1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của nho giáo tới gia đình hàn quốc hiện đại

9 2,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 273,24 KB

Nội dung

... Nho giáo đại, Nxb Hakjin, Hàn Quốc Hwang Ui-dong (2002), Đối thoại Nho giáo đại, Nxb YeMun, Hàn Quốc 10 Ủy ban biên soạn quốc gia: Sự biến đổi sống tự mang tính Nho giáo, Nxb Du San Dong A, Hàn. .. gia đình giữ gìn xã hội Hàn Quốc có phải xa cách địa lý Những ảnh hưởng tiêu cực Nho giáo tính gia trưởng, nam tôn nữ ti, bạo hành gia đình dần bị thu hẹp lại chưa thể loại bỏ hoàn toàn Gia đình. .. Thu Lương (2011), Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến đại, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Seoul, Xã hội Hàn Quốc đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2008 Kim Seong Beom, Kim

Trang 1

Văn hóa – xã hội

ảnh h-ởng của nho giáo tới gia đình hàn quốc hiện đại

Lý xuân chung*

Túm tắt: Cựng với quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa diễn ra mạnh mẽ suốt mấy

chục năm cuối thế kỷ XX, hệ thống gia đỡnh ở Hàn Quốc đó cú những chuyển biến về mặt căn bản, từ mụ hỡnh gia đỡnh lớn chuyển sang gia đỡnh nhỏ, đời sống văn húa vật chất và tinh thần cũng biến đổi theo cuộc sống đụ thị văn minh, hiện đại Nhưng, đời sống tinh thần khụng biến đổi hoàn toàn mà vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giỏo nằm trong tầng sõu ý thức của con nguời Hàn Quốc Sự ảnh hưởng đú diễn ra theo cả hai hướng tớch cực và tiờu cực Bài viết sẽ phõn tớch cả hai hướng trờn nhằm nhận diện đỳng đắn gia đỡnh Hàn Quốc thời hiện đại

Từ khúa: Hàn Quốc, Nho giỏo, Gia đỡnh, Hiện đại

1 Ảnh hưởng tớch cực *

Khỏc với tư tưởng phương Tõy tụn trọng

tự do cỏ nhõn, tư tưởng phương Đụng núi

chung và đặc biệt là Nho giỏo luụn xem xột

cỏ nhõn con người trong tổng hũa của cỏc

mối quan hệ giữa cỏ nhõn với nhau, giữa cỏ

nhõn với gia đỡnh và xó hội Theo Nho giỏo,

cỏ nhõn con người, bất kể sang hốn, đều phải

tuõn thủ qui phạm của 5 mối quan hệ: vua –

tụi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn –

bố (tức ngũ luõn, hay cũn gọi là ngũ điển)

Qui phạm đú cũn được coi là qui phạm

đạo đức và được chế độ phong kiến coi như

luật phỏp và bắt buộc mọi người phải tuõn

theo Hơn thế nữa, Nho giỏo tụn lờn như một

lẽ trời định phận cho mỗi con người, vua

phải ra vua, tụi ra tụi, cha ra cha, con ra con,

chồng ra chồng, vợ ra vợ Điều đú cú nghĩa

* TS, Viện Nghiờn cứu Đụng Bắc Á

là, cỏch ứng xử cần phải tương ứng với thõn phận Vua phải thương dõn, dõn phải trung thành với vua; cha phải nuụi con, thương yờu dạy dỗ con cỏi nờn người, làm con phải

cú hiếu với cha mẹ, ghi nhớ cụng ơn dưỡng dục sinh thành, phụng dưỡng cha mẹ lỳc tuổi già; anh em cần phải thương yờu nhường nhịn lẫn nhau, làm em thỡ phải biết nghe lời anh chị… Cỏch ứng xử theo danh phận đú, Nho giỏo gọi là Lễ

Ở Hàn Quốc, vào triều đại Chosun (1392– 1910), Nho giỏo định hỡnh vững chắc và chiếm địa vị độc tụn Dẫu triều đại Chosun

cú lỳc thịnh lỳc suy, cú những lỳc xảy ra tranh luận quyết liệt về mặt luõn lý Nho giỏo

