... đến thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng Sau số liệu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế năm... thương mại, dịch vụ tài có bảo hiểm Điều cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam thực hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực giới Bên cạnh kết đạt được, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm vừa qua có... trò bảo hiểm Hơn nữa, thu nhập họ thấp, tỷ lệ tích lũy chưa cao, có nhu cầu tham gia bảo hiểm khả chưa cho phép Những tác động khủng hoảng kinh tế đến thị trường bảo hiểm Việt Nam: Cuộc khủng hoảng
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM 3 Câu hỏi thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Chứng minh bằng một hiện tượng kinh tế. Bài làm: I. Khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam: Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khi khủng hoảng kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng sản xuất thừa sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích tiêu dùng hàng hoá đến đỉnh điểm của nó tất yếu dẫn đến khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung của xã hội gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính khiến cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể đổ vở. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009) bắt đầu từ khủng hoảng các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD trong đó có 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới chuẩn, khó đòi. Những hợp đồng đó được các chuyên gia tài chính phố Wall gom lại và phát hành chứng khoán phát sinh được bảo đảm bởi những hợp đồng cho vay thế chấp này để bán ra trên khắp thị trường quốc tế. Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trường không có người mua nên các ngân hàng, công ty bảo hiểm các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán được, mất khả năng thanh khoản và mất cả khả năng thanh toán dẫn tới gục ngã hoặc phá sản. Khủng hoảng tài chính toàn cầu này bắt đầu từ nước Mỹ mà nguyên nhân là do tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ, khủng hoảng nợ dưới chuẩn quá lớn và khủng hoảng bất động sản. Cuộc khủng hoảng tài chính này đưa nước Mỹ rơi vào suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu tăng trưởng âm, các nước công nghiệp rơi vào tình trạng của Nhật Bản những năm 90 là lãi suất 0% và giá cả giảm xuống không có tăng trưởng. Các nền kinh tế có mức tăng trưởng âm đứng đầu là Anh (1,3%), Đức (-0,8%), Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%), một số nước như Nga cũng chỉ 3,5% và Trung Quốc từ trên 10% xuống còn 8% vào 2008. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực EURO, Nhật Bản, các nước Châu Á đang phát triển và Việt Nam. Toàn cầu hoá là xu hướng không thể thay đổi. Một trong những đặc điểm khác của cuộc khủng hoảng tiền tệ lần này là tính mở rộng toàn cầu hoá. Việt Nam gia nhập WTO cho nên không thể không chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008-2009 đã tác động đến kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh: hoạt động xuất nhập khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; thị trường tài chính, tiền tệ; thương mại, du lịch; an ninh xã hội. Nhưng thể hiện rõ nhất là qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao nhất từ trước đến nay 8,48% nhưng đến 2008 kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,18% năm 2009 là 5,32%. II. Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất vì đây là hoạt động đóng góp khoảng 60% vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 56,5 tỷ USD giảm 9,9% so với năm 2008). Miền Trung – Tây Nguyên cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung nó làm giảm tốc độ tăng trưởng, giảm tốc độ tăng trưởng, giảm doanh thu của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và cũng tác động không ít đến thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Sau đây là số liệu về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế năm 2008: Tính đến cuối năm 2008, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có: - 22 DNBH phi nhân thọ - 9 DNBH nhân thọ - 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm - 9 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Trên thị trường hiện có hơn 100 loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, khoảng 60 sản phẩm BHNT đang được chào bán. Nếu như năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt mức 10.390 tỷ đồng thì đến năm 2008, con số này ước đạt 19.600 tỷ đồng (gấp 1,87 lần so với năm 2003). Cùng với sự tăng trưởng cao và liên tục qua các năm về doanh thu phí bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động đầu tư của các DNBH cũng tăng lên tương ứng. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động đầu tư của các DNBH mới chỉ đạt 1.046 tỷ đồng, đến năm 2008 ước đạt 6.014 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động tái bảo hiểm cũng có những chuyển biến rõ nét. Cơ cấu phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài đang có xu hướng tăng lên và cơ cấu phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài lại có xu hướng giảm đi. Những kết quả đạt được của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua phải kể đến là: - Đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện ở bảng sau: - Do số lượng DNBH tham gia thị trường ngày càng tăng, đã làm cho thị trường luôn có sự cạnh tranh sôi động. Điều này đã buộc các DNBH phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những giải pháp mà các DNBH thường áp dụng là nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công nghệ quản lý, chú trọng phát triển thương hiệu… Quá trình này diễn ra liên tục, vì vậy đã làm cho thị trường càng sôi động hơn và năng lực cạnh tranh của từng DNBH cũng được cải thiện đáng kể. - Thị trường Bảo hiểm phát triển đã nâng cao được nhận thức của người dân về bảo hiểm, bên cạnh đó còn tích cực góp phần vào công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Với đội ngũ cán bộ và đại lý bảo hiểm ngày càng đông, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tuyên truyền, giới thiệu về bảo hiểm, từ đó làm cho nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, các DNBH còn là những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, cùng với khách hàng tham gia giám sát và quản lý rủi ro. Hàng năm các DNBH còn bỏ ra từ 5% đến 10% chi phí để tài trợ cho các chương tình an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, chăm sóc sức khỏe học đường… Những khoản chi phí này có tác dụng rất lớn, một mặt là giúp khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm, mặt khác là góp phần đề phòng, hạn chế và làm giảm thiểu tổn thất. - Thị trường bảo hiểm Việt Nam từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng, ổn định của thị trường, vai trò vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương và song phương, như với các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt chúng ta đã gia nhập WTO và thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính trong đó có bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới. Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm vừa qua còn có những mặt hạn chế chủ yếu sau đây: - Năng lực hoạt động kinh doanh của các DNBH còn nhiều hạn chế. Phần lớn là do năng lực tài chính yếu kém, cho nên đã lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động tái bảo hiểm. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ còn yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động kinh doanh. Thực trạng này thể hiện rất rõ trong các khâu, như: đánh giá và quản lý rủi ro, tính phí bảo hiểm, thiết kế sản phẩm, tổ chức kênh phân phối, giám định và bồi thường tổn thất…. - Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra khá phổ biến, hiện tượng trục lợi bảo hiểm có xu hướng ngày càng tăng. Thực tế này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, như: giảm phí bảo hiểm tới mức không được phép, mở rộng điều khoản bảo hiểm không đúng quy tắc và trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng. Thậm chí còn dùng các áp lực chính trị can thiệp để lôi kéo khách hàng, ép khách hàng tham gia bảo hiểm bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù thị trường còn non trẻ, song đã sớm xuất hiện các hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Theo thống kê sơ bộ của Prudential và Manulife năm 2007 trong tổng số 11.001 trường hợp yêu cầu trả tiền Bảo hiểm mà các Công ty này nhận được, tỷ lệ số vụ xác minh có dấu hiệu trục lợi và đã từ chối trả tiền bảo hiểm là 2%. Hình thức trục lợi phổ biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là khai báo sai sự thật, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, thậm chí tự gây thương tích để đòi tiền bảo hiểm. - Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hạn chế này thể hiện khá rõ ở tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP có tăng song vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế (Singapo là 6,00%; Đài loan 6,9%; Thái Lan 4,7%; mức trung bình trên thế giới là 7,8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá cao, dân số đông nhưng đến cuối năm 2008 các DNBH nhân thọ mới chỉ khai thác được hơn 9 triệu hợp đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ cũng trong tình trạng tương tự. Chính vì tỷ trọng tham gia bảo hiểm còn nhỏ bé, quy luật "Số đông bù số ít" trong bảo hiểm bị hạn chế, cho nên khi rủi ro xảy ra, tỷ lệ khách hàng được hưởng quyền lợi bảo hiểm thấp, hậu quả của rủi ro chưa thực sự được san sẻ. Nguyên nhân của những hạn chế trên có rất nhiều, song những nguyên nhân chính phải kể đến là hệ thống luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Phương