1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hàn quốc học việt nam theo định hướng khu vực học

7 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 230,26 KB

Nội dung

... học Theo cỏch hiu rng, nghiờn cu khu vc thng c tip cn t: - Khu vc a kinh t, vớ d khu vc Chõu Thỏi Bỡnh Dng - Khu vc a chớnh tr, vớ d khu vc Trung Cn ụng - Khu vc a húa, vớ d khu vc ụng Nam. .. khoa hc khỏc Khu vc cú th c quan nim l khỏi nim ch mt khụng gian rng ln, gm nhiu quc gia, chng hn, khu vc Chõu Thỏi Bỡnh Dng, khu vc ụng Nam , khu vc Tõy , khu vc Trung Cn ụng, Theo mt quan... Vit Nam Phỏt trin Hn Quc hc theo hng khu vc hc 2.1 Hai hng i Xột v ngnh o to, Hn Quc hc Vit Nam hin ang phỏt trin theo hai hng: (1) Ngụn ng - húa v (2) Hn Quc hc vi t cỏch l t nc hc Hng o to theo

Nghiªn cøu khoa häc Ph¸t triÓn hµn quèc häc viÖt nam Theo ®Þnh h-íng khu vùc häc Mai Ngäc chõ* Tóm tắt: Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hàn Quốc học Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc cả về lượng lẫn về chất. Đã đến lúc các nhà Hàn Quốc học Việt Nam cần nhìn lại và đưa ra một định hướng phát triển mới cho Hàn Quốc học Việt Nam. Trên tinh thần ấy, bài viết tập trung vào 3 vấn đề trọng yếu: (1) Các cơ sở đào tạo Hàn Quốc học ở Việt Nam: 20 năm nhìn lại, (2) Hàn Quốc học và phạm trù khu vực học, (3) Hướng phát triển của Hàn Quốc học Việt Nam. Từ khóa: Hàn Quốc học Việt Nam, Định hướng khu vực 1. Các cơ sở đào tạo Hàn Quốc học ở Việt Nam 1.1. Quá trình thành lập các cơ sở đào tạo* Những nghiên cứu về Hàn Quốc tại Việt Nam đã được tiến hành từ rất lâu. Tuy nhiên, mốc đánh dấu cho sự triển khai một cách bài bản và mang tính pháp quy về việc đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam là năm 1994 khi hai bộ môn Hàn Quốc học được thành lập ở hai khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Cho đến nay, ngoài một viện nghiên cứu mang tính chất quốc gia của Nhà nước Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á – trên cả nước đã có 17 cơ sở đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học. 1.2. Các trung tâm ngoại ngữ Sejong Trong số các trung tâm được mở để dạy tiếng Hàn, đáng chú ý là các Trung tâm Ngoại ngữ Sejong được “nhập khẩu” từ Hàn Quốc. Nói là được “nhập khẩu” vì các trung tâm này đều đến từ Hàn Quốc, giảng dạy tiếng Hàn hoàn toàn theo chương trình và sách giáo khoa của Hàn Quốc. Giáo viên giảng dạy cũng chủ yếu là người Hàn Quốc. Chứng chỉ do Hàn Quốc cấp. Đấy là lí do giải thích vì sao số người theo học tại các Trung tâm Sejong rất nhiều. Đến nay cả nước đã có 7 Trung tâm Ngoại ngữ Sejong được thành lập ở Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2011); Trường Đại học Đà Lạt (2011); Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế (2013); Trường Đại học Thái Nguyên (2013) và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam (2011). Các trung tâm này đang phát huy tác dụng rất tốt, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu học tiếng Hàn của những người có nguyện vọng đi lao động và học tập ở Hàn Quốc. * GS. TS, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 27 Nghiªn cøu khoa häc STT Tên cơ sở đào tạo 15 16 Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Hà Nội Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế Trường Đại học Đà Lạt Trường Đại học Lạc Hồng Trường Đại học Văn Hiến Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Trường Đại học Hồng Bàng Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch Sài Gòn Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Trường Đại học Ngoại thương 17 Trường Đại học Thái Nguyên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngoài ra, còn có hàng chục cơ sở dạy tiếng Hàn phi chính quy ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, v.v… 1.3. Số lượng sinh viên và giảng viên Số sinh viên (chính quy và phi chính quy) tăng lên theo từng năm. Theo số liệu có được từ KF, số lượng sinh viên chính quy 3 năm gần đây là như sau1: 1 Jee Chung Sun, Hiện trạng và triển vọng của hoạt động nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam, Báo cáo tại Hội 28 Năm thành lập ngành Hàn Quốc học 1994 Chú thích Chiêu sinh từ 1993 1994 1996 2002 1995 2004 2006 2004 2004 2007 2012 1999 2013 2007 2011 2010 2013 Chưa sinh hệ quy Chưa sinh hệ quy chiêu chính chiêu chính Năm học 2011 - 2012: 2.515 sinh viên Năm học 2012 – 2013: 2.628 sinh viên Năm học 2013 – 2014: 2.781 sinh viên Số học viên không chính quy hàng năm còn vượt xa con số sinh viên chính quy bởi phần lớn trong số họ là những người đi lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo KF, thảo Hàn Quốc học do KF tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 3013. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc trong kì thi tuyển dụng lao động EPS sang Hàn Quốc được tiến hành vào tháng 12/2011, số lượng thí sinh ứng thi là 65.000 người2. Con số này cho thấy nhu cầu học tiếng Hàn ở Việt Nam vô cùng lớn. Đội ngũ giáo viên tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở các cơ sở đào tạo bao gồm cả những người biết tiếng Hàn lẫn những người không biết tiếng Hàn. Số không biết tiếng Hàn phần lớn là những người có tuổi, đã nhiều năm nghiên cứu về Hàn Quốc từ các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, văn học, triết học, nhân học, … Số này càng ngày càng giảm dần do lần lượt đến tuổi về hưu. Số người biết tiếng Hàn có được từ hai nguồn: Những người lớn tuổi được đào tạo từ Triều Tiên trước đây và những người trẻ được đào tạo từ Hàn Quốc và tại Việt Nam sau 1994. Trong những năm đầu xây dựng ngành Hàn Quốc học, đội ngũ những người lớn tuổi (biết tiếng Hàn và không biết tiếng Hàn) đã có những đóng góp to lớn đáng được ghi nhận. Cho đến thời điểm này, đội ngũ giảng viên Hàn Quốc học ở các cơ sở đào tạo phần lớn là những người trẻ được đào tạo ở Hàn Quốc và Việt Nam. Theo thống kê năm 2012, tại 10 trường đại học, có 123 giảng viên, trong đó số người có trình độ cử nhân là 55, thạc sĩ 57 và tiến sĩ là 11; trong năm đó, số giảng viên là người Hàn Quốc giảng dạy tại 10 trường đại học là 34, trong đó có 10 giảng viên KOICA. Như vậy, sau 20 năm xây dựng, các cơ sở giáo dục và đào tạo Hàn Quốc học ở Việt Nam đã có một bước tiến dài đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, có một tình hình thực tế là gần như tất cả các trường đại học đào tạo Hàn Quốc học ở Việt Nam hiện nay đều kêu thiếu cơ sở vật chất và đặc biệt là thiếu nhân lực. Thêm nữa, chất lượng đào tạo cũng vẫn là một vấn đề đang được quan tâm. Tình hình đó đòi hỏi phải có một định hướng 2 Jee Chung Sun (2013), Tlđd. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 mang tầm chiến lược cho sự phát triển của Hàn Quốc học Việt Nam. 2. Phát triển Hàn Quốc học theo hướng khu vực học 2.1. Hai hướng đi Xét về ngành đào tạo, Hàn Quốc học Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hai hướng: (1) Ngôn ngữ - văn hóa và (2) Hàn Quốc học với tư cách là đất nước học. Hướng đào tạo theo mục tiêu ngôn ngữ văn hóa đang được thực thi tại các trường đại học ngoại ngữ. Những đơn vị tiêu biểu có thể kể ra là Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP Hồ Chí Minh; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; v.v… Đây là hướng truyền thống, đã được khẳng định từ lâu và thực tế đã mang lại hiệu quả đáng kể. Những sinh viên tốt nghiệp khi ra trường nói chung đều thành thạo tiếng Hàn, do đó về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phiên, biên dịch. Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đang phát triển rất tốt đẹp hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng kiếm được việc làm với mức lương khá cao so với các ngành đào tạo khác. Do vậy, trong những năm tới đây, số sinh viên có nguyện vọng theo học ngành ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc sẽ vẫn tăng. Hướng đào tạo theo mục tiêu Hàn Quốc học được thực thi tại các khoa Đông phương học của các trường đại học: Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, ĐHQG Hà Nội; Khoa Đông phương học (nay là Bộ môn Hàn Quốc hoc), Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh; Khoa Đông phương học, Trường Đại học Đà Lạt. Đây là hướng đào tạo đất nước học một cách khá toàn diện. So với các trường chuyên ngữ đào tạo theo hướng ngôn ngữ - văn hóa, các 29 Nghiªn cøu khoa häc trường đào tạo theo mục tiêu Hàn Quốc học/ Đất nước học có số giờ dạy tiếng ít hơn nhưng “bù” lại vào đó là kiến thức về những môn học khác như Kinh tế Hàn Quốc, Xã hội Hàn Quốc, Quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc, Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam, Văn học Hàn Quốc, Địa lí Hàn Quốc, Lịch sử Hàn Quốc, Tôn giáo Hàn Quốc, v.v… “Sản phẩm” đầu ra của các trường đào tạo Hàn Quốc học hiện nay có kiến thức khá toàn diện về đất nước và con người Hàn Quốc nhưng trình độ tiếng Hàn thường thấp hơn các trường chuyên ngữ do số giờ dạy tiếng ít hơn. Theo xu hướng chung, trong những năm tới đây, số sinh viên muốn theo học Hàn Quốc học ở các trường đại học vẫn tăng. 2.1. Hàn Quốc học theo hướng khu vực học 2.1.1. Xét về lịch sử tên gọi, khái niệm đất nước học ra đời sớm hơn và quen hơn đối với các nhà nghiên cứu so với khái niệm khu vực học. Khái niệm đất nước học được nhắc tới nhiều, từ khi các quốc gia chú trọng đến việc giảng dạy ngoại ngữ. Ở các trường giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới, đất nước học là môn học bắt buộc. Điều đó hoàn toàn hợp lôgic bởi khi học một ngoại ngữ nào đó, người học không thể không được trang bị những kiến thức nhất định về đất nước và con người nói thứ tiếng ấy. Khi dạy tiếng Nga chẳng hạn, người học sẽ được biết về thiên nhiên và con người Nga, lịch sử, văn học, nghệ thuật,… Nga. Những bài hát như “Triệu triệu bông hồng”, những bài thơ như “Đợi anh về” (Ximonov), “Tôi yêu em” (Puskin),… rồi đến cả những cây bạch dương, sông Volga, món salad Nga cũng đã được những người học tiếng Nga ở Việt Nam biết đến từ rất lâu. 2.1.2. Khu vực học (area studies) là một thuật ngữ mới. Ngành khoa học này chỉ thực sự được nhắc đến từ những năm 40 của thế 30 kỉ XX. Mỹ là quốc gia đầu tiên mà khu vực học xuất hiện. Ngày nay, nghiên cứu khu vực đã được thực hiện ở Đại học Tổng hợp Washington, Đại học Berkerley (Mỹ), Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va, Đại học Tổng hợp Saint Petatsburg (Nga), Đại học Quốc gia Tokyo, Đại học Kyoto (Nhật Bản), Đại học Humbold (Đức), Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Thammasat (Thái Lan), Đại học Wollongong (Ôxtrâylia), v.v… Khu vực học lấy đối tượng nghiên cứu của mình là khu vực. Tuy nhiên, bản thân từ khu vực (area, region) đã được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau, do đó, khu vực học cũng được quan niệm không hoàn toàn như nhau ở các các trung tâm nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học khác nhau. Khu vực có thể được quan niệm là khái niệm chỉ một không gian rộng lớn, gồm nhiều quốc gia, chẳng hạn, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á, khu vực Tây Á, khu vực Trung Cận Đông,... Theo một quan niệm khác thì khu vực có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng (như quan niệm trên) lẫn nghĩa hẹp. Rộng thì có thể bao gồm cả châu lục hoặc liên châu lục như Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, phương Đông, phương Tây... Hẹp thậm chí có thể khuôn lại chỉ trong một làng, một bản. Với cách hiểu như trên, việc nghiên cứu khu vực có thể diễn ra cả ở địa bàn hẹp (như những nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội) lẫn địa bàn rộng (như nghiên cứu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Vì vậy, đã có người đề nghị việc nghiên cứu khu vực nên tiến hành theo 4 mức: Trường hợp (case), Tiểu vùng (subregion), Vùng (region), Khu vực (area)3. 3 Vũ Minh Giang, Khu vực học với nghiên cứu phương Đông, Trong cuốn: “Đông phương học Việt Nam” (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ nhất), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc Theo cách hiểu rộng, nghiên cứu khu vực thường được tiếp cận từ: - Khu vực địa – kinh tế, ví dụ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - Khu vực địa – chính trị, ví dụ khu vực Trung Cận Đông - Khu vực địa – văn hóa, ví dụ khu vực Đông Nam Á, khu vực Đông Bắc Á,… Tuy nhiên, cách phân chia như trên chỉ có tính chất tương đối. Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu khu vực, người ta thường xem xét một cách toàn diện tất cả các mặt của khu vực đó, bao gồm cả địa lí, văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế,... Tóm lại, một cách khái quát có thể nói, khu vực học lấy không gian văn hóa – xã hội làm đối tượng nghiên cứu của mình, trong đó, chú trọng đến hoạt động của con người và quan hệ qua lại giữa con người và điều kiện tự nhiên. 2.1.3. Mỗi ngành khoa học đều có phương pháp nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu một khu vực, người ta thường xem xét khu vực đó từ nhiều góc độ khác nhau: Ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, kinh tế,... Vì vậy, khu vực học mang tính đa ngành (multidisciplinary). Cách tiếp cận đa ngành nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp và quy trình của nhiều chuyên ngành khác nhau một cách riêng biệt và độc lập. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn khu vực theo các “mảng rời” như vậy thì chưa làm rõ được bản chất của vấn đề. Do vậy, nghiên cứu liên ngành (inter-disciplinary, inter-disciplinarity) mới là phương pháp quan trọng nhất của khu vực học. Hướng nghiên cứu liên ngành có thể tích hợp được những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành về một khu vực để nhận thức tổng hợp về khu vực đó, hơn nữa, có thể khai thác những khía cạnh của tri thức Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 mà các chuyên ngành có thể bỏ qua do yêu cầu phải thiết lập và duy trì sự khác biệt với những chuyên ngành khác4. Trong nghiên cứu khu vực, một phương pháp nghiên cứu đặc trưng hay được nhắc đến là nghiên cứu điền dã hay nghiên cứu thực địa (field research, field work). Để có thể làm được điều này thì yêu cầu nhà nghiên cứu phải thuần thục tiếng bản địa và phải trải nghiệm trong cuộc sống chung với dân bản địa. Không biết tiếng bản địa mà chỉ nghiên cứu qua một ngôn ngữ trung gian thì hiệu quả đạt được chắc chắn không cao. Những điều trình bày trên đây cho thấy, đất nước học rõ ràng thuộc về phạm trù khu vực học. Và muốn nghiên cứu về một đất nước nào đó, muốn trở thành “chuyên gia” về đất nước đó thì yêu cầu đầu tiên là phải biết tiếng bản địa. Tiếng bản địa là “chìa khoá” để đi vào đất nước học. Với cách nhìn nhận như vậy thì dù mục tiêu là ngôn ngữ văn hóa hay Hàn Quốc học cũng vẫn phải lấy tiếng Hàn làm trọng. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Hàn Quốc của chúng ta hiện nay cần hướng đến mục tiêu khu vực học. 3. Tầm chiến lược cho phát triển Hàn Quốc học Việt Nam 3.1. Đối với việc nghiên cứu Nghiên cứu Hàn Quốc học theo hướng nghiên cứu khu vực học đặt ra cho chúng ta một phạm vi rộng hơn. Trước hết, trong phạm vi Hàn Quốc, ngoài việc nghiên cứu tiếng Hàn vốn là chỗ mạnh nhất của ta hiện nay thì nghiên cứu 4 Trịnh Cẩm Lan, Nhập môn khu vực học, Bài giảng cho sinh viên khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 31 Nghiªn cøu khoa häc toàn diện về Hàn Quốc đang là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã nâng lên tầm hợp tác chiến lược, việc ấy đòi hỏi hai bên phải có những hiểu biết sâu hơn về nhau. Do vậy, ngoài những nghiên cứu mang tính chất truyền thống về lịch sử, văn hóa, văn học, triết học, tôn giáo, v.v... rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu mang tính thời sự và tính thực tiễn cao hơn về những vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội hiện đại của Hàn Quốc. Xin đơn cử một vài vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới: - Con đường phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc. Như mọi người đều biết, Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về địa lí, lịch sử, văn hóa. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, kinh tế của Hàn Quốc và Việt Nam không khác nhau bao nhiêu, nếu không nói là cùng một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu như nhau. Thế nhưng sau đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một trong những con rồng của Châu Á. Vậy Hàn Quốc đã thực thi một/những chính sách kinh tế - xã hội gì, hay nói cách khác, chìa khóa của con đường phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc là gì? Và Việt Nam có thể rút ra những bài học tham khảo gì từ cách đi “hóa rồng” của Hàn Quốc? - Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, đặc biệt là chính sách đối với Mỹ và các nước phương Tây, có những điểm gì đáng để chúng ta suy ngẫm, tham khảo? Những câu hỏi cần làm sáng tỏ là: Vì sao Hàn Quốc “thân” Mỹ? “Đi” với Mỹ, Hàn Quốc có mất độc lập không? Đi với Mỹ, Hàn Quốc được lợi gì? Phải đáp ứng yêu cầu