Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
HỒ KIỀU BÉ
CHỌN TẠO DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG
RẦY NÂU, PHẨM CHẤT TỐT TỪ HAI
DÒNG CTUS5 ĐỘT BIẾN
Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG
Cần Thơ, 01/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG
Tên đề tài:
CHỌN TẠO DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG
RẦY NÂU, PHẨM CHẤT TỐT TỪ HAI
DÒNG LÚA CTUS5 ĐỘT BIẾN
Giáo viên hướng dẫn:
PGs.TS VÕ CÔNG THÀNH
Cần Thơ, 01/2014
Sinh viên thực hiện:
HỒ KIỀU BÉ
MSSV: 3108325
Lớp: TT10Z1A1
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG
với đề tài:
CHỌN TẠO DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG RẦY NÂU , PHẨM
CHẤT TỐT TỪ HAI DÒNG LÚA CTUS5 ĐỘT BIẾN
Được thực hiện bởi sinh viên Hồ Kiều Bé
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
PGs. TS. Võ Công Thành
i
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
chuyên ngành CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG với đề tài:
CHỌN TẠO DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG RẦY NÂU, PHẨM
CHẤT TỐT TỪ HAI DÒNG LÚA CTUS5 ĐỘT BIẾN
Do sinh viên Hồ Kiều Bé thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ..........................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá: ............................................................................
Cần Thơ, ngày….. tháng ….. năm 2014
Hội Đồng
...............................
.....................................
....................................
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong các luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Hồ Kiều Bé
iii
TÓM LƯỢC BẢN THÂN
I.
LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Hồ Kiều Bé
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 1990
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: TT U Minh, Huyện U Minh, Cà Mau
Họ và tên cha: Hồ Tấn Bửu
Họ và tên mẹ: Châu Lệ Hoa
Địa chỉ thường trú: TT U Minh, Huyện U Minh, Cà Mau
II.
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.
Tiểu Học:
Thời gian học tập: 1998 – 2003
Trường: Tiểu Học Thị Trấn U Minh
Địa chỉ: Khóm III, TT U Minh, U Minh, Cà Mau
2.
Trung Học Cơ Sở:
Thời gian học tập: 2003 – 2007
Trường: Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Địa chỉ: Khóm IV, TT U Minh, U Minh, Cà Mau
3.
Trung Học Phổ Thông:
Thời gian học tập: 2007 – 2010
Trường: Trường THPT U Minh
Địa chỉ: Khóm I, TT U Minh, U Minh, Cà Mau.
4.
Đại học
Thời gian học tập: 2010 đến nay
Trường: Đại Học Cân Thơ
Địa chỉ: Khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ.
iv
CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy bảo tôi từ lúc
ấu thơ cho đến khi tôi trưởng thành. Người đã không ngại nắng mưa, tầng tảo
làm việc để cho tôi được đến trường.
Thành kính ghi ơn
PGs.TS Võ Công Thành một người thầy đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và
hổ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Xin chân thành biết ơn
TS. Huỳnh Kỳ người thầy cố vấn học tập trong suốt quá trình tôi học tập
tại trường, người đã luôn quan tâm, chia sẽ và động viên mỗi khi tôi gặp khó
khăn, luôn giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên hết sức quan trọng trong suốt
thời gian tôi học tập.
Xin chân thành cảm ơn
TS. Quan Thị Ái Liên, Ktv. Đái Phương Mai, Ths. Trần Thị Phương
Thảo, Ks. Nguyễn Thanh Tâm, Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên đã giúp đỡ và hỗ trợ
tôi trong thời gian thực tập và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Trân thành cảm ơn tập thể lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng 36 những
người đã luôn ở bên tôi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện các
thí nghiệm để hoàn thành luận văn.
v
HỒ KIỀU BÉ, 2013. “Chọn tạo dòng lúa chịu mặn, kháng rầy nâu, phẩm
chất tốt từ hai dòng lúa CTUS5 đột biến”. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
Công nghệ giống cây trồng. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường
Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. TS. Võ Công Thành
TÓM LƯỢC
Với mục tiêu chọn ra những dòng lúa có khả năng chịu mặn ở nồng độ
cao, kháng rầy và phẩm chất tốt để đáp ứng nhu cầu cải thiện canh tác ở những
vùng chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn, cải thiện giá trị xuất khẩu cũng như
hạn chế sự thất thoát năng suất do sự gây hại của rầy nâu. Từ đó là cở sở cho
những thí nghiệm nghiên cứu ngoài đồng sau này. Thí nghiệm được tiến hành
theo phương pháp chọn lọc cá thể trong thời gian từ ngày 06 tháng 8 năm 2012
đến ngày 19 tháng 12 năm 2013. Theo dõi đánh giá về các chỉ tiêu kháng rầy
nâu, chống chịu mặn, phẩm chất gạo và các chỉ tiêu nông học theo thang đánh
giá của IRRI (1996). Kết quả đạt được, chọn được một dòng CTUS5-1-7-2 có khả
năng chống chịu mặn 12‰ ở cấp 5, kháng rầy nâu cấp 3, hàm lượng amylose
dưới 20%, thời gian sinh trưởng (TGST) dưới 90 ngày.
vi
MỤC LỤC
Chương
Nội dung
GIỚI THIỆU
TRÌNH DUYỆT
LỜI CAM ĐOAN
TÓM LƯỢC BẢN THÂN
CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO
Trang
i
ii
iii
iv
v
vi
vii
x
xi
xii
1
2
2
1.1.1. Nguồn gốc
2
1.1.2. Giá trị của lúa gạo
2
1.1.2.1.
Giá trị dinh dưỡng
2
1.1.2.2.
