Ôn tập tài chính học: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH HỌC
Câu 2: Phân tích các chức năng của tài chính? Trình bày sự vận dụng các chức năng của tài chính trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Trả lời: * Chức năng của tài chính: 1. Chức năng phân phối. Phân phối của tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, qua đó hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung và sử dụng các quỹ tiền tệ này vào các mục đích nhất định. Phân phối của tài chính bao gồm 2 quá trình: Phân phối lần đầu và phân phối lại. - Quá trình phân phối lần đầu: Là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ thê tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu ở khâu cơ sở của hệ thống tài chính. Trong quá trình phân phối lần đầu giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ được hình thành nên các quỹ tiền tệ sau: + Quỹ bù đắp ( bù đắp các chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất). +Quỹ tích luỹ. + Quỹ tiêu dùng. - Quá trình phân phối lại: Là quá trình tiếp tục phân phối những thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn ( toàn xã hội) để đáp ứng yêu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể ttrong xã hội. Phân phối lại được thực hiên bằng 2 phương pháp" + Huy động, tập trung một phần thu nhập của các tổ chức dân cư vào các quỹ tiền tệ dưới các hình thức: thuế, các khoản tiền gửi, mua các loại GTCG. + Sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ th trong xã hội. • Khi vận dụng chức năng phân phối của tài chính vào thực tiễn để phân phối các nguồn tài chính đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản sau: - Phân phối của tài chính phải xác định quy mô, tỷ trọng đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế trong mỗi thời kỳ nhất định. - Phân phối của tài chính phải đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. - Phân phối của tài chính phải giải quyết thoả đáng các mối quan hệ về lợi ích kinh tế của các chủ thê tham gia phân phối. 2. Chức năng giám đốc. - Chức năng giám đốc tài chính là khả năng khách quan của phạm trù tài chính, là quá trình kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính. - Đặc trưng của chức năng giám đốc tài chính là sự kiểm tra giám sát bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu giá trị của các quan hệ tiền tệ gắn với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Giam đốc tài chính mang tính chất toàn diện, tổng hợp và tự thân diễn ra thường xuyên liên tục trong mọi hoạt động tài chính. - Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của nền kinh tế. - Tác dụng của giám đốc tài chính: + Kiểm tra và điều chỉnh quá trình phâ phối tổng sản phẩm xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ. + Giúp cho công tác định mức kinh tế - tài chính, xây dựng các chính sách, chế độ tài chính. 1 * Sự vận dụng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. - Tổ chức huy động vốn và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả: Đối với 1 DN vốn là yếu tố vật chất cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, vấn đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao có hiệu quả trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với công tác quản lý TCDN. Trong nền kinh tế thị trường, vốn cũng là 1 loại hàng hoá, cho nên việc sử dụng vốn của DN phải trả 1 khoản CF nhất định. Vì thế, DN cần phải chủ động xác định nhu cầu vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh 1 cách hiệu quả. Song song với quá trình huy động vốn, TCDN còn có vai trò tổ chức phân phối, sử dụng vốn để đạt hiệu quả KD cao nhất. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn được biểu hiện ở 2 khía cạnh: + Về mặt kinh tế, lợi nhuận tăng, vốn của DN không ngừng được đảm bảo, phát triển. + Về mặt XH, các DN không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với NN mà còn không ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động. - TCDN tạo lập đòn bẩy kinh tế để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh của DN luôn cần có sự phân phối đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy, nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến chính sách lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận của DN. Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, tahì TCDN trở thành vật cản gây kìn hãm hoạt động kinh doanh. - TCDN kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DN: Thông qua việc kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép DN có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu cho DN. + Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình SX kinh doanh. + Sử dụng vốn có hiệu quả. + Giảm chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. + Nâng cao tỷ suất LN của doanh nghiệp. Câu 3: Có quan điểm cho rằng ngoài 2 chức năng phân phối và giám đốc tài chính còn có thêm chức năng tổ chức huy động các nguồn tài chính? Anh chị có nhận xét gì về quan điểm này? Trả lời Trong quá trình nghiên cứu có ý kiến cho rằng tài chính còn có chức năng tổ chức chu chuyển vốn. Ý kiến này xuất phát từ chỗ nói đến chức năng phân phối ( Nhất là khi nói đến đối tượng phân phối của tài chính là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân ) chỉ được giới hạn trong phân phối kết quả sản xuất, và khi chưa có KQSX thì phải nói thêm rằng tái chính có chức năng tổ chức chu chuyển vốn, nhất là đối với tài chính doanh nghiệp. Nhưng, như đã nêu ở trên, quan niệm đối tượng phân phối thuộc chức năng của tài chính chỉ là phân phối kết quả SX sẽ tự tách rời những đặ trưng cơ bản thuộc bản chất của tài chính và chức năg phân phối của tài chính. Một trong những đặc trưng cơ bản đó là: Đối tượng phân phối của tài chính và các nguồn tài chính, trong đk kinh tế thị trường chúng vận động và giao lưu rất rộng. Nguồn tài chính không chỉ là kết quả của SX của chu kỳ này mà còn là kết quả sản xuất của nhiều chu kỳ trước tích góp lại, được phân phối, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ ngoài nước vào trong nước và ngược lại. Do đó, có thể nói nội dung của chức năng phân phối đã bao trùm việc tổ chức chu chuyển vốn, không cần tách nó ra là 1 chức năng độc lập của TC. Câu 4: Trình bày khái niệm, cơ cấu của hệ thống tài chính, phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận của hệ thống tài chính? 2 Trả lời: * Khái niệm hệ thống tài chính: Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong 1 cơ cấu tài chính, các bộ phận này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ theo quy định nhất định. * Cơ cấu của hệ thống tài chính: Căn cứ vào đặc điểm hình thành và lĩnh vực hoạt động cũng như phạm vi tác động của nguồn lực tài chính, hthốg TC đc tổ chức thành 5 khâu bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn được tổ chức theo sơ đồ sau: - Tài chính doanh nghiệp (còn gọi là tài chính của khu vực tài chính) + Là tụ điểm tích tụ và tập trung các nguồn lực tài chính gắn với khu vực sản xuất SP và dịch vụ cho XH. + Đây là khâu cơ sở của hệ thống tài chính, là nơi xuất hiện các nguồn lực tài chính và cũng là nơi thu hút trở về 1 phần quan trọng các nguồn lực TC trong nền KT. + Là tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn lực TC. - NSNN + Là khâu quan trọng của hthống TC gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất và các hđộng của khu vực Ktế NN. + NSNN đóng vai trò chủ đạo và tổ chức hoạt động của hệ thống tài chính ( điều tiết vĩ mô ktế XH, định hướng SX, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống XH .) Trong nền ktế thị trường NSNN không chỉ đóng vai trò huy động nguồn TC để đảm bao nhu cầu chi tiêu của bộ máy NN, cho an ninh quốc phòng và các mục đích khác nhằm củng cố chính quyền NN mà còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô kinh tế - XH. Để thực hiện được vai trò này đòi hỏi NN phải có nguồn thu đc huy động thừ các khu vực Ktế, từ dân cư, các nguồn tài chính nước ngoài, từ đó thực hiện các khoản chi để đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN. Hoạt động thu chi của NN làm nảy sinh các quan hệ ktế giữa NN này với NN khác. mặt khác chi tiêu của NN ở các tụ điểm ktế sẽ làm tăng vốn ở các tụ điểm tiếp nhận. - Tài chính của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức xã hội: + Là bộ phận hợp thành của hệ thống tài chính gắn với các quỹ tiền tệ của nhân dân, hộ gia đình và TCXH được hình thành từ các nguồn thu nhập từ lao động, KD, thừa kế, quà tặng để sử dụng cho các mục đích tiêu dùng, các mục đích nhất định khác và sinh lời thông qua tích luỹ, đầu tư vào các hoạt động kinh tế và đầu tư tài chính thông qua các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính. Đây là nguồn lực to lớn trong nền KTTT. 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH DÂN CƯ VÀ TCXH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Thị trường tài chính: Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính Là bộ phận dẫn vốn một cách trực tiếp giữa các khâu của hệ thống tài chính, thực hiện chức năng truyền dẫn vốin giữa các tụ điểm vốn trong HTTC. - Tài chính trung gian - còn gọi là tài chính của khu vực tài chính. + Thực hiện vai trò dẫn vốn gián tiếp + Tài chính trung gian bao gồm 2 khâu chính: Tín dụng và bảo hiểm. * Mối liên hệ: Các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tuân theo quy luật nhất định - Mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và NSNN: Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định. - Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Thị trường chứng khoán) Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác. - Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động, .Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ .Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị .nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường. 4 Câu 5: Khái niệm NSNN? Đặc điểm, bản chất của NSNN? Phân tích vai trò của NSNN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia? Trả lời: * Khái niệm NSNN: - NSNN là toàn bộ các khoản thu chi bằng tiền mặt của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong 1 năm ngân sách để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. + Năm ngân sách còn được gọi là năm tài chính hoặc tài khoá: Là giai đoạn trong đó dự toán thu chi ngân sách nhà nước đã được quốc hội phê chuẩn và có hiệu lực thi hành, năm ngân sách thường bằng 1 năm dương lịch. + Việc quy định năm ngân sách hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của NN song cũng bắt nguồn từ 2 yếu tố chủ động: • Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế liên quan đến nguồn thu NSNN. • Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp ( các kỳ họp quốc hội, nghị viện) Ở VN năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. * Đặc điểm của NSNN: • Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; • Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước; • Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng; • Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; • Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. * Bản chất của NSNN - NSNN là một phạm trù ktế mag tính lịch sử, nó phản ánh những mối quan hệ nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của NN. Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn với nền kinh tế SXHH và NN. - NSNN về mặt bản chất là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa NN với mọi tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế XH. Những mối quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình NN huy động và sử dụng các nguồn TC nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của NN. Các quan hệ kinh tế này bao gồm: + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các DN. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tổ chức tài chính trung gian, thị trường tài chính. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tổ chức xã hội, cá nhân, hộ gia đình. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các hoạt động kinh tế đối ngoại. * Vai trò của NSNN: 1. NSNN - công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NN. - Đây là vai trò lịch sử của NSNN được xác định trên cở sở bản chất kinh tế của NSNN, do sự hoạt động của NN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị , XH đòi hỏi phải có nguồn TC để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho cho các mục đích xác định. - Các nhu cầu chi tiêu của NN được thoả mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế. 5 - Khi sử dụng NSNN là công cụ huy động nguồn thu phải chú ý tới các vấn đề sau: + Mức động viên vào NSNN đối với các thành viên trong Xh thông qua thuế, phí, lệ phí phải hợp lý ( Phù hợp với tốc độ tăng trưởng của kinh tế, đảm bảo cho DN có đk tích tụ vốn để mở rộng SX). + Các công cụ ktế đc sử dụng để tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện các khoản chi của NN. + Tỷ lệ động viên của