ở thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII nhưng triều đại này vẫn vững vàng kộo dài hơn 500 năm, vẫn từng bước phỏt triển tư tưởng Nho gia ngày một quy chuẩn hơn, thậm chớ đẩy lờn

Trang 2

tới mức cực đoan, bảo thủ Tính cực đoan đó

thể hiện rõ nét trong 5 mối quan hệ nêu trên

Cực đoan ở chỗ nhấn mạnh ở vế thứ hai, bề

tôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua,

con phải thờ cha chí hiếu, vợ phải nhất thiết

phục tùng chồng, em phải nghe lời huynh

trưởng Trong 5 mối quan hệ trên, ta thấy rõ

có 3 mối quan hệ liên quan chặt chẽ tới quan

hệ gia đình (cha – con, chồng – vợ, anh –

em)

Trước hết, hãy bàn về mối quan hệ thứ

nhất

Mối quan hệ cha con, mở rộng hơn tới hai

ba thế hệ và hơn thế nữa

Trong gia đình truyền thống tuân theo quy

phạm Nho giáo thì người ông, người cha có

quyền quyết định cao nhất Tất cả việc lớn

trong nhà đều do họ quyết định Đồng thời,

họ cũng là người có trách nhiệm, và nghĩa

vụ lớn nhất đối với cuộc sống gia đình Họ

phải “tu thân” tốt thì “tề gia” mới tốt “Tu

thân” ở đây không chỉ hiểu ở nghĩa trau dồi

đạo đức, nhân phẩm của cá nhân mà còn

phải phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp liên

quan đến kinh tế gia đình và bản thân, mà

con đường đi sáng sủa nhất là học hành

thành tài, thi cử đỗ đạt, ra làm quan (đã ra

làm quan thì gia đình sung túc, danh giá và

cả họ được nhờ) Đối với người con thì phải

lễ phép nghe lời cha mẹ, con phải đặt đạo

Hiếu lên trên hết

Đạo Hiếu là đạo ứng xử của con cái đối

với cha mẹ, hiểu theo nghĩa rộng hơn, còn là

đạo ứng xử đối với thế hệ trên nữa, tức các

bậc tiên tổ Làm người có hiếu không chỉ đối

xử lễ phép, chu đáo với ông bà, cha mẹ khi

còn sống mà cả khi qua đời; lo ma chay chu

đáo, trông nom giữ gìn cho mồ yên mả đẹp,

lo cúng giỗ đầy đủ, ghi nhớ công ơn cha mẹ Nho giáo Chosun phát triển thịnh vượng

từ thế kỷ XV còn mở rộng phạm vi đạo Hiếu Đối với một người đạo Hiếu, nếu chỉ dừng lại ở những điều trên thì mới đạt được tiểu hiếu Hiếu phải gắn liền với Trung Trung là

trung với vua, trung với nước, dốc lòng

trung quân ái quốc Như thế mới là đại hiếu Ngoài ra, người con có hiếu phải lấy vợ, có thể lấy nhiều vợ để sinh con nối dõi tông đường Về điểm này, Nho giáo Chosun cũng tương tự như Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ trung đại

Năm 1910, Nhật Bản chiếm toàn bộ Bán đảo Hàn và đặt ách cai trị cho tới năm 1945

Lịch sử Hàn Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ

Nhật thuộc hay thời kỳ thực dân Năm 1910

cũng là năm đánh dấu chấm hết thời kỳ phong kiến kéo dài hơn 1000 năm ở Hàn Quốc Điều đó cũng có nghĩa là Nho giáo cũng tàn lụi theo thể chế tạo dựng và suy tôn

nó Nhưng, giá trị văn hóa, giá trị tư tưởng Nho gia không dễ dàng xóa bỏ Chuyển sang thời hiện đại, tính từ ngày 15/8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc thành lập, đã có những thời kỳ mà người Hàn Quốc nhân “phong trào xây dựng làng mới” được đẩy mạnh vào những năm 1970 đã đập phá, bãi bỏ những thứ mà họ cho là tàn dư, tàn tích của chế độ phong kiến Tất cả những gì họ cho là “cổ hủ”, cũ kỹ của truyền thống đều bị coi là lỗi thời, lạc hậu, cần phải gạt bỏ nhanh chóng