thức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với các DNBH còn nặng về thủ tục hành chính. Về phía các DNBH, do chỉ chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần cho nên chính sách của họ chỉ tập trung vào khâu khai thác những sản phẩm truyền thống. Những sản phẩm mới, những thị trường mới chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ làm bảo hiểm còn nhiều bất cập. Đặc biệt III. là nhận thức của khách hàng đã tham gia bảo hiểm và của dân chúng còn hạn chế. Phần lớn họ chưa ý thức được vai trò của bảo hiểm. Hơn nữa, thu nhập của họ còn thấp, tỷ lệ tích lũy chưa cao, cho nên mặc dù có nhu cầu tham gia bảo hiểm nhưng khả năng chưa cho phép Những tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị trường bảo hiểm Việt Nam: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bị chững lại, trong đó có Việt Nam. Những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này đã lan toả đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và lĩnh vực bảo hiểm cũng không phải ngoại lệ. 1. Hoạt động xuất khẩu giảm sút: Khủng hoảng kinh tế đã làm cho hoạt động xuất khẩu của nước ta bị giảm sút một cách tương đối, nhất là xuất khẩu sang những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU. Năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang những nước này chỉ đạt mức 17%, thấp hơn nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. 2. Vốn đầu tư nước ngoài giảm: Do kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nên vốn đầu tư xã hội, vốn FDI và vốn ODA cũng đang có dấu hiệu bị chững lại. Nếu so sánh quý IV với quý I năm 2008, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm 32%. Đặc biệt là khả năng giải ngân nguồn vốn này trong năm 2008 cũng chịu sự tác động đáng kể. Năm 2008, mặc dù nguồn vốn đăng ký rất lớn nhưng vốn thực hiện lại không đáng kể. Ngoài ra, do tình hình lạm phát bất ổn cho nên nhiều dự án đã bị hoãn lại hoặc bị Chính phủ cắt bỏ (khoảng 1.700 dự án), thực trạng này đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng khai thác để tăng doanh thu phí của các DNBH phi nhân thọ. Các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu chịu sự tác động phải kể đến là: bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo hiểm hoả hoạn; bảo hiểm thiết bị điện tử; bảo hiểm đóng tàu v.v… 3. Thu nhập thực tế của người dân giảm: Hậu quả của khủng hoảng đã làm cho thu nhập thực tế của người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm đi cả về tương đối và tuyệt đối. Bởi vậy, họ phải thắt chặt chi tiêu. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch là người Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm đi tương đối. Thực trạng này đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, như: nghiệp vụ bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật v.v… Ngoài ra, trong lĩnh vực BHNT còn có một lượng đáng kể khách hàng tuy đã tham gia bảo hiểm, song do tình hình lạm phát diễn biến phức tạp và đời sống gặp nhiều khó khăn, đã xin huỷ bỏ hợp đồng. Từ đó đã làm cho doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng chậm lại. 4. Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng: Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán toàn cầu, cho dù sự ảnh hưởng này đối với Việt Nam là chưa thực sự nghiêm trọng. Song hệ luỵ của nó là rất đáng kể, như ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và lãi suất, đến tình trạng nợ xấu đối với các ngân hàng của Việt Nam. Chỉ số chứng khoán nước ta luôn có chiều hướng giảm sút. Đã có dấu hiệu nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. Hiện tượng này đã ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng đầu tư quỹ nhàn rỗi của các DNBH. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, những tổ chức mà các DNBH góp vốn liên doanh với họ đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận đầu tư của các DNBH. Ngoài ra, khi kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái sẽ dẫn đến hiện tượng tăng phí bảo hiểm. Bởi vậy, muốn tái bảo hiểm, các DNBH Việt Nam buộc phải tăng phí bảo hiểm gốc ở hầu hết các nghiệp vụ. Điều này, sẽ làm cho khả năng khai thác bảo hiểm gặp nhiều khó khăn, hiện tượng khiếu nại đòi bồi thường và hiện tượng trục lợi bảo hiểm vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn đối với các DNBH. IV. Kết luận: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thế giới và sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của nước ta, mặc dù sự tác động là “không lớn so với các nước phát triển”. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam năm 2009 tiếp tục giảm. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có thị trường bảo hiểm. Từ sự phân tích, đánh giá và dự báo Nhà nước ta đã đưa ra các quyết định cơ bản góp phần làm ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.