sử dụng máy tính pc làm oscilloscope thiết kế phần cứng
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BỘ MÔN VIỄN THÔNG VÀ TĐH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Cần Thơ, Tháng 02/ 2001
SỬ DỤNG MÁY TÍNH PC LÀM OSCILLOSCOPE THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN QUỐC BẢO Ths ĐOÀN HÒA MINH
MSSV : 1970561 Ths. LƯƠNG VINH QUỐC DANH
Lớp : Điện Tử K23
Đề tài :
Trang 2Lời cảm tạ
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục Lời nói đầu Phần I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I.Mục tiêu đề tài 2
II Giới hạn 2
III III.Phương hướng giải quyết 2
Phần II : LÝ THUYẾT CƠ SỞ 4
Chương I.Giao tiếp máy tính 5
I.Các vấn đề cơ bản về máy tính 5
II.Các phương pháp điều khiển vào ra 5
III.Phương pháp giao tiếp 6
Chương II.Giới thiệu về giao động ký điện tử 12
Chương III.Biến đổi tương tự – số 13
Chương IV.Giới thiệu cấu trúc phần cứng họ MSC51(8951) 16
I.Khảo sát sơ đồ chân 8951 và chức năng từng chân 16
II.Hoạt động Timer của 8951 18
Phần III.THIẾT KẾ PHẦN CỨNG 28
I.Tổng quát phần cứng của hệ thống 29
II.Bộ điều chỉnh biên độ tính hiệu 30
II.1.Sơ đồ khối 30
II.2.Nguyên tắc hoạt động 30
II.3.Sơ đồ nguyên lý 30
II.3.1.Tính chất OPAM TL082 31
II.3.2.Mạch khuếch đại đảo 31
III.Bộ biến đổi A/D 32
III.1.Sơ đồ khối 32
III.2.Nguyên tắc hoạt động 32
III.3.Sơ đồ nguyên lý 32
III.3.1.Giới thiệu chung về vi mạch ADC0844 33
III.3.2.Mạch đệm ngã vào 37
Trang 3IV.1.Sơ đồ khối 38
IV.2.Nguyên tắc hoạt động 39
IV.3.Sơ đồ nguyên lý 39
IV.4.Sơ đồ khối bộ đếm tần số 39
IV.5.Đoạn chương trình đếm tần số 43
V.Mạch đệm vào cổng máy tính 47
VI.Mạch nguồn cung cấp điện 47
VII.Sơ đồ mạch chi tiết 48
Phần IV.KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 49
I.Kết quả đạt được 49
II.Hạn chế 49
III.Hướng dẫn sử dụng 49
IV.Hướng phát triển đề tài 49
Tài liệu tham khảo 50
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới ở nhiều lãnh vực khác nhau đang diễn ra Đặc biệt sự phát triển như vũ bảo của khoa học máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực và quan trong trong các ngành Công nghệ thông tin và tự động hoá Nó giúp con người lưu trữ, xử lý thông tin, tính toán,điêu khiển … Hơn thế nữa nó có thể nối kết với nhau tạo thành một mạng máy tính toàn cầu để chia sẽ thông tin giữa các vùng trên thế giới Ngoài ra trong lĩnh vực đo lườngù nó dùng để đo các các đaị vật lý một cách chính xác thông qua việc giao tiếp của nó với ù thiết bị ngoại vi
Đề tài “ Sử dụng máy tính PC làm Oscilloscope” do thầy Đoàn Hòa Minh và thầy Lương Vinh Quốc Danh đưa ra nhằm sử dụng máy tính vào công việc đo lường
và sử dụng máy tính như một máy Oscilloscope thật phục vụ cho việc nghiên cứu , thí nghiệm , thực tập và trực tiếp hướng dẫn
Công việc chính phải thực hiện trong đề tài này là xây dựng một thiết bị ngoại
vi giao tiếp với máy tính thông qua cổng máy in(LPT) để hiển thị dạng sóng ,biên độ và tần số của tính hiệu bên ngoài cần khảo sát
Đề tài gồm hai phần :
- Thiết kế phần cứng do sinh viên Nguyền Quốc Bảo thực hiện
-Thiết kế phần mềm do sinh viên Võ Hữu Phước thực hiện
Luận văn tốt nghiệp :“ sử dụng máy tính PC làm Osilloscope -phần cứng” có nội dung sau:
- Phần 1: Giới thiệu đề tài
- Phần 2:Lý thiết cơ sở
- Phần 3:Thiết kế phần cứng
- Phần 4: Kết luận và hướng phát triển
Trong qúa trình thực hiện đề tài ,do thời gian hạn chế nên chúng em gặp rất nhiều khó khăn ,mặc dù có sự cố gắng ,nhưng chắc chắn không tránh thiếu sót Mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên
Cần Thơ, ngày tháng 02 năm 2002
Nguyễn Quốc Bảo
Trang 5
PHẦN I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trang 6I Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu kỹ thuật lập trình thời gian thực trên PC
- Tìm hiểu các chuẩn giao tiếp của cổng song song và phần cứng bên ngoài Từ đó thiết kế phần cứng giao tiếp với PC và viết chương trình trên PC để điều khiển phần cứng thực hiện các chức năng của Oscilloscope nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu trong nhà trường
II Giới hạn :
Do hạn chế về tốc độ biến đổi A/D của linh kiện, nên đề tài chỉ giới hạn xem được dạng sóng của tín hiệu cao nhất là 11KHz, đo biên độ và tần số của tín hiệu
III Phương hướng giải quyết :
Để thực hiện được các chức năng trên hệ thống được chia làm hai phần là phần cứng và phần mềm với các giải pháp giải quyết như sau:
1) Giải pháp phần cứng:
Phần cứng được xây dựng trên cơ sở giao tiếp qua LPT nên tốc độ truyền
dữ liệu cũng rất cao.Với việc giao tiếp với LPT nên việc lắp ráp phần cứng
cũng dễ dàng và thuận tiện.Phần cứng có khả năng biến đổi tín hiệu để xem
dạng sóng, đo biên độ và tần số, các chức năng chính của phần cứng bao gồm
ba phần :
- Bộ phận lấy tín hiệu cần khảo sát để khuếch đại hay hạn biên khi tín
này quá nhỏ hay quá lớn để mở rộng dải biên độ của tín hiệu khảo sát
- Bộ phận biến đổi A/D để đưa tín hiệu số vào cho máy tính xử lý
- Bộ phận xác định tần số của tín hiệu
2) Giải pháp phần mềm:
Phần mềm điều khiển Oscilloscope trên máy tính được thiết kế dựa trên phần cứng hệ thống và cấu trúc máy vi tính tương thích IBM-PC
Chương trình phần mềm thực hiện việc tạo giao diện với người dùng, giao tiếp với phần cứng để lấy mẫu tín hiệu và vẽ lại nó trên màm hình đồ hoạ của máy tính bằng các đoạn thẳng liên tiếp nhau Dạng sóng củ tín hiệu được vẽ lại liên tục bằng cách vẽ xóa và vẽ với tốc độ khoảng 25 hình/giây Ngoài ra chương trình phần mềm còn thực hiện việc điều khiển phần cứng để điều chỉnh biên độ tín hiệu ngỏ vào và hiển thị ra màm hình giá trị trị biên độ đỉnh đối đỉnh cũng như tần số của tín hiệu khi có yêu cầu
Với các chức năng trên thì chức năng quan trọng nhất là lấy mẫu tín hiệu, vì để khôi phục lại chính xác dạng sóng của tín hiệu thì tần số lấy mẫu cần phải cao (tần số lấy mẫu ít nhất phải cao hơn hai lần tần số của tín hiệu) và chính xác Đồng thời để tín hiệu vẽ lại trên máy tính không bị trôi dạt thì tần số lấy mẫu phải đồng bộ với tần số tín hiệu ngỏ vào Để thực hiện được điều này em viết một thủ tục phục vụ ngắt 08H của máy tính thực hiện việc lấy mẫu tín hiệu Ngắt này được gọi
Trang 7lấy đủ 400 mẫu thì chu kỳ được lập lại Tất nhiên tốc độ ngắt không được cao hơn tốc độ lấy mẫu tối đa của linh kiện biến đổi ADC Chức năng thứ hai là vẽ lại tín hiệu và thăm dò tín hiệu điều khiển từ người sử dụng, chức năng này được thức hiện bằng một vòng lập Tín hiệu điều khiển từ người dùng thông qua chuột và vị trí các nút trên giao diện
Trang 8PHẦN II:
LÝ THUYẾT CƠ SỞ
Trang 9CHƯƠNG I
GIAO TIẾP MÁY TÍNH
I _ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH:
Trải qua một thời gian dài từ phát minh đầu tiên ra máy tính cho đến nay, máy tính đã không ngừng nâng cao và phát triển qua nhiều thế hệ Tuy nhiên hầu hết máy tính đang phổ biến hiện nay đều có nguồn gốc xuất phát từ họ PC (Personal Computer) Đầu tiên là kiểu máy PCXT do hãng IBM chế tạo với bộ xử lý (CPU) 8088 của hãng Intel Đây là hệ thống xử lý dữ liệu 16 bit nhưng dùng bus dữ liệu 8 bit
Tiếp theo đó là máy AT ra đời với bộ xử lý 80286 có tính năng hơn hẳn chip
8088 của máy PC XT Nó có khả năng tạo ra bộ nhớ ảo, đa nhiệm vụ, tốc độ nhanh, độ tin cậy cao và dùng bus dữ liệu 16 bit Đa nhiệm (Multitasking) là khả năng thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ:
Công việc này thực hiện được nhờ hoán chuyển nhanh theo sự theo dõi của
CPU đến các chương trình mà nó đang nắm quyền điều khiển Việc này được thực hiện ngay bên trong CPU cộng với một vài giúp đỡ của hệ điều hành.Bộ nhớ ảo (Virtull Memory) cho phép máy tính làm việc với một bộ nhớ dường như lớn hơn nhiều so với bộ nhớ vật lý hiện có: Công việc này thực hiện được nhờ một phần mềm và sự thiết kế phần cứng cực kỳ tinh xảo
Ngày nay các máy AT 386, 486, Pentium dùng chip CPU lần lượt là 80386,
80486, P5 là kết quả của trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại Chương trình một bộ nhớ lớn hơn tổ tiên là : 8088 hay 80286 cùng với nhiều chức năng mới, thêm nữa là tốc độ vi xử lý không ngừng được nâng cao độ rộng của data bus cũng mở rộng lên 32bit rồi 64 bit với Pentium
II _ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN VÀO RA:
1 Vào ra điều khiển bằng chương trình :
Thiết bị ngoai vi điều ghép với Bus hệ thống vi xử lý thông qua các phần thích ứng về công nghệ chế tạo và logic Thích ứng về công nghệ chế tạo là điều chỉnh mức công nghệ sản xuất thiết bị ngoại vi và công nghệ sản xuất của mạch trong hệ vi xử lý Thích ứng về Logic là nhiệm vụ tạo tín hiệu điều khiển ngoại vi tín hiệu trên bus hệ thống
Trong hệ vi xử lý một vùng nhớ dùng làm nơi chứa địa chỉ cổng vào ra và CPU xuất hoặc nhập dữ liệu từ các cổng vào ra này các lệnh xuất nhập In/Out Lúc này cổng vào ra được xem như thanh ghi ngoài, chúng được viết vào hoặc đọc ra như ô nhớ Ram qua hai lệnh trên Để phân biệt hướng xuất hoặc nhập dữ liệu từ
cổng vào ra CPU phát ra tín hiệu điều khiển đọc hoặc viết Để phân biệt vùng nhớ với thiết bị vào ra CPU phát ra tín hiệu điều khiển IO/M Khi có các lệnh này thì các lệnh In/Out mới có tác dụng
Trang 10Ngoài các lệnh qui chiếu bộ nhớ, cũng như khả năng trao đổi dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và hệ vi xử lý Lúc đó vào ra được gán như một địa chỉ ô nhớ của bộ nhớ Các thanh ghi liên quan tới cổng vào ra được xem như ngăn nhớ Khi bộ vi xử lý gọi địa chỉ và xung điều khiển đọc hay viết bộ nhớ không cần xác định nơi gởi là bộ nhớ hay thiết bị vào ra Nó chỉ hỏi nơi gởi dữ liệu vào trong khoảng thời gian cho phép Bộ logic bên ngoài sẽ giải mã địa chỉ kết hợp với xung MR, MW, để chọn thiết bị mà không phân biệt ngăn nhớ hay thiết bị vào ra
2 Vào ra điều khiển bằng ngắt:
kiểm tra trạng thái của thiết bị ngoại vi đến khi sẵn sàng, đó là sự lãng phí thời gian của CPU và chương trình dài và phức tạp Khi bộ vi xử lý có nhiều thiết bị ngoại vi CPU không đáp ứng yêu cầu của chúng Có thể đáp ứng yêu cầu ngoại vi nhanh chóng và không theo trình tự như định trước nhờ cơ cấu ngắt CPU
Nhờ tính chất đáp ứng tức thời của vi xử lý khi có yêu cầu ngắt từ thiết bị ngoại vi do đó các ngắt thường được dùng ở những trường hợp yêu cầu đap ứng nhanh, thời gian trả lời ngắn, thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào Khi đó CPU phải chuyển đến chương trình con, yêu cầu ngắt ở cuối bất kỳ lệnh nào trong chương trình chính Các chương trình con phục vụ ngắt có thể lưu trữ nội dung các thanh ghi và khôi phục lại khi thực hiện xong chương trình phục vụ ngắt và trước khi trở lại chương trình chính
Giao tiếp với maý tính là trao đổi dữ kiện giữa một máy tính với một hay nhiều thiết bị ngoại vi
Theo tiêu chuẩn sản xuất, máy tính giao tiếp với người sử dụng bằng hai thiết bị:
- Bàn phím để nhập dữ liệu
- Màn hình để hiển thị
Ngoài ra nhà sản xuất cho ta nhiều cách giao tiếp khác thông qua các port như là các ngõ giao tiếp:
- Giao tiếp qua port com (nối tiếp)
- Giao tiếp qua port Parallel(song song)
Tùy theo trường hợp ứng dụng cụ thể mà chọn cách giao tiếp thích hợp
III _ PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
1 Giao tiếp với máy tính thông qua slot card:
Bên trong máy tính, ngoài những khe cắm dùng cho card vào - ra, card màn hình, vẫn còn những rãnh cắm để trống Để giao tiếp với máy tính, ta có thể thiết kế card mở rộng để gắn vào khe cắm mở rộng này Ở máy tính PC/XT rãnh cắm
Trang 11chỉ có 1 loại với độ rộng 8 bit và tuân theo tiêu chuẩn ISA (Industry Standard Architecture) Rãnh cắm theo tiêu chuẩn IS có 62 đường tín hiệu, qua các đường tín hiệu này máy tính có thể giao tiếp dễ dàng với thiết bị bên ngoài thông qua card mở rộng
Trên rãnh cắm mở rộng, ngoài 20 đường địa chỉ, 8 đường dữ liệu, còn có một số đường điều khiển như: RESET, IOR, IOW, AEN, CLK, Do đó card giao tiếp với máy tính qua slot card đơn giản, số bit có thể tăng dễ dàng, giảm được nhiều linh kiện, tốc độ truyền dữ liệu nhanh (truyền song song) Tuy nhiên, do khe cắm nằm bên trong máy tính nên khi muốn gắn card giao tiếp vào thì phải mở nắp ra, điều này gây bất tiện cho người sử dụng
2 Giao tiếp qua Serial Port (Port COM) :
IBM PC cung cấp 2 cổng nối tiếp: COM1 và COM2 Các cổng này giao tiếp theo tiêu chuẩn RS232 Chúng có thể được nối với một Modem để dùng cho mạng điện thoại, hay nối trực tiếp với một máy tính khác Dữ liệu được truyền qua cổng này theo cách nối tiếp, nghĩa là dữ liệu được gởi đi nối tiếp nhau trên 1 đường dây
Do các dữ liệu được truyền đi từng bit một nên tốc độ truyền chậm, các tốc độ truyền có thể là 300, 600, 1200, 2400, 4800bps, 9600bps, chiều dài dữ liệu có thể là 5, 6, 7 hoặc 8 bit và kết hợp với các bit Start, Stop, Parity tạo thành một khung (frame) Ngoài ra cổng này còn có các điều khiển thu (Receive), phát (Trans), kiểm tra Cách giao tiếp này cho phép khoảng cách truyền dữ liệu xa, tuy nhiên tốc độ truyền rất chậm tốc độ tối đa là 20kbps
3 Giao tiếp qua cổng PRINT (Cổng máy in):
IBM PC cho phép sử dụng đến 3 cổng song song có tên là LP1, LP2 và LP3 Kiểu giao tiếp song song được dùng để truyền dữ liệu giữa máy tính và máy in Khác với cách giao tiếp qua Port Com, ở cách giao tiếp này dữ liệu được truyền song song cùng một lúc 8 bit Vì thế nó có thể đạt tốc độ cao Connector của Port này có 25 chân bao gồm 8 chân dữ liệu và các đường tín hiệu bắt tay (Handshaking ) Tất cả các đường Data và tín hiệu điều khiển đều ở mức logic hoàn toàn tương thích với mức TTL Hơn nữa, người lập trình có thể điều khiển cho phép hoặc không cho phép các tín hiệu tạo Interrupt từ ngõ vào nên việc giao tiếp đơn giản và dễ dàng Tuy nhiên, giao tiếp với mức logic TTL nên khoảng cách truyền bị hạn chế so với cách truyền qua Port Com, đồng thời cáp truyền cũng
