Đề tài : Xây dựng chiến lược phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
Trang 1mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tham
gia hoạt động trên thị trường quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp (DN)
nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội phát triển và thu lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp Để đảm bảo sự thành công trên thị trường quốc tế, các
doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển quốc
tế Công nghiệp chế biến thực phẩm (CNCBTP) là ngành công nghiệp gắn
liền với nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế Ngành CNCBTP hiện đang là một ngành công nghiệp có nhiều tiềm
năng và triển vọng phát triển của Việt Nam Để vượt qua được những
thách thức và khai thác được những cơ hội mà quá trình toàn cầu hoá
mang lại, các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam cần có những
những chiến lược phát triển lâu dài để tạo được cho mình một năng lực
cạnh tranh bền vững, có thể hoạt động thành công trên thị trường quốc tế
Nghiên cứu một cách hệ thống về các loại hình chiến lược phát
triển quốc tế và khả năng áp dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ là cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có một cơ
sở lý luận và bài học kinh nghiệm thực tế về chiến lược, giúp họ xây dựng
và thực hiện thành công chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng
cao được vị thế của mình trên thị trường thế giới Xuất phát từ những
nhận thức như trên, tác giả đã chọn vấn đề “Xây dựng chiến lược phát
triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm Việt nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 Tình hình nghiên cứu
ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các
vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược phát
triển quốc tế nói riêng của doanh nghiệp ở Việt nam, có nhiều nghiên
cứu của các Bộ, Ngành, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về
ngành CNCBTP như của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Nghiệp, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Thương mại Tuy nhiên, các vấn đề lý luận về chiến lược phát triển quốc tế của doanh nghiệp cũng như nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam mới chỉ
được đề cập ở những khía cạnh nhất định Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn các vấn
đề xây dựng chiến lược phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành CNCBTP
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của doanh nghiệp Đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp ngành CNCBTP Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề cơ sở lý luận
về xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của doanh nghiệp và những vấn
đề thực tiễn có liên quan đến việc xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở việc tập trung
nghiên cứu chính những vấn đề liên quan đến xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp, những vấn đề về tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện chiến lược được nghiên cứu ở chừng mực nhất định nhằm hỗ trợ cho vấn đề nghiên cứu chính Khi đánh giá thực trạng chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp CNCBTP Việt Nam, luận án chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng của các phân ngành điển hình có tiềm năng phát triển là ngành chế biến thịt, sữa và rau quả ở giai đoạn từ năm 2000 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm đường lối
Trang 2của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ
2001-2010 do Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra Để
đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu truyền thống như phương pháp tổng hợp và khái quát hoá vấn đề từ
các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, phương pháp phân tích thống kê,
so sánh, phương pháp dự báo, phương pháp điều tra thực tế
6 Những điểm mới của luận án
- Là luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống các
vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược phát triển quốc tế và xây dựng
chiến lược phát triển quốc tế cho các DN ngành CNCBTP Việt Nam
- Đánh giá được thực trạng, đặc biệt nêu bật được những thuận lợi, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng chiến lược
phát triển quốc tế của các DN ngành CNCBTP Việt Nam
- Xây dựng được các phương án xây dựng chiến lược phát triển quốc tế cơ