Giá trị kinh tế
3
1.2. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÚA
3
1.2.1. Sự mặn
3
1.2.2. Sự hình thành và đặc tính của đất mặn
3
1.2.3. Sự ảnh hưởng của đất mặn đến sinh trưởng của cây trồng 4
1.2.4. Sự ảnh hưởng của đất mặn đến sinh trưởng của cây lúa
5
1.2.5. Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa
6
1.2.6. Di truyền tính chống chiu mặn của cây lúa
7
1.3. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA
8
1.3.1. Thời gian sinh trưởng
8
1.3.2. Chiều cao cây
8
1.3.3. Chiều dài bông
8
1.3.4. Số hạt chắc/bông
9
1.3.5. Trọng lượng 1000 hạt
9
1.4. PHẨM CHẤT GẠO
9
1.4.1. Hàm lượng Amylose
10
1.4.2. Hàm lượng Protein
10
1.5. TÍNH CHỐNG CHỊU RẦY NÂU
10
1.5.1. Tập tính sinh sống và gây hại của rầy nâu
11
1.5.2. Cơ chế tính kháng rầy của lúa
11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
13
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
13
vii
2.1.1. Thời gian thí nghiệm
2.1.2. Địa điểm thí nghiệm
2.2. PHƯƠNG TIỆN
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm
2.2.2. Thiết bị thí nghiệm
2.3. PHƯƠNG PHÁP
2.3.1. Qui trình thí nghiệm
2.3.2. Đánh giá phẩm chất hạt gạo
2.3.2.1. Chiều dài hạt gạo
2.3.2.2. Hàm lượng amylose
2.3.2.3. Hàm lượng protein
2.3.3. Đánh giá mặn
2.3.4. Đánh giá rầy
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
4.1. VỤ 1(Nhân dòng M 2 )
13
13
13
13
13
13
13
14
14
14
15
16
17
19
19
4.1.1. Chỉ tiêu nông học
4.2. VỤ 2(M 3 )
4.2.1. Chỉ tiêu nông học
4.2.2. Chỉ tiêu phẩm chất
4.2.2.1. Phân tích hàm lượng Amylose
4.2.3. Đánh giá khả năng chống chịu mặn
4.3. VỤ 3 (M 4 )
4.3.1. Đánh giá chỉ tiêu nông học
4.3.2. Chỉ tiêu phẩm chất
4.3.2.1. Hàm lượng amylose và protei n
4.3.2.2. Chiều dài hạt gạo
4.3.3. Đánh giá khả năng kháng rầy
4.3.4. Đánh giá khả năng chống chịu mặn
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.2. ĐỀ NGHỊ
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
19
19
19
21
21
22
24
24
25
25
26
27
29
33
33
33
34
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL
EC
IRRI
TGST
đồng bằng sông Cửu Long
Electrical Conductivity (độ dẫn điện)
Intergrated Rice Research Instiute
(Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế)
Thời gian sinh trưởng
ix
DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của 100g gạo trắng,
2
gạo lức và nếp.
Bảng 1.2: Bảng phân loại đất mặn
4
Bảng 1.3: Thời gian sinh trưởng và nhóm lúa
8
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo
14
(IRRI, 1988)
Bảng 2.2: Thang đánh giá hàm lượng Amylose (IRRI, 1998)
15
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ chịu mặ n (IRRI, 1988)
17
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ nhiễm rầy nâu trên lúa (IRRI, 1978)
18
Bảng 3.1: Chỉ tiêu nông học vụ 1
19
Bảng 3.2: Chỉ tiêu nông học các dòng lúa vụ 2
20
Bảng 3.3: Hàm lượng Amylose và Protein của vụ 2
21
Bảng 3.4: Sự thay đổi EC, pH và nhiệt độ trong dung dịch muối
22
13‰ trong 7 ngày
Bảng 3.5: Kết quả thử mặn 13‰ của các dòng lúa vụ 2
23
Bảng 3.6: Chỉ tiêu nông học các dòng lúa vụ 3
24
Bảng 3.7: Hàm lượng Amylose và Protein của vụ 3
25
Bảng 3.8: Chiều dài hạt gạo của 6 dòng có Amylo se dưới 20%
26
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá rầy của vụ 3
28
Bảng 3.10: Sự thay đổi EC, pH và nhiệt độ của dung dịch muối
29
13‰ trong 5 ngày
Bảng 3.11: Kết quả thử mặn 13‰ của lúa vụ 3
30
Bảng 3.12: Sự thay đổi EC, pH và nhiệt độ của dung dịch muối
30
12‰ trong 6 ngày
Bảng 3.13: Kết quả thử mặn 12‰ của lúa vụ 3
31
x
DANH SÁCH HÌNH
Tên hình
Hình 1: Chiều dài hạt gạo của 6 dòng có Amylose dưới 12%
Hình 2: Kết quả đánh giá rầy sau 14 ngày
Hình 3: Kết quả đánh giá mặn sau 6 ngày
xi
Trang
27
28
32
MỞ ĐẦU
Theo Ngân hàng thế giới cho biết Việt Nam là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Một phần diện tích đáng kể đất
trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
sẽ bị nhiễm mặn vì khoảng 80% diện tích ĐBSCL và 30% diện tích đồng bằng
sông Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho
diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm
xuống còn 1-1,5 lần/năm. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu
ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có
khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp. Ngoài
ra, nước ta có diện tích đất nhiễm mặn khác lớn khoảng một triệu ha (chiếm
khoảng 3% diện tích nước ta), chủ yếu tập trung ở ĐBSCL với hơn 700.000 ha
đất mặn và bị nhiễm mặn, mặn còn xâm nhập sâu vào nội đồng từ 30-40km.
Khi thời tiết thay đổi cũng là cơ hội cho các loại sâu bệnh phát triển trong
đó đặc biệt là rầy nâu. Nhắc đến rầy nâu thì ai cũng nhớ đến trận dịch rầy nâu
những năm 1977-1978, rầy nâu đã phá hại trên khoảng một triệu ha lúa ở các tỉnh
phía Bắc, làm giảm năng suất 30-50%, nhiều nơi bị mất trắng. Tiếp theo, bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại ở riêng ĐBSCL đã lên đến 40.000 ha. Cho đến
bây giờ, rầy nâu vẫn là một trong những vấn nạn của việc sản xuất lúa.
Mặt dù, nước ta đứng nhất, nhì về sản lượng gạo xuất khẩu nhưng về mặt
giá trị xuất khẩu nước ta lại đứng hàng thứ tư. Nguyên nhân chủ yếu là do chất
lượng gạo của nước ta phần lớn nằm trong nhóm trung bình, không có thương
hiệu riêng. Khó cạnh tranh với các loại gạo chất lượng cao của Ấn Độ, Pakistan
và Thái Lan.
