1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Vai trò bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

28 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 86,59 KB

Nội dung

... cầu phát triển kinh tế xã hội hội nhập đất nước Qua việc tìm hiểu vai trò BHXH nước ta, thấy BHXH có vai trò to lớn không NLĐ, NSDLĐ mà tác động đến kinh tế xã hội Vai trò chưa phát huy cách... xã hội quốc gia Hoạt động BHXH góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài phong phú kinh tế xã hội phát triển Chương II: VAI TRÒ CỦA BHXH ĐỐI KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 Vai trò. .. nay, trở thành phần hệ thống ASXH, BHXH sở để phát triển phận ASXH khác Không vậy, BHXH phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng đời sống xã hội

Trang 1

MỤC LỤCChương I: Cơ sở lý luận về BHXH.

1.2. Hình thức, đối tượng áp dụng BHXH và chế độ của BHXH

1.3.2.1. Vai trò của BHXH đối với NLĐ

1.3.2.2. Vai trò của BHXH đối với NSDLĐ

1.3.2.3. Vai trò của BHXH đối với xã hội

Chương II: Vai trò của BHXH đối với kinh tế - xã hội.

2.1. Vai trò của BHXH đối với NLĐ

2.3. Vai trò của BHXH đối với xã hội

2.4. Vai trò của BHXH đối với nền kinh tế

Chương III: Thực trạng và giải pháp.

3.1. Thực trạng

3.1.1.Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ và sự tăng trưởng hàng năm

3.1.1.1. Số lượng người tham gia BHXH

3.1.1.2. Số thu cho quỹ BHXH

Trang 2

3.2.2.Đẩy mạnh công tác quản lý trong hệ thống BHXH.

3.2.3.Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo theo quy định

3.2.4.Củng cố hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số người tham gia BHXH giai đoạn 2007 – 2012

Bảng 2: Tỷ lệ NLĐ và DN tham gia BHXH năm 2014

Bảng 3: Thu quỹ BHXH từ đóng góp của NLĐ

Bảng 4: Thu từ nguồn quỹ tạm thời nhàn rỗi

Bảng 5: Tổng hợp đối tượng giải quyết hưởng chế độ BHXH giai đoạn 2007 – 2012

Bảng 6: Chi giải quyết chế độ từ nguồn Quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2012

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới Hiện nay, khi đã trở thành một phần cơ bản nhất trong hệ thống ASXH, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác Không chỉ vậy, BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp LĐ và dân cư Đồng thời, BHXH là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị -

xã hội trong nền kinh tế thị trường

Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, BHXH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành thành Luật BHXH Trong tiến trình phát triển đất nước, pháp luật BHXH của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với vận hành nền kinh tế thị trường và xu thế BHXH trên thế giới

BHXH là một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ có tính khoa học và thực tiễn phong phú Theo thời gian, BHXH ngày càng phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi con người trong xã hội Nhưng nhiều người lại chưa nhận thức được tầm quan trọng, cũng như lợi ích của BHXH đem lại Dẫn đến việc NSDLĐ trốn đóng hay chậm đóng BHXH cho NLĐ hay NLĐ không tham gia BHXH… Chính vì vậy sau quá trình học tập và tìm hiểu em đã chọn đề tài

cho bài tiểu luận của mình là: “ Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của BHXH

trong đời sống kinh tế - xã hội.”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào

việc nâng cao vai trò của BHXH

Do kinh nghiệm còn chưa nhiều và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô để em có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô THS.Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp em hoàn thành bài tiểu luận này

Trang 7

PHẦN NỘI DUNGChương I: CƠ SỞ LÝ CHUNG VỀ BHXH

Theo tập 1 Từ điển Bách khoa VN thì: “ BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tNLĐ, bnn, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở 1 quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”

Tóm lại, ta có thể thấy các khái niệm trên đều có điểm chung giống nhau

tiền tệ do NLĐ, NSDLĐ đóng góp và có sự bảo trợ của Nhà nước

BHXH và gia đình họ, từ đó góp phần đảm bảo ASXH

Trang 8

1.2. Hình thức, đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH.

1.2.1. Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH.

1.2.1.1. BHXH bắt buộc.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân VN, bao gồm:

đến 6 tháng, HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

buộc;

- Cán bộ không chuyên trách cấp xã;

quan thẩm quyền của VN cấp

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan Nhà nước, đơn vị

sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ VN; doanh nghiệp, hợp tác xã,

hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ

1.2.1.2. BHXH tự nguyện.

Đối tượng của BHXH tự nguyện chỉ có sự tham gia của NLĐ, không có

sự tham gia của phía NSDLĐ NLĐ tham gia BHXH tự nguyện là công dân

VN trong độ tuổi LĐ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp tác xã;

Trang 9

Với điều kiện hiện tại, nước ta đã lựa chọn thực hiện 5 chế độ đối với BHXH bắt buộc, gồm: chế độ ốm đau; thai sản; TNLĐ – BNN; hưu trí và tử tuất Và 2 chế độ đối với BHXH tự nguyện, bao gồm: chế độ hưu trí và tử tuất.

1.3. Vai trò của BHXH.

1.3.1. Vai trò của BH.

Các hình thức BH nói chung, bao gồm cả BHXH, đóng vai trò vô cùng quan trọng:

doanh của những người tham gia BH tiếp túc phát triển bình thường khi họ gặp rủi ro, sự cố gây tổn thất;

- Khi tham gia BH, các cá nhân tổ chức kinh tế - xã hội sẽ được nhà BH phối hợp quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất;

- Khi quỹ BH chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn vốn đầu tư đáng kể góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế

1.3.2. Vai trò của BHXH.

1.3.2.1. Vai trò của BHXH đối với NLĐ.

Trang 10

Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và gia đình

họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập Vì vậy, BHXH có vai trò rất lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Đồng thời, BHXH cũng

là cơ hội để mọi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác Từ đó, các rủi ro trong LĐ sản xuất và trong đời sống của NLĐ được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức LĐ…góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình

1.3.2.2. Vai trò của BHXH đối với NSDLĐ.

BHXH góp phần làm cho lực lượng LĐ trong mỗi đơn vị ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên trong quan hệ LĐ cũng gắn bó với nhau hơn BHXH tạo điều kiện để NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng LĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi NLĐ già yếu BHXH làm cho quan hệ LĐ có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp BHXH còn giúp cho đơn vị sử dụng LĐ ổn định nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng phá sản

1.3.2.3. Vai trò của BHXH đối với xã hội.

BHXH có tác dụng tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng

xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ ASXH đạt được trong mỗi nước Không chỉ vậy, BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển

Trang 11

Chương II: VAI TRÒ CỦA BHXH ĐỐI KINH TẾ - XÃ HỘI.

2.1. Vai trò của BHXH đối với NLĐ.

2.1.1. Chế độ ốm đau

Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp

Đối với bản thân và gia đình NLĐ, BH ốm đau trước hết nhằm hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày cho bản thân

và gia đình NLĐ, giúp NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc, ổn định thu nhập, ổn định đời sống

2.1.2. Chế độ thai sản.

Trong thời gian mang thai:

- Mỗi lần khám thai được nghỉ 1 ngày ( tối đa 5 lần trong 1 thai kỳ);

- Khi sinh con NLĐ nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng

- Sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản NLĐ nữ sẽ được nhận trợ cấp thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

tháng tuối là bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

BH thai sản tạo điều kiện để LĐ nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, thực hiện tốt hơn công tác xã hội; tạo điều kiện để bảo vệ người mẹ và người con trong quá trình sinh đẻ và nuôi con

2.1.3. Chế độ TNLĐ – BNN.

Mức hưởng của chế độ TNLĐ – BNN:

- Mức trợ cấp 1 lần: Theo tỷ lệ thương tật, nếu bị suy giảm 5% khả năng

LĐ được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung Sau đó cứ giảm 1% thì

Trang 12

được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung Theo số năm đóng thì NLĐ tham gia BHXH 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH.

- Mức trợ cấp hàng tháng: Theo tỷ lệ thương tật, nếu suy giảm 31% khả năng LĐ sẽ được hưởng 30% lương tối thiểu chung Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung Theo số năm đóng BHXH, NLĐ tham gia đóng BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó

cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng BHXH

Chế độ TNLĐ – BNN góp phần đảm bảo ổn định cho người bị TNLĐ – BNN So với một số rủi ro khác mà NLĐ có thể gặp phải thì rủi ro từ TNLĐ – BNN thường làm mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng LĐ, do đó NLĐ khó

có thể tìm kiếm việc làm để có thu nhập Chính vì vậy, trợ cấp TNLĐ – BNN

có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo thu nhập cho NLĐ, giảm gánh nặng về vật chất cho thân nhân NLĐ

2.1.4. Chế độ hưu trí.

Mức hưởng đối với chế độ BH hưu trí bắt buộc:

bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH

mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH và thời gian đóng BHXH Tuy nhiên NLĐ nghỉ hưu trước tuổi nên cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn

Mức hưởng đối với chế độ BH hưu trí tự nguyện:

Trang 13

- Mức hưu trí tự nguyện hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH khi đủ 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

- Mức hưởng BHXH 1 lần trong BH hưu trí tự nguyện được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

BH hưu trí góp phần cùng với chế độ khác của BHXH khác tạo nên ý nghĩa của BHXH nói chung trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý Song xét ở phạm vi cụ thể, chế độ BH hưu trí đã đảm bảo được việc thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa

vụ LĐ đối với xã hội.Có thể khi về già, nhiều NLĐ cũng có những chỗ dựa là con cháu song phần lớn họ trông cậy vào khoản trợ cấp hưu trí Hơn nữa, khoản trợ cấp hưu trí này còn là chỗ dựa tinh thần cho những người hết tuổi

LĐ Những người về hưu sẽ cảm thấy yên tâm trong cuộc sống khi họ được hưởng lương hưu, không bị mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội

2.1.5. Chế độ tử tuất.

Mức hưởng đối với chế độ BH tử tuất bắt buộc:

- Mức hưởng chế độ trợ cấp mai táng: Khi NLĐ chết, thân nhân của họ hoặc những người trực tiếp lo chôn cất cho NLĐ sẽ được hưởng mức trợ cấp bẳng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung

cho thân nhân của NLĐ bằng 50% mức lương tối thiểu chung cho mỗi thân nhân Trường hợp thân nhân không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức lương tối thiểu chung

- Mức hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần: Mức trợ cấp được tính dựa trên mức lương hưu đang hưởng và thời gian hưởng lương hưu

Mức hưởng đối với chế độ BH tử tuất tự nguyện

- Mức hưởng chế độ trợ cấp mai táng: Khi NLĐ chết, thân nhân của họ hoặc những người trực tiếp lo chôn cất cho NLĐ sẽ được hưởng mức trợ cấp bẳng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung

Trang 14

- Mức hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần: Căn cứ theo số năm mà NLĐ tham gia BHXH tự nguyện đã đóng BHXH, cứ mỗi năm( tháng lẻ thì làm tròn theo quy định) sẽ được tính trợ cấp bằng 1,5 mức lương bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH Khi NLĐ đang hưởng lương hưu thì mức trợ cấp được tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.

cho thân nhân của NLĐ bằng 50% mức lương tối thiểu chung cho mỗi thân nhân Trường hợp thân nhân không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức lương tối thiểu chung

Khi NLĐ chết đi, khoản trợ cấp từ chế độ BH tử tuất giúp gia đình họ trang trải những phí tổn về tang lễ, đồng thời giúp họ trong những ngày khó khăn ban đầu khi người thân vừa mất

2.2. Vai trò của BHXH đối với NSDLĐ

Đối với NSDLĐ, chế độ BH ốm đau gắn kết trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ Từ chỗ đảm bảo thu nhập, đời sống và ổn định tâm lý cho NLĐ

BH ốm đau cùng với biện pháp khác sẽ giúp NSDLĐ ổn định sản xuất, tăng năng suất LĐ, tăng trưởng kinh tế, hạn chế tốn kém và phiền hà khi rủi ro xảy

ra đối với NLĐ

Chế độ TNLĐ – BNN giúp giảm chi phí cho NSDLĐ khi xảy ra TNLĐ – BNN, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh Thông thường khi trách nhiệm bồi thường cho người bị TNLĐ – BNN thuộc về NSDLĐ, khi loại hình BHXH ra đời và phát triển trách nhiệm này được chuyển giao cho tổ chức BHXH với điều kiện NSDLĐ phải đóng phí Khi tham gia BHXH, NSDLĐ

sẽ được tổ chức BHXH gánh bớt một phần chi phí phải trả cho NLĐ khi xảy

ra TNLĐ – BNN Điều đó sẽ giúp cho NSDLĐ không rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

2.3. Vai trò của BHXH đối với xã hội.

Đối với xã hội, chế độ BH hưu trí thể hiện trách nhiệm của nhà nước, của

xã hội, của NSDLĐ đối với những người đã có quá trình LĐ, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, nay hết tuồi LĐ Chế độ này phản ánh rõ nét

Trang 15

các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách ASXH quốc gia.

NLĐ khi tham gia BHXH không những được đảm bảo thu nhập trong quá trình LĐ, sau quá trình LĐ mà ngay cả khi họ mất, người thân của họ vẫn được hỗ trợ để lo việc mai táng và hưởng BHXH Chính vì vậy mà chế độ tử tuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với bản thân NLĐ và thân nhân họ mà

nó còn quan trọng đối với xã hội và cộng đồng

Trong xã hội ngày nay, BH thai sản không những có ý nghĩa to lớn đối với bản thân NLĐ và gia đình họ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội Trong quá trình mang thai, sinh con NLĐ nữ được hưởng nghỉ chế độ để thăm khám thường xuyên hơn ở các cơ sở y tế, sẽ giúp cho việc chăm sóc đứa trẻ một cách đầy đủ, điều đó cũng đảm bảo an toàn cho xã hội hơn Và góp phần hình thành nguồn lực mới có chất lượng cho xã hội

Đối với chế độ TNLĐ – BNN, để giảm thiểu chi phí trợ cấp cho người tham gia, tổ chức BHXH thường thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ – BNN, tăng cường kỹ thuật an toàn – vệ sinh LĐ, nhờ đó làm giảm TNLĐ – BNN, đảm bảo duy trì phát triển lực lượng LĐ và an toàn xã hội Góp phần thúc đẩy hệ thống ASXH phát triển

2.4. Vai trò của BHXH đối với nền kinh tế.

Do việc huy động BH hưu trí bắt buộc đối với NLĐ, cũng như NSDLĐ

và được nhận phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nên đã tồn tích thành quỹ tiền tập trung có thể đầu tư một phần vào các hoạt động kinh tế để sinh lời, tăng thêm nguồn thu cho quỹ BHXH

Chế độ BH ốm đau giúp NLĐ bù đắp một phần thu nhập bị mất, giúp họ yên điều trị, nhanh chóng quay lại làm việc Có thể thấy BH ốm đau có vai trò

to lớn trong việc duy trì ổn định lực lượng LĐ xã hội,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của NLĐ

Chế độ TNLĐ – BNN góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về an toàn,

vệ sinh LĐ Góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững, giảm chi phí kinh tế, xã hội

và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, các quốc gia thường xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn, vệ sinh LĐ

Ngày đăng: 29/09/2015, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w