bản cho các DN ngành CNCBTP Việt Nam Đưa ra được các giải pháp cụ
thể để thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế
cho các DN ngành CNCBTP Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển quốc tế của doanh
nghiệp
Chương II: Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của các
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
Chương III: Các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm Việt Nam
Chương 1 Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển quốc tế
của doanh nghiệp 1.1 Những vấn đề chung về chiến lược của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về chiến lược
1.1.1.1 Chiến lược
“Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan
đến việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định” Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng hiểu một cách khái quát chiến lược là chương trình hành động, hướng hoạt
động của doanh nghiệp đến các mục tiêu đã xác định Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm mục tiêu, những đảm bảo về nguồn lực để đạt
được mục tiêu và những cách thức chủ yếu cần được tuân theo khi sử dụng những nguồn lực này
1.1.1.2 Quản trị chiến lược
“Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn của một doanh nghiệp” Nó bao gồm việc xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và
đánh giá chiến lược Qua định nghĩa trên chúng ta thấy quản trị chiến lược là một quá trình liên tục
1.1.2 Phân loại chiến lược của doanh nghiệp 1.1.2.1 Phân loại theo các cấp độ chiến lược
Chiến lược cấp công ty nhằm xác định những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nên tham gia hoặc muốn tham gia vào Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh xác định cách thức một doanh nghiệp tham
gia cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoạt động của mình với các đối thủ
cạnh tranh như thế nào Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược
hướng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng
cụ thể của doanh nghiệp
Trang 31.1.2.2 Phân loại chiến lược theo định hướng hoạt động
Chiến lược ổn định là chiến lược có đặc trưng là không có
những thay đổi đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp Chiến lược
phát triển là chiến lược nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng
mức độ hoạt động của DN Chiến lược suy giảm là chiến lược nhằm mục
đích giảm qui mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của doanh nghiệp
1.1.2.3 Phân loại chiến lược theo phạm vi hoạt động kinh doanh của DN
Chiến lược kinh doanh nội địa là các chiến lược nhằm tập trung
các nguồn lực của doanh nghiệp để phát huy năng lực của DN, giúp DN
phát triển và chiến thắng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nội địa
Chiến lược kinh doanh quốc tế là chiến lược của doanh nghiệp nhằm
mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế trên cơ sở huy động, phân bổ các
nguồn lực nhằm ứng phó với những biến động và thách thức ở trên thị
trường quốc tế và đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
1.1.2.4 Phân loại chiến lược theo cách thức cạnh tranh
DN có thể lựa chọn một trong ba chiến lược: chiến lược chi
phí thấp, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược trọng tâm
1.1.3 Quá trình phát triển quốc tế của doanh nghiệp
1.1.3.1 Các giai đoạn phát triển quốc tế của doanh nghiệp
Quá trình phát triển quốc tế của doanh nghiệp có thể được phân
chia thành ba giai đoạn chính trong như sau: giai đoạn khởi đầu thâm
nhập thị trường quốc tế, giai đoạn mở rộng thị trường địa phương, giai
đoạn phát triển toàn cầu
1.1.3.2 Các yếu tố tác động tới quá trình phát triển quốc tế của các DN
Có hai nhóm yếu tố chính tác động đến quá trình phát triển quốc
tế: Các yếu tố về môi trường quốc tế của doanh nghiệp gồm các yếu tố
liên quan đến chính phủ, đến thị trường và các yếu tố liên quan đến bản
thân DN như vấn đề chi phí hay cạnh tranh
1.2 Chiến lược phát triển quốc tế 1.2.1 Khái niệm chiến lược phát triển quốc tế
Chiến lược phát triển quốc tế là tập hợp các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm làm tăng mức độ hoạt động trên phạm vi quốc tế của doanh nghiệp
1.2.2 Sự cần thiết và vai trò của chiến lược phát triển quốc tế đối với DN 1.2.2.1 Sự cần thiết của chiến lược phát triển quốc tế đối với DN trong giai
đoạn hiện nay
Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đều nhận thấy hệ quả tất yếu là phải có quan hệ kinh doanh với các đối tác không chỉ trong thị trường nội địa mà cả thị trường nước ngoài Để có những định hướng đúng đắn và đảm bảo thành công cho hoạt động của mình trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển quốc tế
1.2.2.2 Vai trò của chiến lược phát triển quốc tế đối với DN
Chiến lược phát triển quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng tham gia vào thị trường quốc tế; Tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh; Nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động; Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Như vậy chiến lược phát triển quốc tế giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị vô hình và hữu hình góp phần làm tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp
1.2.3 Phân loại chiến lược phát triển quốc tế theo hướng phát triển hoạt động 1.2.3.1 Chiến lược phát triển tập trung
Chiến lược phát triển tập trung chủ yếu nhằm làm tăng doanh số
và lợi nhuận bằng cách đặt trọng tâm vào những sản phẩm và/hoặc thị trường hiện tại Với chiến lược này doanh nghiệp tập trung nỗ lực khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở những thị trường các quốc gia hiện tại doanh nghiệp đang có mặt bằng cách khai thác tối đa những nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp
1.2.3.2 Chiến lược hội nhập dọc
Trang 4Hội nhập dọc là sự liên kết toàn bộ quá trình từ cung cấp nguyên
liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường DN lựa chọn
chiến lược hội nhập dọc sẽ tìm cách tự sản xuất lấy các nguồn lực đầu
vào hoặc đảm bảo việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của mình
1.2.3.3 Chiến lược đa dạng hoá
Đa dạng hóa là chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng cách
tham gia vào những ngành hoạt động khác có liên quan hoặc không liên
quan đến ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp Doanh nghiệp đầu
tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh nghiệp đã có ưu thế
cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện tại
1.2.4 Phân loại chiến lược phát triển quốc tế theo áp lực thị trường
1.2.4.1 Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)
Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia khi gặp áp lực
cao về giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương cũng cao Khi đó
doanh nghiệp vừa phải cố gắng đạt được các lợi thế chi phí thấp vừa phải
làm cho sản phẩm phù hợp với thị trường từng quốc gia
1.2.4.2 Chiến lược đa quốc gia (Multidomestic Strategy)
Khi doanh nghiệp gặp phải áp lực thấp về giảm chi phí và áp lực
thích nghi với địa phương cao, doanh nghiệp có xu hướng là không tập
trung các hoạt động của mình tại một khu vực mà rải ra tại các quốc gia
1.2.4.3 Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược toàn cầu khi gặp phải áp lực
lớn về giảm chi phí và không có áp lực nhiều về việc làm cho sản phẩm
hay dịch vụ phù hợp với thị trường từng quốc gia Doanh nghiệp hướng
tới việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuẩn hoá, chỉ tập trung sản xuất
tại một số quốc gia và phân phối sản phẩm đến các quốc gia khác
1.3 Các phương thức thực hiện chiến lược phát triển quốc tế
Khi đã đặt mục tiêu phát triển quốc tế, doanh nghiệp phải xác
định phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài Phương thức thâm
nhập sẽ tác động đến việc triển khai các hoạt động chức năng của doanh
nghiệp Các phương thức thâm nhập chủ yếu để thực hiện chiến lược phát triển quốc tế là xuất khẩu, mua bán giấy phép, nhượng quyền thương mại,
đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp
1.4 Qui trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế 1.4.1 Chuẩn bị căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển quốc tế
Trong bước chuẩn bị này, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số công việc như phân tích đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế, phân tích đánh giá khả năng của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu Khi phân tích các yếu tố môi trường, doanh nghiệp phải lưu ý đến các yếu tố có ảnh hưởng đặc thù đến hoạt
động của doanh nghiệp
1.4.2 Xây dựng chiến lược phát triển quốc tế