để tiến lên hiện đại hóa Rất nhiều những di vật, di sản văn hóa có giá trị bị đập phá, nhiều sách vở tư liệu cổ quý giá được dùng làm giấy dán tường, làm mồi châm lửa Thời

Trang 3

kỳ này Tổng thống Park Jung – hee nắm

quyền, ông ta đã định dẹp bỏ tất cả những gì

gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được

cái gọi là hiện đại hóa Nhưng, về tư tưởng,

ông ta không đưa ra được một học thuyết

chính trị nào phù hợp mà nhận ra rằng,

không thể không sử dụng những yếu tố tích

cực của Nho giáo, trong đó, Trung và Hiếu

là giá trị quan xuyên suốt nhiều thế kỷ ở Hàn

Quốc Giá trị quan này được ông ra chỉ thị

dạy trong nhà trường và truyền bá trong

nhân dân Có điều, ở xã hội mới, nhà vua

không còn, nên chữ Trung ở đây mang đậm

ý nghĩa là trung thành với quốc gia, quyết

chí dốc lòng bảo vệ đất nước, bảo vệ chính

quyền khi xảy ra chiến tranh hoặc biến loạn

Cần nói thêm rằng, vào thời kỳ đó, đã xảy ra

nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các

học giả Hàn Quốc về tính hữu dụng của

truyền thống, của yếu tố tích cực trong Nho

giáo mà kết quả cuối cùng là Tổng thống

Park đã đi đến quyết định như vừa nêu Từ

đó cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề chữ

Hiếu vẫn được nêu cao và được coi là truyền

thống tốt đẹp của người Hàn Quốc

Trong xã hội hiện đại, truyền thống tốt

đẹp đó được thể hiện thế nào?

Trước tiên, việc thờ cúng tổ tiên, chăm

sóc phần mộ, tảo mộ, xây dựng mộ trang

nghiêm hơn, viết lại gia phả dòng họ, cúng

giỗ theo nghi lễ Nho giáo vẫn đang là những

công việc được người Hàn Quốc chú trọng

Dưới triều đại phong kiến Chosun, việc

lập bàn thờ cúng lễ tổ tiên đã được nhà nước

phong kiến qui định rõ ràng, nếu nhà nào

không có sẽ bị phạt Làng xã nào có nhiều

“gương điển hình” về đạo Hiếu sẽ được

phong tặng danh hiệu “Làng hiếu thảo”,1 được triều đình ban thưởng

Dẫu xã hội Hàn Quốc ngày nay đã có nhiều biến đổi nhưng việc thờ cúng tổ tiên tại nhà và ở mộ phần vẫn được duy trì, thậm chí còn thịnh soạn hơn thời phong kiến do đời sống kinh tế khá giả Ở nông thôn, gian thờ tổ tiên vẫn tồn tại Nhưng ở thành phố, bàn thờ tổ tiên không được lập, chỉ tới ngày giỗ mới lập ban thờ, dựng bài vị, bày đồ cúng lễ và cung thỉnh tổ tiên về chứng giám lòng thành Đời sống càng khá giả, giàu có thì việc cúng giỗ càng theo phương thức mà các Yangban (quí tộc) trong quá khứ đã làm Việc cúng giỗ này tuy phức tạp, tốn kém nhưng họ vẫn thực hiện để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, cầu mong tiên tổ phù hộ

độ trì cho con cháu có được cuộc sống yên bình, làm ăn phát đạt

Việc thờ cúng tổ tiên càng được chú trọng hơn vào dịp Tết Trung thu và Tết Nguyên đán

