung quốc kinh doanh, nuôi cá, thu mua hải sản quy mô lớn bên cạnh quân cảng Cam Ranh cả chục năm” [3, tr.5]. Số lao động này đều núp bóng khách du lịch, cứ gần đủ 3 tháng hết hạn quy định theo Luật Việt Nam họ lại về nước thay người khác sang. Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm sự phân bố tài nguyên du lịch và các điều kiện về KCHT, CSVCKT du lịch thì những loại hình du lịch chủ yếu của Khánh Hòa từ nay đến năm 2020 chủ yếu vẫn là du lịch biển đảo, bao gồm: Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ v.v. Đây là những địa bàn thường có vị trí chiến lược và nhạy cảm về QP, AN. Do đó, sự phát triển của KTDL không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế, cho phép khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển - đảo của địa phương, mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt QP, AN. Lực lượng lao động đông đảo trong lĩnh vực du lịch cùng với hệ thống KCHT, CSVCKT du lịch chính là nguồn lực quan trọng để xây dựng thế trận QP, AN vững chắc trong thời bình và có thể phục vụ đắc lực cho các hoạt động tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch biển - đảo, cùng với sự hiện diện thường xuyên của lực lượng lao động du lịch tại các vùng biển, đảo sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập và tăng cường thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững mạnh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc; góp phần quan trọng tạo nên thế phòng thủ liên hoàn bờ - biển - đảo vững chắc, chủ động bảo vệ đất liền. Sự phát triển mạnh của các đội tàu thuyền đưa du khách trong nước và quốc 59 tế thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trên các đảo không chỉ góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, mà còn góp phần vào việc khẳng định chủ quyền và lợi ích của quốc gia trên biển. Thực tiễn đã cho thấy, sự hiện diện trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Theo Công ước 1982, chỉ các hoạt động dân sự trên các vùng biển, đảo mới có giá trị pháp lý trong đấu tranh, xác lập chủ quyền đối với vùng biển, đảo; còn các hoạt động đồn trú của lực lượng quân sự tại các vùng biển, đảo không được thừa nhận và không có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, việc tăng cường các hoạt động dân sự tại các vùng biển, đảo vừa là yêu cầu cơ bản, lâu dài, vừa mang tính cấp thiết hiện nay, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông nói chung và khu vực Trường Sa nói riêng đang đặt ra cho đất nước ta nhiều thách thức khó lường. Hiện tượng các tàu thuyền nước ngoài thường xuyên xâm nhập khai thác các tài nguyên biển của ta và việc Trung Quốc đưa quân chiếm đóng trái phép một số hòn đảo, bãi đá ngầm trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là minh chứng điển hình về những hạn chế trong việc tổ chức xây dựng thế trận QPTD và sự phối hợp hoạt động của lực lượng vũ trang 3 thứ quân trên biển của chúng ta. Đồng thời, từ năm 1999 trở lại đây, một số nước trong khu vực đã có những hành động làm tăng thêm mức độ căng thẳng ở Trường Sa như lấn chiếm thêm một số bãi đá ngầm, tiến hành khảo sát các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam; cho tàu thuyền xâm phạm trái phép hải phận của ta để thăm dò, khai thác tài các nguyên biển - đảo... Do vậy, trong quá trình mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch ở Khánh Hòa, cần phải chú trọng gắn với xây dựng thế trận QP, AN trên địa bàn Tỉnh vững mạnh. Thứ hai, gắn kinh tế với QP, AN trong đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch ở Khánh Hòa. Đây là nội dung gắn có ý nghĩa chiến lược và rất cơ bản nhằm đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch theo hướng vừa có khả năng tham gia phát triển 60 KTDL, vừa có ý thức tham gia củng cố, tăng cường QP, AN ở địa phương. Do đó, cần thực hiện nghiêm túc Luật giáo dục quốc phòng và an ninh mới được kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XIII thông qua và lồng ghép nội dung giáo dục QP, AN trong chương trình giảng dạy của hệ thống các trường đào tạo về du lịch ở Khánh Hòa. Đồng thời, thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống cho cán bộ, nhân viên đang hoạt động KDDL, xây dựng cho họ lòng yêu nước, yêu chế độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không sa ngã trước sự dụ dỗ mua chuộc, lôi kéo của các phần tử phản động; xây dựng họ thành tai, mắt của lực lượng An ninh. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức các khóa học về ANDL, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong ngành du lịch của địa phương. Thứ ba, tăng cường xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch theo hướng lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Hiểu theo nghĩa rộng, KCHT bao gồm KCHT kinh tế và KCHT xã hội, còn hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm KCHT kinh tế. Trừ khi được nói rõ, còn thông thường KCHT được hiểu theo nghĩa hẹp, mà theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới là bao gồm các dịch vụ công ích (public utilities) như cấp điện, viễn thông, cấp thoát nước và vệ sinh, thu gom xử lý rác, các công trình công cộng (public works) như đường bộ, đập, kênh mương thuỷ lợi và các ngành vận tải khác như đường sắt, giao thông đô thị, cảng và đường thủy, sân bay. Đối với hoạt động KDDL, KCHT theo nghĩa hẹp là những yếu tố phục vụ quan trọng để khai thác mọi tiềm năng du lịch, tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Hệ thống giao thông vận tải (đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy) sẽ vận chuyển hành khách đến các trung tâm du lịch; hệ thống thông tin viễn thông bảo đảm cho khách du lịch trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng cả trong nước và quốc tế; hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện... là những yếu tố quan trọng, cần thiết để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân địa phương và khách du lịch v.v. 61 CSVCKT du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc thoả mãn các nhu cầu của du khách, như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn; phương tiện giao thông vận tải, các công trình vui chơi giải trí, cửa hàng, công viên; đường sá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực và cơ sở KDDL. Ngoài ra, CSVCKT du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn của mình như rạp chiếu phim, sân vận động thể thao v.v. CSVCKT du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Việc đáp ứng nhu cầu của du khách đến mức độ nào đều phụ thuộc vào CSVCKT du lịch, bởi vì, du khách đến thưởng thức các sản phẩm du lịch thì trước hết họ cần phải có chỗ lưu lại để ăn uống, nghỉ ngơi. Trong bối cảnh nhiệm vụ QP, AN ở nước ta hiện nay, việc xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch cần theo hướng “lưỡng dụng”, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Do đó, trong quy hoạch, thiết kế xây dựng các công trình KCHT, CSVCKT du lịch cần phải tính đến nhu cầu của QP, AN và phù hợp với thế trận QP, AN. Đồng thời, việc thiết kế và xây dựng các công trình KCHT, CSVCKT du lịch cần chú ý phát huy tối đa tính chất "lưỡng dụng" như xây dựng sân bay, bến cảng có thể sử dụng cho quân sự; một số đoạn quốc lộ vào các điểm, khu du lịch có thể sử dụng để vận chuyển các phương tiện quân sự hoặc làm sân bay dã chiến khi cần thiết; kết hợp xây dựng các đường hầm giao thông qua núi, trong lòng đất với các công trình hầm trú ẩn, sở chỉ huy, kho bãi chứa hàng và các công trình quốc phòng khác v.v. Bên cạnh đó, khi xây dựng các công trình KCHT, CSVCKT du lịch phải chú ý đến việc bố trí lực lượng, phương tiện, phương án bảo vệ, nhất là đối với các công trình KCHT trọng điểm; đồng thời, cần xây dựng các công trình KCHT dự bị để sẵn sàng bổ sung thay thế khi cần thiết. 62 Thứ tư, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành gắn với xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Khu vực phòng thủ Tỉnh giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu cầu cơ bản trong xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện là: xây dựng Tỉnh vững mạnh về chính trị, kinh tế, QP, AN, KH - CN, văn hóa, xã hội v.v. Từ nay đến năm 2020, ngành du lịch Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành với việc phát triển các dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, hướng tới khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo là chủ yếu. Cùng với sự phát triển các loại hình du lịch này, Khánh Hòa tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lao động và dân cư ra các vùng ven biển, hải đảo để khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương. Điều này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong phát triển KT - XH, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều chỉnh dân cư, xây dựng thế trận QP, AN ở các vùng ven biển và hải đảo. Thông qua việc điều chỉnh lại dân cư, đưa dân ra các đảo để phát triển KTDL, Khánh Hòa có điều kiện để xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV tại chỗ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, ANQG, TTATXH tại các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Hơn nữa, việc đưa dân ra định cư, sinh sống ở các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa sẽ góp phần tăng cường sự có mặt thường xuyên của các công dân nước ta với tư cách là người chủ của các nguồn tài nguyên trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Trong tương lai, Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh phát triển KTDL ra huyện đảo Trường Sa, điều này vừa khẳng định chủ quyền, vừa sử dụng và phát huy các nguồn lực của cộng đồng dân cư, của mọi thành phần kinh tế trong khai thác và bảo vệ các lợi thế, tiềm năng về du lịch của địa phương. Không gian du lịch của Khánh Hòa được tổ chức thành ba vùng với các đặc trưng khác nhau nhưng hỗ trợ nhau một cách hữu cơ, đan xen nhau. Mỗi vùng không gian du lịch sẽ có đặc điểm và yêu cầu xây dựng KVPT khác nhau. Song, điểm chung của việc gắn phát triển không gian du lịch với xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh được thể hiện trên những nội dung chủ yếu: gắn 63 kết trong Quy hoạch, Kế hoạch phát triển vùng du lịch; gắn kết quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng du lịch với xây dựng các khu phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã, phường chiến đấu trong từng địa bàn; quá trình phân công lại lao động trong vùng cũng là quá trình phân bổ lại dân cư, tổ chức điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại lực lượng QP, AN trên từng địa bàn, lãnh thổ, bảo đảm ở đâu có đất, có biển - đảo là ở đó có dân và có lực lượng QP, AN để bảo vệ; kết hợp xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội trong mỗi vùng du lịch với xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV, các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần - kỹ thuật... sẵn sàng đối phó với mọi tình huống khi có chiến tranh xảy ra. Hiện nay, Khánh Hòa đang đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn thể cộng đồng dân cư tham gia KDDL, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương. Tuy nhiên, các thế lực thù địch có thể lợi dụng những kẽ hở trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa về du lịch ở Khánh Hòa để thâu tóm các vị trí “đắc địa” (xét cả về giá trị kinh tế, lẫn giá trị QP, AN), làm ảnh hưởng đến thế trận QP, AN trong KVPT Tỉnh; làm suy yếu kinh tế nhà nước trong lĩnh vực du lịch thông qua các thủ đoạn, như: thôn tính các doanh nghiệp KDDL thông qua các thủ đoạn “chuyển giá” trong các liên doanh, hoặc đứng đằng sau thâu tóm cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước KDDL, nhằm biến quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thành quá trình tư nhân hóa, gây hoang mang, dao động cho nhân dân về mục tiêu xây dựng CNXH, ảnh hưởng tới việc xây dựng “thế trận lòng dân” trong KVPT Tỉnh. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành du lịch cần được tính toán kỹ lưỡng, không làm ảnh hưởng tới việc xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. 64 Để thực hiện tốt những nội dung trên, cần thực hiện nhiều phương thức gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa, như: cơ quan Quân sự và Công an địa phương cùng tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL; tham gia xét duyệt các dự án đầu tư phát triển KTDL ở địa phương; xây dựng, đổi mới nội dung giáo dục QP, AN trong chương trình giảng dạy của hệ thống các trường đào tạo về du lịch ở Khánh Hòa v.v. Trong thực tiễn, nội dung gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cần phải đưa được những yêu cầu về QP, AN “xâm nhập một cách tự nhiên” vào các quá trình phát triển KTDL, trở thành phương hướng tất yếu đối với sự phát triển KTDL. Trong phát triển KTDL, cần thực hiện theo quan điểm sử dụng tài nguyên du lịch một cách tối ưu, dựa vào ứng dụng KH - CN hiện đại, có tính đến lợi ích QP, AN nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.3.1.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Tiêu chí chính là chuẩn, là thước đo để đánh giá mức độ đạt được của một quá trình, hiện tượng nào đó. Mức độ đạt được đó có thể là tốt, khá, trung bình hay yếu kém. Tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa chính là thước đo để đánh giá mức độ gắn kết phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Đó là những thông số, yêu cầu về nhận thức và tổ chức thực hiện trong thực tế của các chủ thể gắn kết; chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của KTDL và sức mạnh QP, AN của địa phương: tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch và tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP của Tỉnh; tiềm lực, thế trận QP, AN; chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng tác chiến của các lực lượng vũ trang địa phương; tình hình QP, AN... Có thể xác định một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển KTDL 65 gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa như sau: Thứ nhất, nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị KDDL, các cơ quan quản lý nhà nước về KTDL, QP, AN và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự gắn kết hai lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Bởi vì, nhận thức bao giờ cũng quyết định hành động và trên thực tế các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương để gắn hai nhiệm vụ này đều dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan của hai lĩnh vực KTDL và QP, AN nhằm mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhận thức về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa được biểu hiện cụ thể ở Nghị quyết, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển KTDL; Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án tăng cường QP, AN ở địa phương; hoạt động của nhân dân trong phong trào bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong các hoạt động KDDL trên địa bàn Tỉnh v.v. Thứ hai, việc tổ chức, triển khai trong thực tế Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Việc tổ chức, triển khai trong thực tế các văn bản trên sẽ hình thành các không gian du lịch, cụm, trung tâm và đô thị du lịch, tận dụng được các nguồn lực, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương; xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD và ANND ở địa phương vững mạnh. Đó là quá trình điều hành nhân lực, phân bố lại dân cư, chuyển hộ dân ra định cư tại các đảo, tạo thế liên hoàn giữa đảo và bờ, giữa các tuyến khơi, tuyến lộng và ven biển để duy trì tuyến phòng thủ, góp phần phát triển KTDL gắn với quản lý, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển - đảo, vừa phục vụ đời sống dân sinh, vừa có ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo tính chiến lược về kinh tế, 66 chính trị và quân sự ở địa phương; bố trí cơ cấu KTDL, xây dựng KCHT du lịch theo hướng lưỡng dụng... góp phần hình thành các vùng vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, kết quả cuối cùng của sự gắn kết: KTDL phát triển và QP, AN được tăng cường. Điều đó được thể hiện ở những nội dung sau: Trước hết, để đánh giá sự phát triển KTDL ở Khánh Hòa, cần khảo sát: Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch hàng năm; số lượng khách du lịch (cả khách trong nước và khách nước ngoài) cùng với số ngày lưu trú; sự biến đổi về quy mô, số lượng các cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp, cá thể KDDL; sự biến đổi về NNL du lịch của địa phương; tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP của địa phương và mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước từ phát triển KTDL. Đây là điều kiện để có thể đảm bảo tài chính ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương; mức độ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở những vùng phát triển KTDL, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo. Đó là yếu tố góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, tạo nên sức mạnh vô địch, là nhân tố quyết định trong xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Để đánh giá tình hình QP, AN ở Khánh Hòa, cần khảo sát: Kết quả xây dựng KVPT Tỉnh (xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN; sự cải thiện về sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương); tình hình ANCT, TTATXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 1.3.2. Sự cần thiết phải gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3.2.1. Xuất phát từ yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới KTDL và QP, AN là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau, song giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy hai lĩnh vực có sự khác nhau về mục đích, đối tượng, chủ thể và phương thức tiến hành, nhưng 67 chúng đều là hoạt động xã hội của con người nên cần và có thể kết hợp được nhằm đạt tới các mục tiêu về KT - XH và QP, AN ở địa phương. Các doanh nghiệp du lịch muốn nâng cao được hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch cần phải có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Điều này chỉ có được khi QP, AN ở địa phương được tăng cường. Đồng thời, nền tảng vật chất sức mạnh QP, AN ở Khánh Hòa hiện nay có cội nguồn chủ yếu từ các hoạt động kinh tế mà trong đó KTDL là mũi nhọn. Do vậy, hai lĩnh vực này cần thiết phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh thích nghi và xu hướng thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, song không vì thế mà không còn đấu tranh giai cấp, không còn chiến tranh. Chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là Mỹ, với chiến lược “diễn biến hòa bình” vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu phá hoại sự ổn định, độc lập, thống nhất của các quốc gia dân tộc. Mặt khác, Việt Nam đang ở trong khu vực diễn ra sự tranh chấp quyết liệt, phức tạp về chủ quyền lãnh thổ và sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn v.v. Vì vậy, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải thường xuyên tăng cường QP, AN để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chủ động kết hợp kinh tế với QP, AN, gắn xây dựng với bảo vệ trong các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động phát triển KTDL ở Khánh Hòa là một yêu cầu khách quan, nằm trong yêu cầu chung của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 1.3.2.2. Xuất phát từ tính đặc thù của kinh tế du lịch đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương KTDL là ngành kinh tế mũi nhọn ở Khánh Hòa. Trong những năm gần đây, sự phát triển KTDL không những làm tăng nguồn thu ngân sách, tăng tiềm lực kinh tế ở địa phương, mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập 68 cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Điều này làm cho lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và bộ máy chính quyền địa phương cũng được tăng lên; ý thức trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị ở địa phương cũng được nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, góp phần đẩy lùi các nguy cơ “tự diễn biến”, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch. Đồng thời, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành, việc huy động lao động và dân cư ra các vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo để khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương không chỉ có ý nghĩa to lớn trong phát triển KT - XH, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh dân cư, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, quá trình phát triển KTDL cũng mang đến những tác động tiêu cực cho lĩnh vực QP, AN ở Khánh Hòa. Nó là con đường thâm nhập hợp pháp mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động triệt để lợi dụng nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ trên đất nước ta. Dưới hình thức du lịch, các thế lực thù địch có thể xâm nhập vào vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo để móc nối, tạo dựng cơ sở, địa bàn hoạt động ngầm, thực hiện chống phá từ bên trong, từng bước làm mất ổn định chính trị ở từng địa bàn - nhất là những địa bàn trọng yếu, sau đó đến phạm vi toàn Tỉnh và cả nước. Ở các khu, điểm du lịch thường tập trung đông người vào các ngày nghỉ lễ, mùa lễ hội, các đối tượng phản động có thể tổ chức các hoạt động khủng bố để gây hoang mang cho dân chúng, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư đang và sẽ hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Chúng lợi dụng việc đầu tư KDDL để xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa... truyền bá tư tưởng tư sản, chống CNXH. Đồng thời, các đối tượng thù địch có thể xâm nhập vào các mục tiêu, địa bàn “nhạy cảm” về chính trị, QP, AN; thăm dò thế bố trí chiến lược về QP, AN ở địa phương; tiếp cận với những người nắm giữ tin 69 tức, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước, phục vụ cho hoạt động tình báo của chúng v.v. Mặt khác, phát triển KTDL còn tạo ra những kẽ hở, môi trường cho những tệ nạn xã hội phát triển. Một số doanh nghiệp KDDL vì lợi nhuận mà bất chấp mọi thủ đoạn, truyền bá và khuyếch tán những nhân tố tiêu cực, lối sống thích hưởng lạc, sa đọa, du nhập lối sống thực dụng của phương Tây, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Các nhà hàng, khách sạn, lợi dụng những kẽ hở, những mặt yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về du lịch để tiến hành các hoạt động kinh doanh trái pháp luật, biến nơi kinh doanh trở thành nơi tiêu thụ các chất kích thích gây nghiện, nơi dung túng cho các hoạt động mại dâm, nghiện hút, tiêm chích, nơi tổ chức lối sống thác loạn cho các tầng lớp thanh niên sa đọa, cán bộ thoái hóa biến chất v.v. Do vậy, cần thiết phải gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực do quá trình phát triển KTDL mang lại. 1.3.2.3. Xuất phát từ vị trí địa kinh tế, chính trị và quốc phòng - an ninh của tỉnh Khánh Hòa Vị trí địa lý của Khánh Hòa có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, chính trị và QP, AN vì nằm giữa hai vùng trọng điểm phát triển kinh tế, gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa là cửa ngõ thông ra biển Đông. Trường Sa của Khánh Hòa được ví như tháp canh khống chế, theo dõi đường biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kiểm soát mọi tàu bè qua lại từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, nên nó có vị trí chiến lược, liên quan đến quyền lợi của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn quan trọng bảo vệ sườn phía Đông của đất nước, hình thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước 70 ngoài. Vì thế từ lâu, quần đảo Trường Sa luôn được các nhà quân sự, chính trị trên thế giới đánh giá cao. Bán đảo Cam Ranh của Khánh Hòa được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Giới chuyên gia quân sự của Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc đã từng đánh giá, nếu có được Cam Ranh thì có thể kiểm soát Biển Đông, hiện diện dễ dàng tại Biển Hoa Đông, bao quát được Thái Bình Dương và thậm chí kiểm soát được cả tuyến vận tải đường biển quan trọng bậc nhất thế giới giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bởi lẽ, cách cảng Cam Ranh không xa là eo biển Luzon và eo biển Malacca. Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, địa thế ở vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông. Với lợi thế tự nhiên rất thuận lợi cho QP, AN, lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu, nên từ hàng trăm năm nay, vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng. Do có vị trí chiến lược về QP, AN nên Khánh Hòa luôn là một địa bàn nằm trong “tầm ngắm” của các thế lực thù địch, nhất là các cơ quan đặc biệt của nước ngoài muốn thu thập nhiều thông tin mật, hoặc lấy đây là điểm dừng chân để chỉ đạo, móc nối cơ sở trong nội địa nhằm thực hiện những âm mưu, hoạt động chống phá nước ta. Vì vậy, khi Khánh Hòa phát triển kinh tế nói chung và KTDL nói riêng, sẽ góp phần hợp pháp hóa quyền lợi về mặt lãnh thổ, chủ quyền ANQG trên biển, trên đất liền, đặc biệt ở những vùng đang diễn ra tranh chấp; khai thông hợp tác kinh tế quốc tế, mở đường cho sự hợp tác kinh tế với các nước lớn, tạo ra sự đan xen, 71 đan cài lợi ích kinh tế, qua đó góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trong thế trận phòng thủ chung của đất nước. 1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa hai lĩnh vực này ở Khánh Hòa. 1.3.3.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới tiếp tục thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tạo nên một xu thế tất yếu là các quốc gia phải thực hiện chiến lược kinh tế mở, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng không phải là một ngoại lệ. Toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT đã và đang tạo cơ hội lớn cho sự phát triển KTDL ở Khánh Hòa. Thông qua quá trình hội nhập, Khánh Hòa có cơ hội mở rộng thị trường khách du lịch, khai thác thêm vốn, thành tựu KH – CN để đẩy mạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ du lịch trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT cũng đặt ra những thách thức lớn đối với việc giữ vững định hướng phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc; làm nảy sinh những thách thức mới trong quá trình thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Chúng ta có thể tận dụng các quan hệ đối ngoại về KTDL để phát triển tiềm lực về QP, AN ở Khánh Hòa. Song, các thế lực thù địch có thể lợi dụng con đường du lịch để đưa người vào địa bàn Khánh Hòa tiến hành các hoạt động xâm phạm đến ANQG; xâm nhập vào các mục tiêu, địa bàn "nhạy cảm" về chính trị, QP, AN nhằm phục vụ cho hoạt động tình báo 72 của chúng. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho cơ quan Quân sự, Công an trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho KTDL phát triển. Do vậy, chúng ta cần phải nắm bắt thời cơ, hạn chế thách thức do toàn cầu hóa kinh tế mang lại, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách theo thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ hai, sự phức tạp của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới và khu vực. Hiện nay, tình hình chính trị, quân sự trên thế giới và khu vực Đông Nam Á đang có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tại nhiều nước và khu vực trên thế giới, những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, sắc tộc có điều kiện bùng phát và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tình hình để can thiệp. Các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thử thách về khả năng cạnh tranh quốc tế; trong khu vực chưa hình thành nền tảng vững chắc cho một cộng đồng thống nhất và phát triển; chưa đồng nhất về cách nhìn nhận trong quan hệ với các nước lớn. Đặc biệt là, hiện nay ở khu vực Biển Đông còn tồn tại sự tranh chấp về chủ quyền giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Vấn đề tranh chấp này được các nước trong khu vực thống nhất giữ nguyên hiện trạng và giải quyết bằng đối thoại. Tuy nhiên, đằng sau đó chứa đựng những toan tính khác nhau và các nước đang tìm mọi cách để hợp thức hóa, khẳng định chủ quyền. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới và khu vực như vậy, đối với Khánh Hòa, gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN càng thực sự là giải pháp quan trọng nhằm chuẩn bị cho địa phương sẵn sàng đối phó với mọi tình huống QP, AN xảy ra. Thứ ba, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá với những âm mưu, thủ đoạn mới. Một vấn đề rất quan trọng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ chi phối quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa đó là 73 các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", kết hợp với bạo loạn lật đổ và sẵn sàng can thiệp vũ trang khi có điều kiện. Trong tình hình đó, việc thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN sẽ gặp những khó khăn, phức tạp mới, đòi hỏi các cấp, các ngành ở địa phương cần có sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp. Các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" với những phương thức và thủ đoạn hoạt động mới, cường độ hoạt động sẽ ráo riết, tính chất nguy hiểm hơn. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài sẽ sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau cả công khai lẫn bí mật, trong đó triệt để khai thác con đường du lịch trong điều kiện HNKTQT đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta để triển khai các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập nội bộ, tuyên truyền chống phá ta. Thực tế tại địa phương trong thời gian qua, lực lượng An ninh đã phát hiện nhiều trường hợp người nước ngoài lợi dụng danh nghĩa đi du lịch để tiến hành các hoạt động xâm phạm ANQG. Với vị trí chiến lược về QP, AN và đang đẩy mạnh các dự án phát triển du lịch về phía Bắc (vịnh Vân Phong), phía Nam (khu vực bán đảo Cam Ranh), Khánh Hòa sẽ vẫn nằm trong tầm ngắm của các thế lực thù địch, không loại trừ khả năng là trung gian để chúng tiến hành các hoạt động tình báo gián điệp, gây cơ sở cũng như chỉ đạo hoạt động cho các đối tượng ở Tây Nguyên. 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan Một là, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Đây là nhân tố suy cho cùng, có ý nghĩa quyết định tới gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng về sự gắn kết giữa hai lĩnh vực thì các cấp, các ngành và nhân dân địa phương mới có hành động đúng để gắn hai lĩnh vực này trong hoạt động thực tiễn. Việc bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trách nhiệm đối với sự gắn kết giữa hai lĩnh vực này rất quan trọng, nên cần phải xác định nội 74 dung, yêu cầu thiết thực đối với từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, đối với cán bộ lãnh đạo các cấp ở địa phương, cần phải trang bị kiến thức kết hợp kinh tế với QP, AN một cách hệ thống, toàn diện. Đối với cán bộ kinh tế (nhất là trong ngành du lịch), cần nâng cao nhận thức về QP, AN, bồi dưỡng tư duy mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đối với lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là những người tham gia xây dựng quy hoạch phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN ở địa phương cần được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, xã hội để làm tốt công tác tham mưu, thẩm định dự án KT - XH trên quan điểm kết hợp với QP, AN, không để vì lĩnh vực này mà gây tác hại đến lĩnh vực kia v.v. Hai là, quản lý nhà nước về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự gắn kết giữa hai lĩnh vực. Sự phát triển của KTDL nhanh hay chậm, đúng hướng hay chệch hướng, hiệu quả kinh tế cao hay thấp, ảnh hưởng đến việc tăng cường QP, AN như thế nào, phụ thuộc quan trọng vào khả năng hoạch định và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL của chính quyền địa phương. Kế hoạch thể hiện rõ những định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đồng thời, kế hoạch cũng thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Chẳng hạn, như: trong phát triển KTDL phải tính đến bảo đảm QP, AN; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành phải gắn với tăng cường tiềm lực về mọi mặt, tạo nên thế trận QP, AN vững mạnh, rộng khắp, đặc biệt là ở các địa bàn có ý nghĩa chiến lược về QP, AN, vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo... Cùng với kế hoạch, quy hoạch phát triển KTDL cũng được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch xây dựng các vùng chiến lược, KVPT trọng điểm, căn cứ hậu phương v.v. Quy hoạch đúng sẽ có ý 75 nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của quá trình phát triển KTDL và tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương. Mặt khác, vai trò quản lý nhà nước về vấn đề phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn được thể hiện ở việc thiết lập khung khổ pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh tế tham gia tích cực vào phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý để các cơ quan, chính quyền các cấp thực hiện sự quản lý nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước diễn ra thuận lợi, hiệu quả; đồng thời, tạo điều kiện về môi trường, hành lang pháp lý cho các chủ thể KTDL sản xuất, KDDL trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, có trật tự, kỷ cương. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về vấn đề phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa không chỉ tạo khung khổ pháp lý mà còn ban hành các chính sách nhằm thu hút NNL du lịch, đầu tư KDDL, thu hút dân cư ra huyện đảo Trường Sa hoặc các địa bàn có ý nghĩa chiến lược về QP, AN, vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo để khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương. Ba là, sự phối hợp giữa các lực lượng có liên quan trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Do KTDL có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên quá trình phát triển KTDL cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng có liên quan. Trong đó, giữ vai trò then chốt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa với lực lượng Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và BĐBP Tỉnh, nhằm vừa bảo vệ ANQG, chủ quyền lãnh thổ đối với mọi hoạt động du lịch; vừa tạo môi trường hòa bình, thân thiện cho mọi du khách khi đến với Khánh Hòa. 1.4. Khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở một số nước và địa phương trong nước 76 1.4.1. Kinh nghiệm một số nước * Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có KTDL phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chính phủ Trung Quốc luôn xác định KTDL là ngành kinh tế trọng điểm cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Nếu như năm 2004, Trung Quốc đón khoảng 109 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập ngoại tệ đạt 25,73 tỷ USD, thì đến năm 2013, quốc gia này đã đón khoảng 129 triệu du khách quốc tế, thu nhập ngoại tệ đạt 51.664,7 tỷ USD. Trong năm 2014, Trung Quốc sẽ tập trung phát triển du lịch tại những vùng khó khăn và kém phát triển, đặc biệt ở Miền Tây, nơi giàu bản sắc văn hóa và có nhiều cảnh đẹp tự nhiên. Chính phủ Trung Quốc quyết định đầu tư 72,3 triệu USD giúp các tỉnh và thành phố trong khu vực này đầu tư nâng cấp KCHT phục vụ du lịch. Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020, sẽ trở thành cường quốc về phát triển ngành "công nghiệp không khói" [19]. Trong quá trình phát triển KTDL, Trung Quốc thường xuyên ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách theo hướng gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện một cách nhất quán và chặt chẽ, làm cho hoạt động KDDL tránh được chồng chéo, huy động được tất cả các cấp, các ngành tham gia KDDL vì lợi ích chung của mọi cá nhân, tổ chức và của toàn xã hội. Các dự án đầu tư cho du lịch ở Trung Quốc được xây dựng theo hướng lưỡng dụng, vừa phục vụ cho phát triển KTDL, vừa có thể phục vụ cho QP, AN khi cần thiết, như: đầu tư xây dựng khu du lịch đảo Hải Nam; xây dựng mới hệ thống đường sắt dài hơn 2000 km từ trung tâm đất nước lên Tây Tạng v.v. Ở Trung Quốc, việc đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch cũng được chú trọng, điều này góp phần thúc đẩy KTDL tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, quốc gia này còn có chính sách ưu tiên tuyển dụng những quân nhân 77 đã qua thời hạn phục vụ trong quân ngũ được vào làm việc trong các doanh nghiệp KDDL. Các dự án đầu tư phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng đều phải có sự tham gia phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Quốc gia mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, Trung Quốc còn có quy định về sự phối hợp liên ngành giữa Cơ quan du lịch quốc gia với các Bộ, Ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KTDL phát triển và bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách khi đến du lịch tại quốc gia này. * Malaysia Malaysia là đất nước cũng có KTDL phát triển mạnh. Ngành du lịch đã mang lại nguồn ngoại hối lớn thứ 2 sau ngành sản xuất hàng hóa và là ngành đóng góp lớn thứ 7 cho GNI của Malaysia. Năm 2012, Malaysia đã đón được 25,03 triệu lượt khách quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 15,22 tỷ USD [18]. Mục tiêu phấn đấu của Malaysia, đến năm 2020 trở thành nước có KTDL phát triển hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Mười thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng là: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản. Hiện nay, ngành du lịch Malaysia đang tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường khách du lịch, hướng vào các thị trường có khả năng chi trả cao. Hai hướng chính trong quan điểm phát triển KTDL của Malaysia là phát triển du lịch xanh và chú trọng tính cân bằng, bền vững trong phát triển KTDL. Trong bối cảnh HNKTQT hiện nay, Malaysia khuyến khích các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch để tạo thế đan cài về lợi ích kinh tế. Đồng thời, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương các sản phẩm du lịch cao cấp, như: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao... đặc biệt, tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện) v.v. Trong quá trình phát triển các loại hình du lịch, Malaysia đều chú trọng gắn với tăng cường QP, AN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho KTDL phát 78 triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nội bộ ngành được gắn với tăng cường QP, AN; kế hoạch phát triển KTDL cũng được gắn với kế hoạch xây dựng các vùng chiến lược, KVPT, căn cứ hậu cần - kỹ thuật... Malaysia không có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020”, nhằm thu hút các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao. Các khu vực, địa bàn phát triển KTDL đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch từ những năm 1970. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển cụ thể. * Thái Lan Thái Lan là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có nhiều kinh nghiệm gắn kết giữa phát triển KTDL với bảo vệ môi trường, QP, AN. Hiện nay, Thái Lan đã mời gọi nhiều tập đoàn du lịch lớn trên thế giới đến đầu tư, khai thác các tài nguyên du lịch để tạo thế đan cài về lợi ích kinh tế. Mặc dù có những bất ổn về chính trị, thiên tai... nhưng KTDL của Thái Lan nhiều năm liền vẫn đứng vào top 10 của thế giới về mức độ tăng trưởng. Trong năm 2013, Thái Lan đón khoảng 26 triệu lượt khách, thu về 1.170 tỷ bạt, tăng 20% so với năm 2012. Tờ Nation cho biết, ngành du lịch của Thái Lan đang phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu 2000 tỷ bạt (62 tỷ USD) vào năm 2015 [55]. Để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, ngay từ năm 1995, Thái Lan đã thành lập nhóm công tác về xúc tiến môi trường trong hoạt động du lịch (BAPTA), với sự tham gia của nhiều thành phần, như: Hiệp hội Khách sạn, Ủy ban Môi trường, Bộ Du lịch và Thể thao, Bộ Quốc phòng, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc v.v. Vào tháng 9/2013, Thái Lan đã mở thí điểm Tòa án du lịch đầu tiên của nước này tại thành phố biển Pattaya nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và làm sạch môi trường du lịch. Cơ quan Tư pháp Thái Lan cho biết, khách nước ngoài bị phân biệt đối xử, bị lừa gạt, bị 79 mất trộm, xảy ra mâu thuẫn hoặc tai nạn đều có thể tự thực hiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh gọn, sau khi Thái Lan thành lập cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài đầu tiên này. Báo Phuketwan cho biết, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đã chi 14 triệu baht (khoảng 435.000 USD) để đưa các quan chức sang Pháp tập huấn về hoạt động của Tòa án du lịch [77]. Bên cạnh đó, trong đào tạo NNL du lịch, Thái Lan không chỉ chú trọng đầu tư về nghiệp vụ du lịch mà còn chú trọng trang bị về nghiệp vụ an ninh cho người học, để họ có thể bảo đảm an toàn cho du khách trên nhiều loại hình du lịch, trên các phương tiện vận chuyển, như: Máy bay, tàu biển, tàu hỏa, ôtô... Đặc biệt, Thái Lan đã đào tạo cảnh sát chuyên nghiệp trong du lịch để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách khi đến du lịch tại Thái Lan. * Cuba Cuba là một quốc gia nằm ở Châu Mỹ, cận kề nước Mỹ, có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển KTDL. Ngành du lịch Cuba tăng trưởng với tốc độ 15% mỗi năm, kể từ năm 1990 đến nay và KTDL trở thành nguồn thu ngoại tệ chính của nước này. Ngày 18/2/2014, Cơ quan Thống kê và Thông tin quốc gia Cuba (ONEI) cho biết, ngành du lịch nước này đạt doanh thu 1,8 tỷ USD trong năm 2013, tăng 2 % so với năm 2012, tiếp tục củng cố vị trí là một trong những lĩnh vực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho quốc đảo Caribbean này. Theo thông báo của ONEI, trong năm 2013, nước này đã đón 2,85 triệu lượt khách, tăng 0,5% so với năm 2012. Những thị trường khách du lịch hàng đầu của Cuba, là: Canada, Anh, Đức, Pháp, Argentina, Italia, Mexico, Tây Ban Nha và Nga... Theo ONEI, đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu mà ngành “công nghiệp không khói” mang lại là các dịch vụ ăn uống và lưu trú, với mức doanh thu tương ứng là 38,9% và 31,5%. Trong khi đó, dịch vụ vận tải và thương mại du lịch đóng góp 17% và 8%. Ngành du lịch Cuba đặt mục tiêu trong năm 2014, sẽ đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế [10]. 80 Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng, Cuba đã rất thành công trong việc gắn phát triển kinh tế với tăng cường QP, AN trên các mặt, như: xây dựng và thực hiện quy hoạch; đào tạo và sử dụng NNL; hệ thống pháp luật; hệ thống giáo dục; hệ thống hàng rào thuế quan; xây dựng KCHT - nhìn từ góc độ QP, AN đều mang tính lưỡng dụng cao (thành lũy Moro ở cảng khẩu La Habana, bãi biển Banlade, hệ thống giao thông...); tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới đầu tư KDDL nhằm tạo thế đan cài về lợi ích kinh tế; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN (sản xuất máy bay du lịch, tàu ngầm mini thăm quan đáy biển) v.v. Đặc biệt, Cuba đã phát huy vai trò của lực lượng Quân đội, An ninh tham gia đầu tư, phát triển KTDL. Do đó, hầu hết các khách sạn hàng đầu ở Cuba hiện nay đều do các đơn vị kinh tế của Bộ Quốc phòng Cuba quản lý. Công tác quản lý đi lại, hoạt động của người nước ngoài du lịch tại Cuba đã được các lực lượng An ninh Cuba thực hiện chặt chẽ, qua đó kịp thời phát hiện những du khách nước ngoài có hoạt động nghi vấn xâm phạm ANQG của Cuba. Bộ Du lịch Cuba cho biết, trong 6 năm qua đã có hơn 2.000 nhà hàng và hơn 7.000 phòng khách đã được khai trương tại nước này. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, Cuba cần 60.000 phòng, tương đương với 300 khách sạn để đón khoảng hơn 2 triệu lượt khách đến thăm quốc đảo này mỗi năm [11]. Hiện nay, chính quyền La Habana đã cho phép ngành du lịch nước này được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch với các doanh nghiệp tư nhân, nhằm thúc đẩy sự phát triển của “ngành công nghiệp không khói”. Đây là bước đi mới nhất trong chương trình cải cách KT - XH ở Cuba do Chủ tịch Raul Castro khởi xướng từ năm 2010. * Mexico Mexico là quốc gia nằm ở Bắc Trung Mỹ có hơn 114 triệu dân, được biết đến như một địa danh du lịch hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Với 81 gần 40 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, khí hậu đa dạng và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Mexico đã trở thành điểm đến số 1 tại khu vực và thứ 13 trên thế giới. Mexico cũng là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất được xếp hạng một trong 25 điểm đến quan trọng nhất hành tinh. Những thành tựu đạt được trong phát triển KTDL đã giúp Mexico giành được Giải thưởng du lịch thế giới năm 2001. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Mexico thu hút hơn 20 triệu lượt khách du lịch mỗi năm và du lịch tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia này. Trong năm 2013, nước này đã đón tiếp hơn 23,7 triệu lượt du khách quốc tế, thu về 13,8 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Dự kiến năm 2014, lượng khách và thu nhập từ du lịch quốc tế tại Mexico sẽ tăng 15% so với năm 2013 [17]. Với việc đóng góp tới 9% trong GDP và sử dụng trên 7 triệu lao động trực tiếp, đã đưa ngành du lịch Mexico lên vị trí ngang hàng với ngành sản xuất dầu mỏ. Đây cũng là ngành giúp Mexico thu về nguồn ngoại tệ lớn thứ ba, chỉ sau xuất khẩu dầu khí và kiều hối. Những năm gần đây, cùng với việc phát triển các hình thức du lịch truyền thống, Mexico đã chú trọng đến phát triển du lịch sinh thái. Là quốc gia được thiên nhiên ban tặng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, Mexico đặt mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái gắn với phát triển du lịch. Nét mới trong phát triển du lịch sinh thái ở Mexico là Nhà nước khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các dự án du lịch sinh thái. Cơ quan du lịch cử cán bộ tư vấn đến các địa phương có danh lam thắng cảnh để tuyên truyền cho nhân dân về lợi ích của việc bảo tồn sinh thái gắn với du lịch. Người dân địa phương được tuyển vào làm việc tại các dự án bảo tồn thiên nhiên và những dự án điển hình về du lịch sinh thái sẽ được nhân rộng sang các địa phương khác. Mexico vạch kế hoạch phát triển KTDL bền vững thông qua việc mở chiến dịch quảng bá du lịch trên các thị trường có nhiều tiềm năng; khai thác thị trường mới và tăng cường đầu tư KCHT du lịch. Ngành du lịch Mexico thường xuyên tăng cường công tác quảng bá du lịch ở châu Âu và Nhật Bản, do du khách đến từ các nước này 82 thường có các kỳ nghỉ dài và chi phí cao, đồng thời người dân có xu hướng đi du lịch nước ngoài đông hơn so với du khách ở Bắc Mỹ. Để công tác quảng bá du lịch đem lại hiệu quả cao, Mexico đã mở văn phòng đại diện du lịch ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á. Hướng tới mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch trên thế giới, Chính phủ Mexico đã công bố kế hoạch phát triển NNL, KCHT du lịch đến năm 2018. Theo đó, Mexico dự kiến sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ USD cho hệ thống KCHT, đào tạo NNL du lịch trong giai đoạn 2012-2018. Tổng thống Enrique Pena Nieto khẳng định, du lịch là ngành được ưu tiên hàng đầu trong Chương trình phát triển NNL, KCHT của Mexico, nhằm phục vụ cho phát triển KT - XH và tăng cường ANQG. Bên cạnh đó, để Mexico trở thành điểm đến văn minh, an toàn và thân thiện, Chính phủ nước này đã thành lập một Ủy ban liên ngành để bảo đảm an ninh và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách. Mexico cũng đã tiến hành thành lập cảnh sát du lịch, có nhiệm vụ tuần tra các điểm, khu du lịch ở Mexico. Những cảnh sát này có thể nói được tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài việc bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, họ có thể giúp du khách giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch tại quốc gia này. 1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước * Quảng Ninh Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, ven biển, nằm ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển KTDL. Với Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới và hơn 600 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đặc sắc... đã đưa Quảng Ninh trở thành địa danh hấp dẫn đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Năm 2013, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Quý I/2014, Quảng Ninh đón khoảng 3,2 triệu lượt du khách; tổng doanh 83 thu du lịch đạt khoảng 1.634 tỷ đồng. Trên địa bàn Tỉnh hiện có khoảng 850 cơ sở lưu trú với 13.000 phòng, trong đó có 86 khách sạn từ 1-5 sao; trên 500 tàu du lịch các loại, trong đó 150 tàu lưu trú cao cấp; hơn 40 doanh nghiệp lữ hành, hàng trăm nhà hàng, điểm mua sắm... Ngành du lịch của Tỉnh hiện đang tạo việc làm ổn định cho khoảng 25.000 lao động trực tiếp và 37.000 lao động gián tiếp. Quảng Ninh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách du lịch đạt 8 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 3 triệu lượt; tổng doanh thu 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 35.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp [50]. Với vị trí địa lý hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, QP, AN đối với Quân khu 3 và cả nước, Quảng Ninh luôn kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở địa phương. Trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, các ngành trong Tỉnh (trong đó có ngành du lịch) đã chủ động triển khai xây dựng kế hoạch của ngành, xác định rõ mục tiêu và giải pháp phát triển ngành gắn với bảo đảm nhu cầu QP, AN. Việc phân vùng không gian du lịch đều được gắn với bố trí lực lượng, xây dựng thế trận QP, AN và KVPT Tỉnh. Hiện nay, Quảng Ninh đang hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên; định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận; đồng thời, phát triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu... nhằm tạo ra hệ thống các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, phục vụ các thị trường khách, như: Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông v.v. Dân cư địa phương được đưa ra định cư tại các xã vùng biên, các vùng biển - đảo để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của Quảng Ninh. Điều này 84 không chỉ có ý nghĩa to lớn trong phát triển KT - XH, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, ANQG, TTATXH tại các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Hiện nay, Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai và hoàn thiện nhanh các dự án KCHT có tính lưỡng dụng, không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng, mà còn liên quan đến nhiệm vụ tăng cường QP, AN ở địa phương, như: đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái; tuyến đường ven biển Quảng Ninh đi các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; khu kinh tế và sân bay quốc tế Vân Đồn; cảng Vạn Gia và khu kinh tế đảo Vĩnh Thực; khu kinh tế - quốc phòng Cô Tô v.v. Trong sự gắn kết giữa KTDL với QP, AN thông qua các dự án đã, đang và sẽ triển khai, có những dự án trước hết nhằm phục vụ cho phát triển KT - XH, đồng thời gắn với QP, AN, nhưng cũng có những dự án lại nhằm phục vụ cho QP, AN là chính, tiếp đó kết hợp phục vụ dân sinh (nhất là các công trình trên tuyến biên giới, biển đảo). Tựu trung có thể khẳng định, gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở Quảng Ninh được thực hiện ngày càng chặt chẽ; nội dung gắn kết phong phú, đa dạng. Mục tiêu cao nhất của sự gắn kết bảo đảm cho Quảng Ninh không ngừng phát triển trong thời kỳ mới, chủ động phòng chống hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trên địa bàn, sẵn sàng chuyển hoạt động của địa phương từ thời bình sang thời chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra. * Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm ở Miền Trung Việt Nam, tọa lạc tại điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ thông ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Vì vậy, Đà Nẵng có vị trí chiến lược cả về kinh tế và QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải hơn 60 km, Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. 85 Không chỉ trứ danh với những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có đèo Hải Vân được mệnh danh “thiên hạ đệ nhất hùng quang”, với cảnh quan nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục. Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills, được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc. Khu du lịch Bà Nà Hills ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á - Fantasy Park. Năm 2012, Đà Nẵng đã đón khoảng 2,7 triệu lượt du khách, tăng 12% so với năm 2011; doanh thu du lịch đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2011 [14]. Năm 2013, Đà Nẵng đón hơn 3,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 743.000 lượt người; doanh thu du lịch đạt hơn 7.784 tỉ đồng [15]. Đà Nẵng được Tạp chí du lịch trực tuyến hàng đầu Châu Á - Smart Travel Asia bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á. Hiện nay, Đà Nẵng định hướng phát triển không gian du lịch hướng ra biển, chủ trương xây dựng “kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông”. Việc xây dựng KCHT du lịch ven biển được thực hiện theo hướng lưỡng dụng, với các trục đường hướng biển có mặt cắt đường chủ yếu 6 làn xe; hệ thống thoát nước hộp khẩu độ lớn, có thể sử dụng lưu thông khi có chiến tranh xảy ra; xây dựng 9 chiếc cầu qua sông Hàn ra biển, có tải trọng dự tính cho các phương tiện cơ giới quân sự có thể đi qua. Các khu Resort ven biển ở Đà Nẵng được xây dựng tuân thủ theo các quy định, như: mật độ xây dựng không quá 25% và tầng cao xây dựng phù hợp với bề mặt giới hạn tĩnh không của sân bay Đà Nẵng; các công trình chính phải xây dựng tầng hầm, bán hầm để có thể sử dụng làm công sự phòng thủ khi cần thiết; xen lẫn các khu Resort là các bãi tắm công cộng, vừa phục vụ dân sinh, vừa là khoảng trống không xây dựng, để chủ động sử dụng trong các tình huống cơ động khi cần thiết. Ở khu du lịch bán đảo Sơn Trà, các công trình xây dựng có độ cao không được quá 200 mét so với mực nước biển; các công trình, dự án đầu tư không có yếu tố nước ngoài; 86 mạng lưới giao thông không được tiếp cận, chồng lấn với hệ thống công trình phòng thủ đặc biệt trên bán đảo. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến đường, công trình ven biển nhằm thúc đẩy KTDL phát triển đã cải thiện đáng kể nguồn sinh kế, tạo điều kiện bám biển cho cộng đồng dân địa phương. Một số ngư dân đã được đào tạo, chuyển đổi ngành nghề sang làm nhân viên của các khu du lịch, làm nghề thủ công mỹ nghệ... đã góp phần thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân, qua đó góp phần giữ vững ANCT, TTATXH ở Đà Nẵng trong tình hình mới. * Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Lãnh thổ của Tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây; 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông; Nam và Tây Nam là biển Đông. Chiều dài bờ biển của Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 305,4 km với trên 100.000 km 2 thềm lục địa, đã tạo cho địa phương không những có vị trí quan trọng về QP, AN, mà còn tạo ra tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế khác nhau, trong đó có KTDL. Trong những năm qua, kết quả KDDL trên địa bàn Tỉnh luôn tăng cao. Doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,35%/năm; tổng lượt khách tăng 10,9%/năm, riêng lượng khách quốc tế tăng 9,2%/năm. Năm 2013, doanh thu du lịch của địa phương đã đạt 2.895 tỷ đồng, tăng 18,74% so với năm 2012; các cơ sở lưu trú du lịch cũng đã đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách, tăng 13% so với năm 2012 [93, tr.3]. Theo Chương trình hành động của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2011 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch của Tỉnh đạt 15,9%/năm; tốc độ tăng trưởng lượng khách là 12,6%/năm. Đến năm 2015, doanh thu du lịch đạt 3.722 tỷ đồng, toàn Tỉnh đón 15,212 triệu lượt khách, trong đó có 545.500 lượt khách quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước [63]. 87 Với vị trí địa lý quan trọng về kinh tế, QP, AN đối với Quân khu 7 và cả nước, trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và KTDL nói riêng, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chú trọng đến việc tăng cường QP, AN ở địa phương. Quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL đều gắn chặt với kế hoạch phòng thủ Tỉnh; các dự án đầu tư về du lịch đều có sự tham gia của cơ quan Quân sự, Công an địa phương; công tác quản lý đối với khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài được thực hiện chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp lợi dụng con đường du lịch để tiến hành hoạt động tình báo, gián điệp, phá hoại ANCT, TTATXH trên địa bàn. Công tác quy hoạch, đầu tư KCHT du lịch được thực hiện theo hướng lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển KTDL, vừa đáp ứng nhu cầu bảo đảm QP, AN ở địa phương. Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa vào khai thác giai đoạn I dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp The Grand - Hồ Tràm Strip (tháng 72013), với kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của địa phương; việc khánh thành, đưa vào sử dụng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (tháng 1/2014) đã giúp kết nối về không gian du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, rút ngắn khoảng cách về địa lý, thời gian di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ đến Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại. Đây cũng chính là điều kiện để ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút khách du lịch đến với địa phương nhiều hơn, đặc biệt là khách quốc tế, thông qua cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, để tạo thế đan cài về lợi ích, Bà Rịa - Vũng Tàu đã mời nhiều công ty KDDL ở các quốc gia có KTDL phát triển đến đầu tư tại địa phương. Theo số liệu tổng hợp, tính đến cuối năm 2013, Bà Rịa - Vũng Tàu có 296 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 27.107 triệu USD; trong đó, có 45 dự án 88 đầu tư về du lịch, chiếm 15,20% trong tổng số các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương [93, tr.5]. * Bến Tre Bến Tre là tỉnh ven biển, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về QP, AN. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ động thực vật phong phú, không khí thoáng mát trong lành; cùng với những di tích lịch sử, văn hóa và làn điệu dân ca được người dân Bến Tre sáng tạo ra trong quá trình khai hoang, mở đất đã tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển KTDL. Năm 2013, tổng lượng khách du lịch ở địa phương đạt 800.400 lượt khách, tăng 15,45% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế đạt 341.800 lượt khách. Doanh thu du lịch đạt 459 tỷ đồng, tăng 24,25% so với năm 2012, đạt 102,60% so kế hoạch năm [68, tr.7]. Năm 2014, Bến Tre tiếp tục đầu tư xây dựng KCHT du lịch tại xã Hưng Phong - Cồn Ốc; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển; dự án Làng Du kích; dự án điểm du lịch Vàm Hồ, Thừa Đức, MeKong pearl; tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại của dự án khu Resort Forever Green - Phú Túc v.v. Phấn đấu năm 2014, doanh thu du lịch đạt 550 tỷ đồng; đón và phục vụ 857.000 lượt khách, trong đó có 383.000 lượt khách quốc tế và 474.000 lượt khách nội địa [68, tr.14]. Có thể nói, trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Trong xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phát triển KTDL và thẩm định các dự án du lịch đều có sự tham gia của cơ quan Quân sự, Công an địa phương. Quy hoạch, Kế hoạch phát triển KTDL đều thể hiện gắn với tăng cường QP, AN, nhất là trong phân vùng không gian du lịch đã gắn với yêu cầu xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh. Việc đầu tư KCHT 89 được thực hiện theo hướng lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương, cụ thể như: đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng Ba Tri, Bình Đại, Thạch Phú; khu neo đậu cho tàu du lịch, tàu cá ở huyện Bình Đại; xây dựng mới 230 cầu và 431 km đường nông thôn; xây dựng đường đến trung tâm các xã An Điền, Thạch Hải, Mỹ An huyện Thạch Phú; hoàn thiện các công trình viễn thông, mạng lưới điện, cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân địa phương và khách du lịch v.v. Những hoạt động đó góp phần xây dựng thế trận QPTD và thế trận ANND trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở Bến Tre. 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa Thứ nhất, kết hợp kinh tế với QP, AN trong quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển KTDL. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển KTDL cần gắn với tăng cường QP, AN. Đặc biệt, cần coi trọng việc phân định không gian du lịch, bảo đảm quá trình phân vùng du lịch cũng là quá trình xây dựng các vùng chiến lược về QP, AN, để vừa bảo đảm hiệu quả trong KDDL, vừa bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QP, AN. Ở Khánh Hòa hiện nay, có ba vùng không gian du lịch giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương (Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh). Các vùng không gian du lịch này cũng là nơi có nhiều mục tiêu QP, AN quan trọng cần được bảo vệ và là hướng tiến công chủ yếu của đối phương hoặc là địa bàn nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Do đó, cần phải chú trọng gắn vấn đề QP, AN trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển KTDL. Các dự án đầu tư KDDL có yếu tố nước ngoài trên địa bàn Tỉnh nhất thiết phải có sự tham gia phê duyệt của cơ quan Quân sự và Công an địa phương, nhằm bảo đảm các dự án đó không làm phương hại đến lợi ích, sức mạnh QP, AN và khả năng bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. Đồng thời, ở những vị trí chiến lược về QP, AN 90 cần có sự phối hợp giữa cơ quan Du lịch với cơ quan Quân sự, Công an và các cơ quan chức năng khác để xây dựng những điểm, khu du lịch mang tính lưỡng dụng cao. Kinh nghiệm này được rút ra từ Trung Quốc, Cuba; Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre. Thứ hai, tạo thế đan cài về lợi ích trong quá trình phát triển KTDL. Trong quá trình phát triển KTDL, cần mở rộng liên kết với các đối tác nước ngoài, nhất là các tập đoàn KDDL hàng đầu trên thế giới để tạo thế “cài đặt chiến lược” lợi ích của các nước lớn trên đất nước ta, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước khi toan tính lợi ích ở Việt Nam, từ đó góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển KT - XH. Kinh nghiệm này được rút ra từ các nước Cuba, Malaysia, Thái Lan và một số địa phương trong nước như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thứ ba, tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN là bài học kinh nghiệm rất tốt cho Khánh Hòa trong quá trình đưa KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp KDDL tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của các dịch vụ du lịch trong thời kỳ HNKTQT. Quá trình ứng dụng những thành tựu KH - CN tiên tiến sẽ tạo cơ sở cho ngành du lịch xây dựng những sản phẩm du lịch còn tiềm năng chưa được khai thác, như: du lịch trên không, du lịch trên biển, khám phá đáy biển... Đồng thời, hoạt động KH - CN trong quá trình phát triển KTDL sẽ tạo ra những phương tiện có tính lưỡng dụng cao, có thể sử dụng cho hoạt động QP, AN khi cần thiết, chẳng hạn: 91 máy bay du lịch, tàu ngầm mini có thể sử dụng để trinh sát, thăm dò các hoạt động của đối phương v.v. Kinh nghiệm này được rút ra từ Cuba. Thứ tư, coi trọng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Cuba, Thái Lan cho thấy, yếu tố quyết định để KTDL phát triển là chất lượng NNL du lịch. Các nước kể trên thành công trong việc thu hút khách du lịch là nhờ NNL du lịch được đào tạo chuyên nghiệp, họ không những có kiến thức chuyên môn cao, mà còn có nghiệp vụ an ninh để bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Chính NNL du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao là một trong những yếu tố nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh về KTDL của ba quốc gia trên. Ở Thái Lan, để được trở thành hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, đòi hỏi người lao động phải học tập vất vả và trải qua quá trình thi cử rất khó khăn. Đặc biệt, Thái lan đã đào tạo cảnh sát chuyên nghiệp trong du lịch để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách khi đến du lịch tại đất nước này. Ở Trung Quốc, việc đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch cũng rất được chú trọng. Quốc gia này đã thiết lập được mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch rộng khắp cả nước, với chương trình đào tạo đa dạng, phong phú, phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với CSVCKT phù hợp với thực tế, đã tạo được NNL du lịch chuyên nghiệp, đóng vai trò chủ chốt trong thúc đẩy KTDL tăng trưởng. Kinh nghiệm của họ thực sự quý báu đối với Khánh Hòa trong quá trình phát triển KTDL thời kỳ HNKTQT. Thứ năm, xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch theo hướng lưỡng dụng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, vừa sử dụng cho mục đích QP, AN. Kinh nghiệm này được rút ra từ Trung Quốc, CuBa, Mexico; Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre. Quá trình xây dựng các công trình KCHT, CSVCKT du lịch cần theo hướng lưỡng dụng, vừa sử dụng cho mục đích phát triển KTDL, vừa đảm bảo cho nhu cầu QP, AN. Trong xây dựng các công trình giao thông, những đoạn, tuyến đường trong các khu, 92 điểm du lịch, cần theo tiêu chuẩn kỹ thuật lưỡng dụng để khi cần thiết có thể sử dụng làm đường băng dã chiến lên xuống cho máy bay; trong xây dựng, nâng cấp cảng hàng không cũng cần tính đến thiết kế kỹ thuật có thể sử dụng cho máy bay quân sự; nâng cấp, xây dựng các cảng biển cũng theo hướng lưỡng dụng để có thể sử dụng làm căn cứ hải quân cho các tàu quân sự, tàu ngầm. Tương tự như vậy, trong xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc cũng cần nghiên cứu, triển khai việc kết nối giữa mạng thông tin dân sự và quân sự, có phương án bố trí tổng đài, đường truyền dẫn, trạm chuyển tiếp thông tin trên các địa bàn chiến lược về QP, AN để có thể sẵn sàng huy động bảo đảm thông tin liên lạc cho quân sự một cách thuận tiện, nhanh chóng. Thứ sáu, tạo môi trường chính trị ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Môi trường chính trị ổn định, đất nước an bình, môi trường sinh thái trong sạch là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút khách du lịch. Đây là một trong những thế mạnh ở Cuba. Quốc gia này được coi là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới. Các biện pháp an ninh được thắt chặt ở các khu vực quan trọng, những nơi nhạy cảm về QP, AN nhằm đảm bảo cho Cuba vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong tương lai. Tại Cuba, vấn đề an toàn giao thông cũng rất được chú trọng nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân và khách du lịch. Các phương tiện giao thông đi đúng luật, tai nạn giao thông ít vì người dân có ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Người tham gia giao thông, đặc biệt là du khách (thường hay đi bộ để tham quan) có thể yên tâm sang đường khi họ chỉ cần ấn nút trên cột đèn tín hiệu là đoàn xe ô tô sẽ dừng lại và người đi bộ có thể sang đường. Bên cạnh đó, việc loại bỏ những phiền toái cho du khách trong chuyến đi du lịch là điều mà Cuba đã làm rất tốt. Ở quốc gia này, hầu như không có trường hợp chèo kéo khách sử 93 dụng dịch vụ hoặc ăn xin, điều này khiến du khách quốc tế hài lòng và đánh giá cao khi đến du lịch tại Cuba. Ở Thái Lan, việc xảy ra những bất ổn về chính trị, xã hội đã khiến ngành du lịch của quốc gia này chịu thiệt hại nặng nề. Trước khi xảy ra bất ổn về chính trị, doanh thu du lịch chiếm tới gần 7% GDP. Nhưng sau khi các cuộc biểu tình nổ ra, doanh thu du lịch đã suy giảm mạnh. Năm 2010, thiệt hại ngành du lịch ở Thái Lan lên tới 120 tỷ bạt (khoảng 3,7 tỷ USD) [4]. Những kinh nghiệm nêu trên là bài học bổ ích mà Khánh Hòa có thể vận dụng để gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, Khánh Hòa cần chú ý đến tính đặc thù của địa phương để từ đó đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời kỳ mới. 94 Kết luận chương 1 Sự cần thiết gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa xuất phát từ yêu cầu kết hợp kinh tế với QP, AN trong tình hình mới; từ tính đặc thù của KTDL đối với nhiệm vụ tăng cường QP, AN ở địa phương; từ vị trí địa kinh tế, chính trị và QP, AN của Khánh Hòa. Nội dung gắn giữa hai lĩnh vực cần được thực hiện trên nhiều mặt, như: mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với xây dựng thế trận QP, AN trên địa bàn Tỉnh vững mạnh; gắn kinh tế với QP, AN trong đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch; tăng cường xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch theo hướng lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra; đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành gắn với xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa chịu tác động ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, nhận thức của các chủ thể và hiệu lực quản lý nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự gắn kết giữa hai lĩnh vực này ở Khánh Hòa. Việc khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở một số nước và địa phương trong nước cũng để lại những bài học bổ ích để Khánh Hòa có thể tham khảo, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương trong thời gian tới. Để đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa, cần sử dụng các tiêu chí: nhận thức của chủ thể là các cấp, các ngành, các đơn vị KDDL, các cơ quan quản lý nhà nước về KTDL, QP, AN và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; việc tổ chức, triển khai trong thực tế Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; kết quả cuối cùng của sự gắn kết: KTDL phát triển và QP, AN ở Khánh Hòa được tăng cường. 95 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 2.1.1. Thuận lợi Thứ nhất, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn ở trên thế giới và khu vực, đã tạo thuận lợi cho tất cả các nước phát triển KTDL. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, mặc dù tình hình thế giới và khu vực rất phức tạp, nhưng sự vận động của mâu thuẫn chủ yếu của thời đại đã cho thấy, không phải các thế lực thù địch muốn làm gì cũng được vì đang gặp nhiều khó khăn và buộc phải có sự điều chỉnh nhất định trong thực hiện chiến lược toàn cầu. Đồng thời, các nước lớn đang tranh thủ thời cơ vươn lên mạnh mẽ; lợi ích đan xen của các nước lớn đã tạo ra cục diện vừa có đấu tranh, vừa có hợp tác. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng. Các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN; mở rộng quan hệ với các nước và khu vực khác thông qua Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Khu vực kinh tế Đông Á (EEA)... Trong xu thế đó, nhu cầu đi du lịch của du khách trong và ngoài nước gia tăng, nên Khánh Hòa có nhiều cơ hội để phát triển KTDL, như: mở rộng thị trường khách du lịch, khai thác thêm vốn, thành tựu KH – CN để đẩy mạnh các loại hình, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ du lịch trong khu vực và thế giới. Đồng thời, Khánh Hòa có thể tận dụng các quan hệ đối ngoại về KTDL để phát triển tiềm lực về QP, AN ở địa phương. 96 Thứ hai, thế và lực của tỉnh Khánh Hòa lớn mạnh lên nhiều so với trước, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách. Thời gian qua, kinh tế tỉnh Khánh Hòa liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và đạt được những thành tựu quan trọng; là một trong những Tỉnh có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; Khánh Hòa đang từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước. Do thế và lực của tỉnh Khánh Hòa lớn mạnh lên nhiều so với trước, nên KCHT, CSVCKT du lịch cũng được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang ý nghĩa động lực đối với sự phát triển KT - XH nói chung, KTDL nói riêng và QP, AN ở địa phương đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng; số cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh cũng tăng liên tục qua từng năm, làm cho thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đã và đang từng bước được khẳng định trong "bản đồ du lịch" trong và ngoài nước. Trên địa bàn thành phố Nha Trang và vùng lân cận, đang có nhiều dự án về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhiều khu vui chơi, giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng. Khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh đang trở thành địa bàn hấp dẫn, lôi cuốn đầu tư phát triển du lịch. Đã có 29 dự án du lịch biển tại Bắc bán đảo Cam Ranh được cấp giấy chứng nhận đầu tư và một số dự án du lịch lớn trên địa bàn Khu kinh tế Vân Phong cũng đang được triển khai. Đại lộ Nguyễn Tất Thành dài 37 km – tuyến đường ven biển kết nối Nha Trang với bán đảo Cam Ranh và sân bay Cam Ranh cùng với "con đường vàng" Trần Phú (Nha Trang) đang trở thành những "đại lộ du lịch" v.v. đã làm tăng thêm tiềm lực và sức hấp dẫn của ngành KTDL ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, cơ sở pháp lý của công tác đảm bảo ANDL ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trong thực tế. 97 Trên từng lĩnh vực cụ thể, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy riêng để điều chỉnh hoạt động của từng ngành theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Năm 1999, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh du lịch; Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành với những chế tài xử lý hành vi vi phạm cụ thể. Lực lượng Công an đã dựa vào các văn bản pháp luật này để triển khai thực hiện các biện pháp công tác của mình, góp phần đưa hoạt động du lịch ngày càng đi vào nề nếp, kỷ cương, an toàn. Để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, các văn bản pháp luật cũng có những thay đổi phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Du lịch (thay thế Pháp lệnh du lịch năm 1999). Luật Du lịch đã quy định cụ thể về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và trách nhiệm của khách du lịch, tổ chức, cá nhân KDDL; tổ chức, cá nhân khác có hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; đồng thời, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cũng phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn ANTT, vệ sinh môi trường. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện nghiêm minh Luật Du lịch năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 1/6/2007, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 16/2012/NĐ-CP, ngày 12/3/2012, "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch" để xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch. Để tăng cường công tác bảo đảm ANDL, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật ANQG; Luật Công an nhân dân; Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 21/2001/NĐ-CP, ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại 98 của người nước ngoài tại Việt Nam v.v. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho các cấp, các ngành và ngành Công an chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo ANDL. UBND Tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng An ninh địa phương thực hiện công tác bảo đảm ANDL, như: Danh mục quy định khu vực, địa điểm cắm biển báo "cấm" người nước ngoài cư trú, đi lại, quay phim, chụp ảnh; Chỉ thị số 08/CT-UB về việc nối mạng máy tính để quản lý tạm trú người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Chỉ thị số 04/2002/CT-UB về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch; Đề án An ninh Du lịch ngày 22/4/2003; Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và KDDL bằng tàu biển quốc tế tại Cảng Nha Trang; Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa v.v. Đồng thời, hoạt động bảo đảm ANDL của lực lượng An ninh địa phương còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản mang tính pháp lý trong nội bộ ngành Công an, như: các quy định về các công tác, biện pháp nghiệp vụ; quy trình, thủ tục trong hoạt động nắm tình hình về người nước ngoài lâm thời nhập cảnh vào Việt Nam; quy định về đăng ký diện người "chưa cho nhập cảnh", "chưa được xuất cảnh"; "tạm hoãn xuất cảnh", "cần chú ý khi nhập cảnh", "cần chú ý khi xuất cảnh" v.v. Có thể nói, cơ sở pháp lý của công tác đảm bảo ANDL ngày càng được hoàn thiện, đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi thúc đẩy KTDL ở tỉnh Khánh Hòa phát triển. 2.1.2. Khó khăn Một là, mặt trái toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT đã tác động mạnh đến quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT đã làm gia tăng nhiều loại tội phạm nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, như: tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố 99 nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao... Bên cạnh đó, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các điều kiện hội nhập, dưới danh nghĩa hợp tác kinh tế, văn hóa, KH – CN để thâm nhập vào địa phương, nhằm thu thập tin tức tình báo, cài cắm cơ sở nội gián, thực hiện các hoạt động phá hoại tư tưởng, làm chuyển hóa từ bên trong. Điều này gây khó khăn hơn cho cơ quan Công an địa phương trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho KTDL phát triển. Ngoài ra, trong quá trình HNKTQT, ranh giới địch – ta, đối tượng – đối tác rất khó phân biệt, đan xen với nhau, dễ dẫn đến chủ quan, mất cảnh giác, tạo ra sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập để chống phá đất nước. Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến ANDL ở tỉnh Khánh Hòa, làm cho công tác bảo đảm ANDL; công tác quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn. Hai là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng hoạt động du lịch nhằm tiến hành các hoạt động xâm phạm ANQG Việt Nam. Các thế lực thù địch mà đứng đầu là Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" với những phương thức và thủ đoạn hoạt động mới, cường độ hoạt động ráo riết, tính chất nguy hiểm hơn. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau, cả công khai lẫn bí mật, trong đó triệt để khai thác con đường du lịch để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập nội bộ, tuyên truyền chống phá ta. Năm 2014, theo báo cáo của lực lượng An ninh địa phương, Mỹ đã cử 23 đoàn chính thức và 25 đoàn thuộc cơ quan Thường trú đến Khánh Hòa để đẩy mạnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, KH – CN, y tế, giáo dục, quốc phòng... Đáng chú ý, thông qua hoạt động lãnh sự, tài trợ "nhân đạo, từ thiện", nhân viên cơ quan ngoại giao Mỹ đã đến các cơ quan, doanh nghiệp tìm hiểu về tác động, ảnh hưởng của hoạt động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đến tình hình KT – XH của Tỉnh; gặp gỡ giáo sỹ, giáo dân Thiên Chúa Giáo, Tin Lành; các cơ 100 sở bảo trợ xã hội... nắm tình hình liên quan đến vấn đề "dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo" tại địa phương. Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ (ODC) và Phòng Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ (DAO) thường xuyên cử nhân viên đến tỉnh Khánh Hòa để nắm tình hình, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc phòng giữa lực lượng Không quân, Hải quân hai nước và khảo sát địa điểm xây dựng Trung tâm Quản lý thảm họa tỉnh Khánh Hòa. Hải quân Mỹ đã đưa 03 Tàu hậu cần thuộc Hạm đội 7 – Thái Bình Dương vào sửa chữa tại Vịnh Cam Ranh và Vịnh Nha Trang; việc giám sát được tiến hành chặt chẽ, nhưng vẫn hết sức quan ngại đối với hoạt động do thám của Mỹ [9, tr.1]. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 53 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), tăng 19 tổ chức so với năm 2013. Một số tổ chức NGO hoạt động không đúng quy định, như: chưa có giấy phép hoạt động; lợi dụng việc triển khai các dự án từ thiện, nhân đạo để nắm tình hình KT – XH, những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển KT – XH miền núi của Đảng, Nhà nước. Năm 2014, tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận, triển khai 10 dự án tài trợ và 10 khoản viện trợ phi dự án trên các lĩnh vực y tế, nhân đạo, giáo dục; so với năm 2013, số lượng dự án viện trợ đã giảm và hiệu quả không cao. Hiện nay, tình hình tại quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa vẫn diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng căng thẳng, là điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc về đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách biên giới của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo, tôn tạo kiên cố các đảo đang chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa; xây dựng đội tàu thực thi luật pháp, tàu hậu cần hỗ trợ và nhiều dự án khác cho "thành phố Tam Sa"; thành lập thôn Mỹ Tế để đưa dân ra sinh sống trên đảo Vành Khăn; bắt giữ trái phép tàu cá nước ta... Việc tranh chấp chủ quyền trên đã làm xuất hiện một loạt các vấn đề liên quan khác, ảnh hưởng đến 101 nhận thức, tình cảm của một bộ phận dân cư, nhất là số người gốc Hoa tại địa phương; tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tại tuyến biển tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, số lượng người Trung Quốc đến tỉnh Khánh Hòa ngày càng đông; cơ quan Công an tiếp tục phát hiện số thương lái nhập cảnh bằng thị thực du lịch qua đường bộ, đường thủy, thông qua đầu nậu là người Việt mua bán nông, lâm, hải sản để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng; cơ quan An ninh phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm chủ quyền biển, đảo của đại biểu người Trung Quốc: tán phát các ấn phẩm in hình Việt Nam không có 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và minh họa đường lưỡi bò trong hội thảo quốc tế được tổ chức tại thành phố Nha Trang [9, tr.2]. Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì các thế lực thù địch bên ngoài đã cấu kết với các phần tử chống đối trong nước hoạt động chống phá ta quyết liệt. Chúng cho rằng, đây là thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Tại Khánh Hòa, nổi lên nhóm chống đối chính trị do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cầm đầu. Nhóm này lợi dụng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép đã tích cực hoạt động lôi kéo người tham gia biểu tình, tuần hành "phản đối Trung Quốc" để gây rối về ANCT, TTATXH tại địa phương. Ba là, Khánh Hòa còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định về ANDL. Trước hết, hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Chúng lợi dụng các cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch để hoạt động mua bán ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật... Nguồn ma túy thường được tội phạm vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Khánh Hòa; loại ma túy sử dụng chủ yếu là heroin (chiếm 72,95%). Việc mua bán và sử dụng ma túy tổng hợp "đá" diễn ra phức tạp ở một số vũ trường, quán bar, nhà nghỉ tại thành phố Nha Trang, Cam Ranh (đã bắt 19 vụ - 29 đối tượng mua bán, 102 tàng trữ trái phép ma túy tổng hợp). Tình hình mua bán, trồng và sử dụng cần sa vẫn xảy ra ở Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa (bắt 14 vụ - 20 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép cần sa; 04 vụ - 04 đối tượng trồng cây cần sa). Hiện đang có hồ sơ quản lý 1.028 người nghiện ma túy – so với năm 2013, giảm 148 người (1028/1176) [9, tr.5]. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển, các loại tội phạm quốc tế cũng gia tăng hoạt động; chúng lợi dụng du lịch đến tỉnh Khánh Hòa để tổ chức hoạt động lừa đảo quốc tế, rửa tiền, đầu tư chui, mua bán phụ nữ v.v. Du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài ngày càng phức tạp hơn. Thông qua du lịch ra nước ngoài, một số phần tử bất mãn lợi dụng đi tham quan, du lịch ở nước ngoài để tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân phản động, tham dự các khóa đào tạo để trở về nước chống phá; các cơ quan đặc biệt nước ngoài cũng đang tăng cường móc nối, lôi kéo, tác động vào số này để thu thập thông tin tình báo, gián điệp, hoặc xây dựng cơ sở nội gián trong nội bộ ta. Bên cạnh đó, các vấn đề bức xúc trong xã hội cũng chưa được giải quyết dứt điểm, nhất là việc thực hiện chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư trong các dự án kinh tế còn nhiều bất cập. Điều này làm cho tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, dễ tạo thành "điểm nóng". Ngoài ra, tình trạng tham nhũng, tiêu cực chưa được ngăn chặn mà còn có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm sút niềm tin của người dân đối với Đảng. Đây là những điều kiện mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để kích động chống phá ta. Mặt khác, công tác đảm bảo ANDL thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng khó khăn hơn. Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức chỉ chăm lo làm ăn kinh tế, ít quan tâm đến chính trị, không muốn cộng tác với cơ quan An ninh, sợ bị ảnh hưởng quyền lợi, vị trí công tác nên việc triển khai các mặt công tác 103 nghiệp vụ, nhất là mạng lưới bí mật của lực lượng An ninh trên lĩnh vực du lịch gặp nhiều khó khăn. Bốn là, người nước ngoài đến du lịch tại tỉnh Khánh Hòa tiếp tục gia tăng về số lượng, đa dạng về thành phần, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về ANQG. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về du lịch, tỉnh Khánh Hòa đã có những chính sách thúc đẩy KTDL phát triển dựa trên lợi thế, tiềm năng về du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho địa phương. Hiện nay, Khánh Hòa đang tiếp tục xây dựng thành phố Nha Trang trở thành đô thị du lịch, với KCHT, CSVCKT du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; xây dựng Vịnh Nha Trang (kết hợp với hệ thống đảo Hòn Mun, Hòn Tre) và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài) thành 02 khu du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, sân bay Cam Ranh đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế; Vịnh Vân Phong đã được phê duyệt xây dựng thành Khu kinh tế - du lịch và cảng trung chuyển container quốc tế. Sự phát triển về hệ thống giao thông ở địa phương đã mở ra nhiều con đường bao gồm cả đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt cho người nước ngoài du lịch lựa chọn để đến Khánh Hòa. Thời gian tới, người nước ngoài du lịch đến Khánh Hòa bằng đường không sẽ tăng nhiều so với những năm trước đây, nhất là khi Nhà nước cho phép khai thác các đường bay thẳng từ các quốc gia đến Khánh Hòa. Thực tế cũng đã chứng minh, sau khi Nhà nước cho phép mở đường bay trực tiếp từ Khánh Hòa đến Nga, thì số lượng khách mang quốc tịch Nga trong hơn một năm khai thác đường bay đã tăng gấp 10 lần so với số khách Nga những năm trước đó. Đây là một áp lực rất lớn trong điều kiện lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh của địa phương chưa đáp ứng được theo nhu cầu phục vụ. Mặt khác, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã song phương hoặc đơn phương tiến hành miễn thị thực cho công dân một số 104 nước vào Việt Nam du lịch; người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng đã được ưu tiên miễn thị thực nhập cảnh. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn, do số lượng khách đông, thành phần phức tạp; họ đến địa phương bằng nhiều phương tiện giao thông đa dạng hơn so với trước đây, nên các khâu quản lý của cơ quan An ninh cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước. Đồng thời, số lượng người nước ngoài du lịch ở Khánh Hòa mang quốc tịch Mỹ, hoặc các nước thân Mỹ (nhất là các nước Nhật, Hàn Quốc, Úc...) đang tiếp tục tăng. Đây là vấn đề mà lực lượng An ninh địa phương đặc biệt quan tâm, vì nó là điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo, cơ quan đặc biệt nước ngoài đưa người vào nước ta nhằm tiến hành các hoạt động làm phương hại đến ANQG của Việt Nam. 2.2. Những thành tựu, hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa thời gian qua 2.2.1.1. Thành tựu Một là, các cấp, các ngành, các đơn vị KDDL, các cơ quan quản lý nhà nước về KTDL, QP, AN và nhân dân địa phương đã có nhận thức đúng, đề cao trách nhiệm đối với việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Quán triệt chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế của Đảng ta trong tình hình mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa luôn có nhận thức đúng đắn về việc gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở địa phương. Văn kiện Đại hội 105 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI đã chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng. Từng bước điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế gắn với quốc phòng. Tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết Trung ương và nghị quyết Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới” [75, tr.18], “Đầu tư nuôi trồng, khai thác có hiệu quả ngư trường Trường Sa, liên kết tổ chức các dịch vụ hàng hải, du lịch, xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, góp phần cùng cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước” [75, tr.19]. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng chỉ rõ: “Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo” [94, tr.2]. Trên cơ sở Chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2001 - 2010 và những năm tiếp theo, lực lượng An ninh Công an tỉnh Khánh Hòa đã tham mưu cho UBND Tỉnh xây dựng Đề án “Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch và địa bàn du lịch tỉnh Khánh Hòa” hay còn gọi là Đề án An ninh du lịch (UBND Tỉnh đã phê duyệt ngày 22/4/2003). Đề án được triển khai đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho sự phối hợp giữa cơ quan Công an với các cơ quan hữu quan trong đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH trong lĩnh vực du lịch. Chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đã xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường du lịch, phối hợp tốt hơn trong thực hiện Đề án An ninh Du lịch, bảo đảm an ninh an toàn trong các khâu hoạt động kinh doanh du lịch và địa bàn du lịch” [103, tr.7]. Hàng năm, Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đều có Nghị quyết chuyên đề về công tác QP, AN ở địa phương. Đặc biệt, thời gian vừa qua, Đảng ủy 106 Quân sự Tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (trước đó đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị); Tỉnh ủy ra Nghị quyết 02-NQ/ĐU lãnh đạo nhiệm vụ QP, AN giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, cơ chế lãnh đạo nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT Tỉnh cũng thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện và vận hành có nề nếp. Bên cạnh đó, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa cũng thường xuyên tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh, quản lý các hoạt động KDDL ở địa phương, như: Quy chế quản lý người nước ngoài trên địa bàn Tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định 11/2004/QĐ-UB; Chỉ thị số 39/2006/CT-UBND về việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với cơ sở KDDL; Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và KDDL bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển và khu vực vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND; Kế hoạch đảm bảo an ninh đối với người Việt Nam ở địa phương đi du lịch nước ngoài - Công an tỉnh Khánh Hòa, số 355/PA 35, tháng 10/2009; Kế hoạch phát động toàn dân phòng ngừa các loại tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp trên địa bàn toàn Tỉnh, Công an tỉnh Khánh Hòa, KH-PV11/2012; Quyết định số 2823/2013/QĐ-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch v.v. Nhờ vậy, tiềm lực và thế trận QP, AN trên địa bàn Tỉnh thường xuyên được củng cố, tăng cường. Trên cơ sở đó, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng ở Khánh Hòa. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế của Đảng đã có những tác động tích cực, làm cho nhận thức của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương từng bước được nâng cao. Người dân địa phương đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và 107 trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực cùng với lực lượng an ninh nòng cốt ở cơ sở phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết tốt những vụ việc liên quan đến ANTT; tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Tính từ năm 2005 đến hết tháng 12/2014, cơ quan Công an địa phương đã tiếp nhận được 22.192 tin do quần chúng nhân dân cung cấp, có giá trị phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; cảm hóa giáo dục 2.762 trường hợp; tổ chức hòa giải cho 7.816 trường hợp; bắt đối tượng truy nã, vận động đầu thú 613 đối tượng; quản lý, giáo dục ở xã, phường, thị trấn 2.083 đối tượng; đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng 679 trường hợp; nhân dân tự nguyện giao nộp 3.117 vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ... [105, tr.9]. Những năm gần đây, khối cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường đã có sự quan tâm hơn đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; gắn các hoạt động của đơn vị với phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, góp phần bảo vệ ANTT trên địa bàn Tỉnh. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường đã xây dựng kế hoạch, đề ra nội dung, biện pháp thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; tổ chức cho cán bộ, công nhân viên và học sinh, sinh viên đăng ký cam kết xây dựng cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn "An toàn về ANTT". Các hoạt động chào mừng “Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”, nhất là từ năm 2012 đến nay đã được nhiều cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường hưởng ứng, như: Phối hợp với cơ quan An ninh địa phương tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang; Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Đây là 2 cuộc thi đầu tiên trong học sinh, sinh viên nhưng đã diễn ra thành công tốt đẹp, thu hút hơn 2000 sinh viên tham gia. Các cuộc thi là dịp để học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, từ đó tích cực tham gia phòng chống tội 108 phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn ANTT ở địa phương. Các cơ quan, đơn vị như: Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty Xăng dầu Phú Khánh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa v.v. đã tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, như: Treo khẩu hiệu tuyên truyền; tổ chức giao lưu, tọa đàm, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào; tổ chức giao lưu thi đấu thể thao với các đơn vị Bộ đội, Công an địa phương [105, tr.4]. Các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã làm tốt công tác xây dựng và nhân rộng mô hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, góp phần tích cực, hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn ANTT trên địa bàn Tỉnh. Các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ngày càng được phát triển đa dạng, phong phú, thiết thực, mang tính xã hội hóa cao, góp phần tập hợp, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; phát huy ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải và phát hiện tố giác tội phạm của quần chúng ngay tại địa bàn cơ sở; phát huy được vai trò làm chủ, tính tích cực của nhân dân trong tự quản về ANTT. Qua đó, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp, là cơ sở để xây dựng, củng cố thế trận ANND vững chắc. Cho đến nay, toàn tỉnh có 227 mô hình các loại, trong đó có: 149 mô hình phát huy tác dụng tốt, 25 mô hình khá, 45 mô hình trung bình, 01 mô hình không phát huy tác dụng, 07 mô hình chưa sơ kết, đánh giá kết quả. Các mô hình được đánh giá hiệu quả gồm: “Đội xe thồ tự quản” ở nhiều huyện, thị, thành phố; mô hình “2 + 1” ở thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm; “Tiếng kẻng An ninh” ở huyện Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa; mô hình “Tổ Dân phố cơ động nhanh” ở Nha Trang; mô hình “Dòng họ không có người phạm tội và tệ nạn xã hội” của dòng họ Phùng ở thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa; mô 109 hình “Đoàn kết, chung lòng xây dựng quê hương” ở giáo xứ Ngọc Thủy, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang; mô hình “Thắp sáng niềm tin” ở phường Vạn Thắng, thành phố Nha Trang; mô hình “Đội bốc xếp tự quản” ở Ga Nha Trang; “Đội tự quản ANTT ở Cảng cá Ba Ngòi” (Cam Ranh); mô hình “Khu dân cư không có tội phạm” ở thị xã Ninh Hòa; mô hình “Tuần tra nhân dân” ở xã Diên An, huyện Diên Khánh; mô hình “Tổ tự quản về ANTT” ở các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu Phú Khánh... Có thể nói, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm 10 năm qua ghi nhận những đóng góp hiệu quả của các mô hình. Đầu tiên phải kể đến đội ngũ xe ôm trong các đội xe thồ tự quản ở Cam Ranh, Diên Khánh và Nha Trang, mỗi năm tham gia bắt hàng chục đối tượng phạm tội cướp giật, trộm cắp; tham gia giải quyết nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng; tham gia bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị thương trong các vụ tai nạn giao thông; cung cấp hàng trăm nguồn tin có giá trị cho cơ quan Công an địa phương. Mô hình “2 + 1”, hay mô hình “Thắp sáng niềm tin” của Hội Cựu chiến binh ở phường Phước Hải và phường Vạn Thắng, thành phố Nha Trang đã giúp đỡ hàng chục thanh thiếu niên lầm lỡ hoàn lương. Với mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ phòng chống ma túy”, các chị phụ nữ ở phường Cam Lộc, thành phố Cam Ranh không quản ngày đêm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, tuyên truyền vận động, tạo vốn làm ăn, đã giúp cho hàng chục thanh niên lầm lỡ có công ăn việc làm ổn định, từ bỏ được tệ nạn. Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” ở xã Cam Hiệp Bắc (Cam Lâm), hay “Báo động dân phòng” ở xã Ninh Sim (Ninh Hòa), hoặc “Một nhà mất trộm, cả làng vây bắt” ở xã Suối Tiên (Diên Khánh) là một mô hình hiệu quả trong phòng, chống trộm cắp ở địa bàn nông thôn; người dân có được phương pháp phòng, chống trộm cắp hiệu quả; thôn, xóm được yên bình. Trong khối cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường, bước đầu đã có những mô 110 hình tự quản về ANTT, như: “Đội sinh viên tự quản”; “Đội tự quản khu nội trú”; “Đội tự vệ, thanh niên xung kích”; “Đội cờ đỏ”; “Cảng, Bến thủy nội địa và Tàu văn hóa, văn minh, an toàn” của Công ty Yến sào Khánh Hòa... đã phát huy tác dụng trong công tác tự phòng, tự quản, tự bảo vệ của cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và sinh viên ở địa phương [105, tr.10]. Hai là, các cấp, các ngành, các đơn vị KDDL, các cơ quan quản lý nhà nước về KTDL, QP, AN và nhân dân Khánh Hòa thường xuyên tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở đó, đã hình thành các không gian du lịch, cụm, trung tâm và đô thị du lịch, tận dụng được các nguồn lực, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương; tiềm lực và thế trận QPTD, ANND ở Khánh Hòa ngày càng được tăng cường. Các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa đã từng bước được đa dạng hóa gắn liền với tạo dựng thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo, trong đó nổi trội là không gian mặt nước Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong. Khánh Hòa đã có những sản phẩm trở thành thương hiệu nổi tiếng trên cả nước, như: Tắm bùn khoáng nóng Tháp Bà, khu du lịch tắm khoáng bùn Trăm trứng; cáp treo Vinpearl Land; lặn biển; thể thao giải trí trên biển; nghỉ dưỡng biển v.v. Đồng thời, lực lượng lao động đông đảo trong ngành du lịch thường xuyên hoạt động tại các địa bàn ven biển, trên biển - đảo, đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo, chủ động bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành du lịch, tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên tiến hành phân bố lại dân cư, chuyển hộ dân ra định cư tại các đảo, tạo thế liên hoàn giữa đảo và bờ, giữa các tuyến khơi, tuyến lộng và ven biển để duy trì tuyến phòng thủ, góp phần phát triển KTDL gắn với quản lý, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển - đảo, vừa phục vụ đời sống dân sinh, vừa có 111 ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo tính chiến lược về kinh tế, chính trị, QP, AN ở địa phương. Cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch của Khánh Hòa ngày càng được mở rộng, góp phần quan trọng vào việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong KVPT Tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, bố trí thế trận phòng thủ liên hoàn, vững chắc, đặc biệt là trên hướng biển. Các dự án đầu tư về KCHT, CSVCKT du lịch đều được tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tính toán kỹ theo hướng lưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang ý nghĩa động lực đối với sự phát triển KT - XH nói chung, KTDL nói riêng và QP, AN ở địa phương đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: Sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế, đại lộ Nguyễn Tất Thành, đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường Khánh Lê - Lâm Đồng, nhà máy thuỷ điện EaKrong Rou... Một số dự án mới đang được khởi công, như: Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, đường Diên Khánh - Khánh Vĩnh, đường tránh đèo Rù Rì, nâng cấp cảng Cam Ranh, nhà máy cấp nước Bắc bán đảo Cam Ranh, công trình Hồ chứa nước Tà Rục có dung tích 20,6 triệu m 3 v.v. Trên địa bàn thành phố Nha Trang và vùng lân cận, đã và đang có nhiều dự án về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhiều khu vui chơi, giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng. Một số dự án có quy mô lớn đã đi vào hoạt động, như: Khu du lịch, vui chơi giải trí Vinpearl Land; khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise; khu du lịch sinh thái Evason Hideaway Ana Mandara; khu du lịch tổng hợp Sông Lô. Gần đây, nhiều dự án du lịch biển đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh đang trở thành địa bàn hấp dẫn, lôi cuốn đầu tư phát triển du lịch. Đã có 30 dự án du lịch biển tại Bắc bán đảo Cam Ranh được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Trong đó, một trong những 112 dự án lớn là khu khách sạn nghỉ dưỡng Ocean Window Spa & Resort (diện tích hơn 34ha, tổng vố đầu tư trên 1.000 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang đã được khởi công vào tháng 9/2010. Một số dự án du lịch lớn trên địa bàn Khu kinh tế Vân Phong cũng đang được triển khai xây dựng, như: Khu du lịch sinh thái biển và giải trí cao cấp Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) của Công ty Đầu tư Du lịch T&M Vân Phong, có quy mô 295ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.742 tỷ đồng; dự án Khu du lịch Hồ Na với số vốn đầu tư hơn 83 triệu USD; khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai với số vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng v.v. Hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội về xây dựng KVPT Tỉnh; tổ chức tốt các hội nghị sơ, tổng kết về việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Lực lượng Bộ đội địa phương và DQTV đã chấp hành nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, tập trung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tác chiến bảo vệ các địa bàn trọng điểm về QP, AN; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm bí mật, an toàn các hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương. Cơ quan Quân sự các cấp đã triển khai công tác ĐTCB và xét duyệt chính trị cho các đối tượng chặt chẽ; 100% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối về chính trị; thường xuyên phối hợp với cơ quan Công an, BĐBP Tỉnh bảo đảm an toàn cho các sự kiện chính trị, các hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh. Quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; phối hợp với các 113 ngành chức năng khảo sát nhiều tua du lịch mới; tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Tỉnh và hướng dẫn các doanh nghiệp KDDL triển khai các biện pháp bảo đảm ANTT, an toàn tính mạng cho du khách khi đến du lịch tại địa phương. Lực lượng Công an Tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp KDDL và các địa phương đẩy mạnh công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Nội dung phong trào tập trung giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia phòng chống, tố giác tội phạm, xóa bỏ tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường du lịch tại địa phương trong sạch, lành mạnh và bền vững. Từ năm 2003 đến 2012, thực hiện triển khai Đề án ANDL và các văn bản pháp quy khác, lực lượng An ninh Công an Tỉnh đã kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa mở lớp bồi dưỡng cho hơn 600 nhân viên bảo vệ của các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh, giúp cho các doanh nghiệp, ban quản lý các tuyến, điểm du lịch xây dựng lực lượng bảo vệ đủ sức đảm đương được nhiệm vụ giữ gìn ANTT tại chỗ; tổ chức 12 lớp tập huấn nghiệp vụ ANDL cho hơn 1.000 học viên là hướng dẫn viên, lễ tân, porter, nhân viên buồng... của các cơ sở KDDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa [8, tr.7]. Lực lượng này đã góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa, phát hiện các hoạt động xâm phạm ANQG, TTATXH tại các cơ sở KDDL, nhất là những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thường xuyên có người nước ngoài đến nghỉ. Đây cũng là lực lượng quan trọng mà cơ quan An ninh nhắm tới để phục vụ yêu cầu nghiệp vụ lâu dài. Công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và lang thang ăn xin ở Khánh Hòa cũng được lực lượng Công an Tỉnh tiến hành thường xuyên, liên tục. Từ năm 2003 đến nay, lực lượng Công an Tỉnh đã tổ chức thực hiện 246 buổi tư vấn, vận động trên 200 lượt đối tượng tệ nạn xã hội cam kết quyết tâm 114 từ bỏ, không tái phạm; trên 1.500 lượt chủ cơ sở kinh doanh ký cam kết; tập huấn chuyên đề cho hơn 400 lượt cán bộ cơ sở; tổ chức 300 buổi tuyên truyền trên 350.000 lượt người. Công an Tỉnh đã xác lập đấu tranh và điều tra mở rộng hàng trăm chuyên án với các đối tượng phạm tội về ma túy; đã khởi tố hơn 100 vụ với hơn 200 bị can, thu giữ hàng ngàn tép heroin, viên ma túy tổng hợp và nhiều phương tiện, tài sản do phạm tội mà có. Các địa phương, cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo Nghị định 87-88/NĐCP được trên 3.000 lượt cơ sở KDDL, chấn chỉnh hoạt động 1.360 cơ sở, cảnh cáo 289 cơ sở; đình chỉ rút giấy phép kinh doanh 62 cơ sở, phạt hành chính với số tiền là 950 triệu đồng; trục xuất trên 350 lượt tiếp viên, nhân viên có biểu hiện hoạt động mại dâm. Qua 3 năm (2011 - 2013), các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn Tỉnh triệt phá 58 vụ mại dâm, trong đó lực lượng Công an triệt phá 31 vụ, Bộ đội Biên phòng 7 vụ [8, tr.9]. Hiện nay, tệ nạn ma túy, mại dâm và người lang thang xin ăn trên địa bàn Tỉnh đã giảm rõ rệt, tạo môi trường xã hội ổn định cho KTDL phát triển. Tuy nhiên, đây là vấn đề xã hội phức tạp, rất nhạy cảm. Do đó, rất cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh cũng như sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Để đảm bảo an ninh đối với người ở địa phương đi du lịch nước ngoài, cơ quan An ninh tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên tập trung rà soát, ĐTCB, xác định các công ty thường xuyên tổ chức khách Việt Nam đi nước ngoài du lịch, nhất là những công ty đưa khách du lịch đến những địa bàn trọng điểm có nhiều tổ chức phản động lưu vong, hoạt động phức tạp về tôn giáo, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động của các đối tượng lợi dụng việc đi du lịch nước ngoài tiến hành các hoạt động xâm phạm ANQG. Bên cạnh đó, cơ quan Công an cũng đã tích cực tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ANQG cho số hướng dẫn viên, phiên dịch thường đi theo đoàn du lịch Việt Nam ra nước ngoài; số cán bộ, nhân viên 115 điều hành các công ty du lịch của Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, lực lượng Công an Tỉnh cũng đã thường xuyên làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc tại các doanh nghiệp KDDL; nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ ANQG cho cán bộ, nhân viên du lịch; tham mưu cho các doanh nghiệp du lịch trong công tác quản lý người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, tạo ra cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa doanh nghiệp với cơ quan An ninh, kịp thời giải quyết những vụ việc phát sinh trong quá trình di du lịch nước ngoài của du khách. Các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, thực hiện cơ chế phối hợp theo tinh thần Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn khá chặt chẽ. Nhờ đó, đã kịp thời phát hiện, trao đổi, xử lý thông tin, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết các vụ việc bức xúc ngay tại cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”. Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an Tỉnh đã tích cực thực hiện giáo dục QP, AN, xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV; thường xuyên tham gia thẩm định chặt chẽ Chương trình, Kế hoạch, Quy hoạch, Đề án và Dự án đầu tư phát triển KTDL, nhất là trong quy hoạch xây dựng các khu, điểm, trung tâm và đô thị du lịch; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp lập kế hoạch động viên nhân lực, phương tiện, CSVCKT du lịch phục vụ nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh trong tình hình mới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang Tỉnh cũng thường xuyên phối hợp xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án đối phó với các tình huống phức tạp về ANTT có thể xảy ra, như: khủng bố, phá hoại, xung đột bạo loạn... bảo đảm an toàn tuyệt đối các mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các công trình trọng điểm về ANQG; thường xuyên thực hiện tốt công tác bảo đảm ANCT, TTATXH trong các dịp lễ, tết và trong thời gian diễn ra các sự kiện lớn trên địa bàn Tỉnh, kịp thời ngăn chặn và bảo vệ an toàn cho du 116 khách trong mọi tình huống, góp phần xây dựng Khánh Hòa là điểm đến văn minh, an toàn và thân thiện cho du khách trong và ngoài nước. Ba là, KTDL phát triển và QP, AN được tăng cường. Về phát triển KTDL Thứ nhất, doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ các dịch vụ khác v.v. Trên thực tế, tất cả các loại này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn có nhiều ngành khác tham gia hoạt động KDDL thu. Ngoài ra, còn có một số ngành dịch vụ khác không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn phục vụ cho cả khách du lịch, như: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu chính viễn thông, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm v.v. Trong những năm gần đây, nhờ kịp thời nắm bắt thị trường, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, phát huy thế mạnh về du lịch biển - đảo của địa phương, nên doanh thu du lịch của Khánh Hòa ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006, doanh thu du lịch đạt 834,210 tỷ đồng, thì đến năm 2012 đã đạt 2.569 tỷ đồng, tăng khoảng 3 lần so với năm 2006. Năm 2013, doanh thu du lịch đạt 3.950 tỷ đồng, tăng 153,76% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 131,67% so với kế hoạch năm 2013. Bảng 2.1 dưới đây sẽ minh chứng cho sự phát triển KTDL ở Khánh Hòa trong thời gian qua. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm T T 1 Chỉ tiêu Doanh thu du lịch Đơn Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm vị Tỷ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 834,210 1.025 1.357 1.563 1.877 2.252,37 2.569 3.950 Cơ sở 349 387 397 409 455 503 511 543 Phòng 8.279 8.841 9.400 10.200 11.730 12.048 12.700 14.949 Người 1.088.148 1.363.542 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.00 2.318.071 3.033.670 Người 225.287 282.272 315.585 281.202 384.979 440.390 530.660 633.386 đồng 2 Số cơ sở lưu trú 3 Tổng số phòng 4 Tổng lượt khách 5 Lượt khách quốc tế 117 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa Thứ hai, có sự tăng lên về quy mô, số lượng các cơ sở lưu trú và doanh nghiệp KDDL. Nhìn vào Bảng 2.1 cho thấy, số lượng các cơ sở lưu trú du lịch cũng tăng nhanh, nếu như năm 2006 chỉ có 349 cơ sở, thì đến năm 2012 đã là 511 cơ sở, tăng 146,42% so với năm 2006. Tính đến 12/2013 toàn tỉnh Khánh Hòa có 543 cơ sở lưu trú với 14.949 phòng, trong đó: khách sạn 5 sao có 07 cơ sở (1.216 phòng); khách sạn 4 sao có 06 cơ sở (1.101 phòng); khách sạn 3 sao có 35 cơ sở (2.664 phòng); khách sạn 2 sao có 104 cơ sở (3.612 phòng) [104, tr.1]. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp và cơ sở cá thể KDDL cũng tăng khá nhanh. Năm 2007, toàn tỉnh Khánh Hòa có 45.831 doanh nghiệp thương mại du lịch khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch cá thể, thì đến năm 2012 đã có 54.331 cơ sở KDDL, trong đó: kinh tế nhà nước là 18 doanh nghiệp; kinh tế tập thể có 8 doanh nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân là 52.655 cơ sở; kinh tế hỗn hợp là 1.641 cơ sở; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 9 doanh nghiệp [12, tr.145]. Thứ ba, lượng khách du lịch và số ngày khách lưu trú ngày càng tăng. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Nhìn vào Bảng 2.1 thấy rõ, nếu như năm 2006, chỉ có 1.088.148 lượt khách thì đến năm 2012, tổng lượt khách du lịch đã là 2.318.071 người, tăng 213,03% so với năm 2006; năm 2013 là 3.033.670 lượt khách, tăng 130,87% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 111,11% so với kế hoạch năm 2013; ngày khách lưu trú đạt 6,72 triệu tăng 28,5%, trong đó ngày khách quốc tế đạt 1,904 triệu tăng 28,1% so với năm 2012 [70, tr.5]. Thứ tư, NNL du lịch được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, NNL du lịch ở Khánh Hòa đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử 118 dụng của các doanh nghiệp KDDL và yêu cầu phát triển của ngành. Bảng 2.2 dưới đây sẽ phần nào cho thấy sự phát triển NNL du lịch ở Khánh Hòa. Bảng 2.2: Trình độ đào tạo khối kinh doanh ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn (2006 - 2010). Chỉ tiêu Tổng cộng Chưa qua đào tạo Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) Trung cấp và tương đương Đại học, cao đẳng Sau đại học Đơn vị Người Người 2006 11841 4400 2222 2007 12394 4623 2227 2008 13121 4987 2267 2009 13650 4646 2448 2010 14168 4632 2501 Người Người Người 2320 2804 95 2473 2966 105 2610 3147 110 2784 3652 120 2894 4021 120 Nguồn: Báo cáo chuyên đề Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa, Khánh Hòa, tháng 5/2012, tr.14. Nhìn vào Bảng 2.2, có thể dễ dàng nhận thấy, trình độ đào tạo khối KDDL đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Nếu như năm 2006, tổng số lao động du lịch trực tiếp toàn tỉnh là 11.841 người, thì đến năm 2010 đã là 14.168 người, tăng 119,65% so với năm 2006. Trong đó, đào tạo trung cấp và tương đương là 2.894 người, tăng 124,74% so với năm 2006; đại học, cao đẳng là 4.021 người, tăng 143,40% so với năm 2006; sau đại học là 120 người, tăng 126,31% so với năm 2006. Bảng 2.3: Trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa (2006 - 2010). Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG CỘNG Người 38 38 40 39 40 Đào tạo ngắn hạn Người 2 2 1 1 1 Trung cấp và tương đương Người 8 8 8 7 7 Đại học, cao đẳng Người 28 28 31 31 32 Sau đại học Người 0 0 0 2 3 (dưới 3 tháng) Nguồn: Báo cáo chuyên đề Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa, Khánh Hòa, tháng 5/2012, tr.12. 119 Nhìn vào Bảng 2.3, ta có thể thấy trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa cũng được nâng lên. Trình độ đào tạo ngắn hạn, trung cấp và tương đương giảm, nhưng trình độ đào tạo đại học, cao đẳng và sau đại học tăng lên. Điều đáng ghi nhận là đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp KDDL có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng du lịch danh tiếng có chất lượng tương đối cao và đồng đều. Hệ thống các cơ sở đào tạo đã có sự phát triển nhanh chóng với nhiều ngành nghề phục vụ du lịch. Nhiều cơ sở đào tạo (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang...) đã có CSVCKT hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản; chương trình, giáo trình được chuẩn hóa, tiệm cận dần với tiêu chuẩn của các nước có ngành du lịch phát triển; công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch được tăng cường cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo; cơ cấu ngành nghề được chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; hoạt động liên kết đào tạo cũng được thực hiện chặt chẽ hơn. Do vậy, mặc dù số lượng lao động du lịch được đào tạo tại các cơ sở trên địa bàn Tỉnh chưa nhiều, nhưng bước đầu các cơ sở này đã cung cấp phần lớn lực lượng lao động đã qua đào tạo phục vụ cho nhu cầu phát triển KTDL của địa phương. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển NNL du lịch cũng được tăng cường; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với công tác phát triển NNL du lịch được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, giáo dục và đào tạo NNL du lịch được cụ thể hóa; bước đầu tổ chức điều tra, thu thập thông tin về NNL du lịch của địa phương. Hiện nay, Khánh Hòa tiếp tục thực hiện việc lồng ghép Chương trình “Giáo dục du lịch” cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường trên địa bàn Tỉnh; chủ động định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ còn thiếu cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (tiếng Nga, tiếng Nhật). Tỉnh cũng tổ chức các 120 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động thuộc các doanh nghiệp KDDL; bồi dưỡng kiến thức bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách đối với lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu thủy vận chuyển khách du lịch. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an Tỉnh tổ chức các khóa bồi dưỡng về ANDL cho đội ngũ lao động thuộc các doanh nghiệp du lịch; tổ chức các Hội thi về nghiệp vụ du lịch, tìm hiểu văn hóa, lịch sử Khánh Hòa; tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trong cộng đồng dân cư... hướng tới xây dựng Khánh Hòa trở thành điểm đến văn minh, an toàn và thân thiện đối với mọi du khách khi đến với địa phương. Thứ năm, tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP của địa phương tăng cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng lớn. Trong những năm qua, việc đẩy mạnh phát triển KTDL, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa tương đối cao và ổn định, tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP của địa phương ngày càng tăng, đóng góp vào ngân sách nhà nước càng lớn. Đây là điều kiện để có thể bảo đảm tài chính ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,3% so với năm 2012 (Nghị quyết HĐND Tỉnh là 9%); trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng tăng 5,15%, dịch vụ - du lịch tăng 13,26% và nông - lâm - thủy sản tăng 1,34%. Cơ cấu kinh tế ở địa phương chuyển dịch theo hướng hiện đại và dịch vụ - du lịch đang phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của mình, từng bước vươn lên dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế của địa phương, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP từ 40,5% năm 2005 lên 46,2% năm 2013. Năm 2014, cơ cấu kinh tế ở địa phương tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, với dịch vụ - du lịch 49,13%; công nghiệp – xây dựng 39,01% và nông – lâm – thủy sản 11,86% [16, tr.2]. 121 Thứ sáu, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở những vùng phát triển KTDL được nâng cao. Ở những vùng phát triển KTDL, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân được nâng lên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo, góp phần thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% theo chuẩn quốc gia (theo chuẩn của tỉnh còn 11,12%) [74, tr.8]. Từ đó, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH ở nước ta, giữ vững ổn định chính trị, củng cố thế “trận lòng dân”, góp phần xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trong KVPT Tỉnh ngày càng vững chắc. Đạt được những kết quả như trên, đó là quá trình phấn đấu nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành và toàn dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND Tỉnh, đặc biệt là của ngành du lịch Khánh Hòa. Trong đó, công tác bảo đảm QP, AN, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch đến Khánh Hòa nghỉ ngơi, tham quan là một công tác đặc biệt quan trọng mà Tỉnh ủy, UBND Tỉnh quan tâm và giao nhiệm vụ cho lực lượng Bộ đội, Công an tỉnh Khánh Hòa đảm trách. Do vậy, đã góp phần tích cực giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo cho các hoạt động du lịch được diễn ra thuận lợi, thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến với Khánh Hòa. Về quốc phòng, an ninh Thứ nhất, KVPT Tỉnh được xây dựng vững mạnh toàn diện. Như đã trình bày ở trên, về nhận thức và tổ chức thực hiện phát triển KTDL ở Khánh Hòa luôn gắn với tăng cường QP, AN, xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh. Đó cũng là quá trình góp phần xây dựng tiềm lực và thế trận của nền QPTD gắn với tiềm lực và thế trận của nền ANND trên địa bàn Tỉnh vững mạnh. Về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần: Cơ quan Quân sự, Công an các cấp đã thường xuyên, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, 122 giáo dục QP, AN; quán triệt Đề án ANDL đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương. Cùng với đó, Tỉnh cũng chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biển - đảo. Trong đó, trọng tâm là củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Đồng thời, công tác đào tạo Chỉ huy trưởng xã (phường, thị trấn) cũng luôn được Tỉnh coi trọng, góp phần bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ cho các cơ sở. Tính từ năm 2006 đến nay, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh đã tổ chức đào tạo được hàng trăm lượt cán bộ; trong số đó, một số đồng chí đã phát triển và giữ các cương vị chủ trì trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trên cơ sở. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho các đối tượng được Tỉnh tiến hành thường xuyên, theo hướng: nâng cao chất lượng; mở rộng đối tượng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương. Năm 2013, Tỉnh đã tiến hành bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đối tượng 1 (3 người); đối tượng 2 (30 người); đối tượng 3 (270 người); đối tượng 4 (1359 người); đối tượng 5 (2004 người) và 419 người là chức sắc các tôn giáo (Trung tâm đào tạo Phật học, Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang) [Phụ lục 9]. Có thể nói, những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm địa bàn, Khánh Hòa đã tích cực mở rộng diện giáo dục QP, AN cho chủ phương tiện tàu thuyền du lịch, các hộ doanh nhân KDDL và các chức sắc, chức việc tôn giáo, coi đó là một trong những đột phá nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT, bảo vệ Tổ quốc, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ QP, AN ở địa phương. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: báo hình, báo viết, đài phát thanh v.v. tỉnh Khánh Hòa thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cho nhân dân địa phương về thực hiện nếp sống văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài, bảo vệ cảnh quan môi trường; xây dựng các bài viết, phóng 123 sự về các điển hình tiên tiến trong giữ gìn ANTT. Đồng thời phê phán, đấu tranh với những hành vi sai trái, ảnh hưởng xấu đến ANTT, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật trong hoạt động KDDL. Điểm nhấn trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của KVPT là, Tỉnh thực hiện đồng bộ cả ba mặt: phát triển kinh tế (trong đó KTDL là mũi nhọn), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng cơ sở chính trị; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và xây dựng ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Nhờ vậy, đã không ngừng củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN, tăng cường “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc. Trong quá trình thực hiện, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang Tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, nhất là các cơ sở ở địa bàn trọng điểm về QP, AN để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng đời sống văn hóa mới và xây dựng làng, xã vững mạnh về QP, AN. Về xây dựng tiềm lực kinh tế: Trong quá trình triển khai xây dựng KVPT, Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh phát triển KTDL - ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương gắn với xây dựng tiềm lực kinh tế cho KVPT Tỉnh. Chủ trương này được ngành du lịch, cùng các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và triển khai ngay từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch. Công tác quy hoạch phát triển KTDL đều gắn với xây dựng, củng cố, phát triển tiềm lực QP, AN; trong đó, ưu tiên phát triển các dự án có tính lưỡng dụng, vừa góp phần phát triển KT - XH, vừa phục vụ nhiệm vụ QP, AN, bảo đảm có thể chuyển hoạt động từ thời bình sang thời chiến và sẵn sàng động viên khi cần thiết. Việc đầu tư KCHT, CSVCKT du lịch được Tỉnh chú trọng gắn với tăng cường tiềm lực QP, AN và xây dựng KVPT ở địa phương. UBND Tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch lập kế hoạch khảo sát phát triển vùng du lịch (không gian du lịch) gắn với tăng cường QP, AN; ưu tiên 124 phát triển KTDL ở vùng biển - đảo, đặc biệt ở huyện đảo Trường Sa, góp phần hợp pháp hóa quyền lợi về mặt lãnh thổ, chủ quyền ANQG trên biển. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Tỉnh đã từng bước điều chỉnh, bố trí dân cư trên từng địa bàn, nhất là tuyến ven biển, bảo đảm tăng cường thế trận cho KVPT Tỉnh. Xây dựng lực lượng của KVPT, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao: Trên cơ sở những thành tựu phát triển KTDL, hàng năm, ngành du lịch Khánh Hòa đóng góp vào ngân sách của địa phương ngày càng lớn, góp phần bảo đảm tài chính ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương; bổ sung nguồn kinh phí cho quá trình tổ chức, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nếu như năm 2011, Khánh Hòa đầu tư ngân sách hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng công trình phòng thủ, diễn tập, huấn luyện, đào tạo và xây dựng lực lượng vũ trang thì đến năm 2013, Khánh Hòa đã đầu tư khoảng 68 tỷ đồng cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng công trình phòng thủ [Phụ lục 4]. Lực lượng DQTV trên địa bàn Tỉnh cũng thường xuyên được xây dựng và huấn luyện với phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng hợp lý, chất lượng được nâng cao. Nhờ đó, sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu được nâng lên. Hiện nay, tổng số DQTV toàn Tỉnh có 17.668 người, đạt 1,5% so với dân số (tính đến tháng 12/2013, dân số toàn tỉnh Khánh Hòa là 1.181.503 người), trong đó: khối Dân quân xã, phường, thị trấn có 12.668 người, đạt 1,07% so với dân số; khối Tự vệ cơ quan là 5.055 người, đạt 16,39% so với tổng số cán bộ, công nhân viên chức toàn Tỉnh; lực lượng DQTV được tổ chức biên chế thành 03 đại đội, 283 trung đội, 727 tiểu đội, 16 khẩu đội, 1.135 tổ. Tổng số đảng viên trong DQTV là 3.844 người, đạt 21,76% [Phụ lục 5]. 100% xã, phường, thị trấn có chi bộ quân sự, tỷ lệ chi bộ quân sự có cấp ủy đạt 125 75,91%. Bên cạnh đó, cơ quan Quân sự Tỉnh đã tiến hành xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường và thị trấn; thành lập các đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; củng cố lực lượng dân quân huyện đảo Trường Sa và lực lượng dân quân thường trực trong các trung đội dân quân biển tập trung; thường xuyên có kế hoạch huy động, tiếp nhận huấn luyện lực lượng DBĐV ở các huyện, thị xã, thành phố, trong đó đã xây dựng 68/68 đầu mối đơn vị DBĐV, tỷ lệ đảng viên đạt 9,4% [Phụ lục 6]. Việc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV đạt 94,39%; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên đạt 99,5% [Phụ lục 7]. Tỉnh cũng đã đào tạo 100 sỹ quan dự bị từ ngân sách địa phương, chuyển loại 100 quân nhân dự bị hạng 2 lên hạng 1. Chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ giữ chức vụ chỉ huy, quản lý DBĐV theo đúng quy định. Chất lượng công tác tuyển quân được nâng lên, tỷ lệ đảng viên đạt 1,9% [Phụ lục 8]. Từ năm 2010 đến nay, Tỉnh đã chỉ đạo và tổ chức diễn tập KVPT cho 06 huyện, 2 thành phố; mỗi năm chỉ đạo diễn tập chiến đấu cho từ 45 - 50 xã, phường, thị trấn. Năm 2014, Khánh Hòa đã tổ chức diễn tập KVPT Tỉnh đạt kết quả cao, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực vận hành cho cấp ủy, chính quyền các cấp và trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến phòng thủ của các lực lượng vũ trang địa phương. Để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị, trên cơ sở các nguồn kinh phí được cấp, Đảng bộ Công an Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ; kiện toàn sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lý giữa cơ cấu cấp Tỉnh, huyện và cơ sở; tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra ở các huyện, thị xã, thành phố, làm căn cứ để bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, phục vụ cho việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong giai đoạn 2005 - 2010, Công an tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị lãnh đạo Bộ Công an quyết định 126 thành lập 04 đơn vị mới: Công an huyện Cam Lâm, Công an thị trấn Cam Đức, phòng Cảnh sát giao thông đường thủy và phòng Cảnh sát môi trường. Đồng thời, thực hiện việc tách, nhập và thành lập mới các Đội công tác theo mô hình tổ chức mà Bộ Công an đã quy định, phù hợp với cơ cấu tổ chức biên chế và đặc điểm tình hình công tác của từng đơn vị, địa phương. Công an Tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự các địa phương tiến hành tuyển và huấn luyện 460 thanh niên phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an; chuyển chuyên nghiệp cho 253 đồng chí để tăng cường cho các đơn vị trực tiếp chiến đấu [6, tr.10]. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu công tác, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Công an Tỉnh đã triển khai xây dựng, nâng cấp, cải tạo trên 40 công trình lớn nhỏ, với tổng diện tích sử dụng lên đến hàng chục ngàn m2, tổng kinh phí xây dựng là 84,320 tỷ đồng. Trong đó, tập trung xây dựng mới hơn 10.000 m2 trụ sở làm việc, phòng tiếp dân cho các đơn vị, như: Công an các phường, thị trấn; trạm Cảnh sát giao thông; nơi đăng ký quản lý nhân hộ khẩu, đăng ký phương tiện ô tô, xe máy...[6, tr.11]. Về xây dựng thế trận quân sự KVPT Tỉnh: Trên cơ sở Chỉ thị 56/CT-TM, năm 2011 của Bộ Tổng Tham mưu về Quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT, Tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Đề án quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT Tỉnh cho giai đoạn và từng năm. Theo đó, trong giai đoạn đầu, Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thiết yếu, quan trọng, như: Sở Chỉ huy các cấp; trận địa phòng không; công sự chiến đấu ở các đảo (đặc biệt trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa); công trình mang tính lưỡng dụng (đường giao thông ven biển, KCHT du lịch, cảng Cam Ranh, cảng Vân Phong, hệ thống bưu chính viễn thông...) và một số công trình trong KVPT then chốt, căn cứ hậu cần - kỹ thuật đã được phê duyệt. Giai đoạn tiếp theo, Tỉnh sẽ triển khai xây dựng các công trình còn lại theo kế hoạch của Đề án; trong đó, có việc xúc tiến khảo sát các công 127 trình, nhà cao tầng KDDL để lập quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ QP, AN; nghiên cứu quy hoạch xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch ở đồng bằng, tuyến ven biển và trong đô thị, bảo đảm gắn giữa thế trận quân sự an ninh trên biển với thế trận trên bờ trong KVPT Tỉnh. Trong quá trình thực hiện, Tỉnh luôn quán triệt phương châm: cơ bản, hệ thống, liên hoàn, có trọng điểm, có chiều sâu và từng bước vững chắc; gắn xây mới với tích cực cải tạo địa hình, tận dụng các hang động du lịch thiên nhiên để giảm chi phí nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và hoạt động của KVPT Tỉnh trong thời bình và thời chiến. Thứ hai, tình hình ANCT, TTATXH được giữ vững, môi trường du lịch được bảo vệ. Các lực lượng vũ trang của Khánh Hòa đã thực hiện nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu, tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác bảo đảm an toàn các mục tiêu, bảo vệ ANCT, TTATXH trên địa bàn Tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyển quân, công tác diễn tập quân sự; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; xác lập và triệt phá các ổ, nhóm tội phạm, xây dựng môi trường du lịch trong sạch, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của du khách. Tình hình ANTT trên địa bàn Tỉnh cơ bản được giữ vững, ổn định, không để xảy ra phức tạp nghiêm trọng về ANCT. Về đảm bảo ANCT: Năm 2014, lực lượng An ninh địa phương đã chủ động thực hiện tốt công tác dự báo, nắm tình hình, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn hoạt động móc nối của các tổ chức phản động. Lực lượng An ninh đã lập chuyên án đấu tranh với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; vô hiệu hóa hoạt động "Cafe nhân quyền lần 3"; ngăn chặn hoạt động công khai nhóm mạng lưới Blogger Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, lực lượng An ninh địa phương đã triển khai đồng bộ các biện pháp, kịp thời phát hiện, vô hiệu hóa các âm mưu, hành động chống 128 phá, kích động tập trung đông người, biểu tình gây mất ANTT trên địa bàn Tỉnh. Do vậy, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã không xảy ra bất cứ cuộc biểu tình tự phát nào, đảm bảo ANTT, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cho KTDL phát triển. Có thể nói, Khánh Hòa là một trong những Tỉnh trên phạm vi toàn quốc giữ vững được sự ổn định chính trị sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 [9, tr.7]. Về TTATXH: Năm 2012, đã xảy ra 714 vụ phạm pháp hình sự (so năm trước giảm 8,34%), đã điều tra làm rõ 532 vụ (đạt tỷ lệ 74,51%), trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 57/59 vụ (đạt tỷ lệ 96,61%) [101, tr.7]. Năm 2013, đã xảy ra 653 vụ phạm pháp hình sự, so với năm 2012 đã giảm 61 vụ; trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 44 vụ; trộm cắp và cướp giật tài sản xảy ra 496 vụ, chiếm 76% tổng số vụ; đã điều tra làm rõ 471 vụ - bắt 517 đối tượng [102, tr.10]. Năm 2014, đã xảy ra 555 vụ tội phạm hình sự. Trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 50 vụ (chiếm 9,01%); án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng xảy ra 505 vụ (chiếm 90,99%). Nha Trang vẫn là địa phương có số vụ án hình sự xảy ra nhiều so với toàn Tỉnh (336/555 vụ = 60,54%); tội phạm trộm cắp chiếm tỷ lệ cao (292/555 vụ = 52,61%); cướp giật (91/555 = 16,4%). Tội phạm hình sự đã làm chết 22 người, bị thương 15 người; tiền và tài sản khác trị giá khoảng 5 tỷ đồng. So với năm 2013, tội phạm hình sự giảm 15% (555/653) [9, tr.4]. Về trật tự, an toàn giao thông: Năm 2012 đã xảy ra 162 vụ, làm chết 184 người, bị thương 38 người. So với năm 2011, tai nạn giao thông giảm 19 vụ, số người chết giảm 26 người và số người bị thương giảm 36 người. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ giảm 14 vụ, số người chết giảm 21 người, số người bị thương giảm 36 người; tai nạn giao thông đường sắt giảm 04 vụ, giảm 05 người chết, giảm 01 người bị thương; không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy 129 và đua xe trái phép. Năm 2013, xảy ra 131 vụ tai nạn giao thông, làm chết 162 người, bị thương 78 người (so với năm 2012, số vụ tai nạn giảm 31 vụ). Về phòng chống cháy nổ: Năm 2012, trên địa bàn Tỉnh đã xảy ra 43 vụ cháy, chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố, thị xã (chiếm tỷ lệ 56,1%). Hậu quả làm 04 người chết, thiệt hại về tài sản trị giá khoảng 11 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy tăng 18 vụ, tăng 04 người chết và thiệt hại về tài sản tăng khoảng 9,8 tỷ đồng. Năm 2013, đã xảy ra 41 vụ cháy, hậu quả làm chết 01 người, 01 người bị thương, thiệt hại về tài sản trị giá khoảng 5,85 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 02 vụ, giảm 03 người chết, tăng 01 người bị thương. Trong 5 năm (2006 - 2010), lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức 17 đợt cao điểm đảm bảo TTATXH, trong đó tập trung đấu tranh với các loại tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm - góp phần kiềm chế sự gia tăng và từng bước làm giảm hoạt động của một số loại tội phạm. Lực lượng Công an Tỉnh đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại được 1.041 đối tượng truy nã (đạt tỷ lệ 76,2%), trong đó có 245 đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm; đã điều tra làm rõ 2.136/2.915 vụ - bắt 2.995 đối tượng phạm pháp hình sự (đạt 73,27%); 289 vụ phạm tội về ma túy - bắt 470 đối tượng; triệt phá 291 nhóm - bắt 612 đối tượng lưu manh chuyên nghiệp gây án trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản v.v. Đặc biệt, sau khi triệt phá tổ chức tội phạm trong chuyên án 906HL - hơn 70 đối tượng đã bị Tòa án nhân dân Tỉnh xét xử nghiêm minh, đúng với tội danh mà bọn chúng gây ra, đã có tác dụng ngăn chặn, kiềm chế sự hình thành, phát triển của các băng nhóm tội phạm hoạt động mang tính chất bạo lực trên địa bàn Tỉnh. Do thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm TTATXH nên so với 5 năm trước, tội phạm hình sự giảm 391 vụ (11,82%) [40, tr.5]. Năm 2014, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã triển khai 04 đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, trong đó tập trung loại tội phạm trộm cắp, cướp giật, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; tội phạm có tổ 130 chức; tội phạm mua bán người. Thành lập và phát huy hiệu quả mô hình Tổ tuần tra vũ trang phòng, chống tội phạm gồm các lực lượng trinh sát hình sự, ma túy và lực lượng Cảnh sát cơ động, đặc nhiệm. Qua đó, đã đạt được một số kết quả như: điều tra, làm rõ 438/555 vụ tội phạm hình sự (đạt tỷ lệ 78,92%); trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 49/50 vụ (đạt 98%), án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng 389/505 vụ (đạt 77,03%). Thu hồi: 45 xe máy, 36 điện thoại di động, 05 máy ảnh, 14 máy vi tính, 07 chỉ vàng, 150 USD, 1.715 EURO; tiền và tài sản khác trị giá 1.076,74 triệu đồng. Đồng thời, lực lượng Công an địa phương đã bắt và vận động đầu thú 828 đối tượng, trong đó: bắt quả tang 211, bắt khẩn cấp 140, bắt tạm giam 346, bắt và vận động đầu thú 134 đối tượng truy nã. Triệt phá 31 nhóm – 134 đối tượng phạm tội có tính chất băng, nhóm đơn giản; rà soát, thanh loại và lên danh sách 09 nhóm – 122 đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội có tổ chức. Gọi hỏi, giáo dục răn đe 2.345 lượt đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 927 đối tượng gây rối, đánh nhau, cờ bạc, trộm cắp vặt... với số tiền 809, 96 triệu đồng [9, tr.9]. Trong thời gian qua, các lực lượng vũ trang địa phương, mà nòng cốt là lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã tập trung làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, tiến hành ĐTCB đối với hầu hết các địa bàn, mục tiêu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm, nhất là những nơi tập trung đông khách du lịch là người nước ngoài và các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế. Lực lượng An ninh đã tiến hành xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT ở các tuyến, điểm du lịch trọng điểm, các địa bàn, mục tiêu du lịch phức tạp về ANTT; chú trọng công tác bảo vệ ANCT nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp KDDL làm tốt công tác bảo vệ ANCT nội bộ, không để kẻ địch lợi dụng mua chuộc, lôi kéo. Lực lượng Công an địa phương đã trực tiếp tham mưu và tham gia thẩm định các dự án phát triển KTDL, đảm bảo yêu cầu giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn Tỉnh; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của các phần tử xấu, lợi dụng con đường du lịch để phá hoại kinh tế, KDDL trái phép, đầu tư chui, trốn 131 lậu thuế, xâm hại ANQG; tham mưu, hướng dẫn cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xây dựng, bổ sung, sửa đổi các nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc Nghị định 73 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp không có tội phạm, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội v.v. Nhìn chung trong những năm qua, KTDL của Khánh Hòa đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến KDDL ở địa phương. Góp phần không nhỏ vào thành tựu nói trên của ngành du lịch Khánh Hòa là do các lực lượng vũ trang địa phương đã duy trì được môi trường ANCT, TTATXH ổn định, bảo đảm để Khánh Hòa luôn thực sự là điểm đến “văn minh, an toàn và thân thiện” cho mọi du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây. Tóm lại, hàng năm, ngành du lịch Khánh Hòa đã đóng góp vào ngân sách của địa phương ngày càng lớn, góp phần bảo đảm tài chính ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương; bổ sung nguồn kinh phí cho quá trình tổ chức, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương luôn thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác bảo đảm an toàn các mục tiêu, bảo vệ ANCT, TTATXH trên địa bàn Tỉnh, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển KT - XH nói chung, KTDL nói riêng ở Khánh Hòa. 2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Một là, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tương đối tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban ngành, các doanh nghiệp KDDL và nhân dân địa phương về gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Khánh Hòa luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình 132 thức tuyên truyền sát với đặc điểm từng địa bàn, đối tượng. Nhờ đó, chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành ngày càng được nâng cao; công tác giáo dục QP, AN cho toàn dân được tiến hành sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, như: qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch... đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương đối với chủ trương gắn phát triển KT - XH nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Lực lượng Bộ đội, Công an địa phương đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ANDL nên đã tích cực nghiên cứu, nắm vững các văn bản của Chính phủ, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Bộ Công an; Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh về quản lý hoạt động du lịch, từ đó phối hợp triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm ANCT, TTATXH ở địa phương, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển KTDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Hai là, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã xác định việc thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nên đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát việc tổ chức thực hiện gắn kết giữa hai lĩnh vực này trong thực tiễn. Địa phương đã kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức; động viên, giáo dục và tổ chức các cấp, các ngành, các lực lượng phát huy trách nhiệm, tích cực chủ động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tất cả các khâu, từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp, lấy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với cơ quan Công an, Quân sự địa phương làm trung tâm hiệp đồng thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Đồng thời, Tỉnh cũng thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận 133 động các cấp, các ngành, các doanh nghiệp KDDL và cộng đồng dân cư thực hiện tốt nội dung gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Ba là, trong điều kiện HNKTQT và sự chống phá của các thế lực thù địch, các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang ở Khánh Hòa đã kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình để đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Đội ngũ cán bộ các cấp đã thể hiện thái độ, trách nhiệm cao; năng động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các nội dung, hình thức gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Bốn là, lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, nên đã triển khai có hiệu quả các mặt công tác bảo đảm ANDL trong quá trình phát triển KTDL ở Khánh Hòa. Đồng thời, hệ thống các văn bản quy định về quản lý hoạt động du lịch ngày càng được hoàn thiện, do đó là cơ sở và điều kiện quan trọng để các lực lượng vũ trang địa phương vận dụng, thực hiện tốt công tác bảo đảm ANDL trong quá trình phát triển KTDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Một số hạn chế Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chưa tốt, mới chỉ thấy lợi ích về kinh tế, chưa gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở địa phương. Qua thực tế cho thấy, do công tác giáo dục QP, AN chưa sâu rộng nên ở một số nơi, một số tổ chức, có không ít cán bộ, đảng viên còn biểu hiện nhận thức không đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Một bộ phận cơ quan, doanh nghiệp KDDL và người dân còn nhận thức đơn thuần khi cho rằng, các đơn vị KDDL chỉ làm nhiệm vụ kinh tế, còn nhiệm vụ QP, AN là của các lực lượng vũ trang Tỉnh. Có quan điểm còn cho rằng, cứ tập trung phát triển kinh tế mạnh thì QP, AN 134 sẽ mạnh. Điều này dẫn đến trong thực tế, có tổ chức, cá nhân chỉ chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng KTDL, chưa quan tâm đúng mức, hoặc mơ hồ về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang lợi dụng con đường du lịch để tiến hành các hoạt động chống phá, xâm phạm đến ANQG, lợi ích quốc gia dân tộc. Một bộ phận khác, lại có nhận thức quân sự đơn thuần khi cho rằng, hoạt động của lực lượng vũ trang chỉ thuần tuý là hoạt động quân sự, tiêu tốn tiền của mà không thấy hết vai trò của Quân đội, Công an đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số địa phương, ban, ngành, lực lượng vũ trang trực tiếp thực thi gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN còn nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, hình thức gắn kết giữa hai lĩnh vực, dẫn đến trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa thực sự tạo ra sự gắn kết giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Thứ hai, tổ chức, triển khai gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa có những giai đoạn, trên một số địa bàn chưa được chú trọng. Trong thời gian qua, có những thời điểm vì quá quan tâm đến lợi ích kinh tế mà công tác đầu tư cho phát triển KTDL chưa gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Ở những khu vực có ít dự án đầu tư, kinh tế chậm phát triển, dẫn tới khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cho nhân dân và lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn còn bị hạn chế. Tại những nơi kinh tế chậm phát triển, hệ thống KCHT, đặc biệt là hệ thống giao thông còn nhiều yếu kém, dẫn tới việc phục vụ cho phát triển KTDL, QP, AN cũng còn nhiều bất cập. Vì vậy, khi có tình huống chiến tranh xảy ra, khả năng chi viện và ứng cứu của các lực lượng vũ trang sẽ gặp nhiều khó khăn. Sự phát triển yếu kém của vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo so với các trung tâm lớn của Khánh Hòa đã làm cho trình độ dân trí ở nơi đây thấp, dẫn tới khả năng hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bị hạn chế. Do vậy, cư dân ở đây rất dễ bị các phần tử xấu dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo để gây rối 135 chống phá chính quyền. Đây là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây khó khăn cho Đảng, Nhà nước ta trong việc thống nhất ý chí và hành động của toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế ở những địa bàn có vị trí chiến lược về QP, AN kém phát triển, do không được coi trọng ưu tiên đầu tư đã gây cản trở cho việc hoạch định các mục tiêu trong phát triển KT- XH và xây dựng thế trận QP, AN trong KVPT Tỉnh. Ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, do không được ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng đã kéo theo NNL chất lượng thấp, ảnh hưởng không tốt đến quá trình xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV, đáp ứng yêu cầu tăng cường QP, AN ở địa phương. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp KDDL chưa thực sự coi trọng công tác xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV tại doanh nghiệp; thời gian, vật chất đầu tư cho hoạt động của lực lượng này chưa đáng kể; ngân sách đóng góp vào quỹ QP, AN mới dừng lại ở mức theo quy định chung; công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp KDDL trong lĩnh vực QP, AN chưa được chú trọng, mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ nội bộ của mình là chủ yếu. Việc đầu tư các công trình, dự án để khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương phần lớn chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa chú ý đến tính lưỡng dụng của các công trình này. Đây chính là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng con đường đầu tư phát triển KTDL để nắm những điểm cao, những địa thế có lợi, phục vụ cho mục đích thu thập tin tức hoặc tiến hành các hoạt động chống phá, gây rối v.v. Thứ ba, phát triển các loại hình du lịch chưa đa dạng, phong phú, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, có thời điểm chưa gắn với xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh. Thực tiễn phát triển KTDL ở Khánh Hòa trong những năm qua cho thấy, ở địa phương còn thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Hiệu quả KDDL chưa cao; tính chủ động linh hoạt trong KDDL của các doanh nghiệp du lịch có giai đoạn còn hạn chế. Loại hình 136 KDDL chưa phong phú, đa dạng, giá cả cao hơn nhiều nước trong khu vực, dẫn tới khả năng cạnh tranh yếu. Các loại hình KDDL mới ra đời, tuy đã được chú trọng đầu tư phát triển, song còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính. Nhiều khu, điểm du lịch đang được khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được chú trọng đầu tư, tôn tạo. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn cho nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước. Công tác bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử chậm được tiến hành, thiếu kinh phí đầu tư. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch (nhất là ở nước ngoài còn hạn chế), do đó chưa tạo được ấn tượng để thu hút du khách. KCHT, nhất là hạ tầng giao thông chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng. Nhiều tuyến du lịch, do chất lượng đường sá kém đã kéo dài thời gian đi trên đường của du khách, nên làm giảm hứng thú của khách du lịch. Chất lượng phương tiện giao thông, bảo đảm an toàn giao thông cho du khách còn bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót đang là những thách thức đối với quá trình phát triển KTDL ở Khánh Hòa. Bên cạnh đó, trong phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch, có thời điểm chưa gắn với xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh. Điều này được thể hiện trong việc thu hút đầu tư du lịch từ bên ngoài, các nhà đầu tư thường quan tâm đến những nơi có thể mang lại cho họ nhiều lợi nhuận, trong đó có cả những địa bàn quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và QP, AN. Do vậy, trong thời gian qua đã có một số dự án đầu tư KDDL ở gần các công trình quốc phòng bảo vệ bờ biển, nơi có thể kiểm soát, khống chế các cửa sông, luồng lạch ra vào các cảng biển trên địa bàn Tỉnh. Khi các cơ sở này đi vào hoạt động, đã làm cho các công trình phòng thủ bờ biển ở Khánh Hòa phần nào giảm đi ý nghĩa chiến lược về QP, AN. Thứ tư, NNL du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Hiện nay, lực lượng lao động du lịch của Khánh Hòa có trình độ văn hoá và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại 137 ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao; tỷ lệ lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp. Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng của đội ngũ lao động du lịch trong các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sự khác biệt không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn mà còn thể hiện ở ý thức, thái độ làm việc; nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân viên du lịch về vai trò của họ trong bảo vệ ANQG còn hạn chế, do đó sự hợp tác của họ với cơ quan Quân sự, Công an địa phương trong giữ gìn ANCT, ANTT còn chưa tốt v.v. Bên cạnh đó, người lao động du lịch chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà mình đảm nhận, thiếu các kỹ năng mềm liên quan đến công tác phục vụ khách du lịch, như: kiến thức về tâm lý của du khách, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, khả năng xử lý tình huống... Mặt khác, CSVCKT của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu, ít các cơ sở thực hành. Các cơ sở đào tạo chưa có chương trình, giáo trình thống nhất phục vụ cho công tác giảng dạy; chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên không đồng đều; còn có khoảng cách khá xa giữa kiến thức trang bị cho người học với yêu cầu của công việc tại các doanh nghiệp KDDL. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa họ vào sử dụng. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NNL du lịch còn mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, năng lực hạn chế nên hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp. Các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch còn thiếu; chưa ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện chưa tốt các văn bản hướng dẫn về chủ trương xã hội hóa đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch Khánh Hòa chưa tận dụng được số quân nhân trong Quân đội và Công an khi hết nghĩa vụ quân sự và con em các dân tộc miền núi nơi có tài nguyên du lịch đang được khai thác, gây khó khăn cho công tác xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV trong ngành du lịch. Thứ năm, tình hình ANCT, TTATXH có lúc, có nơi còn chưa tốt. Sự 138 phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập, trùng dẫm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề liên quan đến ANCT, TTATXH. Do hoàn cảnh lịch sử, ở Khánh Hòa có số ngụy quân, ngụy quyền, số đối tượng đã từng cộng tác với chế độ cũ còn lại khá đông. Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ở Khánh Hòa còn nhiều ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ. Đến nay, đa số các đối tượng này đã ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước [61]. Song, vẫn còn một bộ phận chưa chịu hòa nhập với cuộc sống mới, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ và quay trở lại của Mỹ, khi có điều kiện sẽ sẵn sàng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng. Đây chính là những cơ sở xã hội mà các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ triệt để lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Do vậy, chúng tìm mọi cách móc nối với những cơ sở xã hội này, thông qua du lịch là con đường ngắn nhất, công khai và cũng thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm trên địa bàn Tỉnh vẫn còn phức tạp, có loại giảm, có loại tăng, nhưng nhìn chung vẫn trong xu thế tăng. Tình trạng bán hàng rong, chèo kéo du khách hay trộm cắp, cướp giật, mất an toàn đối với du khách vẫn còn tồn tại. Trong đó, số vụ cướp giật, trộm cắp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ phạm pháp hình sự (thường là các vụ cướp giật xảy ra đối với người nước ngoài đến du lịch tại Khánh Hòa), gây bức xúc trong nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước. Trong năm 2012, đã xảy ra 409 vụ trộm cắp và 102 vụ cướp giật. Năm 2013, đã xảy ra 653 vụ phạm pháp hình sự, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 44 vụ; trộm cắp và cướp giật tài sản xảy ra 496 vụ, chiếm 76% tổng số vụ [100, tr.10]. Ngoài ra, liên quan đến ANDL còn có các vụ gây rối, gây thương tích cho người nước ngoài, thái độ phục vụ không tốt của 139 người lao động du lịch; đã xuất hiện một số hành vi lừa đảo để rút tiền qua các giấy tờ giả như thẻ ATM, Visacard, Đô la giả... Lực lượng duy trì ANTT còn bộc lộ nhiều yếu kém. Biểu hiện rõ nhất là việc giám sát thời gian hoạt động của các dịch vụ du lịch phục vụ du khách, như: karaoke, mát xa, bán hàng... vượt quá thời gian quy định hiện hành. Qua thực tế kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, hiện có nhiều nhà hàng, khách sạn có dấu hiệu hoặc hoạt động mại dâm dưới các vỏ bọc khác nhau nhưng chưa có biện pháp kiên quyết để hạn chế hoạt động này. Một bộ phận không nhỏ cán bộ Công an cơ sở (phường, xã) đã có hành vi bao che, tiếp tay cho các hoạt động trái pháp luật, như: ma túy, mại dâm, buôn lậu, sử dụng giấy tờ bất hợp pháp... Công tác nắm các đối tượng tạm trú trên địa bàn còn lỏng lẻo nhất là ở thành phố Nha Trang, Cam Ranh. Ở những khu vực có nhiều khu, điểm du lịch có quy mô lớn, lực lượng chuyên trách giữ gìn ANTT còn mỏng, cho nên xảy ra nhiều hiện tượng như du khách bị cướp giật tư trang, tư thương lợi dụng những kẽ hở bán những loại hàng không phù hợp, làm mất đi lòng tin và thiện cảm của du khách - nhất là du khách nước ngoài. Công tác giữ gìn ANTT có khi còn bị lạm dụng vì mục đích riêng hoặc lợi ích kinh tế của một số cá nhân khi được giao trọng trách này. Biểu hiện, một số cán bộ khi được giao nhiệm vụ đã can thiệp quá sâu dẫn đến cản trở các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch hoặc vì lợi ích trước mắt mà nhiều doanh nghiệp du lịch có hành vi bao che cho các hoạt động trái pháp luật của du khách. Trên cơ sở quy chế phối hợp giữa các lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCT, TTATXH trên địa bàn Tỉnh trong tình hình mới (UBND Tỉnh ban hành năm 2006), lực lượng Công an Tỉnh đã thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự và BĐBP Tỉnh trong việc trao đổi thông tin và kiểm tra thông tin liên quan đến tình hình ANQG tại các địa bàn do quân sự, biên phòng quản lý, nhất là những địa bàn 140 có tổ chức hoạt động du lịch (tuyến biển, các đảo ven bờ có hoạt động KDDL); phối hợp trong công tác vận động quần chúng, nâng cao ý thức của người dân trong phát hiện, phòng ngừa các hoạt động xâm phạm ANQG của người nước ngoài du lịch tại những địa bàn này. Tuy nhiên, quá trình phối hợp cũng cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, trùng dẫm giữa hai lực lượng Công an và BĐBP. Theo Nghị định 161/2003/NĐ-CP, khu vực biên giới biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển đến hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Lực lượng BĐBP cũng làm công tác ĐTCB, vận động quần chúng, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên biệt như lực lượng Công an, cho nên cùng một địa bàn có hai lực lượng tiến hành các hoạt động về mặt nghiệp vụ giống nhau. Chính sự trùng dẫm này dẫn đến lực lượng Công an vẫn chưa xây dựng được các kế hoạch đảm bảo an ninh tuyến biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế Những hạn chế trong quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tựu trung có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Các hoạt động tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; tranh chấp ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa nước ta đang diễn ra quyết liệt. Bên cạnh đó, một số tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển nước ta đánh bắt trộm hải sản, buôn bán trái phép... đã tác động tiêu cực đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng, làm ảnh hưởng đến lượng khách, môi trường, nhịp độ tăng trưởng, tình hình ANCT và TTATXH ở địa phương v.v. Hai là, chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban ngành, các doanh nghiệp 141 KDDL và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế. Công tác giáo dục QP, AN chưa chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền sát với đặc điểm từng địa bàn, đối tượng. Do đó, ở một số cơ quan, ban, ngành còn có biểu hiện chủ quan, xem nhẹ hoặc thiếu chủ động gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trong quy hoạch, kế hoạch và triển khai các dự án phát triển KTDL. Nhiều địa phương trên địa bàn Tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển KTDL chưa gắn với kế hoạch xây dựng thế trận QP, AN. Điều này gây khó khăn cho lực lượng Công an địa phương trong nghiên cứu, nắm tình hình, xây dựng các kế hoạch bảo đảm ANDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ba là, cơ chế lãnh đạo, quản lý về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn nhiều vấn đề bất cập. Việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL; thể hiện trong từng chương trình, dự án phát triển KTDL và phải được sự thẩm định, nhất trí của cơ quan Quân sự, Công an địa phương trước khi trình cấp trên phê duyệt. Song trên thực tế, chưa có quy định cụ thể trong thủ tục hành chính phê duyệt dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL. Vì vậy, có những dự án ảnh hưởng nhiều đến QP, AN vẫn được triển khai trên thực tế. Cơ chế, chính sách, nhất là xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương chưa được bổ sung kịp thời. Do đó, khi có các vụ việc xảy ra, việc xử lý còn lúng túng, bị động, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân, dẫn đến không phát huy được trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Bốn là, NNL du lịch không theo kịp tốc độ phát triển của ngành và công tác đào tạo, bồi dưỡng về ANDL cho NNL du lịch còn hạn chế. 142 Thời gian qua, ngành du lịch Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng nhanh, khiến cho các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng này không theo kịp; trong khi đó, NNL du lịch đòi hỏi phải có điều kiện và thời gian nhất định để phát triển, nên đã không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành. Sự tăng trưởng nhanh khiến cho cầu về NNL du lịch tăng cao, trong khi khả năng đáp ứng của thị trường lao động du lịch còn hạn chế. Nhìn vào Bảng 2.4 có thể thấy, đến năm 2015, Khánh Hòa cần 23.200 lao động du lịch trực tiếp; trong khi đó, tính đến hết năm 2010, mới chỉ có 14.168 lao động du lịch trực tiếp tham gia vào KDDL. Điều này đòi hỏi Khánh Hòa cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thu hút NNL du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển KTDL của địa phương. Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu lao động du lịch của Khánh Hòa Đơn vị: Người Loại lao động 2010 2015 2020 Lao động du lịch trực tiếp 13.450 23.200 45.550 Lao động du lịch gián tiếp 24.220 46.410 91.110 Tổng cộng 37.670 69.610 136.660 Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tr.27. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng về ANDL cho lao động du lịch còn nhiều hạn chế. Hầu hết lao động du lịch chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ANDL, nên nhận thức của họ về công tác đảm bảo an ninh trong hoạt động KDDL chưa đầy đủ, còn mơ hồ, chủ yếu lo hoạt động kinh doanh, chạy theo lợi nhuận, ít quan tâm đến công tác bảo vệ ANCT, TTATXH. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL du lịch còn nhiều bất cập, thiếu bộ phận chuyên trách về công tác phát triển NNL du lịch; chưa xây dựng được chiến lược và các chính sách phát triển NNL du lịch; hệ thống các văn bản về phát triển NNL du lịch còn thiếu đồng bộ v.v. 143 Năm là, sự phối hợp giữa cơ quan Công an địa phương với các lực lượng có liên quan trong gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN còn nhiều hạn chế, nhất là với các doanh nghiệp KDDL. Do tác động của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp du lịch thường chạy theo lợi nhuận, ít quan tâm đến đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, nên việc phối hợp trao đổi thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cho lực lượng Công an còn hạn chế, gây khó khăn cho việc phát hiện các vấn đề liên quan đến ANQG trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp du lịch. Trong thực tế, có tình trạng một số doanh nghiệp du lịch không triển khai Chỉ thị, Nghị quyết về đảm bảo ANDL, do dó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác nắm tình hình và triển khai các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng An ninh chuyên trách. Bên cạnh đó, một số tuyến, điểm du lịch chưa được khảo sát, quy hoạch đã đưa vào khai thác dẫn đến tình trạng các sản phẩm du lịch này manh mún, môi trường ANTT phức tạp, các lực lượng gặp khó khăn và bị động khi triển khai công tác đảm bảo ANTT. Mặt khác, KTDL phát triển nhanh, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa ngày càng tăng và mặt trái của kinh tế thị trường tác động đã làm cho tình hình ANTT có nơi, có lúc trở nên phức tạp. Đồng thời, hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực thúc đẩy KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. 2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 2.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tăng cường QP, AN với những hạn chế nhất định trong nhận thức của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế về vị trí, vai trò của KTDL và sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ hai lĩnh vực này ở địa phương Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình phát triển KTDL tới QP, AN, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhất là các chủ thể KDDL về vị trí, vai trò của KTDL trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp cho họ thấy được sự cần thiết phải gắn chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN trong quá trình đẩy mạnh phát triển KTDL. Thực tế cho thấy, nhận thức về 144 những vấn đề trên trong các tầng lớp nhân dân ở Khánh Hòa thời gian qua còn nhiều hạn chế. Do đó, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền về vị trí, vai trò của KTDL và sự cần thiết phải gắn kết hai lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là một trong những biện pháp thiết thực hướng tới khắc phục mâu thuẫn và góp phần tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. 2.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương với thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đối với mỗi lĩnh vực còn nhiều hạn chế Phát triển KTDL và tăng cường QP, AN là những lĩnh vực hoạt động tuân theo những quy luật riêng. Tuy nhiên, để gắn kết giữa chúng với nhau không những đòi hỏi cần phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ, mà quan trọng hơn là phải có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan chủ quản. Những cơ quan này phải thực sự là cánh tay đắc lực, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đối với từng lĩnh vực; bảo đảm cho sự phát triển của mỗi lĩnh vực không kìm hãm, cản trở lẫn nhau; ngược lại, còn tạo điều kiện, tiền đề cho nhau cùng phát triển. Trong những năm qua, việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc phối hợp, hiệp đồng trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch giữa hai lĩnh vực còn chưa thật sự nhịp nhàng và gắn kết chặt chẽ. Có những công trình, dự án phát triển KTDL chưa thể hiện được chủ trương gắn kinh tế với QP, AN, có khi chỉ đơn thuần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, vừa gây lãng phí về các nguồn lực, vừa ảnh hưởng tới thế trận QP, AN trong KVPT Tỉnh. 2.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần có NNL du lịch chất lượng cao để đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa với thực trạng NNL du lịch còn hạn chế nhiều mặt Chất lượng NNL là nhân tố quyết định bảo đảm cho KTDL phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, cũng là một yếu tố trọng yếu, cơ bản 145 nhất của quá trình tăng cường QP, AN, đặc biệt là trong bối cảnh mở cửa, HNKTQT. Chất lượng NNL du lịch được nâng lên, không chỉ trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, mà còn góp phần quan trọng vào việc tạo nên thế trận QP, AN trong KVPT Tỉnh vững mạnh. Tuy nhiên hiện nay, trong lĩnh vực du lịch của Khánh Hòa cho thấy, chất lượng NNL đang còn nhiều vấn đề cần được chú trọng, cả về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của người lao động du lịch. Sự hạn chế đó vừa tạo ra những rào cản vô hình trong tiếp nhận công nghệ mới để phát triển KTDL, vừa gây ra những khó khăn nhất định trong phối hợp, hiệp đồng tác chiến bảo vệ KVPT Tỉnh. Vì vậy, yêu cầu cấp bách và lâu dài đối với Khánh Hòa là phải tạo ra NNL chất lượng cao, vừa đáp ứng yêu cầu khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển - đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. 2.3.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN với sự phối hợp chưa chặt chẽ, kịp thời của các chủ thể thực hiện sự gắn kết Việc phối hợp giữa các chủ thể thực hiện gắn kết hai lĩnh vực là một trong các hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Việc thực hiện sự gắn kết được phân công cho nhiều cơ quan, ban, ngành, song việc phân công trách nhiệm đến đâu trên thực tế chưa rõ, nhất là vấn đề giao thẩm quyền về trách nhiệm và quyền hạn trong thẩm định các Chương trình, Dự án cho cơ quan Quân sự, Công an địa phương. Sự bất cập này nhiều khi tạo sự lúng túng, bị động trong quản lý nhà nước về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành quy chế, cơ chế phối hợp, nhất là các văn bản pháp quy, các chính sách, trong quản lý, giám sát hoạt động phối hợp. Đồng thời, cần đổi mới 146 nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. 147 Kết luận chương 2 Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có vị trí chiến lược cả về kinh tế và QP, AN, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển KTDL. Trong những năm qua, KTDL của Tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Trong quá trình phát triển KTDL, Khánh Hòa luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn; mà theo đó, phát triển KTDL trực tiếp góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, kỹ thuật cho tăng cường QP, AN và xây dựng KVPT Tỉnh ngày càng vững chắc; mặt khác, QP, AN được tăng cường sẽ tạo môi trường thuận lợi để KTDL trên địa bàn phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thời gian qua, quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa cũng còn nhiều hạn chế cần được tiếp tục giải quyết, như: nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở địa phương còn chưa tốt; phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có thời điểm còn chưa gắn với xây dựng KVPT Tỉnh; NNL du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương; tình hình ANCT, TTATXH có lúc, có nơi còn chưa tốt; sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong quá trình gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập, trùng dẫm... Do vậy, để nâng cao hơn sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa, cần có phương hướng và giải pháp cơ bản có tính khả thi trong thời gian tới. 148 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 3.1.1. Thực hiện gắn trong mọi quá trình phát triển kinh tế du lịch và tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm mỗi bước phát triển kinh tế du lịch gắn liền với tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương Thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN là vấn đề mang tính quy luật, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Có gắn chặt chẽ hai lĩnh vực mới khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển KTDL theo hướng hiện đại, bền vững. Đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh của nó trong xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Để thực hiện có hiệu quả việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa, cần nắm vững và quán triệt một số vấn đề sau: Thứ nhất, phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa phải góp phần tạo nên và giữ vững ổn định về mọi mặt ở địa phương, bảo đảm cho KTDL phát triển nhanh và bền vững, phát huy được vai trò của nó đối với quá trình tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thứ hai, quá trình thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa cần quán triệt quan điểm toàn diện, cơ bản, lâu dài. Theo đó, cần thực hiện gắn kết hai lĩnh vực trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương; tập trung có trọng tâm, trọng điểm và quan tâm đến những vùng, địa bàn chiến lược; có kế 149 hoạch, phương án ứng phó kịp thời với các tình huống bất trắc xảy ra. Lực lượng thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Thứ ba, phương thức gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa cần được thực hiện theo vùng lãnh thổ du lịch và theo các hoạt động KDDL. Gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển vùng du lịch với xây dựng KVPT Tỉnh, nhằm góp phần tạo ra tiềm lực và thế trận QP, AN ở Khánh Hòa vững mạnh; tạo nên thế bố trí và phân bổ hợp lý các nguồn lực cho quá trình phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Tính hợp lý của sự gắn kết giữa hai lĩnh vực được thể hiện khi KTDL phát triển ổn định, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu tăng cường QP, AN ở địa phương. Thứ tư, nội dung gắn kết cần được thực hiện ở tất cả các hoạt động phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Trong đó, cần chú ý thực hiện gắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động du lịch; trong phân bố dân cư và xây dựng KCHT du lịch nhằm vừa khai thác được lợi thế, tiềm năng phát triển KTDL, vừa tạo nên thế trận QP, AN vững mạnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thứ năm, để thực hiện các nội dung trên, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hiệu quả thực tế của sự gắn kết giữa hai lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự vận động phát triển của thực tiễn. Các cơ quan chức năng cần nêu cao tính chủ động, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL gắn với các nội dung tăng cường QP, AN ở địa phương. Bên cạnh đó, cần tiến hành tốt công tác giáo dục QP, AN cho các tầng lớp nhân dân, nhất là việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho cán bộ chủ trì, cán bộ chuyên trách ở các cấp. Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cần linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Trên cơ sở đó, 150 phát huy tính năng động, sáng tạo của các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN là một vấn đề lớn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển ổn định, bền vững của Khánh Hòa. Nó là sự cụ thể hóa trên thực tế việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Do vậy, các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế cần thực hiện tốt các vấn đề nêu trên. 3.1.2. Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ rõ, mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại khách quan, có mối liên hệ phổ biến; vận động và phát triển trong không gian, thời gian nhất định. Vì thế, phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa tất yếu phải được xem xét và đặt trong mối quan hệ với những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó. Trong điều kiện hiện nay, phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chịu sự ảnh hưởng và bị chi phối rất lớn từ mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình HNKTQT. Sự ảnh hưởng, chi phối đó đòi hỏi quá trình phát triển KTDL cần quán triệt các yêu cầu sau: Một là, phát triển KTDL trong nền kinh tế thị trường phải theo hướng bền vững, giải quyết tốt các mối quan hệ về lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, QP, AN trong quá trình phát triển. Định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người 151 vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo và từng bước có cuộc sống khá hơn. Vì vậy, phát triển KTDL phải hướng tới không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương, tạo sự chuyển biến ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo, nơi mà đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; tạo nền tảng KT - XH vững chắc, góp phần xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN trong KVPT Tỉnh vững mạnh. Trong những năm tới, cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KTDL, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đồng thời, phát triển KTDL phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm, phân bố lại lực lượng lao động, nâng cao thu nhập và trình độ dân trí của cư dân địa phương. Từng bước phát triển đồng bộ KCHT du lịch theo hướng lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Trong quá trình phát triển KTDL, cần coi trọng việc nghiên cứu và chuyển giao KH - CN tiên tiến; nâng cao chất lượng NNL du lịch; chú ý đến sự phát triển đồng đều giữa các vùng du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn thể cư dân địa phương. Nghĩa là, phát triển KTDL phải giải quyết hài hòa các mục tiêu: phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường sinh thái và được gắn chặt chẽ với các nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Hai là, phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa phải dựa trên cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu tăng cường QP, AN của địa phương. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất, KDDL và các hoạt động gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN phải phù hợp với cơ chế này. Đối với các chủ thể KDDL phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu. Hoạt 152 động KDDL phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường du lịch; đồng thời, phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL của địa phương để xác định kế hoạch kinh doanh. Các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế được tự do lựa chọn, quyết định lĩnh vực kinh doanh, tự hoạch toán kinh tế, cạnh tranh bình đẳng tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế cũng phải thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Điều đó cũng có nghĩa là, chính quyền địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý cho các chủ thể KDDL thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trong từng bước, từng khâu, từng nội dung của cả hai lĩnh vực. Ba là, phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa phải đặt trong bối cảnh HNKTQT. HNKTQT đem lại những thời cơ để khai thác các nguồn lực nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong KTDL, nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi quá trình phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương phải cân nhắc đến những yếu tố này. Khi tham gia hội nhập, quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch không chỉ tính đến nhu cầu du lịch trong nước, mà phải mở rộng ra nước ngoài. Đồng thời, phải tính tới khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trong khu vực và trên thế giới. Nghĩa là, nó đòi hỏi KTDL phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng KH - CN hiện đại để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, có giá trị gia tăng cao, thích ứng với sự cạnh tranh của thị trường du lịch trong và ngoài nước. Để đáp ứng các yêu cầu trên, quá trình phát triển KTDL cần chú ý một số vấn đề, như: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nhu cầu thị trường du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đầu tư, ứng dụng thành tựu KH - CN để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước; nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động du lịch; có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với người KDDL; hình 153 thành hệ thống kiểm tra, giám sát các hoạt động KDDL để ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong KDDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 3.1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa là trách nhiệm của toàn dân, trước hết là của hệ thống chính trị ở địa phương Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng đã chứng minh, một khi quần chúng nhân dân được giác ngộ, tham gia tích cực, tự giác vào thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng, sự nghiệp cách mạng đó ắt thành công. Nếu nhân dân không được giác ngộ, lợi ích của họ không được bảo đảm, sẽ không có sự đoàn kết thống nhất, sự nghiệp cách mạng sẽ thất bại. Trong những năm gần đây, KTDL trở ngành kinh tế mũi nhọn ở Khánh Hòa, nó góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, hạn chế thất nghiệp... Nó không những tạo ra lực lượng sản xuất mới dựa trên sự phát triển của KH - CN hiện đại, mà còn tạo ra sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế trong KTDL đều bình đẳng trước pháp luật, mỗi thành phần kinh tế đều có tiềm năng, thế mạnh riêng và đóng một vai trò nhất định đối với quá trình phát triển KTDL ở địa phương. Việc phát huy vai trò của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế và toàn bộ hệ thống chính trị vào quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa cần quán triệt các yêu cầu sau: Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN. Chỉ có trên cơ sở mọi công dân nhận thức đầy đủ, thông suốt về nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì cộng đồng dân cư địa phương cũng như lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở Khánh Hòa mới tích cực, tự giác tham gia vào sự nghiệp tăng cường QP, AN, xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh. 154 Thứ hai, cần làm cho nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, trong đó có mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Thông qua đó, giúp cho các tầng lớp nhân dân dù hoạt động trong thành phần kinh tế nào cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác; thấy được nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ riêng có của lực lượng vũ trang mà là trách nhiệm của toàn dân. Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm và phát huy vai trò của từng thành viên trong hệ thống chính trị đối với quá trình phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Trước hết, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần thường xuyên tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển KTDL đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định trong Nghị quyết, Chương trình phát triển KT - XH ở địa phương. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa bàn ở Khánh Hòa. Chính quyền các cấp, từ Tỉnh đến các địa phương có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch phát triển KTDL và cơ chế, chính sách bảo đảm gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trên từng địa bàn, lãnh thổ. Các cơ quan chức năng làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo phát triển KTDL gắn với xây dựng thế trận QP, AN ở Khánh Hòa. Các ban ngành, đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tầng lớp dân cư tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANCT, TTATXH; xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 3.2.1. Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong thực hiện gắn 155 phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa Để đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa, trước hết cần phải nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Nếu nhận thức không đầy đủ sẽ dẫn đến khuynh hướng hoặc quá coi trọng lợi ích kinh tế, phát triển KTDL bằng bất cứ giá nào, xem nhẹ lợi ích QP, AN, mở cửa hội nhập không gắn với bảo vệ sẽ làm cho KTDL phát triển không bền vững, thậm chí vận động lệch lạc, bị phá hoại vì thiếu khả năng được bảo vệ và khả năng tự bảo vệ; hoặc ngược lại, quá nhấn mạnh đến tăng cường QP, AN, coi nhẹ phát triển KTDL sẽ dẫn đến thui chột các động lực phát triển kinh tế. Cả hai khuynh hướng trên đều không phù hợp trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình HNKTQT ngày càng sâu rộng. Do vậy, quá trình gắn kết hai lĩnh vực phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của từng lĩnh vực, không được tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ bất cứ mặt nào trong mối quan hệ biện chứng giữa KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương. Để tạo được sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa, cần chú trọng thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau: Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương phù hợp với từng đối tượng. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng tác động đến việc khai thác, phát huy các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Việc bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trách nhiệm này rất quan trọng, nên phải xác định yêu cầu, nội dung cụ thể, thiết thực đối với từng đối tượng. Trước hết, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục kiến thức QP, AN cho các đối tượng với nội dung và hình thức phù hợp, làm cho mọi người 156 hiểu được âm mưu thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nắm được tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ANQG, xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới; nắm được những nội dung xây dựng nền QPTD, ANND, xây dựng KVPT Tỉnh... Trên cơ sở đó, làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương; làm cho mọi tầng lớp nhân dân luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, tỉnh táo đề phòng với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, tạo sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, cần lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận về tư tưởng cho quần chúng nhân dân trong phối hợp, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đối với các cơ quan, ban, ngành làm nhiệm vụ chỉ đạo phát triển KTDL, cần nhận thức và nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết về phát triển KTDL của Tỉnh; Kế hoạch, Văn kiện sẵn sàng chiến đấu, duy trì TTATXH của cơ quan Quân sự, Công an địa phương để làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL trên địa bàn Tỉnh. Đối với các doanh nghiệp KDDL, cần nắm vững nội dung, yêu cầu gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương; tránh nhận thức sai lệch, chỉ coi trọng lợi nhuận kinh tế đơn thuần, không chú ý đến yêu cầu gắn phát triển KTDL với nhiệm vụ tăng cường QP, AN; có tư tưởng đồng thuận trong nghĩa vụ đóng góp kinh tế cho nhiệm vụ tăng cường QP, AN, xây dựng KVPT Tỉnh. Đối với các lực lượng vũ trang Khánh Hòa, cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ gắn phát triển 157 KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Trên cơ sở đó, làm tốt chức năng bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển KTDL. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp thẩm định, phản biện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KTDL, đảm bảo yêu cầu gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Đặc biệt, công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN phải hướng vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ trì ở địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ ở các cơ quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL và tăng cường QP, AN. Trên cơ sở nhận thức đúng, đội ngũ cán bộ các cấp không chỉ giỏi về lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu nhiệm vụ phát triển KTDL mà còn biết làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Hai là, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục tại từng cơ quan, đơn vị với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm nâng cao được cả về lý luận và thực tiễn sát với cương vị và môi trường công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng, giáo dục cần có sự vận dụng linh hoạt đa dạng, phong phú. Trong đó, cần coi trọng lồng ghép các hình thức giáo dục qua trường lớp (đưa nội dung kết hợp kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với QP, AN trong chương trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành ở Trường Chính trị của địa phương); giáo dục theo chương trình, kế hoạch hoặc theo yêu cầu đột xuất; giáo dục thông qua các hoạt động diễn đàn, thi tìm hiểu truyền thống, công tác dã ngoại, giao lưu kết nghĩa, tham quan, văn hóa văn nghệ v.v. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn, như: doanh nhân du lịch hướng về biển - đảo; các phong trào "xóa đói, giảm nghèo", "đền ơn, đáp nghĩa"; "xây dựng nếp sống văn minh", bài trừ các tệ nạn và tiêu cực xã hội... để nhằm biến quá trình giáo dục thành quá 158 trình tự giáo dục, rèn luyện của từng cá nhân, đơn vị. Đặc biệt, công tác giáo dục, tuyên truyền phải được xác định là nhiệm vụ bắt buộc trên cơ sở được pháp quy hóa, được lập và phê duyệt kế hoạch và được quản lý, kiểm tra, đánh giá có hệ thống trong kế hoạch công tác thường kỳ của mỗi tổ chức, đơn vị. Kết quả học tập, bồi dưỡng phải là một tiêu chí không thể thiếu trong bổ nhiệm, đề bạt đối với đội ngũ cán bộ các cấp. Ba là, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng lệch lạc, các quan điểm sai trái. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chủ động hội nhập quốc tế, biên giới ngày càng “mở hơn”, điều đó làm xuất hiện nhiều nhận thức lệch lạc, những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền biển - đảo. Đồng thời, cũng sẽ xuất hiện tư tưởng cơ hội, thực dụng ở một bộ phận cán bộ trong lãnh đạo quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Do đó, việc kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện và hành động sai trái nói trên là đòi hỏi cấp thiết, là biện pháp tích cực để tăng cường QP, AN ở địa phương. Tuy nhiên, muốn đấu tranh phòng, chống hiệu quả các tư tưởng lệch lạc, các quan điểm sai trái thì vấn đề trước tiên cần thực hiện đúng các định hướng, nguyên tắc trong quá trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh chống mọi ý đồ lợi dụng hội nhập để gây sức ép về kinh tế, can thiệp về chính trị, văn hóa, an ninh trên địa bàn Tỉnh. Trong quá trình HNKTQT, cần kiên định nguyên tắc độc lập, chủ quyền, giữ vững định hướng XHCN, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hy sinh các lợi ích chính trị, QP, AN của quốc gia. Phải kết hợp tốt giữa kiên định về nguyên tắc chiến lược với mềm dẻo về sách lược trong hợp tác KDDL với nước ngoài; kết hợp tốt giữa đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, đấu tranh QP, AN, nêu cao thiện chí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Cần nghiêm trị những cá nhân, tổ chức có hành động làm tổn hại tới QP, AN ở địa phương. 159 Bốn là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác tuyên truyền, giáo dục. Cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng của mình, từ đó thường xuyên có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức; động viên, giáo dục các cấp, các ngành, các lực lượng phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động thực hiện sự gắn kết theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Chỉ đạo làm tốt tất cả các khâu, từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương, lấy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với cơ quan Quân sự, Công an, BĐBP Tỉnh làm trung tâm hiệp đồng. Đồng thời, luôn bám sát thực tiễn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc kiểm tra, kịp thời khen thưởng và xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm. Năm là, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục phải được lựa chọn kỹ, có phẩm chất, năng lực, trình độ hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức sâu rộng về kinh tế, xã hội, QP, AN và kiến thức về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN; có phương pháp, kinh nghiệm vận động quần chúng tốt. Theo đó, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm của từng cấp ủy, người chủ trì trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 3.2.2. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa Đây là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa cấp bách và lâu dài đối với quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. Thông qua công tác quy hoạch để thực hiện quản lý vĩ mô đối với KTDL, đồng thời phát huy được các tiềm năng, lợi thế để phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN, xây dựng KVPT Tỉnh vững chắc. 160 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chính là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về kết hợp kinh tế với QP, AN trong lĩnh vực hoạt động KDDL. Thực tiễn phát triển KTDL ở Khánh Hòa cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển KTDL còn bộc lộ khuynh hướng tự phát, manh mún, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên du lịch v.v. Những vấn đề này không những làm giảm nhịp độ tăng trưởng, mà còn làm cho tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Đặc biệt, khi có tình huống chiến tranh xảy ra, khả năng đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân sự sẽ bị hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự yếu kém trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL. Do vậy trong thời gian tới, công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phải dựa trên tiềm năng phát triển KTDL; vị trí địa kinh tế, chính trị, QP, AN của địa phương để xây dựng các phương án phát triển KTDL một cách bền vững gắn với tăng cường khả năng phòng thủ biển - đảo của Tổ quốc. Để có được quy hoạch, kế hoạch chất lượng cao, trước hết cần phải hoàn chỉnh việc điều tra, đánh giá về tiềm năng, lợi thế về du lịch của Khánh Hòa; phân tích đánh giá đúng thực trạng phát triển KTDL của Tỉnh, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy triệt để những lợi thế so sánh về du lịch của địa phương. Cần tính đến yêu cầu của việc xây dựng và tổ chức bố trí lực lượng trên các hướng, mũi, địa bàn chiến lược, góp phần tạo nên thế trận phòng thủ liên hoàn bờ - biển - đảo vững chắc. Việc quy hoạch phát triển KTDL phải gắn với điều chỉnh quy hoạch các khu dân cư ven biển, hải đảo; di dân ra sinh sống ổn định, lâu dài tại các tuyến đảo để tạo ra lực lượng tại chỗ, vừa khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch, vừa góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong thời gian tới, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTDL gắn với tăng 161 cường QP, AN ở Khánh Hòa cần chú trọng các nội dung như sau: Một là, quy hoạch tổng thể về thế trận QP, AN cần đi trước một bước, làm cơ sở để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển KT - XH nói chung, KTDL nói riêng. Thế trận QP, AN của Tỉnh sẽ không ổn định nếu thiếu một quy hoạch cơ bản, lâu dài. Do đó, quy hoạch thế trận QP, AN, nhất là trong bối cảnh HNKTQT cần được tiến hành theo “tư duy mở”, tức là có nhiều phương án cơ động, linh hoạt, sắp xếp, bố trí một cách hợp lý tất cả các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư KDDL trên địa bàn Tỉnh. Quy hoạch tổng thể phải bảo đảm đồng bộ theo từng phân ngành, trên từng vùng và từng hướng chiến lược; đồng thời, phải thực sự khách quan, chống quan điểm hội nhập bằng mọi giá, coi nhẹ QP, AN hoặc quá nhấn mạnh đến QP, AN mà bỏ lỡ cơ hội phát triển KTDL ở địa phương. Trong xây dựng quy hoạch, khó khăn cần giải quyết là việc tổ chức, bố trí các cơ sở KDDL sao cho hài hòa giữa lợi ích chung và riêng. Bên cạnh những quyền lợi được hưởng, các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh phải có nghĩa vụ điều chỉnh lợi ích vì sự nghiệp chung. Giải quyết tốt quan hệ đó là cơ sở để điều chỉnh, bố trí thế trận QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra, việc bổ sung, điều chỉnh thế trận QP, AN ở địa phương cần chú ý xem xét kỹ các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài. Vị trí bố trí dự án phải tạo điều kiện thuận lợi cho KTDL phát triển, nhưng không ảnh hưởng đến thế trận phòng thủ lâu dài của địa phương, Quân khu 5 và cả nước. Hai là, quy hoạch lại cơ cấu nghề nghiệp và các hoạt động khai thác các dịch vụ du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế về du lịch biển - đảo của địa phương. Kết hợp giữa quy hoạch khai thác tiềm năng du lịch với xây dựng CSVCKT bảo đảm cho tăng cường QP, AN trên các tuyến đảo. Đẩy nhanh quá trình phát triển KTDL theo hướng thân thiện với môi trường. Đồng thời, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTDL phải được tính toán một cách chặt chẽ theo hướng gắn với phòng thủ bờ - biển - đảo và chú ý tới việc phân bổ lực lượng lao 162 động, dân cư tại các địa bàn ven biển và các tuyến đảo. Chú ý gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng KCHT du lịch với KCHT quân sự, nhất là trên những địa bàn chiến lược; lưỡng dụng hóa các cơ sở sửa chữa và đóng tàu du lịch; các cảng biển cũng cần được quy hoạch theo hướng vừa phục vụ phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng, vừa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu quân sự khi cần thiết. Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa các ban, ngành và cơ quan chức năng để nâng cao chất lượng, độ tin cậy của quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL. Cần tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế về sự cần thiết phải thực hiện lưỡng dụng hóa ngay từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL. Trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL cần thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế. Chẳng hạn: phải xác định rõ nơi nào cần đưa dân ra sinh sống để khai thác tiềm năng du lịch; vùng nào không được KDDL; chiều cao của các công trình du lịch có tính đến tầm bắn của hệ thống phòng không v.v. Muốn vậy, cần phải có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Sở, ban, ngành và cơ quan Quân sự, Công an, BĐBP Tỉnh trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL. Đồng thời, trong quy hoạch xây dựng hệ thống KCHT du lịch cần tính đến các phương án bảo vệ; gắn với quy hoạch, xây dựng các khu dân cư để xây dựng các làng, xã, huyện đảo vững mạnh, vừa tăng hiệu quả sử dụng, vừa là lực lượng bảo vệ tại chỗ cho các công trình này. Trong xây dựng quy hoạch phát triển KTDL, cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, như: giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, QP, AN... để bảo đảm không bị chồng chéo về quy hoạch giữa các ngành ở địa phương. Bốn là, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL để các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư thực hiện tốt định hướng trong quy hoạch, kế hoạch. Muốn vậy, trước khi phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để tranh thủ ý kiến đóng góp của các 163 cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; bảo đảm sự liên kết chặt chẽ cả về chiều dọc (Trung ương - địa phương) lẫn chiều ngang (các ngành, lĩnh vực trên cùng địa bàn). Sau khi quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL của địa phương được phê duyệt, cần công bố rộng rãi để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL ở địa phương nhằm sớm phát hiện những vấn đề không phù hợp, kịp thời bổ sung hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch. Trên cơ sở quy hoạch chung của Tỉnh, tiến hành quy hoạch cho từng lĩnh vực cụ thể trong ngành. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, bổ sung các kế hoạch chi tiết trên cơ sở định hướng chung của Tỉnh, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tiễn. 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực lãnh đạo, quản lý đối với quá trình phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa Phát triển KTDL và tăng cường QP, AN là hai lĩnh vực hoạt động theo những quy luật riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: cái này là điều kiện tồn tại, phát triển của cái kia và ngược lại. Mối quan hệ đó là khách quan và được thực hiện thông qua hoạt động chủ quan của con người. Do đó, để đẩy mạnh sự gắn kết giữa hai lĩnh vực theo hướng phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực giữa chúng thì nhất thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong mỗi lĩnh vực. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho sự gắn kết giữa hai lĩnh vực được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Nếu thiếu cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự gắn kết giữa chúng, sẽ không tránh khỏi tình trạng quá nhấn mạnh mặt này, xem nhẹ mặt kia, hoặc tách rời, không gắn kết hai lĩnh vực đó và hệ quả có thể dẫn đến những thiệt hại về kinh tế hoặc làm phương hại đến sức mạnh QP, AN ở địa 164 phương. Thực chất việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thành các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở để công dân chấp hành; đồng thời, để các cấp, các ngành ở địa phương thực hiện công tác quản lý của mình theo đúng các quy định của pháp luật. Trong những năm qua, Khánh Hòa đã xây dựng được một số cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm thực hiện tốt chủ trương gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP, AN ở địa phương. Tuy nhiên, do thực tiễn luôn vận động phát triển và không phải mọi cơ chế, chính sách đều là bất biến. Do vậy, cần tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Để gắn kết chặt chẽ hai lĩnh vực với nhau hơn, đồng thời phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ phát triển KTDL và tăng cường QP, AN ở địa phương, cần thực hiện tốt những biện pháp chủ yếu sau: Một là, xây dựng cơ chế lãnh đạo, quản lý thích hợp, cho phép vận dụng linh hoạt nội dung gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Tiếp cận dưới góc độ hoạt động thì KTDL, QP, AN tuy là những lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng cùng được tổ chức, quản lý, điều hành bởi chủ thể Đảng và Nhà nước. Gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN chính là cụ thể hóa sự gắn kết giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho nên nhất thiết phải có một cơ chế lãnh đạo, quản lý phù hợp để vận hành nội dung, hình thức gắn kết đó. Cơ chế lãnh đạo, quản lý về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN cho phép phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong bộ máy Đảng, Nhà nước, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa KTDL với QP, AN từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN cho đến khâu tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đó. Cơ chế hợp lý giúp cho việc vận dụng nội dung gắn kết giữa hai lĩnh vực trở nên linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển KTDL và tăng cường QP, AN của địa phương. Với ý nghĩa đó, thời gian tới cần phải: 165 Thứ nhất, phân định rõ chức năng, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KTDL. Đây là nội dung biện pháp rất quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Các ngành, các cơ quan chức năng vừa trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, vừa trực tiếp hướng dẫn các cấp, các ngành và nhân dân tổ chức thực hiện sau khi có Nghị quyết của cấp ủy và Kế hoạch thực hiện của chính quyền địa phương. Do đó, các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng ở địa phương cần thường xuyên nâng cao năng lực, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ nhiệm vụ gắn kết giữa hai lĩnh vực. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bố trí sắp xếp vào các tổ chức cho phù hợp. Thường xuyên nắm chắc tình hình để bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN cho các cấp ủy, chính quyền cơ sở. Thứ hai, xây dựng và thực hiện quy chế gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Quy chế gắn kết là sự vận dụng các quan điểm, nguyên tắc về kết hợp kinh tế với QP, AN của Đảng thành chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành, các lực lượng trong gắn kết giữa hai lĩnh vực này ở địa phương. Đây là yếu tố bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện gắn kết hai lĩnh vực ở cơ sở. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, cấp uỷ, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các lực lượng xây dựng quy chế. Sau khi có quy chế gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương, các lực lượng cần tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và chấp hành nghiêm quy chế đã xác định. 166 Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm việc gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Có thường xuyên làm tốt việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm mới có cơ sở để vận dụng linh hoạt nội dung, hình thức gắn kết giữa hai lĩnh vực. Tuy nhiên, yêu cầu sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm phải khách quan, toàn diện, đánh giá thực chất những điểm mạnh, điểm yếu, xác định đúng nguyên nhân, từ đó tìm ra những bài học kinh nghiệm trên tất cả các mặt: từ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, điều hành của chính quyền; trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và ý thức trách nhiệm của công dân trong thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Trong sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, cần chú trọng dự báo những xu hướng biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở địa phương. Hai là, cần ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các chủ thể kinh tế tham gia xây dựng KCHT du lịch có tính lưỡng dụng. Xây dựng KCHT du lịch có tính lưỡng dụng là một xu hướng đang được nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển cao về KTDL thực hiện. Bởi vì, tính lưỡng dụng của KCHT du lịch vừa cho phép khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về du lịch, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN ở địa phương. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Cuba, Mexico trong xây dựng KCHT du lịch có tính lưỡng dụng chính là những gợi ý quan trọng để Khánh Hòa có thể vận dụng trong quá trình xây dựng hệ thống KCHT du lịch tại các vùng ven biển, trên biển - đảo ở địa phương. Trên phạm vi cả nước cũng như ở Khánh Hòa, việc xây dựng KCHT du lịch theo hướng lưỡng dụng cũng đã được thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở hoạt động đầu tư của Nhà nước; chưa có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Chính vì vậy, Chính phủ và chính quyền địa phương cần rà soát, 167 điều chỉnh, bổ sung các chính sách để huy động các nguồn lực cả về vốn, nhân lực, KH – CN... của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển KCHT du lịch, trong đó, đặc biệt ưu tiên các dự án có tính chất lưỡng dụng và các dự án liên doanh, liên kết tại một số đảo có thể đưa dân ra sinh sống. Các dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài trong xây dựng KCHT du lịch tại các đảo, không những góp phần đẩy mạnh các hoạt động KDDL tại các vùng biển - đảo, mà còn tăng cường các hoạt động dân sự, tăng tính pháp lý cho việc đấu tranh khẳng định chủ quyền; tạo ra thế đan cài về lợi ích, có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển KTDL tại vùng biển - đảo của Tổ quốc. Ba là, cần có cơ chế, chính sách phát huy vai trò của lực lượng quân đội tham gia xây dựng các khu du lịch trên các vùng biển - đảo do địa phương quản lý. Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng là một trong những chủ trương nhằm phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội trong tham gia xây dựng, phát triển KT - XH, tăng cường QP, AN trên các địa bàn chiến lược, theo tinh thần Quyết định 135 của Chính phủ và Nghị quyết 150 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); sau này là Nghị quyết 71/ĐUQSTW ngày 25/02/2002 và Nghị quyết 520-NQ/QUTW ngày 25/09/2012 của Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của quân đội đến năm 2020”. Qua quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có khu kinh tế - quốc phòng nào được xây dựng trên hướng biển. Để có thể thực hiện có hiệu quả vấn đề này, trước hết, cần có cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng quân đội đóng quân trên các đảo, đặc biệt là bộ đội Hải quân trong xây dựng các khu du lịch tại các tuyến đảo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm đã được tổng kết trong xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên đất liền. Việc hoạch định 168 cơ chế, chính sách xây dựng các khu du lịch trên các vùng biển - đảo do địa phương quản lý cần được chú trọng đầy đủ tới các yêu cầu và tính chất phức tạp về khí hậu cùng với sự yếu kém về KCHT tại các tuyến đảo của Khánh Hòa. Các chế độ, chính sách phải hướng vào giải quyết những yêu cầu thiết yếu đối với từng khu du lịch trên các tuyến đảo gần bờ và xa bờ của Khánh Hòa, như: chế độ, chính sách đối với việc di dân, ổn định dân cư; phát triển các dịch vụ du lịch, tạo việc làm, đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; các điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự phát triển về các vấn đề xã hội, QP, AN cả trước mắt và lâu dài. Để làm được điều này, việc bảo đảm các chế độ, chính sách đối với các khu du lịch trên các tuyến đảo của Khánh Hòa cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội với các cơ quan chức năng của Chính phủ; giữa các đơn vị quân đội trực tiếp làm nhiệm vụ tại các khu du lịch với cấp uỷ và chính quyền địa phương. Bốn là, đổi mới chính sách đưa dân ra sinh sống ổn định, lâu dài tại các đảo và quần đảo Trường Sa, trên cơ sở đó mở rộng loại hình du lịch biển, đảo của địa phương. Di dân ra sinh sống ổn định lâu dài tại các vùng biển, đảo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế lẫn QP, AN, tăng cường thế và lực cho các tuyến đảo nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lợi tại các hải đảo; đồng thời, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã từng bước đưa dân ra định cư, sinh sống lâu dài tại các tuyến đảo trên địa bàn Tỉnh, trong đó có quần đảo Trường Sa và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện đã nảy sinh không ít những vấn đề bất cập. Trong đó, vấn đề chính sách đãi ngộ đối với các hộ gia đình trong diện di dân cùng với chính sách bảo đảm cuộc sống cho cộng đồng dân cư sinh sống tại các đảo còn 169 nhiều vấn đề cần có sự điều chỉnh, đó là: Thứ nhất, việc lựa chọn đối tượng thực hiện chủ trương di dân không chỉ là những hộ ngư dân, mà cần được mở rộng theo hướng có thể huy động cả vợ con của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hiện đang công tác tại các đảo theo hướng hợp lý hóa gia đình; những chiến sĩ hải quân sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự tình nguyện ở lại định cư, sinh sống lâu dài tại các đảo. Hiện nay, trên phạm vi cả nước cũng như ở Khánh Hòa, có một số lượng không nhỏ sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhưng chưa có việc làm. Với lực lượng này, cần hướng vào lựa chọn những sinh viên được đào tạo ở các ngành như: giáo dục, y tế, xây dựng, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch... Nếu có chính sách động viên, đãi ngộ thỏa đáng thì có thể thu hút được một lượng không nhỏ NNL chất lượng cao ra công tác ổn định, lâu dài tại các hải đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa. Thứ hai, cần có chính sách hướng nghiệp, tạo nghề cho lực lượng lao động tình nguyện ra sinh sống, ổn định lâu dài tại các đảo, bảo đảm cho họ có thể sống được bằng nghề tại địa bàn này, chứ không phải chỉ bằng sự trợ giúp của Nhà nước. Theo đó, cần hướng vào một số ngành, nghề như: KDDL, nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến hải sản... Đồng thời, cần có chính sách đầu tư xây dựng KCHT thiết yếu (điện, đường, trường, trạm) theo hướng lưỡng dụng tại các đảo hoặc cụm đảo. Đó cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng các công trình phòng thủ, tạo nên một vành đai phòng thủ vững chắc, biến mỗi hòn đảo thành một hạm tàu không thể bị đánh chìm, vừa che chở, bảo vệ đất liền, vừa là căn cứ bảo vệ các hoạt động trên biển. Vì vậy cần tăng cường đầu tư xây dựng KCHT thiết yếu trên các đảo xa bờ và quần đảo Trường Sa, làm cơ sở cho việc từng bước đưa dân ra sinh sống lập nghiệp trên các đảo. Việc làm đó cho phép nhanh chóng tăng tính pháp lý về quyền chủ quyền đối với các vùng biển - đảo của Tổ quốc. Đây là phương thức phòng thủ hiệu quả nhất và cũng là cách làm để bảo vệ chủ quyền và các hoạt động kinh tế biển nói chung, KTDL 170 nói riêng trên địa bàn Khánh Hòa. 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương Phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các yếu tố, như: vốn, KH - CN, NNL du lịch... Trong đó, NNL du lịch là nhân tố suy cho cùng quyết định tới sự phát triển của KTDL; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ QP, AN ở địa phương. Trong thời gian qua, việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đổi mới trong giáo dục và đào tạo đã dẫn tới NNL trong tất cả các ngành KT - XH nói chung, KTDL nói riêng ở Khánh Hòa đã được nâng lên một bước. Sự gia tăng về số lượng và những chuyển biến tích cực về chất lượng của lực lượng lao động du lịch ở Khánh Hòa không những trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác các lợi thế, tiềm năng du lịch mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh. Người lao động trong ngành du lịch được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực kinh doanh, có khả năng làm chủ KH - CN mới; có phẩm chất đạo đức tốt và được chú trọng giáo dục, bồi dưỡng về kiến thức QP, AN. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO, những yêu cầu của HNKTQT và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển - đảo trong giai đoạn mới đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn đối với NNL du lịch. Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp KDDL cần mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, dựa trên tiềm năng, lợi thế về du lịch biển - đảo của địa phương. Muốn làm được điều đó, nhất thiết phải nâng cao chất lượng NNL du lịch. Điều này cho phép khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong phát triển KTDL và sự gắn kết giữa quá trình đó với tăng cường QP, AN ở địa phương; đồng thời, trực tiếp góp phần nâng 171 cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV, DBĐV trong các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh. DQTV, DBĐV là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong lực lượng vũ trang ở Khánh Hòa, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng vũ trang khác làm nòng cốt tiến hành các hoạt động thực hiện và bảo vệ chủ quyền biển - đảo, thềm lục địa, tài nguyên thiên nhiên trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đây là lực lượng được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh xảy ra trên các địa bàn ven biển, trên biển và hải đảo ở Khánh Hòa. Trong nhiệm vụ phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, vai trò của DQTV, DBĐV trong ngành du lịch là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, DQTV, DBĐV là lực lượng chiến đấu không thoát ly khỏi sản xuất, là “quân trong dân” nên họ sẽ nhanh chóng phát hiện và dập tắt ngay từ đầu những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch thông qua con đường du lịch để thực hiện sự chống phá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Khi có tình huống bất trắc xảy ra, lực lượng DQTV, DBĐV là lực lượng có mặt đầu tiên để xử lý hoặc ngăn chặn không để cho tình huống ấy phát triển phức tạp; tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng vũ trang khác hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương, cùng các đơn vị có liên quan, công tác xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV trong ngành du lịch ở Khánh Hòa đã đạt được kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó, chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng này cũng còn không ít những bất cập, hạn chế. Điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về chất lượng NNL tham gia lực lượng này còn thấp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng NNL du lịch ở Khánh Hòa vừa là yêu cầu để đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV, DBĐV ở Khánh Hòa hiện nay. Để thực hiện điều này, cần tập trung thực hiện tốt những biện pháp cơ bản sau: 172 Thứ nhất, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về phát triển NNL du lịch. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xã hội hóa và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển NNL du lịch; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch, phục vụ việc nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung - cầu về NNL du lịch. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, phát triển NNL du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng; xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển NNL du lịch; đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra quá trình đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch ở địa phương. Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng đội ngũ giảng viên có thể được coi là yếu tố hàng đầu, quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch ở địa phương. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành du lịch. Cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn du lịch và kiến thức QP, AN cho đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp du lịch; đồng thời, bồi dưỡng, bổ túc kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm tạo ra đội ngũ giảng viên nòng cốt. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyển chọn, phân loại giảng viên để đưa ra khỏi đội ngũ giảng viên những người không đủ phẩm chất, năng lực; mặt khác, cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống cũng như điều kiện làm việc của đội ngũ giảng viên, có chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm du lịch. Thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống cho mọi cán bộ, nhân viên đang hoạt động KDDL, xây dựng cho họ lòng yêu nước, yêu chế độ, yêu công tác chuyên môn, say sưa nhiệt huyết với công việc mà mình đảm nhiệm. Đồng thời, cần thường xuyên nâng cao kiến thức 173 văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên KDDL, trang bị cho họ những kiến thức về kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ để tạo ra các sản phẩm du lịch đạt giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức các khóa học về ANDL, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển NNL du lịch. Đưa nội dung đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch vào các cam kết hợp tác quốc tế của địa phương. Thực hiện trao đổi thực tập, xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình, xây dựng CSVCKT phục vụ phát triển NNL du lịch. Có cơ chế, chính sách để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam ở các địa phương trong nước cho phát triển NNL du lịch của Khánh Hòa. Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch của Khánh Hòa mở rộng hợp tác liên kết với nước ngoài nhằm nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch của địa phương. Thứ tư, huy động các nguồn vốn cho phát triển NNL du lịch. Để thực hiện điều này, cần tăng nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và địa phương); huy động các nguồn lực của doanh nghiệp KDDL trong phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo và phù hợp với khả năng người học. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội cho đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch v.v. Ngoài ra, cùng với việc nâng cao chất lượng NNL du lịch, cần chú trọng làm tốt công tác củng cố, kiện toàn về biên chế, tổ chức, nâng cao chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng DQTV, 174 DBĐV trong các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh; bảo đảm cho lực lượng này thực sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ QP, AN ở các cơ sở KDDL, đáp ứng mục tiêu gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Đồng thời, cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của người lao động du lịch về nhiệm vụ tăng cường QP, AN ở địa phương. Nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp KDDL, làm cho người lao động du lịch nhận thấy việc tham gia lực lượng DQTV, DBĐV trong ngành du lịch vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi công dân. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh DQTV (sửa đổi) và Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng DBĐV trong tình hình mới”; nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị của lực lượng DQTV, DBĐV ở các doanh nghiệp KDDL; xây dựng đội ngũ cán bộ DQTV, DBĐV trong ngành du lịch có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và năng lực công tác toàn diện, nhất là năng lực công tác quân sự địa phương; làm tốt công tác phát triển đảng, nâng cao tỉ lệ đảng viên trong lực lượng DQTV, DBĐV ngành du lịch. Bên cạnh đó, cần chú trọng củng cố, kiện toàn, xây dựng các tổ chức đảng tại các doanh nghiệp KDDL, làm điều kiện, tiền đề cho việc xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV tại các doanh nghiệp này. Bởi vì, về nguyên tắc, lực lượng DQTV, DBĐV phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo về quân sự của cơ quan quân sự cấp trên. Trong điều kiện kinh tế thị trường, muốn xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV trong ngành du lịch có hiệu quả, cần phải đổi mới công tác quản lý đối với lực lượng này. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện (thị, thành phố), các giám đốc, chủ các doanh nghiệp KDDL phải nắm chắc quân số, độ tuổi, thời gian công tác và địa bàn hoạt động của lực lượng 175 lao động đã đăng ký tham gia lực lượng DQTV, DBĐV. Hàng quý, hàng năm cần rà soát lại cả về tuổi quân, tuổi đời, sức khỏe để sẵn sàng đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân sự. Cán bộ các cơ quan chức năng thuộc cơ quan Quân sự Tỉnh, huyện cần tăng cường bám cơ sở, thường xuyên nắm chắc tình hình quân số, phương thức tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp KDDL để có kế hoạch kiện toàn tổ chức DQTV, DBĐV cho phù hợp. Trong thời bình, cần bố trí sắp xếp thời gian để tổ chức huấn luyện chuyên môn quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và Nhà nước. Khi có chiến sự xảy ra, có thể nhanh chóng huy động các lực lượng này phục vụ cho nhiệm vụ quân sự. Để đạt được điều đó, khi xây dựng kế hoạch huấn luyện cần bám sát kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp KDDL, thống nhất với doanh nghiệp về thời gian huấn luyện. Có thể tổ chức huấn luyện luân phiên, hoặc tập trung thành các đợt trong từng thời gian khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. 3.2.5. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển Đây là giải pháp nhằm phát huy cao nhất sức mạnh QP, AN, góp phần giữ vững ANCT, TTATXH, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng, đảm bảo cho đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực KT - XH được thực thi nghiêm túc. Đồng thời, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực KT – XH, quản lý bảo vệ chặt chẽ nội bộ, tài sản của Nhà nước và công dân, tạo động lực và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Để tăng cường sức mạnh QP, AN ở địa phương, cần coi trọng việc xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí sử dụng các lực lượng vũ trang phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ trên địa bàn Tỉnh; xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN vững mạnh để quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nhất là trên hướng biển. Các lực lượng vũ trang được xây dựng, tổ chức biên chế hợp lý sẽ đóng vai trò nòng 176 cốt, tạo nên thế trận QP, AN vững mạnh ở địa phương. Để thực hiện tốt những nội dung trên, cần thực hiện những biện pháp chủ yếu sau: Một là, xây dựng KVPT Tỉnh vững chắc. Đây là vấn đề then chốt nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng ở Khánh Hòa. Cần coi trọng xây dựng KVPT Tỉnh có sức mạnh toàn diện cả về chính trị, kinh tế, KH - CN, quân sự, an ninh v.v. Trên cơ sở đó, động viên, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là nguồn lực vật chất, tinh thần tại chỗ trên cơ sở phát huy cao nhất sức mạnh tự thân của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với tăng cường tiềm lực và thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ngày càng vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới. Hai là, xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ, thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền QPTD, ANND ở Khánh Hòa. Các lực lượng vũ trang địa phương cần được xây dựng vững mạnh, có khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao. Muốn vậy, lực lượng Bộ đội, Công an, Bộ đội Biên phòng Tỉnh cần được xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; chú trọng kiện toàn tổ chức biên chế theo hướng: đủ, gọn, mạnh, phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ. Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, tư tưởng cần được duy trì nghiêm túc, sát với đối tượng, đặc điểm địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ. Cùng với xây dựng lực lượng thường trực, Tỉnh cần coi trọng xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh. Cơ quan Quân sự các cấp cần phối hợp với địa phương làm tốt công tác đăng ký, phúc tra, quản lý nguồn, tăng cường bồi dưỡng chuyển loại chuyên nghiệp quân sự, nâng hạng DBĐV và đẩy 177 mạnh kiện toàn, ổn định tổ chức biên chế; công tác huấn luyện, diễn tập cần thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ và bảo đảm chất lượng. Đối với lực lượng DQTV, cần được xây dựng theo hướng “vững mạnh, rộng khắp”, bảo đảm độ tin cậy về chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ địa phương, cơ sở. Để các lực lượng vũ trang thực sự giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền QPTD, ANND ở Khánh Hòa, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang cần được đổi mới về phương pháp, tác phong công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị. Đồng thời, Tỉnh cần thường xuyên sâu sát, kiểm tra để có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, chính xác; chống các biểu hiện quan liêu, không bám sát thực tế, bám sát đơn vị. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là về kết hợp kinh tế với QP, AN trong KVPT Tỉnh, thành phố. Phát huy vai trò của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương trong tham gia xây dựng, tổ chức, biên chế và bố trí lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các cơ quan Quân sự, Công an địa phương trong tham mưu về xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh. Các ý kiến tham mưu, đề xuất phải có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao nhằm đảm bảo việc xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh có hiệu quả. Đặc biệt, đối với các xã đảo, huyện đảo Trường Sa, cần chủ động nghiên cứu, đề xuất với cấp trên về mô hình tổ chức biên chế và khu vực bố trí các lực lượng DQTV, Bộ đội, Công an địa phương cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa bàn. Đối với Bộ đội Biên phòng, việc xây dựng, tổ chức biên chế và bố trí lực lượng phải tuân theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Biên phòng. 178 Trong quá trình thực hiện, Bộ Chỉ huy Biên phòng Tỉnh cần nghiêm túc thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; nghiên cứu, vận dụng việc xây dựng, bố trí lực lượng phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa bàn và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng lực lượng, đơn vị. Trong những năm tới, cần tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch hệ thống các đồn biên phòng, nhất là trên tuyến biển, vừa đảm bảo lợi thế trong hoạt động quân sự, QP, AN, vừa đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Biên phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ba là, phát huy vai trò của lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tham gia phát triển KTDL. Đối với Khánh Hòa, việc phát huy vai trò của lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn tham gia phát triển KTDL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Theo đó, vừa huy động được các nguồn lực của lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn tham gia khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, vừa tạo ra môi trường hòa bình ổn định cho KTDL phát triển. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, ngoài lực lượng bộ đội địa phương còn có các đơn vị quân đội trực thuộc Quân khu V và các đơn vị thuộc các quân, binh chủng khác, như: Phòng không - Không quân, Thông tin, Hải quân... Chỉ tính riêng lực lượng Hải quân đóng quân trên địa bàn tỉnh cũng đã có rất nhiều đơn vị, như: Vùng D Hải quân, Học viện Hải quân, Trung đoàn T3 Công binh của Hải quân, Nhà máy Z753... Do tính chất đặc thù của bộ đội Hải quân là thường xuyên hoạt động gắn với môi trường sông nước, biển - đảo, chốt giữ trên những địa bàn có vị trí chiến lược về QP, AN nên việc phát huy vai trò của lực lượng này tham gia phát triển KTDL là rất thuận lợi. Lực lượng Hải quân có thể tham gia phát triển các loại hình du lịch biển – đảo với các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao trên biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển... Đặc biệt ở quần đảo Trường Sa, lực lượng Hải quân có thể tham gia xây dựng các khu du lịch nhằm vừa khai thác tốt lợi thế, tiềm năng về du lịch biển – đảo của địa phương, vừa góp phần vào việc khẳng định chủ quyền và lợi ích của quốc gia trên biển. Có thể nói, các lực lượng quân đội 179 đóng quân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đều có thể trực tiếp tham gia hoặc tạo môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển KTDL ở địa phương. Theo đó, cần tập trung vào một số lĩnh vực như sau: Thứ nhất, tham gia khai thác tài nguyên du lịch biển – đảo. Trên lĩnh vực này, có thể hình thành một số doanh nghiệp quân đội vừa làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển - đảo, vừa thực hiện các dịch vụ du lịch trên biển; đồng thời, sẵn sàng nhận nhiệm vụ quân sự, cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh. Công ty Hải sản Trường Sa (Đoàn M29 - Hải quân) chính là một đơn vị quân đội được tổ chức và hoạt động theo mô hình này. Là một công ty công ích, vừa tham gia đánh bắt hải sản, sản xuất hàng hải sản, vừa là lực lượng nòng cốt giúp dân tiến hành sản xuất trên biển, đảo. Cùng với việc đảm bảo các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân, tham gia tìm kiếm cứu nạn, chống buôn lậu và cướp biển, Công ty còn tích cực, chủ động triển khai các hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản với kết quả đạt được ban đầu rất khả quan [20, tr.167]. Trong thời gian tới, Quân chủng Hải quân cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng loại hình doanh nghiệp này trên các vùng biển - đảo theo hướng kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, làm nòng cốt để nhân dân yên tâm đầu tư, bám biển dài ngày, nhất là ở khu vực quần đảo Trường Sa. Thứ hai, tham gia xây dựng KCHT du lịch. Trên cơ sở hoàn thành kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ được giao, lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn có thể tham gia xây dựng KCHT du lịch, phục vụ cho nhu cầu phát triển KTDL ở Khánh Hòa, như: hệ thống đường giao thông, bến bãi... đặc biệt là ở các địa bàn có vị trí chiến lược về QP, AN, các tuyến đảo và huyện đảo Trường Sa. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò đó, chính quyền địa phương và Bộ Quốc phòng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn được tham gia đấu thầu xây dựng các công trình trọng điểm tại các địa bàn ven biển và hải đảo của địa phương. Thứ ba, tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng NNL để đẩy mạnh phát triển 180 KTDL. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, có khá nhiều cơ sở đào tạo của quân đội với đội ngũ giảng viên đông đảo cùng với ưu thế về trang bị, phương tiện dạy học hiện đại có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đào tạo NNL cho phát triển KTDL ở Khánh Hòa. Trong đó, Học viện Hải quân và Trường Đại học Thông tin là những cơ sở đào tạo của quân đội đứng chân trên địa bàn Tỉnh có rất nhiều ưu thế trong việc tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng NNL cho phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng ở Khánh Hòa. Ngoài ra, các quân nhân khi xuất ngũ trở về địa phương cũng sẽ góp phần bổ sung cho ngành du lịch Khánh Hòa lực lượng lao động có ý thức tổ chức kỉ luật cao, cùng với khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ. Những chiến sĩ này không chỉ tham gia lao động du lịch, mà còn là lực lượng nòng cốt trong lực lượng DQTV, DBĐV ở địa phương. Thứ tư, cùng với việc tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển KTDL, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Tỉnh, nhất là BĐBP Tỉnh còn trực tiếp tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm ANTT, tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân tiến hành các hoạt động KDDL trên biển. Để phát huy tốt vai trò của BĐBP Tỉnh trong xây dựng KVPT Tỉnh trên tuyến biển, bên cạnh việc chú trọng nâng cao trình độ năng lực toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng này, cần tăng cường đầu tư, trang bị thêm cho các Hải đội Biên phòng các tàu tuần tiễu có tốc độ cao, có đủ tàu tiếp dầu để đủ sức hoạt động liên tục, dài ngày trên biển. 3.2.6. Phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng thực hiện gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong quá trình phát triển KTDL, để tạo ra được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, ngành du lịch 181 Khánh Hòa cần phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, ngành du lịch cần luôn chủ động phối hợp hoạt động với các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trước hết, cần phối hợp với các ngành: ngoại giao, hải quan, công an, quân đội, giao thông vận tải, văn hóa thông tin... trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, các cơ chế chính sách, các quy định của Chính phủ, pháp lệnh của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư liên bộ, liên ngành để cùng lúc đạt được cả hiệu quả KT - XH và QP, AN. Thứ hai, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch ở địa phương cần thực hiện liên doanh, liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp về các nguồn lực, như: vốn, lao động, KH - CN, thị trường tiêu thụ sản phẩm... Trên cơ sở đó, tận dụng được các lợi thế của nhau, làm cho các loại hình, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Ví dụ, du khách đến Nha Trang thì nhu cầu của họ cần phải đi lại, ăn, ngủ; mua sắm đồ lưu niệm và các vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt; tiêu dùng điện, nước, thông tin liên lạc... Các loại sản phẩm này đều được tiêu thụ cùng một thời điểm, nhưng lại do nhiều ngành khác nhau cung cấp, chứ không phải chỉ có mỗi ngành du lịch. Mặt khác, sự liên kết với nhau giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch sẽ tạo nên sự thống nhất trong quản lý, điều hành, phối hợp tổ chức sản xuất kinh doanh, tránh được lối kinh doanh tự phát, chụp giật, ảnh hưởng đến ANCT, TTATXH ở địa phương. Thứ ba, cùng với việc tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch với nhau, cần coi trọng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển KTDL. Điều này sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài, tạo thế đan cài về lợi ích kinh tế với các nước lớn. Đồng thời, cần phối hợp và đề xuất với Tổng cục du lịch để mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức du lịch, như: UNWTO, PATA, ASEANTA... hoặc các tổ 182 chức bảo vệ tài nguyên môi trường trên thế giới như GEF, IUCN, WWF... nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua nhiều kênh, nhiều nguồn để đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch của địa phương trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ tư, để Khánh Hòa luôn là điểm đến văn minh, an toàn và thân thiện, cần thường xuyên thực hiện tốt công tác giữ gìn ANCT, TTATXH trong các khu, điểm du lịch của địa phương. Trong các khu, điểm du lịch, lực lượng công an phường, xã cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân phòng, tổ dân phố, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, phụ nữ... để chủ động phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và những hoạt động gây rối, kinh doanh không lành mạnh. Trên cơ sở đó, nắm chắc địa bàn, các hoạt động KDDL; các đối tượng có tiền án, tiền sự, nghiện hút, hành nghề cờ bạc, mại dâm... khi những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật là có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, ở các khu, điểm du lịch của địa phương, cần xây dựng được cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng Công an, Quân đội đóng quân trên địa bàn với các cấp, các ngành có liên quan để thu thập tin tức, trao đổi, xử lý thông tin; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết các vụ việc bức xúc ngay tại cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”; xử lý tốt các tình huống mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng con đường du lịch để chống phá ta. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó hình thành nên mạng lưới ANND vững chắc trong các khu, điểm du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần phối hợp với cư dân địa phương tạo ra môi trường hòa bình, thân thiện cho KTDL phát triển. Bởi vì, mỗi người dân vừa là chủ thể, vừa là người tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Khi họ thấy được vai trò, 183 trách nhiệm của mình được đề cao, họ sẽ mang hết tinh thần trách nhiệm của mình để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ sự yên bình cho làng xóm, phố phường; đấu tranh chống những thói hư tật xấu, loại trừ những hoạt động làm hại đến môi trường du lịch, như: nạn chèo kéo khách, trộm cắp, kinh doanh giả dối v.v. Các doanh nghiệp KDDL muốn phối hợp với nhân dân địa phương có hiệu quả, cần phải chú ý đến việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội, chia sẻ lợi ích với địa phương có tài nguyên du lịch thì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân dân sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. 184 Kết luận chương 3 Trong giai đoạn hiện nay, phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa cần phải nắm vững phương hướng: Thực hiện gắn trong mọi quá trình phát triển KTDL và tăng cường QP, AN, bảo đảm mỗi bước phát triển KTDL gắn liền với tăng cường QP, AN ở địa phương; phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNKTQT; gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là trách nhiệm của toàn dân, trước hết là của hệ thống chính trị ở địa phương. Mỗi phương hướng trên có vai trò vị trí riêng, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Trong đó, phương hướng 1 có vị trí xuyên suốt, trọng tâm. Tuy nhiên, những phương hướng cơ bản nêu trên không phải là bất biến mà nó cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tiễn. Trên cơ sở quán triệt đầy đủ, sâu sắc 3 phương hướng cơ bản nêu trên, cần triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 6 giải pháp: Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực lãnh đạo, quản lý đối với quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; nâng cao chất lượng NNL du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương; tăng cường sức mạnh QP, AN, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy KTDL phát triển; phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng thực hiện gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Những giải pháp nêu trên vừa mang tính cấp bách, lại vừa là những giải pháp cơ bản, lâu dài. Chúng tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Trong đó, giải pháp 1 mang tính cơ sở, nền tảng; giải pháp 2 là quan trọng nhất, có tính chất bao trùm; giải pháp 3 có những yếu tố mang tính đột phá; giải pháp 4 có tính chất quyết định. 185 KẾT LUẬN 1. Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển KTDL, đồng thời có vị trí chiến lược về QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước. Phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là một yêu cầu khách quan để hai nhiệm vụ này được phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý, nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương. Đó chính là sự cụ thể hóa việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tỉnh. 2. Gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là: toàn cầu hóa kinh tế; sự phức tạp của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới và khu vực; các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá với những âm mưu, thủ đoạn mới; nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; quản lý nhà nước về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; sự phối hợp giữa các lực lượng có liên quan trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương. 3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chính là thước đo để đánh giá mức độ gắn kết giữa hai lĩnh vực này ở địa phương. Đó là: nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị KDDL, các cơ quan quản lý nhà nước về KTDL, QP, AN và nhân dân địa phương về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; việc tổ chức, triển khai trong thực tế Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển KTDL và tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; kết quả cuối cùng của sự gắn kết thể hiện: KTDL phát triển và QP, AN được tăng cường. 4. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú ý gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở một số nước và địa phương trong nước, luận án rút ra 6 bài học mà Khánh Hòa có thể tham khảo, vận dụng. Đó là: kết hợp kinh tế với QP, AN trong quy hoạch, kế 186 hoạch, dự án đầu tư phát triển KTDL; tạo thế đan cài về lợi ích trong quá trình phát triển KTDL; tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch; xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch theo hướng lưỡng dụng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, vừa sử dụng cho mục đích QP, AN; tạo môi trường chính trị ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. 5. Trong những năm qua, KTDL của Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn bộc lộ một số hạn chế, đặt ra yêu cầu phải giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, như: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tăng cường QP, AN với những hạn chế nhất định trong nhận thức của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế về vị trí, vai trò của KTDL và sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ hai lĩnh vực này ở địa phương; mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương với thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đối với mỗi lĩnh vực còn nhiều hạn chế; mâu thuẫn giữa yêu cầu cần có NNL du lịch chất lượng cao để đẩy mạnh phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa với thực trạng NNL du lịch còn hạn chế nhiều mặt; mâu thuẫn giữa yêu cầu gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN với sự phối hợp chưa chặt chẽ, kịp thời của các chủ thể thực hiện sự gắn kết. 6. Để phát huy những điểm mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại trong phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa, luận án đã đề xuất thực hiện 3 phương hướng, 6 giải pháp cơ bản; trong đó, phương hướng 1 mang tính bao trùm, xuyên suốt; giải pháp 1 mang tính cơ sở, nền tảng; giải pháp 4 có tính chất quyết định. 7. Nghiên cứu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là một đề tài hẹp. Kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là những tìm tòi, khám phá ban đầu của tác giả với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu sinh kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng luận án. 187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Anh Tuấn (2012) “Phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Khánh Hòa giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 189, tr.77-79. 2. Nguyễn Anh Tuấn (2014) “Tiêu chí đánh giá sự gắn kết giữa phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng - an ninh ở Khánh Hòa”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 59, tr.74-76. 3. Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thanh Quang (2014) “Phát triển kinh tế du lịch ở một số nước Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 5, tr.46-52. 4. Nguyễn Anh Tuấn (2014) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Khánh Hòa”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số Chuyên đề tháng 5, tr.41-43. 188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Xuân Ảnh (2001), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H.2011. 2. Lưu Tĩnh Ba (2006), Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Bản dịch Viện 70, Tổng cục II - Bộ Quốc phòng, H.2006. 3. Báo pháp luật, TPHCM ngày 1/6/2012, tr.5. 4. Biểu tình khiến du lịch Thái Lan thiệt hại lớn, nguồn: http://dulich.chudu24.com/tin-du-lich/tin-du-lich/chau-a/thailand/bieutinh-khien-du-lich-thai-lan-thiet-hai-lon.html 5. Chu Phương Cầm (2000), Chiến lược phòng thủ tích cực của Trung Quốc”, Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ Quốc phòng, H.2000. 6. Công an tỉnh Khánh Hòa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Nha Trang, tháng 8/2010, tr.10, 11. 7. Công an tỉnh Khánh Hòa (2013), Báo cáo an ninh du lịch, Nha Trang, tháng 1/2013. 8. Công an tỉnh Khánh Hòa (2013), Báo cáo thực hiện Đề án ANDL (20032012), Nha Trang, tháng 1/2013, tr.7, 9. 9. Công an tỉnh Khánh Hòa (2014), Báo cáo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2014, Khánh Hòa, tháng 11/2014, tr.1, 2, 4, 5, 7, 9. 10. Cuba đạt doanh thu 1,8 tỷ USD trong năm 2013, nguồn: http://www.vista.net.vn /du-lich-nuoc-ngoai/du-lich-cuba-dat-doanhthu-1-8-ty-usd-trong-nam-2013.html 11. Cuba chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp du lịch, nguồn: http://www.vietnamplus.vn/cuba-chu-trong-day-manh-phat-trien-congnghiep-du-lich/258464.vnp 189 12. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Niên giám thống kê Khánh Hòa 2012, Nha Trang, tháng 12/2013, tr.145. 13. Cục Thống kê Khánh Hòa (2011), Niên giám thống kê Khánh Hòa 2010, Nha Trang, tháng 12/2011. 14. Cục thống kê Đà Nẵng, Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội 2012, nguồn: http://www.ctk.danang.gov.vn/ 15. Cục thống kê Đà Nẵng, Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội 2013, nguồn: http://www.ctk.danang.gov.vn/ 16. Cục Thống kê Khánh Hòa (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 9 tháng đầu năm 2014, Khánh Hòa, 26/09/2014, tr.2. 17. Du lịch Mexico đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2013, nguồn: http://www.vietnamplus.vn/du-lich-mexico-dat-doanh-thu-ky-luctrong-nam-2013/243707.vnp 18. Du lịch trở thành trụ cột trong nền kinh tế Malaysia, nguồn: http://thegioidulichmalaysia.com/tin-tuc-du-lich/du-lich-tro-thanh-trucot-trong-nen-kinh-te-malaysia-441.html 19. Du lịch Trung Quốc năm 2013, nguồn: http://www.travelchinaguide.com /tourism/2013statistics/inbound.htm 20. Nguyễn Văn Dung (2009), Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành KTCT, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, H.2009, tr.167. 21. Châu Tiến Dũng (2014), “Lực lượng vũ trang Quảng Bình tích cực xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc”, Tạp chí QPTD, số 9, tr.45-47, 13. 22. Đặng Bình Dương (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với người nước ngoài du lịch tại địa bàn Khánh Hòa, Đề tài nghiên cứu khoa học - Đặng Bình Dương làm chủ nhiệm, Trường Đại học An ninh nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2012, tr.12. 190 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.82. 26. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2010), Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ quốc phòng (1991-2011), Nxb QĐND, H.2010. 27. Phùng Khắc Đăng (2006), Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005)”, Nxb QĐND, H.2006. 28. Nguyễn Đức Độ (2012), Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới, Nxb QĐND, H.2010. 29. Francesco Frangialli, Klaus Toepfer (2005), Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hội đồng khoa học kỹ thuật - Tổng cục Du lịch, H.2005. 30. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb trẻ Thành phố Hổ Chí Minh, tr.44. 31. Phan Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 32. Nguyễn Ngọc Hồi (2007), “Gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối với nền quốc phòng toàn dân nước ta”,Tạp chí QPTD, số 2/2007, tr.5-7. 33. Nguyễn Ngọc Hồi (2010), “Một số vấn đề đặt ra đối với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 1/2010, tr.10-12. 34. Nguyễn Xuân Hiến (2003): An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước ngoài và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, Học viện An ninh nhân dân, H.2003. 191 35. Nguyễn Duy Hưng (2008), “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí QPTD, số 10, tr.40-43. 36. Trần Duy Hương (2006), Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, Nxb QĐND, H.2006. 37. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, H.2011. 38. B. James và D. Goure (2001), Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của Mỹ, Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ Quốc phòng, H.2001. 39. Lý Quang Kế (2004), Chính sách quốc phòng của Trung Quốc, Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ Quốc phòng, H.2004. 40. Trần Ngọc Khánh (2011), “Nâng cao hiệu quả đảm bảo ANTT trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học An ninh, số 6, tr.3-8. 41. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, H.2012. 42. Hoàng Thị Ngọc Lan (2009): Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành KTCT, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H.2009. 43. Robert Lanquar, Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới, H.1992. 44. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, H.1993. 45. Nguyễn Văn Lân (2008), “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc”, Tạp chí QPTD, số 2, tr 59-62. 46. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 28, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971, tr.112. 192 47. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Sự thật, Hà Nội 1969, tr.67. 48. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976, tr.480. 49. Nguyễn Thị Minh Loan (2008): Tác động của hoạt động du lịch đối với vấn đề giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Cảnh sát nhân dân, H.2008. 50. Hà Quang Long, Để Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, nguồn: http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/so/sovanhoathethaodl/ Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?newsid=3290&cid=5&dt=2014-0505 51. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, Viện NC & PT Du lịch, H.2008. 52. Dương Văn Lượng (2007), Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Nxb CTQG, H.2007. 53. Trần Văn Lý (2006), Vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động HNKTQT hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quân sự, H.2006. 54. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải, năm 2000, Nxb Trẻ dịch ra Tiếng Việt vào năm 2001. 55. Ngành du lịch Thái Lan: http://www.dulichvietnam.com.vn/nganh-dulich-thai-lan-doc-va-la.html 56. Hoàng Đức Nguyên (2009), “Huyện Trùng Khánh gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”, Tạp chí QPTD, số 7, tr.77-79. 57. Nguyễn Văn Ngừng, Nguyễn Quốc Nhật (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.104. 193 58. Nguyễn Văn Ngừng (2005), Tác động của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2005. 59. Nguyễn Văn Ngừng (2010), Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2010. 60. Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế Vỵ (2007), Tùng Như: Cẩm nang công tác quốc phòng - an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp, Nxb Văn hóa Thông tin, H.2007. 61. Phòng Bảo vệ Chính trị IV - Công an tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo công tác năm, các năm từ 2005 đến 2011, KH.2011. 62. Mai Văn Phúc (2008), “Tổng công ty hàng hải Việt Nam gắn phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh trên biển”, Tạp chí QPTD, số 2, tr.71-73, 94. 63. Quy hoạch phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, nguồn: http://www.dulichgiaitri.com.vn/chitiettin/ba-ria-vung-tau---chien-luocphat-trien-du-lich-den-nam-2020-qua-cac-con-so--300.html 64. Bùi Ngọc Quỵnh (2004), Tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam ASEAN đối với sự nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành KTCT, Học viện Chính trị Quân sự, H.2004. 65. Nguyễn Văn Rinh (2003), Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình CNH - HĐH đất nước, Nxb QĐND, H.2003. 66. Trần Hữu Sâm (2011), Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, Học viện Biên phòng, H.2011. 67. Cao Văn Sâm (2014): Bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ trong tình hình hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện An ninh nhân dân, H.2014. 194 68. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, Báo cáo kết quả hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Bến Tre tháng 12/2013, tr.7, 14. 69. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013), Báo cáo cải thiện môi trường du lịch Khánh Hòa, Khánh Hòa, tháng 6/2013. 70. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013), Báo cáo kết quả hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa, 16/12/2013, tr.5. 71. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành KTCT, Học viện Chính trị Quân sự, H.2007, tr.23, 29. 72. Nguyễn Hữu Tập (2010), Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành KTCT, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, H.2010. 73. Diệp Kỉnh Tần (2008), “Mấy vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với quốc phòng - an ninh”, Tạp chí QPTD, số 2, tr 67-70. 74. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, tập 1, Nha Trang, tháng 11/2010, tr.8. 75. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, tập 2, Nha Trang, tháng 11/2010, tr.18, 19. 76. Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, HVCTQG, H.1998. 77. Tòa án du lịch đầu tiên ở Thái Lan: http://www.dulichvietnam.com.vn/toaan-du-lich-dau-tien-o-thai-lan.html 78. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng (2008), “Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”, Tạp chí QPTD, số 9, 10, 11. 195 79. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên”, H.2001. 80. Tư duy quân sự nước ngoài, Nxb QĐND, H.1990. 81. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Giáo dục, H.1994, tr.5. 82. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, H.2002, tr.586. 83. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2009), Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự - Bộ Quốc phòng, H.2009. 84. Nguyễn Văn Tự (2008), “Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới”, Tạp chí QPTD, số 10, tr.37-39. 85. Nguyễn Vĩnh Thắng (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, Nxb QĐND, H.2006. 86. Nguyễn Vĩnh Thắng (2010), Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2010. 87. Nguyễn Vĩnh Thắng (2010), Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Nxb CTQG, H.2010. 88. Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Viện NC & PT Du lịch, H.2007. 89. Hoàng Chí Thức (2009), “Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại”, Tạp chí QPTD, số 7, tr.38-40, 48. 90. Phạm Văn Trà (2001), Tăng cường sức mạnh quốc phòng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, Nxb QĐND, H.2001. 196 91. Mai Thanh Trà (2014): Công tác đảm bảo an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên – Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Công an tỉnh Phú Yên, PY.2014. 92. Nguyễn Đình Ước (2003), Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng, Nxb CTQG, H.2003. 93. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Bà Rịa - Vũng Tàu 12/2013, tr.3, 5. 94. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2005), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, KH.2005. 95. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND Tỉnh về KT - XH năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012, Khánh Hòa, tháng 01/2012, tr.1. 96. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo chuyên đề Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020, Khánh Hòa, tháng 5/2012, tr.14. 97. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Nha Trang, tháng 6/2012, tr.17. 98. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND Tỉnh về KT - XH năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Khánh Hòa, tháng 01/2013, tr.1. 99. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND Tỉnh về KT - XH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa, tháng 01/2014, tr.1. 197 100. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2013 và dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2014, Khánh Hòa, tháng 03/2014, tr.1, 10. 101. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Khánh Hòa, ngày 28/01/2013, tr.7. 102. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa, ngày 28/01/2014, tr.10. 103. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Khánh Hòa, tháng 6/2012, tr.7. 104. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Thông báo kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Tỉnh đánh giá kết quả triển khai, thực hiện Chương trình hành động du lịch năm 2012-2013 và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động ngành 2014, Khánh Hòa, 14/02/2014, tr.1. 105. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (19/8/2005 – 19/8/2015), Khánh Hòa, tháng 8/2015, tr.4, 9, 10. 106. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2002), Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay”, Nxb QĐND, H.2002. 107. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2003), Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb QĐND, H.2003. 108. Hồ Kiếm Việt (2001), Về nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, H.2001.. 195 PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KHÁNH HÒA THỜI KỲ 2006-2010 Các chỉ tiêu 2005 1. Tổng GDP (giá SS 1994) 7429 - Công nghiệp - Xây dựng 2891 - Nông, ngư nghiệp 1454 - Dịch vụ (cả thuế NK dầu) 3084 2. Tốc độ tăng GDP (%) 11,0 - Công nghiệp - Xây dựng 12,0 - Nông, ngư nghiệp 6,8 - Dịch vụ 12,4 3. Tổng GDP (giá HH-Tỷ đ) 15608 4. GDP/người (Tr.đ-giá HH) 9,9 Quy ra USD 768 Nguồn: Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng 6/2012, Tr.16. 2008 10071 4095 1662 4315 11,33 12,31 4,09 13,4 23408 20,3 1230 thể phát triển kinh 2009 2010 11099 12318 4479 4972 1683 1699 4937 5647 10,2 11,0 10,4 11,0 1,3 1,0 13,5 15,3 28101 33911 24,2 29,0 1330 1480 tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm Tăng trưởng (%/năm) So QH cũ 2006-2010 2006-2010 10,6 12,0 11,5 14,0 3,2 3,5 12,9 13,8 2020, Nha Trang, tháng 196 Phụ lục 2: HIỆN TRẠNG CUNG NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở KHÁNH HÒA Đơn vị tính: Người Cao Trung đẳng Đại Chỉ tiêu học Nha Trang Đại học Tôn Đức Thắng Cao Văn đẳng hóa Sư Nghệ phạm thuật Nha và Du Trang lịch Cao đẳng nghề Nha Trang Trung cấp Du lịch Nha Trang Nha tâm thực hành nghiệp vụ Du lịch Yasaka Trang Đại học, cao đẳng - 2006 - - - 200 - - - 2007 - - - 200 - - - 2008 - - - 200 - - - 2009 73 50 1.000 200 - - - 2010 Trung cấp và tương 49 50 1.000 200 - - đương - - 200 - - - 2006 - - 200 - - - 2007 - - 200 - - - 2008 - 1.230 200 - - - 2009 - 1.230 200 200 - - 2010 Đào tạo ngắn hạn (< 3 tháng) - - - - - - 2006 - - - - 1.200 - 2007 - - - - 1.200 - 2008 - - - - 1.200 - 2009 - - - - 1.200 122 100 4.460 200 4.800 - 2010 Tổng cộng 2.000 Nguồn: Báo cáo chuyên đề Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa, Khánh Hòa, tháng 5/2012, tr.16. 197 Phụ lục 3: TRANG THIẾT BỊ VẬT CHẤT CỦA NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HÒA (TÍNH NĂM 2010) Chỉ tiêu Đơn vị Toàn Tỉnh Khu du lịch tổng hợp Khu 5 Khu du lịch quốc gia Khu 2 Khu du lịch vùng Khu 2 Điểm du lịch quốc gia Điểm 1 Điểm du lịch địa phương Điểm 74 Khu mua sắm Khu 10 Khách sạn KS 436 Nhà khách và điểm lưu trú khác Nhà 313 Phòng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao Phòng 10.898 Phòng khách sạn 5 sao Phòng 1.026 Nhà hàng - cơ sở dịch vụ ăn uống NH 334 Doanh nghiệp lữ hành du lịch DN 75 Số phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ Xe 19 Số phương tiện vận chuyển du lịch đường Tàu 300 thủy Nguồn: Báo cáo chuyên đề Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa, Khánh Hòa, tháng 5/2012, tr.10. 198 Phụ lục 4: NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG BẢO ĐẢM CHO NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ NĂM 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng NỘI DUNG Tỉnh Nha Trang Cam Ranh Ninh Hòa Diên Khánh Vạn Ninh Cam Lâm Khánh Sơn Khánh Vĩnh 38.634.80 3.075.81 1.275.10 2.660.50 973.600 1.055.00 2.330.047 775.000 1.487.000 0 1 0 0 18.473.00 299.117 CHI Chi thường xuyên 0 Chi xây dựng cơ bản 1.200.00 0 360.000 0 Chi làm thao trường 3.540.00 0 Chi xây dựng công trình 6.500.000 1.912.498 1.740.358 chiến đấu Chi diễn tập 2.478.799 1.863.00 1.744.000 0 Giúp bạn Cộng 4.800.000 68.407.80 1.275.10 9.263.50 973.600 1.055.00 4.070.405 2.879.000 1.487.000 199 0 0 0 0 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 200 Phụ lục 5: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2014 HIỆN CÓ 2013 Số lượng T T XÂY DỰNG NĂM 2014 Đoàn viên Đảng viên Chi bộ QS có cấp ủy (đạt%) ĐỊA Dân số PHƯƠNG 2013 Tổng DQTV Quân số TOÀN TỈNH 1.181.503 Đạt % DQ Trong DQTV TV T.số Trong DQ % 17.668 1,50 12.613 5.055 3.844 21,76 T.số %. 2.234 17,71 Trong TV T.số % Trong DQTV T.số 1.610 31,85 10.283 Luân phiên DQ Dân số 2014 Cho ra % T.sổ 58,20 75,91 1.193.317 Số lượng Tổng DQTV Kết nạp % T.số % Quân số Đảng viên DQ IV Đạt % Trong DQTV (đạt%) Đoàn viên Chi bộ QS có cấp ủy Trong Trong (đạt%) DQ (đạt %) DQTV (đạt %) 3.179 25,00 3.356 27,00 17.849 1,50 12.791 5.058 22,00 18,00 60 81,75 1 Nha Trang 397.160 5.843 1,47 2.744 3099 1.207 20,66 448 16,33 759 24,49 3297 56,43 77,78 401.132 686 25,00 742 27.00 5.900 1.47 2.800 3100 20,83 16.45 60 81,48 2 Cam Ranh 123.759 2.038 1,65 1.493 545 497 24.39 263 17,62 234 42,94 1242 60.94 73,33 124.996 373 25,00 373 25,00 2.038 1.63 1.493 545 24,75 18,10 60 80,00 3 Ninh Hòa 236.434 2.973 1.26 2.595 378 600 20,18 467 18,00 133 35,19 1803 60,65 74,07 238.799 649 25,00 727 28,00 3.053 1,28 2.673 380 20,20 18.10 60 85,19 4 Vạn Ninh 128.162 1.888 1,47 1.548 340 426 22,56 283 18,28 143 42,06 1176 62,29 92,31 129.444 387 25,00 387 25,00 1.888 1,46 1.548 340 23,00 18,60 60 92.31 5 Cam Lâm 104.437 1.383 1.32 1.187 196 336 24.30 230 19,38 106 54,08 782 56,54 64,29 105.481 297 25,00 320 27,00 1.406 1,33 1.210 196 24,50 19.55 60 71,43 6 Diên Khánh 135.569 1.804 1,33 1.599 205 406 22,51 313 19,57 93 45,37 1069 59,26 73,68 136.925 400 25.00 400 25,00 1.804 1.32 1.599 205 22.85 19,95 60 78.95 7 Khánh Vĩnh 34.219 1.035 3.02 875 160 224 21,64 138 15,77 86 53,75 650 62.80 64,29 34.561 219 25,00 228 26,00 1.044 3,02 884 160 22.10 16,34 60 71.43 3.10 540 132 147 21,88 91 16,85 56 42,42 252 37,50 100,00 21.887 135 25,00 146 27,00 683 3.12 551 132 22,20 17.42 60 100,00 34,41 32 12 37,50 93 33 100,00 33 100,00 33 35,48 33 12.12 12.12 60 8 Khánh Son 9 Trường Sa 21.670 93 672 32 1 3,13 1 3.13 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 201 Phụ lục 6: ĐẢNG VIÊN TRONG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN Sỹ quan dự bị TT Đơn vị Tổng số Tổng số LL dự bị Đảng động viên viên Tỷ lệ Đảng viên Kết nạp Đảng viên mới Tổng số đoàn viên Tổng số HSQ-BS dự bị Đảng viên Tỷ lệ đảng viên Kết nạp Đảng viên mới 4 1 Nha Trang 6240 581 9.31 7 2577 449 268 59.69 2 Cam Ranh 2276 205 9,01 2 1002 156 105 3 Ninh Hòa 5970 471 7.89 2 2811 386 4 Diên Khánh 2241 229 10.22 2 1278 5 Vạn Ninh 2920 279 9.55 3 6 Cam Lâm 2284 238 10.42 7 Khánh Sơn 564 107 8 Khánh Vĩnh 985 Tổng 23480 Tổng số đoàn viên Tổng số Đảng viên Kết Tỷ lệ nạp Tổng số đảng Đảng đoàn viên viên viên mói 110 5791 313 5.4 3 2467 67.31 20 2120 100 4.72 2 982 197 51.04 90 5584 274 4.91 2 2721 237 142 59.92 53 2004 4.34 2 1225 1440 194 121 62.37 30 2726 158 5.8 3 1410 4 1458 132 60 2152 166 7.71 3 1398 18.97 1 342 64 67.19 21 500 64 12.8 1 321 96 9.75 1 790 95 72.6316 35 890 3.03 1 755 2206 9.40 22 11698 419 21767 1189 5.46 17 1 1279 1713 72 54.55 43 69 1017 59.37 1 5 87 27 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 202 Phụ lục 7 SẮP XÉP QUÂN NHÂN DỰ BỊ VÀO CÁC ĐƠN VỊ DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN CHỈ TIÊU ĐÃ SẮP XẾP SĨ QUAN ĐƠN VỊ (+) SQ quan HSQBS BS Đat tỷ Tổng cộng cộng lệ % HẠ SQ - BINH SĨ CNCS (+) Đúng CNCS Gần Không đúng đúng Đúng 5290 4068 454 (+) 18-34 35 36-44 (+) 27-34 35 36-44 768 5224 3680 272 1272 66 53 1 12 6052 659 5393 5657 93,473 367 333 Cam Ranh 1954 243 1711 1828 93,552 117 117 1711 1524 165 22 1611 805 30 776 100 71 2 27 Ninh Hòa 5515 504 5011 5373 97,425 387 387 4986 3973 512 501 4936 2592 272 2072 50 34 3 13 Vạn Ninh 2425 205 2220 2383 98,268 162 115 35 12 2221 1917 250 54 2195 1289 181 725 26 15 Diên Khánh 3565 360 3205 3288 201 119 80 2 3087 2509 264 314 2972 1789 120 1063 115 75 Cam Lâm 2346 208 2138 2281 97,229 112 110 2 2169 2103 63 3 2169 1318 230 621 0 Khánh Vĩnh 988 66 922 988 100 66 66 922 915 6 1 709 644 14 51 213 Khánh Sơn 886 62 824 602 67,946 32 32 570 509 61 570 341 37 192 0 21424 22400 94,39 1444 1279 6 772 570 CỘNG 23731 2307 143 8 Gần Không đúng đúng (+) Dự bị hạng 2 Nha Trang 92,23 26 Dự bị hạng 1 22 20956 17518 1775 1663 20386 12458 1156 11 3 37 9 100 213 461 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 203 1 2 Cam Ranh 1.28 5 83.3 225 7 3.11 7 100 1 16.7 CĐ, ĐH Công Làm % % nhân nông 6 100 4 6 85.7 1 14.3 7 87.5 1 12.5 % 66.7 3 Ninh Hòa 460 8 1.74 2 25 4 Diên Khánh 245 4 1.63 4 100 4 100 1 25 5 Vạn Ninh 240 4 1.67 100 4 100 4 100 6 Cam Lâm 235 5 2.13 3 60 3 60.0 7 Khánh Sơn 55 1 1.82 1 100 8 Khánh Vĩnh 70 3 4.29 3 100 3 100 2000 38 1.9 30 78.9 16 42.1 Cộng 4 5 4 50 2 25 100 1 1 5 13.2 3 100 7.9 1 20 1 20.0 1 I 12.5 200 100 2 5.26 3 100 33 86.8 3 7.9 2 5.3 % Công chức Nhà nước % % Là dân quân % Là sinh viên tốt nghiệp CĐ, DH 6 % Cấp % 3 Riêng đảng viên Cán bộ địa phưong 470 % Cấp % % 2 Nghề nghiệp trước khi vào đảng Lao dộng tự do % Học vấn Đảngviên chính thức Nha Trang Đảng viên Từ 3 tháng đến dưới 1 năm Đơn vị Thời gian kết nạp Dưới 3 tháng TT Thanh niên nhập ngũ Phụ lục 8 CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN NHẬP NGŨ NĂM 2013 % 2 33.3 3 50 7 100 2 28.6 1 14.3 4 50 3 37.5 1 12.5 3 75 4 100 1 20 l 20.0 3 7.9 1 1 12.5 2 25 20 1 /7 44.7 1 2.6 2 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 5.26 100 1 33.3 15 39.5 204 Phụ lục 9 CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NĂM 2013 206 7 524 1 100 1 70 3 105 1 60 1 Ninh Hòa 3 357 5 282 1 65 5 259 Cam Ranh 2 138 4 280 Cam Lâm 1 3 70 334 3 4 148 150 Diên Khánh Khánh Vĩnh 2 84 3 80 Khánh Sơn 2 100 2 85 Tỉnh, sở, ban, ngành Bộ, Quân khu, Tỉnh Cộng 4 3 3 5 30 3 3 5 30 4 270 270 16 1359 6 350 17 2004 80 1 60 1 1 2 194 5 419 7 40 70 409 1 60 1 40 1009 9 1 602 4 4228 1 5 7326 1 3 5438 3 3538 1 2 1 3692 861 1 29 17 21866 50 5 4278 548 6 7874 3 5438 4 3708 1 1 3 2 3692 861 481 1 2 481 356 63 7 42 48198 170 1370 6 11165 Số người TrườngSố 11165 Số HS 6 TRƯỜNG TỔNG CỘNG CHÍNH TRỊ (HS-SV) TỈNH TrườngSố Số HS Số HS 10 Số HS 2 CĐ-ĐH Số Trường Nha Trang Vạn Ninh DẠY NGHỀ TrườngSố ĐỊA PHƯƠNG THPT TrườngSố Người Lớp Người Lớp Người Lớp Người Lớp Người Đối tượng 5 Lớp Người Đối tượng 4 Lớp Người Đối tượng 3 Lớp Người Đối tượng 2 Lớp Người Lớp Đối tượng 1 Đoàn Thuvền Chủ viên trưởng, doanh thanh máy nghiệp TÔN niên khu phố trưởng GIÁO 1 650 1 650 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 06/01/2014. 205 Phụ lục 10 CÔNG TÁC TUYỂN QUÂN NĂM 2013 ĐỊA PHƯƠNG GIAO QUÂN CHÍ TIỀU ĐÃ GIAO Tổng sổ Tổng sổ TUỒI ĐỜI SỨC KHỎE VĂN HÓA CẤP II 18 19 20 21 22 23 24 25 + LỚP 5 CẤP III TC CĐ, ĐH Lớp 6 Lớp 7 TỎN GIÁO Lớp 9 Lớp 10 + Lớp Lớp 11 12 Loại 1 1 Loại 2 2 Loại 3 Đàng viên + CỘNG: 2.000 2.000 364 689 337 234 175 100 84 11 2.000 02 815 21 51 204 539 993 169 128 696 90 100 2.000 201 768 1.031 38 Tin Cao Phật lãnh đai giáo chúa lành giao 215 119 13 07 76 ĐỢT 1: 1.000 1.000 38 398 195 125 104 49 27 10 1.000 00 438 05 37 105 291 431 90 63 278 71 60 1.000 145 380 475 17 76 24 Nha Trang 470 470 10 169 84 73 56 48 24 06 470 204 28 81 95 216 33 29 154 23 27 470 21 163 286 06 60 19 41 Ninh Hóa 460 460 16 207 91 45 43 33 21 04 460 191 15 176 189 48 32 109 48 32 460 119 184 157 08 04 02 02 Khánh Vĩnh 70 70 12 22 20 07 05 01 03 43 05 09 09 20 26 09 02 15 01 05 33 32 03 277 03 09 ĐỢT 2: 1.000 1.000 326 291 142 109 71 51 09 01 1.000 377 16 14 99 248 562 79 65 418 19 40 1.000 56 388 556 21 139 95 04 Vạn Ninh 240 240 109 77 35 08 05 03 03 240 84 01 22 61 149 22 07 120 07 240 05 78 157 04 02 02 Diên Khánh 245 245 58 81 39 35 14 17 01 245 127 04 46 77 115 19 14 82 03 245 08 96 141 04 16 13 Cam Lâm 235 235 56 •'64 40 29 22 19 04 01 235 74 13 60 145 22 22 101 03 13 235 14 86 135 5 89 56 Cam Ranh 225 225 85 47 23 31 26 12 01 55 15 40 137 13 19 105 16 17 225 28 103 94 07 31 23 Khánh Sơn 55 55 18 22 05 06 04 03 10 16 03 03 10 1 25 29 1 70 02 225 55 02 + 37 01 15 09 Lớp 8 + 70 55 Thiẽn 09 00 07 43 33 03 7 04 26 04 1 Nguồn: Đảng ủy quân sự tỉnh Khánh Hòa (số 1054 - NQ/ĐU), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Khánh Hòa 6/01/2014. Phụ lục 11 206 THỐNG KÊ QUỐC TỊCH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU LỊCH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA Quốc tịch 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Mỹ 14,868 22,709 32,106 37,506 31,916 41,299 28,154 Úc 13,160 18,941 28,973 29,534 31,489 28,101 Pháp 14,243 16,917 20,695 21,098 18,056 Anh Đức Nhât Bản Trung Quốc Canada 8,547 11,727 8,404 1,682 3,958 12,630 11,962 8,769 2,187 6,233 14,838 17,992 9,972 3,105 9,382 15,948 19,548 10,901 5,411 10,906 Hàn Quốc 2,923 4,392 5,926 Thái Lan Khác 483 32,774 847 39,829 Tổng số 112,769 145,416 2011 30/6/2012 36,092 20,458 15,951 281,059 26,973 31,262 22,533 21,269 252,235 26,697 23,704 33,185 19,488 11,909 205,992 13,157 16,371 7,737 6,025 9,906 23,049 17,763 15,183 14,680 14,559 23,064 21,462 14,238 10,411 9,691 27,800 24,003 24,595 11,617 13,042 17,959 14,244 13,595 8,396 10,858 11,999 11,696 11,069 10,885 9,859 168,991 166,768 8,503 7,678 12,218 9,271 13,812 9,851 11,299 85,873 975 57,276 1,394 75,425 1,648 64,253 1,474 70,774 1,735 111,278 763 168,808 2169 149,817 3430 130,987 14918 901,221 201,240 236,174 208,236 265,797 279,981 384,979 289,368 250,353 2,374,313 Nguồn: Phòng PA61 - Công an tỉnh Khánh Hòa. 2010 124,463 74,399 98,394 207 Phụ lục 12 THỐNG KÊ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013 (Nguồn: Công an tỉnh Khánh Hòa) Cư trú quá hạn 321 Không khai báo tạm trú 96 Hoạt động trái với mục đích nhập cảnh 28 Gây rối trật tự công cộng 19 Đi vào khu vực cấm 26 Vi phạm khác 32 Tổng cộng 522 Phụ lục 13 THỐNG KÊ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013 (Nguồn: Công an tỉnh Khảnh Hòa) Trục xuất 27 Cảnh cáo 102 Phạt tiền 361 Chuyển cơ quan chức năng giải quyết 32 Tổng cộng 522 208 Phụ lục 14 DANH SÁCH TOUR (TUYẾN), ĐIỂM DU LỊCH NĂM 2014 209 Phụ lục 15 Tour (Tuyến) Điểm du lịch Tour Thành phô Viện Hải Dương học Khu du lịch Bảo Đai Tháp Bà Ponarga Hòn Chồng Chùa Long Sơn Khu du lịch Bôn Mùa Hội quán XQ Nhà thờ Núi Suôi khoáng nóng Tháp Bà Hòn Tăm Hòn Mun (lặn biên) Hòn Một Hô cá Trí Nguyên Đảo Yên Suôi Hoa Lan Đảo Khỉ Hòn Sẻ tre Hòn Ông Nhà trẻ (Vĩnh Ngọc, Khai Sáng) Nhà cô Đình Phú Vinh Hô Sen quán Chùa Thanh Quang Chùa Thiên Lợi Chùa Van Thiên Sông Tranh Quán Nhà dêt chiêu Chợ quê Lò gốm Hái dừa Tour Đảo Tour Đồng quê Tour Sông Nguồn: Công an tỉnh Khánh Hòa Đơn vị phụ trách nghiệp vụ PA.81 PA.61 PA.83 PA.83 PA.88 PA.81 PA.61 PA.88 PA.61 PA.61 PA.81 PA.61 PA.81, PA.61 PA.61 PA.61 PA.81 PA.61 PA.83 PA.88 PA.88 PA.88 210 SƠ ĐỒ TỔNG THỂ MẠNG MÁY TÍNH QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, VIỆT KIỀU ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Nguồn: Công an tỉnh Khánh Hòa) 208 Phụ lục 16 DANH MỤC QUY ĐỊNH KHU VỰC, ĐỊA ĐIỀM CẮM BIỂN BÁO “CẤM” NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ, ĐI LẠI, QUAY PHIM, CHỤP ẢNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 3357/2001/QĐ-UB ngày 27 tháng 9 năm 2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa) Quy định 101 khu vực, địa điểm cắm biển báo “cấm” (trong đó: 79 địa điểm cấm quay phim, chụp ảnh; 22 khu vực cấm cư trú, đi lại) đối với người nước ngoài. Cụ thể như sau : - I/ Thành phố Nha Trang 1/ Cấm quay phim, chụp ảnh : (23 điểm) Khoảng cách vị trí Tỉnh ủy, UBND Tỉnh 100 m Thành ủy, UBND Thành phố Công an Tỉnh, Công an Thành phố ' BCH Quân sự Tinh, Thành đội Thành phố Nha Trang BCH Biên phòng Tỉnh 04 Đồn Biên phòng: 368, 372, 376, 388 và Hải đội 2 Trạm cửa khẩu Nha Trang Đài Phát thanh -Truyền hình Đài Phát xạ Đồng Đế Trung tâm Kiểm soát Tần số (Viba) Học viện Hải quân + Cảng Quân sự (Vĩnh Nguyên) - Kho 51, Đại đội 54 Khu Bích Đầm trên bình độ 50 trở lên 2/ Cấm cư trú đi lại (7 khu vực) - Khu Bãi Đế 50.816 - Khu Bãi Tre 50.167 Khu Bãi Suốt 49.206 Mũi Cỏ 52.126 Khu tây doanh trại C90 48.187 Nam cao điểm 250 47.135 Khu vực Đồng Bò từ bình độ 100 trở lên 44.036 - II/ Thị xã Cam Ranh Cấm quay phim, chụp ảnh (19 điểm) Thị ủy, UBND Thị xã, Công an Thị xã Cơ quan Quân sự Thị xã 03 Đồn Biên phòng: 380, 384, 392 và Đại đội 19 Trạm Biên phòng Xóm Mới... - 500m 100m 32.035 [...]... trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa Thứ tư, đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa Những vấn đề đặt ra trên đây sẽ được tác giả luận án đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ trong luận án của mình 29 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH... đặc điểm, nội dung phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa; đưa ra khái niệm và những nội dung tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa Thứ hai, đưa ra khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ rõ sự cần thiết phải gắn kết và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa Thứ ba, đánh giá một cách toàn diện,... và nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo); phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía Đông giáp với Biển Đông Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn... động du lịch đối với TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Tự: Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới [84] Tác giả đã phân tích, làm rõ nét nổi bật của Khánh Hòa trong quá trình kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường QP, AN; chỉ rõ thực chất của sự kết hợp và làm rõ thực trạng phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh. .. thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước Nguyễn Văn Dung: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay [20] Tác giả đã luận giải sâu sắc về tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa; đề cập đến kinh nghiệm của nước ngoài và một số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng... trường du lịch tỉnh Hà Tây [42] Luận án đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường du lịch; phát triển thị trường du lịch; kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở nước ngoài và một số tỉnh trong nước Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường du lịch ở Hà Tây, tác giả đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch tỉnh Hà Tây 14 Trần Xuân Ảnh: Thị trường du lịch. .. TỈNH KHÁNH HÒA 1.1 Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế du lịch Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Cùng với sự vận động, phát triển của các hoạt động du lịch là hoạt động KDDL KTDL từng bước trở thành... nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo... phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch trong và ngoài nước Đề tài cấp Bộ (2008): Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ [51] Đề tài tập trung vào những vấn đề, như: Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển KT - XH, QP, AN ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch EWEC (Hợp tác phát triển KTDL Hành lang kinh tế. .. nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu ở trong nước nêu trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về tăng cường QP, AN và những nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay 3 Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng với tăng cường quốc phòng, an ninh Trần Trung Tín: Kết hợp kinh tế với ... Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Khánh Hòa 1.2 Tăng cường quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh Hòa 1.3 Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh Hòa 1.4 Khảo sát kinh. .. SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 1.1 Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Khánh Hòa 1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế. .. khăn phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh Hòa 2.2 Những thành tựu, hạn chế nguyên nhân phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh tỉnh

Ngày đăng: 05/10/2015, 09:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thứ nhất, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về phát triển NNL du lịch.

  • Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xã hội hóa và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển NNL du lịch; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch, phục vụ việc nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung - cầu về NNL du lịch. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, phát triển NNL du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng; xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển NNL du lịch; đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra quá trình đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch ở địa phương.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan