1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10

93 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, ngành viễn thông đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc áp dụng kĩ thuật và công nghệ mới. Hoà chung với sự phát triển của công nghệ viễn thông thế giới, ngành viễn thông Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Với chiến lược đi thẳng vào công nghệ mới đang được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển, nhiều thiết bị hiện đại đã được lắp đặt và khai thác trên mạng lưới viễn thông nước ta. Trong đó tổng đài điện tử E10 của hãng Alcatel là thiết bị điện tử số đầu tiên được lắp đặt và khai thác trên mạng viễn thông Việt Nam vào năm 1990. Ngay sau khi đưa vào hoạt động E10 đã chứng tỏ tính ưu việt và khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ viễn thông của khách hàng lúc đó. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thông tin liên lạc, thế hệ ban đầu E10 đã bộc lộ những hạn chế nhất định của nó. Để khắc phục các nhược điểm đó, thế hệ mới 1000E10 ( hay còn gọi là OCB283 ) – một bước nhảy vọt về công nghệ đặc tính kĩ thuật đã được hãng Alcatel đưa ra thị trường và nhanh chóng chứng tỏ được thế mạnh của mình. Từ đó đến nay đã có hàng chục tổng đài 1000E10 khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động có hiệu quả trên khắp các tỉnh thành của đất nước và ngày càng chứng tỏ được tính thích ứng cao của nó trên mạng viễn thông Việt Nam. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã chọn đề tài : Nghiên cứu về tổng đài Alcatel 1000E10. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã rất cố gắng để có một bản báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn thiện theo khả năng của mình. Nhưng do thời gian có hạn cũng như còn hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức hiểu biết nên bản báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu về kiến thức và tư liệu của PGS.TS Đỗ Xuân Thụ, các thầy cô và các bạn trong khoa đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT AE AP AS ASS AT ATHOS BL BM BSC BSM BT BTS CAS CCS7 CCX CET CLTH CMP CMS CN CNE CNL CNSP COM CSAL CSMP CSN ET ETA ETU : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bộ xóa tiếng dội Địa chỉ vật lý Địa chỉ hệ thống Tuyến báo hiệu số 7 Bộ thích nghi đầu cuối Hệ điều hành cơ sở Bus nội hạt Băng từ Bộ điều khiển trạm cơ sở Hệ thống trạm cơ sở Cơ sở thời gian Trạm thu phát cơ sở Báo hiệu kênh riêng Báo hiệu kênh chung số 7 Hệ thống ma trận chuyển mạch Trung tâm tính cước và lập hóa đơn chi tiết Couler kết nối truyền dẫn HDLC Couler mạch vòng chính Mạch vòng phụ Bộ tập trung số Bộ tập trung số vệ tinh Bộ tập trung số nội hạt Đấu nối số bán thường trực Phần mềm chức năng MLCOM Couler cảnh báo thứ cấp Couler báo hiệu đa giao thức CCS7 và HDLC Đơn vị xâm nhập thuê bao số Kết nối tổng đài Phần mềm chức năng ML ETA Đơn vị kết cuối tổng đài (SMT) SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp GAS GLR GT GX HDLC HLR HYP ILR ISDN INAP ITA J64 MAP MAS MC MF MIC ML MLCC MLCOM MLMQ MLMR MLOC MLPC MP MPN MPNA NMC-OCOM NT OL OCOM OM Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Nhóm tự thích nghi báo hiệu Nhóm đường mạng Bộ tạo tone Phần mềm chức năng ML GX Điều khiển đường số liệu mức cao Bộ ghi tạo chỗ Giao tiếp với các đơn vị đấu nối Giao tiếp đường ma trận Mạng số đa dịch vụ liên kết Xâm nhập vào mạng trí tuệ Lắp đặt kết cuối thuê bao Đường xâm nhập tốc độ 64Kb/s Phần ứng dụng di động Mạch vòng xâm nhập trạm điều khiển chính Ma trận đấu nối trung tâm Đa tần Điều xung mã ( PCM) Phần mềm chức năng Phần mềm điều khiển thông tin Phần mềm quản trị dịch vụ Phần mềm quản trị phân bố bản tin Phần mềm xử lý gọi Phần mềm tổ chức vận hành và bảo dưỡng Phần mềm CCS7 Máy thông báo Bộ điều khiển máy thông báo Máy thông báo số cua Alcatel Trung tâm khai thác và bảo dưỡng Kết nối mạng Tổ chức phần mềm Trung tâm vận hành và bảo dưỡng OCB-283 Phần mềm khai thác bảo dưỡng SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp P/R PGS PLMN PS PTS PUP PUS RGF SM SMA SMC SMM SMT SMX SSCS ST STS TC TE TL TMN TNA TNE UCN UR URA UT Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Hoạt động/dự phòng Trạm giám sát tổng thể hệ thống Mạng di động số công cộng Điểm báo hiệu số 7 Điểm chuyển tiếp báo hiệu Đơn vị xử lý chính Đơn vị xử lý phụ Bộ thu phát tần số Trạm điều khiển Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ Trạm điều khiển chính Trạm vận hành bảo dưỡng Trạm điều khiển trung kế Trạm điều khiển chuyển mạch Phân hệ điều khiển đấu nối báo hiệu Kết cuối chuyển mạch Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian Kết cuối tổng đài Thiết bị đầu cuối Kết cuối đường Mạng quản trị viễn thông Kết cuối thuê bao số Kết cuối số Đơn vị điều khiển số Đơn vị đấu nối Đơn vị xâm nhập thuê bao số Bảng kết cuối thuê bao SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành viễn thông đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc áp dụng kĩ thuật và công nghệ mới. Hoà chung với sự phát triển của công nghệ viễn thông thế giới, ngành viễn thông Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Với chiến lược đi thẳng vào công nghệ mới đang được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển, nhiều thiết bị hiện đại đã được lắp đặt và khai thác trên mạng lưới viễn thông nước ta. Trong đó tổng đài điện tử E10 của hãng Alcatel là thiết bị điện tử số đầu tiên được lắp đặt và khai thác trên mạng viễn thông Việt Nam vào năm 1990. Ngay sau khi đưa vào hoạt động E10 đã chứng tỏ tính ưu việt và khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ viễn thông của khách hàng lúc đó. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thông tin liên lạc, thế hệ ban đầu E10 đã bộc lộ những hạn chế nhất định của nó. Để khắc phục các nhược điểm đó, thế hệ mới 1000E10 ( hay còn gọi là OCB-283 ) – một bước nhảy vọt về công nghệ đặc tính kĩ thuật đã được hãng Alcatel đưa ra thị trường và nhanh chóng chứng tỏ được thế mạnh của mình. Từ đó đến nay đã có hàng chục tổng đài 1000E10 khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động có hiệu quả trên khắp các tỉnh thành của đất nước và ngày càng chứng tỏ được tính thích ứng cao của nó trên mạng viễn thông Việt Nam. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã chọn đề tài : Nghiên cứu về tổng đài Alcatel 1000E10. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã rất cố gắng để có một bản báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn thiện theo khả năng của mình. Nhưng do thời gian có hạn cũng như còn hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức hiểu biết nên bản báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu về kiến thức và tư liệu của PGS.TS Đỗ Xuân Thụ, các thầy cô và các bạn trong khoa đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 5 năm 2011. Sinh viên thực hiện. Nguyễn Thị Thu Hằng. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI SPC I.Vài nét về tổng đài SPC. Tổng đài SPC ( Store Program Controllor ) là tổng đài điện tử được thực hiện theo một chương trình ghi sẵn, tức là các hoạt động của tổng đài đã được lập trình trước ( như thứ tự xử lí cuộc gọi, tạo tuyến đấu nối, phương án tạo tuyến đầu nối …) được ghi vào bộ nhớ có dung lượng lớn cùng với các số liệu của thuê bao ( như số thuê bao, số đôi dây, các thuộc tính của thuê bao, các dịch vụ cuả thuê bao …). Bộ nhớ đó gọi là bộ nhớ chương trìanh là cơ sở dữ liệu cung cấp cho bộ xử lí trung tâm CPU điều khiển xử lí cuộc gọi. Tổng đài SPC làm việc như một máy tính nên nó cho phép sử dụng máy tính để quản lí tổng đài. Tổng đài SPC được áp dụng cho từng tổng đài điện tử tương tự và số. - Năm 1965 tổng đài điện tử đầu tiên được đưa vào khai thác là tổng đài tương tự làm việc theo nguyên lí SPC( điều khển theo chương trình ghi sẵn). Tổng đài SPC nội hạt phương thức chuyển mạch không gian không có khả năng tiếp thông hoàn toàn, dung lượng nhỏ. - Năm 1970 tổng đài điện tử số ra đời với mục đích tăng tốc độ truyền dẫn giữa các tổng đài bằng phương thức số và tổng đài số có khả năng tiếp thông hoàn toàn nhờ phương thức chuyển mạch phân kênh theo thời gian. Theo phương thức này người ta dùng một mạch dây cho nhiều cuộc gọi trên cơ sở phân chia theo thời gian sử dụng nhờ vậy dung lượng của tổng đài được nâng cao. - Sau năm 1970 công nghệ chế tạo tổng đài ngày càng phát triển nhờ áp dụng thành tựu kĩ nghệ vi xử lí và máy tính cho nguyên tắc điều khiển của tổng đài SPC. Nhờ vậy dung lượng tổng đài ngày càng được mở rộng, tốc độ được nâng cao, chất lượng truyền dẫn tăng, dịch vụ nâng cao cho thuê bao SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 6 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 cũng như công tác bảo dưỡng phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng . - Tổng đài SPC vận hành rất linh hoạt, dễ bổ sung và sửa chữa. Do đó các chương trình cùng các số liệu được ghi trong bộ nhớ có thể thay đổi theo yêu cầu của người quản lí mạng. Với tính năng như vậy, tổng đài SPC dễ dàng điều hành hoạt động nhanh thỏa mãn theo nhu cầu của thuê bao, cung cấp cho thuê bao nhiều dịch vụ. Trong tổng đài điện tử số công việc đo thử trạng thái làm việc của các thiết bị bên trong cũng như các tham số đường dây thuê bao và trung kế được tiến hành tự động và thường kì. Các kết quả đo thử và phát hiện sự cố được in ra tức thời hoặc hẹn giờ nên thuận tiện cho công việc bảo dưỡng định kì . Thiết bị chuyển mạch của tổng đài SPC làm việc theo phương thức tiếp thông từng phần. Điều này dẫn đến tồn tại các trường chuyển mạch được cấu tạo theo phương thức tiếp thông hoàn toàn nên không gây ra tỏn thất dẫn đến quá trình khai thác cũng không tổn thất. Tổng đài điện tử số xử lí đơn giản với các sự cố vì chúng có cấu trúc theo các phiến mạch in liên kết kiểu cắm. Khi một phiến mạch in có lỗi thì nó được tự động phát hiện nhờ chương trình bảo dưỡng và chuẩn đoán. - Hiện nay, công nghệ chế tạo tổng đài chuyển mạch chủ yếu định hướng vào phương thức chuyển mạch số và hướng tới những hệ thống có thể ứng dụng cho mạng thông tin số đa dịch vụ ISDN. II. Các dịch vụ cho thuê bao. - Quay số tắt: các số của thuê bao được gọi tắt bằng 2 hoặc 3 số đặc biệt. - Ấn định cuộc gọi một cách tự động: một cuộc gọi có thể được thiết lập giữa một bên chủ gọi và một bên bị gọi vào một thời gian định trước. - Hạn chế cuộc gọi. - Gọi vắng mặt: bản tin đã được kích hoạt khi thuê bao bị gọi vắng mặt. - Hạn chế gọi đến: chỉ những thuê bao đặc biết mới được gọi đến. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 7 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Chuyển thoại: một cuộc gọi đến sẽ được chuyển tới một máy điện thoại khác. - Tự động chuyển tới một số mới: dùng khi thay đổi số điện thoại. - Chọn lựa số đại diện. - Nối số đại diện phụ: một cuộc gọi được tự động chuyển tới số tiếp theo khi không có trả lời của số đại diện đã quay. - Báo cuộc gọi đến khi đang bận. - Gọi hội nghị: 3 hay nhiều máy có thể tham gia gọi một lúc. - Giữ máy: thuê bao có thể gọi tới bên thứ 3 sau khi giữ máy với người đang gọi. - Đặt gọi tất cả: gọi tới tất cả hay một số điện thoại trong tổng đài cùng một lúc để thông báo. - Tính cước tức thì. - Tính cước chi tiết. - Báo thức: tín hiệu báo thức và giờ định trước. - Dịch vụ bắt giữ cuộc gọi: có thể tìm ra số máy chủ gọi. - Dịch vụ hiển thị số gọi đi và đến …… Ngoài ra còn có rất nhiều dịch vụ khác dành cho thuê bao số . SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 8 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 III. Sơ đồ khối của tổng đài SPC. đường dây thuê bao Khối giao tiếp 1 Thiết bị chuyển mạch 2 PABX 3 PCM 4 đường trung kế Thiết bị báo hiệu kênh chung CCS Thiết bị báo hiệu kênh liên kết Thiết bị kiểm tra Thiết bị phân phối báo hiệu Thiết bị điều khiển chuyển mạch BUS điều khiển chung Bộ xử lí trung tâm Khối giao tiếp Người - Máy Các bộ nhớ Hình 1: Sơ đồ khối tổng đài số SPC SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 9 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV. Nhiệm vụ và chức năng các khối. IV.1. Khôi giao tiếp. Dùng để giao tiếp, để đấu nối các thuê bao tương tự, thuê bao số, các tổng đài tương tự và tổng đài số với chuyển mạch của tổng đài để thực hiện các chức năng đấu nối các thuê bao. Trong khối giao tiếp gồm 4 khối chính sau : 1. Khối giao tiếp thuê bao tương tự: dùng để đấu nối các đường dây thuê bao tương tự với hệ thống chuyển mạch. Có 7 chức năng được viết tắt bằng 7 chữ tiếng anh BORSCHT. L F T R O B S H L F C O D D E C Hình 2: Sơ đồ khối BORSCHT + B: cấp nguồn (battery feet): cấp nguồn cho thuê bao, máy điện thoại bằng nguồn 1 chiều 48V, cực dương nối đất. Dùng bộ chỉnh lưu tạo các mức điện áp yêu cầu phù hợp với thuê bao từ điện áp xoay chiều. +O: chống quá áp (Over voltager protection): bảo vệ chống quá áp cho tổng đài và các thiết bị do nguồn điện áp cao xuất hiện từ đường dây do sấm sét, điện công nghiệp hoặc chập đường dây thuê bao. Ngưỡng điện áp bảo vệ là 75V. +R: rung chuông (ringing): chức năng này có nhiệm vụ cấp cho dòng chuông 25Hz, điện áp 75 ÷ 90V cho thuê bao bị gọi. Đối với máy điện thoại quay số dòng chuông này được cung cấp trực tiếp cho chuông điện cơ để tạo ra âm chuông.Còn với máy ấn phím dòng tín hiệu chuông này được đưa qua mạch nắn dòng chuông thành dòng một chiều cấp cho IC tạo âm chuông. Tại SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 10 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 kết cuối thuê bao có trang bị mạch điện xác định khi thuê bao nhấc máy trả lời phải cắt ngang dòng chuông gửi tới để tránh gây hư hỏng các thiết bị điện tử của thuê bao. +S: giám sát (super vision and signaling): giám sát thay đổi mạch vòng thuê bao, xử lí thuê bao nhận dạng bắt đầu hoặc kết thúc cuộc gọi và phát tín hiệu nhấc máy, đặt máy từ thuê bao hoặc các tín hiệu phát xung quay số. +C: mã hóa và giải mã (codec/decode): chức năng này để mã hóa tín hiệu tương tự thành tín hiệu số và ngược lại. +H: mạch cầu (hybrid): mạch cầu dùng để biến đổi tín hiệu thoại từ chế độ 2 dây bán song công thành chế độ 4 dây bán song công. Phân chia thành hai hướng phát và thu riêng biệt, để xử lí tín hiệu theo hướng phát và thu. +T: đo kiểm (test): là thiết bị kiểm tra tự động để phát hiện các lối như: đường dây thuê bao bị hỏng do ngập nước, chập mạch với đường điện hay bị đứt bằng cách theo dõi đường dây thuê bao thường xuyên có chu kì. Thiết bị này được nối vào đường dây bằng phương pháp tương tự để kiểm tra và đo thử. + Khối mạch lọc LF có chức năng hạn chế phổ cho tín hiệu thoại phát đi trong phạm vi ( 0,3 ÷ 3,4 )Khz, đồng thời trên hướng thu còn có chức năng khôi phục dãy xung PAM ở đầu ra mạch Decode. 2. Khối giao tiếp thuê bao số: để đấu nối các đường dây thuê bao số với hệ thống chuyển mạch. Thường dùng trong mạng ISDN tốc độ 144Kb/s. Có 8 chức năng được viết tắt bằng 8 chữ cái tiếng anh GAZPACHO. +G(generation of frame): phát mã khung, nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung để phân biệt từng khung của tuyến số liệu PCM đưa từ tổng đài tới. +A(aligment of frame): sắp xếp khung số liệu phù hợp với hệ thống PCM. +Z(zero string suppression): khử dãy số "0" liên tiếp. Do dãy tín hiệu PCM có nhiều quãng chứa nhiều bit "0" nên phía thu khó khôi phục tín hiệu đồng hồ. Vì vậy nhiệm vụ này thực hiện nhiệm vụ khử dãy bít "0" ở phía phát. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 11 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 +P(polar conversion): có nhiệm vụ biến đổi dãy tín hiệu đơn cực từ hệ thống thành lưỡng cực đường dây và ngược lại. +A(alarm processing): xử lí cảnh báo đường truyền PCM. +C(clock recovery): khôi phục xung đồng bộ, thực hiện phục hồi dãy xung nhịp từ dãy tín hiệu thu được. +H(hunt during reframe): tìm trong khi định lại khung tức là tách thông tin đồng bộ từ dãy tín hiệu thu. +O(office signalling): báo hiệu liên tổng đài. Đó là chức năng giao tiếp để phối hợp báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua đường trung kế. 3. Khối giao tiếp trung kế tương tự: để đấu nối các tổng đài tương tự với hệ thống chuyển mạch. Khối này có chức năng tương tự như chức năng của mạch giao tiếp thuê bao. Ngoại trừ chức năng cấp nguồn dùng để thực hiện chức năng giám sát và báo hiệu trạng thái đường trung kế, không có chức năng rung chuông. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 12 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 MUX – 2M đường d dây M Đo kiểm Bảo vệ Quan sát báo hiệu Cấp nguồn Cầu Codec Đo kiểm Bảo vệ Quan sát báo hiệu Cấp nguồn Cầu Codec TS 2MB D F Báo hiệu TS TS TS Thiết bị đo Hình 3: Sơ đồ khối mạch giao tiếp trung kế tương tự Các tín hiệu giám sát và báo hiệu được biến đổi thành báo hiệu trong khe TS16 để ghép vào khe TS16 của thiết bị ghép cơ sở đi vào chuyển mạch rồi đến CPU. 4. Khối giao tiếp trung kế số: để đấu nối các tổng đài số với hệ thống chuyển mạch bằng các đường truyền dẫn PCM. Thực hiện các chức năng phối hợp số về sự đồng bộ và đồng pha trong hoạt động của khối chuyển mạch số của tổng đài với môi trường truyền dẫn với bên ngoài mạng viễn thông: + Đường trung kế ngoài với đường trung kế nội bộ của tổng đài + Các kết nối trung kế nội bộ giữa các phân hệ trong tổng đài IV.2. Khối chuyển mạch. Dùng để thực hiện chức năng chính của tổng đài là tạo tuyến đấu nối. Trong tổng đâì tự động tuyến đầu nối được tạo ra bằng hệ thống(ma trận) các tiếp điểm được điêu khiển làm việc như một công tắc. Có 2 trạng thái: kín mạch hoặc hở mạch. Vì vậy còn gọi là công tắc chuyển mạch. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 13 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Trong tổng đâì tương tự có hệ thống chuyển mạch tương tự. Trong tổng đài số có hệ thống chuyển mạch số - Chuyển mạch số là ma trận tiếp điểm được dùng để trao đổi thông tin giữa các khe thời gian bất kì của các luồng PCM vào với các khe thời gian bất kì của các luồng PCM ra chuyển mạch. - Có 2 loại chuyển mạch số cơ bản là: chuyển mạch không gian số và chuyển mạch thời gian số. + Chuyển mạch thời gian số (TSW) thường gọi là chuyển mạch T, được dùng để trao đổi thông tin giữa các khe thời gian bất kỳ của luồng PCM vào chuyển mạch với các khe thời gian bất kỳ của luồng PCM ra chuyển mạch. Chuyển mạch T chỉ có 1 luồng PCM vào và một luồng PCM ra nên có dung lượng nhỏ. Chuyển mạch T có khe thời gian vào và ra thay đổi. Vì vậy nó còn gọi là chuyển mạch khe. Do từ khe này nối sang khe khác nên chuyển mạch T là chuyển mạch có trễ. Chuyển mạch T có khả năng thực hiện được chức năng của tổng đài. + Chuyển mạch không gian số (SSW): thường gọi là chuyển mạch S, được dùng để trao đổi thông tin giữa các khe thời gian bất kỳ của luồng PCM vào chuyển mạch với các khe thời gian bất kỳ có cùng thứ tự với các khe của luồng vào của các luồng PCM ra. SSW có nhiều luồng PCM vào, ra nên có dung lượng lớn. SSW có khe thời gian vào và khe thời gian ra không thay đổi.Vì vậy còn gọi là chuyển mạch luồng và chuyển mạch S không bị trễ. Nên SSW không thực hiện được chức năng của tổng đài. Trong thực tế người ta thường dùng chuyển mạch số kết hợp giữa 2 loại chuyển mạch. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 14 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3. Khối điều khiển trung tâm CPU. Dùng để điều khiển tổng đài làm việc theo một chương trình ghi sẵn bao gồm một bộ điều khiển trung tâm viết tắt là CPU có khả năng xử lí cuộc gọi theo các chương trình có số liệu được đọc ra từ bộ nhớ. Bộ điều khiển trung tâm gồm câc bộ nhớ công suất lớn và các bộ nhớ trực thuộc. Bộ xử lí này thiết kế tối ưu để xử lí cuộc gọi và các công việc liên quan trong một tổng đài. Nó có các chức năng : + Nhận xung mã hay chọn số. + Chuyển các tín hiệu địa chỉ trong trường hợp chuyển tiếp gọi + Trao đổi các loại báo hiệu cho thuê bao hay tổng đài khác + Phiên dịch và tạo tuyến cho các đường chuyển mạch đến các khối tổng đài Vào Ra Phối hợp Vào/Ra CPU Bộ nhớ Chương trình Bộ nhớ Số liệu Bộ nhớ Phiên dịch Hình 4: Sơ đồ khối của khối điều khiển chung - Khối phối hợp vào ra: dùng để phối hợp tốc độ số liệu từ các khối chức năng tổng đài đi vào khối xử lí có tốc độ thấp với tốc độ cao của CPU và ngược lại là số liệu từ CPU có tốc độ cao đến các khối chức năng có tốc độ SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 15 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 thấp, còn gọi là bộ đệm tốc độ sử dụng các vùng ghi dịch có tốc độ ghi và tốc độ đọc khác nhau. - Bộ nhớ chương trình: là bộ nhớ có dung lượng lớn để nhớ toàn bộ chương trình hoạt động của tổng đài đã được lập trình trước và các số liệu của thuê bao. Nó cung cấp các số liệu cần thiết để CPU xử lí, điều khiển tổng đài hoạt động. Các số liệu trong bộ nhớ chương trình không thay đổi sau các lần sử lí cuộc gọi của CPU. Vì vậy gọi là bộ nhớ cố định. - Bộ nhớ số liệu: dùng để nhớ các số liệu có liên quan đến quá trình xử lí, điều khiển của CPU nhận từ các khối chức năng. Các số liệu của bộ nhớ sẽ bị xóa sau khi kết thúc quá trình xử lí, điều khiển của CPU. Vì vậy gọi là bộ nhớ tạm thời. - Bộ nhớ phiên dịch: dùng để nhớ các số liệu phiên dịch địa chỉ, lệnh điều khiển của CPU phục vụ cho quá trình xử lí cuộc gọi. Cũng như bộ nhớ số liệu, bộ nhớ phiên dịch chỉ tồn tại trong quá trình xử lí cuộc gọi. Khi kết thúc quá trình xử lí cuộc gọi các số liệu cũng sẽ bị xóa đế sẵn sàng xử lí cuộc gọi tiếp theo. Vì vậy nó cũng được gọi là bộ nhớ tạm thời. IV.4. Khối giao tiếp người và máy. Dùng để giao tiếp giữa người và máy, nhân viên giao tiếp với tổng đài bằng các băng từ, đĩa từ, máy in, màn hình, bàn phím, các hệ thống báo hiệu bằng âm thanh và ánh sáng. Ở tổng đài điện tử số, thiết bị trao đổi người và máy để quản lí, vận hành và bảo dưỡng trong quá trình khai thác. Các thiết bị này bao gồm: + Thiết bị Display: như bàn phím điều khiển, các máy in. + Thiết bị đo thử đường dây và máy thuê bao Ngoài các thiết bị trên, tổng đài SPC trung tâm còn có các thiết bị ngoại vi nhớ số liệu. Thiết bị này bao gồm khối điều khiển băng từ và đĩa từ. Chúng có tốc độ lmf việc cao, dung lượng lớn dùng để nạp phần mềm vào các loại bộ vi xử lí, ghi các thông số. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 16 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.5. Khối thiết bị ngoại vi (phụ trợ). Khối này không trực tiếp tham gia vào quá trình xử lí cuộc gọi. Nó bao gồm: - Ngoại vi chuyển mạch: với điều khiển chuyển mạch dùng để điều khiển chuyển mạch theo các lệnh từ CPU. - Đo kiểm: dùng để đo kiểm tra khối chuyển mạch và khối giao tiếp trong quá trình làm việc. Khối ngoại v báo hiệu gồm: - Khối phân phối báo hiệu: dùng để phân phối các tín hiệu báo hiệu giữa các khối giao tiếp với khối CPU. - Hệ thống báo hiệu kênh liên kết CAS: dùng để truyền tín hiệu báo hiệu đến tổng đài sử dụng các đường trung kế dùng để truyền tín hiệu thoại. - Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS: dùng để truyền các tín hiệu báo hiệu đến tổng đài, sử dụng đường trung kế riêng biệt. BUS điều khiển dùng để truyền các tín hiệu điều khiển giữa khối điều khiển trung tâm CPU với các khối trong tổng đài. V. Tính ưu điểm của tổng đài SPC. - Tổng đài SPC rất linh hoạt trong quá trình hoạt động, dễ dàng thay đổi được các dịch vụ, các yêu cầu của thuê bao mà không cần phải thay đổi về cấu trúc phần cứng của mạch mà chỉ cần thay đổi bổ sung các số liệu trong bộ nhớ chương trình, rất thuận tiện cho người quản lí và sử dụng. - Tổng đài SPC có khả năng tự động lưu trữ được các số liệu trong quá trình làm việc bằng các chương trình lưu trữ tự dộng. - Tổng đài SPC có khả năng tự chuẩn đoán được các sự cố bằng các chương trình tự động đo kiểm tra không ảnh hưởng đến các hoạt động liên tục của tổng đài, kịp thời phát hiện ra các sự cố nên việc khắc phục rất nhanh chóng. - Tổng đài SPC có khả năng tăng được các dịch vụ phi thoại(còn gọi là các dịch vụ gia tăng). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 17 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Tổng đài SPC làm việc như một máy tính điện tử nên cho phép sử dụng máy tính để quản lí, kiểm tra, điều khiển hệ thống tổng đài làm việc. - Tổng đài SPC ứng dụng các công nghệ tiên tiến của kí thuật số, kĩ thuật vi xử lí cho nên kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ, độ tin cậy cao, có cấu hình theo từng khối từng mạch Module rất thuận tiện cho công việc lắp đặt, xây dựng và sửa chữa, bảo dướng tổng đài. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 18 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 PHẦN II KIẾN TRÚC TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000 E10 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI ALCATEL I. Khái quát về tổng đài Alcatel - ALCATEL là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông nối tiếng thế giới. Sản phẩm của hãng không những đa dạng về chủng loại còn đảm bảo chất lượng và kĩ thuật, tuổi thọ cao, mềm dẻo trong ứng dụng, cấu trúc gọn nhẹ, giá thành hạ nhờ đó sản phẩm của hãng có sức cạnh tranh mạnh trên thế giới nói chung cũng như thị trường Việt Nam nói riêng, nó đã được đưa vào mạng viễn thông Việt Nam từ năm 1990. Hãng này cho ra đời một loạt tổng đài điện tử số đầu tiên lấy tên là E10A và đưa vào khai thác. Trong những năm 1970-1980 hãng đưa ra tổng đài E10B(OCB 181) với trường chuyển mạch hỗn hợp T-S-T. Để có một tổng đài hoàn thiện hơn sau năm 1980 hãng đã nâng cấp tổng đài thành OCB-283 với trường chuyển mạch là một tầng T mở rộng sự phát triển của tổng đài ALCATEL dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ chế tạo điện tử mới tính linh hoạt của các chương trình phần mềm. - Tổng đài điện tử số OCB-283 phục vụ toàn bộ các mạng đóng vai trò tổng đài nội hạt cho tới các cổng giao tiếp quốc tế.Nó thích ứng với kiểu môi trường đông đúc, mọi kiểu khí hậu ôn đới cho tới khí hậu nóng, ẩm ướt của khí hậu nhiệt đới. OCB-283 có thể cung cấp mọi kiểu dịch vụ thông tin hiện đại như HDLR, R2, CCSN7… Để phục vụ cho phạm vi hoạt động lớn của OCB-283 , hãng ALCATEL đã thiết kế các đơn vị kết cuối thâm nhập thuê bao sử dụng cho việc đấu nối các thuê bao tương tự và số( CSN ). CSN được thiết kế để thích ứng các địa dư khác nhau. Nó có thể là đơn vị kết cuối thuê bao nội hạt( CSNL) hoặc là đơn vị kết cuối thuê bao xa( CSND) tùy thuộc vào vị trí của nó so với tổng đài, tùy theo yêu cầu của mạng mà số lượng và dung lượng các CSN có thể thay đổi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 19 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 trong phạm vi cho phép để tạo nên sự linh hoạt trong thời gian đấu nối đảm bảo tính kinh tế. Nó được xây dựng trên tiêu chuẩn quốc tế. - Tổng đài OCB-283 được sử dụng cho chuyển mạch với dung lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn. Nó có thể phục vụ cho gọi nội hạt, gọi quá giang, gọi quốc tế…và các dịch vụ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Tổng đài OCB-283 có thể đáp ứng mọi dịch vụ viễn thông hiện đại như điện thoại, phi thoại, giao tiếp với mạng thông minh, mạng chuyển mạch gói, mạng thông tin di động, hệ thống băng rộng mạng các dịch vụ phát triển, mạng khai thác và bảo dưỡng chúng. ALCATEL 1000E10 (OCB-283) có thể quản trị mọi hệ thống báo hiệu và hiện nay hệ thống này đã thâm nhập vào khoảng 80 nước và nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn quốc tế. II. Các tham số kĩ thuật. Dung lượng xử lí cực đại của hệ thống là 280Ca/s (cuộc gọi/ 1 giây) tức là 1.000.000 BHCA(cuộc goi/giờ). - Dung lượng đấu nối cực đại của ma trận chuyển mạch chính 2048 x 2048 cho phép : + Xử lí đến 25000 Erlangs +Có thể đấu nối cực đại 200.000 thuê bao +Có thể đấu nối cực đại 60.000 trung kế Ngoài ra hệ thống còn sử dụng kĩ thuật tự điều chỉnh để tránh sự cố khi quá tải, kĩ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống, dựa vào sự đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và số lượng các cuộc gọi được xử lí. Dung lượng của các đơn vị xâm nhập thuê bao(CSNL, CSND) cựa đại là 5000 thuê bao/1 đơn vị. Alcatel có thể đấu nối vào các mạng: + Mạng điện thoại tương tự hoặc số + Mạng máy tính + Mạng báo hiệu số 7 SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 20 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Mạng chuyển mạch gói + Mạng thông tin di động + Mạng dịch vụ hỗ trợ + Mạng thông tin băng rộng + Mạng khai thác và bảo dưỡng * Mạng toàn cầu ( Global network) Sự phát triển của Alcatel 1000 E10 là chìa khóa trong phương thức phát triển mạng toàn cầu của Alcatel … Mạng toàn cầu đề cập đến mọi dịch vụ đang tồn tại và các dịch vụ mà các khách hàng yêu cầu trong tương lai. Mạng toàn cầu của Alcatel bao gồm mạng thoại và sự tiên tiến của nó thành mạng ISDN, các mạng số liệu và mạng gia tăng giá trị là mạng xử lí bản tin và video text , các mạng thông minh, các hệ thống thông tin di động , các mạng điều hành và bảo dưỡng và cuối cùng là mạng ISDN băng rộng sử dụng kĩ thuật truyền dẫn không đồng bộ ATM. Những phát triển này là đồng phát với các nhóm của Alcatel với sự hỗ trợ bằng kĩ thuật hiện đại hiện hành với công nghệ tiên tiến với hệ thống đa xử lí A3800 của Alcatel cùng với kinh nghiệm sẵn có và phần mềm dẻo đa dạng, cấu trúc mở. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 21 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Alcatel 1100 Chuyển mạch gói Alcatel 1100 Alcatel 1300 Minitel Videotex Các dịch vụ mạng bổ xung giá trị TMN Mạng quản lí viễn thông Freecall Mạng thông minh Alcatel 1000 E10 ISDN Visio Conference Phương thức truyền dẫn cận đồng bộ băng rộng ATM Alcatel 1400 Điện thoại di động Alcatel 900 Alcatel 1000 Hình 5: A1000E10 đặt tại trung tâm mạng toàn cầu III. Các giao tiếp ngoại vi Tổng đài Alcatel 1000E10 giao tiếp ngoại vi với các đầu cuối theo giao diện sau : 1. Giao tiếp với thuê bao chế độ 2, 3 dây hoặc 4 dây. 2. Giao tiếp ISDN trên cơ sở tốc độ 14kb/s ( 2B+D). 3. Giao tiếp ISDN sơ cấp độ 2Mb/s ( 30B + D ). 4 và 5.Giao tiếp bằng luồng PCM , tiêu chuẩn 2Mb/s, 32 kênh theo khuyến nghị G732 của CCITT SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 22 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 6 và 7. Giao tiếp với các đường số liệu tương tự hoặc số ở tốc độ 6Kb/s hoặc tốc độ PCM tiêu chuẩn 8. Giao tiếp với mạng vận hành và bảo dưỡng bằng đường số liệu 64Kb/s ở giao thức X25 và chuẩn giao tiếp Q3 hoặc giao tiếp bằng đường tương tự với tốc độ nhỏ hơn 19000b/s theo giao thức V2. Mạng điện thoại sử dụng báo hiệu kênh riêng Mạng báo hiệu số 7 CCITT 5 4 6 1 2 NT ALCATEL 1000 E10 3 8 Mạng số liệu 7 Mạng bổ sung dịch vụ Mạng điều hành và bảo dưỡng PABX Hình 6: Các giao tiếp ngoại vi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 23 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV. Các dịch vụ của tổng đài. IV.1. Các loại cuộc gọi. Alcatel 1000E10 xử lí các cuộc thoại vào/ra mạng chuyển mạch quốc gia và quốc tế. Nó còn truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN mà nó quản lí cũng như truyền số liệu vào/ra mạng chuyển mạch gói. Các cuộc gọi gồm: - Các cuộc gọi nội hạt: tư nhân và công cộng. - Các cuộc gọi trong vùng: ra, vào, chuyển tiếp. - Các cuộc gọi quốc gia: ra, vào, chuyển tiếp. - Các cuộc gọi quốc tế: tự động, bán tự động, gọi ra, gọi vào. - Các cuộc gọi nhân công: gọi ra, gọi vào. - Các cuộc gọi đến các dịch vụ đặc biệt. - Các cuộc gọi đo kiểm. IV.2. Các loại đấu nối thuê bao. Hệ thống có thể đấu nối tới các loại thuê bao sau: - Thuê bao là máy điện thoại quay đĩa( 8 đến 12 xung/giây) hoặc là ấn phím đã được CCITT tiêu chuẩn hóa. - Các thuê bao có tốc độ 144Kb/s(2B+D). - Tổng đài PABX nhân công hoặc tự động. - Các thuê bao số 2Mb/s (30B+D) như tổng đài PABX với phương tiện đa dịch vụ. - Buồng điện thoại công cộng. IV.3. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao: IV.3.1. Đối với các thuê bao tương tự(analog). Alcatel 1000E10 cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ việc thực hiện kết nối các cuộc gọi được tiến hành thuận lợi và hiệu quả trong đó có một số dịch vụ đáng chú ý như: - Cung cấp các đường dây đặc biệt cho thuê bao như: + Đường dây nóng SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 24 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Đường dây chỉ gọi ra hoặc chỉ gọi vào + Nhận dạng thuê bao quấy phá + Quay lại con số thuê bao tự động, cuộc gọi ghi âm lại + Cuộc gọi hội nghị tay ba + Gộp nhóm các đường dây + Cuộc gọi kép + Quay số vắn tắt IV.3.2. Đối với các thuê bao số(digital): Alcatel 1000E10 cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ như thuê bao tương tự bên cạnh đó nó còn cung cấp thêm các dịch vụ đặc biệt như: - Dịch vụ mạng: + Chuyển mạch kênh 64Kb/s giữa các thuê bao số. + Chuyển mạch kênh trong dải tần cơ sở(3000 – 34000 Hz) - Dịch vụ từ xa: + Điện thoại hội nghị + Fax nhóm 2 , nhóm 3 hoặc nhóm 4 + Videotext mã hóa theo kiểu chữ cái + Teletext với Moderm trên kênh B hoặc giao tiếp chuẩn X25 trên kênh B + Alphaphoyographic Audiovideotext 64Kb/s - Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: + Địa chỉ rút gọn từ 1 đến 4 số + Quay số vào trực tiếp + Thông tin về cước + Chuyển STT tạm thời + Các cuộc gọi không trả lời + Nhận biết đường gọi + Ngăn chặn nhận biết đường gọi + Hiển thị con số chủ gọi + Dấu con số chủ gọi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 25 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3.3. Đấu nối liên đài: Tổng đài Alcatel 1000E10 dù là tổng đài nội hạt, quá giang nội hạt, quá giang thuần túy hay hỗn hợp vừa là nội hạt vừa quá giang đều có thể được đấu nối với các tổng đài khác trong mạng. Bằng các đường PCM sơ cấp( 2Mbp, 30 kênh theo tiêu chuẩn CCITT) hay bằng các đường ghép kênh cấp cao hơn. IV.3.4. Tính cước: Có khả năng tính 128 loại cước khác nhau. - Mỗi loại cước có thể tính với 4 mức cước khác nhau. - Mối trường thuê bao dài 24 bit. IV.3.5. Hệ thống báo hiệu: Hệ thống báo hiệu giữa các tổng đài có thể sử dụng các loại báo hiệu sau: - Báo hiệu kênh kết hợp + Mã thập phân Strowger, EMD, R6 + Mã đa tần R2 và N05 - Báo hiệu kênh chung CCITT N07. IV.3.6. Quản lí lưu lượng: Các thông số kĩ thuật của bất kì tổng đài nào đều phụ thuộc lớn vào môi trường của nó như: - Dung lượng sử lí cực đại của hệ thống là 280 Ca/s theo khuyến nghị của CCITT về kênh B tức là 1.000.000 BHCA( cuộc thử giờ bận) Cụ thể là: + Với cấu hình Compact: 16 ÷ 18 Ca/s + Với cấu hình nhỏ:32 ÷ 36 Ca/s + Với cấu hình trung bình : 220 ÷ 280Ca/s - Dung lượng đấu nối của ma trận chuyển mạch chính là 2048 PCM. Điều này cho phép: + Xử lí lưu lượng đến 25.000 Erlangs + Có thể đấu nối được 200.000 thuê bao SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 26 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Có thể đấu nối được 60 trung kế Hơn nữa hệ thống còn sử dụng kĩ thuật tự điều chỉnh để tránh xảy ra sự cố khi quá tải. Kĩ thuật này được phân bố theo từng mức của hệ thống dựa vào đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và các cuộc gọi được xử lí. IV.4. Chức năng chuyển mạch dịch vụ. Trong trường hợp cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng trí tuệ xử lí thì áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ của ALCATEL 1000E10 cho phép thâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu(SCP) của mạng trí tuệ. Bằng một mã số cài đặt cho dịch vụ, SSP gọi SCP để thiết lập cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ( sử dụng kênh báo hiệu số 7 của CCITT) giao tiếp được sử dụng gọi là giao thức xâm nhập mạng trí tuệ( INAP), SCP quản lí quá trình gọi và trong quá trình này nó quản lí SSP. IV.5. Đấu nối operator. Alcatel 1000E10 có sử dụng hệ thống đấu nối với người điều hành là SYSOPE, đó là: - Một Module mềm dẻo có thể được sử dụng để quản lí từ vài hệ thống nội hạt đến vài trăm hệ thống nội hạt hoặc ở xa trong một vùng hoặc nhiều vùng khác nhau. - Hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm của nó có cấu trúc phân cấp, có thể thay đổi dễ dàng tại bất kì thời điểm nào và nó đề cập đến nhiều chức năng. Các nhóm lưu lượng, hóa đơn tính toán đo lường tải và lưu lượng. IV.6. Các chức năng vận hành và bảo dưỡng. - Quản trị, giám sát các sự cố, quản trị theo khiếu nại, tự động đo kiểm đường thuê bao, trung kế, hiển thị, cảnh báo, xác định vị trí lỗi, thống kê các cuộc gọi, vận hành thiết bị đầu cuối thông minh. - Giám sát vận hành: thuê bao, nhóm, thêm dịch vụ, thiết bị thuê bao, lệnh trao đổi, phiên dịch, tạo tuyến, tính cước, báo hiệu số 7. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 27 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Quản trị cước: LAMA – tính cước tại chỗ CAMA, tính cước tập trung, lập hóa đơn chi tiết, thoại công cộng các vùng theo thời gian. - Quản trị sự hoạt động của tổng đài: đo lường( lưu lượng, các đường thuê bao, xung tính cước, phiên dịch, đếm thời gian gọi). - Bảo mật bằng mã hóa ( Pasword) cho trạm vận hành và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 28 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CHƯƠNG II.KIẾN TRÚC TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 Hệ thống Alcatel E10 có cấu trúc cơ bản dựa trên các khối chức năng. Nhờ có cấu trúc này mà hệ thống có thể bao trùm một loạt các ứng dụng và có khả năng bổ sung thêm các Module phụ mà không cần phải thay đổi nền tảng hệ thống. Cùng một lúc hệ thống làm việc ở chế độ đa xử lí, đơn xử lí và có thể định lại cấu hình hệ thống từ xa để có thể tiếp nhận các nhu cầu dịch vụ mới. Đặc tính chung của hệ thống là có cấu trúc phần mềm và phần cứng theo kiểu Module độc lập bao gồm các Module thiết bị hướng dịch vụ (service-oriented equipment) được điều khiển tách biệt cũng như các giao diện chuẩn về phía hệ thống. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 29 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 V. Sơ đồ nguyên lí cấu tạo cơ bản của tổng đài ALCATEL 1000E10 Phân hệ truy nhập thuê bao LR CSNL CSND CSED Trung kế và các thiết bị thông báo LR Ma trận chuyển mạch chính STS SMT SMA LR Phân hệ điều khiển và đấu nối SMX SMC 1 MIS SMM REM ALARMS PGS trạm giám sát toàn hệ thống Phân hệ khai thác bảo dưỡng Hình 7: Sơ đồ phần cứng của Alcatel 1000 E10 SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 30 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 VI. Nhiệm vụ và chức năng các khối. Hệ thống ALCATEL E10 được lắp đặt tại trung tâm các mạng viễn thông có liên quan, hệ thống gồm 3 phân hệ riêng biệt: - Phân hệ truy nhập thuê bao(Subscriber Access Subsystem): dùng để đấu nối thuê bao tương tự và thuê bao số. - Phân hệ đấu nối và điều khiển(Connection and Control): thực hiện các chức năng và xử lí cuộc gọi. - Phân hệ khai thác và bảo dưỡng(Operation and Maintenance): để hỗ trợ mọi chức năng cần thiết cho điều hành và bảo dưỡng. Mỗi chức năng có phần mềm riêng phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm. Trong đó : - Phân hệ đấu nối điều khiển và phân hệ vận hành bảo dưỡng nằm trong OCB-283. - Liên lạc giữa phân hệ truy nhập thuê bao và phân hệ đấu nối sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. - Các phân hệ được đấu nối với nhau bởi các đường LR hoặc các đường PCM ( các đường LR là các đường ghép 32 kênh, không mã hóa HDB3 và có cấu trúc tương tự tuyến PCM ). Về mặt phần cứng, OCB-283 bao gồm các trạm đa xử lí( SM ) và hệ thống ma trận chuyển mạch. Các trạm được nối với nhau bởi một hay nhiều tuyến ghép kênh thông tin ( MIS hoặc MAS ). Trong đó OCB-283 có 6 trạm trong đó có 5 trạm điều khiển: - Trạm điều khiển chính SMC - Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA - Trạm điều khiển trung kế SMT SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 31 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Trạm điều khiển chuyển mạch ma trận SMX - Trạm vận hành và bảo dưỡng SMM - Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS : đây không phải là trạm điều khiển. Phần mềm của hệ thống được chia thành các Module, phần mềm( ML ) để hỗ trợ cho các trạm điều khiển và phục vụ cho các ứng dụng thoại. Có các Module phần mềm như: - Phần mềm xử lí gọi: ML MR - Phần mềm tính cước: ML TX - Phần mềm quản trị cơ sở số liệu: ML TR - Phần mềm điều khiển trung kế: ML URM - Phần mềm điều khiển ma trận mạch: ML COM Các Module phần mềm trao đổi với nhau thông qua các mạch vòng trao đổi thông tin MIS SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 32 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CHƯƠNG II. PHÂN HỆ TRUY NHẬP THUÊ BAO Trong hệ thống ALCATEL 1000E10, hệ truy nhập thuê bao cho phép các thuê bao được nối với OCB-283 bất kì chúng ở xa hay ở gần, thuê bao số hay thuê bao tương tự, trong các vùng mật độ dân cư cao hay thấp. I. Đơn vị kết cuối thuê bao(CSN). Đơn vị kết cuối thuê bao của OCB-283 là đơn vị được thiết kế để phục vụ cho việc đấu nối các thuê bao tương tự và thuê bao số của tổng đài. - CSN được thiết kế để thích ứng với các loại địa dư khác nhau: có thể là đơn vị kết nối thuê bao nội hạt(CSNL) và đơn vị kết nối thuê bao xa(CSND) túy thuộc vào vị trí của nó so với tổng đài. - CSN có cấu trúc hoàn toàn số. Đối với các đường dây thuê bao tương tự sẽ có sự biến đổi Analog – Digital. Tỷ lệ các đường dây số và tương tự tùy thuộc theo cấu trúc của CSN. Dung lượng cực đại của mỗi CSN là 5000 thuê bao. CSN được thiết kế phù hợp với việc rút ngắn số lượng đường dây dẫn, đảm bảo tính kinh tế. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 33 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CNL CNE CSNL Connecting Swichboard CNL UCN 2-16 MIC CNE CSND Hình 8 : Sơ đồ tổng quát CSN - Có cấu tạo bao gồm : + CNL: đơn vị tập trung thuê bao nội hạt. + CNE: đơn vị tập trung thuê bao xa. + ICNE: bộ tập trung thuê bao số xa. + UCN: đơn vị điều khiển số. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 34 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt CSNL đấu nối với tổng đài bằng các đường mạng nội bộ LR. - Đơn vị đấu nối thuê bao xa CSND đấu nối với tổng đài bằng các đường sủ dụng mã HDB3- đường MIC. - Đơn vị thuê bao số được chia làm 2 loại: + CSNE: Đơn vị thuê bao số nội hạt. + CSND: Đơn vị thuê bao số xa - Các bộ đấu nối tập trung thuê bao: có 2 loại + CNLM: bộ tập trung số nội hạt cho thuê bao số và thuê bao tương tự. + CNEM: bộ tập trung số xa cho thuê bao số và thuê bao tương tự. 2 to 4 LRI 144Kb/s CNL CNLM 2048Kb/s CNL UCN TNR PABX 144Kb/s CNEM 2048Kb/s 2 to 16 PCM or LR 2 to 4 PCM Hình 9 : Các bộ đấu nối tập trung thuê bao SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 35 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 II. Đơn vị điều khiển đấu nối số(UCN). Đơn vị điều khiển đấu nối số UCN là phần giao tiếp giữa bộ tâp trung số (CN ) và tổng đài (trường chuyển mạch). Nó tạo ra giao tiếp với OCB-283 bằng báo hiệu số 7. Nó bao gồm: - Hai đơn vị đấu nối và điều khiển (UCX) làm việc ở chế độ hoạt động/dự phòng. UCX hoạt động sẽ điều khiển tất cả các thông lượng và cập nhật. Khi UCX hoạt động hỏng thì UCX dự phòng sẽ có sự chuyển đổi lập tức và UCX dự phòng sẽ trở thành UCX hoạt động. - Một đơn vị xử lí phụ trợ(GTA) - Các mạng giao diện với CNE (ICNE) và OCB-283 (ICND) II.1. Đơn vị đấu nối và điều khiển UCX Mỗi một UCX bao gồm : + Một ma trận chuyển mạch phân chia theo thời gian. Đây là ma trận chuyển mạch 48 x 16 PCM. Trong đó, 16 PCM được dùng để đấu nối OCB283 còn 48 PCM được phân chia như sau : 42 PCM nối với các CN, 6 PCM dùng để nối các thiết bị phụ trợ và các đường báo hiệu bên trong UCN. Ma trận này có thể đảm nhiệm mọi kiểu đấu nối, đặc biệt là đấu nối nội bộ khi CSN hoạt động độc lập với OCB-283. + Một trạm điều khiển bao gồm : một bộ vi xử lí (Processor) và hai bộ phối hợp (Cupler) của nó. Các bộ phối hợp thực hiện đối thoại với các Module tập trung số và các board thiết bị thuê bao thông qua thủ tục HDLC và với OCB283 thông qua báo hiệu số 7. II.2. Khối thiết bị phụ trợ GTA Khối này bao gồm : + Các bộ thu tần số + Các bộ tạo tone + Các thiết bị đo lường dây và thiết bị thuê bao + Các bộ thông báo âm ghi sẵn được sử dụng khi CSN bị cô lập OCB-283 . SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 36 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 II.3. Các mạng giao tiếp với CNE và OCB-283 - Các mạng giao tiếp với CNE (ICNE) : thực hiện chức năng giao tiếp giữa UCN và các tuyến PCM nối từ CNE - Các mạng giao tiếp với OCB-283 (ICDC) : thực hiện các chức năng giao tiếp giữa UCN với các tuyến LR đối với CSNL hay các tuyến PCM 2Mb/s đối với CSND đến từ OCB-283 Các chức năng giao tiếp PCM hay LR bao gồm : biến đổi mã, đồng bộ khung, truyền bá và lựa chọn thông tin. III. Bộ tập trung số CN Chức năng chính của CN là tập trung những kênh khác nhau từ các bảng mạch (kênh 64Kb/s từ các đường tương tự, kênh B và D từ các đường số,..). Trên các tuyến PCM (tối đa là 4) mà đấu nối nó tới Module điều khiển và chuyển mạch UCN. CN cùng liên lạc với UCN qua tuyến 64Kb/s ghép đôi sử dụng thủ tục HDLC. CN có thể được đấu nối với tỷ lệ hỗn hợp của các đường tương tự và các đường số ISDN (truy nhập mức sơ cấp cơ sở), tất cả các bảng số hoặc tương tự có thể đổi lẫn cho nhau, đơn giản là bằng cách thay thế những yếu tố cắm trên tất cả các bộ đấu nối là đồng nhất. Tất cả các đường dây trên đường bảng tương tự, số và tất cả các khe thời gian truy nhập sơ cấp đều hoàn toàn truy nhập với các khe thời gian của các tuyến PCM như là sự đấu nối CN tới UCN. Tuy nhiên không có một sự rủi ro nào của các tuyến ghép đôi không xứng và không có sự cưỡng ép đấu nối nào hoặc trong sự lựa chọn vị trí của các bảng thuê bao trong CN hoặc trong sự lựa chọn của thiết bị thuê bao trên bảng. Những đường dây được đấu nối tới CN có thể phân chia thành các tuyến liên lạc được cung cấp bởi các tuyến PCM (tối đa là 4) đấu nối CN tới UCN một cách hợp lí. Bằng cách tính toán số tuyến PCM được cung cấp khả năng trở ngại trên CN không đáng kể. CNL và CNE có cùng chức năng đối với sự đấu nối các thuê bao tới chúng. Phần cứng cấu trúc như nhau chỉ có khác các mạch giao tiếp tới UCN. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 37 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 III.1.Cấu tạo bộ tập trung số CN. Bộ tập trung số CN bao gồm : - Một CN có thể chứa tối đa 16 card thuê bao số hoặc tương tự. Mỗi card nối với 16 đường tương tự hoặc 8 đường số (2B+D) hoặc 1 đường (30B+D). - 1 thiết bị định vị kiểm tra (thực hiện các chức năng bảo vệ). - 2 bảng mạch cung cấp các chức năng clock và giao tiếp PCM với ma trận chuyển mạch. - Các nguồn cung cấp. III.2. Chức năng của CN - Trong mỗi CN các đường dây thuê bao được nối với các thiết bị thuê bao. Mỗi thiết bị này được nối với một đường thuê bao tương tự hoặc thuê bao số. - Một bộ tập trung số CN có thể phục vụ tối đa 256 đường tương tự hoặc 128 đường số (2B+D). - Số hóa (mỗi đường dây thuê bao tương tự có một bộ CODEC).Tập trung mức đầu tiên: 256 đường thuê bao lên 4 tuyến PCM nối với UCN. - Đấu nối và điều khiển mức đầu tiên (bao gồm tiền xử lí thông tin báo hiệu). - Đối thoại kiểu bản tin (thủ tục HDLC) với UCN (trong một khe thời gian 64Kb/s). CNL được nối với ma trận chuyển mạch thông qua 2 đến 4 LRI. Tất cả các khe thời gian TS16 của các LRI này được dùng cho báo hiệu HDLC còn khe TS0 không thể được dùng để mang các kênh tiếng nói. Tối đa 42 đường LRI có thể được dùng để đấu nối các bộ trung tâm với ma trận chuyển mạch. III.3. Sự đấu nối các bộ tập trung số CN tới mạng đấu nối UCN. - Bộ tập trung nội hạt (CLN) đấu nối tới mạng đấu nối UCN bằng 2 tới 4 đường mạng nội bộ LRI. Các TS 16 của các đường LRI được sử dụng để mang báo hiệu HDLC (báo hiệu điều khiển đường mức cao). Các báo hiệu này được SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 38 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 dùng để hội thoại giữa CN và UCN. Các TS 0 không dùng để mang tín hiệu tiếng nói. - Bộ tập trung số xa (CNE) đấu nối tới mạng đấu nối UCN bằng 1 tới 4 tuyến PCM thông qua bộ giao tiếp ICNE. Khe TS 16 mang báo hiệu HDLC và TS0 của các đường không mang tín hiệu tiếng nói. - Trường chuyển mạch trên RCX có cấu tạo 48x48 LRI nhưng chỉ có tối đa 42 đường LRI dùng để đấu nối cho kênh thoại, 4 đường đấu nối với GTA, 2 đường đấu nối cho UCN. - Tối đa có 19 CNL được đấu nối đến RCX trong số lượng cực đại 42 đường LRI được phân bố cho các CN tùy thuộc lưu lượng. - Tối đa có 20 bộ CNE có thể được đấu nối tới RCX. ICNE có thể cho phép tối đa 42 đường PCM được phân chia cho 20 CNE. - Tổng số CNE và CNL trong 1 CSN là 20 phân chia tùy theo yêu cầu. IV. Sự đấu nối của đơn vị truy nhập thuê bao CSN IV.1. Sự đấu nối của đơn vị truy nhập thuê bao nội hạt CSNL. - Đơn vị truy nhập thuê bao nội hạt CSNL được đấu nối trực tiếp tới mạng đấu nối OCB-283 qua 2 tới 16 mạng LR. - 2 đường LR0 và LR1 truyền tín hiệu báo hiệu só 7 trên TS 16 . Các TS16 của đường LR2 đến LR15 mang kênh thoại. Các TS0 của các đường LR0 không được dùng để mang kênh thoại. IV.2. Sự đấu nối của đơn vị truy nhập thuê bao xa CSND. Đơn vị truy nhập thuê bao xa CSND được đấu nối tới mạng chuyển mạch OCB-283 thông qua đơn vị truy nhập đường trung kế SMT bởi 2 tới 16 đường MIC. Các TS16 của PCM0 và PCM1 truyền tín hiệu báo hiệu số 7. Các TS16 của PCM2 và PCM15 truyền tín hiệu tiếng nói. Các TS0 của các PCM đều truyền tín hiệu đồng bộ. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 39 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3. Đấu nối thuê bao tới CSN. CSN được thiết kế cho mạng đa dịch vụ ISDN có nghĩa là các thiết bị sau có thể được đấu nối trên một CSN: - Các đường thuê bao tương tự 2 hoặc 4 dây. Đường dây tương tự Đơn vị truy nhập thuê bao số N L PAB 2 đến 16 tuyến PCM2048 Kb/s CCITT No7 Đường truyền số liệu Tới OCB283 30B+D 2048Kb/s Hình 10: Đấu nối thuê bao tới CSN - Các đường thuê bao số (2B+D) với tốc độ cơ sở là 144Kb/s (gồm kênh B 64Kb/s cộng với kênh D 16Kb/s). - Các đường PCM cho việc đấu nối bảng tổng đài PABX truy nhập mở rộng tới 30 kênh B và 1 kênh D ở 64Kb/s. Đối với các kiểu đường dây thuê bao khác nhau CSN cung cấp các chức năng sau: + Đối với đường dây thuê bao tương tự: CSN thực hiện việc đấu nối đường dây và cung cấp nguồn, giám sát trạng thái mạch vòng đường dây thuê bao, truyền tới OCB-283 tất cả các tín hiệu từ thuê bao (nhấc máy, quay số…), truyền tới thuê bao tất cả các lệnh báo hiệu từ OCB-283 (đảo ngược nguồn SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 40 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 xung tính cước…). Việc biến đổi tương tự/số với một bộ CODEC cung cấp cho mỗi đường dây thuê bao cũng được nó đảm nhiệm. Bên cạnh đó CSN còn làm các nhiệm vụ khác như: tìm đường các cuộc gọi và gọi đến, chọn số liệu đo thông lượng, kiểm tra riêng biệt từng đường dây thuê bao và phát hiện lỗi, thiết lập cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch (các thiết bị thuê bao lỗi được hỗ trợ bởi thiết bị thuê bao dự phòng). + Đối với đường dây thuê bao số: CSN cũng cung cấp một số dịch vụ như: đấu nối đường dây, kích hoạt và giả kích hoạt cho các đường dây (2B+D), tách các kênh B và D và xử lí thủ tục LAPD (Link Acess Protocol Channel D), truyền tới OCB-283 tất cả các tín hiệu đường dây kênh D (các bit địa chỉ, báo hiệu giữa người sử dụng (user-to-user signalling)… Đối với các kênh D, CSN truyền tín hiệu tới các kênh này thông qua các tín hiệu OCB (các bit địa chỉ, báo hiệu giữa người sử dụng, các xung tính cước cho các đồng hồ đo cá nhân,…) Ngoài ra nó còn giúp cho việc tìm đường và chọn tuyến cho các kênh B và D : lựa chọn số liệu cho thông lượng, kiểm tra, bảo dưỡng và bảo vệ cho từng đường dây số, thiết lập cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch (các thiết bị thuê bao lỗi được hỗ trợ bởi các thiết bị thuê bao dự phòng). IV.4. CES (Electronic settelite concentrtors): bộ truy nhập vệ tinh CES thường được dùng ở xa OCB, do đó có CSND. Dung lượng tối đa của một trạm CSND là 4848 đường dây thuê bao tương tự hay 2424 đường dây thuê bao số (tring trường hợp không sử dụng bộ tập trung số xa CNE). -Cấu tạo chung của một CSND gồm: + Khối điều khiển và chuyển mạch UCN. + Module tập trung số (CN). CN có thể đặt gần UCN (CNL) hoặc đặt xa UCN (CNE). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 41 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Như vậy đối với một trạm CSND có dung lượng tối đa thì cần 1UCN và 19CNL hoặc 1UCN và 20CN (các CN bao gồm cả CNL và CNE). - CSND có thể vận hành độc lập với OCB-283 khi đường dây nối với OCB-283 bị đứt. - CSND nối với phân hệ đấu nối và điều khiển thông qua các tuyến PCM 2Mb/s (từ 2 đến 16 tuyến) và nó liên lạc với OCB-283 bằng báo hiệu số 7. V. Thiết lập cuộc gọi. V.1. Các khái niệm cơ bản. a. Chương trình MARCO: Chương trình Marco hay còn gọi là chương trình ứng dụng. Đó là một phần mềm mà được xây dựng bằng dữ liệu cho phép quản lí việc tính cước. b. Thanh ghi Thanh ghi là vùng nhớ tĩnh mà lưu trữ ngữ cảnh của quá trình tính cước của một cuộc gọi có tính cước. Đặc biệt, thanh ghi còn chứa địa chỉ của đoạn chương trình MARCO cần thực hiện. Thanh ghi tính cước được chiếm giữ trong suốt cuộc gọi có tính cước. c. Bộ phiên dịch Bộ phiên dịch là một nhóm các chương trình con được kích hoạt cho thanh ghi bởi bộ SEQUENCER phù hợp cới kiểu tính cước được thực hiện. d. Kích hoạt các chương trình MARCO Bộ SEQUENCER kích hoạt thanh ghi theo vòng lặp liên tục và theo chu kì cứ 30ms cho 1500 thanh ghi. Việc kích hoạt thanh ghi bao gồm cả việc thực hiện các lệnh MARCO mà địa chỉ của nó được cất trong thanh ghi hiện thời. Mỗi một MARCO có một chỉ mục dữ liệu mà nó làm cho chương trình của bộ phiên dịch được thực hiện. V.2. Tổng quát quá trình thiết lập cuộc gọi. Giả sử có thuê bao chủ gọi (thuê bao A) thuộc CSNL 1 quản lí, và thuê bao bị gọi (thuê bao B) thuộc CSNL 2 quản lí. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 42 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Khi thuê bao A nhấc máy, bộ CSNL 1 xác định trạng thái thay đổi của thuê bao, nó phân tích trạng thái này vào chiếm một kênh thời gian trên đường LR nối tới MCX. CSNL 1 tạo ra bản tin báo hiệu số 7 và chuyển bản tin này trên đường COC (báo hiệu SC). Bản tin này được gọi là bản tin cho cuộc gọi mới, gồm những thông số sau: - Chỉ số thiết bị NE (thuộc CSN nào?...) - Chỉ số khe thời gian BT - Đường LR được chọn Bản tin này được PU/PE tiếp nhận, chuyển qua mạch vòng thông tin MAS sang cho MR. Trong MR, phần mềm MR sẽ xử lí các thông tin có liên quan đến thuê bao A ( như chỉ số CSNL 1 hay thiết bị NE). Thông tin này sẽ được MR ghi vào một thanh ghi nhất định nào đó còn rỗi. Như vậy thanh ghi này đã SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 43 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 chuyển sang trạng thái bận. Sau đó, MR tạo bản tin đưa sang TR yêu cầu TR cho biết các thông tin liên quan đến thuê bao vừa ghi được như: đặc tính của thuê bao (thuê bao quay số hay ấn phím), các dịch vụ đặc biệt của thuê bao… Sau đó TR sẽ truy tìm số liệu của thuê bao chủ gọi và đưa bản tin trả lời qua MIS tới MR, bản tin này gồm các thông tin về chỉ số thiết bị NE hay số máy ND của thuê bao A. Căn cứ vào bản tin này, MR sẽ biết được thuê bao A có quyền được đấu nối hay không. Khi biết được thuê bao A có quyền được đấu nối, MR chuyển một bản tin qua đường MAS tới phần mềm điều khiển ma trận chuyển mạch COM. Bản tin này yêu cầu COM thiết lập tuyến nối giữa ETA với CSNL 1 để gửi âm mới quay số đến thuê bao A. Đây là đấu nối bàn thường trực qua SMX. Khi thuê bao A nghe được âm mời quay số và bắt đầu quay số, trong CSNL sẽ có thiết bị thu và chuyển bản tin này theo COC tới COM và yêu cầu COM ngắt âm mời quay số, đồng thời nó chuyển sang một bản tin qua MAS sang cho TR, yêu cầu TR biên dịch để biết được cần phải thu bao nhiêu con số tin này đều được báo cho MR. Sau khi nhận được tất cả các con số cần phải thu, MR lại chuyển sang cho TR, yêu cầu TR biên dịch các con số của thuê bao (biên dịch từ ND sang NE) để biết được thuê bao bị gọi đã cài đặt chưa, chỉ số NE là bao nhiêu, thuộc CSNL nào?... Nếu thuê bao bị gọi đã cài đặt (thuê bao B), TR gửi một bản tin cho MR. MR sẽ phân tích chi tiết tất cả các thông số thuê bao B để định ra địa chỉ vật lí của nó và gửi một bản tin qua MAS tới PU/PE yêu cầu kiểm tra trạng thái của thuê bao B. PU/PE sẽ chuyển bản tin này qua đường COC tới CSNL 2. CSNL 2 sẽ kiểm tra trạng thái bận hay rỗi của thuê bao B. Nếu thuê bao B rỗi, CSNL 2 sẽ gửi chuông đến thuê bao B, đồng thời gửi một bản tin báo cho PUPE biết. PUPE sẽ chuyển thông tin này tới MR. MR gửi một bản tin tới COM yêu cầu COM đấu nối ETA với CSNL 1 để gửi âm hồi chuông tới thuê bao A. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 44 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Khi nghe thấy thuê bao B nhấc máy, CSNL 2 nhận được trạng thái này và gửi một bản tin qua COC về PUPE. PUPE chuyển bản tin này cho MR, báo cho MR biết thuê bao B đã nhấc máy. Khi nhận được bản tin này, MR sẽ thực hiện các thao tác: - Gửi một bản tin tới COM yêu cầu ngắt tín hiệu hồi âm chuông. - Gửi một bản tin tới GX yêu cầu đấu nối trên đường chuyển mạch. - Gửi một bản tin tới TX yêu cầu bắt đầu tính cước. Sau khi TX nhận được các thông tin cần thiết cho việc tính cước từ MR, TX sẽ gửi một bản tin báo cho MR biết. MR nhận được bản tin này, nó sẽ xóa số liệu trên các thanh ghi để phục vụ cho cuộc gọi mới, GX sẽ giám sát đường nối vừa được thiết lập giữa thuê bao A và thuê bao B. Khi có thuê bao đặt máy, GX phát hiện và chuyển bản tin này tới MR để MR giải phóng thiết bị có liên quan. V.3. Quá trình nhận, gửi và xử lí bản tin. Quá trình trao đổi bản tin thiết lập cuộc gọi nội hạt có thể chia thành các giai đoạn sau : V.3.1. Thuê bao chủ gọi nhấc máy: Thuê bao chủ gọi nhấc máy. Khi này thiết bị đường dây sẽ phát hiện sự thay đổi trạng thái mạch vòng thuê bao. Bộ vi xử lí kiểm tra theo chu kì để phát hiện liệu có sự thay đổi trạng thái đối với thuê bao. Việc phát hiện cuộc gọi mới căn cứ vào: - Việc so sánh trạng thái hiện thời của thuê bao với trạng thái trước đã được ghi lại trong RAM của bộ vi xử lí. - Sau 64ms mà trạng thái mới của đường dây không thay đổi thì cuộc gọi mới được ghi nhận. Sau khi ghi nhận cuộc gọi mới, bản tin DEC được gửi tới UCN. + DEC: thuê bao nhấc máy. + ADUT: địa chỉ UT. Đây là địa chỉ cao ở phía sau của bộ tập trung và có thể nhận các giá trị từ 1 tới 16 với bo mạch TABAS. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 45 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Số thiết bị đầu cuối. Đây là số thuê bao trên bo mạch TABAS và có thể nhận giá trị từ 0 tới 15. + EVS: sự kiện đơn. Thông báo DEC gửi các thông tin liên quan đến sự kiện đơn. V.3.2. UCN nhận bản tin DEC. TCCS gửi bản tin nhận được và số bộ tập trung vào vùng đệm của bo mạch TMUC bo mạch nhớ, tại đây thông tin này sẽ được bộ xử lí giữ lại để xử lí. Sau khi phân tích bản tin, một ngữ cảnh được lấy ra từ bộ nhớ. Ngữ cảnh này còn được gọi là tham chiếu CSN, sẽ cho phép ghi nhớ toàn bộ thông tin cần thiết cho thiết lập, giám sát, giải phóng tuyến liên lạc. Nhờ có bảng thiết bị ở trong bộ nhớ, bo mạch TMUC, CN tìm một khe thời gian rỗi ở đầu ra của bộ tập trung mà thuê bao chủ gọi được nối vào và tìm một khe thời gian rỗi tại đầu ra của CSN. Một lệnh được gửi cho bộ phận dẫn đường, bo mạch TMQR để thực hiện kết nối giữa các khe thời gian của LRI và LR. Ngữ cảnh CSN bao gồm : - Số của bộ tập trung. - Địa chỉ thiết bị đầu cuối. - Khe thời gian của OCB, TS-LR. - Khe thời gian của CN, TS-LRI. Sau đó bản tin BLC được gửi cho bộ tập trung còn bản tin NOVAP được gửi cho OCB. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 46 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 V.3.3. Nhận bản tin BLC ở bộ tập trung. Nhiệm vụ của bản tin này là thực hiện vòng lặp trên TS-LRI được lựa chọn. Vòng lặp này dùng để kiểm tra tính liên tục giữa UT và UCN. Khi nhận được bản tin , UT thực hiện vòng lặp ở mức bộ điều khiển. Sau đó các thiết bị chèn vào và lấy ra khe thời gian trên bộ phận ma trận, bo mạch TRCX cho phép tiến hành việc kiểm tra. V.3.4. OCB nhận bản tin NOVAP. Nhiệm vụ của NOVAP là tương tác với MR để báo hiệu cuộc gọi mới. Việc nhận bản tin này gây nên việc chiếm giữ thanh ghi cho phép thiết lập liên lạc. Bộ mạch TCCS-SVC7 gửi báo hiệu này trên một trạng thái tuyến link mang báo hiệu số 7(TS 16 ). Việc lựa chọn tuyến link báo hiệu được thực hiện bởi CSN. Toàn bộ việc trao đổi bản tin liên quan đến cùng một tương tác(với MR) SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 47 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 cần phải được thực hiện trên cùng một tuyến link báo hiệu, và CSN truyền các thông tin về lựa chọn tuyến link báo hiệu, SCS tới OCB, thông qua bản tin NOVAP. Bộ phận PU/PE, xử lí nghi thức báo hiệu số 7, nhận và kiểm tra bản tin này. Thông qua tuyến link bán thường trực, tuyến link báo hiệu được nối với khe thời gian chung của tuyến LR mà nối trạm SMA với mạng kết nối của OCB. Bộ phận PU/PE có một bảng tương ứng khe thời gian với số CSN và suy ra số CSN (số UR-bộ phận đấu nối) mà gửi đi bản tin NOVAP. Sau đó, PU/PE sẽ chuyển đổi bản tin nhận được dưới dạng báo hiệu số 7 thành dạng bản tin MAS mà bộ điều khiển có thể hiểu được . Bản tin gửi đi trên MAS được gọi là UUNAP: - OUNAP: lệnh khởi động tương tác cho cuộc gọi mới. - SCN: lựa chọn tuyến link báo hiệu. - REF CSN: tham chiếu CSN - Số thiết bị: số CN, số UT, số đầu cuối. - TS-LR - Số CSN: số UR. Khi MR nhận thông báo này thì gây nên việc chiếm giữ thanh ghi mà nó giám sát việc thiết lập tuyến liên lạc. V.3.5. Tương tác giữa số UR, số LR → số SMX. Để gửi đi lệnh cấp âm mời gọi quay số, bộ MR cần biết sự tương ứng giữa số UR,FURM để có đủ số LR và số LRX của SMX. Điều này được ghi trong một file của MQ, file được sự tương ứng này MR gửi đi bản tin DCURAR tới MQ. Bản tin này chứa số UR và số LR. Sau đố MQ gửi đi trả lời nhờ bản tin DCURAR (trả lời về chuyển đổi địa chỉ UR thành địa chỉ SMX), bản tin này chứa LRX và SMX. V.3.6. Hỏi thông tin về thuê bao. Bộ MR cần biết các thông tin thuê bao. Nếu thuê bao là thuê bao sử dụng phương thức mã hóa đa tần, thì bộ phát/thu tần số RGF sẽ được sử dụng để SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 48 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 giải mã các tần số. Nếu thuê bao chỉ được gọi vào thì thuê bao đó cần phải được cấp âm báo bận. Nếu thuê bao có nhiều dịch vụ khác hoặc chỉ gọi ra thì được cấp âm mời quay số. Để có được thông tin về thuê bao, MR gửi đi bản tin DDIDR cho TR. Bản tin này chứa các thông tin nhận dạng thuê bao, số UR, số UT, số đầu cuối. TR trả lời bằng bản tin RDIDR. Toàn bộ thông tin được ghi lại trong thanh ghi mà đã được chiếm giữ để thiết lập liên lạc. V.3.7. Nối âm mời quay số và nhận cuộc gọi mới. Qua kênh MAS, MR ra lệnh cho MLCOM, phần mềm điều khiển chuyển mạch, nối âm mời quay số. Âm mời quay số được SMA tạo ra. Để lấy được thông tin về sự tương ứng giữa số UR – số LR với số SMX – LRX từ MQ. MR gửi bản tin tới MLCOM. OCXGT (lệnh nối với âm mời quay số) và địa chỉ của SMX – LRX – TS mà thuê bao gọi được nối vào đó. MR gửi cho CSN bản tin ACNAP (nhận cuộc gọi mới). Bản tin này được gọi là OCOAB (lệnh cho thuê bao) giữ MR và PU/PE. Mục đích của bản tin này một mặt cung cấp cho CSN tham chiếu tới thanh ghi giám sát việc thiết lập liên lạc, mặt khác ra lệnh cho CSN xóa vòng lặp ở bộ điều khiển UT. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 49 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Bản tin ACNAP chứa các thông tin sau: - Tham chiếu MR - Tham chiếu CSN - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 50 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - CNXIAN: yêu cầu nối âm báo quay số V.3.8. Nhận số ở CSN. Bản tin ACNAP được OCB gửi đi theo dạng báo hiệu số 7 được bộ đấu nối SVC7 nhận và sau đó được xử lí ở UCN. Bản tin CNXIAN được bộ đấu nối SVCUT gửi đi tới đơn vị đầu cuối UT. Mục đích của bản tin này là xóa vòng lặp kiểm tra, do vậy cho phép thuê bao chủ gọi nhận âm báo mời quay số . Với mỗi bản tin nhận được từ UT, UCN truyền lại một bản tin CHIUN tới PU/PE. Bản tin này chứa các số liệu sau: - Tham chiếu CSN - Tham chiếu MR - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu - Số được mã hóa dưới dạng 4 bit. V.3.9. Phân tích số nhận được . Khi nhận được bản tin CHIUN đầu tiên, được gọi là OABCO, giữa PU/PE và MR, MR ra lệnh cho MLCOM cắt âm mời quay số (ODXGT). Sau đó, MR gọi TR để phân tích số nhận được. Quá trình phân tích gồm hai bước: * Phân tích tiền định mà bao gồm phân tích số đầu tiên nhận được để xác định kiểu cuộc gọi (nội hạt, vung, liên tỉnh, quốc tế, dịch vụ đặc biệt..) trao đổi bản tin DPREA và RPREA giữa MR và TR. * Phân tích (toàn bộ các số trong trường hợp gọi nội hạt) để lấy được từ các số nhận được các thông tin sau (trao đổi bản tin DIANA và RIANA giữa TR và MR): - Thông tin tính cước - Số thiết bị thuê bao bị gọi. Số này có dạng như sau: + Số UR (số CSN) + Số CN + Số UT + Số đầu cuối V.3.10. Ngừng việc truyền số. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 51 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Khi MR nhận kết quả phân tích, nó gửi bản tin DIREC (lệnh điều khiển trực tiếp) cho CSN. Bản tin này ra lệnh cho UCN dừng gửi cho OCB các số vô nghĩa mà thuê bao quay. Bản tin DIREC này chứa các dữ liệu sau: - Tham chiếu CSN - Tham chiếu MR - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu Bản tin này có nghĩa là thuê bao có thể quay thêm số nhưng những số này trong bất kì trường hợp nào cũng sẽ không được truyền tới OCB. V.3.11. Kiểm tra thuê bao bị gọi. Đến bây giờ, MR biết được số thiết bị của thuê bao bị gọi và MR cần kiểm tra thuê bao được gọi xem nó rỗi hay bận. Để thực hiện điều này, MR sẽ gửi bản tin TESEQ tới CSN mà thuê bao được gọi mắc vào. Bản tin này được gọi là OCOAB giữa MR và PU/PE. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 52 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 53 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Bản tin TESEQ chứa các số liệu sau: - Tham chiếu MR - Số thiết bị thuê bao được kiểm tra - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu Khi nhận được bản tin này, UCN dành riêng một ngữ cảnh (context) cho cuộc gọi (tham chiếu CSN) và phân tích trạng thái thuê bao. Nếu rỗi thì UCN : - Tìm kiếm khe thời gian rỗi ở đầu ra của bộ tập trung mà thuê bao bị gọi nối vào và một khe thời gian rỗi ở đầu ra CSN. Sau đó, 2 khe thời gian được nối lại với nhau TS – LRI → TS – LR. - Gửi đi bản tin BLC tới UT mà thuê bao bị gọi nối vào. Cũng giống như phía gọi, bản tin này là để kiểm tra tính liên tục giữa UT và UCN. - Gửi đi bản tin PRISE tới UT mà thuê bao bị gọi nối vào. Nhiệm vụ của bản tin này là nối đường dây của thuê bao bị gọi với bộ phát dòng chuông. Nhịp chuông được bộ vi xử lí của UT tạo ra mà bộ vi xử lí này lệnh kết nối và cắt đường dây từ bộ đảo cực. - Gửi đi bản tin TESPO tới MR. Bản tin này trả lời của CSN tới yêu cầu kiểm tra thiết bị TESPO được gửi đi bởi MR. Bản tin TESPO chứa các số liệu sau: - Tham chiếu MR - Số thiết bị của phía bị gọi - TS – LR - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu Bản tin TESPO này được goi là OABCO trao đổi giữa PU/PE và MR. * Truyền hồi âm chuông cho thuê bao chủ gọi và đợi thuê bao bị gọi nhấc máy. Khi nhận bản tin TESPO thì MR sẽ : - Ra lệnh cho MLCOM nối hồi âm chuông cho thuê bao chủ gọi. - Yêu cầu MQ, cũng như với thuê bao chủ gọi, thông tin về tương ứng số UR, số LR với số SMX – LRX. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 54 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Sau đó, MR đợi một trong ba tình huống sau: - Thuê bao bị gọi nhấc máy. - Thuê bao chủ gọi buông máy. - Đợi quá lâu (vượt quá thời gian cấp chuông tối đa). * Thuê bao bị gọi nhấc máy. Việc thuê bao bị gọi nhấc máy được UT phát hiện. Tiếp theo là đường dây thuê bao bị gọi cắt khỏi bộ phát dòng chuông và bản tin DEC được gửi cho UCN. UCN tiếp nhận bản tin này và gửi bản tin EVABO tới MR. Bản tin này chứa các số liệu sau: - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu - Tham chiếu MR - Tham chiếu CSN - Sự kiện thuê bao nhấc máy. Bản tin EVABO được gọi là OABCO trao đổi giữa PU/PE và MR. Sau khi nhận được bản tin này, MR: - Ra lệnh cho MLCOM cắt hồi âm chuông (DCXGT) tới thuê bao chủ gọi. - Ra lệnh cho MQ, qua bản tin DTCX (yêu cầu kết nối), nối hai thuê bao. Bản tin này chứa các số liệu sau: - TS – LRX – SMX của phía gọi và bị gọi. Kết quả kết nối được MQ gửi đi với bản tin RCTX (trả lời yêu cầu kết nối). - Ra lệnh cho T tạo và tính cước phía gọi. Bản tin này chứa số liệu tính cước, kết quả của việc phân tích đặc biệt cả phía gọi và bị gọi. TX thông báo chấp nhận qua bản tin RTAXCDR (trả lời yêu cầu tính cước phía gọi). * Giám sát thuê bao (thực hiện bởi CSN). Do liên lạc đã được thiết lập thực sự (vòng lặp ở UT của thuê bao bị gọi vẫn bị hủy bỏ), thanh ghi chiếm giữ cho việc thiết lập liên lạc sẽ được giải phóng. Trước tiên MR sẽ gửi cho CSN lệnh giám sát thuê bao. Lệnh này được gửi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 55 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 qua bản tin SUTRA (hủy bỏ tương tác với MR). Bản tin này chứa các số liệu sau : - Tham chiếu - Tham chiếu CSN - SCS: lựa chọn tuyến link báo hiệu Bản tin này được gọi là OCOAB khi trao đổi giữa MR và PU/PE. Khi nhận bản tin này, CSN bắt đầu giám sát cuộc gọi và gửi bản tin CNXP cho UT. Nhiệm vụ của bản tin này là để hủy bỏ tất cả vòng lặp. Sau đó hai thuê bao có thể nói chuyện với nhau. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 56 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CHƯƠNG IV. PHÂN HỆ ĐẤU NỐI VÀ ĐIỀU KHIỂN I. Trạm điều khiển chính(SMC). I.1. Cấu trúc trạm điều khiển chính. Bus nội bộ MIS PUP MC PUS 0 CMP PUS 3 BS M CMS 3 CMS 0 MAS 1 MAS 4 Hình 15: Cấu trúc chức năng của trạm SMC Trạm điều khiển chính gồm: - 1 bộ nối ghép chính (CMP). - 1 đơn vị xử lí chính (PUP). - 1 bộ nhớ chung (MC). - 1 tới 4 đơn vị xử lí thứ cấp (PUS). - 1 tới 4 bộ nối ghép thứ cấp (CMS). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 57 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 I.1.1. Cấu trúc phần cứng trạm SMC. Trạm SMC được tổ chức quanh BUS trạm điều khiển. Đây là BUS 16 bit. Các bảng mạch khác nhau được nối tới BUS này và nó được các bảng mạch sử dụng làm 1 phương tiện thông tin. - 13 bảng mạch có thể được nối tới BUS trạm điều khiển bên trong 1 trạm điều khiển chính. - 1 bảng ACAJA cùng với bảng liên hợp của nó ACAJB có trách nhiệm quản lí việc trao đổi thông tin giữa vòng ghép liên trạm MIS và BUS BSM. - 4 bảng ACAJA cùng với ACAJB là các bảng liên hợp của chúng thực hiện quản lí việc trao đổi thông tin giữa MAS và BSM. - 3 bảng ACMCQ thực hiện chức năng bộ nhớ chung, hoặc chỉ 1 ACMCS. - 1 bảng ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lí chính(PUP). - 4 bảng ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lí thứ cấp(PUS). Bảng ACALA không được đấu nối trên BUS trạm điều khiển BSM, nó có trách nhiệm thu nhập và phát các cảnh báo nguốn của trạm SMC. Nó được nối ghép với vòng ghép cảnh báo MAL. - 5 loại card: + bộ xử lí UC 68020 hoặc 68030 → ACUTR + bộ nhớ 16Mb → ACMCS + Modul kết nối MIS → ACAJA/ACAJB + Modul kết nối cảnh báo → ACALA - Trạm SMC (tối đa 17 card + 2 bộ chuyển điện CV) - Công suất tiêu thụ tối đa cực đại tại 5V ước tính < 160W a. Bảng ACUTR: Bộ xử lí. * Vai trò Trong hệ thống OCB-283, bản mạch ACUTR được tổ chức trên cơ sở 1 bộ xử lí 68020 (ACUTR3) hoặc 68030 (ACUTR4) tạo thành 1 đơn vị xử lí cho các trạm đa xử lí mà trạm này cũng được gọi là 1 đơn vị xử lí chính (PUP) hoặc 1 đơn vị xử lí thứ cấp (PUS) SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 58 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 * Vị trí ACUTR được gia nhập với Bus trạm điều khiển (bắt buộc). Một trạm điều khiển có thể gồm 1 hay nhiều hơn 1 bảng mạch ACUTR được nối tới Bus trạm đa xử lí. Cách đấu nối của 1 ACUTR cho phép trao đổi số liệu với các bản đi kèm (slave) 32 bít (ACMCQ, ACMCS) hoặc 16 bít. Đấu nối tới Bus trạm đa xử lí BSM xảy ra ở chế độ 16 bit (địa chỉ của nó nhỏ hơn 16MB) hoặc ở chế độ 32 bít (địa chỉ của nó lớn hơn 16MB). Chế độ 32 bít cho phép bộ xử lí 68020 được hoạt động hết khả năng (32 bít địa chỉ và 32 bít dữ liệu). Chế độ này được sử dụng một cách tự động khi địa chỉ được phát đi bởi bộ xử lí vượt quá 16 MB. * Tổ chức tổng quát của bảng. Một bộ xử lí 32 bít: - Con xử lí 68020 của Motorola hoạt động ở 15,6MHz (ACUTR3). - Con xử lí 68030 của Motorola hoạt động ở 40 MHz (ACUTR4). Con xử lí 68020 có thể thâm nhập vào : - Một bộ nhớ EPROM 128 KB (bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa hoặc lập trình) - Một bộ nhớ DRAM (bộ nhớ truy nhập tự do) 4MB đối với ACUTR3 hoặc 16MB đối với ACUTR4. - Các thanh ghi (vị trí nhớ có độ dài 1 đến 2 từ dành cho các mục đích đặc biệt như lưu địa chỉ hoặc số liệu cần xử lí). - Một giao tiếp Bus nội bộ. - Một giao tiếp Bus trạm đa xử lí được cấp bởi dãy cổng BSM. - Một vùng đấu nối được sắp xếp trong dãy cổng BSM. b.Bảng ACMCS. Bộ nhớ chung 16MB * Vai trò Bảng ACMCS là bộ nhớ chung của các trạm điều khiển OCB-283 dung lượng 16MB. Nó được bảo vệ bởi một mã tự sửa lỗi và có thể được xâm nhập thông qua Bus trạm đa xử lí BSM và Bus cục bộ (BL). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 59 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 * Vị trí Nó giao tiếp với: - Bus trạm đa xử lí, là một bus đa điều khiển với thâm nhập có ưu tiên. Bus số liệu là 1 Bus 16 bít cho số địa chỉ < 16MB và một Bus 32 bít cho số địa chỉ nằm giữa 16MB và 4GB. Để hoạt động, bảng mạch này phải được liên kết với 1 bảng chủ thông qua Bus trạm đa xử lí. - Bus nội bộ là một Bus truy nhập nhanh đến bảng chủ. Bus số liệu này là 1 bus 3 bít và nó chỉ có thể thâm nhập tới các bit địa chỉ < 16MB. Một tuyến liên kết với 1 bảng chủ thông qua Bus nội bộ không nhất thiết đối với sự hoạt động của bảng này. * Tổ chức tổng quát của bảng Bảng ACMCS gồm các phần chủ yếu sau: - Bus trạm đa xử lí và các giao tiếp Bus cục bộ. - Một vùng địa chỉ đặc biệt chỉ có khả năng truy nhập thông qua Bus trạm đa xử lí và được gọi là 1 “vùng link – pack”. Nó gồm các thanh ghi lệnh, các thanh ghi trạng thái và các bộ lọc phiên dịch địa chỉ. - 128 khối nhớ, mỗi khối 128KB (tức là 16MB), có thể truy nhập thông qua Bus trạm đa xử lí và Bus cục bộ. - Điều khiển thâm nhập từng phần và thuật toán nhớ lại. c. Các bảng ACAJA/ACAJB * Vai trò của bộ nối (coupler) Bộ nhớ được tổ chức trên cơ sở 1 con xử lí 68020 và tạo cho nó khả năng nối 1 trạm mà trạm này gồm 1 Bus trạm đa xử lí tới một vòng ghép thông tin (token ring). Bộ nối này được liên hợp với các phần mềm thích hợp và thực hiện các chức năng của bộ nối MIS (CMIS) hay bộ nối MAS (CMAS). Tùy theo nó được đấu nối tới một vòng ghép liên trạm MIS hay một vòng ghép nhâm nhập trạm điều khiển chính MAS. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 60 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Bộ nối có thể phục vụ như một bộ điều khiển trạm đối với các hoạt động khởi tạo và nạp phần mềm. Nếu nó thực hiện chức năng như vậy thì được đề cập đến như một “ bộ nối ghép thứ cấp”. * Vị trí Bộ nối vòng tín hiệu được đấu nối với : - Bus trạm xử lí - 2 vòng tín hiệu (token ring) * Tổ chức tổng quát của bộ nối. Bộ nối gồm 2 bảng ACAJA/ACAJB ACAJA được tổ chức trên cơ sở con xử lí 32 bít 68020 của Motorola hoạt động ở 16,5 MHz. Con xử lí 68020 có thể thâm nhập vào - 128 KB EPROM - 4 MB DRAM - Các thanh ghi (ICMAT, ICLOG,…) - 1 giao tiếp Bus trạm đa xử lí được cấp bởi 1 dãy cổng Bus trạm đa xử lí. - 1 vùng kết nối được sắp xếp bên trong dãy cổng Bus trạm đa xử lí - 2 bộ ghép nối vòng tín hiệu : 1 bộ được đặt ở ACAJA và một bộ khác trên ACAJB. 2 bản này được đấu nối với nhau thông qua một Bus riêng ở sau giá máy. Nguồn cấp cho 2 bảng mạch là riêng rẽ, để đảm bảo không xảy ra sự nhiễu loạn đồng thời của 2 vòng trong trường hợp có sự cố về nguồn Bảng ACAJB cũng tạo cho nó khả năng đọc số trạm (địa chỉ vật lí = APSM). I.1.2. Cấu trúc phần mềm của trạm SMC. Mỗi một trạm SMC được trang bị các phần mềm sau : - Hệ thống điều hành, gọi là HYPERVISOR (kí hiệu là HYP). Nó có chức năng giao tiếp phần cứng, sắp đặt phần mềm, trao đổi thông tin với các trạm khác. Ngoài ra nó còn cho phép nạp vào trong cùng một bộ vi xử lí nhiều ML khác nhau (ví dụ như MLMQ, MLGX). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 61 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Phần mềm trao đổi công việc, trao đổi chức năng gọi là SUPERVISOR (kí hiệu là SUP). Nó thực hiện một tập hợp các chức năng công việc. Mỗi một công việc tương ứng với hoạt hóa một dịch vụ. Thủ tục của dịch vụ do HYPERVISOR trong thành phần MACRO được gọi là SEQUENCER. - Phần mềm chức năng ML (machine logic) có 2 kiểu ML + Phần mềm chức năng đơn : mỗi ML thực hiện một chức năng riêng biệt. + Phần mềm chức năng phòng vệ trạm, khởi tạo, nạp chương trình….gọi là phần mềm trạm (MLSM). HYPERVISOR, SUPERVISOR và MLMS được nạp vào mọi trạm SM và được gọi là phần mềm cơ sở. Phần mềm này được phân bố trên các agent khác nhau của trạm. I.2. Vai trò của trạm điều khiển chính SMC. SMC có nhiệm vụ chính là điều khiển thiết lập và giải phóng tuyến nối qua đường chuyển mạch SMX xử lí thông tin từ các trạm khác đưa tới, và thực hiện quản lí các số liệu về thuê bao, trung kế, các số liệu biên dịch, số liệu hướng, biên dịch các con số thuê bao, tìm chọn tuyến nối cho các cuộc gọi nội hạt, gọi vào ra…Ghi lại các thông tin tính cước cho mỗi cuộc gọi chuyển đến SMM. Ngoài ra trạm SMC còn trợ giúp các chức năng sau : I.2.1. TX (Taxation des Communication): Bộ tính cước và đo lường lưu thoại - Module tính cước đảm nhiệm chức năng tính cước cho các cuộc thông tin, tính toán số lượng cho từng cuộc thông tin. - TX còn lưu trữ số liệu cước cho từng thuê bao được tổng đài chuyển mạch phục vụ. TX còn cung cấp các thông tin cần thiết cho lấy hóa đơn chi tiết theo lệnh từ SMM. - TX có thể tính cước tức thời, tính toán một cách chi tiết các thang cước khác nhau cho các cuộc gọi khác nhau. Đồng thời nó cũng thực hiện các chức năng quản trắc thuê bao hoặc trung kế. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 62 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 I.2.2. TR : Bộ quản trị số liệu cơ sở (bộ phiên dịch) - Module quản trị cơ sở số liệu TR thực hiện các chức năng quản trị, phiên dịch, phân tích cơ sở số liệu của thuê bao trung kế cần thiết cho việc thiết lập và giải phóng cuộc gọi. - TR còn nhiệm vụ phân phối giữa con số quay nhận được với địa chỉ của trung kế và thuê bao. Trong TR có các file, các file này có chức năng ghi lại thông tin về thuê bao, trung kế, nó chứa đựng số liệu cước, đưa ra hóa đơn chi tiết, Module là một TR chứa khoảng 800 file. I.2.3. MR (Multien rigis treur): Bộ xử lí gọi - Module xử lí gọi điều khiển lập và ngắt đấu nối cho các cuộc thông tin. MR đưa ra quyết định cần thiết để xử lí thông tin với các cuộc danh mục về báo hiệu nhận được sau khi tham khảo số liệu cơ sở của thuê bao trong TR nếu cần thiết nó sẽ xử lí cuộc mời gọi, kênh chuyển mạch thiết lập, ngắt đầu nối và giải phóng thiết bị . - Một MR có 1024 thanh ghi, 1 thanh ghi phục vụ cho việc thiết lập và giả một cuộc gọi, nó chia làm 2 phần : chủ gọi và bị gọi. Thanh ghi thu nhập thông tin về thiết lập và giải phóng gọi (nó chỉ nhận chứ không phân tích bản tin). Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản lí khác như điều khiển OCB-283 và kiểm tra trung kế, các chức năng quan trắc. I.2.4. MQ (Distrylrytion de massage): Bộ phân tán bản tin MQ thực hiện chức năng phân phối và tạo khuôn dạng các bản tin (nội bộ tổng đài). Ngoài ra nó còn thực hiện các chức năng giám sát các đường nối bán thường trực (các đường nối số liệu) và truyền đưa bản tin tới các bộ phận khác qua mạch vòng bản tin. I.2.5. GX (Gestion des connexion): Bộ điều khiển đấu nối ma trận Ngoài chức năng xử lí và giám sát chất lượng các đường nối trên đường chuyển mạch. GX còn thực hiện các nhiệm vụ như : SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 63 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Thiết lập và giải phóng tuyến nối từ bộ xử lí gọi (MR) hoặc từ bộ phân bố bản tin (MQ). - Nhận biết các tín hiệu lỗi trong đấu nối do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận gây ra (COM). - Giám sát các kết cuối của các thành phần đấu nối (các đường xâm nhập LA và các đường nội bộ tới LCXE) định kì hoặc theo yêu cầu của các đường nhất định. - Đảm bảo điều khiển theo chương trình, theo lệnh các đường nối trong tổng đài. I.2.6. Bộ điều khiển quản lí báo hiệu số 7 (PC) PC có nhiệm vụ xử lí và phân bố các bản tin báo hiệu số 7 thực hiện chức năng quản lí mạng tại mức 3 của báo hiệu số 7. - Đối với các đấu nối cho các kênh báo hiệu 64Kbps, các đấu nối thiết bị báo hiệu thường được thiết lập qua ma trận đấu nối đến PU/PE là thiết bị xử lí giao thức báo hiệu số 7 (một phần trong lớp 3) quản trị riêng các kênh báo hiệu và lưu lượng báo hiệu số 7 quản lí 32 đường COC, nhận tín hiệu để chuyển cho MR. - PC thực hiện các chức năng: quản trị mạng (một phần ở lớp 3) phòng vệ PU/PE các chức năng quản trắc khác mà không liên quan trực tiếp đến báo hiệu số 7 của CCITT. Tất cả 6 chức năng trên của SMC được cài đặt trong SMC. Việc đấu nối trạm với các môi trường thông tin được thực hiện như sau: - Mạch vòng thông tin MIS : đế trao đổi thông tin SMC với trạm khai thác bảo dưỡng SMM và giữa các chức năng của SMC khác nhau. - Mạch vòng thông tin MAS : có từ 1 đến 4 MAS để trao đổi thông tin giữa SMC với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA, trạm điều khiển trung kế SMT với trạm điều khiển ma trận SMX. - Mạch vòng cảnh báo MAL : để chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến trạm SMM. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 64 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Tổng đài Alcatel 1000 E10 được trang bị ít nhất có 2 trạm SMC và nhiều nhất có thể lên tới 64 trạm SMC tùy thuộc vào lưu lượng của thuê bao, tùy thuộc vào cấu hình và lưu lượng xử lí mà mỗi một trạm SMC có thể có một hoặc nhiều các chức năng nói trên. I.3. Vị trí của trạm điều khiển chính SMC. Trạm điều khiển chính SMC được đấu nối với các môi trường thông tin sau: - Mạch vòng thông tin MIS: để trao đổi thông tin giữa SMC với trạm vận hành bảo dưỡng SMM. - Mạch vòng thông tin MAS (từ 1 đến 4 MAS) để trao đổi thông tin với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA. Mạch vòng thông tin MAS để trao đổi thông tin với trạm điều khiển đấu nối trung kế SMT và trạm điều khiển ma trận SMX, các trạm này đều được đấu nối với MAS. - Mạch vòng cảnh báo MAL : chuyển các cảnh từ trạm SMC đến trạm SMM. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 65 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 II. Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ(SMA). II.1. Cấu trúc trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA. MAS CMP PUP MC PUS CLOCK N CSMP 12 RI Bus BSM CTSV 1 CTSV 2 Hình 16:Tổ chức điều khiển trạm SMA Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA được nối tới ma trận chuyển mạch chính (MCX) nhờ 8 đường mạng. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ được tổ chức trên cơ sở các Bus trạm đa xử lí. SMA gồm 16 bảng mạch in sau: - 1 bảng ACAJA cùng với bảng mạch liên hợp ACAJB có trách nhiệm quản lí việc trao đổi thông tin với nhau thông qua MAS. - 1 bảng mạch ACMCQ hoặc ACMCS cung cấp bộ nhớ có dung lượng lớn của trạm. - 1 bảng ACUTR: chức năng xử lí chính. - 1 bảng ACUTR thực hiện các chức năng xử lí thứ cấp. - tối đa 12 bảng mạch thực hiện các hoạt động riêng biệt mà trạm điều khiển thiết bị phụ trợ có trách nhiệm thực hiện: + 1 hay nhiều bảng ICTCH. + 1 hay nhiều bảng ACHIL. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 66 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + 1 bảng ICHOR. Các bảng mạch sau được cài đặt vào trong trạm nhưng không được đấu nối tới Bus trạm điều khiển: - 1 cặp bảng ICID, các bảng này là giao tiếp giữa các nhánh của ma trận đấu nối và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. - 1 bảng ACALA có nhiệm vụ thu nhập và phát cả cảnh báo xuất hiện ở trạm điều khiển thiêt bị phụ trợ. Cấu trúc đã chọn có thuận lợi là cho phép cấu hình biến đổi trong một phạm vi rộng (dựa và dạng vật lí bởi số lượng ACUTR). Khả năng hoạt động (tùy theo số lượng và kiểu bảng mạch sử dụng) có thể được điều chỉnh theo nhu cầu. - Có 9 loại bảng mạch : + Bộ nối CMP → ACAJA, ACAJB + Đơn vị xử lí chính, đơn vị xử lí thứ cấp → ACUTR + Bộ nhớ chung →ACMCS + Bộ nhớ xử lí tín hiệu thoại → ICTSH + Bộ nối đồng hồ → ICHOR + Bộ nối cảnh báo →ACALA + Chức năng lựa chọn nhánh → ICID + Bộ nối xử lí đa giao thức → ACHIL - Trạm xử lí thiết bị phụ trợ: tối đa 20 bảng mạch + 2CV - Công suất tiêu thụ ở mức 5V < 120W II.2. Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ SMA thực hiện các chức năng sau đây: - ETA: thực hiện các chức năng quản trị các thiết bị phụ trợ, quản trị âm báo. Bộ quản lý thiết bị phụ trợ ETA cung cấp các chức năng sau: + Tạo âm báo, tạo tần số cho toàn bộ mạng, có thể là đơn tần hoặc đa tần. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 67 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Thu phát tần số RGF: một ETA có 96 RGF (RGF phân tích, nhận biết, và phát các tín hiệu trong dải tần âm thanh thường là đơn tần hoặc đa tần mang ý nghĩa báo hiệu). + Thoại hội nghị CCF: một ETA có từ 1 đến 2 CCF trong đó 1 CCF phục vụ được 8 cuộc gọi hội nghị . + Tạo đồng hồ, quản lí thiết bị trong tổng đài. - PUPE (điều khiển giao thức báo hiệu số 7): xử lí giao thức báo hiệu số 7 của CCITT, phụ thuộc vào cấu hình và lưu lượng xử lí mà 1 SMA có thể chỉ được cài đặt phần mềm quản trị thiết bị phụ trợ của OCB-283. II.3. Vị trí của trạm SMA. Trạm điều khiển các thiết bị phụ trơ SMA được đấu nối với : - Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ được nối tới ma trận chuyển mạch chính MCX bởi 8 đường mạng. Thông qua hệ thống đấu nối mà trạm SMA thu nhận sự phân phối thời gian cơ sở từ STS. - SMA đấu nối với mạch vòng thông tin MAS để thực hiện trao đổi thông tin giữa SMA và các phần tử điều khiển của OCB-283. - SMA đấu nối với mạch vòng cảnh báo MAL . III. Trạm điều khiển trung kế SMT. III.1. Cấu trúc trạm điều khiển trung kế SMT. SMT quản lí 32 đường PCM, các đường này được phân chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 PCM do 1 đơn vị điều khiển URM (đấu nối với các tổng đài khác) hoặc URS (đấu nối với chuyển mạch vệ tinh) quản lí. Cả 8 module này đều do 1 phần mềm điều khiển đơn vị đấu nối điều khiển và quản trị gọi là LOGUR. Để đảm bảo sự hoạt động của đơn vị đấu nối, LOGUR và cả phần mềm nhận biết đều có cấu tạo kép. Do vậy 1 SMT gồm 2 mặt : - Mặt hoạt động điều khiển các chuyển mạch và nhận biết có liên quan đến chuyển mạch.. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 68 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Mặt dự phòng để cập nhật, giám sát mặt hoạt động và thực hiện chức năng sửa chữa theo lệnh từ trạm đa xử lí bảo dưỡng(SMM). Nó sẽ hoạt động theo yêu cầu từ SMM hoặc do sự cố trong hoạt động. Cụ thể trạm SMT bao gồm các khối sau: - Các Module thu nhận kép, mỗi Module xử lí 4 tuyến PCM (nhiều nhất là 8 Module). - Một thiết bị cơ sở bao gồm: + Một bộ phối hợp dồn kênh chính CMP cho việc đối thoại trên các bộ dồn kênh thông tin MAS được chỉ định cho một tập các trạm SMT. + Một đơn vị logic (LOGUR) kép quản lí 8 module thu nhận, làm việc theo kiểu hoạt động/dự phòng. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 69 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Logic hoạt động thực hiện chuyển mạch và bảo vệ liên quan đến chuyển mạch Logic dự phòng thực hiện các chức năng bảo dưỡng theo yêu cầu của trạm vận hành và bảo dưỡng SMM. Logic dự phòng trở thành logic hoạt động theo chỉ thị của trạm SMM khi logic hoạt động bị hỏng. - Các giao diện với các tuyến PCM bên ngoài (tối đa là 32). - Các phần tử đấu nối với ma trận chuyển mạch chính SAB. Một giao tiếp PCM tạo bởi 4 trancoders ICTRI (1 trancoder cho mỗi PCM) thực hiện các chức năng: + Bên thu: biến đổi mã HDB3 sang mã nhị phân và khôi phục clock ở xa. + Bên phát: biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 từ đường truyền và clock nội bộ (local clock). III.2. Vai trò của trạm điều khiển trung kế SMT. Trạm điều khiển trung kế SMT thực hiện chức năng giao tiếp giữa các đường PCM với trung tâm chuyển mạch. Các đường PCM đến trung tâm chuyển mạch từ: - 1 trung tâm chuyển mạch khác. + Từ đơn vị truy nhập thuê bao số ở xa( CSND). + Từ thiết bị thông báo ghi âm sẵn cấu trúc số. + Từ bộ tập trung thuê bao xa CSED Trạm điều khiển trung kế SMT gồm các bộ điều khiển PCM còn gọi là đơn vị nối ghép kênh URM. Nó gồm các chức năng chính sau đây: - Theo hướng PCM tới trung tâm chuyển mạch: + biến đổi mã HDB3 sang mã nhị phân. + tách báo hiệu liền kênh. + quản lí các kênh báo hiệu kênh chung mang bởi khe thời gian TS16. + đấu nối chéo các kênh giữa PCM và đường nối ma trận LR. - Theo hướng từ trung tâm chuyển mạch tới PCM: + biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 70 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + truyền báo hiệu liền kênh. + quản lí các kênh báo hiệu kênh chung mang bởi khe TS16. + đấu nối chéo các kênh giữa đường nối ma trận LR và PCM. III.3.Vị trí của trạm điều khiển trung kế SMT. Trạm điều khiển trung kế SMT được đấu nối với: - Các phần tử bên ngoài tối đa 32 đường PCM: gồm đơn vị xâm nhập thuê bao số (CSND), bộ tập trung thuê bao xa( CSED), các trung kế từ các tổng đài khác. - Ma trận đấu nối gồm tối đa 32 đường LR tạo thành 4 nhóm GLR để mang nội dung của các kênh báo hiệu số 7 và các kênh tiếng. - Mạch vòng thông tin mã để trao đổi thông tin giữa SMT với các trạm điều khiển. - Mạch vòng cảnh báo MAL. IV. Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS. IV.1. Cấu trúc trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 71 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 MCXA: Nhánh A của ma trận chuyển mạch chính MCXB: Nhánh B của ma trận chuyển mạch chính HIS OSC : Giao diện đồng bộ bên ngoài : Bộ dao động CSNL : Đơn vị truy nhập thuê bao số gần SMA : Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMT : Trạm điều khiển trung kế - Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS bao gồm: + Một bộ tạo cơ sở thời gian đồng bộ có cấu tạo 3 (BBT). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 72 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Một giao tiếp đồng bộ ngoài HIS có thể cấu tạo kép. BBT được tạo từ bảng mạch in ICHOR HIS được tạo từ 1 đến 2 bảng ICHOR. IV.2. Vai trò của trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS. Trạm STS có nhiệm vụ tạo và phân phối các tín hiệu thời gian. Bao gồm: - Một khối cơ sở thời gian BBT (đơn vị tín hiệu đồng bộ cơ sở) có cấu trúc nhân 3 (triplicated). + BBT có nhiệm vụ phân phối các tín hiệu thời gian cần thiết tới các trạm điều khiển ma trận chuyển mạch của hệ thống Alcatel 1000 E10. Khối này dùng nguyên lí logic đa số trong phân phối tín hiệu thời gian và phát hiện lỗi nhằm mục đích đạt được độ tin cậy cao. + BBT giao tiếp với mạch vòng cảnh báo, cho phép STS phát các cảnh báo cho các giao tiếp đồng bộ ngoài và BBT tạo ra mạch vòng cảnh báo. - Một hoặc hai Module giao diện đồng bộ ở bên ngoài HIS (External synchronization interfac). + Giao diện HIS nhận các tuyến nối đồng bộ (tối đa 4 điểm thâm nhập) từ môi trường bên ngoài thông qua một hoặc nhiều trạm điều khiển trung kế SMT và lựa chọn tuyến nối có mức ưu tiên cao nhất. Các Module HIS dùng các tín hiệu clock lấy ra từ mạch số tới từ trạm SMT. từ các trạm đầu cuối PCM. + HIS thực hiện quản lí các tuyến đồng bộ thông qua các bộ dao động ổn định. Cũng nhờ có bộ dao động ổn định mà các Module HIS bù vào các tổn hao trên tất cả các tuyến đồng bộ. + HIS đảm bảo chất lượng tần số với độ chính xác cao nhất theo yêu cầu, tránh mất đồng bộ bằng cách sử dụng bộ tạo sóng có độ ổn định cao. IV.3. Vị trí của trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS. - Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian tạo ra các tín hiệu đồng bộ dùng cho các đơn vị truy nhập thuê bao CSN, các trạm SMA, SMT, SMX nhưng nó chỉ SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 73 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 phân phối chúng đến SMX. Và chính khối SMX phân phối các tín hiệu đồng bộ tới các CSNL và các trạm SMA, SMT. - Các tín hiệu đồng bộ tạo ra bởi 3 đồng hồ của STS được gửi đi bằng cách phân phối kép tới mỗi nhánh của ma trận chuyển mạch chính (tạo nên một số trạm SMX). Chúng bao gồm 1 tín hiệu đồng bộ chung 8MHz, được phân phối tới các giao diện đường lối ma trận LR và từ đó tới các trạm CSNL. SMA, SMT. - Giao tiếp với vòng cảnh báo: thực hiện chức năng phòng vệ, STS phát các cảnh báo do các giao tiếp đồng bộ ngoài và BBT tạo ra rồi chuyển vào vòng cảnh báo. IV.4. Chế độ hoạt động của trạm cơ sở thời gian STS. - Để đảm bảo có thể hoạt động tự trị và chống lại mọi tác động nguy hiểm làm giảm chất lượng các tần số được truyền và đảm bảo cho sự hoạt động của tổng