phức tạp hơn Đó là nhược điểm của cách giao tiếp này
3.1.Mô tả cổng máy in:
Cổng máy in có tất cả 17 đường dẫn bao gồm 12 đường dẫn ra và 5 đường dẫn vào Các đường dữ liệu từ D0 - D7 là những đường dẫn một chiều và là đường dẫn ra Các đường tín hiệu vào ra có chốt
-
Trang 12Hình 2.1.Cổng máy in
-Các đường dẫn tín hiệu được mô tả như sau:
+Chân số 1(STROBE):Chân ra, khi máy tính đưa tín hiệu này ra thì nó báo cho máy in đọc dữ liệu vào để in.Xung tác động ở mức thấp
+Chân 2 - 9 (DATA): các chân ra dữ liệu của máy tính
+Chân 10 ( ACK) : chân vào để báo cho máy tính biết là dữ liệu đã nhận được và yêu cầøu máy tính gởi dữ liệu tiếp theo
+Chân 11 (BUSY) : chân vào để báo cho máy tính biết là máy in đang bận không thể nhận tiếp dữ liệu từ máy tính gởi ra Chân này tác động ở mức cao +Chân 12 (PE) :chân vào để báo cho máy tính biết là máy in hết giấy Chân này tác động ở mức cao
+Chân 13 (SLCT): chân vào để báo máy tính đang ở trạng thái lựa chọn.Chân này tác động ở mức cao
+Chân 14 (AUTOFEED) :chân ra tác động ở mức thấp.Khi tác động thì máy tự động dịch thêm một dòng sau khi in
+Chân 15 (ERROR) : chân vào tác động mức thấp để báo máy in đang bị lỗi +Chân 16 (INIT) : chân ra tác động mức thấp để đặt lại máy in
+Chân 17 ( SLCTIN) : chân ra tác động mức thấp để báo máy in đưa dữ liệu vào
+Chân 18 - 25 (GND): là chân nối mass
Trong 17 đường dẫn tín hiệu thì có 5 vào, vì vậy việc bắt tay giữa máy tính và máy
in được thực hiện chẳng hạn như khi máy in không còn đủ chổ trống trong bộ nhớ thì nó đưa đến máy tính một trạng thái (BUSY =1) tức là báo máy in đang bận không nên gởi dữ liệu ra nữa
3.2/Sự trao đổi với các đường dẫn tín hiệu:
Trang 13D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0
a/Thanh ghi döõ lieôu (Dataregister) D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0
Direction b/ Thanh ghi ñieău khieơn (Controlregister)
D7 D6 D5 D4 D3 0 0 0
Error (chađn 15) SLCT(chađn 13) PE(chađn 12) ACK(chađn 10) Busy(chađn 11)
c/ Thanh ghi tráng thaùi (Statusregister) Hình 2.2 : Thanh ghi coơng maùy in cụa maùy tính PC
Caùc ñöôøng daên tín hieôu cụa coơng maùy in ñöôïc saĩp xeâp thaønh 3 thanh ghi:thanh ghi döõ lieôu, thanh ghi tráng thaùi vaø thanh ghi ñieău khieơn Thođng qua 3 thanh ghi naøy cho pheùp trao ñoơi thođng tin giöõa mođi tröôøng ngoaøi vaø boô nhôù maùy tính
- Ñòa chư thanh ghi döõ lieôu vôùi ñòa chư cô bạn cụa coơng maùy in 378h
- Ñòa chư thanh ghi tráng thaùi laø 379h
- Ñòa chư thanh ghi ñieău khieơn laø 37Ah
Muoân truy xuaât döõ lieôu qua coơng maùy in thì ta phại bieẫt ñöôïc ñòa chư cô bạn cụa caùc thanh ghi döõ lieôu gói laø ñòa chư cô bạn cụa coơng maùy in
Ñòa chư cô bạn cụa coơng maùy in LPT1 laø 378h ñòa chư cô bạn cụa coơng maùy in
Chađn 2 -9
Chađn 1 Chađn 14 Chađn 16 Chađn 17
Trang 143.3.Chuẩn giao diện song song qua IEEE 1284 LPT:
Chuẩn này qui định giao diện song song giữa máy tính PC và thiết bị ngoại
vi về các vấn đề sau:
- Năm chế độ truyền dữ liệu
- Phương pháp nhận biết và thoả thuận chế độ truyền
- Giao diện vật lý
- Giao diện điện
Chuẩn IEEE qui định 5 chế độ truyền tuỳ theo hướng vào ,ra hoặc hai chiều : -Chỉ truyền ra :hay còn gọi là chế độ tương thích “Centronics”.Đây là chế độ giao tiếp song song cơ bản
-Chỉ truyền vào :ở trạng thái này có thể truyền một trong hai chế độ :
+Chế độ Nibble:Chế độ này truyền song song 4 bit bằng các đường tín hiệu trạng thái
+Chế độ Byte:Chế độ này truyền song song 8 bit qua đường dữ liệu Giao diện song song của chế độ này còn được gọi là cổng hai chiều
-Truyền hai chiều :Bao gồm hai chế độ là EPP(Enhanced Parallel Port) và ECP(Extended Capability Port)
+Chế độ EPP còn được gọi là cổng song song cải tiến ,được các thiết bị khác máy in sử dụng
+Chế độ ECP còn được gọi là cổng có khả năng mở rộng ,được các máy in và máy quét thế hệ mới sử dụng
Trang 15
Sơ đồ khối của một Oscilloscope thông dụng như sau :
Kênh Y
Y
Y B1
Đồng bộ trong
B2
X B3
X
Tín hiệu Y được đưa vào qua bộ phân áp vào đến bộ khuếch đại Y (KĐY) và được đưa thẳng vào hai bản cực Y(trường hợp nếu tính hiệu đủ lớn thì không cần qua bộ khuếch đại nữa )
Tín hiệu từ bộ KĐY được đưa qua mạch đồng bộ ĐB để kích thích máy phát răng cưa (máy phát quét ) sau đố qua KĐX đưa vào bản cực X
Mặt khác có thể đưa trực tiếp tín hiệu X vào bộ KĐX nối vào bản cực X qua công tắc B3
Máy phát răng cưa
Mạch ĐB1
Trang 16Trương hợp muốn sử dụng đồngbộ ngoài qua B2 tín hiệu đưa thẳng vào mạch đồng bộ để kích thích cho máy phát quét làm việc
