Phương pháp giải nhanh bài tập về sắt và hợp chất

8 2.6K 7
Phương pháp giải nhanh bài tập về sắt và hợp chất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 1 Dạng 1. Fe tác dụng với H2SO4 đn hoặc HNO3 1. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là A. 43 gam B. 34 gam C. 3,4 gam D. 4,3 gam 2. Cho 1,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thấy tạo hỗn hợp muối B và khí SO2 có thể tích = 1,008 lít (đktc). Tính khối lượng muối thu được và số mol H2SO4 phản ứng A. 6 gam, 0,09 mol B. 5,9 gam, 0,045mol. C. 6,5 gam, 0,09mol. D. 7 gam, 0,45mol 3. Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) vào 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ 63% (d = 1,38 gam/ml) đun nóng, khuấy đều hỗn hợp tới các phản ứng hoàn toàn thu được rắn A cân nặng 0,75 m gam, dung dịch B và 6,72 lít hỗn hợp khí NO2 và NO (ở đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan? (Giả sử trong quá trình đun nóng HNO3 bay hơi không đáng kể) A. 35,1gam B. 31,5gam C. 3,15gam D. 3,51gam 4(KB-07). Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56) A. 0,12 mol FeSO4. B. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. 5. Cho 0,015 mol Fe vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,92 . B. 3,20. C. 2,7 D. 3,84. 6. Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 1,92 . B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. 7. a. Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có dX/O2=1,3125. Khối lượng m là: A. 5,6g B. 11,2g C. 0,56g D. 1,12g b. Cho 7,84 gam vụn Fe tinh khiết tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO 3 khi đun nóng và khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và làm giải phóng ra 2,24 lít khí duy nhất NO (ở đkct). Số mol ion Fe3+ tạo thành trong dung dịch là (cho Fe = 56) A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,12 mol. D. 0,02 mol. 8(ĐHA -07). Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 thu được V lit hỗn hợp khí X (đkc) gồm NO và NO2 và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 4,48 B. 5,6 C. 2,24 D. 3,36 9. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dd chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là: A. 40,5 B. 50,4 C. 50,2 D. 50 10. a. Hỗn hợp gồm 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe phản ứng vừa đủ với dd HNO3 thu được 0,2 mol khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tổng khối lượng các muối trong dd sau phản ứng là A. 64,5g B. 40,8g C. 51,6 D. 55,2 b. Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Sau khi phản ứng kết thúc thì lượng muối thu được là A. 3,6 gam. B. 5,4 gam. C. 4,84 gam. D. 9,68 gam. 11. a. Hòa tan 5,6g hỗn hợp Cu và Fe vào dd HNO3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 3,92g chất rắn không tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết trong hỗn hợp ban đầu Cu chiếm 60% khối lượng. Thể tích dd HNO3 đã dùng là A. 0,07 lit B. 0,08 lit C. 0,12 lit D. 0,16 lit b. Cho 19,52 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, 4,48 lít khí NO duy nhất (ở đktc) và còn lại 1,28 gam một kim loại duy nhất chưa tan hết. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là A. 55,44 gam. B. 44,55 gam. C. 62,88 gam. D. 58,44 gam. 12. Hòa tan 14,8 g hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lit NO2 và 2,24 lit SO2 (đều đkc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 5,6g B. 8,4g C. 18g D. 18,2g 13. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. 14. Thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 4M cần dùng để hoà tan vừa hết 16,8 gam bột Fe. Biết phản ứng giải phóng khí NO. A. 300 ml B. 200 ml C. 233,33 ml D. đáp án khác. 15. a.Cho hợp kim A gồm Fe và Cu. Hoà tan hết trong 6g A bằng dd HNO3 đặc nóng ,thì thấy thoát ra 5,6 lit khí mầu nâu đỏ duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong mẫu hợp kim là bao nhiêu? A.53,33% B.46,66% C.70% D.90%. Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 2 b. Hoà tan hoàn toàn 9,94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra 3,584 lít khí NO (ở đktc ; là sản phẩm khử duy nhất). Tổng khối lượng muối tạo thành là: A. 29,7 gam B. 37,3 gam C. 39,7 gam D.27,3 gam 16: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 và không có khí H2 bay ra. A. 1,6 gam B. 3,2 gam C. 6,4 gam D. đáp án khác. 17. Cho bột sắt đến dư vào 200 ml dung dịch HNO3 4M ( phản ứng giải phóng khí NO) , lọc bỏ phần rắn không tan thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn ? A. 16 gam B. 24 gam C. 32 gam D. đáp án khác. 18. a. Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch HNO3 2,4M thu được dung dịch X. Thêm 100 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Hãy cho biết dung dịch Y có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu. Biết trong các phản ứng oxi hoá-khử, NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 . A. 3,2 gam B. 5,12 gam C. 6,72 gam D. 9,92 gam b. Cho hỗn hợp gồm 1,12g Fe và 1,92g Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lưộng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là: A. 120 B. 400 C. 362 D. 240 19. a. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (hóa trị không đổi). Chia 18,88 gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau: Phần I cho vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Phần II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,136 lít NO duy nhất (đktc) . Xác định R. A. Mg B. Al C. Zn D. Cu b. Cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí NO(đktc), dd Y và 1.46g kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là: A. 1.2M B. 2.4M C. 3.2M D. 2M 20. Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2.B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4 Dạng 2. Khử không hoàn toàn Fe2O3, cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa mạnh ( Phương pháp bảo toàn e) 26. Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 đốt nóng, ta được 13,92 gam hỗn hợp Y (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc dư được 5,824 lít NO2 (đktc), Vậy m có giá trị là A. 15,2 g B. 16,0 g C. 16,8 g D. 17,4 g 27. Cho khí CO đi qua ống chứa 10 gam Fe2O3 đốt nóng, thu được m gam hỗn hợp X (gồm 3 oxit). Hỗn hợp X đem hoà trong HNO3 đặc nóng dư nhận được 8,96 lít NO2. Vậy m có giá trị là: A. 8,4 g B. 7,2 g C. 6,8 g D. 5,6 g 28. Cho khí CO đi qua ống chứa m gam oxit Fe2O3 đốt nóng thu được 6,69 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn), hỗn hợp X hoà vào HNO3 dư được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, tỉ khối của Y đối với H2 bằng 21,8. Vậy m gam oxit Fe2O3 là A. 10,2 g B. 9,6 g C. 8,0 g D. 7,73 g 29. Lấy 8 gam oxit Fe2O3 đốt nóng cho CO đi qua, ta nhận được m gam hỗn hợp X gồm 3 oxit, hỗn hợp X đem hoà vào H2SO4 đặc nóng dư, nhận được 0,672 lít SO2 (đktc). Vậy m gam X có giá trị là: A. 8,9 g B. 7,24 g C. 7,52 g D. 8,16 g 30. Cho khí CO đi qua Fe2O3 đốt nóng, ta được m gam hỗn hợp rắn X gồm 4 chất. Hỗn hợp rắn X đem hoà vào HNO3 đậm đặc nóng dư, nhận được 2,912 lít NO2 (đktc) và 24,2 gam Fe(NO3)3 khan. Vậy m có giá trị là A. 8,36 gam B. 5,68 gam C. 7,24 gam D. 6,96 gam 31. Cho 1 luồng khí CO qua m gam bột Fe2O3 nung nóng thu được 14g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dd HNO3 thu được 2,24 lit khí NO (đktc). Giá trị của m là A. 16,4 B. 14,6 C. 8,2 D. 20,5 32. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Chia X thành 2 phần bằng nhau. P1 tác dụng với dd HNO3 dư thu được 0,02 mol NO và 0,03 mol N2O. P2 tan hoàn toàn trong dd H2SO4 đặc nóng thu được V lit khí SO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72 33. Trộn 0,5g bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dd HNO3 đặc nóng dư thì thể tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đkc là: A. 0,672lit B. 0,896lit C. 1,12lit D. 1,344 34. Một hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau.Lấy m1 gam hỗn hợp X cho vào ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi thổi một luồng khí CO đi qua. Toàn bộ khí sau phản ứng được dẫn từ từ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 19,7 gam kết tủa trắng. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe , FeO và Fe3O4. Xác định m1. A. 23,6 gam B. 22 gam C. 20,8 gam D. đáp án khác. Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 3 Dạng 3. Hỗn hợp sắt và các oxit phản ứng với chất oxi hóa (phương pháp quy đổi) 1. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trên bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được V ml khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 224. B. 448. C. 336. D. 112. 2. Lấy 11,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đem hoà trong HNO3 loãng dư nhận được 1,344 lít NO và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 49,09 g B. 34,36 g C. 35,50 g D. 38,72 g 3. Lấy m gam hỗn hợp (FeO, Fe2O3, Fe3O4) đem hoà vào HNO3 đậm đặc dư thì nhận được 4,48 lít NO2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 145,2 gam muối khan. Vậy m có giá trị là: A. 77,7 g B. 35,7 g C. 46,4 g D.15,8 g 4. Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml khí NO(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là: A. 0,06 (mol). B. 0,036 (mol). C. 0,125(mol). D. 0,18(mol). 5. Hoà tan hoàn toàn 49,6gam hỗn hợp X gồm Fe,Fe2O3,Fe3O4,FeO bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2(đktc). a) Phần trăm khối lượng của oxi trong hỗn hợp X là A. 40,24 % B: 30,7 % C: 20,97 % D: 37,5 % b) Khối lượng muối trong dung dịch Y là A:160 gam B. 140 gam C:120 gam D: 100 gam 6. Cho 41,76 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó số mol FeO = số mol Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M (loãng). Giá trị của V là: A. 0,6 lít B. 0,7 lít 0,8 lít. D. Một kết quả khác. 7. Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác nếu cho hỗn hợp đó tác dụng với khí CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V ở đktc là: A. 0,956lít B. 0,273lít C. 0,965lít D. 0,237lít 8. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là: A. 4,875. B. 9,75 C. 14,625 D. 19,5 10. Cho 45,44 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 154,88 gam muối khan. Giá trị của V là A. 4,48. B. 8,96. C. 5,376. D. 11,2. 11. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng, nóng (dư) thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (ở đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. a. Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 1,0. B. 1,2. C. 1,4. D. 1,6. b. Giá trị của m là: A. 24,0. B. 25,6. C. 27,2. D. 28,8. 12. Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào 200ml HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1,46 gam kim loại chưa tan. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là: A. 2,7M. B. 3,2M. C. 3,5M. D. 2,9M. 13. Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phản ứng với CO nung nóng, sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 gam hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là: A. 19,2 và 0,87. B. 19,2 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51 14. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: A. 0,08. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,23. 15. Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác nếu cho hỗn hợp đó tác dụng với khí CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V ở đktc là: A. 0,956lít B. 0,273lít C. 0,965lít D. 0,237lít 16. a. Hoà tan hết hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 g muối khan. Giá trị m là : A. 33,6g B. 42,8g C.46,4g D. Kết quả khác b. Cho 11,36g hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 phản ứng hết với dd HNO3 dư thu được 1,344 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và dd X. Cô cạn dd X thu được số gam muối khan là A. 38,7 B. 35,5 C. 49,09 D. 34,36 17 Để tác dụng vừa đủ với 7,68 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần 260ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc tách kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, khối lượng chất rắn thu được là: A. 6g. B. 7g. C. 8g. D. 9g. 18. Hoà tan hoàn toàn 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 17,92. B. 19,04. C. 24,64. D. 27,58. 19. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thoát ra 4,48 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm NH3 dư vào Y thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 16,8 B. 17,75 C. 25,675 D. 34,55 20. Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,48 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, lọc và Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 4 nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của m là A. 11,650 B. 12,815 C. 17,545 D. 15,145 21. Cho hh Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư thu 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỷ khối đối với H2 bằng 9. Thành phần % theo số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là: A. 40% B. 60% C.35% D. 50% 22. Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 4,48 lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là: A. 9,6. B. 14,72. C. 21,12. D. 22,4 23. Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 81,55. B. 104,2. C. 110,95. D. 115,85. 24. Hỗn hợp bột X gồm Zn, ZnS và S. Hoà tan hoàn toàn 17,8 gam X trong HNO3 nóng, dư thu được V lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ Ba(OH)2 vào Y thấy lượng kết tủa tối đa thu được là 34,95 gam. Giá trị của V là: A. 8,96. B. 20,16. C. 22,4. D. 29,12. 25. Hỗn hợp X gồm Mg, MgS và S. Hoà tan hoàn toàn m gam X trong HNO3 đặc, nóng thu được 2,912 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y được 46,55 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,8. B. 7,2. C. 9,6. D. 12. Dạng 4 . Dạng đốt cháy Sắt trong không khí rồi cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa (Bảo toàn e) 1. Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m? A. 15 gam. B. 13,2gam C. 11,2gam D. 16,8gam 2. Lấy m gam sắt đem đốt trong oxi không khí ta được hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất rắn) cân nặng 12 gam, hỗn hợp rắn X đem hoà trong HNO3 dư nhận được 2,24 lít khí NO (đktc). Vậy m có giá trị là: A. 8,96 g B. 9,82 g C. 10,08 g D. 11,20 g 3. Lấy p gam Fe đem đốt trong oxi ta được 7,52 gam hỗn hợp X gồm 3 oxit. Hỗn hợp X đem hoà tan trong H2SO4 đặm đặc dư được 0,672 lít SO2 (đktc). Vậy p có giá trị là: A. 4,8 gB. 5,6 g C. 7,2 g D. 8,6 g 4. Để m gam phoi Fe ngoài không khí sau 1 thời gian thu được 12g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hết X trong dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc). Giá trị của m là A. 9,52 B. 9,62 C. 9,42 D. 9,72 5. Cho 11,2g Fe tác dụng với oxi được m gam hỗn hợp X gồm các oxit. Hòa tan hết X vào dd HNO3 dư thu được 896 ml NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 29,6 B. 47,8 C. 15,04 D. 25,84 6. Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thu được 11,8g hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dd HNO3 loãng thu được 2,24 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 9,94 B. 10,04 C. 15,12 D. 20,16 7. Nung 8,4gam Fe trong không khí , sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A:11,2 gam B: 10,2 gam C:7,2 gam D:6,9 gam 8. Nung m gam bột Fe trong oxi không khí , sau phản ứng thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A:2,52 gam B: 2,22 gam C:2,62 gam D:2,32 gam 9. Nung 8,96 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A gồm Fe2O3,Fe3O4,FeO. A Hoà tan vừa đủ trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3 thu được khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Số mol khí NO là A:0,01 mol B: 0,04 mol C:0,03 mol D:0,02 mol b. Khối lượng hỗn hợp rắn X là: A. 12,32 g. B. 12,16 g. C. 13,76 g. D. 12,96 g.) 10. Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với HNO3 dư thu được V lít (đktc) khí NO. Giá trị của V là: A. 0,3lít B. 0,6lítC. 0,9lítD. 0,45lít 11. Đốt cháy m gam Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 19. Giá trị của m là: A. 2,39g B. 3,92g C. 2,93g D. 3,29g 12. Đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. Để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch chứa HNO3 2M, thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m, V lần lượt là: A. 8,4 và 3,36. B. 8,4 và 5,712. C. 10,08 và 3,36. D. 10,08 và 5,712. 13. Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a gam là: A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 22,4 gam. D. 25,3 gam. 14. Oxi hóa hoàn toàn 2,184 gam bột Fe thu được 3,048 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit. Chia A thành 3 phần bằng nhau. Hoà tan 1/3 hh bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO thoát ra ở đktc là: A. 0,0112 lít. B. 0,0448 lít. C. 0,0224 lít. D. Kết quả khác. 15. Nung m gam Fe trong không khí sau một thời gian thu được 104,8 gam hỗn hợp A gồm 4 chất. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 0,18 mol NO, 0,36 mol NO2. 1. Giá trị của m là A. 39,2g. B. 78,4g. C. 117,6g. D. Kết quả khác. 2. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tách kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, khối lượng chất rắn thu được là: A. 221g. B. 112g. C. 121g. D. Kết quả khác Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 5 16. Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn (A) trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp (Y) gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x? A. 0,06 mol B. 0,065 mol C. 0,07 mol D. 0,075 mol 17. Nung m gam Fe trong 6,72 lít O2 (đktc) sau một thời gian thu được 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn chất rắn thu được vào HNO3 đặc, nóng thu được 6,72 lít NO2 (đktc) duy nhất. Giá trị của m là: A. 28g. B. 39,2g. C. 16,8g. D. Kết quả 18. a. Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam. Tính % sắt đã bị oxi hóa, giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit. A. 48,8% B. 60,0% C. 81,4% D. 99,9% b. Đốt cháy m gam Fe trong không khí thu được (m + x) gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan vừa đủ hỗn hợp A cần V ml dung dịch HCl nồng độ 3,65% (khối lượng riêng d g/ml). Giá trị của V là A. 125 x . d B. 1,25 m+x . d C. 12,5 m+x . d D. 125 m+x . d 19. Đốt a gam Fe trong không khí thu được 9,6 gam hỗn hợp B gồm Fe, Fe3O4 , FeO, Fe2O3 . Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch C và khí NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa E. Lọc nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 12 gam chất rắn. Tính số mol HNO3 đã phản ứng. A. 0,45 mol B. 0,55 mol C. 0,65 mol D. đáp án khác. Dạng 5. Hỗn hợp các oxit sắt phản ứng với axit thường 20. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam muối FeCl2 và m gam FeCl3.Giá trị của m là A. 8,75. B. 9,75. C. 6,5. D. 7,8. 21. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,16.B. 0,18. C. 0,08.D. 0,23. 22. Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào? A. 25 ml; 1,12 lít. B. 0,5 lít; 22,4 lít. C. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít. 23. Cho m1 gam Fe và m2 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl, hãy cho biết tiến hành cho theo trình tự nào để thể tích dung dịch HCl cần dùng là ít nhất. A. Fe trước, Fe3O4 sau. B. Fe3O4 trước, Fe sau C. cho đồng thời cả 2 vào. D. mọi cách tiến hành đều cho cùng một thể tích dung dịch HCl. 24. Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 76,755 B. 73,875 C. 147,750 D. 78,875 25. Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. A. 0,5 lít. B. 0,7 lít. C. 0,12 lít. D. 1 lít. 26. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65) A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. 27. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml. 28. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe O , Fe O vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ 2+ 3+ 2 3 3 4 số mol Fe và Fe là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m gam muối khan. Sục khí clo 1 (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Biết m – m = 0,71. Thể tích dung dịch HCl 2 2 1 đã dùng là A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml. Dạng 6. Hỗn hợp sắt và oxit tác dụng với axit thường 29. Cho 1 gam hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3) vào dung dịch HCl cho 112ml khí đktc. Dẫn H2 chỉ qua 1gam hỗn hợp X ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hoàn toàn được 0,2115g H2O. Xác định khối lượng FeO ở 1 gam X? A. 0,40 gam B. 0,25 gam C. 0,36 gam D. 0,56gam. 30. Một hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3. Cho hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch HCl, thấy còn lại 0,56 gam chất rắn không tan là sắt. Lọc bỏ phần rắn không tan, cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch sau phản ứng thì thu được 39,5 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl. A. 0,5M B. 1,0 M C. 1,5M D. đáp án khác. 31. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là: Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 6 A. 4,875. B. 9,75. C. 14,625. D. 19,5. 32. Hỗn hợp X gồm Fe,Fe2O3,Fe3O4,FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z .Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngưng thoát ra khí NO .Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào A:25ml và 1,12 lít B: 500ml và 22,4 lít C:50ml và 2,24 lít D: 50ml và 1,12 lít 33. Hỗn hợp X gồm sắt và sắt oxit có khối lượng 16,16 gam. Đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư người ta thu được dung dịch B và 0,896 lít khí (đo ở đktc). Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư rồi đun sôi trong không khí người ta thu được kết tủa C. Nung kết tủa C ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì được 17,6 gam chất rắn. Công thức phân tử sắt oxit là: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Câu C đúng Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 7 Dạng 7. Hợp chất sắt (II) 1. Tổng hệ số ( các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là A. 36 B. 34 C. 35 D. 33 2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm hai khí X ,Y. Công thức hoá học của X, Y lần lượt là :A. H2S và SO2 B.H2S và CO2 C.SO2 và CO D. SO2 và CO2 3. Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl 2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt ba, người ta có thể cho thêm vào dd: A. 1 lượng sắt dư. B. 1 lượng kẽm dư. C. 1 lượng HCl dư. D. 1 lượng HNO3 dư. 3. Một dung dịch có chứa các ion : Fe2+, K+, Cu2+, Ba2+ và NO-3. Hãy cho biết có thể sử dụng hoá chất nào sau đây để nhận biết sự có mặt của ion Fe2+ có trong dung dịch trên ? A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. dung dịch Na2CO3 D. không dung dịch nào thoả mãn 4. Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Hãy cho biết công thức của oxit đó. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. A và B đúng 5. Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Mặt khác, cho Cu vào dung dịch X, thấy Cu tan ra và dung dịch có màu xanh. Hãy cho biết công thức của oxit đó. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. đáp án khác. 6. Thêm dd NaOH dư vào dd chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Khi các pứ xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 1,095 gam B. 1,350 gam C. 1,605 gam D. 13,05 gam 7. Sục khí CO2 đến dư vào một cốc nước có chứa FeCO3. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra ? A. FeCO3 không tan B. FeCO3 tan một phần. C. FeCO3 tan hoàn toàn.D. không xác định. 8. Hãy cho biết khi cho dung dịch chứa hỗn hợp KMnO4 + H2SO4 loãng (lấy dư so với lượng phản ứng) vào V(l) dung dịch FeCl2 aM và cho vào V(l) dung dịch FeSO4 aM,. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng ? A. KMnO4 phản ứng với FeCl2 nhiều hơn so với FeSO4 . B. KMnO4 phản ứng với FeCl2 ít hơn so với FeSO4 . C. Lượng KMnO4 phản ứng bằng nhau ở 2 thí nghiệm C. đáp án khác. 9. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 sau đó đem để ngoài không khí, hãy cho biết hiện tượng nào sẽ quan sát được sau đây ? A. kết tủa lục nhạt xuất hiện sau đó kết tủa tan. B. có kết tủa nâu xuất hiện sau đó chuyển sang màu lục nhạt. C. kết tủa lục nhạt xuất hiện sau đó hoá nâu ngoài không khí . D. có kết tủa luc nhạt sau đó hoá nâu rồi tan. 10(KA-09): Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. 11. Hoà tan a gam FeSO4.7H2O trong nước thu được 300 ml dung dịch X. Thêm H2SO4 loãng dư vào 20 ml dung dịch X, dung dịch hỗn hợp này làm mất màu 30 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Xác định a. A. 62,55 gam B. 55,6 gam C. 69,5 gam D. đáp án khác. 12. Hoà tan một đinh thép có khối lượng là 1,14 gam bằng dung dịch H2SO4 oãng dư, phản ứng xong loại bỏ kết tủa, được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu 40 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Hãy xác định hàm lượng sắt nguyên chất có trong đinh thép. Giả thiết rằng trong dinh thép, chỉ có Fe tác dụng với H 2SO4 loãng. A. ≈ 98, 1% B. ≈ 98,2% C. ≈ 99,4% D. đáp án khác. 13. Hòa tan hoàn toàn 10 g hỗn hợp muối khan FeSO4 và Fe2(SO4)3 thu được dung dịch A. Cho A phản ứng vừa đủ với 1,58 g KMnO4 trong môi trường H2SO4. Thành phần % (m) của FeSO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là A. 76% ; 24%. B. 50%; 50%. C. 60%; 40%. D. 55%; 45%. 14. Cho 5,6 gam Fe tan vừa hết trong dung dịch HCl, cho bay hơi nước trong dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn G. Hãy cho biết công thức của chất rắn G. A. FeCl 2 B. FeCl2.2H2O C. FeCl2. 4H2O D. FeCl2. 7H2O 15. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Tính số lít của dung dịch (Y) A. Vdd(Y) = 2,26lít B. Vdd (Y) = 22,8lít C. Vdd(Y) = 2,27lít D. Kết quả khác 16. Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và FexOy trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 17,6 gam một oxit duy nhất của sắt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88g kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. cả B và C. 17. Khi cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch chứa đồng thời FeCl2 0,1M và HCl 0,5M. Hãy cho biết có những phản ứng nào sau đây xảy ra ? A. Ag+ tác dụng với Cl- và Fe2+ C. Fe2+ tác dụng với Ag+ và NO-3, H+ + 2+ + B. Ag tác dụng với Cl và Fe ; H và NO-3 tác dụng với Fe2+ . D. không xác định. 17: Cho 34,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí NO (đktc) dung dịch X và còn lại 16 gam kim loại không tan hết. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Tính m? A. 55,6 gam B. 56,6 gam C. 61,8 gam D. 62,81 gam 18: Hòa tan 8,4 gam bột kim loại Fe bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch X và 1,68g kim loại không tan, V lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Giá trị V là A. 3,36 lít. B. 2,688 lít. C. 1,792 lít D. 5,376 lít 19. Cho dung dịch HNO3 loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 5,6 gam Fe và 9,6 gam Cu. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 3,136 lít khí NO thoát ra (đktc), còn lại m gam chất không tan. Trị số của m là: A.7,04 gam B.1,92 gam C. 2,56 gam D. 3,2 gam Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 8 20: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 34,44. B. 12,96. C. 30,18. D. 47,4. 21: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,8. B. 28,7. C. 57,4. D. 68,2. 21(KB-09): Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24. Dạng 8. Hợp chất sắt (III) 22. Cho hỗn hợp Fe + Cu tác dụng với HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là A. HNO3 B. Fe(NO3)3 C. Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)2 23. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là: A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3, HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3 24. Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối sắt (III) trong dung dịch ? A. Na, Al, Zn B. Fe, Mg, Cu C. Ba, Mg, Ni D. K, Ca, Al 25. Dung dịch HI có tính khử , nó có thể khử được ion nào trong các ion dưới đây : A. Fe2+ B. Fe3+ C.Cu2+ D. Al3+ 26. (KB-2010): Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau : (a) Fe3O4 và Cu (1 : 1) (b) Sn và Zn (2 : 1) (c) Zn và Cu (1 : 1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) (e) FeCl2 và Cu (2 : 1) (g) FeCl3 và Cu (1 : 1) Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 27. Hãy cho biết khi cho dung dịch nào sau đây vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủavà khí bay lên ? A. dung dịch Na2CO3 B. dung dịch K2S C. dung dịch K2SO3 D. cả 3 đều thoả mãn. 28(CĐ-08): Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): + dd X + dd Y + dd Z NaOH → Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 → BaSO4 Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là: A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2. B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2. 29. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V(ml) dung dịch chứa FeCl2 0,4M và FeCl3 0,6M thu được 33,18 gam kết tủa. Xác định V. A. 200 ml B. 300 ml C. 400 ml D. đáp án khác. 30. Có 2 chất rắn là FeCl2 và FeCl3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để nhận biết được 2 chất rắn đó. A. dung dịch NaOH B. dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng C. dung dịch AgNO3 D. đáp án khác. 31. Dung dịch chứa đồng thời 0,01 mol NaCl; 0,02 mol CuCl 2; 0,01 FeCl3; 0,06 mol CaCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là: A. Fe B. Na C. Cu D. Ca 37. Hoà tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng H2SO4 đặc, nóng ta thu được 2,24 lít SO2 (đktc), phần dung dịch chứa 120g một loại muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxit sắt. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. cả A và B. 38. Tính lượng I2 hình thành khi cho dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,3 mol KI. A. 0,10 mol B. 0,15 mol C. 0,20 mol D. 0,40 mol 39. Cho m gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 dư thu được dung dịch X. 1/2 dung dịch X làm mất màu vừa hết 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Hãy cho biết 1/2 dung dịch X còn lại hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu. A. 1,6 gam B. 3,2 gam C. 4,8 gam D. 6,4 gam 40. Cho 6,5 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeCl3 0,4M và HCl 2M thu được dung dịch X và 1,792 lít H2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X tu được kết tủa, /lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn. A. 6,08 gam B. 6,4 gam C. 14,5 gam D. đáp án khác. 41. Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch X chứa CuSO4 0,06 mol và Fe2(SO4)3 0,12 mol thu được 2,56 gam kết tủa. Mổt khác, cho 11,2 gam Fe vào 200 ml dung dịch trên thì thu được 10,88 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch X. A. Fe2(SO4)3 0,4M và CuSO4 0,3M B. Fe2(SO4)3 0,6 M và CuSO4 0,3M C. Fe2(SO4)3 0,4M và CuSO4 0,4M D. Fe2(SO4)3 0,6 M và CuSO4 0,4M 42. Cho 2,4 gam Mg vào 200 ml dung dịch FeCl3 0,4M . Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra : 2FeCl3 + Mg → MgCl2 + FeCl2 (1) 3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe (2) Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe (3) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 (4) A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. đáp án khác. 43: Cho 47,07 gam Fe vào 800 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được khí NO và dung dịch X. Số mol của các chất trong X là?A. 0,24 mol Fe(NO3)3 và 0,6 mol Fe(NO3)2 B. 0,24 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Fe(NO3)2 C. 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,6 mol Fe(NO3)2 D. 0,6 mol Fe(NO3)2 44(KB-2010): Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2. ... không đổi 17,6 gam chất rắn Công thức phân tử sắt oxit là: A FeO B Fe3O4 C Fe2O3 D Câu C Phương pháp giải tập sắt hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 Dạng Hợp chất sắt (II) Tổng hệ số... lượng chất rắn thu là: A 221g B 112g C 121g D Kết khác Phương pháp giải tập sắt hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 16 Đốt cháy x mol Fe oxi thu 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm oxit sắt Hòa.. .Phương pháp giải tập sắt hợp chất – GV: Đồng Đức Thiện – 0914.612.679 b Hoà tan hoàn toàn 9,94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu dung dịch HNO3 loãng dư, thấy

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan