Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
559,27 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HÀ MINH THIỆN
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI ĐỘ MẶN ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
SÕ HUYẾT Anadara granosa
Ở HAI KÍCH CỠ KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN
2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HÀ MINH THIỆN
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI ĐỘ MẶN ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
SÕ HUYẾT Anadara granosa
Ở HAI KÍCH CỠ KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGS.TS NGÔ THỊ THU THẢO
2013
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô PGs. Ts.
Ngô Thị Thu Thảo đã dành nhiều thời gian quan tâm, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Xin chuyển lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản –
Trường Đại học Cần Thơ và các bạn lớp Sinh học biển khóa 36 đã khích lệ,
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh chị và các bạn trong trại thực
nghiệm Động vật thân mềm đã cho tôi những lời khuyên, những ý kiến đóng
góp quý báu, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về dụng cụ thí nghiệm
trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
i
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi
độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết ở 2 kích cỡ khác nhau là
loại nhỏ (10,98±0,58mm) và loại lớn (13,72±0,33mm). Thí nghiệm gồm có 3
nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần là NT1: giữ nguyên độ
mặn 20‰ trong quá trình nuôi; NT2: Từ độ mặn 20‰ giảm 5‰ mỗi 5 ngày
xuống đến 0‰; NT3: Từ độ mặn 20‰ tăng 5‰ mỗi 5 ngày lên đến 30‰. Sò
huyết được bố trí vào bể Composite 100 lít với mật độ tương ứng là 20 con/rổ
và được cho ăn tảo Chlorella. Kết quả sau 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của
sò huyết đạt cao nhất khi giữ nguyên độ mặn 20‰ (loại nhỏ: 41,6% và loại
lớn: 55,0%). Khi giảm xuống 0‰, sò chết hoàn toàn sau 40 ngày. Ở nghiệm
thức tăng độ mặn lên 30‰, tỉ lệ sống của giảm đáng kể (10% và 18,3% tương
ứng với loại nhỏ và lớn). Sò huyết ở nghiệm thức giữ nguyên độ mặn 20‰ đạt
chiều dài vỏ (loại nhỏ: 11,74±0,23 mm; loại lớn:14,38±0,5mm) cao hơn hơn
so với 2 nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở cho việc
khuyến cáo kích cỡ thả giống phù hợp với điều kiện điều kiện môi trường (đặc
biệt là độ mặn) nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao hơn ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
ii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ ........................................................................................................ i
Tóm tắt ............................................................................................................ ii
Mục lục........................................................................................................... iii
Danh mục hình, bảng .....................................................................................v
Chƣơng I: Mở đầu .......................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu................................................................................................. 3
1.3 Nội dung ................................................................................................ 3
Chƣơng II: Lƣợc khảo tài liêu ....................................................................... 4
2.1 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) ... 4
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại ................................................. 4
2.1.2 Cấu tạo ........................................................................................ 4
2.1.3 Phân bố ....................................................................................... 5
2.1.4 Dinh dưỡng ................................................................................. 5
2.1.5 Sinh trưởng ................................................................................. 6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................... 6
2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi sò huyết ........................ 7
2.3 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thân mềm.9
Chƣơng III: Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 11
a. Thời gian và địa điểm .......................................................................... 11
3.1.1 Thời gian ................................................................................... 11
3.1.2 Địa điểm.................................................................................... 11
3.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 11
3.3 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 11
3.3.1 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ............................................... 11
3.3.2 Nguồn nước thí nghiệm ............................................................ 11
3.3.3 Nuôi tảo .................................................................................... 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 12
3.5 Phương pháp thu và xử lý số liệu ........................................................ 13
3.5.1 Các chỉ tiêu lý hóa học của môi trường .................................... 13
iii
3.5.2 Tăng trưởng của sò huyết ......................................................... 14
3.5.3 Tỷ lệ sống của sò huyết ............................................................ 14
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................ 14
Chƣơng IV: Kết quả và thảo luận ............................................................... 15
4.1 Các yếu tố lý hóa học ......................................................................... 15
4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống................................................................... 16
4.2.1 Tăng trưởng của sò huyết ......................................................... 16
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò huyết ............................... 17
4.2.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng của sò huyết ............................ 18
4.2.4 Tỷ lệ sống của sò huyết ............................................................ 19
Chƣơng V: Kết luận và đề xuất ................................................................... 21
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 22
Phụ lục ........................................................................................................... 26
iv
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 2.1.1: Anadara granosa (Linnaeus, 1758) ............................................... 4
Hình 3.4: Độ mặn thay đổi trong quá trình thí nghiệm .................................. 12
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm............................... 15
Hình 4.2.4: Tỷ lệ sống của sò huyết (a): sò nhỏ; (b): sò lớn .......................... 20
Bảng 3.5.1: Phương pháp và chu kỳ thu mẫu các chỉ tiêu lý hóa học ............ 13
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ......................... 16
Bảng 4.2.1: Chiều dài và khối lượng của sò huyết trong quá trình thí nghiệm16
Bảng 4.2.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò huyết ................................. 17
Bảng 4.2.3: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của sò huyết .............................. 18
v
Chƣơng I:
MỞ ĐẦU
1.1
Giới thiệu
Nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất
khẩu thủy sản trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, với giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt 6,15 tỉ USD, tăng 0,7%
so với năm 2011 nhưng chỉ bằng 94,2% so với kế hoạch. Điều này có thể ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu năm 2013. Trên cơ sở xác định những khó
khăn mà ngành thủy sản phải đối mặt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xác định thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn tập trung đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng để khai thác lợi thế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và
các vùng ven biển với các đối tượng thủy sản như: cá tra, tôm và nhuyễn thể.
Nguồn lợi Động vật thân mềm mang lại giá trị kinh tế rất quan trọng.
Trong đó sò huyết (Anadara granosa) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế
bởi chất lượng thịt ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây là đối tượng động
vật thân mềm chủ yếu và cũng là thế mạnh của ĐBSCL. Sò huyết phân bố ở
các bãi bùn mềm, ít sóng gió và thủy triều lên xuống gần cửa sông có dòng
nước ngọt đổ vào và độ mặn tương đối thấp, sò có khả năng thích nghi với
biến đổi độ mặn rộng 10 – 35‰ khoảng thích hợp là từ 20 – 25‰. Các yếu tố
môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tỉ lệ sống của động
vật thân mềm hai mảnh vỏ (Littlewood, 1988) (trích dẫn bởi Ngô Thị Thu
Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012). Theo Tang et al. (2005) độ mặn tác
động đáng kể đến tỷ lệ hô hấp và bài tiết của nghêu (Meretrix lyrata). Marta et
al. (2007) đã chứng minh độ mặn 34‰ ảnh hưởng đến các chức năng hoạt
động của tế bào máu và giảm sức đề kháng của nghêu Chamelea gallina.
Malouf và Bricelj (1989) lưu ý rằng những yêu cầu về độ mặn của nghêu – sò
nên được cân nhắc một cách cẩn thận khi chọn lựa địa điểm nuôi (trích dẫn
bởi Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa, 2003). Bên cạnh đó, hiện nay,
việc đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các yếu tố lý hóa học
của nước biến đổi thường xuyên (đặc biệt là độ mặn) đã gây ra nhiều khó khăn
1
cho nghề nuôi sò huyết. Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thay
đổi độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết (Anadara granosa)” là
cần thiết.
1.2
Mục tiêu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay
đổi độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giống (Anadara
granosa), làm cơ sở cho việc đưa ra khuyến cáo lựa chọn kích thước và thời
điểm thả giống để giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi.
1.3
Nội dung
Thử nghiệm ảnh hưởng của độ mặn với sò huyết bằng việc nuôi sò trong
điều kiện giữ nguyên 20‰ trong suốt quá trình nuôi; từ 20‰ giảm 5‰ mỗi 7
ngày xuống đến 0‰ và từ 20‰ tăng 5‰ mỗi 7 ngày lên đến 30‰.
2
Chƣơng II:
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758)
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
Theo NCBI (National Center for Biotechnology) phân loại của sò huyết
như sau:
Ngành : Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Arcoida
Họ: Arcacea
Giống: Anadara
Loài: Anadara granosa (Linnaeus, 1758)
Hình 2.1.1: Anadara granosa (Linnaeus, 1758)
(http://www.seashellhub.com/Arcidae.html)
2.1.2 Cấu tạo
Sò huyết có vỏ dày, hình trứng, hai vỏ đối xứng, viền bụng tròn. Trên
mặt ngoài của vỏ có các gờ phóng xạ phát triển, mỗi vỏ có từ 18 – 21 gờ. Trên
mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thế già ở xung
quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Mặt vỏ có màu nâu. Mặt trong của
vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng
xạ của mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn
3
hình tứ giác; vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn, hình tam giác (Nguyễn Chính,
1996). Là loài có máu đỏ. Cá thể lớn vỏ dài 50 – 60 mm, cao 40 – 50 mm.
2.1.3 Phân bố
Sò huyết phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan,
Ấn Độ, Malaysia, Úc, Myanma... Ở Việt Nam, sò huyết phân bố nhiều ở vùng
triều Quảng Ninh, Hải Phòng, đầm Thị Nại (Bình Định), Đầm Nại (Ninh
Thuận), Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau... Trong đó, Kiên
Giang là nơi có sản lượng sò lớn nhất cả nước (Hoàng Thị Bích Đào, 2003).
Chúng thường phân bố ở vùng trung triều độ sâu 1 – 2 m nước. Theo Ngô
Trọng Lư (2004) sò huyết thích sống ở nơi ít sóng gió, thủy triều lên xuống
gần cửa sông có dòng nước ngọt chảy vào (độ mặn 15 – 25‰). Chúng sống
theo kiểu vùi mình trong bùn cát, sò non sống ở mặt bùn, sò lớn sống sâu dưới
bùn từ 1 – 3 cm. Các bãi bùn mà sò huyết phân bố thường có độ dày khoảng
15 cm.
2.1.4 Dinh dưỡng
Ở giai đoạn ấu trùng, thức ăn của lớp hai mảnh vỏ là vi khuẩn, tảo Silic,
mùn bã hữu cơ, nguyên sinh động vật có kích thước ≤ 10μm (Thái Trần Bái,
1978). Tuy nhiên theo Quayle & Newkirk (1989), động vật thân mềm hai
mảnh vỏ nói chung sử dụng các loại tảo có kích thước hiển vi, vi khuẩn, ngành
nguyên sinh động vật và các hạt hữu cơ có kích thước nhỏ hơn 150μm.
Sò huyết là loài bắt mồi thụ động bằng cách tạo ra dòng nước nhờ hoạt
động của mang. Thức ăn đi qua xoang mang, các tia mang và được lọc ở đó.
Sau 1 – 2 phút sò lại khép kín vỏ một lần để đưa thức ăn không thích hợp cùng
với nước trong xoang áo ra ngoài (Ngô Trọng Lư, 2004).
Theo Lê Trung Kỳ và ctv (2007), tỷ lệ sống của sò huyết giai đoạn sống
trôi nổi cao nhất là 52,34% khi cho ăn tảo Nanochloropsis với mật độ 3.000 tế
bào/ml. Ở giai đoạn sống đáy, tỷ lệ sống cao nhất (26,1%) khi cho ăn hỗn hợp
tảo đơn bào Nanochloropsis sp., Chaetoceros sp. và Isochrysis sp. với mật độ
10.000 tế bào/ml. Tỷ lệ sống của sò thấp hơn khi sử dụng thức ăn tổng hợp
hay tảo đáy.
4
Giai đoạn trưởng thành, thức ăn của loài hai mảnh vỏ nói chung và sò
huyết nói riêng là mùn bã hữu cơ. Nghiên cứu dinh dưỡng của sò huyết cho
thấy mùn bã hữu cơ chiếm 93% và tảo chiếm 7%, trong đó tảo Silic chiếm
92% so với các ngành tảo khác (Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, 1998)
(trích dẫn bởi Lê Thị Thu Anh, 2012). Ngoài ra, nguyên sinh động vật như
Tintinnopsis và Cocliella cũng được tìm thấy trong ruột sò (trích dẫn bởi
Trương Quốc Phú, 1999).
2.1.5 Sinh trưởng
Sò ở vùng hạ triều sinh trưởng nhanh hơn vùng trung triều, do vùng hạ
triều sò vùi mình trong đáy lâu hơn, thời gian ăn dài hơn. Sò nhỏ tăng trưởng
nhanh hơn sò lớn. Nhiệt độ càng cao thì lượng bắt mồi càng lớn. Kết luận của
Lebesnerais (1985) cho rằng sinh trưởng của nghêu phụ thuộc vào điều kiện
môi trường và thức ăn, trong đó nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý, ảnh
hưởng trực tiếp đến tốc độ vận chuyển thức ăn, nhiệt độ làm tăng tần suất và
cường độ vận chuyển của các tiêm mao. Pincebourde et al. (2008) chỉ ra rằng
khi vẹm Mytilus californiaus tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ cao làm cho nhiệt
độ cơ thể tăng dẫn đến tốc độ lọc tăng (~ 60%) nhưng khi nhiệt độ cao liên tục
thì tốc độ thức ăn sẽ giảm xuống. Theo Angell (1986) nghiên cứu sinh trưởng
của Crassostrea paraibanensis cho thấy trong điều kiện đủ thức ăn, tốc độ
sinh trưởng nhanh khi nhiệt độ tăng. Tốc độ tăng trưởng càng nhanh thể hiện
qua các đường gân của vỏ sò. Sò 1, 2, 3 tuổi bình quân chiều dài lần lượt là 2
cm; 2,8 cm và 3,2 cm. Sò 3 tuổi là đạt kích thước thương phẩm. Chúng tăng
trưởng nhanh vào hai năm đầu và chậm dần khi qua năm thứ ba (Ngô Trọng
Lư, 2004).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Sò huyết thuộc loại đẻ trứng, nhìn bên ngoài khó phân biệt đực cái, chỉ
phân biệt được qua quan sát tuyến sinh dục vào mùa sinh sản. Tuyến sinh dục
con đực màu trắng sữa còn con cái màu đỏ đậm. Theo Ngô Thị Thu Thảo và
Trương Quốc Phú (2009), sò 1 – 2 năm tuổi có thể thành thục sinh dục và
tham gia sinh sản lần đầu tiên. Quayle và Newkirk (1989) cho rằng, việc thay
đổi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn sẽ kích thích chín
5
sinh dục của hai mảnh vỏ. Đối với sò thành thục, khi nhiệt độ và tỷ trọng giảm
đột ngột sẽ kích thích sò sinh sản (Ngô Trọng Lư, 2004).
Sò thành thục sinh dục lần đầu có chiều dài từ 15 – 25 mm. Chúng có
khả năng thành thục quanh năm, tuy nhiên, tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng
4 (100%) và tháng 9 (93%). Sò huyết có thể sinh sản 4 – 5 lần/năm. Ở sò
huyết, tỷ lệ cá thể cái thường lớn hơn cá thể đực. Tỷ lệ giới tính của sò hyết
thay đổi theo thời gian và nhóm kích thước, sò có kích thước càng lớn thì tỷ lệ
cá thể cái càng cao.
Sức sinh sản tuyệt đối của một cá thể là 800 x 103 trứng/gam; sức sinh
sản tương đối là 35,9 x 103 trứng/gam (cả vỏ) hoặc 164 x 103 trứng/gam (phần
mềm). Trứng được thụ tinh trong môi trường nước. Sau 5 – 7 giờ phát triển
thành ấu trùng quay (Trochophore). Ấu trùng chia làm các giai đoạn: ấu trùng
quay (Trochophore), ấu trùng chữ D (Veliger), ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo), ấu
trùng sống đáy (spat) và sò giống (jnvenile). Thời gian phát triển từ trứng tới
sò huyết giống là 36 ngày và kích thước tăng từ 45 – 50 µm tới 300,48 µm (La
Xuân Thảo và ctv., 2003)
Theo Hoàng Thị Bích Đào (2003) sò có thể sinh sản quanh năm nhưng
màu vụ tập trung chủ yếu từ tháng 2 – 9, cao điểm nhất là tháng 3 – 5 và tháng
8 – 9. Sò càng lớn sức sinh sản càng cao. Sức sinh sản của sò huyết A.
nodifera tại Đầm Nại (Ninh Thuận) là 350.300 – 3.788.00 trứng/ cá thể.
2.2
Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi sò huyết
Sò huyết có giá trị kinh tế do thịt thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng
cao (Nguyễn Chính, 1996). Nghề nuôi sò huyết sử dụng kỹ thuật đơn giản, đầu
tư ít nhưng mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi (Ngô Trọng Lư, 2004).
Điều này làm gia tăng diện tích nuôi sò huyết trong thời gian qua. Ở Việt
Nam, sò huyết được thử nghiệm nuôi với nhiều mô hình khác nhau với diện
tích nuôi khá lớn. Theo kết luận của Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo
(2013) về đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi sò huyết
(Anadara granosa) ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau cho thấy mô hình nuôi
sò huyết trên bãi triều có diện tích lớn nhất (62466 m2), kế đến là mô hình nuôi
6
dưới tán rừng (60359 m2) và diện tích nuôi nhỏ nhất là mô hình nuôi trong ao
(30359 m2).
Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú (2006) thử nghiệm nuôi sò huyết
(Anadara granosa) trong ao nước tĩnh. Kết quả sò tăng trưởng không khác
biệt so với mô hình kênh nước chảy. Sau 6 tháng nuôi không có sự khác biệt
về khối lượng. Tuy nhiên, hàm lượng đạm, chất béo trong thịt sò khi thu hoạch
đạt giá trị (63,34 – 68,91% và 10,18 – 14,13%) cao hơn so với lúc đầu. Mô
hình kết hợp sò – tôm hứa hẹn làm tăng thu nhập hơn 22 triệu đồng/ha/năm và
có khả năng làm sạch môi trường, hấp thu vật chất hữu cơ rất lớn (198
kg/ha/năm). Sau khi thử nghiệm nuôi sò huyết trong ao nước tĩnh, Tạ Văn
Phương và ctv đã đề xuất hoàn chỉnh mô hình nuôi kết hợp sò – tôm sú theo
các hình thức khác nhau là quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh
(trích dẫn bởi Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo). Theo thực tế cho thấy, mô
hình nuôi kết hợp sò – tôm sú đang là mô hình phát triển bền vững về kinh tế
(theo báo Cà Mau online – Hiệu quả mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.
Cập nhận ngày 11/11/2012).
Nghiên cứu nuôi thử nghiệm sò Huyết theo hai hình thức nuôi ao đất và
bãi triều tại Đầm Nại (Ninh Thuận). Hình thức nuôi ở bãi triều cho hiệu quả
cao hơn so với nuôi ao (Nguyễn Khắc Lâm, 2003). Trọng lượng sò khi thu
hoạch ở bãi triều 12,5 gam/con, tỷ lệ sống 95% và năng suất đạt 3500 kg/ha.
Trong khi đó, nuôi theo hình thức ao cho trọng lượng sò khi thu hoạch là 10
gam/con, tỷ lệ sống 75% và năng suất là 1300 kg/ha
Thử nghiệm nuôi kết hợp ốc len (Cerithidea obtusa) và sò huyết
(Anadara granosa) trong rừng ngập mặn với các mật độ ốc len khác nhau do
Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2011) thực hiện. Kết quả sau 6 tháng nuôi cho thấy,
tỷ lệ sống của sò huyết khác biệt giữa các nghiệm thức, cao nhất ở nghiệm
thức mật độ ốc len là 20 con/m2 (32%) và thấp nhất ở nghiệm thức mật đọ ốc
len 30 con/m2 (17%). Tuy nhiên không có sự khác biệt về tăng trưởng khối
lượng, chiều dài của sò huyết ở các nghiệm thức khác nhau. Nghiên cứu cho
thấy mô hình nuôi kết hợp sò huyết (10 con/m2) và ốc len (20 con/m2) trong
7
rừng ngập mặn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với môi hình nuôi
kết hợp ở các mật độ ốc len khác.
Bên cạnh những thuận lợi từ các mô hình nuôi mang lại, thì người nuôi
sò huyết vẫn gặp một số khó khăn như: hộ nuôi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi,
chưa xử lí, cải tạo tốt nền đáy, chất lượng con giống. Trong những năm qua có
những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo giống sò huyết nhưng tỷ lệ sống chưa
cao (2,28%) và quy trình sản xuất chưa ổn định (La Xuân Thảo, 2003)
2.3 Một số nghiên cứu về ảnh hƣởng của độ mặn đến động vật thân mềm
Livingstone et al. (1979) nghiên cứu trên vẹm Mytilus edulis tiếp xúc đột
ngột với độ mặn 30‰ →15‰,15‰→ 30‰ và 30‰ →15‰→ 30‰ biến
động theo chu kỳ 12h. Kết quả thu được là thay đổi độ mặn đã làm thay đổi
thẩm thấu của máu. Sự thay đổi nồng độ thẩm thấu ngoại bào xuất hiện khi độ
mặn thay đổi, vẹm tăng bài tiết ammonia và acid amin cùng với sự thay đổi
đột ngột của độ mặn (Trích dẫn bởi Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang
Mẫn, 2012). Nakamura et al. (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên
hoạt động đào hang cát, tăng trưởng và tốc độ lọc trên các loài hai mảnh vỏ
Mactra veniriformis, Ruditapes philipinarum và Meretrix lusoria, kết quả cho
thấy nghêu R. philipinarum lọc nước tốt ở độ mặn 11,8 – 34,6‰ nhưng tốc độ
sinh trưởng chậm ở 11,8‰. Ở độ mặn 6,1‰, M. veniriformis vùi vào cát sau
vài ngày thuần dưỡng, M. lusoria không chết trong khi R. philipinarum thì
chết, điều này chứng tỏ các loài khác nhau thì đáp ứng với biến động của độ
mặn khác nhau.
Ngô Thị Thu Thảo (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm độ mặn
đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu (Grassostrea sp.) và tôm chân trắng
(Penaeus vannamei) trong hệ thống nuôi kết hợp. Sau thời gian thí nghiệm, tỷ
lệ sống của hàu đạt cao nhất khi giảm độ mặn xuống 5‰ (86,7%) và thấp nhất
khi giữ nguyên độ mặn 15‰ (41,7%). Tăng trưởng của hàu ở các điều kiện độ
mặn khác nhau không có sự khác biệt (P>0,05). Một nghiên cứu khác về ảnh
hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu rừng đước
(Crassostrea sp.) thu tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau của Ngô Thị Thu Thảo và
8
Trần Tuấn Phong (2011) kết luận rằng tỷ lệ sống của hàu đạt cao nhất ở độ
mặn 10‰ (87,8%) sau đó là 15‰ (76,7%) và cao hơn các nghiệm thức khác.
Hàu rừng đước Crassostrea sp. có khả năng sinh trưởng ở độ mặn 5 – 30‰,
tốt nhất là từ 10 – 15‰.
Lê Trung Kì và La Xuân Thảo (2004) nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trung sò huyết (Anadara granosa) từ giai
đoạn ấu trùng chữ D đến giai đoạn giống (1 – 2 mm). Ấu trùng được nuôi ở
các độ mặn 10; 15; 20; 25; và 30‰. Độ mặn thích hợp cho ấu trùng sò huyết
thay đổi theo từng giai đoạn: giai đoạn ấu trùng chữ D - ấu trùng đỉnh vỏ là
25‰ và giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ - giai đoạn giống là 20‰. Kết quả này
phù hợp với thí nghiệm của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2009) về ảnh hưởng
của độ mặn lên sò huyết (Anadara granosa) nuôi vỗ trong hệ thống nước xanh
– cá rô phi ở các độ mặn khác nhau là 10‰, 20‰ và 30‰. Kết quả sau 40
ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao ở 20‰ (82,2%) và 10‰
(71,1%) trong khi đó tỷ lệ sống ở độ mặn 30‰ chỉ đạt 28,9%. Bên cạnh đó,
nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ lọc thức
ăn, sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống
Anadara granosa do Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa thực hiện
năm 2003. Thí nghiệm được tiến hành bằng việc nuôi sò huyết với 3 nồng độ
muối khác nhau (5, 10 và 15‰) trong thời gian 04 tuần. Kết quả cho thấy, sò
nuôi ở độ mặn 15‰ có tốc độ lọc thức ăn, tốc độ tăng trưởng hàng ngày và tỷ
lệ sống cao nhất, kế đến là ở độ mặn 10‰ và 5‰.
9
Chƣơng III:
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian
Từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2012.
3.1.2 Địa điểm
Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
3.2
Đối tƣợng nghiên cứu
Sò huyết giống có hai loại: loại nhỏ (10,98 ± 0,58 mm) và loại lớn
(13,72 ± 0,33 mm) được mua từ An Minh, Kiên Giang ở độ mặn 15‰ và
chuyển về khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, sò được thuần ở
độ mặn 20‰ trong một tuần rồi tiến hành thí nghiệm.
3.3
Vật liệu nghiên cứu
3.3.1 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
Bể xử lý nước: sử dụng bể composit có thể tích 1m3/ bể (2 bể).
Bể nuôi sò: bể composit 100 lít (9 bể).
Bể nuôi tảo: bể composit có thể tích 1m3/bể (1 bể).
Hệ thống sục khí: ống dẫn khí, van điều chỉnh, đá bọt, máy thổi khí.
Dụng cụ kiểm tra môi trường: nhiệt kế, bộ test (NH4+/NH3, NO2-, KH,
pH).
Các dụng cụ khác: cân điện tử, thước kẹp, kính hiển vi, buồng đếm tảo
Improved Neubauer , máy bơm nước, rổ nhựa.
3.3.2
Nguồn nước thí nghiệm
Nước ngọt được lấy từ nguồn nước máy và nước mặn được cung cấp từ
ruộng muối Vĩnh Châu, có độ mặn 80 – 100‰. Nước dùng thí nghiệm được
pha từ hai nguồn nước trên. Nước sau khi pha được xử lý bằng Chlorine nồng
độ 20ppm trong vòng 48 giờ.
10
3.3.3 Nuôi tảo
Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) được mua ở trại giống Cần Thơ
với kích cỡ 30 – 40 con/ kg, mật độ thả nuôi 40 con/bể. Cá được tắm formol
200ppm trong 30 phút, sau đó thuần hóa ở độ mặn 20‰ và thả vào bể để gây
nuôi tảo, mỗi ngày cho cá ăn bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 30%, cho
ăn 2 lần/ngày. Sau 5 – 7 ngày, tảo Chlorella bắt đầu xuất hiện và phát triển
trong bể nuôi cá. Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ 10 5 – 106
tb/ml có thể tiến hành thu cho sò ăn.
Mật độ tảo được tính theo công thức: N (tb/ml) =
n
x 10 4
64
Trong đó: n là số tế bào tảo đếm được trong 64 ô nhỏ của buồng đếm
Improved Neubauer.
3.4
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với
độ mặn thay đổi như sau:
1) Giữ nguyên độ mặn 20‰ trong suốt quá trình thí nghiệm.
2) Từ 20‰ giảm 5‰ xuống đến 0‰. Đình kỳ sau 7 ngày giảm một lần.
3) Từ 20‰ tăng 5‰ lên đến 30‰. Định kỳ sau 7 ngày tăng một lần.
Diễn biến độ mặn ở mỗi nghiệm thức được trình bày trong Hình 3.4.
Tất cả các nghiệm thức được duy trì ở độ mặn 20‰ trong một tuần sau đó bắt
đầu tiến hành thay đổi độ mặn. Nghiệm thức giảm độ mặn đạt đến 0‰ vào
ngày 35 trong khi đó nghiệm thức tăng độ mặn đạt đến 30‰ vào ngày thứ 21
của quá trình thí nghiệm.
35
Độ mặn (‰)
30
25
20
15
10
20‰
20_ 0‰
5
20_30‰
0
1
7
14
21
28
35
42
49
56
60
Ngày
Hình 3.4: Độ mặn thay đổi trong quá trình thí nghiệm
11
Thí nghiệm được kéo dài trong 60 ngày tính từ ngày bắt đầu bố trí thí
nghiệm.
Sò huyết giống có hai loại: loại nhỏ (10,98 ± 0,58 mm) và loại lớn
(13,72 ± 0,33 mm) được bố trí với mật độ tương ứng 20 con/rổ vào bể
Composite 100 lít, mức nước duy trì trong bể là 50 lít. Sử dụng tảo Chlorella
mật độ 5×104 – 10×104 tb /ml/ngày cho sò ăn mỗi ngày 2 lần vào lúc 7h và 17h.
3.5
Phƣơng pháp thu và xử lý số liệu
3.5.1 Các chỉ tiêu lý hóa học của môi trường
Các chỉ tiêu thủy lý hóa được thu thập theo chu kỳ và phương pháp đo
như trong Bảng 3.5.1 nhằm theo dõi và đánh giá chất lượng nước trong quá
trình thí nghiệm.
Bảng 3.5.1: Phƣơng pháp và chu kỳ thu mẫu các chỉ tiêu lý hóa học
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (oC)
Độ mặn (‰)
pH
NH4+/NH3 (mg/L)
NO2- (mg/L)
Độ kiềm (mg CaCO3/L)
Chu kỳ
2 lần/ ngày
7 ngày/ lần
7 ngày/ lần
7 ngày/ lần
7 ngày/ lần
7 ngày/ lần
12
Phương pháp
Nhiệt kế
Khúc xạ kế (ATAGO)
Test SERA (Đức)
Test SERA (Đức)
Test SERA (Đức)
Test SERA (Đức)
3.5.2 Tăng trưởng của sò huyết
Định kỳ 15 ngày tiến hành thu mẫu để đo chiều dài vỏ và khối lượng của
tất cả sò có trong mỗi bể thí nghiệm để tính tốc độ tăng trưởng theo công thức
sau:
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ ngày)
LGR =
Ln( L2) Ln( L1)
x100
t
Trong đó: L2 là chiều dài cuối (mm); L1 là chiều dài đầu (mm); t là thời
gian nuôi (ngày).
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ ngày)
WGR =
Ln(W 2) Ln(W 1)
x100
t
Trong đó: W2 là khối lượng cuối (mg); W1 là khối lượng đầu (mg); t là
thời gian nuôi (ngày).
3.5.3 Tỷ lệ sống của sò huyết
Tỷ lệ sống của sò huyết (%) =
N2
x100
N1
Trong đó: N2 là số cá thể cuối; N1 là số cá thể bố trí ban đầu.
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu về tăng trưởng chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống được xử lý
bằng phần mềm Excel và so sánh thống kê bằng phương pháp ANOVA trong
phần mềm SPSS.
13
Chƣơng IV:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1
Các yếu tố lý hóa học
Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ buổi sáng biến động từ 28 – 30 oC,
trung bình 29,1 oC và nhiệt độ buổi chiều biến động từ 30 – 32 oC. Biến động
nhiệt độ trong ngày nhỏ hơn 3oC không ảnh hưởng đến sự phát triển của sò.
Biên độ biến động nhiệt an toàn cho sinh vật là ±10 oC ngày – đêm (Trương
Quốc Phú, 2006).
34
Nhiệt độ (oC)
33
32
31
30
29
28
27
Sáng
26
Chiều
25
1
7
14
21
28
35
42
49
56
60
Ngày
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm
Giá trị pH ở 3 nghiệm thức dao động từ 8,0 – 8,2 và ổn định trong suốt
quá trình nuôi. Theo Boyd (1998), pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9,0.
Hàm lượng NO2- dao động trong khoảng 0,2 – 0,3 mg/L và hàm lượng
NH4+/NH3 dao động trong khoảng 0,71 – 0,78 mg/L. Độ kiềm có vai trò quan
trọng trong việc hình thành vỏ của động vật thân mềm, độ kiềm giảm cùng với
mức giảm của độ mặn. Độ kiềm trong các bể nuôi dao động từ 71,2 – 114,1
mgCaCO3/L. Ở nghiệm thức giảm độ mặn, độ kiềm chỉ đạt 71,2 mgCaCO3/L
thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Các chỉ tiêu môi trường (Bảng 4.1)
thích hợp cho sò huyết.
14
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu
pH
NO2- (mg/L)
NH4+/NH3 (mg/L)
Độ kiềm (mg CaCO3/L)
4.2
20‰
8,22 ± 0,41
0,3 ± 0,14
0,74 ± 0,29
90,3 ± 13,22
20 _ 0‰
8,00 ± 0,41
0,21 ± 0,11
0,71 ± 0,26
71,2 ± 18,13
20 _ 30‰
8,07 ± 0,43
0,3 ± 0,16
0,78 ± 0,26
114,1 ± 22,42
Tăng trƣởng và tỷ lệ sống của sò huyết
4.2.1 Tăng trưởng của sò huyết
Sau 60 ngày nuôi, chiều dài vỏ của sò huyết ở nghiệm thức giữ nguyên
20‰ tăng theo thời gian (sò nhỏ: 11,74 mm; sò lớn: 14,38 mm) cao hơn so với
hai nghiệm thức còn lại (Bảng 4.2.1).