gì? v.v... Trong bối cảnh Trung Quốc đang thực thi chính sách thôn tính Biển Đông hiện nay, Hàn Quốc đã và đang có những chính sách ngoại 32 giao như thế nào góp phần bảo vệ an ninh biển Đông và bảo vệ lãnh thổ quốc gia (cả trên đất liền và biển đảo) của mình? Liên quan đến vấn đề này, còn có thể xem xét chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Như vậy, Hàn Quốc học với tư cách khu vực học cần được nghiên cứu đa diện. Tuy nhiên, theo định hướng nghiên cứu khu vực học, cần đặt Hàn Quốc trong bối cảnh của khu vực. Nói chung, để làm sáng tỏ được bản chất vấn đề nghiên cứu về Hàn Quốc, mọi vấn đề đưa ra xem xét nên đặt trong bối ảnh Đông Bắc Á nói riêng và Đông Á nói chung. Cách tiếp cận này được áp dụng cho cả những vấn đề truyền thống lẫn những vấn đề hiện đại. 3.2. Đối với giáo dục, đào tạo Phát triển Hàn Quốc học theo hướng khu vực học là định hướng không chỉ cho việc nghiên cứu mà cho cả giáo dục, đào tạo Hàn Quốc học. Định hướng chung ở đây là ngoài việc trang bị tốt tiếng Hàn cho sinh viên cần đưa vào giảng dạy trong nhà trường càng nhiều những môn chuyên môn Hàn Quốc học càng tốt. Tất nhiên, tùy theo từng trường mà cách lựa chọn môn học và phân bố chương trình giảng dạy các môn học có thể khác nhau. Nhưng cũng cần quy định những môn học mang tính bắt buộc như Nhập môn Hàn Quốc học, Địa lí cư dân Hàn Quốc, Lịch sử Hàn Quốc, Văn hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, đối với các trường mang danh Hàn Quốc học thực sự (như Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, ĐHQG Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh; Trường Đại học Đà Lạt) thì cần đặc biệt chú trọng vào những môn như Kinh tế Hàn Quốc, Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc Quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc, Chính trị Hàn Quốc, Văn học Hàn Quốc, Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam,... Giảng dạy không thể không có giáo trình. Cho đến nay, các giáo trình dạy tiếng Hàn đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu của các trường. Sở dĩ như vậy là vì lượng giáo trình tiếng Hàn được cung cấp từ 3 nguồn: từ các trường đại học ở Hàn Quốc, từ sự hỗ trợ của KF và giáo trình do các trường tự biên soạn. Tuy nhiên, giáo trình về Hàn Quốc học thì còn thiếu nhiều. Trong thời gian tới, các trường cần quan tâm thích đáng đến việc biên soạn và xuất bản các giáo trình chuyên ngành Hàn Quốc học. Hàn Quốc học Việt Nam đã đi qua chặng đường hai mươi năm. Đó là thời gian không dài nếu so với một số ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên Hàn Quốc học Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Hàn Quốc học Việt Nam đang có một tương lai tươi sáng, hứa hẹn nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jee Chung Sun, Hiện trạng và triển vọng của hoạt động nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Hàn Quốc học do KF tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 3013. 2. Vũ Minh Giang, Khu vực học với nghiên cứu phương Đông, Trong cuốn: “Đông phương học Việt Nam” (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ nhất), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Trương Quan Hải, Khu vực học và phân vùng lãnh thổ, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 4. Phan Thu Hiền, Vài suy nghĩ về phương hướng xúc tiến Hàn Quốc học ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Hàn Quốc học do KF tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 3013. 5. Lương Văn Kế, Nhập môn khu vực học, Bài giảng cho sinh viên khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 6. Trịnh Cẩm Lan, Nhập môn khu vực học, Bài giảng cho sinh viên khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 7. Matsuda Kazuo, Toàn cầu hoá và nghiên cứu văn hoá khu vực, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006. 8. Nguyễn Quang Ngọc, Việt Nam học ở Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006. 9. Shiba Nobuhiro, Thế nào là nghiên cứu khu vực? trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006. 10. Phan Phương Thảo, Nghiên cứu Việt Nam từ góc độ khu vực học, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006. 33

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w