Theo nguyên lý làm việc ta có thể phân thành các loại dao động ký điện tử sau:
1.Dao động ký có chức năng thông dụng là loại dao động ký phổ biến nhất và thường được sử dụng để khảo sát các quá trình có tần số thấp ,các tín hiệu xung để kiểm tra các thiết bị điện tử Dải tần số của các loại dao động ký này đến
100MHz,dải điện áp từ vài milivôn đến hàng trăm vôn
2.Dao động ký vạn năng là loại dao động ký có nhiều ứng dụng bằng cách có thể thay thế nhiều mảng khác nhau tùy thuộc vào chức năng mà ta muốn sử dụng Loại dao động ký này được sử dụng để khảo sát các tín hiệu đa hài cũng như tín hiệu xung vuông.Dải tín hiệu cũng có thể đạt đến hàng trăm MHz.Dải điện áp từ hàng chục micrôvôn đến hàng trăm vôn
3.Dao động ký tốc độ nhanh là loại dao động ký đẻ quan sát và ghi lại các tín hiệu xung ngắn ,các tín hiệu quá độ ,các xung hay tín hiệu tuần hoàn có tần số cao Dải tần số có thể lên đến hàng chục GHz.Ở laọi dao động này người ta sử dụng loại ống tia điện tử có màn huỳnh quang sóng với hệ thống hội tụ từ trường 4.Dao động ký lấy mẫu là loại dao đọng ký dùng để ghi lại những tín hiệu tuần hoàn trong dải tần số rộng đến vài GHz Dải điện áp tử mV đến vài vôn có thể ghi một hai tín hiệu cần khảo sát
5.Dao động ký nhớ là loại dao động ký đẻ khảo sát các loại tín hiệu tức thời ,tuần hoàn chậm ,hay tín hiệu ngắn ,tín hiệu quá độ ….Dải tần số có thể đến
150MHz.Dải tín hiệu từ hàng chục mV đến hàng trăm vôn.Có thể ghi hai tín hiệu cùng một lúc
6.Dao động ký đặc trưng là loại dao động ký để khảo sát các tín hiệu vô tuyến truyền hình Nó cài đặt bộ di pha cho phép khảo sát bất kỳ đoạn nào của tín hiệu truyền hình với độ ổn định theo thời gian cao
7.Dao động ký số là loại dao động ký có nhớ số Nguyên lý làm việc dựa trên việc số hóa tín hiệu khảo sát nhờ bộ chuyển đổi A/D.Các mẩu được ghi vào bộ nhớ ,sau đó được biến trở lại thành tương tự cho các mục đích hiện hình
8.Dao động ký có cài đặt uP là loại dao động ký số “thông minh” mọi chức năng của dao động ký đều do uP điều khiển Nhờ có uP mà có thể tự động chọn thang đo ,tự động tính giá tri khoảng thời gian và khoảng điện áp
Các loại ống phóng tia điện tử hiện đại có thể quan sát được tín hiệu không
bị méo với dải tần từ hàng trăm đến hàng nghìn MHz Vì vậy dải tần của dao động ký được xác định chủ yếu là do đặc tính tần của bộ khuéch đại ở đầu vào Nếu ta chọn khuếch đại có đặc tính biên tần không đúng thì khi khảo sát các tín hiệu xung hay tuần hoàn không phải hình sin sẽ bị meó Khi khảo sát các xung nhanh ,tức là đặc tính phổ của nó chứa rất nhiều sóng đa hài thì dao động ký đòi hỏi phải có dải tần lớn nhất
Trang 17
CHƯƠNG III
BIẾN ĐỔI TƯƠNG TỰ – SỐ
Biến đổi tương tự – số (analog – digital) là thành phần cần thiết trong việc xử lý thông tin và các cách điều khiển sử dụng phương pháp số Tín hiệu thực ở Analog Một hệ thống tiếp nhận dữ liệu phải có các bộ phận giao tiếp Analog – Digital (A/D)
Các bộ chuyển đổi tương tự số, viết tắt là ADC thực hiện hai chức năng cơ bản là lượng tử hóa và mã hóa Lượng tử hóa là gán cho những mã nhị phân cho từng giá trị rời rạc sinh ra trong quá trình lượng tử hóa
1 Quan hệ In – Out:
Biến đổi AD có tính chất tỉ lệ Tín hiệu vào Analog được biến đổi thành một phân số X bằng cách so sánh với tín hiệu tham chiếu Vref Đầu ra của bộ ADC là mã của phân số này Bất kỳ một sai số tín hiệu Vref nào cũng sẽ dẫn đến sai số
mức ra, vì vậy người ta cố gắn giữ cho Vref càng ổn định càng tốt
Vref
Vin Digital output
Hình 2.1 Quan hệ vào ra các khối ADC
Nếu bộ ADC xuất mã ra gồm n bit thì số mức ra rời rạc là 2n Đối quan hệ tuyến tính, tần vào được lượng tử hóa theo đúng mức này Mỗi mức như vậy là một tín hiệu Analog được phân biệt với hai mã kế tiếp nhau, nó chính là kích thước của LSB (Least Significant Bit)
FS
Q=LSB=
2N
Trong đó : Q : Lượng tử
LSB : bit có trọng số thấp nhất
FS : giá trị toàn thang
ADC
Trang 18Tất cả các giá trị Analog của lượng tử Q được biểu diễn bởi mã số, mà mã này tương ứng với giá trị trung bình của lượng tử (có thể hiểu là giữa khoảng LSB)
gọi là mức ngưỡng Các giá trị Analog nằm trong khoảng từ mức ngưỡng sai biệt đi
± ½ LSB vẫn được thể hiện bằng cùng một mãù, đó là sai số lượng tử hóa Sai số này có thể sẽ giảm đi bằng cách tăng số bit trong mã ra bộ ADC
2 – Độ phân giải:
Là giá trị biến đổi nhỏ nhất của tín hiệu vào ra được yêu cầu để thay đổi mã lên một mức Độ phân giải được đưa ra với giả thiết lý tưởng
Tùy theo công nghệ chế tạo mà bộ ADC có đầu vào đơn cực hay lưỡng cực,
