1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải xanh và cải ngọt an toàn trái vụ tại huyện hoài đức, hà nội

80 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

... VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI XANH VÀ CẢI NGỌT AN TOÀN TRÁI VỤ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI... sản xuất rau cải xanh cải trái vụ; - Xác định vật liệu làm vòm che thấp phù hợp điều kiện sản xuất rau cải xanh cải trái vụ; - Xây dựng mô hình sản xuất trái vụ rau cải xanh cải cải tiến từ biện. .. dựng mô hình cho sản xuất cải xanh cải trái vụ an toàn 3.4.1 Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh cải trái vụ an toàn Từ kết thí nghiệm, Quy trình sản xuất rau cải ăn an toàn chất lượng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI XANH VÀ CẢI NGỌT AN TOÀN TRÁI VỤ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI XANH VÀ CẢI NGỌT AN TOÀN TRÁI VỤ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60 62 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ THANH HẢI HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ công trình nghiên cứu, các công tác thực địa do tôi tham gia thực hiện. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc ./. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Thủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: + Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Nông học, bộ môn Rau quả hoa và cây cảnh, cùng các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia khóa học của Trường. + TS. Vũ Thanh Hải đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. + Các đồng nghiệp tại Bộ môn An toàn và đa dạng sinh học, và các cán bộ Viện Môi trường Nông nghiệp. Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình đã giúp đỡ động viên, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Thủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .........................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3 1.1. Tình hình sản xuất rau cải xanh, cải ngọt trên thế giới và Việt Nam................3 1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau cải xanh và cải ngọt..............................5 1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ an toàn ....................................................................................................7 1.3.1. Nghiên cứu và ứng dụng các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau an toàn ....................................................................................................................7 1.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn trái vụ .....................9 1.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng loại phân bón hữu cơ phù hợp với điều kiện sản xuất rau an toàn .........................................................................................11 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15 2.1. Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu .................................................15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................15 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................15 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................16 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................16 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................16 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..............................................................20 2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cây cải xanh và cải ngọt. .................................20 2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá mật độ sâu hại và hiệu quả phòng trừ ..................................21 2.5.3. Chỉ tiêu về năng suất cây cải xanh và cải ngọt ................................................22 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 2.5.4. Chỉ tiêu về chất lượng cây cải xanh và cải ngọt ..............................................22 2.5.5. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế .............................................................................22 2.6. Xử lý số liệu .....................................................................................................23 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................24 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây rau xanh và cải ngọt ....................................24 3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải xanh vả cải ngọt .............................................................24 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất của cây rau cải xanh và cải ngọt...............................................................................................27 3.1.3. Phân tích vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng và NO-3 (mg/kg rau) trong các mẫu rau cải ăn lá. .............................................................................28 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ nhảy gây hại cây cải xanh và cải ngọt.Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và nguồn gốc sinh học trong việc phòng trừ bọ nhảyError! Bookmark not defined. 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau cải xanh và cải ngọt ..................................................................................................................34 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng, năng suất cây cải xanh và cải ngọt trong điều kiện sản xuất trái vụ................................36 3.3.1. Ảnh hưởng của các loại vòm che thấp đến sinh trưởng và phát triển cây rau cải xanh và cải ngọt trong điều kiện trái vụ ..............................................36 3.3.2. Ảnh hưởng vòm che đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt ..........................39 3.4. Đề xuất quy trình cải tiến và xây dựng mô hình cho sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. ...................................................................................40 3.4.1. Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. ........40 3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất cải ăn lá trái vụ. ................................................................................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CEC : Khả năng thu hồi Cation (meq/100g) Đ/C : Đối chứng NSG : Ngày sau gieo OC : Cacbon hữu cơ (%) UNIDO : United Nations Industrial Development Organization Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Động thái tăng chiều cao cây cải xanh và cải ngọt khi bón loại phân hữu cơ khác nhau.................................................................... 25 Bảng 3.2: Động thái tăng số lá rau cải xanh và cải ngọt khi bón một số loại phân bón hữu cơ khác nhau ...................................................... 26 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt .............................................................................. 27 Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) trên các mẫu rau cải xanh, cải ngọt tại các công thức thí nghiệm ......................... 28 Bảng 3.5: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trên các mẫu rau tại các công thức thí nghiệm............................................................ 30 Bảng 3.6: Kết quả phân tích vi sinh vật trên các mẫu rau trong thí nghiệm .............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.7: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải xanh của các công thức thí nghiệm ................................................................ 32 Bảng 3.8: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ngọt của các công thức thí nghiệm ................................................................ 33 Bảng 3.9: Ảnh hưởng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất của cây rau cải ăn lá ........................................................................ 35 Bảng 3.10: Động thái tăng chiều cao cây trên rau cải xanh và cải ngọt các công thức thí nghiệm ................................................................ 37 Bảng 3.11: Động thái tăng số lá trên rau cải xanh và cải ngọt tại các công thức thí nghiệm....................................................................... 38 Bảng 3.12: Ảnh hưởng một số loại vòm che đến năng suất của cây rau cải xanh và cải ngọt......................................................................... 39 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu và năng suất trong giai đoạn thu hoạch cải ăn lá .................................................................. 46 Bảng 3.14. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây cải ăn lá trong và ngoài mô hình ................................................................................. 48 Bảng 3.15: Kết quả phân tích hàm lượng nitrate trong mẫu rau sản xuất đại trà ..............49 Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các mô hình ................................................... 50 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong nhóm rau ăn lá, rau cải xanh và cải ngọt là cây rau có thể trồng quanh năm do hai loại rau này có tính thích ứng rộng. Hà Nội có thời vụ thích hợp nhất cho cây rau phát triển tốt chủ yếu là vụ thu đông - đông xuân vì nhiệt độ biến động từ 15 - 300C, khí hậu mát mẻ, không có mưa to. Hiện nay, do chủng loại rau ăn lá mùa hè không phong phú như vụ đông nên nhu cầu tiêu thụ rau cải xanh và cải ngọt trái vụ rất lớn. Tuy nhiên, trái vụ thường khó trồng hơn do thời tiết không thuận lợi vì có nắng to, mưa lớn và nhiệt độ ban ngày cao trên 300C (Tạ Thu Cúc, 2009). Mặt khác, do rau cải có thời gian sinh trưởng ngắn (từ khi gieo đến thu hoạch 30 -35 ngày) nên việc kiểm soát phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật là rất khó khăn. Việc lạm dụng phân bón vô cơ đặc biệt là phân đạm trong sản xuất rau cải ăn lá đã nên gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi dư lượng NO3- tích tụ trong cây rau quá ngưỡng cho phép, nếu có điều kiện sẽ kết hợp với amin bậc 2, amin bậc 3 tạo thành Nitrozamin (là một chất gây ung thư cho con người) (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2005). Bên cạnh đó, thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học còn xảy ra mạnh mẽ đối với rau cải ăn lá được trồng trái vụ (Ngô Quang Vinh và cs, 2002). Hiện nay, một số giải pháp sản xuất rau trái vụ đã được nghiên cứu như nghiên cứu sử dụng mức phân bón tối thiểu, nghiên cứu vòm che thấp với kỹ thuật đơn giản để mở rộng sản xuất một số loại rau thông dụng trên thị trường. Những tiến bộ kỹ thuật trên đã mang lại thành công nhất định tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như chưa cải tạo được đất trồng, chưa giải quyết được vấn đề tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, căn cứ trên một số nghiên cứu sản xuất rau, kết hợp với những nghiên cứu mới nhất về tác dụng của than sinh học, chất liệu vòm che thấp trong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải xanh, cải ngọt an toàn trái vụ tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đề tài này sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở các nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ, biện pháp hạn chế sâu hại để cải tiến quy trình sản xuất rau cải xanh và cải ngọt an toàn trái vụ. 2.2. Yêu cầu - Xác định loại phân hữu cơ bón lót thay thế phân chuồng để trồng cải xanh và cải ngọt vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; - Xác định loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ bọ nhảy thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng trong sản xuất rau cải xanh và cải ngọt trái vụ; - Xác định vật liệu làm vòm che thấp phù hợp trong điều kiện sản xuất rau cải xanh và cải ngọt trái vụ; - Xây dựng mô hình sản xuất trái vụ rau cải xanh và cải ngọt cải tiến từ các biện pháp kỹ thuật phù hợp hơn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xác định loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vòm che thấp để kết hợp cải thiện sản xuất rau cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng được quy trình cải tiến và mô hình trồng rau cải xanh và cải ngọt nhằm tăng phẩm chất, chất lượng của rau khi trồng trái vụ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất rau cải xanh, cải ngọt trên thế giới và Việt Nam Số liệu thống kê của UNIDO cho thấy, diện tích trồng rau trên thế giới vào năm 2010 đạt 55.598.000 ha và sản lượng đạt 1.044.380.000 tấn. Châu Á có diện tích trồng rau là 40.241.000 ha chiếm 72% diện tích canh tác trên thế giới và sản lượng đạt 794.278.000 tấn chiếm 76% sản lượng thế giới (UNIDO, 2014). Trong đó, rau họ hoa thập tự nói chung và rau cải xanh, cải ngọt nói riêng được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhóm rau này được trồng nhiều nhất ở châu Á, đặc biệt Trung Quốc (cải ngọt là loại rau có xuất xứ từ Trung Quốc), sau đó đến Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Ở Trung Quốc, cải ngọt không những cung cấp rau tươi cho thị trường nội địa mà còn được bảo quản và xuất khẩu sang Hồng Kông và nhiều nơi khác trên thế giới. Nó còn là một loại rau quan trọng giải quyết sự thiếu hụt rau khi các loại rau khác hết vụ (lúc giáp hạt), giữa mùa khô hoặc mùa mưa (Li Bi Ran, 1985). Rau cải là loại rau đã được biết đến từ hàng trăm năm ở châu Á nhưng với người tiêu dùng Đức còn ít được biết đến. Vì vậy, một nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học về Rau thuộc Trường Đại học Công nghệ Munich đã tiến hành một loạt nghiên cứu về trồng và giới thiệu các giống cải ngọt tại Đức. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm chọn giống để sản xuất quanh năm trong môi trường khí hậu ở châu Âu. Hơn 30 giống cải ngọt xuất xứ từ nhiều nguồn giống ở châu Á đã được nghiên cứu và canh tác chuyên sâu tại Đức. Tuyển lập được ba giống có đặc tính khác nhau với tập tính phát triển tốt đã được lựa chọn để nghiên cứu sự ưa thích của người tiêu dùng về ăn sống và nấu chín. Trong đó một giống có mùi vị hấp dẫn nhất, một giống nấu chín được ưa thích nhất (Schnitzler W.h and Kallabis-Rippel K., 1995). Bên cạnh phương pháp canh tác sử dụng trên đất truyền thống, nhóm rau này còn được gieo trồng theo phương pháp thủy canh, khay-bầu, bầu không đất, các phương pháp này đều được áp dụng để sản xuất rau cải xanh, cải ngọt an toàn quanh năm. Tại Thái Lan ở Chiangmai, Băng Cốc phát triển sản xuất rau cải ăn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 lá trái vụ an toàn theo phương thức thủy canh, phương thức gieo hạt trên khay lỗ nhỏ 104-128 lỗ, tập trung trong nhà lưới, sau đó chuyển cây con ra đồng ruộng (phổ biến nhất là các cây cải xanh lùn, cải làn, cải ngọt). Đài Loan đã nghiên cứu và phát triển việc sản xuất rau ăn lá ngắn ngày công nghệ cao khay bầu (PlugSystem) với hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường cao, đáp ứng cho sản xuất rau ăn lá an toàn dạng công nghiệp: có hệ thống máy trộn giá thể - cho vào khay, máy gieo hạt, dây chuyền khay, máy tưới phun rất hiện đại thay thế cho lao động thủ công (Lee W.S., 2002). Ở nước ta, diện tích trồng rau hiện nay khoảng 450 nghìn ha với sản lượng khoảng 6 triệu tấn, trong đó khoảng 40-50 % rau hàng hóa được sản xuất ở ven các thành phố và các khu công nghiệp lớn (Tạ Thu Cúc và cs, 2000). Trong đó có cây cải xanh, cải ngọt cũng được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và chúng được gieo trồng hầu như quanh năm, do đặc tính của giống chịu được cả thời tiết nóng và lạnh. Nhưng cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất vẫn là ở thời tiết vụ thu đông và đông xuân ở miền Bắc. Mùa hè có nắng to và mưa lớn nên khó trồng hơn, chúng thường được trồng trong nhà lưới. Trong những năm qua, nhiều địa phương được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ một số tỉnh thành hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất rau an toàn. Các mô hình sản xuất rau an toàn nhất là phát triển rau ăn lá trong nhà lưới đã có những thành công bước đầu, giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân, góp phần cải thiện chất lượng rau cho toàn xã hội Bên cạnh đó, rau đang là thực phẩm được xã hội đặc biệt quan tâm vì vấn đề an toàn và chất lượng. Trong rau ăn lá thì cải xanh, cải ngọt cũng là cây có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất (Caroten, VitaminC, sắt, đường tổng số, Protein,...). Chúng còn là loại rau dùng để ăn tươi sống rất phổ biến đặc biệt là trong mùa hè (Ngô Quanh Vinh và cs, 2002). Mặt khác, nước ta có nguồn giống rau cải rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các điều kiện canh tác khí hậu khác nhau. Bên cạnh các giống bản địa nổi bật như giống cải mơ, cải mèo, còn có các giống cải tiến do các công ty nhập khẩu hoặc nghiên cứu chọn tạo như giống cải ngọt TN1 của công ty Trang Nông; cải xanh lá to, cải Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 xanh lùn, cải xanh lá vàng và cải ngọt Đất Việt ĐV-101của công ty giống Rau quả Trung ương; cải ngọt Tosakan (2 mũi tên đỏ) của công ty liên doanh hạt giống Đông–Tây…các giống này đều cho năng suất và chất lượng tốt, một số có khả năng chịu nhiệt như giống TN1. Do vậy, trong gần 10 năm trở lại đây, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu ở các cơ quan trung ương (Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) và các địa phương đã tập trung nghiên cứu quy trình công nghệ và xây dựng các mô hình về sản xuất rau an toàn trái vụ. Trong đó phải kể đến một số đề tài nổi bật mang lại hiệu quả to lớn về mặt khoa học và thực tiễn như đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất rau quanh năm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm” của viện Nghiên cứu rau quả đã được nghiệm thu năm 2002; đề tài trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao” do viện Bảo vệ thực vật chủ trì trong giai đoạn 2004 - 2005. Như vậy, nhóm rau ăn lá đặc biệt là rau cải ăn lá hoàn toàn có thể sản xuất trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau cải xanh và cải ngọt Cải xanh và cải ngọt là nhóm cây ưa thích khí hậu ôn hòa, mát lạnh. Hầu hết các giống cải đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 - 22oC. Hạt có thể nảy mầm ở 15 - 20oC, ở nhiệt độ 20 - 25oC, hạt nảy mầm thuận lợi. Nhóm cây này ưa ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng vừa phải có khả năng chịu bóng râm hơn các cây rau ăn quả. Ánh sáng mạnh cùng với nhiệt độ không khí cao sẽ làm cho cây cằn cỗi dẫn đến năng suất và chất lượng giảm (Tạ Thu Cúc, 2009). Do vậy, khi canh tác trong điều kiện trái vụ có nhiệt độ cao trên 30oC, cường độ ánh sáng mạnh hoặc mưa to, nhiệt độ quá thấp thì nhất thiết phải sử dụng hệ thống vòm che cho cây phát triển. Hiện nay, hệ thống vòm che thấp đang chiếm ưu thế trong sản xuất rau cải ăn lá trái vụ. Quy trình làm vòm che thấp đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại Viện nghiên cứu Rau quả. Chất liệu làm khung vòm che đơn giản (tre, đây buộc và cọc) dễ thực hiện và không tốn kém đã đem lại thành công trong việc áp dụng ngoài thực tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 Mặt khác các giống cải xanh, cải ngọt có hệ rễ cạn, số lá trên cây nhiều và lớn vì vậy cây yêu cầu độ ẩm đất và độ ẩm không khí cao để sinh trưởng. Độ ẩm đất 80-85% độ ẩm không khí 80 - 90% có lợi cho sự sinh trưởng thân lá (Tạ Thu Cúc, 2009). Đất thiếu nước cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm, nếu thiếu nước nghiêm trọng làm cho cải xanh có vị đắng rau cứng ăn không ngon. Nếu đất quá ẩm ướt trong đất thiếu ôxy, cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm. Nếu trong cây nhiều nước sẽ giảm độ giòn và độ ngọt rau, khó vận chuyển. Trong điều kiện canh tác trái vụ có mưa nhiều và nhiệt độ cao cân lưu ý thoát nước tốt cho ruộng đảm bảo năng suất và chất lượng rau cải ăn lá. Rau cải cải có thời gian sinh trưởng ngắn, lại cho năng suất cao nên yêu cầu nhiều phân bón. Đạm rất cần cho cải xanh trong thời gian sinh trưởng. Đạm thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, tăng diện tích lá và khối lượng cây, do đó làm tăng năng suất, chất lượng. Cây thiếu đạm, lá vàng, cây nhỏ, năng suất giảm, đồng thời có vị đắng. Tuy vậy không được bón quá nhiều phân đạm vô cơ trong điều kiện này nitrate (NO3-) sẽ tích tụ trong thân lá và bộ phận non, dư lượng NO3- quá lượng cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, thậm chí gây ra bệnh nan y. Với lân và kali, cải xanh yêu cầu không nhiều như đối với đạm nhưng chúng giúp cho cây sinh trưởng cân đối và cải thiện chất lượng. Hiện nay, phân chuồng không được ưa chuộng sử dụng trong sản xuất rau cải. Mặc dù sử dụng phân chuồng rất tốt cho đất trồng nhưng do phân chuồng không phổ biến nhiều, chi phí mua cao và phải sử dụng lượng lớn (1,5 – 2 tấn/ha) gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Người nông dân thường sử dụng phân bón vô cơ hoặc phân bón vi sinh để thay thế phân chuồng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, than sinh học và phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm nông nghiệp không nhưng không ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất cây trồng mà còn tăng độ phì cho đất, bảo vệ môi trường, an toàn với con người. Do vậy, quá trình sử dụng phân bón cân đối và hợp lý là rất cần thiết trong quá trình canh tác rau cải xanh và cải ngọt. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ an toàn 1.3.1. Nghiên cứu và ứng dụng các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau an toàn Tiềm năng của biện pháp phòng trừ sinh học nói chung và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học nói riêng là rất lớn. Những ưu điểm nổi bật của thuốc trừ sâu sinh học như: tạo ra các sản phẩm sạch cho người dùng, không gây tính kháng thuốc với sâu hại, không làm mất đi một quần thể thiên địch có ích trong tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không cần phun nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như hiệu quả chưa thật cao, diễn biến chậm, khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì khó đạt kết quả tốt, chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh sáng, lượng nước tưới, nước mưa, nhiệt độ, khó cân đong ngoài đồng ruộng, thời gian bảo quản ngắn, thường 1 - 2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô, giá thành còn cao. Tại Việt Nam, sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại đang được chú trọng phát triển, đặc biệt đối với nhóm rau ăn lá ngắn ngày, để tạo ra các sản phẩm sạch an toàn. Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại nhất là giai đoạn đầu vụ và khi gần thu hoạch nhằm ít ảnh hưởng đến thiên địch và không để dư lượng chất độc trên sản phẩm. Đối với rau thập tự, thuốc sinh học điển hình là Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng. Thuốc thảo mộc điển hình là Azadirachtin (từ cây Neem), Rotenone (từ cây Derris sp.) được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau họ thập tự (Đường Hồng Dật, 2007). Hiện nay, trên thế giới, các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc rất đa dạng như nguồn gốc từ virut, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và nguồn gốc thảo mộc. Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn đã được đi sâu nghiên cứu nổi bật là thuốc trừ sâu vi sinh Bacillus thuringiensis (Bt). Đây là một trong những loại thuốc sinh học an toàn, không độc hại cho người, vật nuôi, côn trùng có ích, an toàn cho nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sạch (Culliney et al., 2000). Hiện nay, Bt đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Đối với thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ nấm, nhiều nghiên cứu và sử dụng thành công nấm Trichoderma trong sản xuất. Nấm Trichoderma có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, làm cây trồng khỏe hơn, tăng sức đề kháng với vi sinh vật gây bệnh, kích thích sinh trưởng đối với các cây trồng. Khi sử dụng Trichoderma, năng suất cà rốt có thể tăng 13,6 – 16,6%, dưa chuột tăng từ 18,3 – 22,3%, cải bắp tăng 20%, củ cải đường tăng 30% (Schwarz M.R., 1992). Tuy nhiên, khi sử dụng trên đồng ruộng ở nhiều nước lại cho thấy hiệu lực của nấm Trichoderma không có sự đồng nhất (dẫn theo Nguyễn Mạnh Chinh, 2000). Có những trường hợp hiệu lực rất cao, nhưng cũng có trường hợp hiệu lực thấp thậm chí không có hiệu lực. Tuyến trùng cũng là một trong những nguồn gốc sản xuất thuốc trừ sâu sinh học. Tuyến trùng thường ít gây độc cho ấu trùng nhưng lại gây độc mạnh cho côn trùng trưởng thành (Shapiro I. et al., 2005). Một số loài côn trùng là kí chủ của tuyến trùng đã được nghiên cứu tạo nên chế phẩm sinh học để phòng chống sâu hại (Neoaplactana carpocapsae, N. glaseri,...). Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu thảo mộc cũng đang là một hướng nghiên cứu mới. Từ năm 1960, cây neem đã nổi tiếng trên thế giới do từ lá, hạt, cành của cây neem các nhà hóa học đã chiết xuất được hoạt chất limonoid có tác dụng ngăn ăn và xua đuổi côn trùng rất hiệu lực (dẫn theo Nguyễn Mạnh Chinh, 2000). Một số nghiên cứu đã đánh giá được hiệu lực của thuốc thảo mộc đối với đối với những sâu chính hại đậu ăn quả. Dầu xoan Ấn Độ (Neem oil) với nồng độ 5%; 10%; 20% biểu hiện hoạt tính diệt sâu cao đối với sâu non M. virtara ở tuổi 3. Khô dầu xoan Ấn độ (Neem cake) không chỉ làm giảm mật độ sâu M. virtara mà còn làm tăng đáng kể năng suất đậu đũa (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995). Tại Việt Nam, thuốc trừ sâu thảo mộc đã được nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công tại một số viện nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, viện Môi trường Nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được phạm vi ứng dụng của thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf – SH01 trong phòng trừ sâu tơ, sâu khoang và sâu xanh khá cao từ 74,50 – 82,72%. Kết quả của sự luân phiên giữa thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf- SH01 với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học khác đạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 hiệu quả trừ dịch hại trên 70% để sử dụng thay thế 50 – 70% lượng thuốc hóa học để tạo ra các sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng rau an toàn (Nguyễn Hồng Sơn, 2010). 1.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn trái vụ 1.3.2.1. Sản xuất rau trong nhà lưới Tại Mỹ, công nghệ trồng rau chủ yếu là trồng trong nhà lưới chiếm tỷ lệ xấp xỉ 90%. Mặc dù sản xuất dưới hình thức hộ nông dân nhưng mỗi nông dân có một hệ thống nhà lưới cho trồng rau. Tuy nhiên, sản xuất rau trong nhà lưới ở Mỹ chi phí rất cao, phải mất 30.000 – 50.000 USD cho 4.000 dặm vuông nhà lưới với những chi phí chủ yếu là các dụng cụ và thiết bị xây dựng nhà lưới, chưa tính đến các đầu vào biến đổi (Chen and J., 2009) Đối với Đài Loan, các khu Nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra những sản phẩm năng suất, chất lượng cao, ứng dụng Công nghệ sinh học để nhân nhanh giống sạch bệnh và đồng đều, xây dựng nhà lưới, nhà kính với trang thiết bị đồng bộ về điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, pha chế dung dịch dinh dưỡng. Hầu hết mô hình sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao của nông dân Đài Loan là áp dụng nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả có giá trị kinh tế cao (dẫn theo Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh, 2013). Ở Việt Nam hiện nay công nghệ sản xuất trong nhà lưới tập trung tại các địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp. Tại Hà Nội diện tích rau sản xuất trong nhà lưới khoảng trên 45ha, tập trung ở Lĩnh Nam- Thanh Trì (35ha) và Vân Nội- Đông Anh (3ha), còn lại nằm rải rác ở các Hợp tác xã Nông nghiệp ven đô. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT) kết hợp với nhà lưới phù hợp cho sản xuất các loại rau ăn lá tại Việt Nam như các loại rau cải, rau muống, rau cần ta, mồng tơi, rau dền, rau xà lách và một số loại rau ăn lá khác (Viện nghiên cứu Rau quả, 2009). Công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới có nhiều ưu điểm: Phân tán giọt mưa; giảm trực xạ mặt trời; cách ly côn trùng, hạn chế sâu bệnh. Nhờ vậy, nhà lưới cho phép sản xuất rau an toàn quanh năm, hiệu quả kinh tế cao gấp 2- 3 lần so với sản xuất rau ngoài đồng ruộng. Trong đó, Nhà lưới của Vân Nội- Đông Anh được đầu tư xây dựng từ năm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 2002, kết cấu bằng khung sắt, cột sắt kiên cố, mái và xung quanh che lưới nilon. Từ đó đến nay nông dân thường xuyên bảo dưỡng để duy trì sản xuất rau trong nhà lưới. Đặc biệt sản xuất rau trái vụ ở đây cho hiệu quả kinh tế cao (15,0 - 16,0 triệu đồng/1000m2/năm). Nhà lưới sản xuất rau an toàn của Lĩnh Nam- Thanh Trì được xây dựng bằng các cột bê tông, mái và xung quanh che bằng lưới nilon. Nhà lưới ở đây chủ yếu do nông dân tự làm để mở rộng quy mô sản xuất. Đây là mô hình tiêu biểu về công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới của Hà Nội, là địa chỉ tham quan, học tập của nông dân Hà Nội và nông dân các tỉnh. Công nghệ sản xuất rau trong hệ thống nhà lưới này vẫn là sản xuất trên đất, có áp dụng 11 quy trình sản xuất rau trong nhà lưới do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2004. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có khá nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao. Toàn thành phố có khoảng 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Do hiệu quả của công nghệ sản xuất rau an toàn quanh năm trong nhà lưới, nên công nghệ nhà lưới đã lan rộng ra các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh,… Tuy diện tích sản xuất rau trong nhà lưới ở các tỉnh chưa nhiều nhưng hiệu quả khá rõ. 1.3.2.2. Sản xuất rau sử dụng vòm che Công nghệ nhà lưới có rất nhiều ưu điểm song hạn chế của nhà lưới là đầu tư ban đầu cho việc xây dựng nhà lưới khá cao nên mở rộng diện tích sản xuất lên hàng chục hécta là khó khăn. Khắc phục nhược điểm trên, công nghệ sử dụng vòm che thấp đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất tại các nước nông nghiệp trên thế giới. Công nghệ mới này như một cứu cánh cho phát triển nông nghiệp ở những nơi khắc nghiệt như khu vực sa mạc lạnh, khu vực nhiều đồi núi (Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir của Ấn Độ, Isarel, Pakistan…) (Nisha T. and Mayanglambam B.D., 2013). Qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Công nghệ và vật liệu làm vòm che tại một số quốc gia khác nhau có thể khác nhau, phụ thuộc vào thời tiết, thời vụ, tính chất đất đai, chủng loại cây trồng. Nhưng nhìn chung lại công nghệ vòm che được sử dụng để nâng cao chất lượng cây trong vườn ươm, ổn định nhiệt độ và nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng cho thực vật, tăng hoạt động quang hợp cho cây. Đặc biệt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 công nghệ này được sử dụng phù hợp cho canh tác trái vụ, bảo vệ cây trồng chống lại gió, mưa, sương giá và tuyết. Ấn Độ là quốc gia sản xuất rau xanh đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ấn Độ có tổng sản lượng rau khoảng 146,55 triệu tấn với tổng diện tích 8,5 triệu ha canh tác nhưng năng suất và chất lượng của hầu hết các loại rau thường rất kém. Do vậy, sản xuất rau theo công nghệ màng che là cách tốt nhất để tăng năng suất và chất lượng rau, đặc biệt là cây họ bầu bí (Nisha T. and Mayanglambam B.D., 2013). Các vùng trồng rau Hà Nội đã ứng dụng công nghệ vòm che để sản xuất rau trái vụ, nhờ vậy các vùng rau Hà Nội vẫn sản xuất được nhiều chủng loại rau trong mùa hè và mùa mưa bão. Diện tích vòm che để sản xuất rau trái vụ của Hà Nội lên tới hàng trăm ha, chỉ riêng Vân Nội đã có 70 ha. Công nghệ vòm che rất đơn giản, cơ động và hiệu quả. Vòm che được làm bằng các thanh tre dài 2,5- 3m cắm vòng qua 2 mép luống, tạo thành khung chắc chắn, trên phủ lưới đen, lưới trắng hoặc nilon tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây (Viện Bảo vệ thực vật, 2005). Hết mùa trồng rau trái vụ lại tháo rỡ, cất giữ để dùng năm sau. Tuy nhiên, nhược điểm chính của công nghệ vòm che áp dụng tại Việt Nam thường chỉ sản xuất được các loại rau cây thấp như rau cải các loại, xà lách, các loại rau gia vị,… 1.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng loại phân bón hữu cơ phù hợp với điều kiện sản xuất rau an toàn 1.3.3.1. Thực trạng nghiên cứu và ứng dụng Than sinh học trên thế giới và ở Việt Nam Việc sử dụng than sinh học làm chất cải tạo đất, nâng cao sức sản xuất của đất đã xuất hiện ở vùng lưu vực sông Amazon và Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước đây. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu do sự tăng lên của CO2, CH4 và các khí nhà kính khác trong khí quyển hiện nay, nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng than sinh học vào các lĩnh vực như sản xuất nông lâm nghiệp, năng lượng, môi trường đang được đặc biệt quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Brazil. Sử dụng than sinh học để bảo tồn đất rừng qua việc chuyển các cây bụi và các cây bị chết do bọ cánh cứng gây ra sang dạng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 than sinh học để giảm nguy cơ cháy rừng đang được áp dụng ở Mỹ. Tận dụng các cây hay bộ phận cây rừng không có giá trị thương phẩm sản xuất thành than sinh học vừa để cải tạo đất vừa biến các bể phát thải Cacbon trong rừng thành các bể chứa Cacbon, làm giảm lượng CO2 phát thải vào khí quyển đang là mô hình được áp dụng ở nhiều quốc gia như Canađa, Úc, Công-gô. Khai thác than sinh học làm vật liệu lọc các kim loại nặng tại những điểm ô nhiễm cũng đang được triển khai ở Mỹ (dẫn theo Trần Việt Cường và cs, 2013). Mặt khác than sinh học là than cần cho đất, được sử dụng đối với đất kết hợp một số tác động khác để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Loại đất đen sử dụng trong trồng trọt đã có hàng ngàn năm trước được tạo ra trong các vùng của lưu vực sông Amazon. Tại châu Á, giá trị của than sinh học đã được biết đến nhiều tại Ấn Độ và được sử dụng như một thói quen truyền thống và văn hóa cho các mục đích khác nhau, bởi vậy than này không bao giờ được coi là một loại vật liệu chất thải. Mặc dù việc bổ sung than cho các loại đất được thực hiện như là một thói quen, nhưng nó vẫn là một phần của truyền thống canh tác tại Ấn Độ, khi chúng ta khám phá và chứng minh rằng các nông dân ở đây đã sử dụng than củi từ hàng trăm năm để sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhiều nghiên cứu cho thấy, than sinh học có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết một số thách thức lớn nhất đối với nhân loại ngày nay. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, sản lượng cây trồng ở các vùng đất bón than sinh học ở Canada tăng lên từ 6-17% so với đối chứng, thân cây cứng hơn và bộ rễ phát triển nhiều hơn (đến 68%). Hao hụt dưỡng chất phân bón do bị rửa trôi giảm rõ rệt, trong đó hiện tượng mất lân giảm đến 44% (dẫn theo Trần Việt Cường và cs, 2013). Trên thực tế, lợi ích của việc bón than sinh học đã được quan trắc, kiểm nghiệm nhiều nơi ở Úc, Philippines, Congo… và nhiều nước đã có chế độ khuyến khích hay thưởng cho các nông hộ sử dụng loại than này. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng than sinh học cộng với phân hóa học đã làm tăng trưởng lúa mỳ mùa đông và rau quả lên 25-50% so với bón một mình phân hóa học. Kết quả nghiên cứu ở đậu tương cũng nhận xét rằng có thêm than sinh học vào đất nền, tỷ lệ nảy mầm cao, hệ rễ phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 mạnh, quang hợp tăng, hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ mạnh mẽ hơn so với trên đất nền. (Lehmann et al., 2002). Tại Việt Nam, sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp đang được bà con nông dân ở nhiều nơi như huyện Từ Liêm, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), huyện Nam Sách (Hải Dương), Thành phố Hưng Yên (Hưng Yên)… ứng dụng. Nhờ vậy, phế phụ phẩm của nông nghiệp đã không còn bị bỏ phí mà được làm thành than sinh học, phục vụ gieo cấy, trồng trọt. Bón than sinh học khiến cây cối xanh tốt hơn, ít sâu bệnh, tăng khả năng chịu hạn. Trong tương lai gần, mô hình sản xuất than sinh học này sẽ được triển khai rộng rãi tại nhiều địa phương khác trong cả nước. Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm Việt Nam, than sinh học có tốc độ phân hủy chậm sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa đất, chống bạc màu, giảm độ chua, tăng hiệu quả sử dụng phân lên gấp 2 đến 3 lần (Mai Thị Lan Anh, 2013). Mặc dù các phương pháp sản xuất và sử dụng than sinh học đơn giản như chất vật liệu thành đống rồi đốt và sử dụng cho các cây trồng như lúa, rau đã được nông dân biết đến từ lâu nhưng hiện vẫn còn thiếu những nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật đốt và sử dụng, do đó hiệu quả của việc sử dụng than sinh học vẫn còn ít được quan tâm và chưa được cải thiện. 1.3.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học Hiện nay, rác thải hữu cơ trong nông nghiệp thường được các nước xử lý bằng phương pháp sinh học, sử dụng công nghệ vi sinh có điều khiển làm giảm đáng kể sự ô nhiễm môi trường do nguồn rác thải gây ra và đáp ứng một phần nhu cầu về phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp. Rác thải nông nghiệp thông qua tác nhân sinh học vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên và nguồn vi sinh vật thuần chủng bổ sung mà quá trình xử lý được phân hủy nhanh hơn. Sản phẩm sau xử lý ổn định về dinh dưỡng, có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, độ xốp đất và chất lượng đất trồng cũng như tạo điều kiện thích hợp cho quần thể vi sinh vật đất có ích sinh trưởng và phát triển. Trên thế giới hiện hiện nay có nhiều loại mô hình khác nhau cũng như qui mô và công nghệ xử lý khác nhau cho các loại rác khác nhau. Trong các biện pháp xử lý và tái sử dụng rác thải thì biện pháp ủ hiếu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 khí (aerobic composting) được quan tâm nhiều nhất, biện pháp này không những rút ngắn quá trình ủ mà còn nâng cao chất lượng mùn rác và đặc biệt là các nhà khoa học đã chứng minh rằng các vi sinh vật gây bệnh cây trồng không thể phát triển được (Đặng Đức Quyết, 2013). Tùy điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện sản xuất của từng nơi mà có thể áp dụng những quy trình công nghệ xử lý xác thải hữu cơ và quy mô sản xuất phân hữu cơ khác nhau. Một số quốc gia, địa phương có tiềm lực kinh tế, có trình độ khoa học kỹ thuật cao thì công nghệ Composting được thực hiện với quy mô hiện đại, tự động hóa. Ở Miura Peninrula (Nhật Bản) hàng năm sản xuất trên 30 000 tấn phân compost từ tàn dư rau. Ở Crete, Hy lạp hàng năm có khoảng 40 000 tấn tàn dư cà chua trồng trong nhà kính được sử dụng sản xuất phân compost (dẫn theo Võ Minh Khang, 2000). Trước đây, ở nước ta các phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất rau thường được tận thu đưa vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá. Xác các loại cây đậu, cà chua, dưa chuột, v.v… thường được người nông dân thu gom phơi khô làm chất đốt, chất độn chuồng. Gần đây, do quy mô chăn nuôi nhỏ đã giảm thay thế bằng hình thức chăn nuôi tập trung mô hình trang trại qui mô công nghiệp nên việc sử dụng phụ phẩm trong sản xuất rau đang hạn chế dần. Ở nhiều vùng chuyên canh rau chúng ta thường nhìn thấy những đống lá, cây rau vứt bỏ ở góc ruộng, vệ mương nước, xác cây cà chua, đậu, dưa,... thường được bỏ trên ruộng để khô sau đó đốt tại ruộng. Điều đó không chỉ gây lãng phí nguồn phụ phẩm có giá trị có thể làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà còn gây ô nhiễm môi trường sản xuất và môi trường nông thôn như lây truyền bệnh, tạo khí độc, v.v. Vài thập kỷ lại đây, bà con nông dân không còn mặn mà với phân xanh, phân chuồng mà hầu hết có thói quen sử dụng phân hóa học do tiện dụng và nhanh chóng. Thế nhưng phân hóa học lại là thủ phạm làm nghèo dinh dưỡng trong đất, dẫn đến tình trạng đất bị bạc màu kéo theo sản lượng mỗi năm giảm dần, trong khi chi phí đầu tư ngày một tăng, hơn thế nữa bón quá nhiều phân hóa học cho rau đặc biệt là phân đạm sẽ tồn dư dư lượng nitratee gây hại cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đã và đang là xu hướng của thế giới cũng như ở Việt Nam. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cây cải xanh (Brassica juncea) và cải ngọt (Brassica integrifolia). 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu Giống cải xanh chịu nhiệt số 6 do Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam cung cấp. Giống có thể trồng được quanh năm. Thời gian cho thu hoạch 20 - 25 ngày sau khi trồng và 30 - 35 ngày sau gieo. Giống cải ngọt chịu nhiệt TN1 do Công ty Trang Nông cung cấp. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch từ 30-35 ngày sau khi gieo. 2.1.2.1. Phân bón Các loại phân bón thí nghiệm được sử dụng như sau: Than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ được viện Môi trường Nông nghiệp cung cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong than sinh học có: pH= 8,43; OC = 28,80%; N tổng số = 0,581 %; P2O5 tổng số = 0,192%; K2O tổng số = 1,81 %; khả năng thu hồi Cation (CEC) 11,22 meq/100g. Phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm nông nghiệp (rác cà chua và dưa chuột) được ủ bằng chế phẩm vi sinh vật có tên thương mại là BIOADB được viện Môi trường cung cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ sinh học được sản xuất như sau: pH= 8,08; OC = 23,51%; C/N= 10,11; N tổng số = 2,33%; P2O5 tổng số = 3,68 %; K2O tổng số = 1,11%. Phân chuồng hoại mục do địa phương nơi tiến hành thí nghiệm cung cấp. Các loại phân nền sử dụng trong thí nghiệm như sau: Phân đạm Ure Hà Bắc 46% N, phân lân Lâm Thao 16% P2O5, phân Kali clorua 60% K2O. 2.1.2.2. Thuốc bảo vệ thực vật Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 3 nhóm hoạt chất sinh học phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ăn lá. Các hoạt chất này sẽ được so sánh hiệu lực phòng trừ bọ nhảy với loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Các nhóm hoạt chất và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng như sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 + Hoạt chất Abamectin + dầu khoáng: là sản phẩm được chiết suất từ độc tố của xạ khuẩn (hay nấm tia) Srteptomyces avermitilis tồn tại trong đất. Hợp chất này chứa 80% avermectin B1a và 20% avermectin B1b. Đây là hoạt chất được sử dụng trừ sâu , bọ cánh nhảy và nhện hại. Sản phẩm đại diện được sử dụng trong nghiên cứu là: Song Mã 24.5 EC do công ty cổ phần vật tư Tây Đô sản xuất. + Hoạt chất Emamectin benzoate: là 1 thuốc trừ sâu thuộc nhóm Avermectin, chứa 8 - 9 đồng phân của B1a, monosaccharide, đồng tâm lập thể C - 4 (C - 4 epimer) của B1a. Thuốc không có tác động lưu dẫn nhưng có thể thấm sâu vào trong tế bào lá thực vật, có tác dụng trừ nhiều loài sâu bộ cánh vảy. Sản phẩm đại diện trong nghiên cứu là: Proclaim 1.9 EC do công ty cổ phần khử trùng Việt Nam sản xuất + Hoạt chất Matrine: Là dịch chiết từ cây khổ sâm, có tác động tiếp xúc và vị độc, trừ được nhiều loại sâu và nhện hại. Hoạt chất này có thể trừ được tất cả các loại sâu bộ cánh vảy, các sâu miệng trích hút và nhện hại. Sản phẩm đại diện trong nghiên cứu là: Sokupi 0.36 AS do công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Thịnh sản xuất. + Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học được người nông dân sử dụng tại thời điểm nghiên cứu: thuốc Peran 50 EC có hoạt chất hóa học Permethrin (sản xuất tại công ty bảo vệ thực vật An Giang). 2.1.2.3. Vòm che thấp Vòm che thấp được làm theo hướng dẫn của Viện nghiên cứu Rau quả. Khung vòm che được làm bằng tre, đây buộc và cọc. Chất liệu vòm che được sử dụng trong thí nghiệm như sau: Vòm che bằng nilon trắng trong. Vòm che bằng lưới chắn côn trùng (50 ô lưới/1cm2 ) màu đen và màu trắng. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Hợp tác xã Phương Bảng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 2.3. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây rau cải xanh, cải ngọt. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ nhảy gây hại cây rau cải xanh, cải ngọt 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu vòm che thấp trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây cải xanh, cải ngọt 4. Xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất cải xanh, cải ngọt trái vụ 2.4. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vòm che được tiến hành theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng trong nghiên cứu về thổ nhưỡng nông hóa, bảo vệ thực vật chuyên ngành. Các thí nghiệm 1, 2, 3, đều được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10m2. Ngày trồng: 2022/5/2014, ngày thu hoạch: 20-22/6/2014 Gieo hạt trực tiếp trên luống với lượng hạt 600 –800 g /ha, phủ rơm, tưới nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Sau khi gieo 10 - 15 ngày làm cỏ, xới, tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, khoảng cách giữa các cây là 10 cm x 10 cm. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau cải xanh và cải ngọt Do trồng trái vụ nên chúng tôi sử dụng loại vòm che thấp đơn giản bằng nilon trắng để phục vụ thí nghiệm. Thí nghiệm bón phân hữu cơ và phân bón nền, gồm 4 công thức: Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (đối chứng): Không bón phân hữu cơ/ha Lượng phân nền trong thí nghiệm 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 Chỉ tiêu Bón lót: Lượng dùng Cách bón (theo thí Toàn bộ lượng phân trên đem nghiệm) rải đều và vùi sâu vào tầng Phân đạm: N (kg/ha) 10 đất canh tác trước khi gieo 1 Phân lân: P2O5 (kg/ha) 30 ngày hoặc ngay trước khi Phân kali: K2O (kg/ha) 15 gieo. Phân chuồng hoặc phân khác (tấn/ha) Bón thúc lần 1: N (kg/ha) K2O (kg/ha) Thời gian bón: ngày sau gieo Bón thúc lần 2: N (kg/ha) K2O (kg/ha) Thời gian bón: ngày sau gieo 10 5 10 ngày 10 5 20 ngày Dừng bón đạm trước khi thu hoạch 10 ngày. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và nguồn gốc sinh học trong việc phòng trừ bọ nhảy Do trồng trái vụ nên chúng tôi sử dụng loại vòm che thấp đơn giản bằng nilon trắng để phục vụ thí nghiệm. Thuốc được phun khi điều tra mật độ bọ nhảy khoảng 20 /m2, các công thức được phun vào cùng sáng sớm hoặc chiều mát. Điều tra trước phun và sau phun thuốc 1, 5 ,7 ngày. Lượng nước thuốc: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Dụng cụ: Bình phun tay đeo vai Công thức 1 2 3 4 5 (Đ/C) Hoạt chất hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng hoạt chất Matrine Hoạt chất Emamectin benzoate phun thuốc theo dân (hoạt chất permethrin) không phun thuốc Tên thương mại Song Mã 24.5 EC Sokupi 0.36 AS Prolaim 1.9 EC peran 50 EC Liều lượng Theo khuyến cáo của nhà sản xuất (800 ml/ha) Theo khuyến cáo của nhà sản xuất (400 ml/ha) Theo khuyến cáo của nhà sản xuất (500 ml/ha) Theo khuyến cáo của nhà sản xuất (250 ml/ha) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp - Page 18 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng, năng suất rau cải xanh và cải ngọt trồng trái vụ Vòm che thấp trên cây rau cải ăn lá do viện Nghiên cứu Rau quả công bố. Các thanh tre dài 2,5m; rộng 2,0-2,5cm cắm qua 2 mép luống, khoảng cách giữa các thanh tre khoảng 1,0m. Dùng các thanh tre nhỏ hoặc dây nilon buộc qua các thanh tre, tạo thành khung chắc chắn. Trên khung phủ lưới chắn côn trùng hoặc nilon trắng phù hợp với từng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí cụ thể như sau : Công Nội dung thức Số lần che Thời điểm che Giai đoạn cây con (từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật) che lưới Vòm che bằng lưới 1 chắn côn trùng (50 ô 01 lưới/1cm2) chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu. 2 Vòm che bằng nilon trắng 01 Che bằng nilon trắng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây Giai đoạn cây con (từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật) che lưới chắn côn trùng màu đen, giai Vòm che bằng lưới 3 chắn côn trùng + nilon 02 trắng đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng. 4 (Đ/C) Không sử dụng vòm - - che Thí nghiệm 4: Xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất cải ăn lá trái vụ Xây dựng 02 mô hình sản xuất cải ăn lá (rau cải xanh và rau cải ngọt) trong điều kiện trái vụ tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Diện tích là 500 m2/ mô hình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Biện pháp canh tác: - Sử dụng giống khỏe, chịu nhiệt, sạch sâu bệnh, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Gieo hạt giống trực tiếp trên luống với lượng hạt 800 g /ha, - Sử dụng vòm che: Sử dụng luân phiên chất liệu vòm che bằng nilon trắng và lưới chắn côn trùng. Giai đoạn cây con (từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật) che lưới chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng. - Phân bón và bón phân: Bón phân vừa đủ và cân đối Bón lót cho 1 ha sử dụng 3 tấn than sinh học, 30kg P2O5; 15kg K2O; 10 kg N. Bón thúc sử dụng đạm vô cơ 20 kgN, 10kgK2O chia bón làm 2 lần. Dừng bón đạm trước khi thu hoạch 10 ngày. - Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nồng độ. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và có thể luân chuyển các thuốc có cơ chế tác động khác nhau để nhằm ngăn chặn sự hình thành tính kháng thuốc của sâu hại. + Đối tượng sâu hại chính trên cây cải xanh ngọt khi trồng trái vụ chủ yếu là: sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang. Phòng trừ bằng cách xử lý đất trước khi gieo hạt. Khi phát hiện có sâu khoang, có thể phun Vertimex 1.8EC. Nếu phát hiện có sâu tơ, phun Jasper 0.3 EC để trừ. Nếu phát hiện bọ nhảy thì sử dụng thuốc Song Mã 24.5 EC. Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu hại và phun thuốc kịp thời. Đảm bảo thời gian cách ly thuốc khi thu hoạch rau. + Bệnh hại cải xanh ngọt chủ yếu là: Lở cổ rễ (ở giai đoạn cây con). Phun phòng bằng vivadamy 3 DD; Bệnh thối nhũn: phun thuốc Physan 20L, thoát nước tốt cho ruộng. 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cây cải xanh và cải ngọt. Phương pháp theo dõi động thái ra lá và tăng chiều cao cây cải xanh, cải ngọt đều được tiến hành trong 4 thí nghiệm của đề tài - Số lá/cây (lá): Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây. Đếm 7 ngày 1 lần. Số lá/ cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Chiều cao cây (cm): Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây. Đo 7 ngày 1 lần, dùng thước gỗ đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất. Chiều cao cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi 2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá mật độ sâu hại và hiệu quả phòng trừ - Điều tra đánh giá mật độ Bọ nhảy và hiệu quả phòng trừ của các thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học được thực hiện trong thí nghiệm 2. Điều tra bằng khung vuông có diện tích 1 m2: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm, theo đường chéo góc. Điểm điều tra cách bờ 2 m. Chỉ tiêu theo dõi: Tổng số bọ nhảy thu được Mật độ bọ nhảy = ------------------------------Tổng m2 đã điều tra Hiệu quả trừ sâu của thuốc được tính theo công thức Henderson – tilton qua mật độ bọ nhảy Ta x Cb Hiệu quả trừ sâu của thuốc (%) = 1 – ------------ x 100 Tb x Ca Trong đó: Ta là mật độ sâu ở công thức thí nghiệm phát hiện sau phun thuốc Tb là mật độ sâu ở công thức thí nghiệm phát hiện trước phun Ca là mật độ sâu hại ở công thức đối chứng trước phun Cb là mật độ sâu hại ở công thức đối chứng sau phun - Theo dõi diễn biến sâu bệnh và mức độ hại trong mô hình được tiến hành trong thí nghiệm 4. Đánh giá mức độ hại theo cách đánh giá của viện bảo vệ thực vật. + Điều tra sâu hại: Điều tra 5 điểm/ruộng theo đường chéo góc, điểm điều tra cách bờ 2 m, mỗi điểm 1 m2 . Phun thuốc khi mật độ sâu ăn lá đạt 10 con/m2, mật độ bọ nhảy 20 con/m2. + Điều tra bệnh hại: Điều tra 5 điểm/ruộng theo đường chéo góc, điểm điều tra cách bờ 2 m, mỗi điểm điều tra 10 cây ngẫu nhiên. Mức độ hại được phân cấp như sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Cấp 1: - (Không hại (không có lá nào bị hại) Cấp 2: + (hại nhẹ ( 40% số lá/cây bị hại) 2.5.3. Chỉ tiêu về năng suất cây cải xanh và cải ngọt Phương pháp theo dõi năng suất cải xanh và cải ngọt đều được tiến hành trong 4 thí nghiệm của đề tài - Năng suất cá thể (g) = Cân khối lượng thân lá thương phẩm của cây theo dõi trong thí nghiệm - Năng suất thực thu (tấn/ha) = Cân khối lượng thực tế của ô thí nghiệm khi thu hoạch 2.5.4. Chỉ tiêu về chất lượng cây cải xanh và cải ngọt - Thí nghiệm 1: Lấy mẫu và phân tích kết quả dư lượng NO3 – ; kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd); vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Coliforms, Salmonella) trên rau cải xanh và cải ngọt trong thí nghiệm. - Thí nghiệm 2: Lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau cải xanh và cải ngọt trong thí nghiệm. - Thí nghiệm 4: Lấy mẫu và phân tích kết quả dư lượng NO3 – trong rau cải xanh, cải ngọt ngoài mô hình Phương pháp lấy mẫu: Mỗi mẫu rau lấy 5 điểm/1 lần nhắc lại (mỗi điểm thu 0,5 m2) khi nông dân đang thu hoạch sau đó hợp nhất lại và lấy ra 2 kg đại diện cho 1 công thức (mẫu trung bình). Túi lấy mẫu là túi nhựa có bọc bởi giấy tối màu. Mẫu lấy xong được chuyển luôn về nơi phân tích. Các chỉ tiêu về chất lượng rau được phân tích tại Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp 2.5.5. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được đánh giá trong thí nghiệm 4. - Tổng chi (nghìn đồng): tính tất cả các khoản chi thực tế cho việc sản xuất rau như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 - Giá bán (nghìn đồng/ kg): giá bán áp dụng theo giá rau an toàn tại thời điểm thu hoạch - Tổng thu (nghìn đồng) = Năng suất thực thu x giá bán - Lãi thuần (nghìn đồng)= Tổng thu – tổng chi phí 2.6. Xử lý số liệu Các kết quả thu thập và xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và EXCEL Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây rau xanh và cải ngọt Do đặc thù là nhóm cây rau ăn lá ngắn ngày (từ khi gieo đến thu hoạch 30 -35 ngày) nên người nông dân tại vùng Hoài Đức thường chủ yếu dùng phân hữu cơ vi sinh, phân đạm là chính. Tỷ lệ sử dụng phân chuồng còn thấp, chủ yếu phân chuồng được quan tâm dùng trên cây rau dài ngày hơn. Nguyên nhân do phân chuồng dùng với lượng lớn sẽ phát sinh chi phí lớn làm giảm hiệu quả kinh tế thu được từ rau cải ăn lá. Chính vì việc lạm dụng phân bón vô cơ đặc biệt là phân đạm trong sản xuất rau cải ăn lá nên gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong 4 chỉ tiêu của rau an toàn là hàm lượng đạm NO-3 phải ở dưới ngưỡng cho phép đã quy định. Khi dư lượng NO-3 tích tụ trong cây rau quá ngưỡng cho phép, nếu có điều kiện sẽ kết hợp với amin bậc 2, amin bậc 3 tạo thành Nitrozamin (là một chất gây ung thư cho con người) (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2005). Thực trạng lạm dụng phân bón vô cơ còn xảy ra mạnh mẽ hơn đối với rau cải ăn lá được trồng trái vụ. Căn cứ trên nền phân bón vô cơ trong quy trình Sản xuất rau an toàn (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao của Viện Bảo vệ thực vật và kết hợp với quy trình làm vòm che thấp do Viện rau quả nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây cải ăn lá . 3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải xanh vả cải ngọt Quá trình sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh và rau cải ngọt đều bị ảnh hưởng khi bón các loại phân khác nhau trong thí nghiệm. Qua bảng 3.1 cho thấy, ở giai đoạn 7 ngày sau trồng, rau cải xanh có chiều cao cây dao động trong khoảng 3,30 – 4,57 cm. Cao nhất là cải xanh trồng trên công thức 3 (4,57 cm), thấp nhất là cải xanh tại công thức 2 (3,30 cm). Giai đoạn từ 14 đến 21 ngày, cải xanh thí nghiệm phát triển nhanh, lúc này chiều cao cây thấp nhất trên rau cải tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 công thức 4 (16,89 cm) và chiều cao cây cao nhất tại công thức 1 (19,45 cm). Giai đoạn 28 ngày sau trồng, chiều cao cây rau cải xanh dao động từ 25,23 – 28,65 cm. Thấp nhất là rau cải được trồng tại đối chứng là 25,23 cm và cao nhất là rau cải được trồng tại công thức 1 (công thức bón than sinh học) là 28,65cm. Tương tự với thí nghiệm trên rau cải ngọt, tại bảng 3.1 cho thấy tại 7 ngày sau trồng chiều cao cây dao động từ 2,69 – 3,04 cm, tại 14 ngày sau trồng dao động từ 8,45 – 13,31 cm, tại 21 ngày sau trồng dao động từ 16,71– 25,80 cm và tại 28 ngày sau trồng dao động từ 25,35 – 33,93 cm. Trong đó chiều cao cây cao nhất trên thí nghiệm rau cải ngọt tại công thức 1 là 33,93 cm và thấp nhất tại đối chứng là 25,35 cm. Bảng 3.1: Động thái tăng chiều cao cây cải xanh và cải ngọt khi bón loại phân hữu cơ khác nhau Đơn vị: cm Rau cải xanh Công thức Rau cải ngọt 7 14 21 28 7 14 21 28 NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG 1 3,94a 12,79a 19,45a 28,65a 3,04a 13,31b 25,8b 33,93b 2 3,30a 8,03a 17,91a 26,67a 2,84a 11,19ab 3 4,57a 10,27a 18,63a 27,77a 2,72a 9,27a 18,29a 27,24a 4 (Đ/C) 3,85a 10,07a 16,89a 25,23a 2,69a 8,45a 16,71a 25,35a CV% 25,3 18,0 19,4 18,3 27,9 17,9 12,7 16,9 LSD0,05 2,60 4,78 3,22 4,23 1,48 3,56 5,04 4,38 21,73a 29,69a b b Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Động thái tăng số lá của rau cải ăn lá trồng thí nghiệm được thể hiện dưới bảng 3.2. Ở giai đoạn rau cải từ gieo đến 7 ngày có số lá dao động từ 2 - 3 lá. Từ 7 - 14 ngày sau trồng, giữa các công thức không có chênh lệnh về số lá, rau cải xanh trồng trên công thức 2 tăng số lá nhiều nhất (4,33 lá) và rau cải ngọt trồng trên công thức 1 là 5,27 lá; công thức đối chứng vẫn là công thức có số lá ít nhất ( 3,80 lá đối với cải xanh và 4,02 lá đối với rau cải ngọt). Đến khi kết thúc quá trình sinh trưởng (28 ngày sau trồng), số lá của cải xanh cho nhiều nhất là công thức 1 (7,33 lá trên rau cải xanh và 6,95 lá trên rau cải ngọt), thấp nhất là đối chứng (6,07 lá trên rau cải xanh; 5,90 lá trên rau cải ngọt). Bảng 3.2: Động thái tăng số lá rau cải xanh và cải ngọt khi bón một số loại phân bón hữu cơ khác nhau Đơn vị: lá Rau cải xanh Công thức Rau cải ngọt 7 14 21 28 7 14 21 28 NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG 1 3,05a 3,93a 5,91a 7,33a 2,79a 5,27a 6,12a 6,95a 2 2,13a 4,33a 5,67a 6,67a 2,52a 4,52a 5,39a 6,15a 3 2,37a 3,87a 5,33a 6,46a 2,65a 4,66a 5,89a 6,37a 4 (Đ/C) 2,00a 3,80a 5,33a 6,07a 2,28a 4,02a 5,23a 5,90a CV% 25,1 20,1 19,5 15,7 23 19,1 14,9 14,4 LSD0,05 1,13 1,51 2,03 1,96 1,11 1,66 1,59 1,72 Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất của cây rau cải xanh và cải ngọt Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy, năng suất cá thể của rau cải xanh và cải ngọt trong các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với đối chứng. Năng suất cá thể cao nhất ở công thứ 1 đối với rau cải xanh (79,3 g) và rau cải ngọt (76,6g), thấp nhất tại công thức đối chứng 62,2g trên rau cải xanh và 60,7g trên rau cải ngọt. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt Rau cải xanh Công thức Năng suất cá thể (g) Rau cải ngọt Năng suất thực thu Năng suất cá (tấn/ ha) thể (g) Năng suất thực thu (tấn/ ha) 1 79,3b 16,30b 76,6b 15,77c 2 74,7b 15,53ab 70,5ab 15,13b 3 77,6b 15,89b 73,2b 15,30b 4 (Đ/C) 62,2a 14,32a 60,7a 14,80a CV% 17,2 14,9 18,5 14,2 LSD0,05 9,9 1,42 11,2 0,19 Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ Bảng 3.3 cũng cho thấy việc sử dụng các loại phân bón khác nhau đã ảnh hưởng đến năng suất thực thu của rau cải trong thí nghiệm. Năng suất thực thu của rau cải xanh thu được dao động từ 14,32 – 16,30 tấn/ha. Năng suất rau cải xanh đạt cao nhất tại công thức 1 (16,30 tấn/ha) và thấp nhất tại đối chứng (14,32 tấn/ha). Đối với rau cải ngọt, năng suất trên các công thức dao động từ 14,8 – 15,77 tấn/ha. Tất cả các công thức Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 phân bón đều cho năng suất cao hơn đối chứng, công thức 1 cho năng suất thực thu cao nhất (15,77 tấn/ha), cao hơn so với đối chứng (14,80 tấn/ha), tiếp đến là công thức 3 (15,30 tấn/ha), công thức 2 (15,13 tấn/ha). 3.1.3. Phân tích vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng và NO-3 (mg/kg rau) trong các mẫu rau cải ăn lá. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu phân tích tại các công thức thí nghiệm. Kết quả phân tích hàm lượng Nitrate tại thời điểm thu hoạch rau cho thấy, các mẫu rau tại các công thức đều có hàm lượng Nitrate đều khá thấp dưới 500 mg/kg rau tươi, ngoại trừ mẫu rau cải xanh tại công thức đối chứng có hàm lượng nitrate vượt quá 500 mg/kg rau (536 mg/kg rau). Hàm lượng thấp nhất trong mẫu rau tại công thức 1 (231 mg/kg rau tươi), cao nhất là mẫu rau tại đối chứng (535 mg/kg rau tươi). Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) trên các mẫu rau cải xanh, cải ngọt tại các công thức thí nghiệm Hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) Công thức Mức giới tối đa cho phép (mg/kg Rau cải xanh Rau cải ngọt 1 231 337 500 2 328 401 500 3 359 364 500 4 (Đ/C) 536 447 500 Ghi chú: hạn rau) trên bắp cải Xem chi tiết phiếu báo kết quả phân tích ở phụ lục 3 Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Hiện nay, mức giới hạn tối đa cho phép của nitrate trong rau cải chưa được công bố, chúng tôi căn cứ vào mức giới hạn tối đa cho phép của nitrate trong Bắp cải là 500 mg/kg rau tươi (quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định quản lý sản xuất kinh doanh rau quả, chè an toàn). Do vậy, mẫu rau cải xanh tại công thức đối chứng vượt quá mức giới hạn cho phép, còn lại các mẫu rau khác đều đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn về hàm lượng NO3- (bảng 3.4). Bên cạnh đó, các mẫu rau cải xanh và cải ngọt trong thí nghiệm cũng được tiến hành lấy mẫu phân tích hàm lượng một số kim loại nặng cơ bản như Pb, Cd, Hg, As . Kết quả phân tích trên các mẫu rau cải xanh trong thí nghiệm nhận thấy: mẫu phân tích tại công thức 3 và đối chứng có xuất hiện Cd với hàm lượng là 0,002 mg/kg rau và 0,005 mg/kg rau, công thức 2 có xuất hiện Pb (0,001 mg/kg rau). Các mẫu rau cải xanh trong các công thức còn lại đều không phát hiện dư lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As) trong rau. Căn cứ vào mức cho phép theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (Pb: 0,3 mg/kg rau và Cd: 0,1 mg/kg rau) thì các mẫu phân tích của các công thức đều nằm dưới ngưỡng cho phép và đảm bảo chất lượng rau an toàn. Bảng 3.5 cũng thể hiện kết quả phân tích trên rau cải ngọt. Kết quả cho thấy đối chứng xuất hiện Pb và Cd (Pb: 0,005 mg/kg rau và Cd: 0,003 mg/kg rau), công thức 2 xuất hiện Cd (0,001 mg/kg rau) nhưng các giá trị này đều dưới mức cho phép theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (Pb: 0,3 mg/kg rau và Cd: 0,1 mg/kg rau). Các mẫu rau cải ngọt trong các công thức còn lại đều không phát hiện dư lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As) trong rau. Như vậy kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đều đảm bảo chất lượng trên rau an toàn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Bảng 3.5: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd) trên các mẫu rau cải xanh và cải ngọt tại các công thức thí nghiệm Rau cải xanh Công thức As Pb Hg Rau cải ngọt Cd As Pb mg/ kg rau Hg Cd mg/ kg rau Không không không không không không không không 1 phát phát phát phát phát phát phát phát hiện hiện hiện hiện hiện hiện hiện hiện không 2 phát không không không không không 0,001 hiện không 3 phát phát phát phát hiện hiện hiện hiện hiện không không phát phát phát hiện hiện hiện không 4 (Đ/C) phát không không không không 0,002 không không phát phát phát hiện hiện hiện 1,0 0,3 0,05 0,001 phát phát phát phát hiện hiện hiện hiện không 0,005 phát không 0,05 hiện phát 0,003 hiện Mức giới hạn tối đa cho 0,1 1,0 0,3 0,05 0,1 phép Ghi chú: không phát hiện: khi nồng độ chất đo nhỏ hơn giới hạn phát hiện của thiết bị 1x10-4. Xem chi tiết phiếu báo kết quả phân tích tại phụ lục 3. Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ Kết quả kiểm tra vi sinh vật gây bệnh chủ yếu là E.coli, Coliforms, Salmonella trên rau cải xanh và rau cải ngọt đều cho kết quả âm tính. Căn cứ vào mức giới hạn tối đa cho phép theo quyết định số số 99/2008/QĐ-BNN cho thấy mức dư lượng vi sinh vật E.coli là 10 CFU/g, Coliforms là 200 CFU/g và Salmonella là 0 CFU/g, kết quả phân tích trong mẫu rau đều không xuất hiện vi sinh vật (bảng 3.6). Như vậy, các mẫu rau đạt tiêu chuẩn an toàn về hàm lượng vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Coliforms, Salmonella) trong rau an toàn Bảng 3.6: Kết quả phân tích vi sinh vật (E.coli, Coliforms, Salmonlla) trên các mẫu rau cải xanh và cải ngọt trong thí nghiệm Rau cải xanh Công E.Coli thức Rau cải ngọt Coliforms Salmonella E.Coli Coliforms Salmonella (CFU/g) (CFU/g) (CFU/g) (CFU/g) (CFU/g) (CFU/g) 1 (-) (-) (-) (-) (-) (-) 2 (-) (-) (-) (-) (-) (-) 3 (-) (-) (-) (-) (-) (-) 4 (Đ/C) (-) (-) (-) (-) (-) (-) Mức giới hạn tối đa cho phép 10 200 0 10 200 0 Ghi chú: (-) âm tính. Xem chi tiết phiếu báo kết quả kết quả phân tích ở phụ lục 3 Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha Công thức 4 (Đ/C): Không bón phân hữu cơ 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ nhảy gây hại cây cải xanh và cải ngọt. 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và nguồn gốc sinh học trong việc phòng trừ bọ nhảy Các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và sinh học đều có hiệu quả trừ bọ nhảy trên cải xanh và cải ngọt trái vụ. Đối với rau cải xanh, công thức Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 4 cho hiệu quả phòng trừ bọ nhảy cao nhất lên đến 90,57% (tại thời điểm 7 ngày sau phun), tiếp đó là công thức 1 với hiệu quả phòng trừ bọ nhảy là 79,64% (tại thời điểm 5 ngày sau phun), hiệu quả thấp nhất là công thức 2 có hiệu quả phòng trừ là 59,25% (bảng 3.7). Như vậy, trong nhóm thuốc trừ sâu sinh học, thuốc Song Mã 24EC có hoạt chất là Abamectin + dầu khoáng cho hiệu quả phòng trừ bọ nhảy cao nhất. Hoạt chất này cũng là hoạt chất được sử dụng rất thông dụng ngoài thực tế canh tác rau màu của nông dân. Tuy nhiên, theo Danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau an toàn khi cần thiết (Ban hành kèm theo văn bản số 580/BVTV-QLT ngày 17/4/2014 của Cục Bảo vệ thực vật) thì hoạt chất Abamectin không được đưa vào khuyến cáo lựa chọn. Bảng 3.7: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải xanh của các công thức thí nghiệm Mật độ bọ nhảy (con/m2) Công thức Trước phun Hiệu quả phòng trừ Số ngày sau phun 1 5 Số ngày sau phun 7 1 5 7 1 28,34 18,67 9,67 13,33 53,21 79,64 76,14 2 23,35 20,33 15,33 18,76 38,17 60,83 59,25 3 23,91 17,54 11,67 15,33 47,90 70,88 67,48 4 25,13 11,61 7,33 4,67 67,19 82,60 90,57 5 (Đ/C) 23,67 33,33 39,67 46,67 - - - Công thức 1: Hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng Công thức 2: Hoạt chất Matrine Công thức 3: Hoạt chất Emamectin benzoate Công thức 4: Phun thuốc theo dân (hoạt chất permethrin) Công thức 5 (Đ/C): Không phun thuốc Hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ngọt được thể hiện tại bảng 3.8. Kết quả cho thấy hiệu lực phòng trừ bọ nhảy tại công thức 1 là cao nhất trong số nhóm thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong thí nghiệm (64,21% tại thời điểm 5 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 ngày sau phun). Tiếp theo là công thức 2 (61,81%) và công thức 3 (54,92%). Tuy nhiên công thức 4 (hoạt chất hóa học Permethrin) lại cho hiệu quả phòng trừ bọ nhảy cao nhất (91,02% tại thời điểm 7 ngày sau phun). Tương tự như đối với rau cải xanh, trong nhóm thuốc trừ sâu sinh học, thuốc Song Mã 24EC có hoạt chất là Abamectin + dầu khoáng cho hiệu quả phòng trừ bọ nhảy cao nhất. Nhưng hoạt chất này không nằm trong danh mục các hoạt chất được khuyến cáo sử dụng trong rau an toàn (văn bản số 580/BVTV-QLT ngày 17/4/2014 của Cục Bảo vệ thực vật). Bảng 3.8: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ngọt của các công thức thí nghiệm Mật độ bọ nhảy (con/m2) Công thức Ngày sau phun Trước phun hiệu quả phòng trừ 1 5 Ngày sau phun 7 1 5 7 1 20,33 17,28 11,67 13,21 25,38 64,21 62,34 2 23,13 20,33 14,17 15,67 22,84 61,81 60,73 3 21,67 18,67 15,67 17,33 24,36 54,92 53,65 4 26,67 15,33 8,67 4,13 49,54 79,73 91,02 5 (Đ/C) 20,78 23,67 33,33 35,85 - - - Công thức 1: Hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng Công thức 2: Hoạt chất Matrine Công thức 3: Hoạt chất Emamectin benzoate Công thức 4: Phun thuốc theo dân (hoạt chất permethrin) Công thức 5 (Đ/C): Không phun thuốc Kết quả bảng 3.7 và 3.8 cho thấy diễn biến mật độ bọ nhảy trên rau cải xanh trong nhóm công thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều giảm nhanh nhất trong giai đoạn từ 1 đến 5 ngày sau phun. Hiệu quả của thuốc sinh học đạt cao nhất là ở giai đoạn 5 ngày sau phun. Thời điểm 7 ngày sau phun cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 thấy hiệu quả phòng trừ bọ nhảy của thuốc sinh học thấp hơn so với thời điểm 5 ngày sau phun. Ngược lại, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học tại thời điểm 7 ngày sau phun vẫn cho hiệu quả phòng trừ cao nhất, tiếp đó là giai đoạn 5 ngày sau phun. Nguyên nhân của việc giảm hiệu quả trừ sâu là do bọ nhảy là đối tượng sâu hại có khả năng di chuyển cao nên các thuốc sinh học khó tiếp xúc và phát huy hiệu quả phòng trừ. 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau cải xanh và cải ngọt Song song với hiệu quả phòng trừ bọ nhảy, các thuốc bảo vệ thực vật trong đề tài cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu năng suất của rau cải xanh và rau cải ngọt. Cụ thể, công thức 1 cho năng suất cao nhất so với các công thức sử dụng các thuốc sinh học khác (15,3 tấn/ha trên rau cải xanh và 16,8 tấn/ha trên rau cải ngọt). Tiếp đó là công thức 2 (14,9 tấn/ha trên rau cải xanh và 15,7 tấn/ha trên rau cải ngọt) và công thức 3 (14,8 tấn/ha rau cải canh và 15,2 tấn/ha trên rau cải ngọt). Khi so sánh năng suất giữa các công thức sử dụng thuốc hóa học và thuốc sinh học thì năng suất cao nhất là công thức phun thuốc hóa học (công thức 4) là 18,5 tấn/ha rau cải xanh và 19,1 tấn/ha rau cải ngọt (bảng 3.9). Đôi với năng suất cá thể, công thức 4 cho năng suất cao nhất là 77,8g trên rau cải xanh và 82,1g trên rau cải ngọt. Tiếp đến là năng suất tại công thức 1 là 70,6g trên rau cải xanh và 77,6g trên rau cải ngọt. Đối với các công thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên rau cải xanh, công thức 2 cho năng suất cá thể thấp nhất (65,5g). Đối với các công thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên rau cải ngọt, công thức 3 cho năng suất cá thể thấp nhất (70,8g). Cây trồng trong đối chứng cho năng suất cá thể thấp nhất 40,5g trên rau cải xanh và 44,8g trên rau cải ngọt. Như vậy, các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cá thể cao hơn so với đối chứng từ 1 – 1,5 lần. Kết quả bảng 3.9 cũng cho thấy, đối chứng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ nhảy nên đã bị ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu của rau cải xanh và cải ngọt trong thí nghiệm. Công thức phòng trừ hiệu quả bọ nhảy (công thức 4) đã cho năng suất thực thu cao nhất. Do vậy, bọ nhảy là đối tượng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 dịch hại nguy hiểm, gây hại ảnh hưởng đến năng suất đối với rau cải xanh và cải ngọt khi trồng trái vụ tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014. Bảng 3.9: Ảnh hưởng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất của cây rau cải ăn lá Rau cải xanh Công thức Rau cải ngọt Năng suất Năng suất thực Năng suất Năng suất thực cá thể (g) thu (tấn/ha) cá thể (g) thu (tấn/ha) 1 70,6bc 15,3c 77,6bc 16,8bc 2 65,5b 14,9b 72,5b 15,7b 3 68,8bc 14,8b 70,8b 15,2b 4 77,8c 18,5d 82,1c 19,1c 5 (Đ/C) 40,5a 10,6a 44,8a 11,2a CV% 18,6 16,0 17,6 18,0 LSD 0,05 10,1 0,3 9,55 2,18 Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Công thức 1: Hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng Công thức 2: Hoạt chất Matrine Công thức 3: Hoạt chất Emamectin benzoate Công thức 4: Phun thuốc theo dân (hoạt chất permethrin) Công thức 5 (Đ/C): Không phun thuốc Quá trình lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau cải xanh và cải ngọt trong giai đoạn thu hoạch được thực hiện trong thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy không phát hiện dư lượng của các hoạt chất Abamectin, Matrine, Emamectin benzoate và Permethrin trong các mẫu phân tích. Như vậy, chất lượng rau trong thí nghiệm đảm bảo yêu cầu về rau an toàn (Xem chi tiết phiếu báo kết quả kết quả phân tích ở phụ lục 3). Kết quả phân tích trên cũng cho thấy, không nhất thiết phải thay thế Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học bằng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Điều quan trọng nhất trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là phải tuân thủ 4 đúng, đặc biệt là đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch rau. Trong quá trình canh tác, nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong giai đoạn cây con, giai đoạn cận thu hoạch nên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học có thời gian cách ly ngắn. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nông dân vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm. 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng, năng suất cây cải xanh và cải ngọt trong điều kiện sản xuất trái vụ 3.3.1. Ảnh hưởng của các loại vòm che thấp đến sinh trưởng và phát triển cây rau cải xanh và cải ngọt trong điều kiện trái vụ Thí nghiệm sử dụng chất liệu vòm che khác nhau trong điều kiện trồng rau cải xanh trái vụ nhận thấy, cây trồng trong các công thức sử dụng vòm che đều có sự sinh trưởng và phát triển mạnh hơn so với khi không sử dụng vòm che. 7 ngày sau trồng, chiều cao cây dao động từ 3,22 – 5,33 cm. Cây trồng tại công thức 2 có chiều cao cây cao nhất là 5,33 cm và cây trồng tại công thức đối chứng thấp cây nhất (3,22 cm). Tại 14 ngày sau trồng, chiều cao cây dao động từ 6,34 cm (đối chứng) đến 14,76 cm (công thức 3). Tại 21 ngày sau trồng, chiều cao cây dao động từ 10,56 cm (đối chứng) đến 22,42 cm (công thức 3). Giai đoạn cận thu hoạch (28 ngày sau trồng) chiều cao cây dao động từ 12,47 - 29,63 cm. Trong đó cây trồng trong công thức 2 có chiều cao cây cao nhất (29,63 cm ) và cây trồng trong công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất (12,47 cm ) (bảng 3.10). Đối với thí nghiệm trên rau cải ngọt, công thức đối chứng không sử dụng vòm che cho kết quả cây trồng xấu nhất. Do thời tiết trồng trái vụ xuất hiện nhiều mưa và nắng to, nên cây bị dập nát, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây. Do vậy sự sinh trưởng phát triển của cây trồng trong công thức đối chứng thấp hơn hẳn so với các công thức khác. Tại thời điểm 7 ngày sau trồng chiều cao cây dao động từ 2,79 cm (đối chứng) đến 7,06 cm (công thức 2). Thời điểm 14 ngày sau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 trồng chiều cao cây dao động 7,45 cm (đối chứng) đến 14,67 cm (công thức 3). Thời điểm 21 ngày sau trồng chiều cao cây dao động từ 12,56 cm (đối chứng) đến 25,34 cm (công thức 3). Thời điểm cận thu hoạch (28 ngày sau trồng) chiều cao cây dao động từ 16,39 cm (đối chứng) đến 32,45 cm (công thức 2) (bảng 3.10). Kết quả trên cũng cho thấy, việc sử dụng vòm che trong quá trình sản xuất rau cải xanh và cải ngọt trái vụ là hoàn toàn cần thiết. Nếu không có vòm che, cây rau cải xanh và cải ngọt không thể sinh trưởng phát triển bình thường. Bảng 3.10: Động thái tăng chiều cao cây trên rau cải xanh và cải ngọt các công thức thí nghiệm Đơn vị: cm Rau cải xanh Công Rau cải ngọt 7 14 21 28 7 14 21 28 NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG 1 4,56a 9,74b 15,13b 20,67b 5,13b 8,34a 17,67b 25,82b 2 5,33a 12,56c 19,13c 29,63c 7,06c 13,22b 23,73c 32,45c 3 4,67a 14,76c 22,42c 27,45c 6,25bc 14,67b 25,34c 30,52c 4 (Đ/C) 3,22a 6,34a 10,56a 12,47a 2,79a 7,45a 12,56a 16,39a CV% 25,5 12,3 16,6 17,2 15,7 18,7 15,9 15,1 LSD 0,05 2,14 2,51 3,31 3,05 1,57 1,78 2,21 2,54 thức Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 Công thức 1: Vòm che bằng lưới chắn côn trùng Công thức 2: Vòm che bằng nilon trắng Công thức 3: Vòm che luân phiên lưới chắn côn trùng và nilon trắng Công thức 4 (Đ/C): Không sử dụng vòm che Thay đổi chất liệu vòm che trong quá trình trồng rau cải ăn lá trái vụ cũng ảnh hưởng đến động thái tăng số lá của cây. Qua bảng 3.11 nhận thấy: Sau trồng 7 ngày cây bắt đầu tăng trưởng số lá, dao động từ 2,07 – 3,58 lá/cây rau cải xanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 và từ 2,13 – 3,06 lá/cây rau cải ngọt. Giai đoạn 14 ngày tốc độ ra lá tương đối nhanh dao động từ 3,13 – 4,5 lá/cây rau cải xanh và 3,13 – 4,16 lá/cây rau cải ngọt. Trong đó số lá nhiều nhất tại công thức 3 (4,5 lá/ rau cải xanh và 4,16 lá/rau cải ngọt), thấp nhất tại công thức đối chứng (3,13 lá/cây). Giai đoạn 21 ngày sau trồng, tốc độ ra lá lớn nhất dao động từ 4,72 – 6,34 lá/ rau cải xanh và từ 5,22 – 7,02 lá/rau cải ngọt. Trong đó công thức 3 có số lá nhiều nhất (6,34 lá/ rau cải xanh và 7,02 lá/ rau cải ngọt) công thức đối chứng có số lá ít nhất (4,72 lá/ rau cải xanh và 5,22 lá / rau cải ngọt). Giai đoạn cận thu hoạch 28 ngày sau trồng, tốc độ ra lá chậm lại. Trong đó số lá nhiều nhất tại công thức 3 (7,50 lá/ rau cải xanh và 8,13 lá/ rau cải ngọt), thấp nhất tại công thức đối chứng (5,47 lá/ rau cải xanh và 6,17 lá/ rau cải ngọt). Bảng 3.11: Động thái tăng số lá trên rau cải xanh và cải ngọt tại các công thức thí nghiệm Đơn vị: lá Công Rau cải xanh Rau cải ngọt 7 14 21 28 7 14 21 28 NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG NSG 1 3,12a 4,34a 6,13b 7,04b 2,54a 3,33a 6,27b 7,24b 2 2,67a 3,56a 5,87b 7,28b 3,06a 3,56a 6,48b 7,67b 3 3,58a 4,5a 6,34b 7,5b 2,87a 4,16a 7,02b 8,13b 4 (Đ/C) 2,07a 3,13a 4,72a 5,47a 2,13a 3,13a 5,22a 6,17a CV% 20,0 24,9 20,4 16,9 23,9 21,0 15,9 14,5 LSD 0,05 1,61 1,81 1,11 1,17 1,19 1,40 0,87 0,93 thức Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 Công thức 1: Vòm che bằng lưới chắn côn trùng Công thức 2: Vòm che bằng nilon trắng Công thức 3: Vòm che luân phiên lưới chắn côn trùng và nilon trắng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Công thức 4 (Đ/C): Không sử dụng vòm che 3.3.2. Ảnh hưởng vòm che đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt Trong điều kiện trồng rau ăn lá trái vụ, sử dụng vòm che bằng bất kỳ vật liệu gì (lưới chắn côn trùng hoặc nilon trắng) đều cho năng suất cao gấp 2- 2,4 lần đối chứng không sử dụng vòm che (bảng 3.12). Bảng 3.12: Ảnh hưởng một số loại vòm che đến năng suất của cây rau cải xanh và cải ngọt Rau cải xanh Công thức Năng suất cá thể (g) Rau cải ngọt Năng suất thực thu Năng suất cá Năng suất thực thể (g) thu (tấn/ha) (tấn/ha) 1 70,6b 15,3b 72,7bc 15,7b 2 72,2bc 16,5bc 68,8b 17,3bc 3 76,8c 17,8c 77,8c 18,5c 4 (Đ/C) 27,5a 7,5a 29,5a 8,7a CV% 18,1 18,3 16,5 18,9 LSD 0,05 4,43 2,22 7,59 2,53 Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 Công thức 1: Vòm che bằng lưới chắn côn trùng Công thức 2: Vòm che bằng nilon trắng Công thức 3: Vòm che luân phiên lưới chắn côn trùng và nilon trắng Công thức 4 (Đ/C): Không sử dụng vòm che Đối với năng suất cá thể, các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cá thể cao hơn so với đối chứng. Năng suất cá thể cao nhất đạt 76,8 g trên rau cải xanh (công thức 3) và 77,8g trên rau cải ngọt (công thức 3). Thứ 2 là công thức 2 trên rau cải xanh (năng suất cá thể 72,2g) và công thức 1 trên rau cải ngọt (năng suất cá thể 72,7g). Tiếp đến, công thức 1 trên rau cải xanh có năng suất cá thể đạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 70,6g và công thức 2 trên rau cải ngọt có năng suất cá thể đạt 68,8g. Sau cùng, công thức đối chứng cho năng suất cá thể thấp nhất là 27,5g trên rau cải xanh và 29,5g trên rau cải ngọt. So sánh giữa các công thức vật liệu che thì công thức 3 cho năng suất thực thu cao nhất: năng suất cải xanh đạt 17,8 tấn/ha, gấp 2,4 lần đối chứng (7,5 tấn/ha); năng suất cải ngọt đạt 18,5 tấn/ha, gấp 2,1 lần đối chứng (8,7 tấn/ha). Đứng thứ 2 là năng suất tại công thức 2: năng suất cải xanh đạt 16,5 tấn/ha và năng suất cải ngọt đạt 17,3 tấn/ha. Công thức 1 đạt năng suất đứng thứ 3: năng suất cải xanh là 15,3 tấn/ha, năng suất cải ngọt là 15,7 tấn/ha. Nguyên nhân do vòm che bằng lưới chắn côn trùng ít có khả năng chống mưa to nên tỷ lệ cây bị dập nát nhiều hơn so với vòm che bằng nilon trắng. 3.4. Đề xuất quy trình cải tiến và xây dựng mô hình cho sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. 3.4.1. Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. Từ các kết quả thí nghiệm, trên nền của Quy trình sản xuất rau cải ăn lá an toàn chất lượng cao của viện Bảo vệ thực vật, chúng tôi đã tiến hành cải tiến và xây dựng quy trình sản xuất rau ăn lá cải xanh, cải ngọt an toàn trái vụ. Giống cây được sử dụng là giống chống chịu có xuất xứ nguồn gốc, lý lịch rõ ràng như giống cải ngọt TN1, giống cải xanh số 6 là những giống chịu được mưa úng, ít bị nấm bệnh sương mai, thối nhũn thân, thán thư hơn các giống khác. Các yêu cầu về nước tưới, đất trồng, kỹ thuật làm đất, và vệ sinh đồng ruộng được tiến hành tuân theo quy định chung về sản xuất rau cải ăn lá an toàn. Các đề xuất cải tiến quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ như sau: 3.4.1.1. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng phân bón Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, công thức trồng rau cải xanh và cải ngọt sử dụng than sinh học làm phân bón lót cho kết quả về năng suất và chất lượng cây trồng tương đương và tốt hơn so với công thức sử dụng phân chuồng. Bên cạnh đó, những tác động của than sinh học đến sự cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người đã được công nhận trong một số tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. Mặt khác, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 phân chuồng hoại mục là phân có độn thêm rơm rạ, thân lá ngô hoặc các phụ phẩm hữu cơ khác nên chất dinh dưỡng bổ sung cho cây không cao. Phân chuồng cũng có nhược điểm lớn như hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn về vận chuyển, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng. Như vậy, quá trình sử dụng Phân bón có sự cải tiến bằng phương pháp sử dụng than sinh học thay thế cho phân chuồng. Lượng phân bón và cách bón trong đề xuất cải tiến như sau : Bón lót cho 1 ha: than sinh học 3 tấn/ha Phân lân: 30kg P2O5 Phân kali: 15kg K2O Phân đạm: 10 kgN Toàn bộ lượng phân trên đem rải đều và vùi sâu vào tầng đất canh tác trước khi gieo 1 ngày hoặc ngay trước khi gieo. Bón thúc: đạm vô cơ 20 kgN, 10kg K2O chia bón làm 2 lần, dừng bón đạm trước khi thu hoạch 10 ngày. 3.4.1.2. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Trong điều kiện trồng trái vụ, tình hình sâu bệnh hại diễn ra khá phức tạp ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của rau cải ăn lá. Quá trình điều tra tại hợp tác xã Phương Bảng, Hoài Đức nhận thấy có 5 loại sâu bệnh hại chủ yếu đó lá: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, bệnh chết cây con và thối nhũn; ngoài ra chúng còn bị một số sâu bệnh khác sâu xanh bướm trắng, sương mai,... gây hại nhưng ở mức độ nhẹ hơn và xuất hiện cục bộ ở từng ruộng. Trong các loài sâu hại thì bọ nhảy là loài nguy hại nhất, ở thời kỳ cây con mới mọc sâu non hại rễ nếu với mật độ 1- 2 con/cây + trưởng thành hại lá → cây chết. Thực tế canh tác người nông dân thường chú trọng nhiều đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong phòng trừ bọ nhảy và không quan tâm đến thời gian cách ly. Theo kết quả nghiên cứu tại thí nghiệm 2 cho thấy hiệu lực phòng trừ bọ nhảy của thuốc Song Mã 24.5 EC (hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng) cao nhất trong các thuốc sinh học nên có thể sử dụng để thay thế cho thuốc hóa học. Bên cạnh đó, khi sử dụng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 vòm che thấp cũng là điều kiện hạn chế được sự di chuyển của bọ nhảy nên việc sử dụng thường xuyên thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng không cần thiết. Chính vì vậy để phòng trừ bọ nhảy có hiệu quả cần thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để giảm mật độ của chúng. Tóm lại, căn cứ kết quả nghiên cứu và điều tra sâu bệnh trên rau cải ăn lá, đề xuất ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt trong giai đoạn cận thu hoạch. Khi phát sinh dịch hại vào giai đoạn cây con hoặc khi bùng phát dịch hại lớn thì sử dụng luân phiên với thuốc hóa học. Thu hoạch phải đảm bảo đúng thời gian cách ly. 3.4.1.3. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng vòm che thấp Hiện nay, vòm che thấp bằng nilon trắng đang được ưu tiên sử dụng trong quá trình trồng rau ăn lá trái vụ. Ưu điểm lớn nhất của loại vòm che này là chắn được mưa bão làm dập nát cây. Tuy nhiên với mong muốn tìm được loại vòm che vừa chắn mưa vừa hạn chế được sâu bệnh nâng cao năng suất cây trồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm một số loại vòm che khác. Kết quả thí nghiệm 3 cho thấy, sử dụng luân phiên chất liệu vòm che làm bằng lưới chắn côn trùng và nilon trắng (Giai đoạn cây con che lưới đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới trắng, khi có mưa to che nilon trắng) cho hiệu quả phòng trừ sâu bệnh và năng suất cao hơn trong điều kiện trồng rau cải ăn lá trái vụ năm 2014. Do vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng vòm che bằng lưới chắn côn trùng và nilon trắng (giai đoạn từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật che lưới chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng) thay thế việc sử dụng đơn thuần nilon trắng trong điều kiện trồng rau cải ăn lá trái vụ. 3.4.1.4. Quy trình cải tiến sản xuất cải ăn lá trái vụ Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ được căn cứ theo các đề xuất cải tiến sử dụng than sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất liệu vòm che thấp nêu trên. Do vậy, quy trình cải tiến được sử dụng trong mô hình như sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 - Thời vụ: Cải xanh, cải ngọt được trồng quanh năm (cả 4 vụ xuân, hè, thu, đông) do đặc tính của các giống. - Giống: sử dụng giống khỏe, chịu nhiệt, sạch sâu bệnh, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. - Gieo hạt giống: gieo trực tiếp trên luống với lượng hạt 800 g /ha, phủ rơm, tưới nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Sau khi gieo 10 ngày làm cỏ, xới, tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 10 cm x 10 cm. Đối với việc gieo trực tiếp nên che lưới đen trong giai đoạn cây con, sau khi cây có 4 lá thật, tỉa bớt cây xấu rồi che bằng lưới trắng - Sử dụng vòm che: Sử dụng luân phiên chất liệu vòm che bằng nilon trắng và lưới chắn côn trùng. Giai đoạn cây con (từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật) che lưới chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng. - Phân bón và bón phân: Bón phân vừa đủ và cân đối + Bón lót cho 1 ha: sử dụng 3 tấn than sinh học kết hợp với 30kg P2O5; 15kg K2O; 10 kg N. Toàn bộ lượng phân trên đem rải đều và vùi sâu vào tầng đất canh tác trước khi gieo 1 ngày hoặc ngay trước khi gieo. + Bón thúc: đạm vô cơ 20 kgN, 10kgK2O chia bón làm 2 lần. Dừng bón đạm trước khi thu hoạch 10 ngày. - Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nồng độ. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và có thể luân chuyển các thuốc có cơ chế tác động khác nhau để nhằm ngăn chặn sự hình thành tính kháng thuốc của sâu hại. Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu hại và phun thuốc kịp thời. Đảm bảo thời gian cách ly thuốc khi thu hoạch rau. + Đối tượng sâu hại chính trên cây cải xanh ngọt khi trồng trái vụ chủ yếu là: sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang. Phòng trừ bằng cách xử lý đất trước khi gieo hạt, hoặc có thể bắt bằng tay (với sâu xám). Nếu phát hiện bọ nhảy thì sử dụng thuốc Song Mã 24.5 EC. Khi phát hiện có sâu khoang, có thể phun Vertimex 1.8EC. Nếu phát hiện có sâu tơ, phun Jasper 0.3 EC để trừ sâu. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 + Bệnh hại cải xanh ngọt chủ yếu là: Lở cổ rễ (ở giai đoạn cây con). Phun phòng bằng vivadamy 3 DD; Bệnh thối nhũn: phun thuốc Physan 20L, thoát nước tốt cho ruộng. - Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi (sau gieo 30 – 35 ngày), đảm bảo thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật 3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất cải ăn lá trái vụ. Mô hình áp dụng quy trình cải tiến sản xuất rau cải ăn lá (cải xanh và cải ngọt) trái vụ an toàn được tiến hành tại Hợp tác xã Phương Bảng, Hoài Đức, Hà Nội với diện tích 500 m2/ mô hình. Điểm xây dựng mô hình này đã được quy hoạch sản xuất rau an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất, nước, không khí và được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Các giống cải được trồng trong mô hình là các giống cải chịu nhiệt như giống cải xanh số 6 và giống cải ngọt TN1. Với mục đích làm rõ hơn tính hiệu quả của quy trình cải tiến, chúng tôi tiến hành đánh giá so sánh hiệu quả sinh trưởng phát triển và hiệu quả kinh tế của mô hình với việc sản xuất rau cải xanh, cải ngọt trái vụ đại trà ngoài thực tế. Mô hình sản xuất rau cải xanh và cải ngọt đại trà được áp dụng tại huyện Hoài Đức năm 2014 như sau: - Thời vụ: Cải xanh, cải ngọt được trồng quanh năm (cả 4 vụ xuân, hè, thu, đông) do đặc tính của các giống. - Sử dụng giống: Hạt giống được sử dụng là hạt giống do người nông dân tự sản xuất từ mùa vụ trước lưu lại, không có xuất xứ nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. - Gieo hạt: Gieo hạt trong vườn ươm hoặc gieo trực tiếp: + Giai đoạn vườn ươm: Gieo vãi hạt đều trên mặt luống với lượng 2 1g/m , lượng hạt giống cần dùng cho 1 ha ruộng trồng là 400 – 500 g, phủ rơm, tưới nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, bóc rơm, tưới nước 1 lần/ ngày. Khi cây con được 4 lá thật (khoảng 20 ngày) thì đưa ra trồng ngoài ruộng. + Gieo trực tiếp: Gieo hạt trực tiếp trên luống với lượng hạt 600 –800 g /ha, phủ rơm, tưới nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 bóc rơm, tưới nước 1 lần/ ngày. Sau khi gieo 10 - 15 ngày làm cỏ, xới, tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 10 cm x 10 cm. - Sử dụng vòm che thấp: Vòm che thấp đơn giản sử dụng chất liệu che là nilon trắng - Phân bón và bón phân: dựa theo kinh nghiệm, tài chính và truyền thống canh tác của nông dân địa phương. Bón lót cho 1 ha: Phân lân: 30kg P2O5; Phân Kali clorua: 25kg K2O; Phân đạm: 25 kgN. Toàn bộ lượng phân trên đem rải đều và vùi sâu vào tầng đất canh tác trước khi gieo 1 ngày hoặc ngay trước khi gieo. Bón thúc: Phân đạm: 30 kg N kết hợp với 3 tấn phân hữu cơ vi sinh (P205 ≥ 3%; Hữu cơ (C) ≥ 13,5%; Axít Humic và Fulvic ≥ 5,6%; các nguyên tố trung vi lượng: Fe3+, Mg2+, Zn2+, Mn2+, B3+, M6+,... Các chất kháng nấm bệnh). Chia làm 2 lần bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh: Dựa trên kinh nghiệm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học là chủ yếu. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong sản xuất rau cải ăn lá trái vụ ở Hoài Đức là thuốc trừ sâu Peran 50EC, thuốc trừ bệnh Ridomil gold 68 WP 3.4.2.1. Sinh trưởng phát triển và năng suất của rau cải xanh, cải ngọt trong và ngoài mô hình Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cải ăn lá trong và ngoài mô hình cho thấy, việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo quy trình cải tiến không ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng và phát triển của cây. Tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng đều không có sự sai khác đáng kể so với mô hình đại trà. Tại thời điểm 28 ngày sau trồng (thời điểm chuẩn bị thu hoạch) mô hình sản xuất rau cải xanh có số lá / cây trung bình là 8,61 lá/cây, ngoài mô hình là 9,94 lá/cây. Chiều cao cây trung bình là 28,34 cm, ngoài mô hình là 29,48 cm. Đối với mô hình sản xuất rau cải ngọt, tại thời điểm 28 ngày sau trồng, số lá /cây trung bình là 9,30 lá, ngoài mô Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 hình có 11,12 lá. Chiều cao cây trung bình là 31,48 cm , ngoài mô hình là 32,67 cm (bảng 3.13). Kết quả bảng 3.13 cũng cho thấy năng suất rau cải trong mô hình tuy thấp hơn ruộng của dân nhưng ở mức độ không rõ rệt. Cụ thể: Khối lượng trung bình cây cải xanh trong mô hình là 68,20 g, thấp hơn so với ngoài mô hình (73,78 g), năng suất thực thu trong mô hình cải xanh là 16,98 tấn/ha thấp hơn 1,37 tấn so với ngoài mô hình (18,35 tấn/ha). Đối với rau cải ngọt, trong mô hình có khối lượng trung bình cây là 75,38 g và năng suất thực thu là 18,16 tấn/ha đều thấp hơn so với cây ngoài mô hình. Như vậy, tuy cây cải xanh, cải ngọt ngoài mô hình được bón lượng phân đạm, phân lân, phân kali nhiều hơn 1,5 – 2 lần so với cây trong mô hình nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, số lá) và chỉ tiêu năng suất vượt trội không đáng kể so với cây cải trong mô hình. Điều đó cũng cho thấy, khi bón phân với lượng nhiều, không cân đối thì cây rau cải cũng không hấp thụ được hết lượng phân bón mà lượng phân đó sẽ tồn dư trong cây và đất. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng dư lượng nitrate trong cây rau cải và gây ô nhiễm môi trường đất. Bảng 3.13: Các chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu và năng suất trong giai đoạn thu hoạch cải xanh, cải ngọt Rau cải xanh Chỉ tiêu Số lá/ cây Rau cải ngọt Trong mô Ngoài mô Trong mô Ngoài mô hình hình hình hình 8,61 9,94 9,30 11,12 Chiều cao cây (cm) 27,34 29,48 31,48 32,67 Năng suất cá thể (g) 68,20 73,78 75,38 80,83 16,98 18,35 18,16 19,48 Năng suất thực thu (tấn/ha) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 3.4.2.2. Tình hình sâu bệnh hại trong và ngoài mô hình Đối tượng sâu hại chính trên cây cải ăn lá trong và ngoài mô hình là sâu khoang, sâu tơ và bọ nhảy. Trong đó bọ nhảy là loài nguy hại nhất. Trong mô hình, do sử dụng màn chắn côn trùng kết hợp phun thuốc phòng trừ nên mức độ gây hại của bọ nhảy được giảm sút, chúng chỉ gây hại từ mức nhẹ đến trung bình. Ngoài mô hình, bọ nhảy gây hại nặng và ảnh hưởng đến năng suất rau cải. Một số loại sâu như sâu tơ, sâu khoang gây hại trên cây ngoài mô hình nhưng chỉ gây hại nhẹ trên cây trong mô hình. Thời tiết trồng trái vụ thường có điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều và nhiệt độ cao nên bệnh thối nhũn phát sinh mạnh mẽ. Do sử dụng thuốc phòng bệnh kịp thời kết hợp với điều kiện tiêu thoát nước tốt nên mức độ hại của bệnh thối nhũn của cây trong mô hình thấp hơn so với cây ngoài mô hình. Bệnh lở cổ rễ xuất hiện ở mức độ từ nhẹ đến trung bình tại các cây trồng trong và ngoài mô hình (bảng 3.14) Cây trồng trong mô hình được theo dõi thường xuyên và phun thuốc khi sâu hại phát sinh ở mật độ cho phép. Do đó . Không chỉ giảm số lần phun thuốc, trong mô hình chúng tôi chủ yếu sử dụng một số loại thuốc sinh học và luân phiên thuốc sinh học với thuốc hóa học như Song mã 24.5 EC trừ bọ nhảy, Sherpa 0,1% và Jasper 0.3 EC trừ sâu tơ, Vivadamy 3DD trừ lở cổ rễ, Kasumin 2L và Physan 20 L trừ thối nhũn. Luân phiên sử dụng thuốc trong mô hình đã làm tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, giảm được số lần phun thuốc và làm giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Rau cải ngoài mô hình chủ yếu được phun thuốc hóa học và chỉ phun một loại thuốc trừ một loài sâu hại nhất định nên gây ra tình trạng nhờn thuốc, sâu bệnh sớm phát triển mạnh trở lại sau khi phun. Bên cạnh đó, do không phát hiện đúng một số loại sâu bệnh nên rau ngoài mô hình được phun không đúng thuốc, điển hình như bệnh thối nhũn trên rau cải xanh trồng trái vụ tại Hoài Đức năm 2014, bệnh là do vi khuẩn nhưng người dân nhầm với bệnh thối nhũn do nấm (phun thuốc ridomil gold 68 WP) nên thuốc sử dụng chưa phù hợp. Do vậy, tình trạng thuốc phun nhiều nhưng sâu bệnh không được phòng trừ hiệu quả gây tình trạng sâu bệnh phát sinh mạnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Bảng 3.14. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây cải xanh, cải ngọt trong và ngoài mô hình Rau cải xanh Tên sâu bệnh Rau cải ngọt Trong mô Ngoài mô Trong mô Ngoài mô hình hình hình hình Bọ nhảy ++ +++ + +++ Sâu tơ + ++ + ++ Sâu khoang + ++ ++ + Thối nhũn ++ +++ ++ +++ Lở cổ rễ + ++ + + Ghi chú: +: Mức gây hại nhẹ ++: Mức gây hại trung bình +++: Mức gây hại nặng 3.4.2.3. Phân tích chỉ tiêu về chất lượng rau cải trong mô hình và ngoài mô hình Trong các thí nghiệm 1, 2, 3 đã tiến hành, các chỉ tiêu về chất lượng (hàm lượng nitrate, dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật) có trong các mẫu rau đã được phân tích. Kết quả cho thấy các mẫu rau đều đảm bảo chất lượng rau an toàn. Mô hình được xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đã đề ra để đảm bảo chất lượng rau an toàn. Với mục đích so sánh chất lượng giữa rau trong mô hình và ngoài mô hình, chúng tôi đã tiến hành lấy 04 mẫu ngẫu nhiên tại các mô hình trồng rau cải ăn lá trái vụ của nông dân. Kết quả phân tích hàm lượng nitrate trong mẫu rau ngoài mô hình cho thấy có hàm lượng nitrate trong mẫu rất cao. Trong đó có 03 mẫu có hàm lượng vượt quá 1500 mg/kg rau, 01 mẫu trong khoảng 1.000-1.500 mg/kg rau (bảng 3.15) Hiện nay, do mức giới hạn tối đa cho phép của nitrate trong rau cải chưa được công bố, nên mức giới hạn tối đa cho phép của nitrate trong Bắp cải là 500 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 mg/kg (quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quy định quản lý sản xuất kinh doanh rau quả, chè an toàn) được căn cứ để so sánh chất lượng rau cải ăn lá ngoài mô hình. Như vậy, 04 mẫu rau lấy ngẫu nhiên ngoài mô hình đều không đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Bảng 3.15: Kết quả phân tích hàm lượng nitrate trong mẫu rau sản xuất đại trà Mẫu Hàm lượng NO3(mg/kg rau) Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg rau) trên bắp cải Cải xanh 1 1.025 500 Cải xanh 2 1.530 500 Cải ngọt 1 1.827 500 Cải ngọt 2 1.608 500 Ghi chú: Xem chi tiết phiếu báo kết quả kết quả phân tích ở phụ lục3 3.4.2.4. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rau ăn lá theo quy trình cải tiến so với thực tế sản xuất của người nông dân. Rau trái vụ nói chung và rau cải ăn lá trái vụ nói riêng luôn có giá trị cao hơn loại rau chính vụ. Vụ hè năm 2014, giá rau cải xanh và cải ngọt trái vụ thu mua tại ruộng là dao động từ 8.000 - 12.500đ/kg, tính trung bình là 10.500đ/kg. Ngoài mô hình, người nông dân đã bón lượng lớn phân vô cơ đặc biệt là phân đạm nên chi phí về phân bón khá lớn. Mặt khác, người nông dân cũng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng đúng cách, đúng thuốc nên gây ra tình trạng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và tiêu tốn nhiều công phun thuốc. Trong mô hình, lượng phân vô cơ bón ở mức tối thiểu, tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết nên số lần phun thuốc và lượng thuốc giảm do vậy chi phí công lao động cũng thấp hơn ngoài mô hình. Như vậy, tổng chi phí của mô hình trình diễn thấp hơn mô hình đại trà (47.307 nghìn đồng/ ha so với 77.107 nghìn đồng/ ha) (phụ lục 2). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Bảng 3.16 cho thấy, hiệu quả kinh tế thu được trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình. Mô hình rau cải xanh là 130.983 nghìn đồng/ha cao hơn với ngoài mô hình (115.568 nghìn đồng/ ha). Trên rau cải ngọt trong mô hình là 143.373 nghìn đồng/ha cao hơn so với ngoài mô hình (127.433 nghìn đồng/ha). Vì đây là mô hình mới và diện tích nhỏ nên giá bán tương đương với giá bán rau đại trà. Nếu được đầu tư mở rộng và tạo được tiếng vang trên thị trường thì giá bán sẽ tăng cao và đem lại lợi nhuận tốt hơn. Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các mô hình Đơn vị tính: nghìn đồng Trong mô hình Ngoài mô hình Thu nhập Chi phí Lãi Thu nhập Chi phí Lãi Rau cải xanh 178.290 47.307 130.983 192.675 77.107 115.568 Rau cải ngọt 190.680 47.307 143.373 204.540 77.107 127.433 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Trên cùng một nền phân vô cơ, than sinh học giúp cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất đạt 16,30 tấn/ha trên rau cải xanh và 15,77 tấn/ha rau cải ngọt. 2. Sử dụng các hoạt chất sinh học trong phòng trừ bọ nhảy cho thấy, hoạt chất Abamectin + dầu khoáng cho hiệu quả cao nhất 79,64% trên rau cải xanh và 64,21% trên rau cải ngọt, đạt cao nhất tại thời điểm 5 ngày sau phun. Trong khi đó, hoạt chất hóa học Permethrin hiệu lực 90,57% trên rau cải xanh và 91,02% trên rau cải ngọt. Hoạt chất sinh học Abamectin +dầu khoáng nên được sử dụng thay thế hoạt chất hóa học khi mật bọ nhảy chưa cao hoặc thời điểm gần thu hoạch. 