Ảnh hưởng của BĐKH, rầy nâu phá hại, những vùng đất mặn hay bị
nhiễm mặn là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa gạo của nước ta
hiện nay, nó ảnh hưởng đến năng suất và cả diện tích đất canh tác có nguy cơ
ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, chất lượng của gạo lại là một rào cảng khác làm
cho gạo của nước ta khó cạnh tranh ở các thị trường khó tính như Nhật Bản,
Mĩ,…
Nhận thấy được những khó khăn và trở ngại trên đối với việc sản xuất lúa
của nước ta nói chung, đặt biệt là ĐBSCL nói riêng. Nên đề tài “CHỌN TẠO
DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG RẦY NÂU, PHẨM CHẤT TỐT TỪ
HAI DÒNG LÚA CTUS5 ĐỘT BIẾN” được thực hiện với mục tiêu cải thiện
khả năng chịu mặn, khả năng kháng rầy và nâng cao phẩm chất gạo của giống
CTUS5 để góp phần tạo nên những dòng lúa mới cho sản xuất. Kết quả mong
1
muốn đạt được là chọn ra được ít nhất một dòng lúa có khả năng chống chịu mặn
ở 12%, hàm lượng amylose thấp và kháng rầy nâu.
2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1
NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO
1.1.1 Nguồn gốc
Có rất nhiều tài liệu cho rằng cây lúa đã được trồng trãi dài từ phía Nam
Trung Quốc đến phía Đông Bắc Ấn Độ (cách đây khoảng 8000 năm). Theo Võ
Tòng Xuân (1984), hình ảnh người giã gạo được in trên trống đồng Đông Sơn đã
chứng tỏ ngành trồng ở Việt Nam có cách đây từ 3300 – 4100 năm. Ngoài ra,
người ta còn tìm thấy nhiều di tích như bàn nghiền hạt lúa, cối và chày đá giã gạo
cách đây khoảng 3000 – 4000 năm (Đinh Văn Lữ, 1978). Từ đó, chứng minh cây
lúa đã được trồng ở nước ta rất lâu đời và nó là một loại cây trồng quan trọng.
1.1.2 Giá trị của lúa gạo
1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Lúa gạo là loại thực phẩm chính của hơn phân nữa các dân tộc trên toàn
thế giới và là nguồn cung cấp từ 60-70% calories cho hơn 2 tỉ người châu Á. Gạo
là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%) một thành phần chủ
yếu cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất
khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của 100 g gạo trắng, gạo lức và nếp
Thành phần
Gạo trắng
Gạo lức
Gạo nếp
Năng lượng (kcal)
361
362
355
Nước (g)
10.2
11.2
11.7
Chất béo (g)
0.8
2.4
0.6
Chất sợi (g)
0.6
2.8
0
Carbohydrate (g)
82.0
77.7
81
Protein (g)
6.0
7.4
6.3
Vitamin B1 (mg)
0.07
0.26
0.08
Vitamin B2 (mg)
0.02
0.04
0.03
Niacin (mg)
1.8
5.5
1.8
Calcium (mg)
8
12
7
Phosphorus (mg)
87
255
63
3
Kali (mg)
111
326
63
Chất khoáng (mg)
31
12
0
1.1.2.2
Giá trị kinh tế
Hàng năm, xuất khẩu lúa gạo mạng lại cho nước ta một nguồn thu nhập
ngoại tệ khá lớn. Theo thống kê của hiệp hội lương thực Việt Nam thì xuất khẩu
gạo trong các năm 2009, 2010, 2011 đều tăng mang lại hàng nghìn tỷ USD. Cụ
thể xuất khẩu năm 2009 đạt 6,053 triệu tấn, đạt 2,464 tỷ USD, năm 2010 xuất
khẩu đạt 6,754 triệu tấn, đạt giá trị 2,912 tỷ USD, năm 2011 đạt 7,105 triệu tấn,
đạt giá trị 3,651 tỷ USD.
1.2
KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Sự mặn
Sự mặn được định nghĩa là sự hiện diện thái hóa những muối hòa tan
trong đất. Các ion chính có trong muối như: Na+, Mg2+, Ca2+, Cl- và SO42(nhưng chủ yếu là muối NaCl). Khi sự mặn tăng lên đột ngột, sự hấp thụ nước có
thể tạm thời bị ngưng trệ do thế năng thẩm thấu của dung dich đất thấp. Tuy
nhiên, cây có thể giảm thế năng thẩm thấu của tế bào để tránh mất nước và chết.
Quá trình này gọi là sự điều chỉnh thẩm thấu. Cây chống chịu mặn và cây mẫn
cảm điều có sự điều chỉnh thẩm thấu trong dung dịch muối nhưng đến khi sự sinh
trưởng bị ngưng sẽ tỷ lệ với thế năng thẩm thấu của dung dich (Yoshida, 1981)
Sự mặn hóa là sự tích tụ của các muối hòa tan trong đất do sự mao dẫn
muối từ nước ngầm bị nhiễm mặn. Cường độ bốc thoát hơi nước của nước ngầm
và quá trình tích tụ của muối đạt được mức độ cao nhất ở những vùng có khí hậu
khô cằn khi mực nước ngầm thấp (Nguyễn Thị Gương và Tất Anh Thư, 2010).
Phần lớn nước thủy triều có pH lớn hơn 7. Các loại lúa được trồng ở
những vùng khai thác có nước mặn phải chịu đựng nước muối với nồng độ EC
nhỏ hơn 4dS/m mà năng suất không bị ảnh hưởng. Những giống lúa có khả năng
chịu mặn có tỷ lệ Na:K nhỏ hơn 2:1. Những giống lúa nhiễm mặn thường có màu
trắng ở chóp lá, lá non cuốn lại, lá già thì trở nên nâu, cây ít chồi và chậm phát
triển (IRRI, 1983) (trích dẫn Trần Văn Đạt, 2005).
1.2.2 Sự hình thành và đặc tính của đất mặn
Ở Việt Nam, đất mặn ven biển được hình thành là do thủy triều đưa nước
biển vào hoặc là do mạch nước ngầm. Đất phù sa mặn (Satic flavisols) và đất
mặn là đất có đặc tính mặn (Salic properties) không có tầng sulfidic cũng như
tầng sulfuric từ mặt đất xuống độ xâu 125cm (Tôn Thất Chiêu, 1992).
4
Đất mặn là đất có độ dẫn điện của dịch trích bão hào từ 4 Mmhos/cm trở
lên ở 250C. Đây là ngưỡng khi vượt quá mức này thì năng suất cây lúa sẽ giảm vì
lượng muối gia tăng (Akbar và Ponnamperuma, 1980).
