- ASXH luôn khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. - ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - ASXH vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trang 1BÀI TẬP LỚN MÔN AN SINH XÃ HỘI
-o0o -Đề tài: Vấn đề nâng cao nhận thức về An sinh xã hội ở Việt Nam.
MỤC LỤC
1. Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về An sinh xã hội(ASXH).
1.1 Vai trò, chức năng của ASXH
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH
2. Nhận định về ASXH ở Việt Nam.
3 Nhận thức về ASXH ở Việt Nam.
3.1 Nhận thức của Đảng và Nhà nước
3.2 Nhận thức của người dân
4 Trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề ASXH.
4.1 Trách nhiệm của Chính phủ
4.2 Trách nhiệm của chính quyền địa phương
5. Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế – xã hội và các cá nhân đối với vấn đề ASXH.
5.1 Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế – xã hội
5.2 Trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội
6. Các biện pháp nâng cao nhận thức về ASXH.
Trang 21 Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH.
1.1 Vai trò và chức năng của ASXH
* Vai trò của ASXH:
- ASXH luôn khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội
- ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội
- ASXH vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- ASXH giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn không phân biệt thể chế chính trị, màu da và văn hóa
* Chức năng của ASXH:
- Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho các thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu giúp họ ổn định cuộc sống
- Tạo lập quỹ tiền tệ tập trung để phân phối lại cho những người không may gặp rủi
ro, khó khăn, bất hạnh bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên nhân khác nhau
- Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu, chia sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra giúp các thành viên ổn định cuộc sống góp phần đảm bảo an toàn xã hội
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ASXH.
ASXH bao gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau và diện bảo vệ của ASXH là rất rộng Vì vậy cần phải tuyên truyền để người dân biết được các chính sách ASXH, biết họ có thể tham gia và thuộc diện bảo về của chương trình, chính sách nào trong hệ thống ASXH (ASXH gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau ,diện bảo vệ của ASXH rất rộng).Từ đó, họ sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng đồng vốn và tích cực tham gia quản lý
Nâng cao nhận thức về ASXH giúp khắc phục những tư tưởng cục bộ, bản vị, lối sống ích kỷ; tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước Từ đó, phát huy tác dụng của các chính sách cứu trợ xã hội tốt hơn Đồng thời nâng cao nhận thức về ASXH giúp cá nhân, tổ chức tự lựa
Trang 3chọn cho mình chính sách phù hợp Chẳng hạn như: tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hay tự nguyện; BHXH hay Bảo hiểm thương mại; tự bảo hiểm hay chuyển giao rủi ro
Đối với Nhà nước, các cấp chính quyền thực thi chính sách ASXH việc nâng cao nhận thức về ASXH có ý nghĩa rất quan trọng
Vấn đề tài chính cơ chế quản lý trong mỗi chính sách, chương trình ASXH khác nhau là khác nhau Nhà nước cần có định hướng đúng đắn để phổ biến, giúp người dân hiểu và tham gia các chính sách một cách tự giác
Nâng cao nhận thức về ASXH cho các cấp chính quyền địa phương trong cả nước làm giảm thiểu hiện tượng tham nhũng, sử dụng không đúng mục đích, trục lợi quỹ ASXH
Nâng cao nhận thức về ASXH giúp Chính phủ lựa chọn xây dựng hệ thống chính sách ASXH phù hợp, đồng thời huy động tối đa nguồn lực người dân vào các quỹ ASXH, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
