Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia: thuế nhập khẩu là một loại thuế mà quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
LỜI MỞ ĐẦU. Xu thế tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế với sự xuất hiện của nhiều hình thức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra rất mạnh mẽ. Quốc gia nào đi ngược lại với xu thế ấy chắc chắn sẽ tụt hậu và trở nên kém phát triển. Ngược lại, nếu quốc gia nào biết tận dụng thời cơ đó sẽ nhận được những lợi ích vô cùng to lớn mà điển hình đó là tốc độ phát triển và đời sống xã hội, người dân sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, để có thể nhận được những lợi ích đó thì trước tiên các quốc gia phải thực hiện các cam kết, trong đó có các cam kết về thuế nhập khẩu. Đảng và Nhà nước ta ngay từ đầu đã có chủ trương Việt Nam chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có nghĩa là cần phải có sự chuẩn bị kỹ ngay từ đầu rồi hội nhập từng bước. Vì vậy, trong một khoảng thời gian dài thuế nhập khẩu đã được quan tâm và được cải cách ngày càng phù hợp hơn với tình hình mới. Các chính sách thuế nhập khẩu đã góp phần tích cực vào việc ổn định, phát triển kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển và hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu là vô cùng cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã tham gia tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách thuế nhập khẩu và thực hiện đề tài: Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, với mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. 1 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM. A. Một số vấn đề cơ bản của thuế nhập khẩu hàng hóa 1. Khái niệm và phân loại thuế nhập khẩu a) Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia: thuế nhập khẩu là một loại thuế mà quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường thủy hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế,của khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo những công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa,trừ khi có những chính sách ân hạn thuế hay bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ. Trong thời cổ đại và trung cổ ,thuế nhập khẩu còn được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thường được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế.Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan ( trong đó có thuế nhập khẩu ) thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. b) Phân loại thuế nhập khẩu hàng hóa Có nhiều cách để phân loại thuế nhập khẩu hàng hóa. Thứ nhất, theo phương thức tính thuế có những loại thuế quan sau: Thuế quan theo đơn giá hàng : là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được coi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng bị giảm theo và các ngành sản xuất trong nước dễ bị tổn thương hơn trong cạnh tranh.Ngược lại , khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên , nhưng khi đó sản xuất mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Thuế quan theo trọng lượng: được tính theo trọng lượng mặt hàng chẳng hạn 200 ngàn đồng trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Thứ hai, theo mục đích đánh thuế, có các kiểu thuế quan sau: Thuế quan tăng thu ngân sách: là một tập hợp các mức thuế được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước, còn mục đích 2 bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một nước không trồng hay chế biến cà phê đánh vào và phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. Thuế quan bảo hộ : được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt từ nước ngoài.Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một số lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ta của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khat năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu. Thuế quan cấm đoán: là thuế quan đưa ta với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa. Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá mong manh và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra thì các loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở thuế quan bảo hộ. 2. Vai trò của thuế nhập khẩu hàng hóa Đánh thuế nhập khẩu sẽ tác động làm tăng giá hàng nhập khẩu và giá của mặt hàng tương tự sản xuất trong nước từ đó gây ảnh hưởng đến tổng cung, tổng cầu của nhiều loại sản phẩm được mua bán trên thị trường. Quy mô đầu tư vì thế cũng sẽ thay đổi và gây tác động đến mô hình tăng trưởng của cả nền kinh tế. Qua đó, có thể khẳng định được chính sách thuế nhập khẩu là vô cùng quan trọng trong chính sách ngoại thương. Vai trò quan trọng của chính sách thuế nhập khẩu được thể hiện cụ thể như sau: a) Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu Khi mở cửa thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận nên hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào và với bất cứ loại hàng hóa gì. Trong nhiều trường hợp, mở cửa thị trường không kiểm soát có thể dẫn tới tình trạng nhập khẩu hàng hóa một cách ồ ạt, dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm 3 trọng. Do đó để đảm bảo lợi ích cho đất nước thuế nhập khẩu đã được nhiều nước sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được áp đặt với những mức khác nhau trên cơ sở thuế suất cao đối với những mặt hàng hạn chế nhập khẩu và mức thuế suất thấp đối với những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu. Từ đó, góp phần kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu đồng thời ổn định thị trường trong nước. b) Bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước Giảm thuế nhập khẩu hàng hóa là “đầu vào” của quá trình sản xuất và một số những mặt hàng tiêi dùng sẽ góp phần phát triển sản xuất trong nước. Việc đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hóa là tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu sẽ làm giảm giá cả đầu vào, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ từ đó giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là sức cạnh tranh về sản phẩm và giá trên thị trường quốc tế. Còn khi nhà nước đánh thuế nhập khẩu thấp đối với một mặt hàng tiêu dùng nào đó tức là khuyến khích nhập khẩu mặt hàng đó, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ, chất lượng cao và đó cũng là động lực giúp các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Mặt khác thuế nhập khẩu còn là công cụ được nhà nước sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Thông thường để bảo vệ sản xuất trong nước thì thuế nhập khẩu hay được quy định ở mức cao nhằm đẩy giá hàng hóa nhập khẩu lên cao góp phần hạn chế lường tiêu dùng hàng nhập khẩu đồng thời trong điều kiện đó hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu nhờ giá thành hạ so với hàng nhập khẩu. Việc áp dụng thuế nhập khẩu vảo hộ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của các nước đặc việt đối với các mặt hàng chủ lực, xương sống của nền kinh tế khi đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay thì vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ vị hạn chế do phải thưch hiện các cam kết trong khu vực mà phần lớn là phải giảm thuế đếm mứ tối thiểu. Hơn nữa, nếu chúng ta quá nhấn mạnh vào vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước sẽ có thể dẫn tới tình trạng tiêu cực là không những không thực hiện được đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước trong bối cảnh mới mà còn làm cho nền sản xuất trong nước thiếu cơ hội cạnh tranh quốc tế dẫn đến việc các doanh nghiệp được bảo hộ trở nên ỷ lại, sản xuất kém phát triển. c) Là nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tại Việt Nam nguồn thu cho ngân sách nhà nước chủ yếu là các loại thuế mà theo quốc hội khóa 8 thông qua thì có 8 loại thuế chính và lệ phí. Trong đó thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước do chúng ta vẫn cần thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. 4 d) Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước Với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ tình hình và xu thế thế giới, trên cơ sở yêu cầu phát triển của đất nước, Đại hội Đảng 8 đã khẳng định chính sách đối ngoại của ta trong thời gian tới: “xây dựng một nền kinh tế mở”,”đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Tuy nhiên, việc thực hiện những cam kết cơ bản sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó cam kết về giảm thuế nhập khẩu lại chiếm một phần cơ bản và vô cùng quan trọng. Do đó thực hiện thành công các cam kết về giảm thuế nhập khẩu trong quá trình hội nhập cũng chính là yếu tố góp phần thực hiện thành công chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã đề ra e) Thuế nhập khẩu góp phần hướng dẫn tiêu dùng Người tiêu dùng là lực lượng lớn nhất trong xã hội,với họ luôn tìm mọi cách để mua được những hàng hóa rẻ với chất lượng cao. Chính vì vậy đánh thuế nhập khẩu sẽ tác động vào giá cả cà cũng sẽ góp phần hướng dẫn tiêu dùng. Đối với những mặt hàng thiết yếu cho đời sống người dân, những mặt hàng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thì mức thuế sẽ được áp dụng thấp để khuyến khích tiêu dùng. Còn ngược lại, đối với những mặt hàng không thiết yếu, không phù hợp với mức sống của nhân dân như: rượu, thuốc lá, …mức thuế nhập lhaaur áp dụng sẽ rất cao để hạn chế tiêu dùng. f) Thuế nhập khẩu góp phần tiết kiệm ngoại tệ Việt Nam là một nước đang phát triển vì thế chúng ta rất cần nguồn ngoại tệ phục vụ nhập khẩu. Có nhiều cách để phát huy được nguồn ngoại tệ trong đó Nhà nước cũng sử dụng thuế nhập khẩu như một công cụ hữu hiệu góp phần quản lý ngoại tệ. Đối với những mặt hàng trong nước không sản xuất được hay quản lý không hiệu quả Nhà nước áp dụng mức thuế thấp để khuyến khích nhập khẩu. Còn ngược lại đối với những mặt hàng nước ta đã sản xuất có hiệu quả và đối với những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu dễ gây ra lãng phí ngoại tệ thì Nhà nước đánh thuế với mức cao để hạn chế nhập khẩu. B. Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết về thuế nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO 1. Sơ lược về tổ chức Thương Mại thế giới WTO Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006.Đến ngày 23 tháng 8 năm 2008,tổ chức thương mại thế giới đã có 153 thành viên và chiếm khoảng 95% tổng giá trị thương mại thế giới. WTO có những yêu cầu rất vao về minh bạch hóa các qui định thương mại, về cắt giảm thuế quan nhập khẩu, tiến tới xóa bỏ thuế quan, tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư, sở hữu trí tuệ, về thực hiện qui chế tối huêh quốc hay thương 5 mại bình thường, xóa bỏ biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất, nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và về thực hiện các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại như không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và nâng cao khả năng phát triển kinh tế… Tổng cộng khi hội nhập WTO các quốc gia sẽ phải tuân thủ một hệ thống các luật lệ, qui tắc nhằm điều chỉnh hầu hất các lĩnh vực thương mại quốc tế với tổng cộng khoảng 60 hiệp định, phụ lục và các văn bản giải thích. Tham gia vào WTO sẽ mang lại cho các quốc gia nhiều cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu, tiếp nhận hàng hóa dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật quản lý… Mặt khác, nếu chuẩn bị không tốt thì quốc gia đó có thể chịu nhiều tổn tất thương mại nặng nề do tình trạng nhập siêu , chấn động thị trường, tình trạng phá sản gia tăng…Bởi vậy, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy cần phải chủ động tích cực chuẩn bị đi đôi với thận trọng có cân nhắc lộ trình thích hợp và khai thác tối đa các ưu đãi giành cho các nền kinh tế đang phát triển khi hội nhập WTO. 2. Các nguyên tắc, nội dung cam kết về thuế nhập khẩu hàng hóa khi gia nhập WTO a) Các nguyên tắc Nguyên tắc không phân biệt đối xử Đây là nguyên tắc bao trùm nhất của WTO và được áp dụng như một nguyên tắc cơ bản trong mậu dịch khu vực và các hiệp định thương mại song phương. Nguyên tắc này thể hiện dưới hai dạng đó là nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). Thứ nhất, nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là quy chế mà một nước dành cho một nước khác các điều kiện đối xử tốt nhất trong quan hệ thương mại, nghĩa là nước được hưởng MFN phải được hưởng tất cả những ưu đãi về các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện thương mại, quyền lợi pháp nhân,… mà quốc gia áp dụng MFN dành cho bất kỳ nước thứ ba khác. Ví dụ: nếu Hoa Kỳ áp dụng MFN đối với Việt Nam thì giả sử Hoa Kỳ có chính sách giảm thuế nhập khẩu đồ len dạ Australia từ 20% xuống 10%, điều đó có nghĩa là Việt Nam cũng được hưởng chính sách ưu đãi đó. Điều I của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ghi rõ: MFN phải được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong quan hệ thương mại quốc tế: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu… hoặc phương thức đánh thuế, hoặc thủ tục xuất nhập khẩu…mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bấy kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự xó xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và không điều kiện”. MFN hiện nay được áp dụng tự động giữa các thành viên WTO hoặc cùng là thành viên của một số tổ chức khu vực. 6 Một vấn đề quan trọng nữa là MFN chỉ áp dụng đối với “sản phẩm tương tự”. Điều XV: 2 – Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO đưa ra những quy tắc để xác định hàng hóa là “giống hệt nhau” hoặc “tương tự nhau”. Hàng hóa là “giống hệt nhau” nếu chúng giống nhau về mọi mặt, kể cả các đặc tính vật lý, chất lượng và danh tiếng. Hàng hóa “tương tự nhau” nếu chúng gần giống với hàng hóa đang được xác định trị giá về thành phần, vật liệu và các đăc điểm, bên cạnh đó, chúng có thể thực hiện những chức năng giống nhau và có thể thay thế nhau về mặt thương mại. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cho thấy việc giải thích thế nào là “sản phẩm tương tự” không đề đơn giản. Tùy theo cách thức áp dụng MFN, người ta thường phân biệt các hình thức sau: loại không điều kiện (kiểu châu Âu); MFN đa phương (nhiều nước áp dụng lẫn nhau); MFN không hạn chế và có hạn chế (thường hạn chế ở mặt hàng hay lĩnh vực áp dụng). Trong những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến quy chế MFN trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ ngày 11/01/2007, khi trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam được hưởng MFN đồng thời việc áp dụng MFN cho tất cả các thành viên WTO mang tính bắt buộc. Thứ hai, nguyên tắc đối xử quốc gia(NT): là nguyên tắc quan trọng được quy định trong nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước ngoài và nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa ngang bằng với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa.Trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia thường gây nên những tranh cãi phức tạp do cách hiểu và giải thích cụ thể về chế độ này có thể rất khác nhau. Nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ quan trọng đối với hàng hóa mậu dịch biên giới, hàng hóa do chính phủ mua… Trong thời gian trước khi trở thành thành viên của WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia để bảo vệ sản xuất nội địa hoặc thực hiện một số mục đích khác trong các lĩnh vực như: áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, trong chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách thương mại dịch vụ. Nhưng kể từ khi gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết thì những chính sách này sẽ bị bãi bỏ. Nguyên tắc công khai minh bạch Nguyên tắc này được thực hiện nhằm bảo đảm cho môi trường chính sách kinh tế nói chung, chính sách thương mại và đầu tư quốc tế nói riêng ổn định và có thể dự đoán được. Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế chịu sự phụ thuộc rất lớn vào chính sách kinh tế của các quốc gia. Nếu chính sách không ổn định hoặc không thể dự đoán được sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh tế, do vậy gây thiệt hại cho các bạn hàng nước ngoài. Nguyên tắc này đòi hỏi: Chính sách thương mại, đầu tư quốc tế và các chính sách liên quan khác phải được soạn thảo và thực hiện theo quy trình dân chủ, có sự tham gia của các chủ thể liên quan. 7 Phải có lộ trình soạn thảo chính sách. Khi ban hành phải có thời gian để chuẩn bị thực hiện. Phải có những biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ chế bảo hộ đầu tư và cơ chế tránh đánh thuế hai lần. Nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng những cam kết quốc tế về thuế Đây là nguyên tắc mang tính thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế phải dành cho nhau những ưu đãi và nhượng bộ tương xứng nhau. Sự nhượng bộ tương xứng này tạo nên cân bằng ưu đãi giữa các quốc gia, và là nền tảng cho quan hệ kinh tế quốc tế bền vững. Đó là biểu hiện của nguyên tắc có đi có lại theo hướng thiện chí. Bên cạnh đó, trong thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế, nguyên tắc có đi có lại còn được biểu hiện theo hướng không thiện chí, được gọi là trả đũa thương mại. Theo quy định của WTO, biện pháp trả đũa thương mại chỉ được coi là hợp pháp nếu biện pháp này được thực hiện trên cơ sở phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Nguyên tắc tự do hóa và ràng buộc cắt giảm về thuế quan Nhìn chung WTO hay các tổ chức kinh tế không đòi hỏi việc tự do hóa một cách nhanh chóng mà yêu cầu các nước thành viên tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình đàm phán thương mại nhằm mục đích tự do hóa thông qua việc giảm cơ bản mặt hàng cơ bản nói chung và các khoản chi phí đối với xuất-nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là giảm mức thuế suất cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là một yếu tố quan trọng mang tính nền tảng trong thương mại quốc tế. Những nhượng bộ về thuế quan trong những cuộc đàm phán có thể là các cam kết giảm thuế hay khống chế mức thuế trần. Nguyên tắc bảo hộ phòng ngừa bất trắc Hiệp định thương mại của WTO qui định về vấn đề bảo hộ phòng ngừa trong những trường hợp có bất trắc. Những qui định này cho phép các nước thành viên được sử dụng hành động tự vệ trong một số những trường hợp đặc biệt như các trường hợp khẩn cấp về bảo hộ cho nền công nghiệp trong nước nếu việc tăng lượng hàng nhập khẩu có thể đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Trường hợp có các hoạt động bán phá giá, hoặc nước xuất khẩu áp dụng các biện pháp trợ cấp mà không được phép. Căn cứ vào đó, các biện pháp có thể áp dụng là nâng cao mức thuế quan, ban hành các loại thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, thực hiện phụ thu đối với hàng nhập khẩu, hoặc những qui định về hạn chế định lượng. b) Các cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO 8 Bộ tài chính đã công bố toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong Tổ chức thương mại thế giới. Theo đó, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế. Những điểm chính trong cam kết về thuế quan khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới khái quát như sau: Một là, thuế suất bình quân giảm 23%. Với việc thực hiện cam keeurt về thuế quan theo các văn bản đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành(thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4 % xuống còn 13,4%) . Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một thời gian để thực hiện lộ trình này từ 5 đến 7 năm. Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5 % số dòng của biểu thuế); ràng buộc ở biểu thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng(chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc với mức thuế trần- cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế(chiếm 30% số dòng của biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%,30% sẽ được cắt giảm khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện- điện tử. Hai là, vẫn áp dụng cơ chế hạn ngạch đối với 4 mặt hàng nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch đối với 4 mặt hàng bao gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối.Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành(trứng 20%, đường thô 25%, đường tinh 50- 60%, thuốc lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Ba là, đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và nức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%. Áp dụng thuế suất 0% các sản phẩm điện tử. Đối với những cam kết đấy đủ thuộc Hiệp định tự do hóa theo ngành bao gồm: sản phẩm công nghệ thông tin(ITA), dệt may, thiết bị y tế và những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế sẽ được thực hiện từ 3 đến 5 năm. Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Sau đây là Bảng tổng hợp cam kết thuế theo ngành: 9 Bảng I- Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO(%) Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO(%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12. Khoáng sản 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Bảng 2- Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính STT Mặt hàng Thuế suất MFN(%) Cam kết với WTO Thuế suất khi gia nhập(%) Thuế suất cuối cùng(%) Thời hạn thực hiện 1 Một số sản phẩm nông nghiệp Thịt bò 20 20 14 5 năm Thịt lợn 30 30 15 5 năm Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm Thịt chế biến 50 40 22 5 năm 10 [...]... Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và hoàn thiện chính sách thuế nói chung và chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa nói riêng Trên đây là một số yêu cầu và nguyên tắc chung về việc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa, vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết và rõ hơn trong chương II 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM A Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu. .. tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Giá tính thuế nhập khẩu + Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Trong đó: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế GTGT phải nộp = = Trong đó: 13 Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế nhập khẩu + Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu + Giá tính thuế. .. về thuế nhập khẩu khi hội nhập vào WTO Theo điều 4 của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu “ hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện theo điều ước quốc tế” Cụ thể hóa điều khoản này tại điều 5- Nghị định 54/CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế. .. tiên được chính thức ban hành Nhà nước quản lý xuất, nhập khẩu chủ yếu thông qua các chính sách thuế, giảm thiểu các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu: Đây là lần đầu tiên chính sách thuế nhập khẩu được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật cao nhất đó là luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch Đối tượng chịu thuế bao... hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “ hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam ký kết hoặc tham gia có những quy định về miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện theo quy định này Bộ Tài Chính quyết định miễn hoặc giảm thuế đối với từng trường... thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt) còn phải chịu thuế bổ sung trong các trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hóa đó quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hóa đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của. .. như sau: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất, nhập khẩu mậu dịch Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch được áp dụng theo biểu thuế qui định trong biểu thuế hàng hóa với mức thuế suất từ 35% đến 50% Cơ cấu thuế suất xây dựng quá chi tiết, khó phân biệt, khung thuế suất quá rộng, chủng loại hàng hóa trong biểu thuế còn sơ sài Biểu thuế được áp dụng theo danh mục của Hội đồng... vào của các ngành sản xuất, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm và tăng sản lượng sản xuất sản phẩm Điều đó dẫn tưới tăng thu ngân sách ở một số sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.Đó là tác động căn bản và mang lại lợi ích trong dài hạn C Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Hệ thống thuế của Việt Nam. .. hợp với quy định của điều ước quốc tế đó” Điều khoản này thể hiện rõ quan điểm nhất quán của nhà nước Việt Nam về việc thực hiện các cam kết quốc tế mà đặc biệt là các cam kết về thuế nhập khẩu đã thỏa thuận khi gia nhập WTO C Kết quả của việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây 1 Kết quả thu thuế của Việt Nam trong thời gian qua Luật thuế xuất nhập khẩu từ khi ra... nhập WTO thuế nhập khẩu của rất nhiều mặt hàng sẽ được điều chỉnh giảm dần theo cam kết Vì vậy, nguồn thu từ những mặt hàng nhập khẩu từ những khu vực này sẽ giảm đi Giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ làm giảm một số các loại thuế khác có cùng cơ sở thuế như thuế GTGT, thuế TTĐB thu từ khâu nhập khẩu Ta có công thức tính thuế GTGT và công thức tính thuế TTĐB như sau: Số lượng hàng = hóa x nhập khẩu Thuế tiêu