Quá trình xây dựng chiến lược bao gồm việc xác định các mục tiêu chiến lược của DN ở phạm vi quốc tế ; lựa chọn các phương án chiến lược, các thị trường địa phương mục tiêu mà tại đó doanh nghiệp sẽ phát triển hoạt động thương mại và/hoặc sản xuất các sản phẩm của mình hay triển khai các hoạt động chức năng hỗ trợ; xác định phương thức thâm nhập phù hợp nhất với mỗi thị trường đã lựa chọn
1.4.3 Triển khai thực hiện chiến lược phát triển quốc tế
Doanh nghiệp cần phải chuyển các mục tiêu dài hạn thành mục tiêu ngắn hạn, xác định các chiến thuật, kế hoạch cụ thể sẽ sử dụng để đạt
đến các mục tiêu Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cần phải xác
định các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược phát triển quốc tế
Quá trình kiểm tra cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tức thời về tình hình hiện tại thực hiện chiến lược và khả năng thực hiện các mục tiêu
đã đề ra đồng thời cho phép trong một số trường hợp, xem xét lại mục
tiêu chiến lược
Trang 5Chương 2 Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển quốc
tế của các DN ngμnh CNCBTP Việt nam
2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
2.1.1 Một số đặc điểm cơ bản
“Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp dùng
nguyên liệu nông nghiệp (nông sản, thuỷ sản) để tạo ra các sản phẩm mới
phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người” [35] Đặc điểm chính của
ngành là nguyên liệu phần lớn mang tính mùa vụ, chi phí cho nguyên liệu
chiếm tỷ trọng cao trong chế biến, sản phẩm của ngành là sản phẩm tiêu
dùng đại chúng và là sản phẩm thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
con người, sự phát triển của ngành phụ thuộc lớn vào sự phát triển của
ngành nông nghiệp
2.1.2 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong nền
kinh tế Việt Nam
CNCBTP thúc đẩy nông nghiệp phát triển; làm tăng giá trị và sức
cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; góp phần đẩy mạnh
xuất khẩu; đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng và
hàm lượng dinh dưỡng cao của người tiêu dùng, Phát triển ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1.3 Khái quát thực trạng ngành CNCBTP Việt Nam
2.1.3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu sở hữu
Từ 2000 đến 2005, giá trị sản xuất của toàn ngành chế biến thực
phẩm và đồ uống đã tăng liên tục Trong các ngành công nghiệp chế biến,
đây là ngành có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
Trong ngành này khu vực kinh tế trong nước với các doanh nghiệp nhà
nước chiếm vai trò chủ đạo
2.1.3.2 Số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư, số lao động
Phần lớn các DN ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với qui mô vốn dưới 5 tỷ đồng và số nhân công dưới 50 người tập trung chủ yếu vào các ngành chế biến thuỷ sản, chế biến vào bảo quản rau quả, sản xuất dầu mỡ động thực vật, chế biến lương thực
2.1.3.3 Tình hình sản xuất hàng thực phẩm chế biến
Các DN chế biến và kinh doanh hàng thực phẩm đã đưa ra thị trường trong và ngoài nước hàng nghìn loại sản phẩm đa dạng được chế biến từ nguyên liệu thuỷ sản, gia súc, gia cầm, rau quả hay các nguyên liệu nông nghiệp khác như hoa quả tươi, đóng hộp, đông lạnh, các sản phẩm thịt hộp, thức ăn nhanh, sữa, bánh kẹo, nước giải khát với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường
2.1.3.4 Nguồn nguyên liệu và trình độ thiết bị và công nghệ
Ngoại trừ một số ngành sử dụng các nguyên liệu thuỷ sản hay lúa gạo, đối với nhiều ngành chế biến thực phẩm, nguyên liệu vẫn luôn là một vấn đề nan giải như các ngành sử dụng nguyên liệu rau quả, dầu thực vật, mía đường Về công nghệ, thiết bị, phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ còn sử dụng các thiết bị thủ công với công nghệ truyền thống để sản xuất Một số cơ sở sản xuất cũng đã từng bước hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
2.1.3.5 Thị trường tiêu thụ
a Thị trường trong nước
Các sản phẩm của ngành được phân phối trên toàn quốc thông qua các kênh phân phối như siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ ở khắp các tỉnh thành Thị trường trong nước tương đối ổn định và có xu hướng ngày càng phát triển mở rộng
b Thị trường ngoài nước
Các mặt hàng thực phẩm chế biến xuất khẩu chủ yếu của nước ta
là đồ hộp rau quả, thịt đông lạnh, dầu thực vật, hải sản, mì ăn liền Các sản phẩm này có mặt hầu hết tại các Châu lục trên thế giới Trước 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu là khối Đông Âu Hiện nay các sản phẩm
Trang 6thực phẩm chế biến của Việt Nam còn thâm nhập được vào thị trường của
nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Nhật, EU, Hoa Kỳ
2.1.3.6 Chính sách hỗ trợ phát triển ngành của chính phủ
CNCBTP là một bộ phận của công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản Trong chính sách phát triển các ngành kinh tế do đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 9 đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến sự phát
triển của công nghiệp chế biến Đặc biệt ngày 8/10/2003, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24/2003/CT-TTg về phát triển công nghiệp
chế biến nông, lâm, thủy sản
2.2 Thực trạng một số ngành CNCBTP của Việt Nam
2.2.1 Ngành chế biến rau quả
Các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực chế biến rau quả rất
đa dạng và ở các qui mô khác nhau Hiện nay có 25 đơn vị quốc doanh, 7
công ty liên doanh, 129 cơ sở tư nhân và hơn 10000 hộ gia đình tham gia
bảo quản và chế biến rau quả [8] Các nhà máy mới đầu tư đều có công
nghệ hiện đại, nhập khẩu từ châu Âu Nhiều công nghệ chế biến mới như
sấy gián tiếp, bảo quản lạnh đã được ứng dụng
2.2.2 Ngành chế biến thịt
Thịt sản xuất và chế biến ở nước ta hiện nay chủ yếu là phục vụ
tiêu thụ nội địa Phần lớn thịt được tiêu thụ dưới dạng thịt tươi, giết mổ
một phần được bảo quản đông lạnh và tiêu thụ ở các thành phố lớn hoặc
xuất khẩu Một phần nhỏ được chế biến thành thực phẩm, thức ăn nguội
Hiện nước ta chỉ có trên 22 cơ sở có thể tham gia giết mổ, chế biến thịt
xuất khẩu nhưng nói chung thiết bị còn lạc hậu
2.2.3 Ngành chế biến sữa
Trong số các cơ sở sản xuất hiện tại, công ty Vinamilk, công ty
liên doanh Dutch Lady và công ty 100% vốn nước ngoài Nestle chiếm vị
trí chủ đạo với năng lực sản xuất và thị phần chiếm trên 90% Trang thiết
bị, công nghệ được đầu tư hiện đại đạt mức tiên tiến của thế giới
2.3 Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt nam
2.3.1 Môi trường kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam
2.3.1.1 Môi trường kinh tế
Trong những năm qua kinh tế thế giới có mức tăng trưởng cao và
ổn định, nhu cầu hàng hóa nói chung và nhu cầu hàng thực phẩm chế biến cũng sẽ ổn định Châu á là khu vực có mức tăng trưởng năng động nhất thế giới, nổi bật là Trung Quốc với mức tăng 10,5% năm 2006 Đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến, khi thu nhập của người dân tăng, mức sống được cải thiện thì người tiêu dùng có xu hướng thay đổi từ loại thực phẩm rẻ tiền sang thực phẩm đắt tiền và có giá trị cao
2.3.1.2 Môi trường văn hoá xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội có tác động nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thông qua thị hiếu và tập quán sử dụng sản phẩm Các mặt hàng có nguồn gốc từ động vật thường có những
đặc thù riêng, tập quán sử dụng theo tôn giáo và đặc điểm khách hàng từng quốc gia
2.3.1.3 Môi trường luật pháp
Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng thực phẩm chế biến, do đặc thù của mặt hàng này, các nước đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường
để kiểm soát hàng nhập khẩu
Khi phân tích môi trường quốc tế, các doanh nghiệp trong ngành phải hết sức lưu ý đến các yếu tố như tập quán tiêu dùng, rào cản kỹ thuật, nguồn nguyên liệu
2.3.1.4 Tình hình thị trường quốc tế của các doanh nghiệp
a Các doanh nghiệp ngành chế biến rau quả:
Về nhu cầu, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về rau quả chế biến dưới dạng đóng hộp, ép thành nước quả hoặc nước quả cô đặc, sản
Trang 7phẩm sấy, dạng nghiền, mứt quả Việt Nam chủ yếu cung cấp rau quả
chế biến cho thị trường các nước trong khu vực và Đông Âu, số lượng
nhỏ và không ổn định Thị trường Trung Đông và Châu Phi là các thị
trường mới
b Các doanh nghiệp ngành chế biến thịt
Trong cơ cấu sản lượng thịt thế giới có ba nhóm sản phẩm quan
trọng nhất là thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm Mỗi loại chiếm trên dưới
30% Đối với các DN ngành chế biến và xuất khẩu thịt của Việt Nam, các
sản phẩm chủ yếu là thịt đông lạnh và một số sản phẩm chế biến sâu như
đồ hộp, xúc xích Thị trường chủ yếu là các nước khu vực và Đông Âu
c Các doanh nghiệp ngành chế biến sữa
Các nước sản xuất và xuất khẩu sữa chủ yếu trên thế giới là EU,
Mỹ, Nga, Niu Dilân Các sản phẩm chế biến từ sữa thường là sữa bột tách
béo, sữa bột nguyên chất, sữa bột dinh dưỡng, sữa tươi tiệt trùng, bơ,
phomát, sữa chua và các sản phẩm kem, bánh sữa Sản phẩm sữa của Việt
Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, XK chủ yếu sang thị trường
Irắc
2.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.3.2.1 Các doanh nghiệp chế biến rau quả
a Điểm mạnh
Các doanh nghiệp trong ngành đã đưa ra thị trường nhiều loại sản
phẩm đa dạng vừa phù hợp với các sản phẩm thông dụng trên thị trường
quốc tế như nước hoa quả ép, hoa quả đóng hộp, vừa có những sản phẩm
đặc trưng như những loại mứt, hoa quả sấy khô của nước ta
b Điểm yếu
Phần lớn các doanh nghiệp chế biến còn ở qui mô nhỏ, năng lực
tài chính còn bé, thiếu vốn, năng suất còn thấp, hiệu suất sử dụng công
suất thiết kế rất thấp dẫn đến giá thành sản xuất cao nên sản phẩm kém
sức cạnh tranh Mặt khác các doanh nghiệp còn chưa tự chủ động xây
dựng vùng nguyên liệu nên thiếu nguyên liệu để hoạt động Các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng, đăng ký nhãn mác, marketing, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường quốc tế
2.3.2.2 Các doanh nghiệp chế biến thịt
a Điểm mạnh
Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết
bị và công nghệ với các sản phẩm có chất lượng, đa dạng về mẫu mã và
đảm bảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
b Điểm yếu
Phần lớn các doanh nghiệp còn ở qui mô nhỏ, thiết bị và công nghệ chế biến còn lạc hậu, chưa thực hiện chế biến sâu, còn ít kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế, nhất là khu vực thị trường các nước phát triển Các sản phẩm thịt chế biến đưa ra thị trường quốc tế còn chưa đa dạng, chủ yếu là thịt xẻ, thịt đông lạnh, các sản phẩm thịt hộp
2.3.2.3 Các doanh nghiệp chế biến sữa
a Điểm mạnh
Các DN trong ngành đều có năng lực sản xuất rất lớn và các sản phẩm có chất lượng, đa dạng có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại trên thị trường nội địa và có khả năng cạnh tranh trong thị trường khu vực
b Điểm yếu
Việc sử dụng một nguồn nguyên liệu nhập khẩu lớn làm cho hoạt
động của ngành phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường nước ngoài Đa
số các công ty chưa có thị trường xuất khẩu Chưa tập trung sản xuất các sản phẩm như bơ, phomat, váng sữa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế Các DN chưa xây dựng được nguồn nguyên liệu qui mô lớn và ổn định nên chưa có thể giảm giá thành một cách triệt để
2.3.3 Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế của các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam
2.3.3.1 Xác định mục tiêu chiến lược phát triển quốc tế
Trang 8Các DN đều đã xây dựng các mục tiêu dài hạn cho hoạt động
kinh doanh của mình, trong đó các mục tiêu tăng trưởng về tài chính, về
thị phần và sự phát triển bền vững của DN được các DN rất quan tâm chú
trọng Điều này thể hiện sự hình thành tư duy chiến lược trong các nhà
quản lý Về định hướng xây dựng chiến lược phát triển quốc tế, hầu hết
các DN đều khẳng định là cần thiết
2.3.3.2 Lựa chọn chọn phương án chiến lược và thị trường quốc gia mục tiêu
Hầu hết các DN đều lựa chọn chiến lược phát triển tập trung Các
DN mới tham gia thị trường đều tìm cách mở rộng hoạt động ra thị
trường quốc tế bằng những sản phẩm hiện tại DN đang sản xuất Các DN
đã có phần nào kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thì sử dụng chiến
lược mở rộng thị trường Về thị trường thâm nhập, hầu hết các DN đều
muốn hoạt động trên những thị trường có sự tương đồng về địa lý và văn
hoá như những quốc gia trong khu vực hay những quốc gia lân cận
2.3.3.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập
Hầu hết các DN trong ngành đều tham gia thị trường quốc tế
bằng phương thức xuất khẩu Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang
có xu hướng mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài Trong số các dự án đầu
tư ra nước ngoài, công nghiệp chế biến thực phẩm cũng chỉ chiếm một tỷ
lệ không đáng kể chưa đến 5% (11trong tổng số 203 dự án)
2.3.3.4 Tình hình thực hiện chiến lược phát triển quốc tế của các DN trong ngành
Theo đánh giá của các DN, việc triển khai thực hiện chiến lược
phát triển quốc tế của các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất là các vấn đề
về vốn (51,35% doanh nghiệp), về thiết bị công nghệ lạc hậu (43,24%),
đặc biệt là chi phí sản xuất và dịch vụ phí trong nước còn cao làm hạn chế
khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.4 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế của các DN ngành CNCBTP Việt Nam
2.4.1 Những kết quả đạt được
Các doanh nghiệp ngành CNCBTP Việt Nam đã phát triển ra thị trường quốc tế và mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu Phương thức tham gia thị trường quốc tế chủ yếu là xuất khẩu hàng hoá Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành CNCBTP Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đã có
kinh nghiệm trong phát triển thị trường quốc tế ở giai đoạn khởi đầu 2.4.2 Những khó khăn và hạn chế
Các DN chưa có định hướng thâm nhập sâu vào thị trường quốc
tế Năng lực cạnh tranh quốc tế của các DN chế biến thực phẩm Việt Nam còn thấp Công tác qui hoạch và phát triển vùng nguyên liệu và vùng công nghiệp chế biến còn chưa hợp lý Một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trên thị trường sản phẩm thực phẩm chế biến nội địa
sẽ ngày càng tăng Vẫn còn nhiều DN, nhất là các DN vừa và nhỏ chưa trang bị được thiết bị hiện đại nên chất lượng sản phẩm còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Quá trình triển khai thực hiện qui hoạch các ngành CNCBTP chưa đồng bộ và chưa có kết quả nên ảnh hưởng đến hoạt động của các
DN nhất là vấn đề về nguyên liệu, khai thác công suất Các DN đã nhận thức được tầm quan trọng của thị trường quốc tế nhưng chưa được trang
bị đầy đủ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc tế Các DN chưa tạo ra được thói quen và nền tảng chiến lược cho hoạt động của mình Các DN có xu hướng tham gia hoạt
động trên thị trường quốc tế theo cơ hội và điều kiện thị trường rồi mới xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh
Trang 9Chương 3 Các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng vμ thực hiện chiến lược
phát triển quốc tế của các DN ngμnh cncbtp việt nam
3.1 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển quốc tế của một số
công ty Việt Nam và nước ngoài
3.1.1 Kinh nghiệm của công ty Coca-Cola
Quá trình thâm nhập thị trường quốc tế của công ty cũng bắt đầu
băng phương thức nguyên thuỷ là xuất khẩu, tiếp đó là liên doanh với các
công ty địa phương kết hợp với việc thành lập công ty 100% vốn nước
ngoài Công ty đã lựa chọn chiến lược toàn cầu trên cơ sở đưa ra sản
phẩm chuẩn hóa trên toàn thế giới Quá trình phát triển quốc tế của
Coca-Cola cũng tuân thủ theo các giai đoạn phát triển quốc tế của DN
3.1.2 Kinh nghiệm của công ty Mc Donald
Công ty đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ càng, tiến hành các bước
nghiên cứu theo một mô hình chuẩn của công ty như đánh giá địa điểm,
thị trường bất động sản, xây dựng, thị trường lao động, các đối tác cung
ứng, luật pháp và quan hệ với chính quyền địa phương Trong nhiều
phương thức thâm nhập thị trường, McDonald đã lựa chọn phương thức
nhượng quyền thương mại là phương thức chủ đạo 70% nhà hàng của
McDonald hoạt động theo phương thức nhượng quyền
3.1.3 Kinh nghiệm của công ty KFC
Khi vào Việt Nam, tập đoàn YUM đã liên doanh với công ty
Thiên Nam để thành lập công ty TNHH KFC Việt Nam Với chiến lược
kinh doanh lâu dài, công ty đã tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu,
xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để quảng
bá thương hiệu
3.1.4 Kinh nghiệm của công ty Vinamit
Đối với Vinamit, việc xây dựng chiến lược phát triển quốc tế
cũng dựa trên việc nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thị trường
phù hợp Bên cạnh đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững công ty đã hết
sức chú trọng đến công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3.1.5 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Phải phân tích hết sức cẩn thận môi trường kinh doanh của thị trường mục tiêu, nhất là vấn đề chính sách thu hút đầu tư và môi trường pháp luật
- Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường phù hợp với các nguồn lực
và định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Quá trình triển khai thực hiện chiến lược của DN phải là sự kết hợp hài hòa của các hoạt động từ lựa chọn và thiết kế sản phẩm, xây dựng nguồn nguyên liệu cung cấp, hoạt động quảng cáo đến việc tổ chức hệ thống phân phối Các hoạt động này có thể thống nhất trên phạm vi tất cả các thị trường hoặc được thiết kế phù hợp với từng khu vực thị trường đặc thù
3.2 Quan điểm và định hướng phát triển ngành CNCBTP Việt Nam
đến năm 2020 3.2.1 Tình hình kinh tế thế giới và xu hướng phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong thời gian đến 2020
3.2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới đến 2020
Ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến luôn là trụ cột của nền kinh tế toàn cầu Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cũng sẽ được hiện đại hoá bằng việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào việc tạo giống, nuôi trồng, từ đó chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp sẽ được nâng lên
3.2.1.2 Xu hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong thời gian tới
Trong thời gian tới, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ có xu hướng phát triển nhanh hơn ngành nông nghiệp Các sản phẩm thực phẩm
được chế biến với công nghệ hiện đại, hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sẽ được ngày càng ưa chuộng
3.2.1.3 Dự báo về môi trường kinh doanh quốc tế
Trang 10Trong thời gian tới, môi trường quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi hơn
cho việc phát triển quốc tế của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm Tuy nhiên, những biến động bất lợi của môi trường cũng
hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là các yếu tố chính trị, tự nhiên Vì vậy, các
doanh nghiệp trong ngành phải tính đến các yếu tố tác động này, đánh
giá những tác động cụ thể đối với ngành kinh doanh của mình
3.2.1.4 Dự báo về thị trường quốc tế các sản phẩm chủ yếu
3.2.2 Quan điểm và định hướng phát triển ngành đến năm 2010
3.2.2.1 Quan điểm phát triển ngành
ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và
thực phẩm vào những ngành có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu
dồi dào Huy động các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế để đầu tư
phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chú trọng đến khu vực dân doanh
3.2.2.2 Định hướng phát triển ngành CNCBTP
Định hướng phát triển mạnh theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại,
sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước và nước ngoài; chú trọng đến các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao
3.2.2.3 Định hướng phát triển các ngành nghiên cứu
a Ngành công nghiệp chế biến rau quả
Về sản phẩm, tập trung khai thác các sản phẩm đặc thù vùng
nhiệt đới, các sản phẩm chế biến theo kiểu muối, đóng hộp, sấy khô Về
thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể chú trọng đến khu vực Châu á
- Thái Bình Dương do những thuận lợi về địa lý Trong đó, thị trường
tiềm năng nhất là Trung Quốc, rồi đến Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Hồng Kông, ASEAN…
b Ngành công nghiệp chế biến thịt
Về sản phẩm cần tiến hành phát triển các loại sản phẩm từ nguồn
nguyên liệu gia súc, gia cầm hiện có của Việt Nam Về thị trường, khai
thác và duy trì các thị trường truyền thống như Nga, Hồng Kông,
Malaixia, Trung Quốc, mở rộng thêm các thị trường tiềm năng trong khu vực
c Ngành công nghiệp chế biến sữa
Về sản phẩm, các DN cần đa dạng hóa sản phẩm theo thứ tự ưu tiên: sữa bột trẻ em, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua các loại, sữa đặc có
đường Về thị trường, trước mắt các DN tập trung khai thác và phục vụ thị trường nội địa, đưa sản phẩm ra các thị trường lân cận trong khu vực và sang thị trường các nước đang phát triển
3.2.3 Tác động của việc VN gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
Thuận lợi là thị trường mở rộng hơn, các DN vẫn được hưởng trợ cấp thuộc nhóm chính sách hộp xanh, vẫn được hưởng các khoản trợ giá
XK khi chưa vượt quá 10% giá trị sản phẩm được hỗ trợ Những thách thức chính là cạnh tranh tăng lên, các rào cản kỹ thuật rất cao phải vượt qua
3.3 Đề xuất chiến lược phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
3.3.1 Các chiến lược đề xuất chủ yếu 3.3.1.1 Chiến lược phát triển tập trung
Các doanh nghiệp tập trung khai thác những sản phẩm hiện tại và thị trường quốc tế hiện đã có Chiến lược này phù hợp với tất cả tất cả các doanh nghiệp trong ngành có mục tiêu phát triển quốc tế
3.3.1.2 Chiến lược hội nhập dọc
Thực tế, việc tự xây dựng kênh phân phối là không phải dễ dàng
đối với các DN Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc
tế và không có các nguồn lực tài chính, nhân sự mạnh Để khắc phục khó khăn này, các DN có thể lựa chọn các phương thức thâm nhập phù hợp như liên kết với các đối tác địa phương để xây dựng kênh phân phối