Đất mặn là đất chứa một lượng muối hòa tan trong nước của vùng rễ cây,
làm thiệt hại đến hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Mức độ gây hại của đất
mặn tùy thuộc vào giống cây trồng, thời gian sinh trưởng, các yếu tố môi trường
đi kèm theo và tính chất của đất trồng.
Đất mặn là đất có chứa nồng độ muối cao, do có nồng độ muối cao trong
dung dịch đất nên làm hạn chế sự phân tán của keo đất mặc dù hàm lượng Na
trong đất tương đối cao (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2009). Còn theo Ngô Ngọc
Hưng (2010) thì cho rằng, hàm lượng muối trong đất cao sẽ ảnh hưởng đến khà
năng hút nước của rễ cây và đất với hàm lượng Na cao sẽ phá hủy cấu trúc của
đất.
Bảng 1.2: Bảng phân loại đất mặn
Nồng độ muối của đất EC (trích bão hòa)
Độ mặn
g/l
Mmhos/cm, mS/cm, dS/m
0 – 3
0 – 4,5
Không mặn
3 – 6
4,5 – 9
Hơi mặn
6 – 12
9 – 18
Mặn vừa
> 12
>18
Rất mặn
Ng u ồ n : F AO, 1 9 8 5
Ngoài ra, có hai dạng đất mặn là: đất mặn duyên hải và đất mặn nội địa.
Đất mặn duyên hải chủ yếu hình thành do bị ngập tràn nước biển và pH thường
thấp. Còn đất mặn nội địa, theo Yoshida (1981) là do nước dẫn thủy hoặc nước
ngầm. Sự bốc hơi cao dẫn đến muối tập trung ở vùng rễ và pH thường cao. Đất
mặn ven biển thường có tổng số muối hòa tan >0,25% (tương đương với >0,15%
Cl) và đạt mức độ trung bình là >0,25% (tương đương 0,05% Cl). Ở nước ta với
hai mùa rõ rệt nên đất mặn thường bị rữa đi gần hết. Khi đó, cần lấy mẫu đất để
xác định thông qua phẩu điện (Nguyễn Vy và Trần Khải, 1978).
Đất mặn không phải điều có khả năng canh tác. Theo Abrol (1986), hơn
80% đất bị nhiễm mặn ở châu Á có khả năng trồng trọt, khoảng 30% đất bị
nhiễm mặn châu Phi và Nam Mỹ có khả năng trồng trọt nhưng ở châu Âu và Bắc
Mỹ rất ít có khả năng trồng trọt trên đất bị nhiễm mặn. Hiện nay, đất bị nhiễm
mặn là mối đe dọa lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực ở các quốc gia châu
Á.
5
1.2.3 Sự ảnh hưởng mặn đến sinh trưởng của cây trồng
Trên những vùng đất mặn thường hạn chế gia tăng mùa vụ do mùa nắng
không có nước cung cấp cho cây. Đất có chứa muối hòa tan ở vùng rễ làm ảnh
hưởng đến sinh trưởng và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại cây, giống cây,
thời gian sinh trưởng , các yếu tố môi trường kèm theo và tính chất của đất (Bùi
Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2003).
Theo Poljakoff – Mayber and Gale (1975) là mặn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và trao đổi chất do những tác động thẩm thấu của nó, những tác động gây
độc của ion, làm xáo trộn tính nguyên vẹn của màng tế bào và hoạt động gây trở
ngại liên quan đến sự cân bằng chất tan cùng với hấp thụ dưỡng chất cần thiết.
Mặn ảnh hưởng đến sự sống sót của nhiều loài thực vật, vì mặn gây ra sự
ngưng dinh dưỡng, làm chết mô, làm cháy lá, theo sau là sự mất nước, rụng lá và
cuối cùng là chết cây (Lewitt, 1980). Nếu tế bào bị stress mặn, chúng sẽ bị giãm
tính trương của tế bào, quá trình điều hòa thẩm thấu bị ảnh hưởng và sinh trưởng
bị giãm. Vì cây trông cần điều hòa trạng thái không cân bằng với môi trường để
sống, để duy trì chức năng binh thường của tế bào, đòi hỏi phí tổn năng lượng
nên sinh trưởng bị giảm (Gremway và Munn, 1980)
Mặn gây hại cho cây trồng dưới hai hình thức: gây hạn sinh lí và kìm hãm
sự sinh trưởng
Gây hạn sinh lí: Việc dư thừa muối trong đất làm tăng áp suất thẩm thấu
của đất. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nông độ muối tăng
trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch tế bào (tức áp suất thẩm thấu và sức hút
nước của rễ phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút của đất). Nếu độ
mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước
của rễ thì cây chẳng những không lấy nước trong đất mà còn bị mất nước
vào đất. Cho dù cây không hút được nước nhưng quá trình thoát hơi nước
vẫn diễn ra làm cho mất cân bằng nước gây ra hiện tượng hạn sinh lý.
Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân quan
trọng gây hại cây trồng trên đất mặn.
Kìm hãm sinh trưởng: Sự ức chế sinh trưởng của cây khi được trồng trên
đất mặn là đặc trưng. Trong đất mặn, các thực vật mẫn cảm với mặn sẽ
ngưng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối
càng cao thì việc kìm hãm càng mạnh. Tùy theo mức độ mặn và khả năng
chống chịu của loại cây mà năng suất giảm nhiều hay ít.
Trong nông nghiệp, thiệt hại do mặn, lạnh và khô hạn có ảnh hưởng
nghiệm trọng nhất là năng suất của cây trồng. Đặc biệt thiệt hại do mặn có thể
6
thay đổi hoạt động sinh trưởng, phát triển và làm chết cây (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2003).
1.2.4 Sự ảnh hưởng mặn đến sinh trưởng của cây lúa
Lúa là cây có khả năng chịu mặn ở giai đoạn nảy mầm cao nhưng lại rất
mẫn cảm ở các thời kỳ cây con, lúc cấy và lúc trổ. Trong những trường hợp mặn
ít thì nó lại thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Theo Bùi Huy Đáp (1997), mỗi
giống lúa có sức chống chịu mặn khác nhau, khả năng chịu mặn là yếu tố quan
trọng giúp cây lúa có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu mặn của cây lúa như: pH đất,
chế độ nước, phương pháp canh tác, tuổi mạ, giai đoạn phát triển của cây, thời
gian bị nhiễm mặn và nhiệt độ bên ngoài (IRRI, 1978).
Khả năng chịu mặn của cây lúa tùy theo giai đoạn sinh trưởng của lúa,
được chia làm ba giai đoạn (Akbar và Ponnamperuma, 1980):
Giai đoạn nảy mầm và mạ non: nhiều giống lúa đều có khả năng chịu mặn
trong suốt giai đoạn nảy mầm. Mặn không làm thiệt hại khả năng nảy
mầm mà chỉ kéo dài thời gian nảy mầm (Ajkbar, 1972). Khác với giai
đoạn nảy mầm, giai đoạn mạ non (2 – 3 lá) mẫm cảm nhiều hơn và ảnh
hưởng thay đổi theo giống. Mặn ảnh hưởng đến việc gia tăng chiều dài lá,
hình thành lá mới và sự phát triển của rễ.
Giai đoạn tăng trưởng: Trong suốt thời gian tăng trưởng lúa có khả năng
chịu mặn và tăng dần theo tuổi cây, khi cây già tính chống chịu càng tăng.
Tuy nhiên, chiều cao cây, trọng lượng rơm ra, số chồi/bụi, trọng lượng
khô của rễ, chiều dài rễ, thời gian từ khi cấy đến trổ đều bị ảnh hưởng bởi
mặn. Trong khi đó, chiều cao cây, số chồi/bụi và thời gian sinh trưởng bị
ảnh hưởng mạnh nhất. Khi nhiệt độ cao (>30,70C) và ẩm độ thấp
( 7,5
Thon dài
D/R: > 3,0
3
Dài
6,61 – 7,5
Trung bình
D/R: 2,1 – 3,0
5
Trung bình
5,51 – 6,6
Bầu
D/R: 1,1 – 2,0
7
Ngắn
≤ 5,5
Tròn
D/R: ≤ 1,0
Gh i ch ú : D /R tỷ lệ g iữa ch iều d à i và ch i ều rộ n g h ạ t
2.3.2.2
Hàm lượng Amylose
Xác định hàm lượng Amylose theo phương pháp Cagampang and
Rodriguez (1980).
Bước 1: Chuẩn bị hóa chất phân tích
Dung dịch NaOH 1N
Dung dịch Ethanol 95%
Dung dịch HCl 30%
Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2% KI)
Bước 2: Chuẩn bị mẫu phân tích
16
Tiến hành cắt bỏ phôi của hạt gạo, đo độ ẩm của hạt
Cà mịn mẫu
Cân 50mg bột gạo cà mịn cho vào ống nhựa 50ml
Thêm 0,5ml Ethanol 95%, lắc nhẹ để cho mẫu tan đều
Tiếp tục cho 9,5ml NaOH 1N vào
Để qua đêm ở nhiệt độ phòng
Bước 3: Pha loãng và đo m ẫu
Sau khi để mẫu qua đêm ở nhiệt độ phòng sẽ tiến hành vortex mẫu. Rút
100µl dung dịch mẫu cho vào bình định mức 25 ml, đối với mẫu thử (blank) thay
dung dịch mẫu bằng 100 µl NaOH 1N. Thêm nước cất vào khoảng ½ bình, lắc
đều.
Thêm 250 µl HCl 30%, lắc đều. Sau đó, thêm tiếp 250 µl dung dịch Iod và
lắc đều. Thêm nước cất đến vạch định mức và chuyển sang ống nhựa 50 ml, lắc
đều. Để yên trong 30 phút.
Lắc đều mẫu trước khi đưa mẫu vào cuvette để xác định hàm lượng
amylose. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 580 nm.
Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả
Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b
Trong đó:
Y: độ hấp thụ OD
X: lượng amylose có trong 1 ml mẫu, đọc từ máy (mg/ml)
Tính hàm lượng amylose theo công thức:
% Amylose =
X
100
2
Đánh giá hàm lượng Amylose theo thang đánh giá của IRRI (1998)
17
Bảng 2.2 : Thang đánh giá hàm lượ ng amylose (IRRI, 1998)
Hàm lượng Amylose (%)
Đánh giá
Phân loại gạo
0 – 2
Nếp
Nếp
3 – 9
Rất thấp
Gạo dẻo
10 – 19
Thấp
Gạo dẻo
20 – 25
Trung bình
Mềm cơm
> 25
Cao
Cứng cơm
2.3.2.3
Hàm lượng Protein
Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Lowry O.H. (1951).
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch ly trích
Dung dịch NaOH 0,1N.
Dung dịch A (Na2CO3 2% + Na–K–tatrate 0,05% + NaOH 0,1N).
Dung dịch B (CuSO4 0,1%).
Dung dịch C (A:B = 45:5).
Dung dich Folin 1N.
Bước 2: Chuẩn bị mẫu phân tích
Cắt bỏ phôi của hạt gạo, cà mịn mẫu.
Cân 10mg bột gạo cho vào ống tuyp 1,5 ml, thêm 1 ml NaOH 0,1N. Sau
đó, lắc ít nhất 2 giờ hoặc để qua đêm.
Bước 3: Pha loãng mẫu và đo
Vortex mẫu sau đó ly tâm mẫu 14000 vòng/phút trong 3 phút. Sau khi ly
tâm mẫu, hút 100µl mẫu cho vào ống 10 ml, đối với mẫu blank thay dung dịch ly
trích bằng 100 µl NaOH 0,1N.
Thêm vào mỗi ống 1ml nước cất, lắc đều. Sau đó, cho thêm 500 µl dung
dịch C (với các dung dịch A:B theo tỷ lệ tương ứng 45:5), trộn đều và để yên
trong 10 phút.. Sau đó lại cho thêm 50µl Folin 1N trộn đều và để yên trong 30
phút.
Lắc đều mẫu, sau đó cho vào Cuvette và đo ở bước sóng 580 nm.
18
Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả
Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b
Trong đó:
X: độ hấp thụ OD
Y: lượng protein có trong mẫu đem đo
Hàm lượng protein được tính theo công thức
X
% Protein = m 100
Trong đó:
m: lượng thực của mẫu
m=
10 100 H %
100 14
H: độ ẩm của mẫu
2.3.3 Đánh giá mặn
Thí nghiêm được bố trí ngẫu nhiên giữa các dòng lúa được chọn làm thí
nghiệm. Trong đó, giống lúa IR 28 hoặc IR 29 được chọn làm giống chuẩn nhiễm
và giống Đốc Phụng được chọn làm giống chuẩn kháng.
