Về vấn đề dòng họ người việt và người hàn

10 223 0
Về vấn đề dòng họ người việt và người hàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

...Nghiên cứu khoa học húa dũng h Vit Nam ca Trng Nam2, Tớnh th [dũng h] v tc ph Hn Quc ca Lee Soo Geon3 Tuy nhiờn,... phi hp xut bn, H Ni, 2010, tr 402 405 Nghiên cứu đông bắc á, số 8(162) 8-2014 Nghiên cứu khoa học Khi tỡm hiu v dũng h Hn Quc, chỳng tụi bt gp nhng s liu v s lng tc danh khỏ chờnh lch, ú ỏng... xut bn i hc Seoul, 2003, tr 345 347 Nghiên cứu đông bắc á, số 8(162) 8-2014 73 Nghiên cứu khoa học 74 22 Cao 114 Mc 206 Quõn 23 Vn 115 Qu 207 Diờu 24 Tụn 116 Bỡ 208 Bt 25 Lng 117 Hỡnh

Nghiªn cøu khoa häc VÒ vÊn ®Ò dßng hä cña ng-êi viÖt vµ ng-êi hµn Cao thÞ thanh t©m* D-¬ng thÞ thanh ph-¬ng** Tóm tắt: Trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và dị biệt trong hệ thống tộc danh và vai trò của dòng họ trong đời sống hiện đại của 2 dân tộc Hàn, Việt, các tác giả đã đi đến nhận xét: Hệ thống tộc danh của 2 dân tộc Hàn, Việt đều chịu ảnh hưởng từ hệ thống thân tộc của văn hóa Hán mà họ đã tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, đều thể hiện sâu sắc về ý thức nguồn cội, xem đó như một chỗ dựa tinh thần quan trọng để vươn lên khẳng định bản thân và dòng họ trong xã hội hiện đại, nhất là với những dòng họ “trâm anh thế phiệt”. Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, Dòng họ, Tộc danh, Văn hóa dòng họ húng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, mọi vấn đề của cuộc sống tưởng chừng đã bị*chi phối bởi các mối quan hệ chính trị, kinh tế, thế nhưng**quan hệ dòng họ (clan, trong tiếng Hàn là soeng shi /성 씨 / 性氏) - một dấu tích có nguồn cội từ thời công xã thị tộc của hàng chục vạn năm về trước, vẫn còn tồn tại và có tác động không nhỏ tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội hiện đại. Rõ ràng, hiện nay, dòng họ không chỉ đơn thuần là những dấu hiệu góp phần phân biệt giữa các cá nhân, mà trên hết là một hiện tượng văn hóa độc đáo, góp phần thể hiện rõ nét hơn bản sắc văn hóa tộc người, nhất là với các dân tộc Á Đông. Ở Nhật Bản, nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu và nổi tiếng thế giới vẫn mang dậm dấu ấn dòng họ như Toyota – 豐 田 /“Phong Điền”, Suzuki – 鈴 木/“Linh mộc” , Honda – 本 田/“Bản điền”,... Phải chăng, yếu tố huyết tộc của những thành viên trong hội đồng quản trị của các tập đoàn nói trên đã góp phần làm nên thành công của họ, giúp cho các tập đoàn đó vượt qua biết bao thăng trầm của khủng hoảng kinh tế, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong bức tranh kinh tế Nhật Bản và thế giới. Trong quá trình tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, không mấy khó khăn để nhận ra nhiều điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống giữa 2 dân tộc Hàn, Việt, trong đó có vấn đề dòng họ và vai trò của dòng họ trong xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi muốn thử so sánh một số điểm tương đồng và dị biệt xung quanh vấn đề tộc danh cũng như vai trò dòng họ trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại, với hy vọng sẽ góp thêm một vài cứ liệu cho việc khắc họa rõ nét hơn những đặc trưng của văn hóa Việt, Hàn. 1. Những vấn đề liên quan tới dòng họ và văn hóa dòng họ của người Việt và người Hàn đã từng được đề cập trong khá nhiều công trình của các học giả Việt Nam và Hàn Quốc. Tiêu biểu là các công trình Họ và tên người Việt Nam của TS. Lê Trung Hoa1, Văn * 1 C Giảng viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt Giảng viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt ** Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 TS. Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 71 Nghiªn cøu khoa häc hóa dòng họ Việt Nam của Đỗ Trọng Nam2, Tính thị [dòng họ] và tộc phả ở Hàn Quốc của Lee Soo Geon3. Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, việc so sánh dòng họ và văn hóa dòng họ giữa 2 dân tộc Hàn, Việt, cho tới nay vẫn chưa dành được sự quan tâm của các học giả. Ở đây, trong khuôn khổ một bài báo khoa học và với năng lực có hạn của bản thân, chúng tôi cũng không dám khẳng định sẽ làm sáng tỏ mọi khía cạnh liên quan tới vấn đề vừa nêu, mà chỉ nêu lên một vài nhận thức bước đầu của mình xung quanh vấn đề đó. 2. Trước hết, cần phân biệt hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt – dòng họ và tộc danh (tức tên gọi dòng họ). Dòng họ (clan) cổ xưa ở người Việt, theo PGS.TS Cao Thế Trình, còn mang đậm dấu ấn của tục thờ totem, tức đạo “thờ vật tổ”, cụ thể là họ Hồng Bàng, thờ chim và một loài bò sát (về sau gọi là “long”/“rồng”) làm vật tổ 4 ; còn dòng họ hiện nay ở người Việt là một đơn vị huyết tộc tính theo dòng cha, được thể hiện rõ nét thông qua gia phả và việc các thành viên có cùng huyết thống đều thờ chung một vị thủy tổ (thực chất đó chỉ là ông tổ xa nhất mà ký ức còn lưu giữ được, lẽ đương nhiên vị thủy tổ đó vẫn có cha mẹ sinh ra, nhưng không còn được biết đến); còn tộc danh (family name) là tên gọi dòng họ - một khái niệm lớn hơn nội hàm khái niệm dòng họ, bởi dưới một tộc danh có thể 2 Đỗ Trọng Nam, Văn hóa dòng họ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2011. 3 bao gồm hàng chục, hàng trăm, thậm chí nhiều hơn thế nữa số lượng dòng họ. Chẳng hạn, dưới một tộc danh là Nguyễn ở Việt Nam hiện nay, rõ ràng có tới hàng trăm họ Nguyễn khác nhau. Dấu hiệu nhận diện điều này thể hiện rõ nét qua tục lệ hôn nhân của người Việt – những người cùng dòng họ (cùng đơn vị huyết thống) thì không được phép kết hôn với nhau, cho dù là cách xa bao nhiều đời, tức thế hệ (dẫu rằng, khoản 3, điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành ở nước ta cũng chỉ cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời). Chúng tôi đã nhận được những thiệp mời đám cưới, trong đó cả 6 người – cô dâu, chú rể, bố mẹ cô dâu, bố mẹ chú rể, đều mang cùng một “họ” (thực chất là 4 họ). Ngược lại, có nhiều người vì những lý do khác nhau, nên mang những tộc danh khác nhau, nhưng thực chất lại cùng một huyết tộc. Tiêu biểu là dòng họ Mạc. Sau sự sụp đổ của vương triều Mạc (1592), để tránh sự truy nã trả thù của tập đoàn Lê-Trịnh cầm quyền, “dư đảng” họ Mạc đã phải phiêu tán khắp nơi và đổi thành 50 họ khác nhau (tính năm 2009), trong đó có không ít những danh nhân nổi tiếng như Phạm Hồng Thái, Phan Đăng Lưu,...5 Trường hợp họ Huỳnh ở phía Nam đất nước trước đây thực chất là họ Hoàng đọc trệch âm để không bị phạm húy với chúa Nguyễn Hoàng. Trong các văn bản chữ Hán, họ Võ vẫn ghi bằng chữ Vũ,... Vì vậy, khi nói ở người Việt có khoảng 200 dòng họ, thực chất chỉ là khoảng 200 tộc. 