2 Nhận định về hệ thống ASXH ở Việt Nam.
- Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế Bảo hiểm xã hội(BHXH) đã hình thành rất sớm ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Điều này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của Nhà nước ta – Nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động
- Về nội dung thực hiện, xét từ năm 1945 đến nay, ở nước ta gần như thực hiện đầy đủ các chế độ cần có của cơ chế BHXH và rất nhiều cơ chế khác của ASXH mà các quốc gia khác trên thế giới đang thực hiện, hơn nữa, cơ chế ưu đãi xã hội được chú trọng thực hiện thể hiện nét riêng có, sáng tạo trong hệ thống ASXH của Việt Nam Hiện nay, hệ thống này tương đối phức tạp bao gồm: BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội và các đảm bảo khác cung cấp bởi người sử dụng lao động
- Do ảnh hưởng của chiến tranh liên miên, kinh tế – xã hội không ổn định, thay đổi qua nhiều thời kỳ dẫn đến tình trạng nội dung các chế độ đảm bảo của BHXH nói riêng, ASXH nói chung có tính ổn định không cao, đôi lúc chạy theo việc giải quyết nhu cầu xã hội trước mắt, chứ không được xây dựng có hệ thống, lâu dài
Trang 4- Do cơ chế quản lý kinh tế – xã hội theo kiểu tập trung bao cấp nên một thời gian dài, cũng như các vấn đề khác, BHXH, ASXH với rất nhiều chế độ đều gần như được bao cấp miễn phí từ Nhà nước, cơ chế huy động từ nhiều phía vốn có và vốn là thế mạnh của hệ thống này không được vận dụng Điều này, một mặt, là gánh nặng cho NSNN trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thời chiến, khủng hoảng kinh tế kéo dài, một mặt, không thể đáp ứng nhu cầu đảm bảo tốt cho các đối tượng được đảm bảo trong xã hội, nếu có chỉ trong một nhóm nhỏ, thời gian ngắn rồi không có điều kiện tiếp tục duy trì
- Một thời gian dài, cũng do đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, chế độ đảm bảo của BHXH và ASXH chỉ mới chăm lo cho công nhân – viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa thực sự mở rộng đảm bảo cho mọi người lao động trong xã hội
- Hiện nay, hệ thống ASXH nói chung, hệ thống BHXH nói riêng ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới và đang đứng trước một đói hỏi bức bách là phải nhanh chóng hoàn thiện các chế độ đảm bảo (số lượng, nội dung đảm bảo, nguồn huy động,…), nhằm đảm bảo tốt cho mọi người lao động (hưởng lương và cả tự do, công chức Nhà nước lẫn hợp đồng lao động với mọi chủ sử dụng lao động khác) trong một điều kiện mới (kinh tế thị trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế)
- Việc tổ chức quản lý tài chính và nghiệp vụ đối với các cơ chế của ASXH trong thời gian qua thay đổi nhiều lần (BHXH), phân tán manh mún và không hợp lý (bảo hiểm y tế), nhập nhằng, chưa xác định rõ ràng (ưu đãi xã hội), hoặc quản lý chưa chặt chẽ (cứu trợ xã hội) cũng đặt ra một yêu cầu hoàn thiện để thích ứng cho giai đoạn mới
3 Nhận thức về ASXH ở Việt Nam.
3.1 Nhận thức của Đảng và Nhà Nước.
Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và
có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng
Trang 5và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến ASXH và phúc lợi xã hội cho nhân dân Ngay từ Đại hội lần thứ III, Đảng ta đã xác định “… Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị…” Những năm sau đó, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng Đến Đại hội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định hướng chiến lược để phát triển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường…” Đại hội X của Đảng xác định: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”
Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về
y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông lâm -ngư, phát triển ngành nghề; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn
Bước sang giai đoạn chiến lược mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục coi bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ yếu thường xuyên Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác định: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát
Trang 6triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả Tạo cơ hội bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội
Quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước cùng với tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng lên là cơ sở quan trọng để bảo đảm tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội Tuy nhiên, chúng
ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: công cuộc xoá đói giảm nghèo phải tập trung vào các vùng, các đối tượng khó khăn nhất; một bộ phận không nhỏ lao động của cả nước chưa có nghề hoặc thiếu kỹ năng lao động, đang làm những công việc chưa thật ổn định với tiền lương, tiền công và bảo trợ xã hội thấp; những rủi ro về kinh tế, xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng tăng lên… tác động tiêu cực đến đời sống và ASXH của nhân dân nên cần có nhận thức mới về ASXH
3.2 Nhận thức của người dân.
Việt Nam là một nước đang phát triển có phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn với mức thu nhập thấp, đa phần người dân chưa có nhận thức đầy đủ và chính xác về hệ thống ASXH, cũng như những nghĩa vụ và quyền lợi mà họ được hưởng từ chế độ này
Một thực tế cho thấy rằng, BHXH đã xuất hiện ở nước ta trong thời gian khá dài nhưng phần lớn người dân do thu nhập thấp và không ổn định nên không tham gia BHXH
Trang 7Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện nhưng vẫn còn một bộ phận người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt tỷ lệ tham gia của lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước còn thấp Còn đối với hình thức BHXH tự nguyện, đa số những người tham gia là những người đã tham gia BHXH bắt buộc từ trước, số lao động trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là nông dân nông thôn, lao động trẻ tham gia chưa nhiều, một phần là do nhận thức về tự nguyện không cao, và lý do chính là do thu nhập hàng tháng thấp nên không đủ khả năng tham gia Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về BHXH chưa được quan tâm đúng mức, nên không chỉ người dân và lao động tự do, mà ngay cả cán bộ công chức Nhà nước cũng chưa nhận thức đầy đủ và chính xác nội dung cơ bản của chính sách BHXH Ngoài ra, công tác thực thi chính sách này còn nhiều bất cập khiến cho người dân thiếu tin tưởng, vì vậy số lượng tham gia vào loại hình này chưa đông
Đó là đứng trên phương diện người lao động, còn đứng trên phương diện người sử dụng lao động, việc phổ cập về ASXH còn nhiều hạn chế Việc tham gia BHXH ở các công
ty ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quy mô nhỏ còn tương đối thấp do tình trạng trốn đóng BHXH, chế tài xử phạt lỏng lẻo và người lao động nhận thức chưa đầy đủ… Việc mở rộng hệ thống ASXH đối với người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức được thực hiện thông qua chương trình BHXH, BHYT tự nguyện cũng đối mặt với nhiều thách thức; riêng BHXH tự nguyện trong năm 2009 mới chỉ có khoảng 50.000 người tham gia
Cho đến nay hệ thống ASXH ở Việt Nam còn ở mức sơ khai, độ bao phủ mỏng, các chính sách về ASXH chưa được phân phối một cách công bằng, những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn vẫn chưa tiếp cận đầy đủ với các chính sách về ASXH Mặt khác, trong một thời gian dài, do đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, chế độ đảm bảo của BHXH và ASXH chỉ mới chăm lo cho công nhân – viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa thực sự mở rộng đảm bảo cho mọi người lao động trong xã hội Phần đông người nghèo và người lao động vẫn chưa được tiếp cận với các chương trình ASXH, chưa có hiểu biết và nhận thức về các chương trình này Các chương trình cứu trợ, các hệ thống dịch vụ xã hội, các hình thức hỗ trợ khác… chưa đến được với đông đảo người dân, vì vậy thiệt thòi vẫn thuộc về người nghèo
Trang 8Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhà nước ngày càng quan tâm bảo đảm tốt hơn về ASXH, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Ngoài việc ban hành các hình thức bảo hiểm, hàng loạt các quỹ hỗ trợ xã hội khác được hình thành và phát triển như: Quỹ hỗ trợ tuổi già, quỹ thăm hỏi của các tổ chức kinh tế chính trị – xã hội, quỹ cứu trợ thiên tai và cứu đói lúc giáp hạt, quỹ Bảo trợ dự phòng… các quỹ này đã và đang phát huy tác dụng trong việc đảm bảo ASXH cho người dân, giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt và từng bước ổn định cuộc sống Từ đó, nhận thức về tầm quan trọng của ASXH trong nhân dân từng bước được nâng cao Mặt khác, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên, người dân ngày càng ý thức hơn về tầm quan trọng của ASXH Vì vậy trong thời gian gần đây, tỉ lệ người dân tham gia các loại hình BHXH ngày càng gia tăng
Từ thực tế trên, Nhà nước ngoài những chính sách nâng cao ASXH, phải có những biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức về ASXH đến đông đảo người dân để giúp người dân nâng cao nhận thức về ASXH, từ đó cùng phối hợp với Nhà nước để công tác ASXH ngày càng hiệu quả hơn
4 Trách nhiệm của Nhà nước về vấn đề ASXH.
4.1 Trách nhiệm của Chính phủ.
Là chủ thể cao nhất đứng ra tổ chức và điều phối hệ thống ASXH, cho nên Nhà nước
có vai trò trách nhiệm rất lớn, những trách nhiệm chính phải kể đến, đó là:
- Hoạch định và ban hành các chính sách pháp luật về ASXH Đồng thời thực hiện điều tiết, định hướng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về ASXH cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính sách, pháp luật về ASXH mà Nhà nước hoạch định và xây dựng phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và tính khả thi Thực hiện trách nhiệm này là Nhà nước đã thể chế được chính sách ASXH trên tinh thần đồng thuận và công bằng xã hội, hướng tới một xã hội bền vững
- Tổ chức bộ máy thực hiện các chính sách và pháp luật về ASXH Có thể nói, đây là một trong những trách nhiệm hết sức nặng nề của Nhà nước, bởi vì toàn thế giới không có một mô hình chuẩn nào về hệ thống tổ chức ASXH
Trang 9- Tạo lập một nguồn tài chính đủ lớn và đủ mạnh để hỗ trợ và ứng cứu kịp thời trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình ASXH Đây là trách nhiệm rất lớn và cũng rất khó khăn đối với Chính phủ các nước Nhìn chung tất cả các chính sách ASXH đều phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính ở các mức độ khác nhau Từ năm 1995 đến nay, ngân sách Nhà nước ta đã phải hỗ trợ từ 46% đến 50% cho quỹ BHXH Hay để thực hiện chính sách ưu đãi xã hội giai đoạn từ 1996 – 2000, ngân sách trung ương đã phải chi ra 14.361 tỷ đồng Để tiến hành xóa đói giảm nghèo theo Nghị định số 133/1998/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ… Để hoàn thành được trách nhiệm này đòi hỏi Chính phủ phải thể chế được chính sách tài chính của mình cho phù hợp với thực tế
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách và pháp luật về ASXH Nội dung kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ; giám sát và kiểm tra việc thu chi tài chính; giám sát việc tổ chức thực hiện… Qua kiểm tra giám sát sẽ phát hiện kịp thời những yếu kém, tồn tại, những yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách, để từ đó có những quyết định xử lý đúng đắn Bên cạnh việc kiểm tra giám sát, Chính phủ còn có trách nhiệm
xử ký kịp thời những tình huống phát sinh, như khiếu kiện và tranh chấp giữa các chủ thể tham gia và thụ hưởng những chính sách ASXH
- Tuyên truyền phổ biến các chính sách và pháp luật về ASXH Bằng những công cụ báo chí, phát thanh truyền hình của mình, Nhà nước cần phải tăng cường công tác này để các ngành các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội và từng người hiểu và thực hiện đúng chính sách pháp luật về ASXH Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến chính sách và pháp luật về ASXH, Nhà nước cần có trách nhiệm tạo lập các mối quan hệ quốc tế liên quan đến ASXH, như: cứu trợ, cứu nạn, hợp tác lao động trên phạm vi quốc tế…
4.2 Trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Để thực hiện được các chính sách và pháp luật về ASXH, vai trò của chính quyền địa phương là rất lớn và trách nhiệm của họ cũng rất nặng nề, cụ thể:
- Phải thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về ASXH mà chính phủ ban hành Tổ chức mạng lưới về ASXH theo phân cấp của chính phủ Phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp các bộ phận có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH
Trang 10- Huy động mọi nguồn lực có thể và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chính sách ASXH
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chính sách pháp luật về ASXH ở địa phương Kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách này cho phù hợp với thực tế của cả nước và của địa phương
- Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về ASXH Vận động các đối tượng tham gia BHXH theo đúng pháp luật của Nhà nước Nếu so với cấp Trung ương, thì công tác này ở địa phương cần phải hết sức sáng tạo và nhạy bén, đặc biệt là tuyên truyền phổ biến về các chính sách ưu đãi xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo… Bên cạnh công tác tuyên truyền phổ biến thì công tác vận động, xây dựng phong trào, xây dựng điển hình tiên tiến cũng rất quan trọng Nhờ đó mà tỉ lệ hộ nghèo đói ở địa phương giảm hẳn và ASXH luôn được đảm bảo bền vững
5 Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế – xã hội và các cá nhân đối với vấn đề ASXH.
5.1 Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách BHYT, BHXH cho người lao động của mình theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các chế độ mà họ sử dụng cho người lao động Trong quá trình lao động, họ phải trang bị bảo hộ lao động và giữ gìn vệ sinh, an toàn
do người lao động tùy theo đặc điểm ngành nghề và môi trường kinh doanh cụ thể
- Trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phải thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và
cơ bản của người lao động Quá trình trả lương phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ hiểu và không được phân biệt đối xử khi trả lương Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm nâng cao phúc lợi xã hội cho người lao động Có thể nói đây là một trách nhiệm xã hội lớn nhất của các tổ chức kinh tế - xã hội
- Thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng, với người tiêu dùng, với người tiêu dùng các sản phẩm vật chất và dịch vụ Trách nhiệm này được thực hiện trước hết thông qua việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, góp phần làm cho ngân sách Nhà nước được đảm bảo