1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc

66 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn
Tác giả HUỲNH THỊ LIỄU
Người hướng dẫn TS. NGUYỄN VĂN TRÃI
Thể loại Graduation Project
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh quốc tế hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, thương mạiquốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trongnước hội nhập với nền kinh tế thế giới Trước xu thế phát triển của thời đại và yêucầu thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có chủtrương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu Đây

là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội Đảng,

khẳng định « Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại ».

Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuấtkhẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựngđất nước Hoạt động xuất khẩu là phương tiện hữu hiệu giúp tăng thu ngoại tệ, giảiquyết việc làm cho người lao động, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại và đónggóp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà

Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đadạng và nguồn lao động dồi dào vẫn chưa được khai thác triệt để Trong điều kiệnnền kinh tế vẫn còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu công nghệ, ngành Công nghiệp maymặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Với đặc điểmcủa một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản, ít vốn màgiá trị xuất khẩu lớn Ngành dệt may thực sự đóng vai trò then chốt trong chiến lượcCông nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của nước ta Nên việc đẩy mạnh hoạt độnggia công xuất khẩu hàng may mặc để khai thác lợi thế của đất nước là rất cần thiết

Do đó, để hiểu rõ hơn về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc và có

những giải pháp để nâng cao hoạt động này Tôi đã chọn thực hiện đề tài « Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công

ty TNHH WonDo Sài Gòn».

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

Trang 2

- Đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tạicông ty TNHH Wondo Sài Gòn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công

ty TNHH Wondo Sài Gòn

- Phạm vi nghiên cứu: khoảng thời gian 3 tháng (từ 08/2011 đến 10/2011) tạicông ty TNHH Wondo Sài Gòn

4 Phương pháp nghiên cứu

- Quan sát thực tế hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty

- Nghiên cứu dữ liệu của công ty Wondo Sài Gòn

- Tham khảo về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của các giáo trình,sách, trang web có liên quan đến đề tài gia công xuất khẩu hàng may mặc

5 Kết cấu của đề tài: bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

Chương 2: Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công

ty Wondo Sài Gòn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàngmay mặc tại công ty

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT

KHẨU HÀNG MAY MẶC

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm hoạt động gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu (còn gọi là gia công quốc tế) là một hoạt động kinh doanhthương mại Trong đó, bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêuchuẩn kỹ thuật cho bên nhận gia công tiến hành sản xuất, sau đó giao lại sản phẩm

và nhận khoản tiền phí gia công đã thỏa thuận truớc đó

Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động gia công xuất khẩu

5 Bên A chi trả phí gia công cho bên B

Bên Đặt Gia Công

khẩu2

5

Trang 4

Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệuchính hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh, có khi gồm cả máy móc thiết bị, chuyên giacho bên nhận gia công Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thìbên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệu ở một địa điểmnào đó với giá cả được ấn định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hóa đơn

Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu, sau đó tiếnhành gia công, sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số lượngchủng loại, mẫu mã, thời gian

Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công vànhận một khoản phí gia công theo thỏa thuận từ trước

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

- Trong gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

- Hoạt động gia công được hưởng ưu đãi về thuế, về thủ tục xuất nhập khẩu

- Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận giacông Có nghĩa là, tuy hàng hóa đã giao cho bên nhận gia công nhưng bên đặt giacông vẫn có quyền sở hữu hàng hóa đó

- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợpđồng gia công Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công sẽ chịu mọichi phí và rủi ro trong quá trình sản xuất gia công

- Trong hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại như

về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, vềviệc giao hàng

- Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phígia công, còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất trongquá trình gia công

- Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động gián tiếp.Hàng hóa sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thungoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền công và chi phí khác đem lại

Trang 5

1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

Ngày nay gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán

ngoại thương của nhiều nước trên thế giới Nhiều nước đang phát triển nhờ vậndụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại,chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo

Đối với bên đặt gia công

- Giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận giacông

- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời

Đối với bên nhận gia công

- Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước

- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của đất nước

- Đặc biệt, gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hóa với từng sảnphẩm nhất định mà còn chuyên môn hóa trong từng công đoạn, từng chi tiết sảnphẩm

- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế hóa:+ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

+ Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến thức vàkinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên trị trường quốc tế và quản lý nềncông nghiệp hiện đại

+ Góp phần tạo nguồn tích lũy với khối lượng lớn

+ Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông quachuyển giao công nghệ

Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được mặt lợithế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục

vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giải quyết được công ănviệc làm cải thiện đời sống nhân dân Nâng cao tay nghề và kiến thức cho người laođộng Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng

Trang 6

cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanhcông việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.4 Các hình thức gia công xuất khẩu

Có nhiều cách để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở hữunguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc phânloại theo công đoạn sản xuất

1.1.4.1 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu

o Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm

Bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên phụ liệu, có khi cả cácthiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công Bên nhận gia công tiếnhành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công

Trong quá trình sản xuất gia công, bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu nguyênphụ liệu của mình

Thuộc quyền sở hữu

Không thuộc quyền sở hữu

Ở nước ta, hầu hết đang áp dụng phương thức này Do trình độ kỹ thuật máymóc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên phụliệu, thiết kế mẫu mã nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tráchkhỏi trong hoạt động gia công xuất khẩu

Tuy nhiên trong thực tế, bên đặt gia công có thể chỉ giao một phần nguyên phụ liệu,còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự đặt mua tại các nhà cung cấp mà họ đã chỉđịnh sẳn trong hợp đồng

Bên đặt gia công - Nguyên phụ liệu Bên nhận gia công

- Máy móc thiết bị

Trang 7

o Phương thức mua đứt, bán đoạn

Bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán nguyên phụ liệu cho bênnhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận gia công phải công phải bánlại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công

Như vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên phụ liệu từphía đặt gia công sang phía nhận gia công

Thuộc quyền sở hữu

Không thuộc quyền sở hữu

Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quátrình sản xuất và định giá sản phẩm gia công Ngoài ra, việc tự cung cấp một phầnnguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hóahóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công

o Phương thức kết hợp

Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu,được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao Khi đóbên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm Còn bênnhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêucầu của bên đặt gia công

Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quátrình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệsản xuất nguyên phụ liệu trong nước

Bên đặt gia công - Nguyên phụ liệu Bên nhận gia công

- Máy móc thiết bị

Trang 8

1.1.4.2 Xét về mặt giá cả gia công

o Hợp đồng thực chi, thực thanh

Trong phương thức này người ta quy định, bên nhận gia công chi bao nhiêu choviệc gia công, thì bên đặt gia công thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao giacông

Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động trongviệc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình

o Hợp đồng khoán gọn

Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm,bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức Dù chi phí thực tế của bên nhận giacông là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết các chiphí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt

1.1.4.3 Xét về số bên tham gia quan hệ gia công

o Gia công hai bên

Hoạt động gia công chỉ bao gồm một bên đặt gia công và một bên nhận gia công

o Gia công nhiều bên: còn gọi là gia công chuyển tiếp

Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp, mà sản phẩm gia công củađơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ cómột và có thể nhiều hơn một

Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia côngphải sản xuất qua nhiều công đoạn

Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cầnphải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đãthỏa thuận trong hợp đồng gia công

Trang 9

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu

1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan

1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp

Hệ thống pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm: hệthống thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế

Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyết khích hoặc hạn chếcông tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổhạn ngạch, các thủ tục hải quan

Ở nước ta, nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu nên miễn thuế chonhững mặt hàng xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu cho nguyên phụ liệu gia công

1.2.1.2 Môi trường khoa học - công nghệ

Hiện nay, khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế đang rấtđược chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại

Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu

Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoạithương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone,internet thu hẹp khoản cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí Hơnnữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằngcác phương tiện truyền thông hiện đại

Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chếbiến hàng xuất khẩu

Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng

đó cũng là yếu tố tác động đến công tác xuất khẩu

1.2.1.3 Môi trường bên ngoài

Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại được xem là một

xu huớng phát triển tất yếu của nền kinh tế khu vực thế giới

Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho các nuớc đang pháttriển Sự nhạy bén của các chính phủ và sức mạnh của các quy tắc song phương cótác dụng điều chỉnh các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp ở các nước khác

Trang 10

nhau Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức kinh tế thuơng mại khu vực thế giớinhư AFTA, WTO… Có vai trò thúc đẩy cho hệ thống tự do hoá thuơng mại.

Đối với hàng dệt may, sự liên kết sản phẩm theo hiệp định về hàng dệt maymặc (ATC) vẫn tiếp tục giảm khá nhiều biện pháp bảo vệ hàng hóa chuyển tiếp Mặt khác, sự tăng truởng ngoại thương nhanh chóng của các nước đang pháttriển trong khi thị truờng đã có dấu hiệu bảo hoà, làm tăng mức độ cạnh tranh giữacác nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống nhau

1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan

1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam

Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có điều kiện học hỏi và rút ra kinhnghiệm từ một số nước đi trước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước Một trong những biểu hiện đó là việc thay thế chính sách thay thế nhập khẩubằng việc hướng vào xuất khẩu, nội dung của chính sách này bao gồm:

- Hội nhập nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu qua việc tham gia các tổ chức kinh

tế, thương mại đa phương, mở rộng quan hệ thương mại song phương, tạo điều kiệncho mọi thành phần kinh tế trong nước có điều kiện tham gia vào hoạt động ngoạithương

- Tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nướcngoài bằng các biện pháp như: tăng chất lượng hàng hóa và giá trị gia tăng trong sảnphẩm, giảm chi phí giá thành như chi phí cảng, vận tải, bốc dở, chi phí hàng chính,đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm giảm các chi phí hoạt động của doanhnghiệp

- Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hoá ngành hải quan nhằm nâng cao trình

độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi để hiểu và áp dụng các quy định vềxuất nhập khẩu, biểu thuế thống nhất, đầu tư thiết bị hiện đại để việc làm thủ tục vàkiểm hóa được nhanh chóng, giảm chi phí chờ tàu, bến bãi

Việc thực thi chính sách này đã và sẽ tiếp tục tạo nhiều thuận lợi cho các doanhnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng, đặt biệt là trongkhâu giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm, vốn mang tính thường xuyên vànhỏ lẻ

Trang 11

Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và máy móc phục vụ cho sản xuất hàngxuất khẩu làm cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnhtranh cho hàng hóa tại thị trường nước ngòai.

1.2.2.2 Nhân tố con người

Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng Về phươngpháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật khenthưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu.Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản

lý, nâng cao trình độ tay nghề cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyểndụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động có hiệu quả

Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường khách hàngđến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn và hết sứcnăng động Đây là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm sự thành công của kinhdoanh, tạo ra hiệu quả cao nhất

Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm Để phát huy ưu điểm, hạnchế nhược điểm cần nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kỹ thuật trong quảntrị kinh doanh quốc tế

1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuấtgia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máymóc, thiết bị, chất lượng đội ngũ kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn thì các doanh ngiệp phải cókhả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và có thời gian giao hàng nhanh

1.2.2.4 Nhân tố Marketing của công ty

Nhân tố Marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp làm hàng gia công

Các nhân tố marketing bao gồm khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lướibán hàng, và các hoạt động quảng cáo khuếch trương của doanh nghiệp

Trang 12

1.2.2.5 Nhu cầu của thị trường bên ngoài

Hiện nay, ba thị trường quan trọng nhất với ngành dệt may vẫn là Mỹ chiếmđến 51%, EU chiếm 17% và Nhật Bản chiếm 12%

Hoa kỳ là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Trong nhiềunăm qua Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của ViệtNam Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạchxuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của

cả nước sang thị trường này

EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của ViệtNam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhómhàng này của cả nước trong năm 2009

Tuy nhiên, Trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường màxuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bìnhquân lần lượt là 17% và 12% Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu nhóm hàngnày sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệuUSD về số tuyệt đối)

Mặc dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ năm

2009, nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả thế giới thì chỉchiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé (khoảng 1,6% năm 2009 theo www.trademap.org).Cũng theo thống kê của www.trademap.org, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt maycủa Hoa Kỳ năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của ViệtNam vào thị trường này cũng chỉ chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may củaHoa Kỳ Cho thấy thị trường dệt may thế giới là rất lớn và cơ hội cho hàng dệt mayViệt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển

Trang 13

1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

Hình 1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

(1) NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

(9) LÀM THỦ TỤC GIAO HÀNG(GIÁM SÁT GIAO HÀNG – NHẬN B/L – THÔNG BÁO GIAO HÀNG)

(10) HOÀN TẤT BỘ CHỨNG TỪ, LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN

ĐÒI TIỀN QUA NGÂN HÀNG

(2) GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XK HÀNG HÓA

(3) THỦ TỤC GIẤY PHÉP XK HÀNG HÓA

(4) YÊU CẦU BÊN MUA MỞ L/C (NẾU CÓ) – CHUẨN BỊ HÀNG HÓA

(5) KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XK

(6) THỦ TỤC THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

(7) THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA

(8) THỦ TỤC HẢI QUAN XK HÀNG HÓA

(13) THANH LÝ HỢP ĐỒNG(11) GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP

(12) THEO DÕI THANH TOÁN

Trang 14

1.3.1 Nghiên cứu thị truờng và lập phương án kinh doanh

Đối với đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩarất quan trọng

Những nội dung mà công ty cần tập trung nắm vững là: điều kiện chính trị,thương mại nói chung; luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ, tíndụng, vận tải và giá cước trên thị trường đó; nhu cầu về hàng hoá bao gồm thị hiếu

và khối luợng cầu; tình hình cung ở thị trường đó như các hãng cung cấp, tình hìnhcạnh tranh…

Đặc thù của gia công hàng may mặc là thực hiện hợp đồng kéo dài do vậynghiên cứu điều kiện chính trị, thuơng mại phải có dự đoán truớc dựa trên cơ sởthực tế Nếu điều kiện chính trị ở nước đó không ổn định thì có thể không thu đượcphí gia công hay hợp đồng bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào

Mỗi nước đều có chính sách thương mại áp dụng cho từng quốc gia, vì thế việcnghiên cứu chính sách buôn bán cũng như hệ thống pháp luật của mỗi thị trường làrất quan trọng Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng

Một vấn đề khác tác động đến gia công xuất khẩu mà công ty cần quan tâmnghiên cứu là: các tập quán liên quan đến lĩnh vực giao nhận, thủ tục tại mỗi cảnggiao hàng và kiểm tra hàng hoá lúc nhập hàng

Sau khi nghiên cứu chính sách buôn bán và hệ thống pháp luật thì công tythường nghiên cứu phí dự toán gia công, điều kiện tiền tệ tín dụng ở thị trường đó rasao Thường thì các công ty thanh toán với nhau bằng một đồng tiền mạnh có giá trịtrao đổi quốc tế

1.3.2 Hợp đồng gia công xuất khẩu

Hợp đồng gia công xuất khẩu là hợp đồng được ký kết giữa người bán và ngườimua ở hai nước khác nhau Trong đó quy định về các điều khoản như nguyên phụliệu, số lượng hàng hóa, cách thức thanh toán, vận chuyển, thời gian giao hàng…Nhằm sản xuất ra thành phẩm theo đúng mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật do bên đặtgia công quy định, trên cơ sở nguyên phụ liệu do bên đặt gia công giao trước

 Hợp đồng gia công xuất khẩu cần phải có các điều khoản sau:

Trang 15

1 Tên, địa chỉ các bên.

7 Thời gian và địa điểm giao hàng

8 Giao gia công

9 Nhãn hiệu kiểu dáng sản phẩm

10 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Cần lưu ý:

- Về thành phẩm: Phải xác định cụ thể tên hàng, số lượng, phẩm chất quy cách đóng

gói đối với sản phẩm được sản xuất ra

- Về nguyên liệu: Phải xác định.

+ Nguyên liệu chính: (fabric material) Là nguyên liệu chủ yếu để làm nên sản

phẩm Nguyên liệu này thường do bên đặt gia công cung cấp

+ Nguyên liệu phụ: (accessory material) có chức năng bổ sung làm hoàn chỉnh

thành phẩm, thường do bên nhận gia công lo liệu

- Về giá cả gia công: Xác định các yếu tố tạo thành giá như: tiền thù lao gia công,

chi phí nguyên liệu phụ, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng trước trong quátrình tiếp nhận nguyên liệu

- Về nghiệm thu: Người ta phải thoả thuận về địa điểm nghiệm thu và chi phí

nghiệm thu

- Về thanh toán: Có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán.

- Đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công

+ Dùng bảo lãnh: thường sử dụng ngân hàng để bảo lãnh

Trang 16

+ Phạt: có thể phạt bằng tiền mặt hoặc mua hàng hoá tại thị trường và bên vi phạmhợp đồng phải thanh toán tiền hàng hoặc chênh lệch.

+ Sử dụng L/C dự phòng (Standby L/C)

Loại L/C này có hiệu lực bằng thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu trong thờigian đó không giao hàng thì bên đặt gia công mang chứng từ giao nguyên liệu đếnngân hàng thanh toán tiền nguyên liệu Nếu bên nhận giao hàng đủ thì L/C tự nhiênmất hiệu lực còn nếu giao thiếu thì L/C sẽ bị trừ phần giá trị thiếu

1.3.3 Chuẩn bị hàng hóa

 Thu gom và tập trung hàng hóa làm thành lô hàng xuất khẩu

Khi ký kết xong một hợp đồng xuất khẩu, người bán sẽ tiến hành thu gom haylên kế hoạch sản xuất, để tập hợp hàng hóa thành lô hàng xuất khẩu đúng theo yêucầu của người mua về mẫu hàng, số lượng, chất lượng… đã thỏa thuận trong hợpđồng

 Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu theo các tiêu chuẩn về chất lượng bao bì.Phải phù hợp với phương tiện vận tải đã lựa chọn để thực hiện xuất khẩu

Ký mã hiệu lên bao bì theo các yêu cầu như: viết bằng sơn hoặc mực khôngphai, không nhòe; dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hóa thông thường, màu đỏđối với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại;…

Ký mã hiệu được kẻ ít nhất trên 2 mặt giáp nhau gồm thông tin như: GW, NW,nước sản xuất,…Ký mã hiệu bốc dở (hàng dễ vỡ, trách mưa, xếp theo chiều này…),

ký mã hiệu đặt biệt (hàng nguy hiểm, độc hại,…)

1.3.4 Thuê phương tiện vận chuyển

Thuê vận chuyển có các hình thức như: thuê tàu, thuê vận chuyển bằng đườnghàng không và thuê vận tải đa phương thức (là phương thức vận tải hàng hóa bằng ítnhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên trên cơ sở một hợp đồng vận tải đaphương thức)

Ngày nay, hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng tàu vì chi phí thấp vàthuận tiện hơn so với các phương tiện vận chuyển khác

Hiện nay, có 3 phương thức thuê tàu sau:

Trang 17

- Thuê định hạn: người thuê tàu được quyền quản lý, khai thác kinh doanh vậntải bằng con tàu đó trong một thời hạn nhất định.

- Thuê tàu chợ: tàu có tuyến, có lịch trình cố định, cước phí tương đối ổn định(được công bố trước) bao gồm cả chi phí xếp dỡ lên hoặc xuống tàu

- Thuê tàu chuyến : là thuê toàn bộ, hoặc một phần trống của con tàu, với chi phícao hơn so với thuê tàu chợ

Các nhà xuất khẩu dựa vào khối lượng hàng hóa cần chuyên chở để lựa chọnphương thức thuê tàu thích hợp nhất hoặc có thể thuê tàu thông qua các đại lý hãngtàu

1.3.5 Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường về những tổn thất hàng hóatrong quá trình vận chuyển, do những rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồnggiữa hai bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm

Người mua bảo hiểm nên lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín, có tiềm lực tài chính,

có chi nhánh hay có quan hệ đại lý với các công ty bảo hiểm ở nước người mua Hai bên thỏa thuận về trị giá bảo hiểm (là số tiền được ghi trong hợp đồng bảohiểm), các điều kiện bảo hiểm Và người mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiềngọi là phí bảo hiểm

1.3.6 Thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa

Khi hàng hóa và các thủ tục cần thiết đã hoàn thành, người bán sẽ làm thủtục hải quan để xuất khẩu hàng

- Đầu tiên là làm tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

Có 2 cách để làm tờ khai hải quan: khai hải quan trực tiếp và khai hải quan điện tử.Đối với khai hải quan điện tử: Doanh nghiệp mua một phần mềm dùng để khai hảiquan, nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu và gởi đến hải quan điện tử để xácnhận Sau đó in ra tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu

- Tiếp theo, đem bộ hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu đến cơ quan hải quan để đóngdấu xác nhận, gồm có 02 bản chính Tờ khai hải quan, ngoài ra tùy trường hợp cụthể có thể bổ sung thêm các chứng từ như: Bảng kê chi tiết hàng hóa (01 bản chính

Trang 18

và 01 bản sao), Bảng định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (01 bản chính, chỉphải nộp một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó).