Tết Trung thu ở Hàn Quốc không phải là Tết dành cho thiếu nhi như ở Việt Nam mà

là ngày lễ lớn Người Hàn gọi Tết này là

Chu seok (Thu tịch), diễn ra vào ngày 15

tháng 8 âm lịch Ngày lễ này còn được gọi là ngày lễ tạ ơn, là dịp mọi người tạ ơn tổ tiên của mình, cầu mong cho mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lễ hội mừng vụ mùa bội thu Những sản phẩm mới thu hoạch từ vụ mùa được dâng cúng cho thần thánh trong làng và

tổ tiên, tức là Chuseok bắt nguồn từ tín

1 Dòng họ Lý Hoa Sơn gốc Việt có nhiều người được coi

là “điển hình” về đạo Hiếu nên ngôi làng họ ở được phong

là “Làng hiếu thảo” Nguyên văn là Hiếu tử lý

Trang 4

ngưỡng thờ cúng Trong xã hội hiện đại,

Chuseok vẫn được xem như một lễ tạ ơn vô

cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối

với người Hàn Quốc Đây là dịp đoàn tụ gia

đình Bất kể người Hàn Quốc nào dù đi làm

ăn xa ở đâu cũng trở về quê hương và thể

hiện lòng thờ kính tổ tiên Nghi lễ không chỉ

ở nhà mà còn được thể hiện một cách hết sức

trang nghiêm ở ngoài phần mộ Họ thường

dọn sạch cây cỏ dại trên phần mộ, bày đồ

cúng lễ và quì lạy hết sức kính cẩn Tục này

được gọi là Tảo mộ và cũng tương tự như ở

Việt Nam, có điều, ở Việt Nam thường diễn

ra vào mùa xuân chứ không thực hiện vào

dịp Trung thu

Về phía nhà nước, chính phủ cho phép

được nghỉ dài ngày và tới ngày lễ, Tổng

thống Hàn Quốc đều có bài phát biểu chúc

Tết Trung thu, đồng thời cũng muốn bày tỏ

quan điểm lãnh đạo của mình

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong

năm Vào dịp Tết Nguyên đán, do thời tiết ở

Hàn Quốc rất lạnh, thường là dưới 0oC nên

quang cảnh xã hội không được nhộn nhịp,

sôi động như Tết Trung thu, nhưng về mặt

tín ngưỡng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu thảo

đối với tổ tiên và trực tiếp đối với người còn

sống là ông bà, cha mẹ thì sâu sắc hơn cả

Vào dịp Tết Nguyên đán, khác với không

khí nhộn nhịp của Tết Trung thu, một không

khí trang nghiêm, cung kính bao trùm tới

từng gia đình Họ chuẩn bị một cái bàn lớn

với rất nhiều món bánh truyền thống và hoa

quả, đặt trước vị trí chỗ ngồi của ông bà cha

mẹ và tới sáng mồng một tết, tất cả con cháu

theo thứ tự trên dưới đều mặc trang phục

truyền thống lần lượt vào lễ với những lời

chúc phúc thọ; ông bà cha mẹ cũng chúc mừng con cháu rồi trao tặng cho con cháu một phong bao có tiền, gọi là tiền mừng tuổi Nghi thức lễ ông bà cha mẹ cũng có những qui định cụ thể, các con cháu đều phải cúi rạp đầu xuống đất để tỏ tấm lòng kính hiếu

Sự thể hiện đạo Hiếu của con cháu đối với

ông bà cha mẹ còn thấy rõ ở các lễ Thất tuần (chúc thọ 70 tuổi), Bát tuần (chúc thọ 80

tuổi) Dưới thời phong kiến, lễ chúc thọ được tổ chức vào dịp ông bà cha mẹ tròn 60 tuổi Tính theo sự kết hợp can chi đủ một vòng là tròn 60 năm, gọi là lục thập hoa giáp

Do tuổi thọ của người già trước đây còn thấp nên cha mẹ sống trọn một hoa giáp đã là điều mong ước của nhiều gia đình, dòng họ Bởi thế, lễ mừng thọ này được tổ chức rất linh đình, từ vua quan đến thứ dân Tùy theo điều kiện kinh tế, các gia đình, dòng họ đều muốn “phô trương” trong điều kiện có thể Yangban Chosun còn đặt ra nhiều nghi thức thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà cha mẹ