đa số nằm trong khoảng 0…5V hoặc 0…10V đối với đơn cực và -5…+5V hoặc –10V…+10V đối với ADC lưỡng cực Tín hiệu vào cần phù hợp với tầm vào xác định cho từng bộ ADC Nếu đầu vào không hết thang sẽ tạo mã vô dụng ở đầu ra Vấn đề này được giải quyết bằng cách chọn tầm đầu vào bộ ADC sau đó chỉnh độ lợi thích hợp cho đầu vào của nguồn Analog
Khi sử dụng bộ ADC đơn cực mà có tín hiệu vào là lưỡng cực trong khoảng
±Vpp thì ta cần phải cộng điện áp vào Vi với một điện áp nền bằng +Vpp, khi đó
ta sẽ có Vi nằm trong khoảng 0 +2Vpp; tín hiệu này sẽ được đưa tới đầu vào bộ ADC Nếu sử dụng ADC lưỡng cực thì không cần cộng tín hiệu và đầu ra ta sẽ nhận được mã lưỡng cực
5 – Đầu ra bộ ADC:
Trang 19Đa số các ADC có đầu ra 8 Bits, 16 Bits … dù vậy cũng có loại 3½ Digit, mã BCD, 10 Bits, 14 Bits Đầu các bộ ADC thường là mã nhị phân tự nhiên hoặc có dấu ADC dùng cho máy đo chỉ thị số đa dụng thường là mã BCD
5 – Tín hiệu tham chiếu Vr:
Vi+ (EOC) End of Convertion
Vi - OE (Output Enable)
Vr
Clock
Các ngõ vào, ra chính của bộ ADC
Hình vẽ cho thấy đầu vào và đầu ra của bộ ADC Mọi ADC đều yêu cầu có tín hiệu Vr Bất kỳ một sai số nào trên Vr đều gây ra lỗi độ lợi ở đặc tính của AD
Vì vậy Vr là tín hiệu đảm bảo độ chính xác và ổn định của bộ AD Dùng IC ổn áp có thể thỏa mãn điều này
7 – Tín hiệu điều khiển:
Mọi bộ ADC đều có tính xung Clock và tín hiệu điều khiển để hoạt động
Thiết bị ngoài giao tiếp với ADC sẽ khởi động quá trình AD bằng cách phát một
xung Start vào đầu vào Start của ADC, ADC sẽ nhận biết cạnh lên của xung Start
và ngay sau đó nó sẽ kéo đường EOC (End of Conversion) xuống thấp (không tích
cực) Lúc này ADC đang thực hiện quá trình biến đổi, tương ứng với mỗi xung
Clock đưa vào ADC sẽ thực hiện được một bước biến đổi, sau một bước nhất định
tùy theo bộ ADC, thì quá trình biến đổi hoàn thành Khi biến đổi xong, AD sẽ nâng đường EOC lên mức cao, tín hiệu này có thể dùng để kích một ngắt cứng của máy
tính (nếu dùng giao tiếp với máy tính) Để đọc được dữ liệu đầu ra của bộ ADC thì
phải nâng đường OE (Output Enable) của ADC lên mức cao, sau khi đọc xong thì
lại trả đường này về mức thấp
8.Các kỹ thuật ADC:
- ADC có Vr dạng nấc thang
- ADC thăng bằng liên tục
- Phương pháp biến đổi ADC hàm dốc tuyến tính
- ADC xấp xỉ liên tiếp
- ADC tích phân hai độ dốc
- ADC dùng biến đổi V-F(điện áp –tần số )
ADC
Trang 20CHƯƠNG IV
GIỚI THIỆU CẤU TRÚC PHẦN CỨNG HỌ
MSC-51 (8951)
Đặc điểm và chức năng hoạt động của các IC họ MSC-51 hoàn toàn tương tự
như nhau Ở đây giới thiệu IC 8951 là một họ IC vi điều khiển do hãng Intel của
Mỹ sản xuất Chúng có các đặc điểm chung như sau:
Các đặc điểm của 8951 được tóm tắt như sau:
z 4 KB EPROM bên trong
• 4 Port xuất /nhập I/O 8 bit
• Giao tiếp nối tiếp
• 64 KB vùng nhớ mã ngoài
• 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoại
• Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn)
• 210 vị trí nhớ có thể định vị bit
• 4μs cho hoạt động nhân hoặc chia
I Khảo sát sơ đồ chân 8951 và chức năng từng chân:
I.1 Sơ đồ chân 8951:
Sơ đồ chân IC 8951
I.2 Chức năng các chân của 8951
8951 có tất cả 40 chân có chức năng như các đường xuất nhập Trong đó có
24 chân có tác dụng kép (có nghĩa là 1 chân có 2 chức năng), mỗi đường có thể
hoạt động như đường xuất nhập hoặc như đường điều khiển hoặc là thành phần của
U2
AT89C51
9 18
19 29
30 31
1 2 3 4 5 6 7 8
21 22 23 24 25 26 27 28 10 11 12 13 14 15 16 17
39 38 37 36 35 34 33 32
RST XTAL2
ALE/PROG EA/VPP
P1.0 P1.1 P1.2 P1.3 P1.4 P1.5 P1.6 P1.7
P2.0/A8 P2.1/A9 P2.2/A10 P2.3/A11 P2.4/A12 P2.5/A13 P2.6/A14 P2.7/A15 P3.0/RXD P3.1/TXD P3.2/INTO P3.3/INT1 P3.4/TO P3.5/T1 P3.6/WR P3.7/RD
P0.0/AD0 P0.1/AD1 P0.2/AD2 P0.3/AD3 P0.4/AD4 P0.5/AD5 P0.6/AD6 P0.7/AD7
Trang 21a.Các Port:
Port 0:
Port 0 là port có 2 chức năng ở các chân 32 - 39 của 8951 Trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường I/O Đối với các thiết kế cỡ lớn có bộ nhớ mở rộng, nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu
Port 1:
Port 1 là port I/O trên các chân 1-8 Các chân được ký hiệu P1.0, P1.1, p1.2, p1.7 có thể dùng cho giao tiếp với các thiết bị ngoài nếu cần Port 1 không có chức năng khác, vì vậy chúng chỉ được dùng cho giao tiếp với các thiết bị bên ngoài
Port 2:
Port 2 là 1 port có tác dụng kép trên các chân 21- 28 được dùng như các đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng
Port 3:
Port 3 là port có tác dụng kép trên các chân 10-17 Các chân của port này có nhiều chức năng, các công dụng chuyển đổi có liên hệ với các đặc tính đặc biệt của 8951 như ở bảng sau:
Bit Tên Chức năng chuyển đổi
P3.0 RXT Ngõ vào dữ liệu nối tiếp
P3.1 TXD Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp
P3.2 INT0\ Ngõ vào ngắt cứng thứ 0
P3.3 INT1\ Ngõ vào ngắt cứng thứ 1
P3.4 T0 Ngõ vào củaTIMER/COUNTER thứ 0
P3.5 T1 Ngõ vào củaTIMER/COUNTER thứ 1
P3.6 WR\ Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài
P3.7 RD\ Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài
b.Các ngõ tín hiệu điều khiển:
Ngõ tín hiệu PSEN (Program store enable):
PSEN là tín hiệu ngõ ra ở chân 29 có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng thường được nối đến chân OE\ (output enable) của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh
PSEN ở mức thấp trong thời gian Microcontroller 8951 lấy lệnh Các mã lệnh của chương trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 8951 để giải mã lệnh Khi 8951 thi hành chương trình trong EPROM nội PSEN sẽ ở mức logic 1
Trang 22Khi 8951 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, port 0 có chức năng là bus địa chỉ và bus dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt
Tín hiệu ra ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động
Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể được dùng làm tín hiệu clock cho các phần khác của hệ thống Chân ALE được dùng làm ngõ vào xung lập trình cho EPROM trong 8951
Ngõ tín hiệu EA\(External Access):
Tín hiệu vào EA\ ở chân 31 thường được mắc lên mức 1 hoặc mức 0 Nếu ở mức 1,
8951 thi hành chương trình từ EPROM nội trong khoảng địa chỉ thấp 4 Kbyte Nếu
ở mức 0, 8951 sẽ thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng Chân EA\ được lấy làm chân cấp nguồn 12V khi lập trình cho Eprom trong 8951
Ngõ tín hiệu RST (Reset) :
Ngõ vào RST ở chân 9 là ngõ vào Reset của 8951 Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên cao ít nhất là 2 chu kỳ máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống Khi cấp điện mạch tự động Reset
Các ngõ vào bộ dao động X1,X2:
Bộ dao động được được tích hợp bên trong 8951, khi sử dụng 8951 người thiết kế chỉ cần kết nối thêm thạch anh và các tụ như hình vẽ trong sơ đồ Tần số thạch anh thường sử dụng cho 8951 là 12Mhz
Chân 40 (Vcc) được nối lên nguồn 5V
II Hoạt Động Timer Của 8951:
1 Giới Thiệu:
nhận tín hiệu vào là một nguồn xung clock, xung clock được đưa vào Flip Flop thứ nhất là xung clock của Flip Flop thứ hai mà nó cũng chia tần số clock này cho 2 và cứ tiếp tục
- Vì mỗi tầng kế tiếp chia cho 2, nên Timer n tầng phải chia tần số clock ngõ vào cho 2n Ngõ ra của tầng cuối cùng là clock của Flip Flop tràn Timer hoặc cờ mà nó kiểm tra bởi phần mềm hoặc sinh ra ngắt Giá trị nhị phân trong các FF của bộ Timer có thể được nghỉ như đếm xung clock hoặc các sự kiện quan trọng bởi vì Timer được khởi động Ví dụ Timer 16 bit có thể đếm đến từ FFFFH sang 0000H
Trang 23- Hoạt động của Timer đơn giản 3 bit được minh họa như sau:
Hình 1.9 : Biểu Đồ Thời Gian
- Trong hình trên mỗi tầng là một FF loại D phủ định tác động cạnh xuống được
hoạt động ở mode chia cho 2 (ngõ ra Q\ được nối vào D) FF cờ là một bộ chốt đơn giản loại D được set bởi tầng cuối cùng trong Timer Trong biểu đồ thời gian, tầng đầu đổi trạng thái ở ½ tần số clock, tầng thứ hai đổi trạng thái ở tần số ¼ tần số clock … Số đếm được biết ở dạng thập phân và được kiểm tra lại dễ dàng bởi việc kiểm tra các tầng của 3 FF Ví dụ số đếm “4” xuất hiện khi Q2=1, Q1=0, Q0=0 (410=1002)
- Các Timer được ứng dụng thực tế cho các hoạt động định hướng 8951 có 2 bộ Timer 16 bit, mỗi Timer có 4 mode hoạt động Các Timer dùng để đếm giờ, đếm các sự kiện cần thiết và sự sinh ra tốc độ của tốc độ Baud bởi sự gắn liền Port nối tiếp
- Mỗi sự định thời là một Timer 16 bit, do đó tầng cuối cùng là tầng thứ 16 sẽ chia tần số clock vào cho 216 = 65.536
- Trong các ứng dụng định thời, 1 Timer được lập trình để tràn ở một khoảng thời gian đều đặn và được set cờ tràn Timer Cờ được dùng để đồng bộ chương trình để thực hiện một hoạt động như việc đưa tới 1 tầng các ngõ vào hoặc gởi dữ
Trang 24liệu đếm ngõ ra Các ứng dụng khác có sử dụng việc ghi giờ đều đều củaTimer để
đo thời gian đã trôi qua hai trạng thái (ví dụ đo độ rộng xung).Việc đếm một sự kiện được dùng để xác định số lần xuất hiện của sự kiện đó, tức thời gian trôi qua giữa các sự kiện
- Các Timer của 8951 được truy xuất bởi việc dùng 6 thanh ghi chức năng đặc biệt như sau:
2 Thanh ghi mode timer tmod (TIMER MODE REGITER):
