Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ(SMA) 1 Cấu trúc trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 (Trang 66)

II.1. Cấu trúc trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA.

Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA được nối tới ma trận chuyển mạch chính (MCX) nhờ 8 đường mạng. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ được tổ chức trên cơ sở các Bus trạm đa xử lí. SMA gồm 16 bảng mạch in sau:

- 1 bảng ACAJA cùng với bảng mạch liên hợp ACAJB có trách nhiệm quản lí việc trao đổi thông tin với nhau thông qua MAS.

- 1 bảng mạch ACMCQ hoặc ACMCS cung cấp bộ nhớ có dung lượng lớn của trạm.

- 1 bảng ACUTR: chức năng xử lí chính.

- 1 bảng ACUTR thực hiện các chức năng xử lí thứ cấp.

- tối đa 12 bảng mạch thực hiện các hoạt động riêng biệt mà trạm điều khiển thiết bị phụ trợ có trách nhiệm thực hiện:

+ 1 hay nhiều bảng ICTCH. + 1 hay nhiều bảng ACHIL.

MAS RI RI CMP Bus BSM CTSV 1 PUP MC PUS

Hình 16:Tổ chức điều khiển trạm SMA

CTSV 2 CLOCK

+ 1 bảng ICHOR.

Các bảng mạch sau được cài đặt vào trong trạm nhưng không được đấu nối tới Bus trạm điều khiển:

- 1 cặp bảng ICID, các bảng này là giao tiếp giữa các nhánh của ma trận đấu nối và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ.

- 1 bảng ACALA có nhiệm vụ thu nhập và phát cả cảnh báo xuất hiện ở trạm điều khiển thiêt bị phụ trợ.

Cấu trúc đã chọn có thuận lợi là cho phép cấu hình biến đổi trong một phạm vi rộng (dựa và dạng vật lí bởi số lượng ACUTR). Khả năng hoạt động (tùy theo số lượng và kiểu bảng mạch sử dụng) có thể được điều chỉnh theo nhu cầu.

- Có 9 loại bảng mạch :

+ Bộ nối CMP → ACAJA, ACAJB

+ Đơn vị xử lí chính, đơn vị xử lí thứ cấp → ACUTR + Bộ nhớ chung →ACMCS

+ Bộ nhớ xử lí tín hiệu thoại → ICTSH + Bộ nối đồng hồ → ICHOR

+ Bộ nối cảnh báo →ACALA

+ Chức năng lựa chọn nhánh → ICID + Bộ nối xử lí đa giao thức → ACHIL

- Trạm xử lí thiết bị phụ trợ: tối đa 20 bảng mạch + 2CV - Công suất tiêu thụ ở mức 5V < 120W

II.2. Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA

Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ SMA thực hiện các chức năng sau đây: - ETA: thực hiện các chức năng quản trị các thiết bị phụ trợ, quản trị âm báo.

Bộ quản lý thiết bị phụ trợ ETA cung cấp các chức năng sau:

+ Thu phát tần số RGF: một ETA có 96 RGF (RGF phân tích, nhận biết, và phát các tín hiệu trong dải tần âm thanh thường là đơn tần hoặc đa tần mang ý nghĩa báo hiệu).

+ Thoại hội nghị CCF: một ETA có từ 1 đến 2 CCF trong đó 1 CCF phục vụ được 8 cuộc gọi hội nghị .

+ Tạo đồng hồ, quản lí thiết bị trong tổng đài.

- PUPE (điều khiển giao thức báo hiệu số 7): xử lí giao thức báo hiệu số 7 của CCITT, phụ thuộc vào cấu hình và lưu lượng xử lí mà 1 SMA có thể chỉ được cài đặt phần mềm quản trị thiết bị phụ trợ của OCB-283.

II.3. Vị trí của trạm SMA.

Trạm điều khiển các thiết bị phụ trơ SMA được đấu nối với :

- Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ được nối tới ma trận chuyển mạch chính MCX bởi 8 đường mạng. Thông qua hệ thống đấu nối mà trạm SMA thu nhận sự phân phối thời gian cơ sở từ STS.

- SMA đấu nối với mạch vòng thông tin MAS để thực hiện trao đổi thông tin giữa SMA và các phần tử điều khiển của OCB-283.

- SMA đấu nối với mạch vòng cảnh báo MAL .

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu về tổng đài ALCATEL 1000E10 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w