3. Trong điều kiện trái vụ, luân phiên sử dụng chất liệu vòm che bằng lưới chắn côn trùng và nilon trắng (Giai đoạn từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật che lưới chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng) cho năng suất cao nhất 17,8 tấn/ha trên rau cải xanh và 18,5 tấn/ha trên rau cải ngọt. 4. Năng suất trong mô hình cải tiến trồng rau cải xanh cho năng suất 16,98 tấn/ha, lợi nhuận đạt 130.983 nghìn đồng/ha cao hơn 15.415 nghìn đồng/ha so với ngoài mô hình (115.568 nghìn đồng/ha) . Mô hình cải ngọt cho năng suất 18,16 tấn/ha, lợi nhuận đạt 143.373 nghìn đồng/ha cao hơn so 15.940 nghìn đồng/ha với ngoài mô hình (127.433 nghìn đồng) 2. Đề nghị Nghiên cứu áp dụng than sinh học và các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học để sản xuất các loại rau quả trái vụ khác nhằm làm phong phú thêm sản phẩm được tạo ra bằng quy trình sản xuất an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Mạnh Chinh (2000). Thuốc bảo vệ thực vật sinh học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Tạ Thu Cúc (2009). Kỹ thuật trồng rau sạch theo mùa vụ hè thu, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 3. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000). Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Viết Cường, Phạm Quang Hà, Mai Văn Trịnh, Bùi Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Hoài Thu (2013). Nghiên cứu sản xuất Biochar từ phế thải nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo Quốc Gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 5. Đường Hồng Dật (2007). Sâu bệnh hại rau và biện pháp phòng trừ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 6. Võ Minh Khang (2000), Sử dụng phân bón phối hợp cân đối, NXB Nghệ An, 2000 7. Phạm Văn Lầm (1995). Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 8. Đặng Đức Quyết (2013). Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ nấm gây bệnh thối xám và bệnh thán thư trên một số loại hoa, rau, quả, Hội thảo Quốc Gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 9. Nguyễn Hồng Sơn (2010). Xây dựng mô hình ứng dụng thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 và một số sản phẩm sinh học trong sản xuất rau an toàn tại Hà Nội, Báo cáo tổng kết dự án, Viện Môi trường nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch – rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu, NXB Thanh Hóa, 2005 11. Viện Bảo vệ thực vật (2005). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi (2002). Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 13. Chen, J. (2009). Effect of light intensity, fertilization amount and variety on nitratee content and yield of non-heading Chinese Cabbage, Jiangsu Journal of Agricultural Sciences, v.25(4):861-864 14. Culliney, T.W., Grace and J.K. (2000). Prospects for the biological Control of subterranean termites (Isoptera, Rhinotermidae), With special refernce to Coptotermes formosanus. Bull. Entomol. 119, 429-433. 15. Lee W.S. (2002). Using a Plug System to Produce Hygienic Vegetables, National Chung-Hsing University, Taichung, Taiwan ROC. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 16. Lehmann J., Silva J., Rondon M., Silva C., Greenwood J., Nehls T., Steiner C. and Glaser B. (2002). Slash-and-char – a feasible alternative for soil fertility management in the central Amazon. Confronting New Realities in the 21st Century. 7th World Congress of Soil Science, Bangkok 17. Li Bi Ran (1985). Varietal trial on Pak Choi, ARC Training, China 18. Nisha T., Mayanglambam B. D. (2013). Off Season Cultivation of Cucurbits Under Low Tunnel: A Cost Effective Technology for Farmers of Peri-Urban Areas of Northern India. Department of Vegetable Science and Floriculture, College of Agriculture, CSK Himachal Pradesh KrishiVishvavidyalaya, Palampur-176062, India. 19. Oh B. Y. (2000). Pesticide Residue for Food Safety and Environment Protection. NIAST, Suwon, Korea. 20. Schnitzler W. H, Kallabis-Rippel K. (1995). Taste of Pak Choi (Brassica chinensis L.) cultivars with acceptance to German consumers. International Society for horticultural Science. Pp:319-321. 21. Schwarz M.R. (1992). Biological and integrated pest and deseases management in the United States of Americal. In: Biological crop protection. Bayer AG, Vol.45 (63), p.73 – 86. 22. Shapiro I., D.I., Stuart, R.J., Mccoy and C.M. (2005). Characterization of Biocontrol Traits in the Entomopahogenic Nematode Heterorhabditis mexicanan (Mx4). Biological Control, 32: 97 – 103 23. UNIDO (2014). Greening Food and Beverage Value Chains – the Case of Asian Fruit and Vegetable Industry, Vienna, 2014-pag: 3 3. Tài liệu tham khảo trên Website 24. Mai Thị Lan Anh (2013). Sáng Chế Than sinh học dùng cho phân bón. Sáng Tạo Việt số 06 năm 2013. Đăng ngày:02/05/2013. Truy cập từ http://www.sangtaovietnam.vn/sang-che/sang-tao-viet-so-06-nam-2013-sangche-than-sinh-hoc-dung-cho-phan-bon 25. Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh (2013). Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Phú Thọ. Truy cập từ http://www.nomafsi.com.vn/newsdetail.aspx?cate2=23&msgId=355 26. Viện Nghiên cứu Rau quả (2009). Sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao trong nhà lưới. Đăng ngày 30/3/2009. Truy cập từ http://www.favri.org.vn/vi/tin-tuc/thong-tin-khoa-hoc/69-san-xuat-rau-an-toandang-cong-nghe-cao-trong-nha-luoi.htm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Than sinh học làm phân bón Bố trí và điều tra trong thí nghiệm Điều tra trong thí nghiệm Thu hoạch rau trong thí nghiệm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Cân trọng lượng cây Chăm sóc cây trong thí nghiệm Chăm sóc cây trong mô hình Rau cải trong mô hình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 PHỤ LỤC 2: CHI PHÍ TRONG VÀ NGOÀI MÔ HÌNH 1. Trong mô hình Đơn giá (đ/kg) 600.000 Số lượng (kg/ha) 6 Thành tiền (đ) 3.600.000 1.918.000 Phân đạm Ure Hà Bắc 9.500 25 237.500 phân Kaliclorua Nga 10.500 25 262.500 phân lân Lâm Thao 3.800 30 114.000 Than sinh học Khấu hao vòm che Công lao động Tổng cộng 5.000 3.000 15.000.000 175.000 26.000.000 47.307 .000 Vật tư nông nghiệp Giống Thuốc bảo vệ thực vật Phân bón 2. Ngoài mô hình Vật tư nông nghiệp Giống Đơn giá (đ/kg) Số lượng Thành tiền (đ) (kg/ha) 600.000 6 Thuốc bảo vệ thực vật 3.600.000 2.458.000 Phân bón Phân đạm Ure Hà Bắc 9.500 55 522.500 phân Kaliclorua Nga 10.500 25 262.500 phân lân Lâm Thao 3.800 30 114.000 14.000 3.000 42.000.000 Phân vi sinh dạng viên nén Biospain Khấu hao vòm che 150.000 Công lao động 28.000.000 Tổng cộng 77.107.000 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến chiều cao cây cải xanh trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 2.42537 .808456 0.42 0.744 2 * RESIDUAL 8 15.2978 1.91222 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 17.7232 1.61120 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 34.1701 11.3900 3.33 0.077 2 * RESIDUAL 8 27.3756 3.42195 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 61.5457 5.59506 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 10.6503 3.55010 1.21 0.366 2 * RESIDUAL 8 23.3795 2.92244 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 34.0298 3.09362 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 19.5673 6.52243 1.29 0.343 2 * RESIDUAL 8 40.4391 5.05488 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 60.0064 5.45512 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT NOS 7 NST 14 NST 21 NST 28 NST Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 1 2 3 4 3 3 3 3 3.94333 3.30667 4.57333 3.85000 12.7900 8.03333 10.2667 10.0733 19.4533 17.9167 18.6300 16.8900 28.6533 26.6733 27.7667 25.2333 SE(N= 3) 0.798379 1.06801 0.986989 1.29806 5%LSD 8DF 2.60343 4.78268 3.21847 4.23284 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCXP1 3/ 7/14 16:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 nghiên cuu anh huong phan bon den chieu cao cay cai xanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 3.9183 1.2693 1.3828 25.3 0.7439 14 NST 12 10.291 2.3654 1.8499 18.0 0.0770 21 NST 12 18.222 1.7589 1.7095 19.4 0.3659 28 NST 12 27.082 2.3356 2.2483 18.3 0.3427 | 2. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến chiều cao cây cải ngọt trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .235533 .785111E-01 0.13 0.941 2 * RESIDUAL 8 4.95633 .619542 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 5.19187 .471988 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 42.2814 14.0938 3.95 0.053 2 * RESIDUAL 8 28.5551 3.56939 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 70.8365 6.43968 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 146.436 48.8121 7.06 0.013 2 * RESIDUAL 8 55.3013 6.91266 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 201.738 18.3398 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 123.473 41.1576 10.10 0.005 2 * RESIDUAL 8 32.5979 4.07473 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 156.071 14.1882 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 3.04667 2.83667 2.72000 2.69000 14 NST 13.3100 11.1933 9.27000 8.44667 21 NST 28 NST 25.8033 33.9267 21.7333 29.6900 18.2867 27.2400 16.7133 25.3500 SE(N= 3) 0.454438 1.09078 1.51797 1.16544 5%LSD 8DF 1.48188 3.55692 5.04993 4.38037 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCNP1 4/ 7/14 9:11 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 anh huong phan bon den chieu cao cay cai ngot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 2.8233 0.68701 0.78711 27.9 0.9409 14 NST 12 10.555 2.5377 1.8893 17.9 0.0534 21 NST 12 20.634 4.2825 2.6292 12.7 0.0126 28 NST 12 29.052 3.7667 2.0186 16.9 0.0046 | 3. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến số lá cây cải xanh trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.96670 .655567 1.83 0.220 2 * RESIDUAL 8 2.87307 .359133 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 4.83977 .439979 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 1 CT 3 .510700 .170233 0.26 0.850 2 * RESIDUAL 8 5.14300 .642875 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 5.65370 .513973 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .709892 .236631 0.20 0.892 2 * RESIDUAL 8 9.38160 1.17270 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 10.0915 .917408 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 2.50300 .834333 0.77 0.543 2 * RESIDUAL 8 8.63207 1.07901 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 11.1351 1.01228 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 3.05000 2.13000 2.37333 2.00000 14 NST 3.93333 4.33333 3.87000 3.80333 21 NST 28 NST 5.91000 7.33000 5.66667 6.67333 5.33333 6.46000 5.33333 6.07000 SE(N= 3) 0.345993 0.462916 0.625220 0.599724 5%LSD 8DF 1.12825 1.50952 2.03878 1.95564 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLCXP1 6/ 7/14 15: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 anh huong cua phan bon den so la rau cai xanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 2.3883 0.66331 0.59928 25.1 0.2202 14 NST 12 3.9850 0.71692 0.80179 20.1 0.8496 21 NST 12 5.5608 0.95781 1.0829 19.5 0.8922 28 NST 12 6.6333 1.0061 1.0388 15.7 0.5428 | 4. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến số lá cây cải ngọt trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .423000 .141000 0.41 0.755 2 * RESIDUAL 8 2.77920 .347400 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 3.20220 .291109 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 2.38030 .793434 1.02 0.435 2 * RESIDUAL 8 6.23867 .779833 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 8.61897 .783542 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.55830 .519433 0.73 0.566 2 * RESIDUAL 8 5.71247 .714058 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 7.27077 .660979 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.80860 .602867 0.72 0.570 2 * RESIDUAL 8 6.69547 .836933 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 8.50407 .773097 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 2.79000 2.52000 2.65000 2.28000 14 NST 5.27000 4.52333 4.66000 4.02000 21 NST 28 NST 6.12000 6.95000 5.39000 6.15000 5.89000 6.37333 5.23333 5.90000 SE(N= 3) 0.340294 0.509847 0.487872 0.528183 5%LSD 8DF 1.10966 1.66256 1.59090 1.72235 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLCNP1 5/ 7/14 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 anh huong phan bon den so la cua rau cai ngot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 2.5600 0.53955 0.58941 23.0 0.7549 14 NST 12 4.6183 0.88518 0.88308 19.1 0.4355 21 NST 12 5.6583 0.81301 0.84502 14.9 0.5659 28 NST 12 6.3433 0.87926 0.91484 14.4 0.5696 | 5. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến năng suất cây cải xanh trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CXNS1M 6/ 7/14 13:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong phan bon den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 1 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 538.710 179.570 6.47 0.016 2 * RESIDUAL 8 221.940 27.7425 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 760.650 69.1500 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CXNS1M 6/ 7/14 13:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong phan bon den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 1 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 6.55543 2.18514 3.82 0.057 2 * RESIDUAL 8 4.57366 .571708 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 11.1291 1.01174 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CXNS1M 6/ 7/14 13:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong phan bon den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 1 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 NSCT 79.3000 74.7000 77.6000 62.2000 NSTT 16.3000 15.5333 15.8900 14.3200 SE(N= 3) 3.04097 0.436542 5%LSD 8DF 9.91630 1.42352 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CXNS1M 6/ 7/14 13:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong phan bon den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 1 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | | Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 12 73.450 8.3156 5.2671 17.2 0.0160 NSTT 12 15.511 1.0059 0.75611 14.9 0.0574 6. Kết quả ảnh hưởng phân bón đến năng suất cây cải ngọt trong thí nghiệm 1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CNNS1M 6/ 7/14 13:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong phan bon den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 1 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 420.870 140.290 3.96 0.053 2 * RESIDUAL 8 283.140 35.3925 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 704.010 64.0009 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CNNS1M 6/ 7/14 13:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong phan bon den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 1 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.46940 .489800 1.22 0.365 2 * RESIDUAL 8 3.22200 .402750 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 4.69140 .426491 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CNNS1M 6/ 7/14 13:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong phan bon den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 1 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 NSCT 76.6000 70.5000 73.2000 60.7000 NSTT 15.7700 15.1300 15.3000 14.8000 SE(N= 3) 3.43475 0.36640 5%LSD 8DF 11.2004 0.19480 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CNNS1M 6/ 7/14 13:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong phan bon den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 1 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 12 70.250 8.0001 5.9492 18.5 0.0530 NSTT 12 15.250 0.65306 0.63463 14.2 0.3655 | 7. Kết quả ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất cây cải xanh trong thí nghiệm 2 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CXNS2 6/ 7/14 10:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong thuoc BVTV den nang suat cay cai xanh trong thi nghiem 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 2428.48 607.119 19.67 0.000 2 * RESIDUAL 10 308.660 30.8660 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 2737.14 195.510 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CXNS2 6/ 7/14 10:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong thuoc BVTV den nang suat cay cai xanh trong thi nghiem 2 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 94.7640 23.6910 29.84 0.000 2 * RESIDUAL 10 7.94000 .794000 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 102.704 7.33600 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CXNS2 6/ 7/14 10:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong thuoc BVTV den nang suat cay cai xanh trong thi nghiem 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 5 NOS 3 3 3 3 3 NSCT 70.6000 65.5000 68.8000 77.8000 40.5000 NSTT 15.3000 14.9000 14.8000 18.5000 10.6000 SE(N= 3) 3.20760 0.514458 5%LSD 10DF 10.1073 0.30107 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CXNS2 6/ 7/14 10:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong thuoc BVTV den nang suat cay cai xanh trong thi nghiem 2 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 15 64.640 13.982 5.5557 18.6 0.0001 NSTT 15 14.820 2.7085 0.89107 16.0 0.0000 | 8. Kết quả ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất cây cải ngọt trong thí nghiệm 2 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CNNS2 6/ 7/14 10:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong thuoc BVTV den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 2 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 2535.40 633.849 22.98 0.000 2 * RESIDUAL 10 275.880 27.5880 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 2811.28 200.805 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CNNS2 6/ 7/14 10:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong thuoc BVTV den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 2 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 99.6600 24.9150 15.81 0.000 2 * RESIDUAL 10 15.7600 1.57600 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 115.420 8.24429 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CNNS2 6/ 7/14 10:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong thuoc BVTV den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 5 NOS 3 3 3 3 3 NSCT 77.6000 72.5000 70.8000 82.1000 44.8000 NSTT 16.8000 15.7000 15.2000 19.1000 11.2000 SE(N= 3) 3.03249 0.724799 5%LSD 10DF 9.55549 2.18387 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CNNS2 6/ 7/14 10:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong thuoc BVTV den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 2 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 15 69.560 14.171 5.2524 17.6 0.0001 NSTT 15 15.600 2.8713 1.2554 18.0 0.0003 | 9. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến chiều cao cây cải xanh trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 7.06082 2.35361 1.82 0.220 2 * RESIDUAL 8 10.3179 1.28973 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 17.3787 1.57988 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 1 CT 3 119.353 39.7844 22.30 0.000 2 * RESIDUAL 8 14.2712 1.78390 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 133.624 12.1477 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 236.118 78.7059 63.24 0.000 2 * RESIDUAL 8 9.95721 1.24465 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 246.075 22.3704 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 537.831 179.277 68.45 0.000 2 * RESIDUAL 8 20.9543 2.61928 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 558.786 50.7987 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 4.56000 5.33333 4.67000 3.22000 14 NST 9.74000 12.5600 14.7600 6.34000 21 NST 28 NST 15.1400 20.6700 19.1300 29.6300 22.4200 27.4500 10.5600 12.4700 SE(N= 3) 0.655676 0.771125 0.644115 0.934395 5%LSD 8DF 2.13809 2.51456 3.31039 3.04697 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCXV3 5/ 7/14 16:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai xanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 4.4458 1.2569 1.1357 25.5 0.2203 14 NST 12 10.850 3.4854 1.3356 12.3 0.0004 21 NST 12 16.812 4.7297 1.1156 16.6 0.0000 28 NST 12 22.555 7.1273 1.6184 17.2 0.0000 | 10. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến chiều cao cây cải ngọt trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 30.9866 10.3289 14.81 0.001 2 * RESIDUAL 8 5.58040 .697550 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 36.5670 3.32427 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 114.149 38.0498 42.62 0.000 2 * RESIDUAL 8 7.14241 .892801 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 121.292 11.0265 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 309.266 103.089 75.10 0.000 2 * RESIDUAL 8 10.9810 1.37262 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 320.247 29.1133 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 462.208 154.069 84.39 0.000 2 * RESIDUAL 8 14.6054 1.82567 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 476.813 43.3467 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 5.13000 7.06000 6.25000 2.79000 14 NST 8.34000 13.2200 14.6700 7.45000 21 NST 28 NST 17.6700 25.8200 23.7300 32.4500 25.3400 30.5200 12.5600 16.3900 SE(N= 3) 0.482200 0.545528 0.676418 0.780100 5%LSD 8DF 1.57240 1.77891 2.20573 2.54383 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCNV3 4/ 7/14 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 anh huong vom che thap den chieu cao cay rau cai ngot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 5.3075 1.8233 0.83519 15.7 0.0015 14 NST 12 10.920 3.3206 0.94488 18.7 0.0001 21 NST 12 19.825 5.3957 1.1716 15.9 0.0000 28 NST 12 26.295 6.5838 1.3512 15.1 0.0000 | 11. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến số lá cây cải xanh trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che den so la rau cai xanh VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 3.73860 1.24620 1.70 0.244 2 * RESIDUAL 8 5.87040 .733800 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 9.60900 .873546 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che den so la rau cai xanh VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 3.78262 1.26087 1.36 0.324 2 * RESIDUAL 8 7.43160 .928950 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 11.2142 1.01947 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che den so la rau cai xanh VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 4.70070 1.56690 1.14 0.392 2 * RESIDUAL 8 11.0386 1.37983 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 15.7393 1.43085 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che den so la rau cai xanh VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 7.63463 2.54488 1.91 0.205 2 * RESIDUAL 8 10.6394 1.32993 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 18.2740 1.66128 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong vom che den so la rau cai xanh MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 3.12000 2.67000 3.58000 2.07000 14 NST 4.34000 3.56000 4.50000 3.13000 21 NST 28 NST 6.13000 7.04000 5.87000 7.28000 6.34000 7.50000 4.72000 5.47000 SE(N= 3) 0.494571 0.556462 0.678190 0.665814 5%LSD 8DF 1.61274 1.81457 1.11151 1.17115 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLCXV3 6/ 7/14 9:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 anh huong vom che den so la rau cai xanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 2.8600 0.93464 0.85662 20.0 0.2438 14 NST 12 3.8825 1.0097 0.96382 24.8 0.3236 21 NST 12 5.7650 1.1962 1.1747 20.4 0.3922 28 NST 12 6.8225 1.2889 1.1532 16.9 0.2055 | 12. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến số lá cây cải ngọt trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 NST FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che den so la rau cai ngot VARIATE V003 7 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.49700 .499000 1.24 0.358 2 * RESIDUAL 8 3.21900 .402375 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 4.71600 .428727 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14 NST FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che den so la rau cai ngot VARIATE V004 14 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1.79070 .596900 1.08 0.413 2 * RESIDUAL 8 4.43900 .554875 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 6.22970 .566336 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 21 NST FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che den so la rau cai ngot VARIATE V005 21 NST LN SOURCE OF VARIATION SQUARES DF SUMS OF SQUARES MEAN LN F RATIO PROB ER Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 ============================================================================= 1 CT 3 5.12122 1.70707 1.73 0.237 2 * RESIDUAL 8 7.87780 .984725 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 12.9990 1.18173 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 28 NST FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che den so la rau cai ngot VARIATE V006 28 NST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 6.31883 2.10628 1.87 0.213 2 * RESIDUAL 8 9.02300 1.12788 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 15.3418 1.39471 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 anh huong vom che den so la rau cai ngot MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 7 NST 2.54000 3.06000 2.87000 2.13000 14 NST 3.33000 3.56000 4.16000 3.13000 21 NST 28 NST 6.27000 7.24000 6.48000 7.67000 7.02000 8.13000 5.22000 6.17000 SE(N= 3) 0.366231 0.430068 0.572924 0.613154 5%LSD 8DF 1.19424 1.40241 0.86825 0.92943 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLCNV3 5/ 7/14 10: 0 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 anh huong vom che den so la rau cai ngot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 7 NST 12 2.6500 0.65477 0.63433 23.9 0.3579 14 NST 12 3.5450 0.75255 0.74490 21.0 0.4135 21 NST 12 6.2475 1.0871 0.99233 15.9 0.2369 28 NST 12 7.3025 1.1810 1.0620 14.5 0.2130 | 13. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến năng suất cây cải xanh trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CXNS3 6/ 7/14 11:15 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che thap den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 3 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 4761.26 1587.09 63.22 0.000 2 * RESIDUAL 8 200.820 25.1024 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 4962.08 451.098 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CXNS3 6/ 7/14 11:15 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che thap den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 3 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 192.982 64.3275 46.11 0.000 2 * RESIDUAL 8 11.1600 1.39500 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 204.142 18.5584 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CXNS3 6/ 7/14 11:15 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che thap den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 3 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 NSCT 70.6000 72.2000 76.8000 27.5000 NSTT 15.3000 16.5000 17.8000 7.50000 SE(N= 3) 2.89266 0.681909 5%LSD 8DF 4.43267 2.22364 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CXNS3 6/ 7/14 11:15 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che thap den nang suat rau cai xanh trong thi nghiem 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 12 61.775 21.239 5.0102 18.1 0.0000 NSTT 12 14.275 4.3079 1.1811 18.3 0.0000 | 14. Kết quả ảnh hưởng vòm che thấp đến năng suất cây cải ngọt trong thí nghiệm 3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CNNS3 7/ 7/14 13:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 anh huong vom che thap den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 3 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 4399.38 1466.46 90.09 0.000 2 * RESIDUAL 8 130.221 16.2776 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 4529.60 411.782 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE CNNS3 7/ 7/14 13:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 anh huong vom che thap den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 3 VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 173.130 57.7100 31.84 0.000 2 * RESIDUAL 8 14.5000 1.81250 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 11 187.630 17.0573 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CNNS3 7/ 7/14 13:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 anh huong vom che thap den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 3 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------CT 1 2 3 4 NOS 3 3 3 3 NSCT 72.7000 68.8000 77.8000 29.5000 NSTT 15.7000 17.3000 18.5000 8.70000 SE(N= 3) 2.32935 0.777282 5%LSD 8DF 7.59577 2.53464 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CNNS3 7/ 7/14 13:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 anh huong vom che thap den nang suat rau cai ngot trong thi nghiem 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSCT 12 62.200 20.292 4.0346 16.5 0.0000 NSTT 12 15.050 4.1300 1.3463 18.9 0.0001 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 [...]... rau cải xanh và cải ngọt trong các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với đối chứng Năng suất cá thể cao nhất ở công thứ 1 đối với rau cải xanh (79,3 g) và rau cải ngọt (76,6g), thấp nhất tại công thức đối chứng 62,2g trên rau cải xanh và 60,7g trên rau cải ngọt Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt Rau cải xanh Công thức Năng suất cá thể (g) Rau cải ngọt. .. trọng điểm cấp bộ Nghiên cứu sản xuất rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao” do viện Bảo vệ thực vật chủ trì trong giai đoạn 2004 - 2005 Như vậy, nhóm rau ăn lá đặc biệt là rau cải ăn lá hoàn toàn có thể sản xuất trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau cải xanh và cải ngọt Cải xanh và cải ngọt là nhóm cây... sinh trưởng (28 ngày sau trồng), số lá của cải xanh cho nhiều nhất là công thức 1 (7,33 lá trên rau cải xanh và 6,95 lá trên rau cải ngọt) , thấp nhất là đối chứng (6,07 lá trên rau cải xanh; 5,90 lá trên rau cải ngọt) Bảng 3.2: Động thái tăng số lá rau cải xanh và cải ngọt khi bón một số loại phân bón hữu cơ khác nhau Đơn vị: lá Rau cải xanh Công thức Rau cải ngọt 7 14 21 28 7 14 21 28 NSG NSG NSG NSG... Page 16 2.3 Nội dung nghiên cứu 1 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây rau cải xanh, cải ngọt 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ nhảy gây hại cây rau cải xanh, cải ngọt 3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu vòm che thấp trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây cải xanh, cải ngọt 4 Xây... trường, an toàn với con người Do vậy, quá trình sử dụng phân bón cân đối và hợp lý là rất cần thiết trong quá trình canh tác rau cải xanh và cải ngọt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ an toàn 1.3.1 Nghiên cứu và ứng dụng các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau an toàn Tiềm... vệ thực vật và kết hợp với quy trình làm vòm che thấp do Viện rau quả nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây cải ăn lá 3.1.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải xanh vả cải ngọt Quá trình sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh và rau cải ngọt đều bị... lượng rau, đặc biệt là cây họ bầu bí (Nisha T and Mayanglambam B.D., 2013) Các vùng trồng rau Hà Nội đã ứng dụng công nghệ vòm che để sản xuất rau trái vụ, nhờ vậy các vùng rau Hà Nội vẫn sản xuất được nhiều chủng loại rau trong mùa hè và mùa mưa bão Diện tích vòm che để sản xuất rau trái vụ của Hà Nội lên tới hàng trăm ha, chỉ riêng Vân Nội đã có 70 ha Công nghệ vòm che rất đơn giản, cơ động và hiệu... rải rác ở các Hợp tác xã Nông nghiệp ven đô Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT) kết hợp với nhà lưới phù hợp cho sản xuất các loại rau ăn lá tại Việt Nam như các loại rau cải, rau muống, rau cần ta, mồng tơi, rau dền, rau xà lách và một số loại rau ăn lá khác (Viện nghiên cứu Rau quả, 2009) Công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới có nhiều ưu điểm: Phân tán giọt mưa;... trì sản xuất rau trong nhà lưới Đặc biệt sản xuất rau trái vụ ở đây cho hiệu quả kinh tế cao (15,0 - 16,0 triệu đồng/1000m2/năm) Nhà lưới sản xuất rau an toàn của Lĩnh Nam- Thanh Trì được xây dựng bằng các cột bê tông, mái và xung quanh che bằng lưới nilon Nhà lưới ở đây chủ yếu do nông dân tự làm để mở rộng quy mô sản xuất Đây là mô hình tiêu biểu về công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới của Hà Nội, ... nitrate vượt quá 500 mg/kg rau (536 mg/kg rau) Hàm lượng thấp nhất trong mẫu rau tại công thức 1 (231 mg/kg rau tươi), cao nhất là mẫu rau tại đối chứng (535 mg/kg rau tươi) Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) trên các mẫu rau cải xanh, cải ngọt tại các công thức thí nghiệm Hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) Công thức Mức giới tối đa cho phép (mg/kg Rau cải xanh Rau cải ngọt 1 231 337 500 2 328

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w