Trong xã hội hiện đại, do tuổi thọ của người Hàn nâng lên2, lễ Hoa giáp chúc thọ

60 tuổi rất ít được tổ chức, thay vào đó là lễ

Thất tuần, Bát tuần Do không gian nhà ở

chật chội, lễ chúc thọ thường được tổ chức ở các nhà hàng truyền thống Người viết đã đôi

lần được dự lễ chúc thọ Thất tuần ở Seoul,

tận mắt chứng kiến đại lễ diễn ra rất trang nghiêm và vui vẻ Lễ chúc thọ cũng gần tương tự như lễ chúc ông bà cha mẹ vào

2 “Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc tăng dần, từ 52,4 tuổi trong năm 1960 lên 78,5 trong năm 2005, 80,5

tuổi vào năm 2009” Trần Thị Nhung (chủ biên), Gia đình

đa văn hóa Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2014, tr.19

Trang 5

ngày mùng 1 Tết âm lịch Ông bà ngồi trước

một cái bàn lớn bày biện rất nhiều bánh trái

truyền thống, (nhưng không có các loại hoa

quả đã cắt phần đầu khi cúng giỗ), các con

cháu lần lượt vào lễ chúc thọ, cũng cúi rạp

đầu xuống đất, (nhưng không nhận được

phong bao mừng tuổi như ngày Tết) Sau đó,

mọi người ngồi vào bàn, ăn uống thoải mái,

vui vẻ Vào ngày này, không chỉ riêng con

cháu mà bè bạn hoặc người thân cũng được

mời đến dự và ăn tiệc mừng, cũng có phong

bì mang theo và những lời thăm hỏi, chúc

mừng rất lễ phép, lịch sự

Trong mối quan hệ chồng – vợ, dẫu có

nhiều vấn đề mà chúng tôi sẽ nêu ra ở phần

ảnh hưởng tiêu cực nhưng một chuẩn mực

đạo đức để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa

vụ giữa hai vợ chồng là nghĩa thì quả thực

có giá trị rất lớn Nghĩa phu thê (nghĩa chồng

vợ) là vợ chồng phải yêu thương và có trách

nhiệm với nhau trọng cuộc sống gia đình,

cho dù có gặp phải muôn vàn khó khăn, trở

ngại Tuy nhiên, Nho giáo Chosun khắt khe

hơn đối với phụ nữ, đối với người vợ, đòi

hỏi người vợ trong gia đình phải phục tùng

mệnh lệnh của chồng, của cha mẹ chồng Có

như vậy, người vợ mới được coi là người có

phẩm hạnh, đạo đức, dâu hiếu thảo Ở phía

người chồng, Nghĩa lại đặt lên vai họ một

trách nhiệm lớn hơn đối với đời sống kinh tế

gia đình và làng xã

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, giá trị

của Nghĩa vợ chồng vẫn phát huy tác dụng

Dẫu trong cách ứng xử giữa hai vợ chồng

không còn khắt khe như thời phong kiến

nhưng trách nhiệm của người đàn ông đối

với kinh tế gia đình vẫn là chính, đa số phụ

nữ sau khi lấy chồng, mang thai, sinh con, nuôi dưỡng con cái đều ở nhà chăm lo việc nhà, nuôi dạy con cái cho tới lúc khôn lớn

Họ vẫn nêu cao đức hạnh, dâu thảo, vợ hiền, thực hiện Nghĩa vợ chồng như tuân theo một

bộ luật bất thành văn

Mối quan hệ anh – em trong gia đình,

Nho giáo nêu cao sự hòa thuận, trên kính dưới nhường, anh ra anh, em ra em Nho giáo Chosun nhấn mạnh hơn tới trách nhiệm của bậc huynh trưởng và sự tuân theo của người em Giá trị này vẫn hiện hữu trong xã hội Hàn Quốc ngày nay, thậm chí còn được nêu cao hơn Trong một xã hội hiện đại cạnh tranh gay gắt và đan xen nhiều mối quan hệ làm ăn phức tạp, tình cảm giữa con người với nhau cũng đậm nhạt theo lợi ích vật chất, thậm chí bất đồng đan xen với đồng thuận, nay là quan hệ làm ăn tốt đẹp thì mai đã là