NSNN (tỷ suất thu) trên GDP. 2. Kích thích sự tăng trưởng kinh tế (vai trò điều tiết ktế). - NSNN cấp nguồn kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng, các ngành CN then chốt tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, kích thích tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội. - Hình thành các DNNN nhằm tạo thêm nguồn thu cho NSNN, chống độc quyền, giữ cho thị trường ổn định. - Hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khi cần thiết để ổn định SX. - Thông quan thuế và CS thuế thực hiện vai trò định hướng đầu tư, khuyến khích hoặc hạn chế SXKD. 3. Giải quyết các vấn đề xã hội ( vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội) - NSNN đóng vai trò quan trọng nhất: Chi cho giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình, thể thao, phát thanh, truyền hình, an ninh XH, trợ giá có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ, văn hoá, ổn định XH - Thông qua CS thuế để điều hoà thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, góp phần thực hiện công bằng XH. 4. Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống LP ( vai trò điều tiết về mặt thị trường). - NSNN có vai tò quan trọng trong thực hiện các CS về ổn định tiền tệ, giá cả, chống LP. Một chính sách NS thắt chặt hay nới lỏng có tác động mạnh mẽ tới cung, cầu XH và từ đó có tác động đến điều tiết thị trường. - Dự trữ quốc gia, qua các quỹ dự phòng có tác dụng bù đắp điều chỉnh kịp thời những bất ổn của kinh tế, thị trường khi xảy ra những biến động bất thường giúp phục hồi SX, bình ổn giá cả. ổn định thị trường 6 Câu 6: Trình bày các khái niệm thuế, phí, lệ phí? Đặc điểm của thuế? Các yếu tố cấu thành thuế? Phân biệt thuế và lệ phí? Trả lời: *Khái niệm: 1.Thuế: Có nhiều khái niệm Thuế là nguồn thu chủ yếu cảu NSNN, là khoản đóng góp bắt buộc do PL quy định đối với các cá thể nhân và pháp nhân nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu chi tiêu của NN. - Thuế là 1 hình thức phân phối thu nhập của NN để động viên một phần thu nhập của các TCKT và các cá nhân trong XH vào NSNN để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của NN. Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên mang tính bắt buộc gắn với quyền lực chính trị của NN bằng các sắc lệnh do NN ấn định. 2.Phí: - Là khoản thu mang tính chất bù đắp hay khoản nộp mang tính chất bắt buộc đối với các thể nhân hay pháp nhân do được hưởng 1 số lợi ích hay sử dụng 1 dịch vụ ( công cộng) nào đó do NN cung cấp. Phí mang tính quyền lực do các cơ quan hành pháp ban hành hoặc theo tập quán của địa phương ( viện phí, học phí, phí cầu phà, phí thuỷ lợi .). 3. Lệ phí: - Là khoản thu NSNN bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân nhằm 1 mặt vừa bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà nhà nước cung cấp cho các pháp nhân và thể nhân đồng thời vừa mang tính động viên NSNN ( lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ .) * Đặc điểm của thuế: Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. • Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. • Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất, .). • Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. • Bao quát được hầu hết tất cả các hoạt động SXKD, thu nhập và tiêu dùng * Các yếu tố cấu thành thuế: 1.Tên gọi: Nói nên đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó. 2. Đối tượng nộp thuế: Xác định rõ các tổ chức cá nhân nào phải khai báo nộp thuế. 3. Đối tượng tính thuế: Xác định sắc thuế tính trêm căn cứ nào. 4. Thuế suất: Là mức thuế được ấn định trên đối tượng tính thuế bằng phương pháp tính phù hợp, bao gồm: - Thuế suất cố định: Là con số tuyệt đối quy định cho đối tượng tính thuế. - Thuế suất tỷ lệ: Là tỷ lệ % trên đối tượng tính thuế. - Thuế suất luỹ tiến: Là " biến tướng" của thuế suất tỷ lệ mà số tỷ lệ tăng lên theo sự tăng lên của đối tượng tính thuế. Có 2 loại: • Thuế suất luỹ tiến toàn phần: Là loại thuế luỹ tiến áp dụng % tăng lên theo toàn bộ mức thu nhập tăng lên của đối tượng chịu thuế. • Thuế suất luỹ tiến từng phần: Thuế suất luỹ tiến từng phần gồm nhiều bậc áp dụng cho từng phần thu nhập khác nhau của đối tượng chịu thuế. 5. Đơn vị tính thuế: Đơn vị quy định để tính toán đối tượng tính thuế. 6. Giá tính thuế: Giá cả hàng hoá, dịch vụ . làm căn cứ tính thuế. 7. Chế độ miễn giảm thuế. 8. Thủ tục nộp thuế: những quy định về trách nhiệm, cách thức nộp thuế. Trong đó, thuế suất là yếu tô cơ bản nhất của 1 sắc thuế, nó thể hiện yêu cầu động viên của nhà nước đối với xã hội, thể hiện đường lối của Đảng và NN trong từng thời kỳ. * Phân biệt thuế, phí, lệ phí. 7 - Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. - Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. - Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau: + Về mặt pháp lý: Thuế mang tính chất pháp lý cao hơn, thuế là luật hoặc pháp lệnh do cơ quan lập pháp ( Quốc hội) ban hành, còn phí và lệ phí là các văn bản dưới luật do các cq hành pháp ban hành. + Tính hoàn trả trực tiếp: Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả gián tiếp thông qua các khoản trợ cấp xã hội và phúc lợi công cộng. Phí và lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp - chỉ khi có sử dụng hoặc hưởng lợi ích mới phải nộp phí, lệ phí. + xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng với nền kinh tế: • Thuế có 3 tác động lớn: - Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước - Điều chỉnh hoạt động sx kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế. - Đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội. Qua đó chúng ta thấy thuế có tác động lớn đến toàn bộ qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan +Xét về tên gọi và mục đích Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó.Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế. 8 Câu 7: Cân đối NSNN? Các nguyên tắc cân đối NSNN? Bội chi NSNN? Các biện pháp bù đắp bội chi NSNN? Bội chi NSNN ở Việt Nam hiện nay? Trả lời: * Cân đối NSNN - Cân đối NSNN là sự cân bằng giữa thu và chi NSNN, cân đối NSNN là 1 nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý NSNN. * Nguyên tắc cân đối NSNN: - NSNN được cân đối theo nguyên tắc: Tổng thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và giành 1 phần tích luỹ ngày càng cao cho chi đầu tư và phát triển. Vay bù đắp bội chi phải đảm bảo nguyên tắc không chi cho tiêu dùng chỉ sử dụng cho chi đầu tư và phát triển. Các ngành các cấp khi sủ dụng khoản vay này phải có kế hoạch thu hồi nguồn vốn vay và đảm bảo cân đối ngân sách để chủ động trả nợ khi đến hạn. - Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng chi không được vượt quá tổng thu. Trường hợp ngân sách cấp tỉnh có nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi NS cấp tỉnh đảm bảo mà vượt quá khả năng cân đối của NS cấp tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quy định của Thủ tướng CP theo từng công trình và phải cân đối NS tỉnh để chủ động trả nợ khi đến hạn. * Bội chi NSNN, - Khái niệm bội chi NSNN: Là số tiền chênh lệch giữa chi lớn hơn thu NSNN trong đó thu bao gồm từ thuế và các khoản không phải hoàn trả, không bao gồm các khoản vay. * Các biện pháp bù đắp bội chi. - Phát hành thêm tiền ( vay trực tiếp từ NHTW) +Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, không có trách nhiệm hoàn trả, phân bố lại nguồn vốn trong nền kinh tế, người có lợi là nhà nước. +Nhược điểm: Tăng giá, lạm phát. - Vay trong và ngoài nước: Biện pháp này được hầu hết các nước trên TG sử dụng. + Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt NSNN, rút bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, thu hút được các nguồn tài chính nhàn rỗi trong XH vào chương trình chi cho đầu tư và phát triển của NN, không gây lạm phát. + Nhược điểm: Có trách nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi vì vậy nguồn vốn cần phải quản lý và sử dụng có hiệu quả. Biện pháp vay chỉ có tác dụng tích cực khi sử dụng cho mục tiêu đầu tư và phát triển, không cho tiêu dùng. - Tăng thu, giảm chi: Đây là biện pháp cơ bản nhất mà chính phủ thương dùng để giảm hộ chi ngân sách .Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình chính phủ tính toán để tăng các khoản thu và cắt giảm chi tiêu.Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ tryền nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện thành công được bởi vì ở đây xả ra hai nghịch lí khó giải quyết. Một là: trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng GDP chưa lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế ,tức giảm động lực phát triển kinh tế. Hai là: khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xã hội .Chính vì thế vấn đề đặt ra là chính phủ phải tính toán phí tăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. * Bội chi NSNN ở Việt Nam hiện nay. - Năm 2009 mức bội chi NSNN ở Việt Nam là 87.300 tỷ đồng, bằng 4,82% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Năm 2010 mức bội chi ngân sách nhà Nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP. Mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp để bù đắp bội chi NSNN như sau: + Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. 9 + Chính phủ khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế đã được sửa đổi. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. + Thực hiện ráo riết hơn công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, giảm tối đa số thuế nợ đọng, chống thất thu thuế, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế. + Thực hiện nghiêm quy định Luật ngân sách nhà nước. Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên chi cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm tốt hơn khả năng thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi vượt dự toán. + Rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn NSNN cho các dự án, công trình không thuộc lĩnh vực NSNN đầu tư. 10 [...]... con người tài sản, trách nhiệm…… Thời hạn Dài hạn, trọn đời Có thời hạn xác định Thông thường là ngắn hạn (Phi nhân thọ) Câu 15: Khái niệm, chức năng, vai trò của thị trường tài chính Cấu trúc của thị trường tài chính? 1.Khái niệm TTTC: “Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất... vật tập trung của NN: được lập bằng hiện vật ( thóc, gạo, lương thực, thực phẩm, vàng, bạc, kim loại ) được hình thành và sử dụng theo quyết định của CP và các tổ chức NN khác - Quỹ dự trữ tài chính tập trung của NN: là khoản dự trữ bằng tiền ( ngoại tệ và nội tệ) Các quỹ dự trữ tài chính tập trung của NN bao gồm: • Quỹ dự trữ tài chính tập trung của quốc gia: bao gồm các quỹ dự trữ tài chính của chính. .. chất pháp lý : *)Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ *)Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạt động... được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty *)Trái phiếu: -Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được... của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông thường và là đồng sở hữu của công ty cổ phần +Cổ phiếu ưu đãi: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông Người nắm giữ cổ phiếu... bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn Để mua bán các khoản vốn này, người ta sử dụng các công cụ giao dịch nhất định 2.Chức năng của TTTC: *)Chức năng dẫn vốn từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tchính: - Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu... ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn - Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành - Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn... độngcác nguồn tài chính trong và ngoài nc góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu ptrktế-xh, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư - Vai trò thúc đẩy nâng cao hiêu quả sd nguồn tchính:Làm cho nguồn tchính vận động từ nơi kém hiệu quả đến nơi kd có hiệu quả (các nhà đtư dễ dàng chuyển hướng, lĩnh vực đtư) +Việc huy động và sd nguồn tài chính trên TTTCdiễn ra trên qhệ cung cầu.Khi sd bất kì nguồn tchính nào chủ... các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến chính sách lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận của DN Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, tahì... các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định 24 Câu 16: Thị trường tiền tệ là gì? Các công cụ của TTTT? Phân tích vai trò của TTTTvới việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW? 1.Khái niệm TTTT: TTTT là 1 bộ phận của TTTC, là nơi mua bán các món nợ ngắn hạn (kì hạn dưới 1 năm)hay là nơi cung ứng vốn ngắn hạn cho nền ktế 2.Các công cụ của . NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH DÂN CƯ VÀ TCXH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Thị trường tài chính: Đóng vai trò. theo sơ đồ sau: - Tài chính doanh nghiệp (còn gọi là tài chính của khu vực tài chính) + Là tụ điểm tích tụ và tập trung các nguồn lực tài chính gắn với khu