이 수 건, 한 국 의 성 씨 와 죽 보, 서 울 대 학 교 출 판 문 화 원, 2003, (Lee Soo Goen, Tính thị [dòng họ] và tộc phả ở Hàn Quốc, Viện văn hóa xuất bản Đại học Seoul, 2003). 4 Xem: Cao Thế Trình, “Thử tìm hiểu bức tranh tín ngưỡng ở các cư dân thời Hùng Vương”, Tạp chí Dân tộc học, số 2 – 2002, tr. 30-38. 72 5 Xem: Phan Đăng Thuận, Hậu duệ nhà Mạc ở Nghệ An, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”, do Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và Hội sử học Hà Nội, phối hợp xuất bản, Hà Nội, 2010, tr. 402 – 405. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc 3. Khi tìm hiểu về dòng họ ở Hàn Quốc, chúng tôi bắt gặp những số liệu về số lượng tộc danh khá chênh lệch, trong đó đáng chú ý nhất thuộc về bản Toàn quốc tính thị và dân số (ngoại trừ địa vực Bắc Hàn) in trong cuốn Tính thị và tộc phả ở Hàn Quốc của Lee Soo Goen, với 274 dòng họ được viết bằng Hán tự6 và sắp xếp theo thứ tự nhân khẩu từ cao đến thấp. Ngoại trừ một trường STT 6 CHỮ HÁN ÂM HÁN –VIỆT STT CHỮ HÁN hợp được viết theo kiểu Wasei Kanji (“Hòa chế Hán tự”) của Nhật Bản (chữ 辻), 273 chữ còn lại đều có thể đọc theo âm Hán-Việt. Để tiện theo dõi, chúng tôi công bố lại bản danh mục nói trên (lược bỏ phần số lượng nhân khẩu của các dòng họ và bổ sung phần phiên âm Hán – Việt và để tiện so sánh, những tộc danh nào trùng với tên gọi dòng họ ở Việt Nam chúng tôi in chữ nghiêng). ÂM HÁN –VIỆT STT CHỮ HÁN ÂM HÁN –VIỆT 016 金 Kim 93 牟 Mâu 185 袁 Vi 02 李 Lý 94 鞠 Cúc 186 連 Liên 03 朴 Phác 95 魚 Ngư 187 菊 Cúc * 04 崔 Thôi 96 余 Dư 188 永 Vĩnh 05 鄧 Đặng 97 殷 Ân 189 異 Dị 06 姜 Khương 98 片 Phiến 190 浪 Lãng 07 趙 Triệu 99 龍 Long 191 漢 Hán 08 尹 Doãn 100 芮 Nhuế 192 阿 A 09 張 Trương 101 丘 Khâu 193 莊 Trang 10 林 Lâm 102 奉 Phụng 194 乃 Nãi 11 韓 Hàn 103 廋 Sưu 195 邱 Khâu 12 申 Thân 104 慶 Khánh 196 萬 Vạn 13 吳 Ngô 105 程 Trình 197 采 Thái *** 14 徐 Từ 106 晉 Tấn 198 海 Hải 15 權 Quyền 107 史 Sử 199 倉 Thương 16 黃 Hoàng (Huỳnh) 108 夫 Phu 200 伊 Y 17 宋 Tống 109 皇甫 Hoàng Phủ 201 鴁 Yêu 18 安 An 110 昔 Tích 202 判 Phán 19 柳 Liễu 111 賈 Giá 203 包 Bao 20 洪 Hồng 112 太 Thái * 204 楚 Sở 21 全 Toàn 113 卜 Bốc 205 梅 Mai Lee Soo Goen, Dòng họ và tộc phả ở Hàn Quốc, Viện văn hóa xuất bản đại học Seoul, 2003, tr. 345 – 347. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 73 Nghiªn cøu khoa häc 74 22 高 Cao 114 睦 Mục 206 君 Quân 23 文 Văn 115 桂 Quế 207 姚 Diêu 24 孫 Tôn 116 皮 Bì 208 弼 Bật 25 梁 Lương 117 邢 Hình 209 占 Chiêm 26 裴 Bùi 118 菜 Thái ** 210 舜 Thuấn 27 白 Bạch 119 杜 Đỗ 211 曲 Khúc 28 曹 Tào 120 智 Trí 212 鳳 Phụng 29 許 Hứa 121 甘 Cam 213 松 Tùng 30 南 Nam 122 董 Đổng 214 東方 Đông 31 沈 Thẩm 123 陰 Âm 215 介 Giới 32 劉 Lưu 124 溫 Ôn 216 米 Mễ 33 盧 Lư 125 章 Chương 217 凡 Đơn 34 河 Hà 126 景 Ảnh 218 俊 Tuấn 35 俞* Du 127 諸 葛 Gia Cát 219 淳 Thuần 36 丁 Đinh 128 司空 Tư Không 220 洙 Thù 37 成 Thành 129 扈 Hỗ 221 夜 Dạ 38 郭 Quách 130 左 Tả 222 慈 Từ * 39 車 Xa 131 鮮于 Tiên Vu 223 宗 Tông 40 具 Cụ 132 葛 Cát * 224 西 Tây 41 禹 Vũ 133 范 Phạm 225 汝 Nhữ 42 朱 Chu (Châu) 134 夏 Hạ * 226 水 Thủy 43 羅 La 135 錢 Tiền 227 雲 Vân 44 任 Nhiệm 136 賓 Tân * 228 雷 Lôi 45 田 Điền 137 彭 Bành 229 燕 Yến 46 閔 Mẫn 138 西門 Tây Môn 230 頓 Đốn 47 辛 Tân 139 邵 Thiệu 231 彈 Đạn 48 池 Trì 140 承 Thừa 232 肖 Tiêu 49 陳 Trần 141 施 Thi 233 剛 Cương * 50 嚴 Nghiêm 142 尚 Thượng 234 舍 Xá 51 元 Nguyên 