kẻ đối đầu không thương tiếc Điều đó tức là, các mối quan hệ đó không yên ả như thời xưa và chính từ đó, con người nhận thức ra rằng, quan hệ máu mủ ruột thịt, tình nghĩa anh em một nhà mới thực sự lâu bền Để đạt được sự gắn kết lâu bền đó, cách ứng xử đúng đắn nhất vẫn là anh ra anh, em ra em Anh trưởng làm trọn trách nhiệm của bậc huynh trưởng và em thứ cần tôn trọng ý kiến của huynh trưởng Mối quan hệ anh – em ở

Hàn Quốc thể hiện rất tốt nét văn hóa trọng

tình trong truyền thống văn hóa Hàn Quốc

2 Ảnh hưởng tiêu cực

Đối với văn hóa ứng xử trong gia đình, ảnh hưởng tiêu cực dễ nhận biết nhất và từng

bị phê phán rất nhiều, đó là tính gia trưởng Gia đình Hàn Quốc đã và đang biến đổi

mạnh mẽ Gia đình lớn hay gọi là gia đình

Trang 6

truyền thống gồm ba bốn thế hệ chung sống

đang giảm đi rõ rệt và gia đình nhỏ, trong đó,

vợ chồng là trung tâm đang mạnh lên theo sự

phát triển nhanh của xã hội Hàn Quốc Sự

chia tách ra như vậy đã hạn chế rất nhiều

“quyền uy gia trưởng” của các bậc bề trên

như cha ông, huynh trưởng Nếu như trước

đây, họ cùng chung sống trong một ngôi nhà

thì con, em phải luôn luôn tuân theo cha, anh,

bất kể là qui phạm đạo đức lớn hay qui định

nhỏ trong nhà Nhưng ngày nay, cuộc sống

riêng rẽ, độc lập đã vô hình trung tạo cho họ

một sự tự do thoải mái nhất định Hơn nữa,

văn hóa gia đình hiện đại nêu cao tự do, bình

đẳng phát triển mở rộng càng tạo thêm sự tự

do cho con người Tuy nhiên, tính gia trưởng

trong văn hóa Hàn Quốc có cội rễ sâu xa trải

hàng nghìn năm không thể biến mất nhanh

chóng chỉ sau vài chục năm trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngay như

thời Tổng thống Park Jung – hee nắm quyền,

dẫu ông có ra lệnh phá bỏ những thứ bị cho

là hủ lậu, hết thời nhưng tính gia trưởng

không nằm trong số đó và chính bản thân

ông cũng là một nhân vật mang đậm tính gia

trưởng, thậm chí còn được gọi là độc tài,

quân phiệt

Hiện nay, gia đình Hàn Quốc không chỉ

biến đổi về hình thái mà cự ly khoảng cách

về mặt địa lý cũng xa ra Thông thường, ông

bà già vẫn sống ở quê hương, các con cháu

lên thành phố làm ăn, an cư lạc nghiệp Anh

chị em tuy cùng ra thành phố sinh sống

nhưng mỗi người mỗi nơi Dẫu họ không

còn phải ra thưa vào chào các bậc bề trên

như chung sống trong gia đình lớn nhưng

tính gia trưởng của người đàn ông trong nhà

(tức người chồng) đối với vợ và con cái vẫn hiện hữu Sự ngược đãi, bạo hành gia đình

do tính gia trưởng tạo nên không thể nói là

đã hết Điều này càng trầm trọng hơn đối với những người đàn ông có trình độ học vấn thấp, sống ở nông thôn, ít giao tiếp và bảo thủ Điều đó, thể hiện rõ rệt trong các gia đình đa văn hóa hiện nay ở Hàn Quốc3

Ngoài tính gia trưởng, tư tưởng trọng nam

khinh nữ vẫn còn tồn tại trong văn hóa gia

đình cũng như xã hội Hàn Quốc ngày nay Dưới chế độ phong kiến Chosun, tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rõ trong đạo

