1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về hoạt động kiểm toán độc lập

31 531 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

Sự gia tăng về số lượng các công ty kiểm toán cũng như số lượng các dịch vụ cung cấp càng thể hiện tác dụng thiết thực cảu kiểm toán độc lập.

MỤC LỤC SVTH: Lê Mạnh Ninh 1 Lớp: Kiểm toán 47B LỜI MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động kiểm toán đặc biệt là kiểm toán độc lập đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh, đối với những người quan tâm như chủ đầu tư, các nhà quản lý, nhà cung cấp, người lao động… và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Sự gia tăng về số lượng các công ty kiểm toán cũng như số lượng các dịch vụ cung cấp càng thể hiện tác dụng thiết thực cảu kiểm toán độc lập. Quan trọng hơn, nó đã khẳng định rằng kiểm toánhoạt động tịch cực, đảm bảo cho luật lệ, chuẩn mực tài chính kế toán được thực hiện nghiêm chỉnh, số liệu kế toán trung thực và hợp lý. Điều này không chỉ cần thiết cho các chủ doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn cần thiết cho rất nhiều đối tượng quan tâm khác. Ở Việt Nam, ngay từ khi bước sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiện một nhu cầu tất yếu phải hình thành hoạt động kiểm toán độc lập. Sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toánKiểm toán (AASC) ngày 13-5-1991 (do Bộ Tài chính thành lập) đã đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có 123 công ty kiểm toán cung cấp rất nhiều các dịch vụ trên cả nước như kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính, kế toán. Hoạt động kiểm toán mới chỉ ra đời ở Việt Nam hơn 17 năm nay, do vậy hoạt động này vẫn còn mới mẻ đối với một số tầng lớp xã hội. Để giúp mọi người hiểu thêm về kiểm toán độc lập, em đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về hoạt động kiểm toán độc lập” để làm đề án nghiên cứu. Nội dung đề án của em bao gồm: Phần I. Lý luận chung về kiểm toán độc lập. SVTH: Lê Mạnh Ninh 2 Lớp: Kiểm toán 47B Phần II. Đôi nét về kiểm toán độc lập trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo TS.Đoàn Thanh Nga đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề án này. Tuy nhiên do điều kiện thời gian và nhận thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để em có điều kiện hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình. Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Ninh SVTH: Lê Mạnh Ninh 3 Lớp: Kiểm toán 47B DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2005. 2. Auditing- An intergrated approach- Alvin A.Arens, James K.Loebbecke, 1988. 3. Các website: • www.tapchiketoan.com • www.vneconomy.vn • www.aicpa.org • www.ifac.org • www.kpmg.com • www.pwc.com • www.deloitte.com • www.ey.com • www.en.wikipedia.org • www.kiemtoan.com.vn • … SVTH: Lê Mạnh Ninh 4 Lớp: Kiểm toán 47B I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TỐN ĐỘC LẬP. 1. Kiểm tốn độc lập trong hệ thống kiểm tốn. 1.1. Bản chất của kiểm tốn độc lập. Kiểm tốn độc lập trước hết là một loại hình kiểm tốn, xuất hiện do nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, khi chúng ta xem xét bản chất của hoạt động kiểm tốn độc lập, chúng ta cần xem xét đến bản chất của hoạt động kiểm tốn dưới các cách tiếp cận khác nhau. Hoạt động kiểm tốn nói chung và hoạt động kiểm tốn độc lập nói chung trên thế giới chỉ thực sự bùng phát trong thời gian khoảng gần một thế kỷ trở lại đây. Tuy nhiên cũng đã tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểm tốn. Dưới đây ta sẽ viện dẫn một số định nghĩa về kiểm tốn được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo định nghĩa của Liên đồn quốc tế các nhà kế tốn (International Federation of Accountants –IFAC) thì “ Kiểm tốn là việc các kiểm tốn viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính.” Trong giáo trình kiểm tốn của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: “ Kiểm tốn là q trình các chun gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thơng tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thơng tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.” Định nghĩa khác nêu: “Kiểm tốn là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thơng tin đặc trưng được xác định bởi kiểm tốn viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng qt, mục đích của kiểm tốn là trình bày ý kiến hoặc đi đến SVTH: Lê Mạnh Ninh 5 Lớp: Kiểm tốn 47B kết luận về cái được kiểm toán”.(trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall). Còn theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kiểm toán độc lập, kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Dựa trên các khái niệm về kiểm toán như trên, ta có thể rút ra một khái niệm nêu bật bản chất của kiểm toán độc lập như sau: “Kiểm toán độc lập được hiểuhoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên độc lập có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. 1.2. Mục đích của Kiểm toán độc lập. Trong nền kinh tế thị trường, các báo cáo tài chính hàng năm do các doanh nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của nhiều người. Chủ doanh nghiệp, các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, ngân hàng và các chủ đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, các đối tác liên doanh… Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở một giác độ khác nhau, nhưng đều có mong muốn, nguyện vọng chung là sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Do vậy cần phải có một bên thứ ba độc lập, khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, địa vị và trách nhiệm pháp lý kiểm tra và đưa ra kết luận là các báo cáo tài chính của doanh n ghiệp lập ra có hợp thức không, có trung thực và hợp lý hay không. Đó chính là công việc của kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính được trình bày trong báo cáo kiểm toán. SVTH: Lê Mạnh Ninh 6 Lớp: Kiểm toán 47B Có thể thấy sự khác biệt về mục đích của Kiểm toán độc lập với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ thong qua việc nói một cách khái quát mục đích của hai loại hình kiểm toán này: - Đối với KTNN: nhằm mục đích thông qua hoạt động của mình góp ý kiến với đơn vị để sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm của đơn vị; Đề xuất với Chính phủ để sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán khi cần thiết. - Đối với Kiểm toán nội bộ: Tiếp cận với mọi thông tin, sát thực tế, có quyền từ chối trước khi hoạt động kinh tế xảy ra, hoặc có quyền báo cáo những phát giác của mình cho người đứng đầu doanh nghiệp nhằm hạn chế, ngăn ngừa một cách hữu hiệu những thiệt hại trước khi có thể xảy ra. 1.3. Phạm vi của Kiểm toán độc lập. Để hình thành các ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có được những căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốt yếu trong việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khác đã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các báo cáo tài chính. hay nói cách khác, kiểm toán viên phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do vậy phạm vi kiểm toán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như chuẩn mực kiểm toán là để đạt được mục tiêu kiểm toán. Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp được thu thập thông qua các thủ nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và bằng các phương pháp như kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và qui trình SVTH: Lê Mạnh Ninh 7 Lớp: Kiểm toán 47B phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc vào thời gian thu thập các bằng chứng kiểm toán. 1.4. Khách thể của kiểm toán độc lập. Khách thể của kiểm toán độc lập có thể chia ra làm hai loại: Loại bắt buộc phải có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và loại thứ hai là loại tự nguyện. Ví dụ theo quy định của Việt Nam, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sau bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển; - Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; - Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì việc bắt buộc thực hiện kiểm toán tùy theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán; nếu vay vốn ngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. - Doanh nghiệp nhà nước; - Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án thuộc nhóm A; - Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định. Còn đối với trường hợp tự nguyện, Nhà nước khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án đầu tư trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường tự nguyện kiểm toán khi: SVTH: Lê Mạnh Ninh 8 Lớp: Kiểm toán 47B - Doanh nghiệp muốn làm ăn chính đáng, luôn đòi hỏi sự chính xác, trung thực, khách quan của số liệu; - Khi sát nhập hoặc chia tách doanh nghiệp; - Khi xảy ra sự cố, rủi ro lớn về kinh tế; … 1.5. Chủ thể kiểm toán. Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên độc lập thực hiện. - Tiêu chuẩn kiểm toán viên. Tuy có thể gọi tên khác nhau, nhưng nói chung IFAC và pháp luật của các nước thành viên đều quy định các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên là: có kỹ năng và khả năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trọng bí mật. Thứ nhất, kỹ năng và khả năng của kiểm toán viên. Việc thực hiện kiểm toánlập báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và phải do những chuyên gia được đào tạo tương xứng có trình độ về kiểm toán thực hiện. Kiểm toán viên có nghĩa vụ duy trì kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề. Yêu cầu về kỹ năng và khả năng nghề nghiệp còn lưu ý các kiểm toán viên chỉ làm phần việc mà bản thân hoặc hãng của mình đủ trình độ và khả năng hoàn thành công việc đó. Thứ hai, đạo đức của kiểm toán viên. Kiểm toán viên phải là người thằng thắn, trung thực, có lương tâm nghề nghiệp; phải là người công minh, chính trực và không được phép để cho sự định kiến thiên lệch làm lấn át tính khách quan, chính trực. SVTH: Lê Mạnh Ninh 9 Lớp: Kiểm toán 47B Kiểm toán viên phải điều chỉnh mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tín của bản thân và của hãng, phải tự kiềm chế những đức tính có thể phá vớ uy tín nghề nghiệp. Thứ ba, tính độc lập của kiểm toán viên. Khi hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên phải thể hiện tính độc lập của mình, không để cho các ảnh hưởng chủ quan, khách quan hoặc sự chi phối của vật chất làm mất đi tính độc lập. Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập của kiểm toán viên thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này, nếu không hạn chế được thì kiểm toán viên phải diễn đạt điều này trong báo cáo kiểm toán. Thứ tư, tính tôn trọng bí mật của kiểm toán viên. Kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ một thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có ủy quyền đặc biệt hoặc trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm yêu cầu công bố. Thứ năm, tính tôn trọng pháp luật. Trong hoạt động nghề nghiệp, kiểm toán viên phải luôn tôn trọng và chấp hành đúng các chế độ, thể lệ nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia. Kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình vànhững nhận xét, đánh giá của mình trong báo cáo kiểm toán. Thứ sáu, các chuẩn mực nghiệp vụ. Kiểm toán viên phải tiến hành công việc nghiệp vụ của mình theo những chuẩn mực nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với công việc đó. SVTH: Lê Mạnh Ninh 10 Lớp: Kiểm toán 47B [...]... dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện thành lậphoạt động của doanh nghiệp kiểm toán và của kiểm toán viên, về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, về quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán, về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, đã hỗ trợ sự ra đời của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và đặc biệt là đã xây dựng và ban hành hệ thống 38 chuẩn mực kỹ thuật nghiệp vụ cho hoạt động kiểm toán. .. chức kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo quy định của pháp luật Bộ máy kiểm toán độc lập có hai mô hình cơ bản là văn phòng kiểm toán tư và công ty kiểm toán 2.1 Văn phòng kiểm toán tư Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc nhiều kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan Các văn phòng này được thành lập theo... Lớp: Kiểm toán 47B II ĐÔI NÉT VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 1 Đôi nét khái quát về tình hình kiểm toán độc lập trên thế giới 1.1 Lịch sử phát triển của kiểm toán độc lập trên thế giới Kiểm toán độc lập có lịch sử phát triển rất lâu đời mặc dù chỉ thực sự phát triển trong thời gian những năm 30 của thế kỷ XX Ta có thể tìm hiểu đến các giai đoạn phát triển quan trọng của kiểm. .. nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên Thứ nhất, trách nhiệm của kiểm toán viên Kiểm toán viên có trách nhiệm: • Chấp hành các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập • Trong quá trình thực hiện dịch vụ, kiểm toán viên không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán • Ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình • Từ chối làm kiểm toán cho khách hàng nếu... hãng kiểm toán lớn trên thế giới (*) * Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Big_4_accountancy_firm 2 Thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam SVTH: Lê Mạnh Ninh 17 Lớp: Kiểm toán 47B 2.1 Tính tất yếu trong sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam Thứ nhất, kiểm toán độc lập ra đời trong quá trình đổi mới sang nền kinh tế thị trường Ở Việt Nam, trước năm 1976 đã có các công ty kiểm toán độc. .. nghề nghiệp kế toán, kiểm toán vẫn chưa thực sự phát triển mạnh Thứ hai, tăng cường vai trò của các tổ chức nghề nghiệp kế toánkiểm toán Muốn nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập cần nâng cao cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập đặt trong mối quan hệ giữa yếu tố pháp lý và yếu tố nghề nghiệp .Về lâu dài Nhà nước sẽ phải dần dần chuyển giao chức năng quản lý ngành kiểm toán cho các... chưa cho thành lập văn phòng kiểm toán tư Các công ty kiểm toán của ta hiện nay tuy tăng về số lượng nhưng thị phần cung cấp dịch vụ kiểm toán còn thấp so với các công ty kiểm toán nước ngoài SVTH: Lê Mạnh Ninh 21 Lớp: Kiểm toán 47B Thứ hai, về môi trường pháp lý Ngoài việc bắt buộc các tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phải tuân thủ Pháp luật Nhà nước và chịu sự kiểm tra, giám... cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên và dần trở thành nhu cầu tất yếu trong xã hội, rất cần thiết phải có những quy định cụ thể, bắt buộc đối với hoạt động kiểm toán độc lập Xuất phát từ yêu cầu đó, hiện nay Bộ Tài chính đang tiến hành soạn thảo Luật Kiểm toán độc lập, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2010 Đây sẽ là điểm đột phá cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt SVTH: Lê Mạnh Ninh 30 Lớp: Kiểm. .. nước thống nhất với hoạt động kiểm toán Và trong thời gian gần đây Bộ Tài chính đã quyết định chuyển giao phần lớn trách nhiệm quản lý nhà nước với hoạt động kiểm toán cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Theo đó, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam sẽ có trách nhiệm chủ yếu sau: - Tổ chức bổi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề... các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết SVTH: Lê Mạnh Ninh 11 Lớp: Kiểm toán 47B 2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan Là tổ chức kinh doanh, một đơn vị kiểm toán độc lập phải thực hiện các nghiễa vụ và quyền lợi

Ngày đăng: 18/04/2013, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w