143 簡 Giản 235 森 Sâm 52 蔡 Thái 144 化 Hóa 236 敦 Đôn 53 千 Thiên 145 偰 Khiết 237 雍 Ung 54 方 Phương 146 公 Công 238 奈 Nại Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc 55 楊 Dương 147 疆 Cương 239 扁 Biển 56 孔 Khổng 148 彬 Bân 240 艾 Ngải 57 玄 Huyền 149 柴 Sài 241 蘘 Nhương 58 康 Khang 150 韋 Vi 242 星 Tinh 59 咸 Hàm 151 真 Chân 243 後 Hậu 60 下 Hạ 152 胡 Hồ 244 芸 Vân 61 魯 Lỗ 153 路 Lộ 245 單 Đơn 62 廉 Liêm 154 于 Vu 246 丕 Phi 63 邊 Biên 155 班 Ban 247 榮 Vinh 64 呂 Lữ (Lã) 156 天 Thiên * 248 順 Thuận 65 秋 Thu 157 段 Đoàn 249 端 Đoan 66 都 Đô 158 甄 Chân 250 謝 Tạ 67 慎 Thận 159 國 Quốc 251 鄒 Trâu 68 石 Thạch 160 荀 Tuân 252 欒 Loan 69 蘇 Tô 161 陶 Đào 253 苗 Miêu 70 薛 Tiết 162 唐 Đường 254 橋 Kiều 71 宣 Tuyên 163 強 * Cường 255 郝 Hác 72 周 Chu * 164 毛 Mao 256 傅 Phó 73 吉 Cát 165 邦 Bang 257 齊 Tề 74 馬 Mã 166 龐 Bàng 258 影 Ảnh 75 延 Diên 167 昌 Xương 259 譚 Đàm 76 表 Biểu 168 梁* Lương 260 桓 Hoàn 77 魏 Ngụy 169 獨孤 Độc Cô 261 候 Hậu 78 明 Minh 170 邕 Ung 262 綱切 79 奇 Kỳ 171 平 Bình 263 辻 Cương Thiết Không có 80 房 Phòng 172 昇 Thăng 264 興 Hưng 81 潘 Phan 173 鍾 Chung 265 頭 Đầu 82 王 Vương 174 葉 Diệp 266 鎬 Hạo 83 琴 Cầm 175 墨 Mặc 267 椿 Xuân 84 玉 Ngọc 176 麻 Ma 268 賴 Lại 85 陸 Lục 177 弓 Cung 269 樓 Lâu 86 印 Ấn 178 大 Đại 270 邸 Để Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 75 Nghiªn cøu khoa häc 87 孟 Mạnh 179 水 Thủy 271 罔田 Võng Điền 88 諸 Chư/ Gia 180 道 Đạo 272 小峰 Tiểu Phong 89 卓 Trác 181 堅 Kiên 273 長谷 Trường cốc 90 秦 Tần 182 斤 Cân 274 初 Sơ 91 南宮 Nam Cung 183 馮 Phùng 92 蔣 Tưởng 184 箕 Ky Từ bảng danh mục nêu trên, có thể nhận thấy số lượng tộc danh ở người Hàn nhiều hơn 274 so với người Việt hơn 200 tộc danh. Nói ở người Việt có khoảng hơn 200 tộc danh, bởi cho đến nay vẫn chưa có một bảng danh mục nào về các tộc danh ở người Việt. Năm 1936, khi công bố công trình Les paysans du delta Tonkinois (“Những người nông dân châu thổ Bắc Kỳ”), dựa vào việc nghiên cứu tại Sở Căn cước Hà Nội và số liệu kiểm kê dân số tại Bắc Ninh năm 1931, Pierre Gourou có đưa ra một con số là 202 dòng họ trong cả vùng châu thổ Bắc Kỳ 7. Tuy nhiên, ông chỉ đề cập đến tỷ lệ vượt trội của họ Nguyễn so với các dòng họ khác mà không hề đưa ra một bảng danh mục các dòng họ ở người Việt ở vùng này. Trong cuốn Văn hóa dòng họ Việt Nam, Đỗ Trọng Nam có đưa ra Bảng thống kê sơ bộ các dòng họ ở Việt Nam với 209 tộc danh8. Không mấy khó khăn để có thể nhận ra đó là một bảng thống kê “vừa thừa - vừa thiếu” và không ít nhầm lẫn, trong đó đã trùng lặp 2 lần họ Cát (số thứ tự 15 và 18) và 2 lần họ Hần (số thứ tự 63 với 65), nhầm nhẫn giữa tộc danh với từ loại dùng để chỉ tên người ở một số dân tộc bản địa Tây Nguyên như H’, 7 Pierre Gourou, Những người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (bản dịch tiếng Việt), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Nhà xuất bản trẻ, 2003, tr. 118. 8 Đỗ Trọng Nam, Sđd, tr. 212 - 213 76 K’, Ka, H’ Ma, H; nia (chắc do in nhầm chữ H’nia), Ma, Y; một số trường hợp có thể đã viết nhầm như họ Lều thành họ Lêu, họ Trịnh thành họ Trinh. Trường hợp họ Thích phải chăng chỉ gắn với pháp danh của Phật tử chứ không phải là một họ bình thường, họ Huỳnh họ Hoàng được xem là 2 họ, về tộc danh thực chất chỉ là một. Mặt khác, trong bảng thống kê nêu trên lại thiếu chí ít là một số tộc danh khác ở người Việt như họ Cái, họ Hán, họ Ung, họ Hoàng Phủ, ... (đó là chưa kể tới hàng trăm họ của các dân tộc thiểu số khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên và nhiều vùng khác như Kra Danh, Cil, Liêng Hót, Mlô Duôn Du, Niếk Đăm,... Ngoài ra trong bảng thống kê có tới hàng chục họ là của người dân tộc thiểu số (Bế, Ca Kha, Cấn, Đèo, Điểu, Giàng, Kuxuê (?), Lò, Nông, Nùng, Lù, Lũ, Moong, Quàng, Vử (Vừ ?),...). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tạm gác sang một bên vấn đề tộc danh của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, mà chỉ xin dừng lại ở việc so sánh giữa tộc danh của người Hàn với tên gọi dòng họ ở người Việt. Từ bảng thống kê nêu trên của Đỗ Trọng Nam chúng tôi chỉ lọc ra khoảng hơn 180 dòng họ (tộc danh) ở người Việt và tiến hành so sánh với bảng danh mục dòng họ của người Hàn. Kết quả là đã bắt gặp hơn 80 trường hợp trùng nhau về tộc danh giữa Hàn tộc và Việt tộc (chúng tôi không đưa ra con Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc số chính xác, vì sự so sánh này chỉ mới dựa trên vỏ ngữ âm Hán-Việt, vấn đề còn liên quan tới tự dạng chữ Hán của các dòng họ ở người Việt chưa xác định được đầy đủ, hơn nữa có không ít dòng họ còn “đồng âm dị nghĩa”9, các dấu hoa thị (*) trong bảng danh mục là chúng tôi lưu ý số lần tộc danh đồng âm). Khi tiến hành đối chiếu với 100 tộc danh phổ biến ở người Hán thống kê vào năm 199010, trong đó có tới 88 trường hợp trùng nhau giữa tộc danh ở người Hàn với những tộc danh phổ biến ở người Hán. Một tình trạng tương tự cũng xảy ra khi chúng tôi đối chiếu giữa gần 200 tộc danh của người Việt với 100 tộc danh phổ biến của người Hán (73 trường hợp). Thậm chí, trong hệ thống tộc danh ở người Hàn còn có những tộc danh mang đậm dấu ấn tộc danh của người Hán mà hầu như không gặp ở người Việt như Độc Cô (독 고), Đông Phương (동 방) , Trường Cốc (장 곡) , Tiểu Phong (소 봉) , Tây Môn (서 문), Gia Cát (재 갈), ... Không nghi ngờ gì nữa, trừ một vài trường hợp có dấu hiệu tộc danh theo kiểu Nhật, tương tự như ở Việt Nam, tuyệt đại đa số các tộc danh ở Hàn Quốc đều có nguồn gốc từ tộc danh của người Hán. Điều đó là dễ hiểu, bởi cũng giống như người Việt, cùng với việc tiếp thu văn hóa Hán và phương tiện chuyển tải của nó – chữ Hán, các thế hệ tổ tiên của người Hàn cũng đã tiếp thu cả thiết chế tông tộc của người Hán, đương nhiên là gắn liền với nó là hệ thống tộc danh. Các tấm bia được dựng trên bán đảo Hàn vào thế kỷ VI sau CN, như các tấm 9 Phần phiên âm Hán-Việt chúng tôi có nhờ sự giúp đỡ của PGS,TS. Cao Thế Trình và GV. Nguyễn Huy Khuyến – Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt, nhân đây xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới hai thầy. 10 Dựa theo thông tin từ mạng tìm kiếm thông tin Google với từ khóa “dòng họ ở người Hán”. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 bia như Mậu Tuất Ổ Tác bi (무 술 오 작 비 / 戊 戌 塢 作 碑) do vua Jin Heung (진 흥 왕, 540 – 576) lập, hay tấm bia Nam Sơn Tân Thành bi (남 산 신 성 비 / 南 山 新 城 碑) do vua Jin Ji (진 지 왕, 576 – 579) lập, đều xác nhận vào thời gian trên ở người Hàn chưa có “họ”11. Điều đó cũng tương tự như ở người Việt, những tên người trước và sau CN đều chỉ là tên, chứ chưa có họ (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Khu Liên, Cao Lỗ 12,...). Tuy nhiên, đến thế kỷ III sau CN tên người Việt đều gắn với tộc danh theo kiểu người Hán như Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Đạt,... 