- Sau khi xuất trình bộ hồ sơ hải quan đã đóng dấu cho nhân viên hải quan tại Cửakhẩu kiểm tra và hàng đã được đưa lên tàu thì đem bộ hồ sơ về lại cơ quan hải quan

để đóng dấu thực xuất

 Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tại hảiquan ngoài cửa khẩu Và để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa kinh doanh XNK,Tổng cục hải quan có thể cho phép làm thủ tục hải quan tại bất kỳ hải quan nơi nào

mà doanh nghiệp thấy thuận lợi nhất

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Nếu kiểm hóa tại kho riêng: chủ hàng làm thủ tục hải quan tại Hải quan TP.HCM,

số 2 Hàm Nghi, Q.1

- Nếu kiểm hóa tại cảng: chủ hàng làm thủ tục hải quan tại hải quan cửa khẩu/cảng

 Thời gian khai hải quan của hàng xuất khẩu trước khi xếp lên tàu chậm nhất là:trước 8 giờ khi phương tiện vận tải khởi hành

1.3.7 Thanh toán hợp đồng xuất khẩu

Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán để các doanh nghiệp lựa chọn như:

- Phương thức thanh toán chuyển tiền: trả trước, trả sau…

- Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD)

- Phương thức nhờ thu: nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ

- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Do

đó, các doanh nghiệp phải lựa chọn, đàm phán hợp đồng theo phương thức thanhtoán có lợi cho mình nhất

 Ta sẽ phân tích phương thức chuyển tiền trả sau trong phương thức thanh toánchuyển tiền

Phương thức chuyển tiền trả sau gồm các bên sau:

- Người chuyển tiền: bên nhập khẩu

Trang 19

- Ngân hàng chuyển tiền: ngân hàng phục vụ người chuyển tiền

- Ngân hàng đại lý: ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có quan hệ đại lý vớingân hàng chuyển tiền

- Người thụ hưởng: bên xuất khẩu, bên chủ nợ

Ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ trung gian chuyển ngân và thu phí mà không bị ràngbuộc trách nhiệm trong thanh toán

Phương thức chuyển tiền trả sau được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Bước 1: người xuất khẩu hoàn thành giao hàng cho người nhập khẩu

Bước 2: người nhập khẩu chuyển tiền vào ngân hàng chuyển tiền

Bước 3: ngân hàng chuyển tiền sẽ chuyển tiền cho ngân hàng trả tiền

Bước 4: ngân hàng trả tiền báo cho người xuất khẩu biết đã nhận được tiềnthanh toán Giấy báo CÓ

Bước 5: ngân hàng chuyển tiền thông báo cho người nhập khẩu đã hoàn thànhviệc trả tiền Giấy báo NỢ

- Ưu điểm của phương thức này là: thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toánnhanh

- Nhược điểm là gây bất lợi cho người xuất khẩu vì chỉ nhận được tiền sau khi hàng

Trang 20

Lệnh thanh toán

Lệnh thanh toán thường được sử dụng là hối phiếu Tuy nhiên có những trường

hợp thanh toán bằng hóa đơn thương mại

Hối phiếu – Bill of Exchange là tờ lệnh vô điều kiện do một người bán ký phát

để đòi tiền người khác, yêu cầu về khoảng thời gian phải trả một số tiền nhất địnhcho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, hoặc cho người cầm phiếu

Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

Hóa đơn thương mại được lập bởi người bán, yêu cầu người mua phải trả số tiềnhàng ghi trên hóa đơn

Hóa đơn thương mại được lập để:

- Xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền

- Xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm

Phiếu đóng gói – P/L

Phiếu đóng gói là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàngđược đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hàng, container…) và toàn bộ hàngđược giao Phiếu đóng gói do người xuất khẩu lập và ký

Công dụng: - Phiếu đóng gói được gửi cho nhà nhập khẩu

- Xuất trình cho hải quan kiểm tra hàng xuất khẩu

Vận đơn đường biển – B/L

Vận đơn đường biển là chứng từ do người vận tải – thuyền trưởng hoặc đại lýhãng tàu cấp cho người bán, xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở

B/L dùng để:

- Khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa

- Cùng các chứng từ khác của mặt hàng xuất khẩu lập thành bộ chứng từ thanhtoán tiền hàng

Chứng từ bảo hiểm – I/C

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm

Trang 21

Công dụng:

- Xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện của hợp đồng

- Chứng minh quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm

Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O

C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyềncho hàng hóa xuất khẩu

Mục đích của C/O là dùng để chứng minh xuất xứ của hàng hóa

Hiện tại có nhiều loại C/O, khi xuất khẩu hàng đi các nước khác nhau thì sử dụngcác mẫu C/O theo quy định

 C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong Hệthống ưu đãi phổ cập (GSP)

 C/O form D: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nướcASEAN

 C/O form E: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang TrungQuốc

 C/O form S: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào

 C/O form AK: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nướcASEAN khác sang Hàn Quốc

 C/O form AJ: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nướcASEAN khác sang Nhật Bản

 C/O form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

 C/O form ICO: Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Trang 22

 C/O form T: Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU, ….

Tổ chức thực hiện cấp C/O tại Việt Nam là Bộ Công Thương

Bộ Công Thương trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho:

- Phòng Quản lý XNK của Bộ Công Thương, một số ban quản lý các khu chếxuất, khu công nghiệp: cấp C/O from A, D, E, S, AK

- Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam: cấp các loại C/O còn lại(gồm cả C/O from B)

Bộ hồ sơ để làm giấy chứng nhận xuất xứ gồm :

- Đơn đề nghị cấp C/O

- Tờ khai hải quan (bản gốc)

- Hóa đơn thương mại (bản gốc)

- Vận đơn (bản sao)

- C/O (bản gốc)

- Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng

- Sơ đồ quy trình sản xuất…

Tùy theo đơn đề nghị cấp C/O cho mẫu C/O nào mà hồ sơ đính kèm sẽ được thêm,bớt cho phù hợp với yêu cầu của mẫu C/O đó

Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh

Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng

để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…

1.3.9 Giải quyết tranh chấp giữa bên mua và bên bán

Khi hai bên mua bán không thể giải quyết tranh chấp bằng cách thương lượngtrực tiếp thì sẽ dùng bên thứ ba để giải quyết

Tranh chấp có thể giải quyết bằng Trọng tài hay Tòa án Kinh tế/Tòa án Thương MạiHiện nay, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong mua bán quốc tếtại Việt Nam là:

- Tòa Kinh Tế Tòa Án Nhân Dân cấp tỉnh, thành trực thuộc trung ương

Trang 23

- Các Trung Tâm Trọng Tài Kinh Tế.

- Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC)

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Wondo Sài Gòn

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN

- Tên giao dịch: WONDO SAIGON CO., LTD

- Trụ sở và nhà xưởng sản xuất tại: ấp 1A, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnhBình Dương, Việt Nam

- Điện thoại : 84-650-712812

- Fax : 84-650-712811

- Giấy phép đầu tư số: 466/GP-BD ngày 02 tháng 12 năm 2005 - do Ủy bannhân dân tỉnh Bình Dương cấp

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Ngày 02 tháng 12 năm 2005, Công ty TNHH Wondo Sài Gòn được thành lập.

Công ty TNHH Wondo Sài Gòn hoạt động dựa trên 100% vốn nước ngoài, vốncủa WONDO APPAREL CORPORATION (công ty tại Hàn Quốc)

- Đầu tiên, công ty có một nhà xưởng với 12 chuyền may Vốn đầu tư là:1.000.000 USD

- Ngày 25 tháng 12 năm 2006, công ty đã thực hiện tăng vốn đầu tư là :2.000.000 USD

- Đến năm 2010, công ty đưa vào hoạt động thêm 4 chuyền may

- Hiện nay, công ty có một nhà xưởng với 16 chuyền may cùng với các phòngdành cho bộ phận cắt, kho, mẫu, đóng gói sản phẩm với vốn đầu tư là 2.000.000USD

2.1.3 Phạm vi hoạt động

Công ty TNHH Wondo Sài Gòn chuyên về gia công các sản phẩm may mặc theohợp đồng gia công của WONDO APPAREL CORPORATION

Trang 25

Thực hiện xuất khẩu hàng gia công thành phẩm theo chỉ định của bên giao gia công.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Đội ngũ nhân sự của công ty bao gồm 804 cán bộ và công nhân viên

- Nhân viên văn phòng: 18 người

- Công nhân trong nhà máy: 786 người

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Wondo Sài Gòn

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )

Nhận xét:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được phân chia theo chức năng, phân côngtrách nhiệm từ cao xuống thấp Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là:

- Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban

- Dễ dàng trong việc quản lý các bộ phận

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, công ty được chia thành 2 mảng riêng biệt về

TỔNG GIÁM ĐỐC

G.Đ SẢN XUẤTG.Đ TÀI CHÍNH

kế toán

P

Kiểmtra chấtlượng(KCS)

P

Xuấtnhậpkhẩu

P

Kỹthuật

P

Kếhoạch

Trungtâmmaymặc

Đóng gói hàng hóa Quản lý đơn hàng

Gia công sản phẩm

Trang 26

Tài chính và Sản xuất nên thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các phòng ban trong cùngcông ty.

Giám đốc Tài chính quản lý các phòng: Hành chính nhân sự, Tài chính kế toán,Kiểm tra chất lượng (KCS), Xuất nhập khẩu Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bộphận này thì không chặt chẽ, mỗi phòng có một vai trò và trách nhiệm khác nhau.Giám đốc tài chính có liên hệ gần nhất với phòng Tài chính kế toán để giải quyếttrực tiếp các công việc thuộc chuyên môn, còn đối với những phòng khác thường làtrưởng phòng có vai trò chuyên môn nhiều hơn, Giám đốc chỉ thực hiện trách nhiệmquản lý trên cơ sở tiếp thu từ các trưởng phòng

Giám đốc Sản xuất quản lý: Trung tâm may mặc, phòng Kế hoạch và phòng Kỹthuật Các phòng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì các kế hoạch sản xuất đượcphòng Kế hoạch lên lịch sản xuất, Trung tâm may mặc sẽ làm việc theo lịch sảnxuất đã đề ra, còn phòng Kỹ thuật thì chịu trách nhiệm đảm bảo các máy móc, thiết

bị trong Trung tâm may mặc hoạt động tốt Như thế, Giám đốc Sản xuất nắm rõhoạt động của các phòng mình quản lý, nên có vai trò và trách nhiệm gần nhất đốivới tất cả các phòng

2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Tổng giám đốc: Quản lý và là người đại diện cho toàn Công ty.

Giám đốc tài chính: Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có quyết định

(bằng văn bản) của tổng giám đốc

- Kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành Công ty

- Kiểm soát hoạt động tài chính và ghi chép sổ sách

 Giám đốc sản xuất:

- Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh và sản xuất của Công ty

- Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động sản xuất của Công ty

 Phòng Hành chính nhân sự:

- Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính

- Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí, bộ phận

- Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty

Trang 27

 Phòng Tài chính - Kế toán:

Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định nhà nước,kiểm tra lập chứng từ sổ sách kế toán, tổng kết tài sản năm tình hình tài chính củaCông ty Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12dương lịch hàng năm

 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):

- Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào

- Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ quá trìnhsản xuất

 Phòng Xuất - Nhập khẩu:

- Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty

- Liên hệ với Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm tiến hành thu hồi tiềnhàng xuất khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho đối tác

 Phòng Kế hoạch

- Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lượcchung, nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến thương mại và mở rộng thịtrường tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại, chămsóc và lo dịch vụ hậu mãi cho khách hàng

- Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch lên lịchlàm việc cho các phòng ban Xác định thời điểm nhập hàng, xuất hàng, tham gia tưvấn cho phòng kinh doanh về thời hạn của các hợp đồng

 Trung tâm May mặc:

Quản lý đội may mẫu và xưởng may Đưa ra các sản phẩm mẫu cho đối tác lựachọn và cho ý kiến Đóng góp ý kiến cho phòng kinh doanh mua nguyên vật liệumay các sản phẩm Chịu trách nhiệm cung cấp hàng may mặc xuất khẩu theo hợpđồng đã ký đảm bảo số lượng và chất lượng

 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị trong khu văn phòng vàtoàn bộ xưởng may

Trang 28

2.2 Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

2.2.1 Mặt hàng gia công tại công ty

Công ty TNHH Wondo Sài Gòn là công ty chuyên gia công xuất khẩu các mặthàng may mặc, hàng da, in thêu

Đây là những sản phẩm đòi hỏi tính chính xác cao về quy cách, mẫu mã, đảmbảo về chất lượng

Các sản phẩm chính được gia công tại công ty như:

Năm 2009

Năm 2010

Tăng (giảm)

2009 so với năm 2008

Tăng (giảm) 2010

so với năm 2009

Tuyệtđối (SP)

Tươngđối (%)

Tuyệtđối (SP)

Tươngđối (%)

Áo thun 196.207 152.907 200.317 -43.300 -22,07 47410 31,01

Áo đầm 51.711 51.881 40.058 170 0.33 -11.823 -22,79Áo

Jacket 131.701 149.209 164.237 17.508 13,29 15.028 10,07Váy 62.150 49.613 35.406 -12.537 -20,17 -14.207 -28,64Quần

dài thun 65.580 49.104 52.716 -16.476 -25,12 3.612 7,36

(Nguồn Phòng xuất nhập khẩu)

Nhận xét:

Trang 29

Theo như Bảng 1.1 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có 05 mặt hàng,trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là áo thun và áo jacket Các mặt hàng còn lạinhư áo đầm, váy và quần dài thì xuất khẩu với số lượng không đáng kể.

Trong năm 2008, trong các sản phẩm xuất khẩu thì mặt hàng áo thun với sốlượng sản phẩm xuất khẩu đạt 196.207 sản phẩm, đây cũng là mặt hàng xuất khẩunhiều nhất của Công ty Mặt hàng áo Jacket với số lượng xuất khẩu đạt 131.701 sảnphẩm, xếp thứ hai trong những mặt hàng xuất khẩu của Công ty Ngoài ra, các mặthàng như áo đầm, váy và quần dài có số lượng xuất khẩu thấp hơn gần một nữa sovới hai mặt hàng đứng đầu

Năm 2009 so với năm 2008: Mặt hàng Áo thun xuất khẩu giảm 43.300 sảnphẩm, tương đương giảm 22,07% ; Váy giảm 12.537 sản phẩm, tương đương giảm20,17% ; Quần dài thun giảm 16.476 sản phẩm, tương đương giảm 25,12% Ba mặttrên giảm mạnh gần ¼ so với năm 2008 Nguyên nhân do nền kinh tế toàn cầu bướcvào giai đoạn lạm phát tăng cao nên sức mua không còn cao như trước Nhưng xuhướng tăng của Áo đầm và Áo jacket (Áo đầm tăng 170 sản phẩm, tương đương0.33% ; Áo jacket tăng 17.508 tương đương 13,29%) cũng cho thấy nhu cầu mặtđẹp và sang trọng đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng

Trong năm 2009 đã có sự thay đổi nhỏ về cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu tạicông ty

Đến năm 2010, tình hình gia công xuất khẩu của công ty có sáng sủa hơn dotình hình kinh tế thế giới đã có bước ổn định đáng kể Cụ thể là so với năm 2009:

Áo thun tăng 47410 sản phẩm, tương đương tăng 31,01% ; Áo Jacket tăng 15.028sản phẩm, tương đương tăng 10,07% ; Quần dài thun tăng 3.612 sản phẩm, tươngđương tăng 7,36% Tuy nhiên, đáng chú ý là sản lượng xuất khẩu đối với mặt hàng

Áo đầm và Váy giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu Áo đầm so với năm 2009 giảm11.823 sản phẩm tương đương giảm 22,79% ; Váy giảm 14.207 sản phẩm tươngđương giảm 28,64%

Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của năm 2009 giảm so với năm 2008, năm

2010 tăng nhanh hơn so với năm 2009 Điều này cho thấy thị trường gia công hàngmay mặc đã có những khởi sắc so với các năm truớc Và công ty đang có nhữngbước phát triển trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình

Trang 30

2.2.2 Thị trường và khách hàng gia công

- Khách hàng gia công chính của công ty là WONDO APPAREL CORPORATIONtại Hàn Quốc

- Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp phụ liệu đầuvào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện…

- Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada,Hồng Kông…theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công

Bảng 1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2008 – 2010

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Trong năm 2008, tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty sang thị trườngnước Mỹ đạt 497.799 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,7% Canada là thị trườngtiêu thụ lớn thứ hai của công ty đạt 387.652 USD 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.Hồng Kông với giá trị xuất khẩu 315.001 USD đạt 24,8% Tỷ trọng 0,6% là thịtrường tiêu thụ của các nước khác như: Nhật Bản, Pháp

Đến năm 2009, thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada giảm nhẹ từ 2%-3% so vớinăm 2008 Trong năm này, thị trường Hồng Kông tăng lên so với năm 2008 là

Trang 31

40.876 USD nhưng vẫn đứng sau Mỹ và Canada Đặc biệt, trong thời gian này thịtrường tiêu thụ các nước khác lại tăng mạnh: 8,4% Như vậy, so với năm 2008 thịtrường này tăng lên 7,7% Đây là dấu hiệu tốt của Công ty cho việc mở rộng thịtrường tiêu thụ Đây cũng là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nêncông ty đã nổ lực hoạt động nhiều hơn vào năm 2010

Trong năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên: 13.975 USD, tăng 3,1% so vớinăm 2009 Thị trường tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Mỹ chiếm 36% Canada vẫn là thịtrường tiêu thụ sau Mỹ chiếm 29,5% , so với năm 2009 tăng 4,4% Và đứng thứ 3vẫn là thị trường Hồng Kông chiếm 24,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2010.Thị trường tiêu thụ của các nước khác lại là 10% tổng giá trị xuất khẩu và công tyvẫn đang trên đà phát triển ra các thị trường khác Ta có thể thấy, năm 2010 là dấuhiệu tốt của việc xuất khẩu sản phẩm vì tổng giá trị xuất khẩu có chiều hướng tănglên

Như vậy, trong thời gian hơn 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu sang thịtrường nước ngoài của công ty có nhiều biến động nhưng không đáng kể Thịtrường tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Canada Tuy nhiên, sự chênh lệch thịtrường giữa hai quốc gia này là không cao từ: 2%-5% Hồng Kông luôn giữ vị tríthứ ba và một lượng tiêu thụ nhỏ của các quốc gia khác Cho đến thời điểm này,Công ty đã đi vào hoạt động ổn định lại và có xu hướng phát triển mạnh trongnhững năm kế tiếp

2.2.3 Hình thức gia công

- Xét về quyền sở hữu nguyên liệu:

Công ty gia công theo hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm

Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên phụliệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công

Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì,phụ liệu khác) nhưng nó giúp công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thịtrường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại

- Xét về mặt giá cả:

Công ty thực hiện hợp đồng khoán theo từng năm

Trang 32

WONDO APPAREL CORPORATION xác định một giá định mức cho mỗi sảnphẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức trong hợp đồng gia công vớicông ty.

- Xét về số bên tham gia quan hệ gia công

Là gia công hai bên: giữa Công ty TNHH Wondo Sài Gòn và WONDO APPARELCORPORATION

Sản phẩm gia công hoàn chỉnh tại xưởng của công ty sau đó tiến hành xuất khẩutheo yêu cầu của bên giao gia công

2.2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty

Các bước Phòng/Nhân viên

2 Nhận đơn hàng, lịch

sản xuất

P Quản lý đơn hàng

- Đơn hàng

- Lập C/I

Mỗi đơn hàng thường >=5000 cái(áo, quần, váy, nón…)

P Đóng gói hàng

Chứng từ nhập khẩu

Trang 33

4 Thuê tàu qua đại lý

hãng tàu

Nhân viên XNK 1 B/L Lấy B/L tại đại lý

hãng tàu sau khi hàng đã lên tàu

5 Làm C/O Nhân viên XNK 2 C/O mẫu B, D

và AK tùy trường hợp

Tổ chức cấp C/O

6 Thủ tục hải quan Nhân viên XNK 1 Tờ khai hải

quan hàng xuất khẩu

- Khai hải quan điện tử

- Cơ quan hải quan

7 Nhận thanh toán P Tài chính kế

toán

- Hàng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức TTR

- Chậm nhất là 10 ngày khi hàng đã xuất khẩu

8 Thanh lý hợp đồng Trưởng phòng

XNK

3 tháng thực hiện một lần

Quy trình này rút ngắn nhiều bước so với quy trình chung, được thể hiện chi tiếthơn và cũng có thay đổi cho phù hợp với các điều kiện đã thỏa thuận trong hợpđồng gia công đã ký kết với bên nhập khẩu

Ưu điểm của quy trình này là:

- Đơn giản hóa các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu

- Rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu

- Tiết kiệm nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu

Tuy nhiên, điểm yếu của công ty trong quy trình này là phụ thuộc rất nhiều vào bêngiao gia công, chẳng hạn như lịch sản xuất, nhập nguyên liệu, thuê đại lý hãngtàu… bởi vì, công ty chuyên về thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động gia công xuất khẩu - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc
Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động gia công xuất khẩu (Trang 3)
Hình 1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc
Hình 1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu (Trang 13)
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Wondo Sài Gòn - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Wondo Sài Gòn (Trang 25)
Bảng 1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2008 – 2010 - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc
Bảng 1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2008 – 2010 (Trang 30)
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2008-2010 - Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn.doc
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2008-2010 (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w