- Thanh ghi mode gồm hai nhóm 4 bit là: 4 bit thấp đặt mode hoạt động cho Timer 0 và 4 bit cao đặt mode hoạt động cho Timer 1 8 bit của thanh ghi TMOD được tóm tắt như sau:
Trang 25Bit Name Timer Description
7 GATE 1 Khi GATE = 1, Timer chỉ làm việc khi INT1=1
6 C/T 1 Bit cho đếm sự kiện hay ghi giờ
C/T = 1 : Đếm sự kiện C/T = 0 : Ghi giờ đều đặn
5 M1 1 Bit chọn mode của Timer 1
4 M0 1 Bit chọn mode của Timer 1
3 GATE 0 Bit cổng của Timer 0
2 C/T 0 Bit chọn Counter/Timer của Timer 0
1 M1 0 Bit chọn mode của Timer 0
0 M0 0 Bit chọn mode của Timer 0
Hai bit M0 và M1 của TMOD để chọn mode cho Timer 0 hoặc Timer 1
0 0 0 Mode Timer 13 bit (mode 8048)
0 1 1 Mode Timer 16 bit
1 0 2 Mode tự động nạp 8 bit
1 1 3 Mode Timer tách ra :
Timer 0 : TL0 là Timer 8 bit được điều khiển bởi các bit của Timer 0 TH0 tương tự nhưng được điều khiển bởi các bit của mode Timer 1
Timer 1 : Được ngừng lại
- TMOD không có bit định vị, nó thường được LOAD một lần bởi phần mềm
ở đầu chương trình để khởi động mode Timer Sau đó sự định giờ có thể dừng lại,
Trang 26được khởi động lại như thế bởi sự truy xuất các thanh ghi chức năng đặc biệt của Timer khác
3 Thanh ghi điều khiển timer tcon (TIMER CONTROL REGISTER) :
- Thanh ghi điều khiển bao gồm các bit trạng thái và các bit điều khiển bởi Timer 0 và Timer 1 Thanh ghi TCON có bit định vị Hoạt động của từng bit được tóm tắt như sau:
Bit Symbol Bit Address Description
ở sự tràn, được xóabởi phần mềm hoặc bởi phần cứng khi các vectơxử lý đến thủ tục phục vụ ngắt ISR
hoặc xóa bởi phần mềm để chạy hoặc ngưng chạy Timer
xuất hiện trên INT1 thì IE1 được xóa bởiphần mềm hoặc phần cứng khi CPU địnhhướng đến thủ tục phục vụ ngắt ngoài
bằng phấn mềm bởi cạnh kích hoạt bởisự ngắt ngoài
4 Các mode và cờ tràn (TIMER MODES AND OVERFLOW) :
- 8951 có 2ø Timer là Timer 0 và timer 1 Ta dùng ký hiệu TLx và Thx để chỉ 2
thanh ghi byte thấp và byte cao của Timer 0 hoặc Tmer 1
4.1 Mode Timer 13 bit (MODE 0) :
Trang 27
- Mode 0 là mode Timer 13 bit, trong đó byte cao của Timer (Thx) được đặt thấp
và 5 bit trọng số thấp nhất của byte thấp Timer (TLx) đặt cao để hợp thành Timer
13 bit 3 bit cao của TLx không dùng
4.2 Mode Timer 16 bit (MODE 1):
Overflow
- Mode 1 là mode Timer 16 bit, tương tự như mode 0 ngoại trừ Timer này
hoạt động như một Timer đầy đủ 16 bit, xung clock được dùng với sự kết hợp các
thanh ghi cao và thấp (TLx, THx) Khi xung clock được nhận vào, bộ đếm Timer
tăng lên 0000H, 0001H, 0002H, , và một sự tràn sẽ xuất hiện khi có sự chuyển
trên bộ đếm Timer từ FFFH sang 0000H và sẽ set cờ tràn Time, sau đó Timer đếm
tiếp
phần mềm
- Bit có trọng số lớn nhất (MSB) của giá trị trong thanh ghi Timer là bit 7
của THx và bit có trọng số thấp nhất (LSB) là bit 0 của TLx Bit LSB đổi trạng
thái ở tần số clock vào được chia 216 = 65.536
- Các thanh ghi Timer TLx và Thx có thể được đọc hoặc ghi tại bất kỳ thời
điểm nào bởi phần mềm
4 3 Mode tự động nạp 8 bit (MODE 2) :
Reload
- Mode 2 là mode tự động nạp 8 bit, byte thấp TLx của Timer hoạt động như
một Timer 8 bit trong khi byte cao THx của Timer giữ giá trị Reload Khi bộ đếm
tràn từ FFH sang 00H, không chỉ cờ tràn được set mà giá trị trong THx cũng được
nạp vào TLx: Bộ đếm được tiếp tục từ giá trị này lên đến sự chuyển trạng thái từ
Trang 28FFH sang 00H kế tiếp và cứ thế tiếp tục Mode này thì phù hợp bởi vì các sự tràn xuất hiện cụ thể mà mỗi lúc nghỉ thanh ghi TMOD và THx được khởi động
4.4 Mode Timer tách ra (MODE 3):
Over
Over
- Mode 3 là mode Timer tách ra và là sự khác biệt cho mỗi Timer
- Timer 0 ở mode 3 được chia là 2 timer 8 bit TL0 và TH0 hoạt động như những Timer riêng lẻ với sự tràn sẽ set các bit TL0 và TF1 tương ứng
- Timer 1 bị dừng lại ở mode 3, nhưng có thể được khởi động bởi việc ngắt nó vào một trong các mode khác Chỉ có nhược điểm là cờ tràn TF1 của Timer 1 không bị ảnh hưởng bởi các sự tràn của Timer 1 bởi vì TF1 được nối với TH0
- Mode 3 cung cấp 1 Timer ngoại 8 bit là Timer thứ ba của 8951 Khi vào Timer 0 ở mode 3, Timer có thể hoạt động hoặc tắt bởi sự ngắt nó ra ngoài và vào trong mode của chính nó hoặc có thể được dùng bởi Port nối tiếp như là một máy phát tốc độ Baud, hoặc nó có thể dùng trong hướng nào đó mà không sử dụng Interrupt
5 Các nguồn xung clock (CLOCK SOURCES):
Có hai nguồn xung clock có thể đếm giờ là sự định giờ bên trong và sự đếm sự kiện bên ngoài Bit C/T trong TMOD cho phép chọn 1 trong 2 khi Timer được khởi động
TL1 (8 bit)
TH0 (8 bit)
TF0 TF1
Timer Clock
Timer Clock Timer Clock
On Chip Osillator
0 = Up (internal Timing)
Crystal