Bảng 4.2.1: Chiều dài và khối lƣợng của sò huyết sau trong quá trình thí nghiệm
Ngày
20‰
L
Sò nhỏ
1
30
60
Sò lớn
1
30
60
20 _ 0‰
W
L
W
20 _ 30‰
L
W
10,98 ± 0,58
11,73 ± 0,22
11,74 ± 0,23
0,39 ± 0,03
0,40 ± 0,03
0,40 ± 0,05
11,02 ± 0,27
11,52 ± 0,27
-
0,34 ± 0,04
0,35 ± 0,04
-
10,84 ± 0,35
11,32 ± 0,32
11,24 ± 0,25
0,32 ± 0,03
0,34 ± 0,03
0,36 ± 0,01
13,72 ± 0,33
14,25 ± 0,27
14,38 ± 0,50
0,74 ± 0,07
0,74 ± 0,06
0,76 ± 0,09
13,97 ± 0,08
14,36 ± 0,19
-
0,80 ± 0,03
0,81 ± 0,05
-
14,00 ± 0,20
14,29 ± 0,12
14,16 ± 0,47
0,79 ± 0,01
0,82 ± 0,02
0,80 ± 0,04
(L): Chiều dài (mm); (W): Khối lượng sò huyết (mg); (-) Sò chết nên không thu được số
liệu
15
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò huyết
Tốc độ tăng trưởng chiều dài sò loại nhỏ và lớn của các nghiệm thức đều
giảm (Bảng 4.2.2). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cả hai kích
thước sò ở độ mặn 20‰ vẫn cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Ở độ mặn
20‰, sò loại nhỏ có tốc độ tăng trưởng trung bình (3,55%/ngày) cao hơn so
với sò lớn (1,67%/ngày). Kết quả này khác với kết quả của Đàm Quang Trung
(2011) cho thấy ảnh hưởng cụ thể của độ mặn đến chiều dài của nghêu, tốc độ
tăng trưởng chiều dài ở độ mặn 20‰ (0,07%/ngày) là thấp nhất, tốc độ tăng
trưởng chiều dài cao nhất ở 30‰ (0,082%/ngày). Kết quả trên không bị ảnh
hưởng bởi yếu tố nhiệt độ. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò loại lớn giữa
hai nghiệm thức giữ 20‰ và nghiệm thức tăng độ mặn khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P0,05). (-) Sò chết nên không thu được số liệu.
16
4.2.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng của sò huyết
Trung bình tốc độ tăng trưởng của sò ở nghiệm thức tăng độ mặn đạt
0,06%/ngày (sò loại nhỏ) và 0,05 %/ngày (sò loại lớn) cao hơn so với nghiệm
thức giữ 20‰ và giảm xuống 0‰ (Bảng 4.2.3). Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 4.2.3: Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng của sò huyết (%/ngày)
Ngày
Sò nhỏ
1 – 15
15 – 30
30 – 45
45 – 60
Trung bình
Sò lớn
1 – 15
15 – 30
30 – 45
45 – 60
Trung bình
20‰
20_ 0‰
20_ 30‰
0,08a ± 0,25
0,04a ± 0,13
0,03a ± 0,10
0,01a ± 0,09
0,04 ± 0,03
0,07a ± 0,02
0,04a ± 0,01
0,03 ± 0,03
0,10a ± 0,04
0,04a ± 0,01
0,08a ± 0,08
0,02a ± 0,03
0,06 ± 0,04
0,00a ± 0,17
0,00a ± 0,06
0,02a ± 0,05
0,04a ± 0,05
0,02 ± 0,02
0,05a ± 0,02
0,02a ± 0,12
0,02 ± 0,02
0,10a ± 0,05
0,08a ± 0,03
-0,02a ± 0,08
0,02a ± 0,06
0,05 ± 0,06
Những giá trị trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05). (-) Sò chết nên không thu được số liệu.
Theo ghi nhận của Pathansali (1963) (trích dẫn bởi Ngô Thị Thu Thảo
và Trương Trọng Nghĩa, 2001) thì sò huyết đóng chặt vỏ ở những độ muối rất
thấp và bị ngọt hóa. Tương tự, Broom (1981) (trích dẫn bởi Ngô Thị Thu Thảo
và Trương Trọng Nghĩa, 2001) thực hiện những thí nghiệm về ngưỡng nồng
độ muối ở sò và kết luận rằng loại hai mảnh vỏ này trong thực tế có thể đóng
chặt vỏ của nó để đối phó với những biến động điều hòa của độ muối trong
thời gian ngắn và chúng có thể chịu đựng trong vòng một tuần ở 17‰. Như
vậy, do đối phó với độ muối thay đổi nên sò kép chặt vỏ, làm giảm tốc độ lọc
thức ăn. Theo Trần Quang Minh (2003), nghêu bắt mồi kém vào mùa mưa khi
độ mặn giảm thấp. Tốc độ lọc thức ăn giảm dẫn đến giảm tăng trưởng của sò ở
nghiệm thức giảm độ mặn. Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của
Ngô Thi Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2003) là tốc độ lọc tảo của sò
17
huyết giảm, đồng thời tốc độ sinh trưởng cũng giảm khi sò được nuôi ở độ
mặn 5‰.
So sánh tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng thì sò có kích thước
nhỏ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với sò loại lớn. Ở một số đối tượng động
vật thân mềm như: nghêu, hàu, bào ngư, ốc hương, …có kích thước càng nhỏ
thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh.
4.2.4 Tỷ lệ sống của sò huyết (%)
Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao nhất ở nghiệm thức giữ
nguyên 20‰ đối với cả 2 loại kích cỡ sò: loại nhỏ (41,67%) và loại lớn
(55,0%). Theo Hứa Thái Nhân và ctv (2007), thử nghiệm nghiên cứu nuôi vỗ
thành thục nghêu Bến Tre Meretrix lyrata trong hệ thống nước xanh – cá rô
phi cho rằng ở ba độ mặn 10‰, 20‰ và 30‰ thì độ mặn thích hợp cho quá
trình nuôi vỗ là 20‰, ở nghiệm thức này nghêu có tỷ lệ sống và chỉ số thể
trạng cao nhất. Tỷ lệ sống của sò thấp nhất của nghiệm thức giảm độ mặn, sò
chết hoàn toàn sau 40 ngày nuôi. Theo Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc
Phú (2012), khi độ mặn giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ
vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn độ mặn trở lại thích hợp thì
sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng độ mặn thấp kéo dài có
thể làm sò chết. Theo Bayne (1975) kết quả trực tiếp của việc giảm độ muối
dẫn đến ảnh hưởng stress thực tế trên động vật hai mảnh vỏ bao gồm việc tăng
tốc độ bài tiết ammonia, thất thoát các amino acid và giảm hàm lượng amino
acid tự do trong mô màng áo (trích dẫn bởi Ngô Thị Thu Thảo, 2003), kết hợp
với việc kép chặt vỏ làm giảm khả năng lọc thức ăn dẫn đến sò suy kiệt rồi
chết.
Sò ở nghiệm thức tăng độ mặn có tỷ lệ sống thấp hơn so với nghiệm
thức giữ nguyên 20‰ (sò nhỏ: 10%, sò lớn: 18,33%) và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P[...]... khi độ mặn giảm xuống 0‰ ở cả hai loại kích thước Ở độ mặn 30‰, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò rất thấp Sò có tốc độ tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao nhất ở độ mặn 20‰ Ở độ mặn 20‰, sò loại lớn có tỷ lệ sống (55,0%) cao hơn sò loại nhỏ (41,7%) và đạt chiều dài vỏ ở hai kích cỡ đều cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại Đề xuất: Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về ảnh hưởng kết hợp của. .. là nghiệm thức tăng độ mặn và sò chết hoàn toàn khi độ mặn giảm thấp hơn 5‰ Kết quả này giống với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2009) là tỷ lệ sống của sò huyết chịu ảnh hưởng của độ mặn Sò huyết nuôi vỗ ở độ mặn 20‰ có tỷ lệ sống cao hơn so với 10‰ và 30‰ 19 Chƣơng V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Tỷ lệ sống và tăng trưởng của sò huyết Anadara granosa giảm khi độ mặn biến động tăng hoặc giảm kéo dài... quả này khác với kết quả của Đàm Quang Trung (2011) cho thấy ảnh hưởng cụ thể của độ mặn đến chiều dài của nghêu, tốc độ tăng trưởng chiều dài ở độ mặn 20‰ (0,07%/ngày) là thấp nhất, tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất ở 30‰ (0,082%/ngày) Kết quả trên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò loại lớn giữa hai nghiệm thức giữ 20‰ và nghiệm thức tăng độ mặn khác biệt... nước tốt ở độ mặn 11,8 – 34,6‰ nhưng tốc độ sinh trưởng chậm ở 11,8‰ Ở độ mặn 6,1‰, M veniriformis vùi vào cát sau vài ngày thuần dưỡng, M lusoria không chết trong khi R philipinarum thì chết, điều này chứng tỏ các loài khác nhau thì đáp ứng với biến động của độ mặn khác nhau Ngô Thị Thu Thảo (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu (Grassostrea sp.) và tôm... các độ mặn khác nhau là 10‰, 20‰ và 30‰ Kết quả sau 40 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao ở 20‰ (82,2%) và 10‰ (71,1%) trong khi đó tỷ lệ sống ở độ mặn 30‰ chỉ đạt 28,9% Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ lọc thức ăn, sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống Anadara granosa do Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng... thời gian thí nghiệm, tỷ lệ sống của hàu đạt cao nhất khi giảm độ mặn xuống 5‰ (86,7%) và thấp nhất khi giữ nguyên độ mặn 15‰ (41,7%) Tăng trưởng của hàu ở các điều kiện độ mặn khác nhau không có sự khác biệt (P>0,05) Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu rừng đước (Crassostrea sp.) thu tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau của Ngô Thị Thu Thảo và 8 Trần Tuấn Phong... (2011) kết luận rằng tỷ lệ sống của hàu đạt cao nhất ở độ mặn 10‰ (87,8%) sau đó là 15‰ (76,7%) và cao hơn các nghiệm thức khác Hàu rừng đước Crassostrea sp có khả năng sinh trưởng ở độ mặn 5 – 30‰, tốt nhất là từ 10 – 15‰ Lê Trung Kì và La Xuân Thảo (2004) nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trung sò huyết (Anadara granosa) từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến giai đoạn giống... Đại học Cần Thơ Lê Thị Thu Anh, 2012 Ảnh hưởng của Glucose đến tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) và sò huyết (Anadara granosa) trong quá trình vận chuyển Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học biển, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Lê Trung Kỳ và La Xuân Thảo 2004 Ảnh hưởng của độ mặn tới tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng sò huyết Anadara granosa Tuyển tập các công trình nghiên... Issues 1- 2: 98 – 114 Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012 Ảnh hưởng của độ mặn và thời gian phơi bãi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 22a/2012 ISSN: 1859-2333: Trang 123 – 130 Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) Tạp chí... (mm); (W): Khối lượng sò huyết (mg); (-) Sò chết nên không thu được số liệu 15 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài của sò huyết Tốc độ tăng trưởng chiều dài sò loại nhỏ và lớn của các nghiệm thức đều giảm (Bảng 4.2.2) Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cả hai kích thước sò ở độ mặn 20‰ vẫn cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại Ở độ mặn 20‰, sò loại nhỏ có tốc độ tăng trưởng trung bình (3,55%/ngày)