đài, STS tự động tạo ra 4 điều kiện: + Vùng hoạt động đồng bộ bình thường: khi STS hoạt động đồng bộ với ít nhất một đồng hồ bộ ngoài. + Vùng tự trị bình thường: khi STS không còn đồng bộ với đồng hồ ngoài. Các tần số được truyền do HIS tạo ra, HIS sẽ nhớ giá trị tần số khi mất đồng bộ. Độ ổn định tần số của đồng hồ này vào khoảng 4.10 −10 và được duy trì trong 72 giờ. + Vùng BBT dao động tự do: 2 giao tiếp đồng bộ ngoài không làm việc. BBT không có đồng bộ ngoài, BBT sử dụng tần số do bản thân nó tạo ra (nó nhớ tần số trước khi mất HIS). Độ ổn định tần số khoảng 10 −6 và duy trì trong 72 giờ. + Vùng dao động tự do: trạm được sử dụng mà không cần đường đồng bộ. Độ ổn định vào khoảng 10 −9 . V. Hệ thống điều khiển ma trận chuyển mạch CCX. V.1. Cấu trúc của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX Hệ thống ma trận chuyển mạch CCX bao gồm: SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 74 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Ma trận chuyển mạch chính: + Chuyển mạch 16 bít gồm 3 bít dự phòng + Ma trận chuyển mạch 2048 x 2048 đường ma trận với 1 tầng chuyển mạch thời gian + Module chuyển mạch 64 đường ma trận - Lựa chọn và khuyếch đại nhánh SAB + Lựa chọn + Khuyếch đại + Giao tiếp các trạm đấu nối (CSNL, SMT, SMA,…) + Giao tiếp phân phối thời gian - Các đường ma trận LR: được chia thành LRA (đối với nhánh A) và LRB (đối với nhánh B) + Tốc độ 4Mb/s + Đấu nối theo mạch Module gồm 8 LR Tất cả được cấu trúc hoàn toàn kép. a.Ma trận chuyển mạch chính MCX. - Ma trận chuyển mạch chính MCX gồm 2 nhánh: nhánh A và nhánh B (còn gọi là mặt A và mặt B). Mỗi phía MCX gồm từ 1 đến 8 trạm điều khiển đấu nối SMX. - MCX được đấu nối với : + Trạm điều khiển trung kế bằng các đường LR + Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA + Trạm đồng bộ tạo thời gian cơ sở STS + Mạch vòng thông tin để giao tiếp với trạm điều khiển chính SMC và trạm vận hành bảo dưỡng SMM. Một nhánh của MCX - 1 nhánh của MCX trong cấu hình cực đại có 2048 đường vào LRE và 2048 đường ra LRS – gồm tới 8 SMX. Mỗi SMX tiếp nhận các tín hiệu thời gian bội ba (8MHz và đồng bộ khung) từ đơn vị cơ sở thời gian STS, và sau SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 75 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 khi lựa chọn mức logic chính sẽ phân phát thông tin thời gian và đồng bộ khung tới chuyển mạch và các giao tiếp đường ma trận ILR. Mỗi trong số 8 SMX xử lí 256 LRE (đường ma trận vào) và 256 LRS (đường ma trận ra) bên trong các giao tiếp đường mạng (ILR) của nó. Ở lối ra của ILR phía vào, các đường LCXE có các chỉ số giống nhau được ghép vào cùng một vị trí của mọi SMX. Mỗi ma trận chuyển mạch theo thời gian có khả năng điều khiển và chuyển mạch bất kì 1 khe thời gian nào trong số 2048 LRE tới bất kì khe thời gian nào của 256 LRS của nó (trong cấu hình rút gọn, bất kì khe thời gian nào trong số 48 LRE tới bất kì khe thời gian nào trong số 48 LRS của nó). - Trạm thiết bị kiểu Module : với 64 đường ma trận cho chuyển mạch thời gian và 16 đường ma trận cho giao tiếp đường mạng. b. Lụa chọn và khuyếch đại nhánh SAB. - SAB được đặt trong các giá mà các giá này có các thành phần được nối tới hệ thống ma trận chuyển mạch CCX. Các thành phần này là các đơn vị truy nhập thuê bao gần CSNL, các trạm điều khiển trung kế SMT và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA, được nói đến dưới cái tên chung chung “ Các đơn vị đấu nối “ hay “UR”. - Chức năng chính của đơn vị này là thực hiện giao tiếp giữa UR và 2 nhánh, ma trận chuyển mạch chính A và B. SAB thu và phát các tuyến thâm nhập (LA) tới từ các UR và tạo ra các tuyến LRA cho ma trận chuyển mạch chính nhánh A và các tuyến LRB cho ma trận chuyển mạch chính nhánh B. - Các hoạt động xử lí được thực hiện bởi SAB là: + Khuyếch đại các đường ma trận trên hướng phát và hướng thu. + Thích nghi 8/16 bít, giữ nguyên 8 bít/1 kênh + Xử lí 3 bít điều khiển + Lựa chọn nhánh SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 76 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + Giao tiếp phân phối thời gian giữa các UR và ma trận chuyển mạch chính CCX. + Giao tiếp tuyến thâm nhập trên hướng phát và hướng thu. - Module thực hiện cho thực thể này là : + 16 đường LR cho SMT 2G và CSN + 8 đường LR cho SMA và SMT 1G Đấu nối với các thiết bị phụ trợ từ SMA đến MCX. V.2. Hoạt động của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX. - Các đấu nối được thực hiện ở cả 2 nhánh. Lựa chọn nhánh hoạt động cho khe thời gian TS được thực hiện bằng cách so sánh các khe thời gian ra của mỗi nhánh. 3 bít điều khiển cho phép các chức năng sau đối với mỗi nhánh : Mang bít chẵn lẻ của khe thời gian, từ khối lựa chọn nhánh SAB vào tới SAB ra + thiết lập qua đường ma trận, lựa chọn nhánh hoạt động + giám sát đấu nối theo yêu cầu + đo lường chất lượng truyền dẫn theo yêu cầu - Việc giám sát hệ thống ma trận chuyển mạch được thực hiện nhờ phần mềm quản lí đấu nối (chức năng quản lí ma trận hệ thống GX). - 5 bít trong số 8 bít thêm vào sẵn sàng cho sử dụng chuyển mạch ngoài. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 77 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 V.3. Trạm điều khiển chuyển mạch SMX. V.3.1. Cấu trúc của trạm điều khiển chuyển mạch SMX Mỗi SMX gồm: - 1 bộ nối ghép chính(CMP) cho phép thông tin 2 hướng trên vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính(MAS) và thực hiện các chức năng của bộ xử lí cho xử lí phần mềm điều khiển chuyển mạch ma trận(MLCOM). - 1 bộ nối cho giao tiếp với ma trận chuyển mạch phân thời gian. - Các giao tiếp đường ma trận (ILR) cho tối đa 256 LRE(đường ma trận đầu vào) và 256 LRS(đường ma trận đầu ra).( Cấu hình rút gọn là 48 LRE và 48 LRS). - 1 ma trận phân thời gian với dung lượng tối đa 2048 LRE và 256 LRS. 256 LRE Giao tiếp đường ma trận (ILR) LCXE Tới SMX khác Bộ nối ma trận BSM Ma trận phân thời gian 2048 LRE (Max) 256 LRS (Max) Bộ nối ghép chính (CMP) Lên tới 1972 LCXE tới từ SMX khác Giao tiếp đường ma trận (ILR) MAS 256 LRS Hình 19: Tổ chức tổng quát của trạm SMX SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 78 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 BSM : Bus trạm điều khiển (đa xử lí) LCXE : liên kết nội bộ tới MCX và đấu nối tới 2 SMX LRE : Đường ma trận vào LRS : Đường ma trận ra V.3.2. Chức năng của trạm điều khiển chuyển mạch SMX. - Trạm SMX mà trong đó MCX là ma trận chuyển mạch vuông với 1 tầng chuyển mạch T có cấu trúc kép hoàn toàn. Nó có thể đấu nối (64x64) LR cho đến (2048x2048) LR trong đó LR là đường ma trận gồm 32 kênh mà mỗi kênh có 16 bít thì có 8 bít mang thông tin, 3 bít điều khiển và 5 bít dự phòng. Tốc độ của các đường ma trận là 4 Mbps nó được đấu nối theo Module gồm 8 LR. - MCX do một hệ thống điều khiển là COM nó thực hiện các chức năng điều khiển. MCX thiết lập và giải phóng các đường ma trận nhờ vào sự xâm nhập vào bộ nhớ điều khiển ma trận. Sự xâm nhập này cho phép viết vào khe thời gian , ra địa chỉ của khe thời gian vào. V.3.3. Mạch vòng thông tin (TOKEN RING). Mạch vòng thông tin để chuyển thông tin từ trạm này tới trạm khác, tổng đài Alcatel E10 sử dụng từ 1 tới 5 mạch vòng thông tin. Việc trao đổi các bản tin này được thực hiện bởi duy nhất một kiểu môi trường đó là mạch vòng thông tin TOKEN RING, sử dụng một giao thức duy nhất và giao thức được xử lí phù hợp với tiêu chuẩn IEEE 802.5. Nó thực hiện các chức năng chính như: - Mạch vòng đơn (với cấu hình rút gọn) được gọi là mạch vòng giữa các trạm MIS. - Một mạch vòng MIS để trao đổi giữa các chức năng điều khiển hoặc giữa các chức năng điều khiển và phần mềm vận hành bảo dưỡng. - Từ 1 đến 4 mạch vòng xâm nhập trạm MAS để trao đổi giữa các chức năng đấu nối (URM, COM, ETA, PUPE) và các chức năng điều khiển. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 79 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 * Ứng dụng của Token ring. Hệ thống thông tin ở dạng bộ dồn kênh thông tin được sử dụng để truyền các bản tin từ trạm này đến trạm khác trong OCB-283. Nhìn chung các bộ dồn kênh thông tin này thực hiện trong 2 ứng dụng sau: - Trao đổi bản tin giữa các trạm SMC, hay giữa các trạm SMC với SMM. Bộ dồn kênh gọi là dồn kênh liên trạm MIS. Trong đó OCB-283 chỉ có một mức. - Trao đổi bản tin giữa các trạm: SMX, SMT, SMA với tất cả các trạm SMC. Bộ dồn kênh này gọi là bộ dồn kênh thâm nhập trạm điều khiển chính MAS. Trong OCB-283 có thể có từ 1 đến 4 trạm MAS. Các bộ nối ghép thâm nhập vào MAS gọi là CMAS. * Hoạt động của Token ring. Trạm được chọn làm chủ đạo “ MONITOR”: là trạm có địa chỉ vật lí APSM cao nhất khi khởi tạo hệ thống, nó đồng bộ Ring và gửi Token rỗi vào Ring. Token này gửi đi từ trạm này tới trạm kia. Bất cứ trạm nào nếu muốn gửi bản tin phải phát tín hiệu đánh dấu để chiếm Ring. Tức là chuyển Token từ rỗi thành bận để gửi bản tin được chuyển trên Ring tại một thời điểm. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 80 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CHƯƠNG V. PHÂN HỆ VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG I. Khái niệm phân hệ vận hành bảo dưỡng (SMM). Phân hệ vận hành bảo dưỡng cùng với phân hệ đấu nối điều khiển tạo nên trung tâm chuyển mạch OCB-283. Nó cung cấp các phương tiện thông tin với các mạng quản lí viễn thông ở mức địa phương hay mức quốc gia. Phần mềm của phân hệ này được hỗ trợ bằng trạm bảo dưỡng SMM (station multiproceseur de Maintenaince). Cấu trúc của nó giống như cấu trúc của các trạm SMM khác trừ một số phối hợp đặc biệt. Các thiết bị ngoại vi có liên quan đến phần cứng gần trạm SMM nên nó có thể cùng được lắp đặt trong cùng một chỗ với phân hệ đấu nối điều khiển hoặc đặt ở một nơi xa và liên lạc thông tin qua Moderm. Một thiết bị ngoại vi đáng chú ý là giao diện đồ họa gọi là trạm điều hành chung PGS (Poste General de Suppervision / General Suppervisory Station). Nó giúp người ta giám sát vận hành hệ thống. II. Chức năng cơ bản của phân hệ vận hành bảo dưỡng SMM. Người vận hành hệ thống truy nhập toàn bộ phần cứng và phần mềm chuyển mạch của hệ thống Alcatel 1000 E10 thông qua các đầu cuối xử lí số liệu của phân hệ vận hành và bảo dưỡng như: bàn phím, các phương tiện đĩa từ, trạm đầu cuối thông minh. Các chức năng này có thể chia làm 2 loại: - Vận hành và ứng dụng thoại. - Vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Ngoài 2 chức năng trên phâ hệ vận hành bảo dưỡng còn thực hiện các chức năng sau: - Chuyển phần mềm và số liệu cho phân hệ đấu nối điều khiển. - Lưu trữ tạm thời các hóa đơn tính cước. - Tập trung thông tin cảnh báo từ các trạm đầu cuối và điều khiển thông qua các vòng cảnh báo. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 81 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 II.1. Chức năng vận hành và ứng dụng thoại - Quản lí thuê bao và trọn tuyến (Routing Data): các động tác chính là tạo mới, xóa bỏ hoặc thẩm vấn những đặc tính của thuê bao và các mạch điện trong tổng đài. - Quản lí mạng báo hiệu: Các công việc cũng được thực hiện giống như trên nhưng áp dụng cho mạng báo hiệu CCITT No7. - Tính cước cuộc gọi: việc tính cước cuộc gọi bao gồm các nhiệm vụ chính là quản lí lịch và các đặc tính tính cước, quản lí các đồng hố thuê bao vào quản lí số hiệu hóa đơn tính cước chi tiết. Các số liệu tính cước có thể chuyển thẳng đến trung tâm quản lí số liệu tính cước CET. Việc truyền số liệu này có thể được thực hiện : + Thông qua một máy sao chép số liệu tự động ARD. + Dùng các thủ tục liên kết dữ liệu hoặc thủ tục thông tin chuẩn. - Quản lí liên kết dữ liệu: các công tác chính bao gồm: tạo mới, thay đổi, xóa bỏ và thẩm vấn các tuyến liên kết bán cố định được dùng để thiết lập các tuyến số liệu với tốc độ 64Kb/s. - Giám sát tải: chức năng giám sát tải này được dùng để thiết lập các con số thống kê tải (Load statistics), chi một khoảng thời gian xác định (giờ bận)ho một khoảng thời gian dài (ví dụ trong vòng một tháng). Việc giám sát tải này thực hiện các thao tác đến. Ví dụ để nhận các số liệu các ngữ cảnh cuộc gọi và các ngữ cảnh tính cước bị bận, số lượng các cuộc gọi đang tiến hành đối với một đơn vị truy nhập thuê bao, tỷ lệ rỗi trong các trạm điều khiển. + Chức năng này có tính chất tạm thời. Nó được dùng để lấy thông tin đầy đủ trong quá trình tiến hành các cuộc gọi trong tổng đài, thời gian thiết lập cuộc gọi, nhận dạng các liên quan, bản chất của các bản tin, trao đổi với môi trường điện thoại. + Nguyên lí của chức năng này dựa trên sự khởi đầu theo yêu cầu (bởi người vận hành hoặc chương trình quản lí lịch) của một danh sách đầy đủ các SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 82 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 sự kiện trên một mẫu thiết bị cho trước. Các danh sách này có quan hệ với đường dây (các đường dây có lưu lượng lớn), nhóm mạch:đo đạc (mức độ hoàn tất và thời gian chiếm giữ trung bình các khối), lưu lượng đi (các hướng đi và các mã vùng). - Kiểm tra mạch và đường dây thuê bao: + Các kiểm tra tự động trên các đường dây thuê bao và các máy điện thoại bởi các phép đo vật lí khác nhau (đo hiệu điện thế, độ cách điện, tần số…). + Kiểm tra đột biến từ các máy điện thoại thuê bao. + Phát hiện các điều kiện cố định của đường dây bởi việc giám sát thường kì các khối truy nhập thuê bao. + Kiểm tra liên quan đến một danh sách các mạch hoặc một mạch đặc biệt bị nghi là hỏng hóc. + Các kiểm tra tạo ra việc thu nhận và trao đổi của tín hiệu theo kiểu của mạch được kiểm tra để phát hiện bất cứ một sai hỏng nào. - Quản lí mã vòng bậc 4 (CRC4): chức năng này có nhiệm vụ + Giám sát end to end của các tuyến liên kết số. + Kiểm tra truyền dẫn trên tất cả các Byte của khung. II.2. Chức năng vận hành và bảo dưỡng hệ thống. II.2.1. Chức năng vận hành hệ thống. - Hoạt động này liên quan đến chức năng cần thiết điều hành các bộ phận phần cứng và phần mềm trong thời gian hoạt động của hệ thống trong các lĩnh vực sau: + Phần mềm: các thao tác có liên quan đến việc làm, tạo và thay đổi Version của phần mềm vận hành và bảo dưỡng hệ thống được thực hiện bởi các lệnh của người vận hành trên các đầu cuối vận hành/ bảo dưỡng từ phần mềm tham chiếu lưu trữ trên đĩa từ. + Đĩa từ: tính chân thực và bền vững của dự liệu vận hành cũng được xử lí bởi phần mềm vận hành/ bảo dưỡng OM, điều này liên quan tới các file của 2 SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 83 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 trạm điều khiển tương đương hỗ trợ các máy phần mềm ML, TR (máy phần mềm quản lí thuê bao và phân tích cơ sở dữ liệu). + Các trạng thái của khối: các bộ phần cứng (trạm điều khiển SM) và các bộ phần mềm (máy logic ML) được định vị một cách tự động (các cơ cấu bảo vệ) hoặc theo yêu cầu của người thao tác điều hành. Trong các trạng thái dựa vào khả năng xử lí lưu lượng của chúng. Bộ nhớ các vị trí của bộ phận này cần phải được các bộ nhớ khác biết đến và được duy trì dưới sự điều khiển của phần mềm vận hành vả bảo dưỡng. + Các đầu cuối xử lí dữ liệu: phần mềm vận hành và bảo dưỡng quản lí tất cả các kiểu đầu cuối chỉ định của nó. + Các đầu cuối ra chuyên dụng. + Các đầu cuối chỉ định cho một hoặc nhiều chức năng. + Các thao tác như mở rộng hoặc đóng File và quản lí khối của người điều hành là một phần của chức năng điều hành đầu cuối số liệu. II.2.2. Chức năng bảo dưỡng hệ thống. - Để bảo dưỡng hệ thống, chức năng phần mềm vận hành bảo dưỡng OM được cung cấp một tập hợp các thông báo lỗi và các chương trình tìm lỗi. Các thông báo lỗi được tạo ra bởi các bộ phần cứng và phần mềm của hệ thống, chúng được sắp xếp và được xử lí thống kê bởi phần mềm OM để xác định nguyên nhân chính xác gây ra lỗi và nhận biết bộ phận (phần cứng hoặc phần mềm) tạo ra dòng thông báo, điều này cho phép các cảnh báo được đưa ra theo 3 lớp: no action, delay action và prompt action. - Các chương trình tìm lỗi được kích hoạt bởi người điều hành trên một hoặc nhiều khối. Các chương trình phân cấp này cho phép phần cứng của một trạm hoặc một khối được kiểm tra. Các thông báo chuẩn đoán đưa ra trên các thiết bị đầu cuối đang hoạt động cho biết: danh sách các khối bị lỗi, khả năng mỗi khối chỉ ra đó là khối bị hỏng (chuẩn đoán từng bước) và trong một số trường hợp còn cho biết bản chất của hỏng hóc. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 84 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 III. Trạm đa xử lí vận hành và bảo dưỡng SMM. III.1. Cấu trúc trạm đa xử lí vận hành và bảo dưỡng SMM. Phần mềm khai thác và bảo dưỡng OM nằm trong trạm SMM. SMM được xây dựng theo cấu trúc cũng như các trạm đa xử lí khác của OCB-283. Trạm này được nối với mạch vòng bản tin MIS, SMM còn có đấu nối dành riêng cho sự truy nhập vào các bộ nhớ tập trung và vào các thuê bao tương tự. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 85 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 BUS SCSI MIS Thiết bị nhớ dự phòng Bus nội bộ Bus nội bộ CMS UC1 bộ xử lí MC1 Bộ nhớ chung UC2 bộ xử lí MC2 Bộ nhớ chung XBUS Bus chung Bộ nối kép Bộ nối giao tiếp máy tính nhỏ Coupl Bộ nối COM Bus đầu Bộ nối LAS Bộ nối cảnh báo Bộ nối J64 Các tuyến không đồng bộ Các vòng cảnh báo (MAL) Các tuyến X25 Hình 20 : Cấu trúc trạm SMM SMM gồm các cơ cấu sau: - SSM gồm các phân hệ sau đây: SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 86 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 + 2 trạm đa xử lí đồng nhất (SM), mỗi một nước trạm được xây dựng xung quanh một hệ thống xử lí và một bộ nhớ riêng do hệ thống A8300 cung cấp và được đấu nối với MIS. + 1 bộ nhớ thứ cấp được đấu nối với các Bus giao tiếp máy tính nhỏ (SCCI). Nó được SMMA hoặc SMMB xâm nhập. Một trạm trạng thái hoạt động còn trạm kia ở trạng thái dự phòng. Mỗi phân hệ này gồm các thiết bị sau và các Bus của chúng: . 1 đơn vị xử lí chính (PUP) . 1 bộ nhớ chung (MC) . 1 đấu nối ghép chính(CMP) cho các đường tương tự đi vào MIS. . 2 đấu nối ghép kênh dành riêng (Telecom) để cung cấp đường nối cho Bus thông tin. . 1 đầu nối quản lí dành riêng (Diplex) điều khiển chế độ chủ/tớ. 4 BUS –SCSI thực hiện chức năng giao tiếp với hai bán hệ xử lí cho phép các thiết bị lưu giữ số liệu được kết nối (như ổ đĩa, steamer, băng từ…). Bus thông tin (mỗi Bus cho một bán hệ) cho phép 3 loại đấu nối truyền dẫn đấu nối. 3 loại đấu nối đó là : . đấu nối đường không đồng bộ (tất cả các loại đầu cuối) . đấu nối cảnh báo trung tâm (CCAL) chọn địa điểm cho chuông cảnh báo. . đấu nối trường J64 * Các thiết bị lưu giữ số liệu: chúng bao gồm: đĩa từ, cờ và 1 hoặc 2 đơn vị băng từ. - Đĩa từ : được sử dụng để lưu trữ tất cả các chương trình phần mềm và số liệu trong hệ thống. Chúng hoạt động ở chế độ “ được phản chiếu “. Tức là thông tin được viết ra song song trên 2 đĩa bởi các nửa hệ xử lí (SMMA hoặc SMMB). Các đĩa dùng ở đây là loại Winchesster. Bus SCSI chuẩn cho phép sử dụng các đĩa chuẩn với dung lượng luôn tăng. Hiện nay dùng các đĩa với dung lượng 1,2 Gb. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 87 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Băng từ: trong điều kiện bình thường, thông tin được lưu trữ trên đĩa. Băng từ được sử dụng để thông tin vào hay ra được chuyển dưới dạng File trên băng từ với một trung tâm xử lí (ví dụ thông tin ghi hóa đơn) khi các tuyến từ một máy ở xa tới một máy khác bị hỏng. - Cờ (streamer): cấu hình cơ bản là streamer ¼ inch dùng để khởi tạo hệ thống và để bảo vệ nội dung của các đĩa. * Môi trường thông tin trong SMM. Một số kiểu bộ phối hợp truyền dẫn được sử dụng, số lượng của chúng tùy theo các yêu cầu của vị trí: + Các bộ phối hợp liên kết không đồng bộ (8 đường/1 đầu) + Các bộ phối hợp cảnh báo trung tâm Các thiết bị đầu cuối vận hành bao gồm: + Teletypes + các đơn vị hiển thị (Visual display) + các máy in + các đầu cuối thông minh (intelligent terminals). Các thiết bị đầu cuối cũng được phân chia như sau : . bàn phím trợ giúp (không nhất thiết phải có) . thiết bị đầu cuối WAM . các thiết bị ngoại vi đầu ra . các thiết bị hoạt động theo lệnh người vận hành . trạm giám sát chung PGS: nó cung cấp các chức năng đặc biệt như: điều khiển xâm nhập vận hành, lựa chọn lệnh theo Menu, liên tục hiển thị các tổng kết cảnh báo, chức năng tìm và sắp xếp các giữ liệu lưu trữ, chức năng hỗ trợ người vận hành, thâm nhập bằng nhiều ngôn ngữ, tài liệu hướng dẫn trực tiếp. III.2. Vai trò của trạm đa xử lí vận hành và bảo dưỡng SMM. - Giám sát và quản lí hệ thống ALCATEL 1000 E10. - Lưu trữ số liệu hệ thống. - Bảo vệ trạm điều khiển. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 88 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Giám sát các vòng ghép thông tin. - Xử lí thông tin người – máy. - Khởi tạo và tái khởi tạo toàn hệ thống. III.3. Vị trí của trạm đa xử lí vận hành và bảo dưỡng SMM Trạm SMM được kết nối với các thiết bị thông tin sau: - Vòng ghép liên trạm( MIS): điều khiển trao đổi số liệu với các trạm điều khiển chính( SMC). - Vòng cảnh báo( MAL): thu nhập cảnh báo. SMM có thể được kết nối tới mạng quản lí viễn thông( TMN) thông qua các tuyến X25. IV. Các đơn vị xử lí. Có hai đơn vị xử lí đồng nhất SMMA và SMMB, chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động ở tại một thời điểm. Mỗi đơn vị xử lí hình thành một trạm bảo dưỡng SMM trên vòng ghép liên trạm MIS. Nó được thiết kế xung quanh Bus XBUS (Bus chung của hệ thống Alcatel 8300). Đơn vị xử lí có bảng mạch như sau: - 2 cặp bảng mạch ACUTG – ACMGS (bộ xử lí và bộ nhớ) được đấu nối với nhau bởi một Bus nội bộ 32 bít địa chỉ. - 1 cặp bảng mạch ACAJA/ACAJB cho đấu nối với vòng ghép liên trạm MIS. - 1 bảng mạch bộ nối ACFTD để quản lí giao tiếp Bus đầu cuối. - 1 bảng mạch hệ thống ACCSG. Mỗi đơn vị xử lí có một giao tiếp với MIS và một giao tiếp với bộ nhớ phụ (đĩa từ, bộ nhớ dự phòng, khối băng từ). Hai đơn vị xử lí, mỗi giao tiếp với một Bus đầu cuối thông qua 1 bảng bộ nối riêng (ACFTD). Bus đầu cuối kèm theo các bộ nối đường thông tin đồng bộ, không đồng bộ và bộ nối đầu cuối. Mỗi đơn vị xử lí có một bảng hệ thống (ACCSG): 2 bảng hệ thống điều khiển chuyển mạch qua lại giữa 2 đơn vị xử lí. (hoạt động kép DUPLEX). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 89 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Chúng trao đổi thông qua một tuyến nối tiếp HDLC và trao đổi các tín hiệu trạng thái (hoạt động/dự phòng/bảo dưỡng). V. Phần mềm trạm đa xử lí vận hành bảo dưỡng SMM SMM bao gồm: phần mềm hệ thống cơ sở RTOS, phần mềm ứng dụng RTOS, phần mềm ứng dụng OM. V.1. Phần mềm hệ thống cơ sở RTOS (hệ điều thời gian thực) thực hiện các chức năng sau: - Quản lí hoạt động kép như cập nhật số liệu, chuyển đổi SMM. - Quản lí các nguồn phần mềm và phần cứng. V.2. Phần mềm ứng dụng RTOS. Nó bao gồm các phần mềm sau : - Phần mềm ELAES: đây là phần mềm áp dụng RTOS thực hiện chức năng vận hành trạm SMM. Sử dụng tổ hợp phần mềm này người điều hành có thể quản lí trạm bằng xâm nhập lệnh vào PC, WAM (hỏi, định vị, đo kiểm các bảng mạch in của SMM…). - Phần mềm ELIAS: đây là phần mềm áp dụng hệ thống RTOS có nhiệm vụ quản trị các cảnh báo phần mềm và phần cứng. Trong đó: + IAS nhận các chỉ dẫn cảnh báo từ “EL” + IAS theo dõi trạng thái mới của mọi bảng trong trạm và gửi đến phần mềm áp dụng OM bắt đầu hoặc kết thúc bản tin cảnh báo. Bản tin cảnh báo gồm tên bảng có lỗi và trạng thái của nó. - Phần mềm ELSUP: đây là phần áp dụng hệ thống RTOS có nhiệm vụ phòng vệ tổng thể áp dụng trạm. Để thực hiện nhiệm vụ này nó đưa ra các áp dụng khác nhau với các chức năng: + Có khả năng theo dõi áp dụng + Có khả năng chuyển đổi trạng thái SMM (bằng RTOS hay bằng một áp dụng khác). + Có khả năng yêu cầu hoạt động hoạt hóa phòng vệ tổng thể (ví dụ như chuyển đổi). SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 90 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 V.3. Phần mềm ứng dụng OM. Với các chức năng quản trị bắt đầu hoặc kết thúc bản tin cảnh báo phần cứng. Nó bao gồm phân hệ phần mềm là SSOM và các ứng dụng OM. - SSOM: phân hệ OM, thực hiện chức năng giao tiếp giữa OM và RTOS ứng dụng. - OM ứng dụng gồm: ứng dụng điện thoại trong đó bao gồm có quản lí thuê bao, quản lí trung kế, quản lí phiên dịch và quản lí quan trắc. Ứng dụng hệ thống bao gồm có quản lí thiết bị, quản lí số liệu, quản lí lỗi và quản lí ngoại . SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 91 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 KẾT LUẬN Bằng việc ứng dụng các thành công rực rỡ của ngành công nghệ điện tử viễn thông, tổng đài điện tử số ALCATEL 1000 E10 đã đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng, nó còn có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông có chất lượng cao như: điện thoại, dịch vụ ISDN, điện thoại di động và các ứng dụng của mạng trí tuệ …nhờ có hệ thống vi xử lí tốc độ cao có khả năng xử lí dung lượng lớn. ALCATEL 1000E10 còn hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm của nó có cấu trúc phân cấp có thể thay đổi dễ dàng tại bất kì thời điểm nào cho phù hợp với yêu cầu của mạng. Với hiện trạng phát triển không ngừng của mạng viễn thông Việt Nam hiện nay thì việc tổng đài ALCATEL 1000E10 đưa vào sử dụng không còn là mới mẻ nữa. Bằng việc cung cấp khả năng xử lí lưu lượng theo yêu cầu của từng vùng phục vụ, tổng đài ALCATEL 1000E10 được sử dụng rộng rãi trong mạng viễn thông, khả năng nâng cấp dung lượng tổng đài đạt khi số lượng thuê bao tăng và đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ thông tin hơn khi đó tổng đài sẽ được nâng cấp cả về phần cứng cũng như phần mềm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các tổng đài trên mạng viễn thông Việt Nam: NXB Bưu Điện năm 2000 - Quy trình khai thác và bảo dưỡng Tổng đài A1000E10B NXB Bưu điện - Tính năng kĩ thuật và vận hành khai thác hệ thống A1000E10B. SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C [...]... Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CNL CNE CSNL Connecting Swichboard CNL UCN 2-16 MIC CNE CSND Hình 8 : Sơ đồ tổng quát CSN - Có cấu tạo bao gồm : + CNL: đơn vị tập trung thuê bao nội hạt + CNE: đơn vị tập trung thuê bao xa + ICNE: bộ tập trung thuê bao số xa + UCN: đơn vị điều khiển số SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 34 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10. .. đến 4 số + Quay số vào trực tiếp + Thông tin về cước + Chuyển STT tạm thời + Các cuộc gọi không trả lời + Nhận biết đường gọi + Ngăn chặn nhận biết đường gọi + Hiển thị con số chủ gọi + Dấu con số chủ gọi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 25 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3.3 Đấu nối liên đài: Tổng đài Alcatel 1000E10 dù là tổng đài nội hạt, quá giang nội hạt, quá giang thuần... tục của tổng đài, kịp thời phát hiện ra các sự cố nên việc khắc phục rất nhanh chóng - Tổng đài SPC có khả năng tăng được các dịch vụ phi thoại(còn gọi là các dịch vụ gia tăng) SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 17 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 - Tổng đài SPC làm việc như một máy tính điện tử nên cho phép sử dụng máy tính để quản lí, kiểm tra, điều khiển hệ thống tổng đài làm... làm việc - Tổng đài SPC ứng dụng các công nghệ tiên tiến của kí thuật số, kĩ thuật vi xử lí cho nên kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ, độ tin cậy cao, có cấu hình theo từng khối từng mạch Module rất thuận tiện cho công việc lắp đặt, xây dựng và sửa chữa, bảo dướng tổng đài SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 18 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 PHẦN II KIẾN TRÚC TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000... của tổng đài là tạo tuyến đấu nối Trong tổng đâì tự động tuyến đầu nối được tạo ra bằng hệ thống(ma trận) các tiếp điểm được điêu khiển làm việc như một công tắc Có 2 trạng thái: kín mạch hoặc hở mạch Vì vậy còn gọi là công tắc chuyển mạch SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 13 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Trong tổng đâì tương tự có hệ thống chuyển mạch tương tự Trong tổng đài. .. gồm các Module thiết bị hướng dịch vụ (service-oriented equipment) được điều khiển tách biệt cũng như các giao diện chuẩn về phía hệ thống SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 29 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 V Sơ đồ nguyên lí cấu tạo cơ bản của tổng đài ALCATEL 1000E10 Phân hệ truy nhập thuê bao LR CSNL CSND CSED Trung kế và các thiết bị thông báo LR Ma trận chuyển mạch chính STS... A3800 của Alcatel cùng với kinh nghiệm sẵn có và phần mềm dẻo đa dạng, cấu trúc mở SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 21 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 Alcatel 1100 Chuyển mạch gói Alcatel 1100 Alcatel 1300 Minitel Videotex Các dịch vụ mạng bổ xung giá trị TMN Mạng quản lí viễn thông Freecall Mạng thông minh Alcatel 1000 E10 ISDN Visio Conference Phương thức truyền dẫn cận đồng bộ... sử dụng báo hiệu kênh riêng Mạng báo hiệu số 7 CCITT 5 4 6 1 2 NT ALCATEL 1000 E10 3 8 Mạng số liệu 7 Mạng bổ sung dịch vụ Mạng điều hành và bảo dưỡng PABX Hình 6: Các giao tiếp ngoại vi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 23 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV Các dịch vụ của tổng đài IV.1 Các loại cuộc gọi Alcatel 1000E10 xử lí các cuộc thoại vào/ra mạng chuyển mạch quốc gia và... gọi) - Bảo mật bằng mã hóa ( Pasword) cho trạm vận hành và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 28 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 CHƯƠNG II.KIẾN TRÚC TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 Hệ thống Alcatel E10 có cấu trúc cơ bản dựa trên các khối chức năng Nhờ có cấu trúc này mà hệ thống có thể bao trùm một loạt các ứng dụng và có khả năng bổ... luồng và chuyển mạch S không bị trễ Nên SSW không thực hiện được chức năng của tổng đài Trong thực tế người ta thường dùng chuyển mạch số kết hợp giữa 2 loại chuyển mạch SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 14 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3 Khối điều khiển trung tâm CPU Dùng để điều khiển tổng đài làm việc theo một chương trình ghi sẵn bao gồm một bộ điều khiển trung tâm viết ... thành đồ án tốt nghiệp Hà Nội, tháng năm 2011 Sinh viên thực Nguyễn Thị Thu Hằng SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp K10C Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu tổng đài ALCATEL 1000E10 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI... dướng tổng đài SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 18 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu tổng đài ALCATEL 1000E10 PHẦN II KIẾN TRÚC TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000 E10 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI ALCATEL. .. gọi SV: Nguyễn Thị Thu Hằng 25 K10C Lớp Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu tổng đài ALCATEL 1000E10 IV.3.3 Đấu nối liên đài: Tổng đài Alcatel 1000E10 dù tổng đài nội hạt, giang nội hạt, giang túy hay

Ngày đăng: 01/10/2015, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w