Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như : tổkhối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụngphương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp
Trang 12- Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh 5
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
1 - Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt 6
5 - Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành
6 - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành
Trang 2dù có khó khăn đến mấy
Bài thơ “ Hòn đá to” của Bác đã nói lên điều đó:
Hòn đá to, hòn đá nặng,Chỉ một người, nhắc không đặng
Hòn đá nặng, hòn đá bền,Chỉ ít người, nhắc không lên
Hòn đá to, hòn đá nặng,Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng
Biết đồng sức, biết đồng lòng,Việc gì khó, làm cũng xong
Đối với một trường tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học haykhông? phần lớn do quyết tâm của cá nhân và tập thể sư phạm nhà trường Vớiphong trào thi đua hai tốt “ dạy tốt , học tốt” và phương châm “ tất cả tập trungcho chất lượng dạy và học ” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nóichung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Nó phản ánh được thực chất của việc
“ trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường
Việc giáo dục trong nhà trường người giáo viên là chủ thể cho mọi hoạtđộng và luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở
Trang 3thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục; còn tập thể luôn giữ
vị trí là nguồn lực tổng hợp tạo thành một khối vững chắc Đối với giáo dục tiểuhọc điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảoquyền lợi cơ bản của trẻ là được học tập thành công
Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng : đó là chức năngtruyền đạt thông tin, kiến thức Trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật vàcông nghệ thông tin khối lượng kiến thức con người ngày một gia tăng, cácphương tiện thông tin đại chúng được phát triển mạnh mẽ, người giáo viên cầnbiết tổ chức hướng dẫn để học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích lựa chọntri thức thông tin để nâng cao hiểu biết
Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể Mặtkhác cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhàtrường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển nhân cách của trẻ
Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục
Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trựctiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạchgiáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh
Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biênchế đã qui định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh
Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổchức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn củanhà trường Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện , kiểm tra đánh giá ban đầu
về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mớinội dung chương trình một cách sát thực nhất Tổ khối chuyên môn còn là cầunối giữa Bộ phận chuyên môn Nhà trường với giáo viên và học sinh Tổ khốichuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phụcnhững yếu kém về phương pháp giảng dạy , học tập Vì vậy tổ khối chuyên môn
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môncủa nhà trường Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh
Trang 4thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn
tổ khối Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như : tổkhối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụngphương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy ; mà chỉ tập trung giáoviên trong khối lại họp “ đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất lànhận thức của các tổ khối trưởng Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽkhông có hiệu quả nếu Phó Hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say
mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểmtra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức Một nguyên nhân khác là do nănglực quản lý của đội ngũ tổ khối trưởng còn hạn chế Nhiều khối trưởng cũngnhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động của tổ khối chuyên môn vàviệc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy Nhưngkhông biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi họp khối có hiệu quả và duy trì thành
nề nếp là một công việc rất khó đòi hỏi ban giám hiệu phải nhiệt tình và có quyếttâm gây dựng
Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng Mồi trường
đề có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5
Thực tế ở nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ khối khôngđồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượnghọc sinh của trường đó
Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm
do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế
Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp
Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó.Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổchuyên môn và ngược lại
Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp xây
dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh "
Trang 5Trong đề tài này, tôi đã tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể tổ khốichuyên môn vững mạnh góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao.
II PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về tổ khối nói chung và nhiệm
vụ của tổ khối chuyên môn của tổ khối trưởng nói riêng
Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành một số biện pháp sinh hoạt tổ khối chuyên môn
Vai trò và chức năng người giáo viên tiểu học
Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân
sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh
Các hình thức nâng cao trình độ giáo viên trong tổ chuyên môn
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu tài liệu.Đọc tài liệu sách báo, sách tham khảo
Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học của Tiến
sỹ Vũ Văn Dụ
Công tác xây dựng tập thể tổ của Nguyễn Chi
Gợi ý nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường tiểu học
Các tạp chí giáo dục
Tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp
Phương pháp quan sát : Thông qua dự, quan sát hoạt động của tổ khối
Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắtcác mặt khó khăn của năm trước về sự hoat động của tổ để có sự điều chỉnh kịpthời, từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài
Phương pháp thống kê : Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về học lực, hạnh kiểm, HS lên lớp, HS lưu ban, sự tiến bộ của HS yếu
Trang 6PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1- Thực trạng tình hình người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn:
Bất kì giáo viên nào cũng chịu sự ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đên tập thể
tổ chuyên môn và ngược lại Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáodục tập thể của giáo viên; chính vì vậy chât lượng học sinh không những tuỳthuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào
sự phối hợp giáo dục của các giáo viên
Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn ) nhưng họ đều
có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học Cái chung đóchính là cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân vớinhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại
Đây là sơ đồ quan hệ chịu sự tác động qua lại nhu sau:
Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng; nhiều thành viêntrong tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại một tập thể vững mạnh sẽtạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn làđiều kiện của giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thốngnhất với nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hànhđộng
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, ngườigiáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết làhoạt động tổ chuyên môn công tác chủ nhiệm
2- Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề và các tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm.
Năm học 2008 – 2009 trường tiểu học Hòa Chánh 2 có 32 lớp với 691 họcsinh Được chia làm 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5 và 01 tổ Văn
Trang 7phòng Việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối có những hạn chế và khókhăn như sau :
* Trường có nhiều điểm lẻ quá xa nhau ( Điểm lẻ Vĩnh Hưng 1 cách điểm chính
7 km) Còn điểm này cách điểm kia khoảng 2,5km cũng ảnh hưởng đến việc sinhhoạt chuyên môn khi cần thiết
Đội ngũ giáo viên, cán bộ còn biến động, có nhiều giáo viên ở xa trườngchưa an tâm công tác
Không mở được đại trà lớp 2 buổi /ngày nên còn hạn chế thời gian để củng
cố kiến thức cho các em Việc chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn
ở tổ khối còn hạn chế về công tác chuyên sâu Nhận thức về việc sinh hoạt tổkhối của giáo viên chưa cao; mỗi tổ khối đều có cách sinh hoạt riêng và từ đó sựhọc hỏi lẫn nhau mà không biết cách chọn lọc dễ bị ảnh hưởng theo một khuônkhổ
Lựa chọn khả năng, trình độ chuyên môn phù hợp với khối lớp giáo viên
để giảng dạy
Tập thể cá nhân ít phát biểu xây dựng cho các buổi sinh hoạt, họp hội
3- Thực trạng của tổ khối chuyên môn.
Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh
Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.Một số thành viên coi trọng hoạt động của tổ khối chuyên môn thể hiện ởhoạt động sinh hoạt chuyên môn
Giáo viên sử dụng vi tính chưa đồng đều, thông tin báo cáo về mức độchính xác chưa cao
Trang 8CHƯƠNG II NỘI DUNG - BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN VỮNG MẠNH.