Tam tòng, tứ đức Phụ nữ Chosun nhất nhất

phải tuân theo đạo Tam tòng: ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và Tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh Đây là nguyên tắc rất cứng nhắc của nhà nước Chosun Nếu người phụ nữ nào vi phạm thì sẽ bị xử phạt, bị dư luận làng xã lên án; thậm chí, trong cách ăn nói thưa gửi, người phụ nữ phải sử dụng kính ngữ một cách mềm mại, dễ nghe, nếu không

sẽ bị coi là thiếu giáo dục, không hiểu tứ đức

là gì Về phía nhà nước, nhằm “tuyên dương” những người phụ nữ thực hiện “xuất sắc” những điều trên, họ được phong danh

hiệu là Liệt nữ Điều đó có nghĩa là, ngoài

việc pháp luật bắt buộc phụ nữ Chosun phải tuân theo các đạo luật trên, làng xã, nhà nước Chosun còn có những biện pháp “mềm dẻo” để khuyến khích họ, coi điều đó là vinh

3 Xem thêm, Trần Thị Nhung (chủ biên), Gia đình đa văn

hóa Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.86

– 87

Trang 7

dự không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả

dòng họ, làng xã

Còn đối với nam giới, người con trai dù

có kém cỏi thì cũng được coi trọng hơn con

gái, dù nhỏ tuổi cũng được tôn trọng hơn,

được hưởng nhiều quyền lợi hơn người con

gái lớn tuổi; người vợ dù có đảm đang nuôi

nấng chăm lo gia đình thì cũng phải phụ

thuộc vào người chồng dù lười biếng, bất tài,

người đàn ông có thể lấy nhiều vợ cũng là

chuyện thường tình, còn người phụ nữ “chỉ

thờ một chồng”, dù trong hoàn cảnh nào

cũng không được tái giá (Tài trai năm thê

bảy thiếp/Gái ngoan gái thờ một chồng)

Một quan điểm nổi bật nữa cũng phản ánh

rõ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đó là coi

trọng việc sinh con trai nối dõi tông đường

Tư tưởng nho giáo cho rằng: “nhất nam viết

hữu, thập nữ viết vô” (sinh được một con trai

thì coi là có con, sinh được mười con gái thì

cũng coi là không), hoặc: “bất hiếu hữu tam,

vô hậu vi đại” (tội bất hiếu thì có ba4, song

không có con trai nối dõi là lớn nhất)

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cùng với

sự phát triển kinh tế, xã hội, quá trình dân

chủ hóa đã làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc tư

tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ Quan

hệ vợ chồng trong gia đình đã bình đẳng hơn

trong sinh hoạt gia đình và nuôi dạy con cái

Tuổi kết hôn của phụ nữ đã cao lên, xấp xỉ

30 tuổi đã tạo ra một khoảng thời gian nhất

định từ khi trưởng thành, đi làm và có thu

nhập của người phụ nữ, bởi vậy, sau khi

thành hôn, phụ nữ cũng có một số tiền trong

4 Ba tội bất hiếu là: A dua làm việc xấu đến nỗi hại đến

cha mẹ; bố mẹ già rồi mà chưa có bổng lộc, chưa làm

quan; không có con trai để nối dõi

tài khoản, tức không bị lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự bình đẳng hơn trong gia đình Về mặt nhà nước

và pháp luật, bộ luật về gia đình ban hành năm 1991 đã có nhiều điều mục liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ; Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2005, chuyên giải quyết chính sách về phụ nữ, gia đình Các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ không chỉ lên tiếng bênh vực quyền bình đẳng, quyền lợi cá nhân của phụ nữ mà còn

có những biện pháp, việc làm thiết thực bảo

vệ phụ nữ Các bộ có liên quan như Bộ Y tế

và Phúc lợi; Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Việc làm đều có những giải pháp thiết thực giúp người phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên cũng chỉ đang trong quá trình hướng tới sự bình đẳng nam nữ thực sự mà thôi Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo chỉ có thể nói rằng đang giảm dần chứ chưa được loại bỏ hoàn toàn Hơn nữa, trong sinh hoạt gia đình

