Từ các kết quả thí nghiệm, trên nền của Quy trình sản xuất rau cải ăn lá an toàn chất lượng cao của viện Bảo vệ thực vật, chúng tôi đã tiến hành cải tiến và
xây dựng quy trình sản xuất rau ăn lá cải xanh, cải ngọt an toàn trái vụ. Giống
cây được sử dụng là giống chống chịu có xuất xứ nguồn gốc, lý lịch rõ ràng như
giống cải ngọt TN1, giống cải xanh số 6 là những giống chịu được mưa úng, ít bị
nấm bệnh sương mai, thối nhũn thân, thán thư hơn các giống khác. Các yêu cầu
về nước tưới, đất trồng, kỹ thuật làm đất, và vệ sinh đồng ruộng được tiến hành tuân theo quy định chung về sản xuất rau cải ăn lá an toàn. Các đề xuất cải tiến quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ như sau:
3.4.1.1. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng phân bón
Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, công thức trồng rau cải xanh và cải ngọt sử dụng than sinh học làm phân bón lót cho kết quả về năng suất và chất lượng cây trồng tương đương và tốt hơn so với công thức sử dụng phân chuồng. Bên cạnh đó, những tác động của than sinh học đến sự cải tạo và nâng
cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người đã được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
phân chuồng hoại mục là phân có độn thêm rơm rạ, thân lá ngô hoặc các phụ
phẩm hữu cơ khác nên chất dinh dưỡng bổ sung cho cây không cao. Phân
chuồng cũng có nhược điểm lớn như hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn về vận chuyển, ngoài ra nếu không chế
biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng. Như vậy, quá trình
sử dụng Phân bón có sự cải tiến bằng phương pháp sử dụng than sinh học thay
thế cho phân chuồng.
Lượng phân bón và cách bón trong đề xuất cải tiến như sau :
Bón lót cho 1 ha: than sinh học 3 tấn/ha
Phân lân: 30kg P2O5
Phân kali: 15kg K2O Phân đạm: 10 kgN
Toàn bộ lượng phân trên đem rải đều và vùi sâu vào tầng đất canh tác
trước khi gieo 1 ngày hoặc ngay trước khi gieo.
Bón thúc: đạm vô cơ 20 kgN, 10kg K2O chia bón làm 2 lần, dừng bón
đạm trước khi thu hoạch 10 ngày.
3.4.1.2. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trong điều kiện trồng trái vụ, tình hình sâu bệnh hại diễn ra khá phức tạp
ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của rau cải ăn lá. Quá trình điều tra tại hợp tác xã Phương Bảng, Hoài Đức nhận thấy có 5 loại sâu bệnh hại chủ yếu đó lá:
bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, bệnh chết cây con và thối nhũn; ngoài ra chúng còn
bị một số sâu bệnh khác sâu xanh bướm trắng, sương mai,... gây hại nhưng ở mức
độ nhẹ hơn và xuất hiện cục bộở từng ruộng. Trong các loài sâu hại thì bọ nhảy là loài nguy hại nhất, ở thời kỳ cây con mới mọc sâu non hại rễ nếu với mật độ 1- 2
con/cây + trưởng thành hại lá → cây chết. Thực tế canh tác người nông dân thường
chú trọng nhiều đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học
trong phòng trừ bọ nhảy và không quan tâm đến thời gian cách ly. Theo kết quả
nghiên cứu tại thí nghiệm 2 cho thấy hiệu lực phòng trừ bọ nhảy của thuốc Song
Mã 24.5 EC (hoạt chất Abamectin + Dầu khoáng) cao nhất trong các thuốc sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 vòm che thấp cũng là điều kiện hạn chếđược sự di chuyển của bọ nhảy nên việc sử dụng thường xuyên thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng không cần thiết. Chính vì vậy để phòng trừ bọ nhảy có hiệu quả cần thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để
giảm mật độ của chúng.
Tóm lại, căn cứ kết quả nghiên cứu và điều tra sâu bệnh trên rau cải ăn lá,
đề xuất ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt trong giai đoạn
cận thu hoạch. Khi phát sinh dịch hại vào giai đoạn cây con hoặc khi bùng phát
dịch hại lớn thì sử dụng luân phiên với thuốc hóa học. Thu hoạch phải đảm bảo
đúng thời gian cách ly.
3.4.1.3. Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng vòm che thấp
Hiện nay, vòm che thấp bằng nilon trắng đang được ưu tiên sử dụng trong
quá trình trồng rau ăn lá trái vụ. Ưu điểm lớn nhất của loại vòm che này là chắn
được mưa bão làm dập nát cây. Tuy nhiên với mong muốn tìm được loại vòm che
vừa chắn mưa vừa hạn chếđược sâu bệnh nâng cao năng suất cây trồng, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm một số loại vòm che khác. Kết quả thí nghiệm
3 cho thấy, sử dụng luân phiên chất liệu vòm che làm bằng lưới chắn côn trùng và
nilon trắng (Giai đoạn cây con che lưới đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển
mạnh che lưới trắng, khi có mưa to che nilon trắng) cho hiệu quả phòng trừ sâu
bệnh và năng suất cao hơn trong điều kiện trồng rau cải ăn lá trái vụ năm 2014. Do
vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng vòm che bằng lưới chắn côn trùng và nilon trắng
(giai đoạn từ khi gieo đến khi cây có 4 lá thật che lưới chắn côn trùng màu đen,
giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi
có mưa to che nilon trắng) thay thế việc sử dụng đơn thuần nilon trắng trong điều kiện trồng rau cải ăn lá trái vụ.
3.4.1.4. Quy trình cải tiến sản xuất cải ăn lá trái vụ
Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụđược căn cứ
theo các đề xuất cải tiến sử dụng than sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất liệu vòm che thấp nêu trên. Do vậy, quy trình cải tiến được sử dụng trong mô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Thời vụ: Cải xanh, cải ngọt được trồng quanh năm (cả 4 vụ xuân, hè, thu,
đông) do đặc tính của các giống.
- Giống: sử dụng giống khỏe, chịu nhiệt, sạch sâu bệnh, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
- Gieo hạt giống: gieo trực tiếp trên luống với lượng hạt 800 g /ha, phủ
rơm, tưới nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Sau khi gieo 10 ngày làm
cỏ, xới, tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 10 cm x 10 cm. Đối với việc gieo trực tiếp nên che lưới đen trong giai đoạn cây con, sau khi cây có 4 lá thật, tỉa bớt cây xấu rồi che bằng lưới trắng
- Sử dụng vòm che: Sử dụng luân phiên chất liệu vòm che bằng nilon
trắng và lưới chắn côn trùng. Giai đoạn cây con (từ khi gieo đến khi cây có 4 lá
thật) che lưới chắn côn trùng màu đen, giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh
che lưới chắn côn trùng sáng màu, khi có mưa to che nilon trắng.
- Phân bón và bón phân: Bón phân vừa đủ và cân đối
+ Bón lót cho 1 ha: sử dụng 3 tấn than sinh học kết hợp với 30kg P2O5;
15kg K2O; 10 kg N. Toàn bộ lượng phân trên đem rải đều và vùi sâu vào tầng đất
canh tác trước khi gieo 1 ngày hoặc ngay trước khi gieo.
+ Bón thúc: đạm vô cơ 20 kgN, 10kgK2O chia bón làm 2 lần. Dừng bón
đạm trước khi thu hoạch 10 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nồng độ. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và có
thể luân chuyển các thuốc có cơ chế tác động khác nhau để nhằm ngăn chặn sự
hình thành tính kháng thuốc của sâu hại. Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên
để phát hiện sâu hại và phun thuốc kịp thời. Đảm bảo thời gian cách ly thuốc khi
thu hoạch rau.
+ Đối tượng sâu hại chính trên cây cải xanh ngọt khi trồng trái vụ chủ yếu là: sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang. Phòng trừ bằng cách xử lý đất trước khi gieo hạt, hoặc có thể bắt bằng tay (với sâu xám). Nếu phát hiện bọ nhảy thì sử dụng thuốc
Song Mã 24.5 EC. Khi phát hiện có sâu khoang, có thể phun Vertimex 1.8EC.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 + Bệnh hại cải xanh ngọt chủ yếu là: Lở cổ rễ (ở giai đoạn cây con).
Phun phòng bằng vivadamy 3 DD; Bệnh thối nhũn: phun thuốc Physan 20L,
thoát nước tốt cho ruộng.
- Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi (sau gieo 30 – 35 ngày),
đảm bảo thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật