Bài 28 tuần 29I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.. - Yêu cầu HS thống kê theo hai b
Trang 1Bài 28 (tuần 29)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca với
những con người rất đỗi tài hoa
II/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Qua bài những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có thể khái quát như thế nào về hai nhân vật đối lập – tương phản: Toàn quyền Va-ren và PBC? Việc để cụ Phan hoàn toàn im lặng trong suốt cuộc gặp gỡ với Va-ren trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, có nghĩa gì?
3/ Tổ chức Đọc – hiểu văn bản:
Hđ 1: Đọc bài và tìm hiểu chú thích
Hđ 2: Tìm hiểu văn bản.
- Trước khi học bài này, em đã biết gì về cố
đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu
của xứ Huế mà em biết
- Yêu cầu HS thống kê theo hai bảng:
Bảng 1 ghi tên các làn điệu dân ca Huế và
bảng 2 được ghi tên các nhạc cụ được nhắc
tới trong bài văn
- Em có nhớ hết tên các làn điệu dân ca huế,
các dụng cụ âm nhạc được nhắc tới và đã
chú thích trong bài văn không? Điều này có ý
nghĩa gì?
- Tìm trong bài viết một số làn điệu dân ca
Huế có đặc điểm nổi bật
- Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn
I / Giới thiệu:
- Thể loại: Bút kí.
- Bài văn tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng và giới thiệu về những làn điệu dân ca Huế
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Vẻ đẹp phong phú đa dạng của làn điệu dân ca Huế.
a/ Đặc điểm nổi bật của các làn điệu dân ca Huế.
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: Buồn bã
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, náo nức, nồng hậu tình người
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế
Trang 2các nhạc cụ?
- Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc
đáo (khác với nghe qua băng ghi âm hoặc
xem băng hình)
Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và
thơ mộng – Ca dao dân ca nói chung chỉ
sống thật sự trong không gian thật của nó
Nghe và nhìn trực tiếp các ca Công: Cách
ăn mặc, cách chơi đàn
- Ca Huế được hình thành từ đâu?
- Đặc điểm nổi bật của nhạc dân gian, nhạc
cung đình, nhã nhạc?
- Tại sao ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa
trang trọng uy nghi?
- Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thứ
tao nhã?
Hđ 3: Tổng kết bài:
Sau khi đọc bài văn trên em biết thêm
những điều gì về vùng đất kinh thành này?
- Qua ca huế em hiểu gì về tâm hồn con
người ở đây?
- Huế có phải chỉ nổi tiếng về những vẻ đẹp
danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử
hay còn nổi tiếng vì những sản phẩm nào
nữa?
Hđ 4: Luyện tập
Địa phương nơi em đang sinh sống có
những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các
làn điệu ấy
- Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho chương
trình địa phương cuối năm
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, bi ai, thương cảm, vương vấn
- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn
b/ Các nhạc cụ:
Đàn thanh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh
2/ Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương:
- Trăng lên, gió mơn man dìu dịu Dòng sông trăng gợn sóng, con thuyền bồng bềnh
- Sóng vỗ ru mạn thuyền, gợn vô hồi xa mãicùng những tiếng đàn réo rắt du dương
- Hình ảnh các ca Công trẻ tuổi, duyên dáng với chiếc áo dài Huế – quê hương của chiếc
áo dài VN
- Ca nhi cất tiếng hát, lời ca thong thả, trang trọng như không bao giờ dứt
3/ Nguồn gốc ca Huế:
- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và cung đình
- Thể điệu ca Huế vừa sôi nổi vui tươi ,vừa trang trọng uy nghi
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/ 105
Trang 34/ Củng cố:
Trình bày ngắn gọn về vẻ đẹp riêng của ca nhạc nhạc Huế
5/ Dặn dò:
- Thực hiện phần luyện tập
- Chuẩn bị bài: Liệt kê kê