I NỘI DUNG
Để tổ khối chuyên môn hoạt động có hiệu quả không thể không nói đến vaitrò của người khối trưởng Tổ khối trưởng được coi như là một hiệu phó chuyênmôn thu nhỏ trong phạm vi một khối vì vậy nhiệm vụ và chức năng của tổ khốitrưởng tương tự như hiệu phó cụ thể :
1 Kế hoạch hóa công tác :
Việc lãnh đạo bắt đầu từ lập kế hoạch Toàn bộ kết quả của sinh hoạt tổkhối phụ thuộc vào :
Phương hướng công tác và tính cụ thể của các vấn đề cần giải quyết
Sự phân công phân nhiệm rõ ràng đối với từng người và sự phối hợp chặtchẽ sáng tạo giữa các giáo viên trong khối
Hệ thống các kế hoạch của một tổ khối trưởng gồm các loại :
KH năm : hướng công tác cụ thể trong một năm học ( học kỳ )
KH tháng : hướng công tác cụ thể trong một tháng
a/ Kế hoạch năm : Cấu tạo của một kế hoạch năm học gồm các phần sau :
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 20 .- 20
Tóm tắt tình hình ( riêng về mặt chuyên môn )
Kết quả đã đạt
Hạn chế, tồn tại ( trong năm học trước )
Tình hình đầu năm học mới ( nêu những thuận lợi, khó khăn)
Số liệu đầu năm của khối( Số lớp, số học sinh )
Phương hướng nhiệm vụ năm học :
Nhiệm vụ chung ( nêu những công tác trọng tâm cần phấn đấu và đạt đượctrong năm học )
Nhiệm vụ cụ thể : nêu nội dung thực hiện - biện pháp tiến hành - chỉ tiêucần đat
Trang 9Công tác khác : ( hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội,công tác chủnhiệm, công tác phối hợp các bộ phận )
b/ Kế hoạch tháng : thực hiện theo như mẫu sau
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN THÁNG / 20
Nội dung Biện pháp thực hiện Người thực hiện Thời gian 1) Công tác chính
c/ Kế hoạch kiểm tra :
Thông thường tổ trưởng phải kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy củagiáo viên trong khối Những điểm cần chú ý khi kiểm tra :
Trong nhiều mặt của việc kiểm tra cần nêu bật được cái gì chủ yếu nhất,quan trọng nhất đã ảnh hưởng đến chất lượng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo của họcsinh, đến việc giáo dục hs cũng như đến chất lượng bài giảng và việc thực hiệncác yêu cầu của chương trình
Để kiểm tra có kết quả, người Tổ trưởng cần chuẩn bị trước khi đi dự giờ:
Biết rõ các yêu cầu về nội dung chương trình của bài dạy, các quy định củachương trình ; phải đọc kỹ sách giáo khoa của phần ấy
Tìm hiểu qua sổ sách của lớp về giờ dạy trước đó, điểm số của học sinhtrong giờ trước đó
Nắm vững các yêu cầu đối với một giờ dạy hiện đại , những thành công đã
có của những người đã dạy phần ấy
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng kiến thức, kỹ năng và nhất là hạnhkiểm, tư cách của học sinh không chỉ thể hiện ở giờ học trên lớp mà còn ở cácmặt hoạt động khác Do đó mà có thể sử dụng hình thức kiểm tra khác, diện rộnghơn Có thể nêu một số nội dung và phương pháp kiểm tra khác sau :
Việc chuẩn bị bài dạy và chuẩn bị các biện pháp giáo dục
Trang 10Việc thực hiện chương trình
Gặp gỡ riêng một số học sinh để hiểu rõ hơn các biện pháp kiểm tra củagiáo viên
Quan sát giờ dạy và xem xét sổ sách của lớp , vở , bài học sinh Xét chấtlượng các câu trả lời miệng , viết hoặc thực hành để đánh giá tình trạng kiếnthức, độ sâu và độ bền của kiến thức học sinh
Xem xét việc dạy cho học sinh cách học và rèn luyện khả năng tự học Xem xét việc giáo dục học sinh lúc dạy ở lớp và ngoài lớp Công tácngoại khóa theo chương trình
SỔ KẾ HOẠCH KHỐI
Nội dung sổ kế hoạch gồm:
Kế hoach chuyên môn năm học
Kế hoạch giảng dạy
Kế hoạch thao giảng , dự giờ giáo viên trong năm
Kế hoạch tháng
Ví dụ : Kế hoạch thao giảng và Kế hoạch dự giờ giáo viên:
dạy
Lớpdạy
Môn Tiết Tênbài
dạy
Xếploạitiếtdạy
NhậnxétchungTháng Tuần Ngày
dạy
SỔ THEO DÕI CHUYÊN MÔN
Nội dung gồm hai phần :
Phần theo dõi công tác giảng dạy của giáo viên
Phần theo dõi kết quả học tập của học sinh
a/ Phần theo dõi giảng dạy của giáo viên : gồm các nội dung sau :
• Lý lịch trích ngang tóm tắt giáo viên dạy lớp : Theo dõi cá nhân giáo viên :mỗi gv ghi theo dõi đầy đủ
Trang 11Họ tên giáo viên :……… lớp
Chuyên đề - Thao giảng
Xếp loại giờ dạy
Tự làm ĐDDH
Sử dụng ĐDDH
Sổ Hội họp
b/ Phần theo dõi học sinh :
Theo dõi sĩ số học sinh :
Lớp
Theo dõi học sinh tăng giảm
Theo dõi chất lượng môn học : Theo dõi cụ thể từng lớp và theo dõi sốchung của khối ở tất cả các môn học
Theo dõi chất lượng học tập các môn học đánh giá bằng điểm số - Học
Trang 12Theo dõi chất lượng học tập các môn học đánh giá bằng nhận xét Học kỳ I
• Theo dõi Vở sạch chữ đẹp : ghi theo dõi sau mỗi đợt kiểm tra
• Theo dõi học sinh giỏi và những học sinh xuất sác của từng lớp, khối
• Theo dõi số học sinh yếu, kém ở các lớp, khối
• Theo dõi học sinh khuyết tật, dân tộc
2.Nhiệm vụ, chức năng của người tổ trưởng chuyên môn
a/ Nhiệm vụ của tổ khối trưởng chuyên môn : (Căn cứ Điều lệ trường tiểu học)
Danh sách tổ trưởng các hkối:
Họ và tên 2008 Liệt kê số năm kiêm nhiệm tổ trưởng 2009 2010
Văn Thanh Phong Tổ trưởng khối Hai Tổ trưởng khối Hai Tổ trưởng khối Hai
Huỳnh Ngọc Xuân Tổ trưởng khối Ba Tổ trưởng khối Ba Tổ trưởng khối Ba
Phan Thị Hồng Tươi Tổ trưởng khối Bốn Tổ trưởng khối Bốn Tổ trưởng khối Bốn
Phan Quang Trung Tổ trưởng khối Năm Tổ trưởng khối Năm Tổ trưởng khối Năm
Theo bảng liệt kê số liệu năm kiêm nhiệm công tác tổ trưởng các khốitrên cho thấy bề dầy kinh nghiệm chịu sự ảnh hưởng không ít đến việc sinhhoạt tổ chuyên môn
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức quá trình giảng dạy, giáo dục trongkhối, về hoàn thành chương trình dạy học, về chất lượng giảng dạy và chấtlượng kiến thức của học sinh trong khối Thực hiện việc kiểm tra công tác giảngdạy giáo dục của khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh
Trang 13Phó Hiệu trưởng chuyên môn tiến hành việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổtrưởng sau đó đến giáo viên các khối Điều chỉnh chế độ học tập của học sinhkhối mình cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy giáo dục trong khối Quản lý và chỉ đạo nề nếp trong giáo viên và học sinh của khối
b/ Chức năng của tổ khối trưởng chuyên môn :
Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủnhiêm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh trong khối Tổ chức việc sửdụng và bảo quản các trang thiết bị
Tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hướng dẫn cá nhân GV về mặt thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn
Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướngđổi mới
Tổ chức và lãnh đạo việc tự học tự rèn của giáo viên trong khối
Kiểm tra nội bộ của khối về chất lượng giảng dạy, giáo dục
Hướng dẫn giáo viên công tác giảng dạy giáo dục như: cách sử dụngĐDDH, quy định về công tác trực nhật, lịch trực nhật lớp; quy định lịch kiểm tra;lịch dự giờ, chế độ báo cáo của các lớp;
Cộng tác đối với các Ban đại diện cha mẹ học sinh, các hoạt động về mặtgiảng dạy giáo dục của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh cábiệt
3 Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên:
Lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác trình độ chuyên môn, hoàncảnh gia đình, sơ trường nguyện vọng;
a Biện pháp tìm hiểu:
Xem hồ sơ công tác, lý lịch giáo viên
Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp
Qua lắng nghe và phân tích dư luận
Trang 14Qua chất lượng công việc.
b Sắp xếp công việc trong tổ:
Đây là khâu hết sức quan trọng trong công tác phân công nhiệm vụ hợp lí
sẽ tạo điều kiện cho mọi người phát huy được tài năng, nâng cao hiệu xuắt, chấtlượng giáo dục
Qua phân công công việc người tổ trưởng chuyên môn nắm được mặtmạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên từ đó phân công hợp lí và kết hợp bồi dưỡng sửdụng lâu dài
Một số nguyên tắc cần chú ý phân công:
Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích của học sinh(bố trí giáo viên cũ xen giáo viên mới, giáo viên giỏi kèm giáo viên còn hạn chế
để hỗ trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm.)
Đảm bảo khối lượng công việc vừa phải đối với mỗi giáo viên
Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, sức khoẻ của mỗi thành viên
Tổ trưởng dự kiến phân công có sự trao đổi ,tham khảo ý kiến của bangiám hiệu
3 - Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
a - Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng:
Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉmới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục.Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạmmột cách tự giác, độc lập; khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sưphạm của bản thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập, biết linh hoạt sángtạo, làm tốt công tác tham mưu cho Phó Hiệu trưởng là điều rất cần thiết cho sựhọc hỏi trao đổi kinh nghiệm
Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội củađất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ tất cả những điều đóđòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi Điều này lại càng đúng với ngườigiáo viên khi đối tượng của lao động sư phạm tiểu học, trẻ em với tất cả tiềmnăng vô tận, đang phát triển rất nhanh về mọi mặt Không phải ngẫu nhiên màK.D.U-sin-xki đã từng nhận xét rằng: "Người giáo viên còn sống chừng nào còn
Trang 15học; khi nào ngừng học tập thì lúc đó con người giáo viên chết trong anh ta”.Tương tự như vậy có thể nói rằng khi một con người đã tự cho mình là hoànchỉnh về đạo đức thì đạo đức của người đó cũng bắt đầu xuống cấp.
b - Nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn người giáo viên:
Nâng cao cập nhật hoá
Rèn luyện kỹ năng thực hiện những phương pháp mới trong dạy học
Tham dự các chuyên đề trường, huyện, tỉnh
c - Những biện pháp:
Toàn thể giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ tham gia học tập, nghiên cứucác chuyên đề bồi dưỡng được ghi trong kế hoạch, chương trình bồi dưỡngthường xuyên
Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ chuyên môn thành đơn
vị tự học, tự bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn
4 - Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn :
Đảm bảo 3 nội dung chính:
a - Rút kinh nghiệm:
Thực hiện chương trình: Tiến độ, thuận lợi, khó khăn
Việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề đã thực hiện (lưu ý việc sử dụng
đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học )
Tổ trưởng cần rút kinh nghiệm cho giáo viên rõ về mặt ưu điểm, tồn tại,hướng khắc phục; kết hợp kiểm tra học sinh yếu và đồ dùng học tập của học sinh
b - Thống nhất soạn giảng:
Soạn 9 môn học (trừ một số môn chuyên biệt )
Thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học
Thông qua trọng tâm kiểm tra về kiến thức kỹ năng
Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong soạn giảng
Thông nhất bài khó trong tuần
c - Bồi dưỡng chuyên môn:
Trang 16Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, bàn biện phápthực hiện.
Thảo luận các vấn đề nổi bật về chuyên môn
5 - Xây dựng mối quan hệ tình bạn,tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ:
Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tậpthể từ nhân cách của mỗi người: lòng yêu nước, yêu mến tôn trọng đồng nghiệp -học sinh, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của trường,trách nhiệm với xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo
Dân chủ hoá hoạt động của tổ Tạo điều kiện cho mọi người tham gia vàonhững công việc chung tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững mạnh
Dư luận quần chúng: Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần chúng, giảiquyết kịp thời mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hoà hợp thống nhất, gắn bó các thànhviên trong tổ
Tổ trưởng và giáo viên trong tổ thực sự đoàn kết, đấu tranh phê bình và tựphê bình Thực hiện vô tư, công bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể
6 - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên:
Chăm lo cho đồng nghiệp, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình đời sốnggiáo viên với tổ chức công đoàn
Phối hợp chặt chẽ với công đoàn cải thiện đời sống vật chất và tinh thầncủa giáo viên
7 - Người tổ trưởng chuyên môn:
Phải luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết đoán, chịu tráchnhiệm với công việc, am hiểu công việc
Là người bạn, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đống góptích cực xây dựng tập thể vững mạnh
V / BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Công tác chuyên môn là công tác quan trọng trong nhiệm vụ dạy và họccủa trường tiểu học Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phảiquan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các tổ khối trưởng
để làm cầu nối trong công cuộc trồng người Muốn nề nếp quản lý chuyên môn
Trang 17của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu cácbuổi họp tổ khối chuyên môn Khi tổ khối chuyên môn chưa tổ chức tốt nề nếpsinh hoạt thì những buổi sinh hoạt đầu Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng chủ trì sinhhoạt để định hướng và nâng cao chất lượng giảng dạy học tập Tuy nhiên bangiám hiệu , tổ khối trưởng phải nhiệt tình , lường trước các tình huống có thể xảy
ra trong buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn thì mới đạt được kết quả tốt
IV/ KẾT QUẢ
Với những kinh nghiệm hướng dẫn chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổkhối như trên tôi thấy các khối trong trường từ khối 1 đến khối 5 đã tổ chức tốtcác buổi họp tổ khối Đã tiến bộ hơn so với những năm học trước Sinh hoạt tổkhối đều đặn 2 lần / tháng theo hướng dẫn số 16 của Phòng Giáo dục U MinhThượng và có chất lượng Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận trong cácbuổi họp Không còn tình trạng áp đặt từ khối trưởng xuống tổ viên Không còncác buổi sinh hoạt tổ khối dưới dạng hình thức và kém hiệu quả Phong trào thiđua hai tốt của đơn vị tiến bộ rõ rệt Có giáo viên dạy giỏi huyện, giáo viên dạygiỏi cấp tỉnh, có học sinh giỏi huyện, tỉnh về phong trào
Cụ thể : về phong trào thi đua hai tốt
* Chất lượng giảng dạy của giáo viên :
Năm học 2008 – 2009 : có 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Năm học 2009 – 2010 : có 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Có 3 giáo viên giỏi vòng Huyện
* Chất lượng học tập của học sinh :
Đến cuối học kỳ 2 chất lượng của các lớp được nâng lên rõ rệt lớp 5 khôngcòn học sinh yếu kém , các lớp khác chỉ còn 2-3 em yếu/ khối
Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009– 2010 và các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa việc xây dựng tổ khốichuyên môn ở cấp tiểu học của Nhà trường nói riêng và cho toàn huyện nóichung ngày một vững mạnh
Trang 18Xây dựng tập thể tổ vững mạnh là hết sức cần thiết K.D.U-sin-xki đã nói:
"Không còn nghi ngờ gì, kỉ cương trong nhà trường có vai trò to lớn Nhưng điềuchủ yếu vẫn là nhân cách của người giáo viên đang trực tiếp với học sinh Nhâncách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thểthay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệthống khen thưởng, kỉ luật nào cả.” (K.D.U-sin-xki: Ích lợi của sách báo sư phạm
- tuyển tập bằng tiếng Nga - tập 2)
Nhân cách người giáo viên thực sự quyết định chất lượng giảng dạy vàgiáo dục
Một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt Nhiều thành viên tốt sẽ xâydựng được tập thể vững mạnh
VI/ KẾT LUẮN
Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn
tổ khối Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ , nhận xét và bổ sunggóp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn , góp phần hoàn thành tốt côngtác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi nhằm xây dựng tập thể khối chuyênmôn vững mạnh Rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường vàđồng nghiệp để công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn đạt kết quả tốt
Xin trân trọng cảm ơn!
Hoà Chánh, ngày 27 tháng 4 năm 2010
Người viết
Phạm Văn Liêm
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
………