Cách tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn của lúa ở giai đoạn
mạ:
Bước 1: Tiến hành ngâm (lúa được ngâm trong nước ấm với nhiệt độ
540C, tương ứng với 3 sôi 2 lạnh) trong vòng 24 giờ. Sau đó, lúa được ủ
tiếp tục trong vòng 48 giờ.
Bước 2: Chuẩn bị khây nhựa 5 lít và miếng xốp được đục lỗ sẵn (mỗi
miếng được đục 10 hàng mỗi hàng 10 lỗ)
Bước 3: Sau khi, lúa vừa nảy mầm cho vào khây, mỗi lỗ để 2 hạt lúa/lỗ
(tương đương 20 hạt/dòng). Cho nước cất vào khây đúng 3 lít.
Bước 4: Sau 3 ngày, tiến hành thay nước muối (có dinh dưỡng) với nồng
độ mong muốn, mỗi ngày đều chuẩn pH=5 và thêm nước để dung dịch
trong khây đúng 3 lít.
Bước 5: Cứ 8 ngày sẽ thay dung dich muối (có dinh dưỡng )
Đến khi, giống chuẩn nhiễm ở cấp 9 (chết hoàn toàn) thì tiến lấy chỉ tiêu và đánh
giá cấp.
19
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ chịu mặ n (IRRI, 1997)
Cấp
Triệu chứng
Đánh giá
1
Cây phát triển bình thường, không có triệu
chứng trên lá
Chống chịu tốt
3
Cây phát triển tương đối bình thường nhưng
chóp lá hoặc phân nửa của lá có vết trắng
Chống chịu
5
Phát triển chậm lại, hầu hết lá bị cuốn, chỉ có
một vài lá có thể kéo dài ra
Chống chịu
trung bình
7
Ngưng phát triển, hầu hết những lá khô đi, một
vài chồi bị chết
Nhiễm
9
100% số cây bị chết hoặc khô
Rất nhiễm
Ng u ồ n : I RRI ,1 9 9 7 .
2.3.4 Đánh giá rầy
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với giống chuẩn kháng là
BN2 (do giống BN2 có năng suất cao, được đánh giá ngoài đồng kháng rầy cấp 1
nên được sử dựng nhằm đánh giá sơ bộ ngoài đồng đối với các dòng lúa ) và
giống chuẩn nhiễm là TN1.
Cách tiến hành
Nuôi rầy
Rầy nâu đựợc nuôi trên khai lúa 30 ngày tuổi. Giống lúa được dùng để
nuôi rầy là Jasmine 85. Khai dùng nuôi rầy có chiều dài 30 cm, rộng 15 cm. Mỗi
khai trồng 5-7 buội lúa. Những khai lúa này được đặt trong tủ có lưới kín bao
xung quanh bên trong khay nhựa có chứa đất và một lớp nước khoảng 2-3 cm
nhằm tạo ẩm độ cho rầy phát triển. Mỗi ngăn của tủ có khoảng 3-5 khai. Trước
khi thả rầy vào, làm sạch gốc lúa, tỉa bỏ những bẹ lá già, bẹ gần sát mặt nước,
đảm bảo những bẹ mang trứng không rơi xuống nước.
Sau khi chuẩn bị khai nuôi rầy, tiến hành bắt rầy cái có bụng to thả vào.
Số lượng rầy cái thả vào tùy thuộc vào lượng giống dùng trắc nghiệm và mật độ
thả vào. Thông thường một rầy cái cánh ngắn có thể đẻ 300-400 trứng, rầy cái
cánh dài có thể đẻ 100 trứng Chuẩn bị lúa trắc nghiệm.
Hai ngày sau khi thả rầy, tiến hành gieo giống lúa trắc nghiệm (đã được
ngâm 24 giờ, ủ 48 giờ trước đó) vào rổ nhựa 30 x 25 cm, có chứa sẵn một lớp đất
dày 5 cm. Gieo ngẫu nhiên mỗi giống một hàng. Mỗi rổ là một lần lặp lại. Sau
20
khi gieo đặt rổ nhựa vào khay nhựa 45 x 60 cm bên trong có sẵn một lớp nước
mỏng 2-3 cm để ngăn ngừa kiến và tạo ẩm độ cho lúa phát triển. Một tuần sau
khi gieo tỉa bỏ mỗi hàng chừa 15 cây.
Thả rầy
Khi lúa ở các nghiệm thức được 2-3 lá thật (5-7 ngày tuổi), tiến hành bắt
rầy tuổi 1-2 thả vào, mật số 5-8 con/cây. Rầy được thả vào bằng cách cắt ngang
cây lúa sau đó gõ nhẹ
Chỉ tiêu được lấy khi trên 95 % giống lúa chuẩn nhiễm TN1 chết hoàn
toàn (hoặc một trong những giống trắc nghiệm chết trên 95% không nhất thiết
phải là giống chuẩn nhiễm). Khả năng kháng rầy được đánh giá theo tiêu chuẩn
đánh giá quốc tế IRRI (1988) (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ nhiềm rầy nâu trên lúa (IRRI, 1988)
Cấp
Mô tả
Đánh giá
0
Không bị thiệt hại
Rất kháng
1
Vài cây hơi vàng
Kháng
3
Lá vàng nhưng chưa cháy rầy
Hơi kháng
5
Lá vàng một vài cây chết và có 10 – 15% chồi bị
cháy rầy, các chồi khác lùn
Hơi nhiễm
7
Hơn ½ chồi bị chết hay cháy rầy
9
Tất cả các cây đều chết
Nhiễm
Rất nhiễm
21
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
3.1
VỤ 1 (Nhân dòng M2)
3.1.1 Chỉ tiêu nông học
Tuy các chỉ tiêu nông học có tính di truyền nhưng điều kiện ngoại cảnh
như: thời tiết; điều kiện canh tác; sâu, bệnh hại;… lại ảnh hưởng một phần đến
việc biểu hiện của các chỉ tiêu chiều cao cây; dài bông; tỷ lệ hạt chắc/bông.
Qua kết quả từ Bảng 3.1, thời gian sinh trưởng của hai dòng lúa đều thuộc
nhóm A1 nên phù hợp cho việc canh tác ở ĐBSCL nhưng hai dòng vẫn có cách
nhau đến 6 ngày. Chiều cao cây tương đối. Ngoài ra, tỷ lệ hạt chắc/ bông cao cả
hai dòng đều trên 80% và cả trọng lượng 1000 hạt của hai dòng khá cao, khi hai
yếu tốt tỷ lệ chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt cao sẽ góp phần làm tăng năng
suất của cây lúa.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu nông học nhân dòng M2
Chiều cao cây
(cm)
TGST
(ngày)
Tỷ lệ chắc/bông
(%)
Trọng lượng
1000 hạt (g)
CTUS5-1
98
101
91,53
23,51
CTUS5-2
93
95
87,94
22,75
Tên dòng
Chú thích: TGST: thời gian sinh trưởng
3.2
VỤ 2 (M3)
3.2.1 Chỉ tiêu nông học
Chỉ tiêu nông học là những đánh giá ban đầu để chọn ra những dòng có
những chỉ tiêu tốt ngoài đồng và là cơ sở để tuyển chọn và phân tích các chỉ tiêu
phẩm chất sau này. Khi đó, việc chọn ra những dòng có phẩm chất lẫn năng suất
sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
22
Bảng 3.2 : Các chỉ tiêu nông học các dòng lúa M3
Tên dòng
Chiều cao cây
(cm)
Tỷ lệ
chắc/bông (%)
Trọng lượng 1000
hạt (g)
TGST
(ngày)
1
CTUS5-1-1
79,5
88,6
19,38
102
2
CTUS5-1-2
76,0
83,8
20,66
91
3
CTUS5-1-3
82,5
78,0
21,43
93
4
CTUS5-1-4
88,0
72,0
20,66
92
5
CTUS5-1-5
87,0
89,9
20,30
92
6
CTUS5-1-6
81,0
88,8
20,76
93
7
CTUS5-1-7
87,0
80,4
21,40
87
8
CTUS5-1-8
93,0
85,6
21,31
90
9
CTUS5-1-9
79,5
86,5
21,38
89
10
CTUS5-2-1
87,0
93,6
21,77
88
11
CTUS5-2-2
80,0
91,4
22,06
90
12
CTUS5-2-3
77,5
90,3
21,82
91
13
CTUS5-2-4
82,0
92,2
21,60
95
14
CTUS5-2-5
76,7
86,5
21,61
94
15
CTUS5-2-6
71,0
78,9
21,70
97
STT
Chú thích : TGST: Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng
Từ kết quả ở Bảng 3.2, TGST của tất cả các dòng lúa đều thuộc từ nhóm
ngắn ngày trở lại. Trong đó, dòng CTUS5-1-7, CTUS5-1-9 và CTUS5-2-1 có
TGST lần lượt là 87, 89 và 88 ngày thuộc nhóm cực ngắn ngày (A 0). Tuy có
cùng nhóm TGST nhưng giữa các dòng vẫn chưa có sự đồng đều về thời gian
như vậy sẽ gây ra trở ngại lớn nếu đánh giá trên diện tích lớn. Nguyên nhân dẫn
đến sự phân ly rõ nét về TGST là do ảnh hưởng của đột biến.
Tỷ lệ chắc/bông
Năng suất là phần quan trọng ngoài đồng, khi một dòng lúa có tỷ lệ
chắc/bông cao cũng có nghĩa là năng suất sẽ cao. Theo Bảng 3.2, trong 15 dòng
23
được chọn có đến 12 dòng đạt tỷ lệ chắc/bông đều trên 80% đều này có nghĩa
năng suất của các dòng có thể đạt đến mức tối hảo của nó.
Trọng lượng 1000 hạt
Cùng với tỷ lệ chắc/bông thì trọng lượng 1000 hạt sẽ cho biết chính xác
năng suất lý thuyết mà một dòng lúa có thể đạt được khi các điều kiện canh tác
đều tối hảo. Từ Bảng 3.2, tất cả các dòng đều có trọng lượng trên 20 g/1000 hạt
ngoại trừ dòng CTUS5-1-1 chỉ đạt 19,38 g/1000 hạt. Theo kết quả trên, trọng
lượng mà các dòng đạt được đều khá cao đặt biệt có dòng CTUS5-2-2 có trọng
lượng cao nhất lên đến 22,06 g/1000 hạt.
3.2.2 Chỉ tiêu phẩm chất
3.2.2.1Phân tích hàm lượng amylose và protein
Bảng 3.3: Hàm lượng amylose và protein của các dòng lúa M3
STT
Tên dòng
%A
Phân loại
%P
1
CTUS5-1-1
22,89
Mềm cơm
7,90
2
CTUS5-1-2
24,71
Mềm cơm
7,55
3
CTUS5-1-3
24,59
Mềm cơm
7,93
4
CTUS5-1-4
22,59
Mềm cơm
6,89
5
CTUS5-1-5
17,57
Dẻo cơm
5,27
6
CTUS5-1-6
22,86
Mềm cơm
7,76
7
CTUS5-1-7
19,30
Dẻo cơm
6,66
8
CTUS5-1-8
22,21
Mềm cơm
5,50
9
CTUS5-1-9
23,15
Mềm cơm
5,55
10
CTUS5-2-1
15,87
Dẻo cơm
3,67
11
CTUS5-2-2
22,46
Mềm cơm
4,61
12
CTUS5-2-3
21,12
Mềm cơm
5,28
13
CTUS5-2-4
20,97
Mềm cơm
5,24
14
CTUS5-2-5
22,19
Mềm cơm
7,23
15
CTUS5-2-6
23,15
Mềm cơm
6,79
Chú thích: A: amylose; P: protein
Hàm lượng amylose
Từ kết quả Bảng 3.3 cho ta thấy, hàm lượng amylose giữa các dòng có sự
biến thiên từ 15,87% đến 24,71%, khoảng cách giữa dòng thấp nhất so với dòng
24
cao nhất lên đến 8,84%. Trong đó, ba dòng lúa là CTUS5-1-5, CTUS5-1-7 và
CTUS5-2-1 có hàm lượng amylose thấp dưới 20%, việc này cũng một phần đáp
ứng mục tiêu của đề tài. Các dòng còn lại đều có hàm lượng amylose >20% cần
được theo dõi ở các vụ sau. Ngoài việc, sự hiện tượng phân ly không chỉ xảy ra ở
TGST (theo Bảng 3.2) mà sự phân ly càng rõ nét hơn đối với hàm lượng
amylose.
Hàm lượng protein
Đối với các giống lúa thông thường thì hàm lượng protein trong khoảng từ
6-7%. Như vậy, đối với ba dòng CTUS5-1-5, CTUS5-1-7 và CTUS5-2-1 có hàm
lượng amylose 20 mS/cm. Tuy nhiên, ở ngày đầu nồng độ muối tăng lên
cao hơn dung dịch ban đầu, đều này cho ta thấy có sự bốc thoát hơi nước làm cho
nồng độ muối trong dung dịch tăng lên. Nhưng ở 2 ngày cuối nồng độ EC giảm
nhanh có nghĩa việc hấp thụ ion Na+ lúc này diễn ra nhanh hơn và sự biểu hiện
của lúa do sự ảnh hưởng mặn càng rõ ràng hơn. Những cây lúa có khả năng
chống chịu vẫn duy trì được sự sống còn những cây không chống chịu được sẽ
chết vì các mô, tế bào bị khô do bị mất nhiều nước.
Sự thay đổi pH và nhiệt độ của dung dịch muối
pH có sự biến thiên liên tục trong các ngày theo dõi, trong 6 ngày đầu theo
pH đo được luôn giảm [...]... “CHỌN TẠO DÒNG LÚA CHỊU MẶN, KHÁNG RẦY NÂU, PHẨM CHẤT TỐT TỪ HAI DÒNG LÚA CTUS5 ĐỘT BIẾN” được thực hiện với mục tiêu cải thiện khả năng chịu mặn, khả năng kháng rầy và nâng cao phẩm chất gạo của giống CTUS5 để góp phần tạo nên những dòng lúa mới cho sản xuất Kết quả mong 1 muốn đạt được là chọn ra được ít nhất một dòng lúa có khả năng chống chịu mặn ở 12%, hàm lượng amylose thấp và kháng rầy nâu 2... ban đầu để chọn ra những dòng có những chỉ tiêu tốt ngoài đồng và là cơ sở để tuyển chọn và phân tích các chỉ tiêu phẩm chất sau này Khi đó, việc chọn ra những dòng có phẩm chất lẫn năng suất sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn 22 Bảng 3.2 : Các chỉ tiêu nông học các dòng lúa M3 Tên dòng Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ chắc/bông (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) TGST (ngày) 1 CTUS5- 1-1 79,5 88,6 19,38 102 2 CTUS5- 1-2 76,0... nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ trong 3 vụ bao gồm các bước cụ thể: Bước 1: Tiến hành nhân dòng lúa được nhận từ phòng thí nghiệm 15 Bước 2: Trồng và chọn lọc cá thể trong hai dòng đột biến Bước 3: Thu hoạch Đánh giá các chỉ tiêu nông học, các chỉ tiêu phẩm chất khác Tiến hành chọn dòng Bước 4: Đánh giá khả năng chịu. .. Đánh giá rầy Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với giống chuẩn kháng là BN2 (do giống BN2 có năng suất cao, được đánh giá ngoài đồng kháng rầy cấp 1 nên được sử dựng nhằm đánh giá sơ bộ ngoài đồng đối với các dòng lúa ) và giống chuẩn nhiễm là TN1 Cách tiến hành Nuôi rầy Rầy nâu đựợc nuôi trên khai lúa 30 ngày tuổi Giống lúa được dùng để nuôi rầy là Jasmine 85 Khai dùng... 20,66 91 3 CTUS5- 1-3 82,5 78,0 21,43 93 4 CTUS5- 1-4 88,0 72,0 20,66 92 5 CTUS5- 1-5 87,0 89,9 20,30 92 6 CTUS5- 1-6 81,0 88,8 20,76 93 7 CTUS5- 1-7 87,0 80,4 21,40 87 8 CTUS5- 1-8 93,0 85,6 21,31 90 9 CTUS5- 1-9 79,5 86,5 21,38 89 10 CTUS5- 2-1 87,0 93,6 21,77 88 11 CTUS5- 2-2 80,0 91,4 22,06 90 12 CTUS5- 2-3 77,5 90,3 21,82 91 13 CTUS5- 2-4 82,0 92,2 21,60 95 14 CTUS5- 2-5 76,7 86,5 21,61 94 15 CTUS5- 2-6 71,0... được thực hiện từ ngày 06 tháng 08 năm 2012 đến ngày 19 tháng 12 năm 2013 2.1.2 Địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ 2.2 PHƯƠNG TIỆN 2.2.1 Vật liệu thí nghiệm Vật liệu khởi đầu hai dòng CTUS5- 1 và CTUS5- 2 (thế hệ M2) từ lúa Sỏi đột biến Giống được nhận từ phòng thí nghiệm... tỷ lệ hạt chắc/ bông cao cả hai dòng đều trên 80% và cả trọng lượng 1000 hạt của hai dòng khá cao, khi hai yếu tốt tỷ lệ chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt cao sẽ góp phần làm tăng năng suất của cây lúa Bảng 3.1: Chỉ tiêu nông học nhân dòng M2 Chiều cao cây (cm) TGST (ngày) Tỷ lệ chắc/bông (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) CTUS5- 1 98 101 91,53 23,51 CTUS5- 2 93 95 87,94 22,75 Tên dòng Chú thích: TGST: thời... phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo và gây hiện tượng cháy rầy Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây như sau: Mô cây tại vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn Truyền bệnh lúa cỏ và lùn xoắn lá cho lúa Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới bám quanh gốc lúa, cản trở quang... trí ngẫu nhiên giữa các dòng lúa được chọn làm thí nghiệm Trong đó, giống lúa IR 28 hoặc IR 29 được chọn làm giống chuẩn nhiễm và giống Đốc Phụng được chọn làm giống chuẩn kháng Cách tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn của lúa ở giai đoạn mạ: Bước 1: Tiến hành ngâm (lúa được ngâm trong nước ấm với nhiệt độ 540C, tương ứng với 3 sôi 2 lạnh) trong vòng 24 giờ Sau đó, lúa được ủ tiếp tục trong... lúa được dùng để nuôi rầy là Jasmine 85 Khai dùng nuôi rầy có chiều dài 30 cm, rộng 15 cm Mỗi khai trồng 5-7 buội lúa Những khai lúa này được đặt trong tủ có lưới kín bao xung quanh bên trong khay nhựa có chứa đất và một lớp nước khoảng 2-3 cm nhằm tạo ẩm độ cho rầy phát triển Mỗi ngăn của tủ có khoảng 3-5 khai Trước khi thả rầy vào, làm sạch gốc lúa, tỉa bỏ những bẹ lá già, bẹ gần sát mặt nước, đảm