và cộng đồng, người phụ nữ dẫu có tinh thần tham gia tích cực vào công việc xã hội, dẫu chỉ sinh ít con nhưng do phải đảm bảo thiên chức làm vợ, làm mẹ nên gánh nặng công việc nội trợ, chửa đẻ, nuôi con vẫn đè lên vai người phụ nữ Công việc vì thế bị gián đoạn, các công ty ở Hàn Quốc không chấp nhận giữ chỗ chờ đợi họ cho tới lúc có thể đi làm Thực tế trong các gia đình Hàn Quốc hiện nay, khi có con nhỏ thì chi phí thuê người giúp việc, chăm sóc con nhỏ còn cao hơn cả tiền lương của người phụ nữ đi làm Vì thế

mô hình gia đình xưa kia ở Hàn Quốc là người chồng ra ngoài kiếm tiền nuôi đủ cả

Trang 8

gia đình, người vợ ở nhà chăm lo công việc

nội trợ, dạy dỗ con cái lại lặp lại, hoặc nói

cách khác, vẫn là một mô hình tốt Và lẽ tất

nhiên, người vợ trong gia đình Hàn Quốc

hiện đại nhiều lúc, nhiều nơi vẫn không thể

bình đẳng với chồng Hơn thế nữa, xin nói

thêm rằng, xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫn

cho rằng, công việc nội trợ là của phụ nữ, là

bổn phận, trách nhiệm của người mẹ, người

vợ và chăm sóc dạy dỗ con cái học hành

thành đạt là trách nhiệm lớn lao và họ coi đó

là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời người

phụ nữ

*

* * Dẫu gia đình Hàn Quốc lấy gia đình nhỏ

làm trung tâm nhưng lễ nghi lễ giáo vẫn

được duy trì, sự thể hiện đạo Hiếu đối với tổ

tiên, ông bà, cha mẹ vẫn rất đậm nét, có điều,

nó chỉ diễn ra theo những thời điểm cụ thể

chứ không mang tính thường trực như xưa

Văn hóa tôn ti, văn hóa trọng tình trong

gia đình vẫn được giữ gìn trong xã hội Hàn

Quốc hiện nay tuy có phải xa cách về địa lý

Những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo

như tính gia trưởng, nam tôn nữ ti, bạo hành

gia đình đang dần bị thu hẹp lại chứ chưa thể

loại bỏ hoàn toàn Gia đình Hàn Quốc hướng

tới văn minh cả về vật chất và tinh thần kết

hợp với những giá trị truyền thống đã tạo

nên một sự hài hòa mang bản sắc riêng của

gia đình Hàn Quốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ngô Xuân Bình – Phạm Quý Long đồng

chủ biên (2010), Hàn Quốc trên đường phát

triển, Bài: “Tìm hiểu một vài khía cạnh về văn

hóa truyền thống Hàn Quốc” (Lý Xuân Chung viết), Nxb Thống kê, Hà Nội

2 Trần Thị Thu Lương (2011), Đặc trưng

văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại,

Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh

3 Đại học Quốc gia Seoul, Xã hội Hàn Quốc

hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2008

4 Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ

Vũ (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn

Quốc; Nxb Khoa học xã hội

5 Lý Xuân Chung, “Tìm hiểu vấn đề Nho

giáo du nhập vào Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Bắc Á, số 3 (33) tháng 6/2001

6 Lê Thị Thu Giang, “Ý thức gia đình Nho

giáo trong cách suy nghĩ của người Hàn Quốc”; Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 6 (48), tháng

12/2003

7 Nguyễn Văn Hồng, “Nhận thức về giá trị văn hóa Nho giáo truyền thống Hàn Quốc với xã

hội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á

số 3 (45), tháng 6/ 2003

8 Choe Je-mok (2004), Đối thoại giữa Nho

giáo và hiện đại, Nxb Hakjin, Hàn Quốc

9 Hwang Ui-dong (2002), Đối thoại giữa

Nho giáo và hiện đại, Nxb YeMun, Hàn Quốc

10 Ủy ban biên soạn quốc gia: Sự biến đổi

của cuộc sống và tự do mang tính Nho giáo,

Nxb Du San Dong A, Hàn Quốc, 2009

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w