4. Có một đặc điểm khá tương đồng về dòng họ giữa Việt Nam và Hàn Quốc là sự chênh lệch về số lượng dân số giữa các dòng họ là rất lớn. Ở người Hàn, chỉ 5 họ lớn đã chiếm già nửa dân số đất nước, trong đó, họ Kim chiếm tới 21,6% dân số, họ Lee (Lý) chiếm tới 14,8% dân số, họ Park (Phác) chiếm tới 8,5%, họ Choe (Thôi) chiếm tới 4,7% và họ Chung (Đặng) chiếm 4,4%13. Tất cả các dòng họ còn lại chỉ chiếm 46% dân số cả nước. Một tình trạng tương tự cũng diễn ra ở người Việt, thậm chí có phần “gay gắt” hơn. Chỉ 7 họ lớn đã chiếm tới 80% dân số toàn quốc, trong đó họ Nguyễn đã chiếm tới 11 Lee Soo Goen, Sđd, tr. 96. Lưu ý trường hợp chữ Cao trong Cao Lỗ hoàn toàn không phải là có người họ Cao tên Lỗ, mà theo chúng tôi, đó chỉ là phiên âm tiền tố K’ trong tiếng Môn-Khơ me cổ, bởi còn có các dị bản chép ông tên là Cao Thông, Đô Lỗ,... Về mặt tự dạng, có bản chữ Hán còn sử dụng chữ “cao” 12 (膏 - một loại dược liệu cô đặc trong Đông y) hoặc 皐 / 皋 (còn có nghĩa là “khấn”, “đất ven hồ”,..) chứ không phải là chữ “cao” chỉ họ Cao (高). 13 Dẫn theo mạng tìm kiếm thông tin Google với từ khóa “dòng họ Hàn Quốc” hay “한 국 성 씨”. 77 Nghiªn cøu khoa häc hơn 1/3 dân số toàn quốc (38%), được xem là 1 trong 10 dòng họ có số dân đông nhất thế giới. Các họ khác có tỷ lệ dân số khá cao ở Việt Nam là: họ Trần chiếm tới 11%, họ Lê 10%, họ Phạm 7%, họ Hoàng 5%, họ Phan 5%, họ Vũ 4%,...14 Nguyên nhân tình trạng chênh lệch dân số giữa các dòng họ ở Hàn Quốc được lý giải là do nhiều người thuộc tầng lớp bình dân đã cố tình đổi họ theo những dòng họ “danh gia vọng tộc” yang ban, với hy vọng tìm được sự nể trọng của người khác. Không phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng thành ngữ tiếng Hàn lại có câu “Không phải họ Kim thì cũng là họ Ly”15 để nói lên tính phổ biến của các dòng họ này trên bán đảo Hàn. Sự phổ biến của tộc danh Nguyễn ở người Việt cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó việc nhà Trần lấy lý do “vì Nguyên tổ tên húy là Lý (tức Trần Lý), mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt lòng mong nhớ của dân chúng đối với nhà Lý”16 được chính sử xác nhận, hẳn là một lý do quan trọng (trong bộ Việt sử lược biên soạn dưới triều Trần – 1377, triều Lý được ghi là nhà Nguyễn, các nhân vật họ Lý đều chép thành họ Nguyễn như Nguyễn Tường Nhân, Nguyễn Thúc Hiến, Nguyễn Thường Kiệt,...)17. Đã qua rồi cái thời mà mỗi tộc họ như là một thực thể thống nhất, mỗi thành viên 14 Dẫn theo mạng tìm kiếm thông tin Google với từ khóa “dòng họ ở Việt Nam”. Xem: 이 기 문, 한 국 독 삼 사 전, 일 조 각 ( Lee Gi Moon, Từ điển tục ngữ Hàn Quốc, Nxb Iljogak), 1997, tr. 75. 16 Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 16. 17 Xem: Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, NXB Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001. 15 78 trong đơn vị huyết thống đó là một cộng đồng về thân phận “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”, dẫn tới việc “một người làm quan cả họ được nhờ”, nhưng khi mắc tội thì phải chịu “tru di tam tộc” hay “cửu tộc”. Hôm nay, dòng họ lại trở về với chức năng sơ khởi và chủ yếu của nó: duy trì chế độ ngoại tộc hôn (tính theo dòng họ) – một phản ứng sinh học mang tính tự vệ của loài người để tránh sự suy thoái nòi giống do quan hệ tính giao đồng huyết hay cận huyết. Quá trình đô thị hóa đã lôi kéo một bộ phận khá lớn những người dân nông thôn vào các thành phố, thị trấn sinh sống, lập nghiệp, quan hệ họ mạc có phần nhạt nhòa theo năm tháng và nhường chỗ cho những mối quan hệ mới – quan hệ kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, không phải vì thế mà dòng họ đã mất đi vai trò của nó. Ý thức nguồn cội và tâm lý mong muốn được sự âm phù từ tổ tiên đã làm cho phần đông dân chúng vẫn cố gắng “hâm nóng” lại quan hệ họ mạc, huyết thống dưới mọi hình thức. Ở Việt Nam là phong trào trùng tu/tôn tạo/xây mới từ đường, lăng mộ cho tiên tổ; phong trào biên dịch/biên soạn gia phả dòng họ và không ít trường hợp là “phóng đại” thái quá về dòng dõi vinh hiển của tổ tông (chẳng hạn, “họ ta có tới 18 đời quận công”?); phong trào thành lập các “ban liên lạc dòng họ” nhằm kết nối con cháu trong khắp mọi miền đất nước quy về một mối, đương nhiên là không thể bỏ qua được những nhân vật thành danh (các doanh nhân thành đạt để tranh thủ nguồn tài chính, các vị chính khách, các nhà khoa học, sĩ quan quân đội cao cấp,... để lấy tiếng thơm); lập ra các “hội khuyến học dòng họ” để khuyến khích con cháu ra sức học hành, đỗ đạt để “vẻ vang dòng họ, rạng danh tiên tổ”,... Không thể phủ nhận khía cạnh tích Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc cực theo hướng “di truyền văn hóa” trong các phong trào đó, song cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Bên cạnh khía cạnh tích cực cũng tồn tại không ít những điểm tiêu cực liên quan tới xu hướng “phục hưng văn hóa dòng họ” như huy động quá thái sức dân vào việc xây dựng/trùng tu/tôn tạo từ đường, lăng mộ tổ để không “kém cạnh” so với các họ khác, là sự kéo bè, kéo cánh những người cùng huyết tộc vào trong các bộ máy công quyền để dễ bề thao túng, lũng đoạn, thậm chí đó đây còn có cả “chi bộ họ ta” thì quả là không thể chấp nhận được với những “người cộng sản” như thế. Một tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Hàn Quốc gắn với xu hướng vươn lên để trở thành yangban (quý tộc) hiện đại và được xem như là sự tái tạo của truyền thống. Về lý thuyết, chế độ thân phận dựa trên tông tộc đã được xóa bỏ trên Bán đảo Hàn từ hơn một thế kỷ trước với cuộc Canh tân Giáp Ngọ 1894, song tâm lý muốn thuộc những người có huyết hệ cao sang, hậu duệ của dòng dõi Yangban thì vẫn không hề thuyên giảm trong xã hội Hàn Quốc hôm nay. Theo GS. Eun Ki-soo, Đại học Quốc gia Seoul: “Hiện tượng giả mạo gia phả của Yangban vốn xuất hiện từ thế kỷ XVIII và đại bộ phận những gia phả được làm mới trong thế kỷ XX là giả. Mặc dù vậy, ngay cả trong xã hội Hàn Quốc thế kỷ XXI, vẫn còn rất nhiều người muốn thay đổi thân phận của tổ tiên mình trong quá khứ thành Yangban nên việc biên soạn gia phả giả vẫn đang diễn ra ở rất nhiều dòng họ. Thành phố Taejeon chuyên in ấn gia phả. Địa điểm in này không bao giờ hết việc, họ in gia phả quanh năm”18. Cũng theo GS. Eun Ki-soo, tâm lý đó không chỉ dừng lại ở việc ngụy tạo gia phả (“ngụy phả” - 偽 譜), mà còn ở việc tổ chức cúng giỗ theo những nghi lễ cầu kỳ và tốn kém, ở việc xây cất, trang trí mồ mả tổ tiên thật nguy nga, tráng lệ, đang diễn ra như một trào lưu trong những người dư giả về mặt kinh tế, muốn chứng tỏ mình là hậu duệ của một gia môn có cội nguồn vinh hiển. Trên đây là một vài so sánh sơ bộ của chúng tôi trên bình diện tộc danh và vai trò của dòng họ trong xã hội Hàn Quốc và Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ là những cái nhìn sơ lược, nhưng cũng phần nào nói lên được sự tương đồng giữa hai dân tộc Hàn, Việt trên lĩnh vực văn hóa dòng họ. Khác với hệ thống tộc danh ở người Nhật với số lượng vượt trội (hàng ngàn tên gọi dòng họ), nhưng chủ yếu được đặt ra từ cuối thế kỷ XIX, dưới thời vua Minh Trị và thường mang những đặc điểm về môi trường tự nhiên nơi cư trú (Nakamura – “Trung thôn”, Inoue – “Tỉnh thượng”, Yamamoto – “Sơn hạ”, Ishikawa – “Thạch xuyên”,... )19; hệ thống tộc danh cả 2 dân tộc Hàn, Việt đều có liên quan tới việc tiếp thu hệ thống tông tộc của văn hóa Hán từ những thế kỷ đầu công nguyên, đều có chung tâm lý về ý thức nguồn cội, nhất là với những dòng họ danh giá, đã từng làm vua, làm quan hay có nhiều người đỗ đạt,... và xem đó như những chỗ dựa tinh thần cho con cháu vươn lên lập thân, lập nghiệp,... Tuy nhiên, sự thay đổi dòng họ ở người Việt chủ yếu là do những lý do “bất khả kháng” trong lịch sử (tránh sự truy nã, trả thù, do chịu ơn những người đã cưu mang trong cơn hoạn nạn, hiểm nghèo...) và khi những biến 18 19 Xem: Eun Ki-soo, Biến đổi của văn hóa Hàn Quốc hiện nay, in trong Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 276. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Xem: Ngô Thị Hương, Tìm hiểu tên họ người Nhật, Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Đà Lạt, 2011. 79 Nghiªn cøu khoa häc cố đe dọa tới sự tồn vong không còn hay ân nghĩa đã lùi xa, họ không hề giấu giếm gốc gác, nguồn cội của mình; trong khi ở người Hàn vẫn đang có tình trạng ngụy tạo để trở thành hậu duệ của dòng họ cao quý trong xã hội hiện đại. 10. Cao Thế Trình, “Thử tìm hiểu bức tranh tín ngưỡng ở các cư dân thời Hùng Vương”, Tạp chí Dân tộc học, số 2 – 2002, tr. 30-38. 11. Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003. 2. Eun Ki-soo, Biến đổi của văn hóa Hàn Quốc hiện nay, in trong Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 3. TS. Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 4. Ngô Thị Hương, Tìm hiểu tên họ người Nhật, Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Đà Lạt, 2011. 5. 이 기 문, 한 국 독 삼 사 전, 일 조 각 (Lee Gi Moon, Từ điển tục ngữ Hàn Quốc, Nxb Iljogak), 1997, tr. 75. 6. 이 수 건, 한 국 의 성 씨 와 죽 보, 서 울 대 학 교 출 판 문 화 원, 2003, (Lee Soo Goen, Tính thị [dòng họ] và tộc phả ở Hàn Quốc, Viện văn hóa xuất bản Đại học Seoul, 2003). 7. Đỗ Trọng Nam, Văn hóa dòng họ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2011 8. Pierre Gourou, Những người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (bản dịch tiếng Việt), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Nhà xuất bản trẻ, 2003 9. Phan Đăng Thuận, Hậu duệ nhà Mạc ở Nghệ An, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”, do Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và Hội sử học Hà Nội, phối hợp xuất bản, Hà Nội, 2010. 80 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan