1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng năng động nhóm

30 663 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 788,85 KB

Nội dung

MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Năng động nhóm là hình ảnh các hoạt động trong sinh hoạt nhóm nhỏ, thông qua các mối tương tác và phản ứng giữa các thành viên, từ đó đưa đến sự chuyển dịch các vị trí và

Trang 1

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

NĂNG ĐỘNG NHÓM

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này

Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

NĂNG ĐỘNG NHÓM

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG 2

I TÊN CHỦ ĐỀ: “NĂNG ĐỘNG NHÓM” 3

II MÔ TẢ CHỦ ĐỀ 3

III MỤC TIÊU GIẢNG DẠY 3

IV THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày 3

V NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 3

VI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 4

VII YÊU CẦU HỌC TẬP 4

VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

TÀI LIỆU PHÁT 5

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM 6

I KHÁI NIỆM VỀ NHÓM – NĂNG ĐỘNG NHÓM 6

II CƠ CẤU CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC 7

III QUI MÔ NHÓM VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN 8

IV TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÓM NHỎ TRONG CUỘC SỐNG 9

Bài 2: THÀNH LẬP NHÓM 11

I TẠI SAO CẦN CÓ NHÓM? 11

II TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP NHÓM 12

Bài 3: VAI TRÒ, HÀNH VI NHÓM 17

I KHÁI NIỆM: 17

II CÁC VAI TRÒ, HÀNH VI ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NHÓM NHỎ 17

Bài 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM 19

I GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH: Qui tụ, tạo nhóm 19

II GIAI ĐOẠN BÃO TỐ: Cạnh tranh và liên kết 19

III GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH: Thân mật 19

IV GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH: Phát huy tối đa năng suất 19

V GIAI ĐOẠN KẾT THÚC 20

Bài 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG TẠO THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM 21

I KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRONG NHÓM 21

II KỸ NĂNG ĐIỀU ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM 22

III KỸ NĂNG LẤY QUYẾT ĐỊNH THEO NHÓM 24

IV KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN 26

V TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG

Trang 4

I TÊN CHỦ ĐỀ: “NĂNG ĐỘNG NHÓM”

II MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Năng động nhóm là hình ảnh các hoạt động trong sinh hoạt nhóm nhỏ, thông qua các

mối tương tác và phản ứng giữa các thành viên, từ đó đưa đến sự chuyển dịch các vị trí và

vai trò của từng thành viên, cuối cùng tạo sự thay đổi tích cực nơi họ

Chủ đề này bao gồm các phần: khái niệm về nhóm nhỏ, vai trò của nhóm nhỏ trong cuộc sống của con người, các giai đoạn phát triển của nhóm, các vai trò được thể hiện trong lúc sinh hoạt nhóm, những điều cần quan tâm khi điều hành sinh hoạt nhóm

Sau khi kết thúc việc học tập chủ đề này trong 2 ngày, người học có thể:

- Về kiến thức:

 Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ tương tác trong nhóm; tầm quan trọng của nhóm nhỏ ảnh hưởng như thế nào về tính cách và thay đổi hành vi của các thành viên

 Hiểu được các giai đoạn phát triển của nhóm, các khuôn mẫu hành vi (vai trò) của nhóm viên được thể hiện khi tham gia sinh hoạt nhóm

1 Khái niệm về Nhóm - Các yếu tố hình thành nhóm - Năng động nhóm

2 Cơ cấu chính thức và phi chính thức

3 Qui mô nhóm và sự tham gia của các thành viên

4 Tầm quan trọng của nhóm trong cuộc sống

Bài 2: Vai trò, hành vi nhóm

1 Khái niệm

2 Các vai trò thể hiện trong nhóm nhỏ

3 Những điều cần quan sát khi chúng ta điều hành sinh hoạt nhóm

Bài 3: Các giai đoạn phát triển của nhóm

Bài 4: Một số kỹ năng cơ bản để điều hành nhóm

1 Kỹ năng truyền thông trong nhóm

2 Kỹ năng điều động thảo luận nhóm

3 Kỹ năng lấy quyết định theo nhóm

4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Trang 5

VI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Trình bày có sử dụng hình ảnh minh họa, thẻ màu

- Thảo luận nhóm - sắm vai - trò chơi - bài tập tình huống

- Tham dự lớp đầy đủ

- Tham gia thảo luận nhóm tích cực

- Tham gia phân tích các trường hợp điển cứu

- Chia sẻ kinh nghiệm

- Đọc thêm tài liệu

[1] Nguyễn Thị Oanh 1993 Tâm Lý Truyền Thông và Giao Tiếp Khoa Phụ Nữ Học,

Đại Học Mở TP HCM

[2] Nguyễn Thành Tống 1996 Truyền Thông - Kỹ năng và phương tiện Nhà xuất bản

Trẻ, TP.HCM

[3] R Martin Chazin và Shela Berger Chazin 1997 Hành vi con người và Môi trường

xã hội Tài liệu tập huấn của ĐH Fordham, Khoa Phụ Nữ Học

[4] Tài liệu tập huấn 2000 Kỹ năng giao tiếp, Shatec, Singapore

[5] Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu hướng dẫn học tập – Khoa học giao tiếp Đại học Mở TP.HCM

Trang 6

TÀI LIỆU PHÁT

Trang 7

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM

I KHÁI NIỆM VỀ NHÓM – NĂNG ĐỘNG NHÓM

1 Nhóm

- Nhóm nhỏ là tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở

những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của người khác, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân này phải phụ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chung của nhóm, và mức độ thỏa mãn tất nhiên phụ thuộc vào nhóm hiệu quả hay kém hiệu quả

Sự tác động hỗ tương ở nhóm có được là nhờ mỗi cá nhân phát triển vai trò của mình, thể hiện cá tính của mình và củng cố vị trí trong nhóm qua các khía cạnh của ứng xử (ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ không lời, cảm xúc, khoảng cách)

Nguồn: DHM TP HCM (1998) www.loidich.com/library

- Nhóm là một tập hợp người đến với nhau vì có cùng mục đích, có chung một

hay nhiều mối quan tâm hoặc lợi ích

Không phải bất cứ một tập hợp người nào cũng được gọi là nhóm

Ví dụ: Khoảng 5 - 10 người đang bu lại xem một chiếc xe tải đụng con bò

- Họ không có quan hệ gì với nhau, không quen biết nhau, không giúp đỡ nhau

- Họ muốn làm gì tùy ý, không có tuân theo qui định nào cả

- Họ không có tổ chức, không có ai là quản lý hay điều hành

Do đó họ chỉ là đám đông, không phải là một nhóm

- Có 4 yếu tố để hình thành một nhóm:

 Có chung một mục đích và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt đến mục đích đó

 Có mối quan hệ tác động qua lại thông qua giao tiếp, có ảnh hưởng đến nhau

 Sinh hoạt theo những qui tắc riêng

 Mỗi thành viên đều có một hoặc nhiều vai trò nhất định tùy theo tình

huống

Mục tiêu chung

Trang 8

2 Năng động nhóm

- Năng động nhóm là các hoạt động tâm lý thông qua các mối tương tác và phản

ứng giữa các thành viên trong một nhóm nhỏ và từ đó đưa đến sự chuyển dịch

các vị trí và vai trò của từng thành viên, cuối cùng tạo sự thay đổi tích cực

hoặc tiêu cực nơi họ

Nguồn: Đại học mở (1998) www.loidich.com/library

- Năng động nhóm đề cập đến một hệ thống các hành vi và quá trình tâm lý xảy

ra trong một nhóm xã hội (intragroup dynamics), hoặc giữa các nhóm xã hội (intergroup dynamics)

Nghiên cứu năng động nhóm có thể hữu ích trong việc tìm hiểu hành vi ra quyết định, theo dõi sự lây lan của căn bệnh trong xã hội, tạo ra các kỹ thuật điều trị hiệu quả, và theo sự xuất hiện và phổ biến của những ý tưởng mới và công nghệ

Năng động nhóm là nền tảng của sự hiểu biết phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và các hình thức của định kiến xã hội và phân biệt đối xử Những ứng dụng của lĩnh vực này được nghiên cứu tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, khoa học chính trị, dịch tễ học, giáo dục, công tác xã hội, kinh doanh, và các nghiên cứu truyền thông

Nguồn Wikipedia

- Thuật ngữ "Năng động nhóm" đề cập đến sự tương tác giữa con người đang nói

chuyện với nhau (truyền thông) trong một nhóm Năng động nhóm có thể được nghiên cứu trong các bối cảnh kinh doanh, tình nguyện, trong các trong lớp học, và xã hội Bất cứ lúc nào có ba hoặc nhiều hơn cá nhân tương tác hoặc nói

chuyện với nhau, là có năng động nhóm (Ann-Marie Nazzaro & Joyce

Strazzabosco 2009)

II CƠ CẤU CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC

Trong quá trình hoạt động của nhóm, sự tương tác giúp cho nhóm viên bộc lộ, hiểu nhau và thu hút nhau nếu có những điểm tương đồng, tạo thành nhóm nhỏ trong nhóm và

có người lãnh đạo ngầm (cơ cấu phi chính thức) song song với lãnh đạo chính thức của nhóm (cơ cấu chính thức)

Nhóm hoạt động hiệu quả khi nào cơ cấu chính thức và cơ cấu phi chính thức không

có mâu thuẫn nhau

- Nhóm chính thức (nhóm được thành lập): Để duy trì sự sống của xã hội, vô số

các nhóm được thành lập, chúng ta tham gia các nhóm đó để học tập, sản xuất, duy trì sức khỏe, vui chơi giải trí, giải quyết các khó khăn trong đời sống

Trang 9

Ví dụ các loại nhóm chính thức như:

- Ban giám hiệu một trường học

- Phòng ban chuyên môn

- Nhóm không chính thức (nhóm tự nhiên): Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh,

đứa bé sinh ra, được nuôi dưỡng, lớn lên, học những điều hay lẽ phải là nhờ tương tác với cha mẹ, anh chị em, ông bà Đó là gia đình, nhóm cơ bản nhất mà không có nó, trẻ không thành người được Bắt đầu đi chập chững là bé bị thu

hút mạnh mẽ bởi trẻ cùng trang lứa trong xóm Tưởng là chỉ để vui chơi nhưng thực chất bé học rất nhiều, học những điều cơ bản để trở thành một công dân

tốt, được xã hội chấp nhận Bé học chia sẻ đồ ăn, đồ chơi để được nhóm bạn thương yêu Bé Dũng ở nhà dành ăn với em nhưng bé lấy bánh kẹo của gia đình đem cho bạn Lớn lên một chút, chơi đá banh, cút bắt, bé chịu bị phạt nếu

làm sai Đó là bước đầu để bé học tuân thủ luật lệ sau này Đến tuổi thiếu niên, khi muốn tự khẳng định mình như độc lập (có khi đối lặp) với cha mẹ, em gắn

bó với nhóm bạn nơi mà em tìm một chỗ dựa an toàn Người ta gọi gia đình,

nhóm bạn (hay đồng đẳng) là nhóm cơ bản hay nhóm đệ nhất đẳng, vì chúng

mang tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách của trẻ và mối quan hệ

gắn bó trong các nhóm này vô cùng mật thiết, chặt chẽ Những điều hay lẽ phải

được khắc sâu trong đầu trẻ Những hành động tích cực như tôn trọng, chia sẻ, thương yêu người khác, không do những lời lên lớp đạo đức của người lớn,

mà do bé muốn làm vui lòng cha mẹ, bạn bè, để nhận được từ họ những tình cảm yêu thương, chấp nhận, vỗ về Nhu cầu về tình cảm này càng được thỏa mãn tốt thì bé càng có khả năng hình thành một nhân cách hài hòa, sung mãn

Người ta cũng gọi đây là quá trình xã hội hóa

Thực chất, suốt đời chúng ta tìm cách thỏa mãn các nhu cầu từ vật chất đến tinh thần thông qua các nhóm như nhóm bạn thân ở trường học, cơ quan, khu phố, thân tộc cùng

với gia đình, nhóm bạn chơi hồi nhỏ, người ta gọi đây là những nhóm tự nhiên

III QUI MÔ NHÓM VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

George Simmel phân biệt nhóm nhỏ nhất là nhóm đôi, có hai người/dyad, nhóm ba/triad, nhóm nhỏ (từ 4 đến 20 người), nhóm trung bình/society, (từ 20 đến 30 người) và nhóm lớn (trên 40 người) Nhóm càng lớn càng phức tạp và cấu trúc càng có tính bài bản hơn Không thể đếm hết số nhóm hiện diện trong xã hội, tuy nhiên đa số nhóm thường nhỏ, có từ 2 đến 7 thành viên Hare (1976) nhận xét mặc dù lớn nhỏ khác nhau, nhóm thường có khuynh hướng di chuyển về đơn vị nhỏ nhất là nhóm đôi

Qui mô nhóm và sự tham gia của các thành viên:

3 - 6 người: Mọi người đều được nói

7 - 10 người: Hầu hết mọi người đều nói Ai ít nói thì nói ít hơn người khác Có một

hay hai người không nói gì

Trang 10

11 - 18 người: Có 5 - 6 người thường nói, 3 - 4 người thỉnh thoảng nói vài câu

19 - 30 người: Có 3 - 4 người thường nói

Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia

IV TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÓM NHỎ TRONG CUỘC SỐNG

1 Nhóm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân

Nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của cá nhân Khi ta gia nhập nhóm và sinh hoạt, những mối tương tác về mặt tình cảm một cách gắn bó giữa các nhóm viên đã thúc đẩy ta dễ dàng bộc lộ về mình, về những tâm tư tình cảm, chia sẻ và thông cảm với các thành viên khác

Vì vậy, môi trường nhóm cũng là môi trường đáp ứng các nhu cầu của cá nhân như:

- Được công nhận, được chấp nhận,

- Được tình bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp,

- Được quan tâm,

- Được an toàn, được bảo vệ,

- Được cảm giác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm”),

- Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, nghệ thuật

hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v ),

- Được tự khẳng định mình v.v

2 Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi

Khi tham gia sinh hoạt nhóm, sự tác động và mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý ở mỗi cá nhân

Nhóm giúp phát triển những cá tính, có khuynh hướng làm cho nhóm khác biệt với những nhóm khác và là đặc trưng riêng biệt

Cá nhân khi tham gia nhóm cố gắng thay đổi hành vi (tích cực cũng như tiêu cực)

để thích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm

Các yếu tố làm cho cá nhân thay đổi hành vi khi tham gia nhóm:

- Cố gắng thích nghi để thuộc về nhóm, cố tạo uy tín, ảnh hưởng trong nhóm

- Qui tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên, áp lực ràng buộc, sợ bị phạt, tuân thủ

để được chấp nhận, tuân theo giá trị tập thể

- Tự bộc lộ chia sẻ để được được chấp nhận, được yêu thương, được an toàn

- Nhu cầu kiểm chứng những thắc mắc và củng cố niềm tin Nhóm là chỗ dựa khi cá

nhân cảm thấy mất phương hướng

- Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình, hình ảnh của mình

qua người khác, khác hẳn không như mình tưởng, khác với mặt nạ mà ta đang đeo, giúp ta nhận thức rõ chính ta hơn (giảm cơ chế phòng vệ)

- Bắt chước người khác: bắt chước thái độ, cách ăn mặc, cách nói, tuân theo giá trị

tập thể, theo một khuôn mẫu hành động (cái TÔI được đồng hóa với nhóm)

- Khám phá những giá trị mới (giá trị của nhóm), những giá trị mới, những thái

độ mới, khác với mình mà mình chưa nghĩ đến hoặc không thể có được Những cái mới này giúp cá nhân điều chỉnh hành vi

Trang 11

Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nhóm là “tác nhân đổi mới” và là “môi trường tạo ra sự đổi mới”

Trường hợp điển cứu về Tương tác nhóm giúp thay đổi hành vi

Câu chuyện chế biến lòng bò

Sau Thế chiến thứ II, thực phẩm trở nên vô cùng khan hiếm Một nguồn đáng

kể bị lãng phí là lòng bò mà các bà nội trợ phương Tây chê không chịu dùng

Để góp phần làm thay đổi thói quen dinh dưỡng này, một thói quen khó thay

đổi nhất, người ta tiến hành một cuộc thực nghiệm sau đây:

Một số bà nội trợ có đặc điểm về trình độ kinh tế xã hội tương đương được

mời tới nghe thuyết trình về giá trị dinh dưỡng của lòng bò Khi ra về họ được

phát các tờ bướm dạy cách chế biến để tránh những mùi vị mà trước đây họ

không thích và làm cho món ăn hợp khẩu vị hơn Một thời gian sau các nhà

nghiên cứu kiểm tra tình hình và kết quả là 3% các bà đã sử dụng lòng bò

Song song đó với một nhóm khác tương đương về số lượng và đặc điểm kinh

tế xã hội được chia thành nhiều nhóm thảo luận Dưới sự hướng dẫn của các

nhà tâm lý, các bà tha hồ trao đổi, nêu thắc mắc Sau khi các bà được đả

thông tư tưởng, người ta mới phát các tờ bướm chỉ cách chế biến lòng bò

Cùng thời gian sau kiểm tra lại, kết quả là 32% các bà đòi sử dụng lòng bò

Nguyễn Thị Oanh

Trang 12

Bài 2: THÀNH LẬP NHÓM

I TẠI SAO CẦN CÓ NHÓM?

1 Ví dụ

Nếu những con kiến chỉ biết tranh giành,

không biết đoàn kết tìm cách giúp đỡ

nhau, thì không hái được trái ngọt

Nếu như những con kiến biết họp lại thành nhóm, biết bàn nhau cách hái quả ngọt

Kiến biết tổ chức làm việc theo nhóm

Kiến sẽ hái được quả ngọt

và kiến sẽ có cái ăn no

2 Tại sao chúng ta cần vào nhóm?

- Từ xa xưa ông cha ta nhắc nhở rằng, cá nhân đơn thân độc mã sẽ chẳng làm

được điều gì có ý nghĩa Còn khoa học thì nhấn mạnh về bản chất xã hội của loài người Một cá nhân không thể thành người nếu lớn lên trong một môi trường không có con người Chúng ta không thể lớn lên, học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí mà không thông qua một nhóm Và mỗi chúng ta là thành viên của nhiều nhóm khác nhau mang tính tự nhiên hay được thành lập (NTO)

- Mọi cá nhân đều tham gia các nhóm để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, đó là để:

 Được công nhận: Tất cả chúng ta đều cần được người khác biết tới mình,

tên tuổi mình, công lao của mình Vậy mà trong đời sống thường ngày nhu cầu này hay bị bỏ quên

- Trong một lớp học quá đông học sinh, trẻ được xem như cá mè một lứa Tham

gia sinh hoạt đội, được anh chị phụ trách biết tên, khen ngợi về một hành vi tích cực, các em sẽ thích biết bao

Trang 13

- Cụ ông nọ thui thủi một mình, con cháu đi suốt ngày không ngó ngàng tới Vào

CLB dưỡng sinh cụ được người khác nghe cụ nói chuyện Sự buồn tủi vơi đi phần nào Được người ta biết tới mình, ai cũng cần mà ai cũng quên đáp ứng cho người khác Trong nhóm ít người, điều đó dễ thực hiện hơn

 Được quan tâm chăm sóc: trẻ hay già, khỏe mạnh hay đau yếu, nam hay

nữ, chúng ta cần được quan tâm chăm sóc như hơi thở

 Được chia sẻ tình bạn: nhất là ở tuổi trẻ, và tuổi già khi ta cần được sự nâng đỡ tinh thần hay ít còn cơ hội đi đứng, gặp gỡ ở tuổi lao động

 Được học tập: ta cần nâng cao hiểu biết và kỹ năng suốt đời để đối phó

với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống Sau khi rời ghế nhà trường học kinh nghiệm của bạn là rất cần thiết và hiệu quả

 Được đóng góp cho xã hội: một xu hướng phổ biến nhưng sai lầm của

những người làm CTXH là hay giúp bằng cách ban bố, làm giùm, làm thay Họ quên rằng ở mọi người nhu cầu được cho cũng quan trọng như nhu cầu được nhận Cụ già yếu đuối, em bé khuyết tật, đứa trẻ bụi đời, một

cô gái lỡ lầm sẽ không tự vươn lên bằng những lời giảng đạo đức hay lời khuyên tốt đẹp, họ chỉ thật sự thay đổi khi họ được tạo điều kiện để làm điều gì đó có ích cho người khác Qua đó họ lấy lại niềm tự tin, thấy được giá trị của mình để lấy đó làm bệ phóng cho sự vươn lên cao hơn nữa Ai trong chúng ta cũng thích là người có ích Để thỏa mãn những nhu cầu kể trên của con người, người ta lập ra các nhóm CTXH để trị liệu, để giúp khả năng thích nghi, hòa đồng với xã hội, lấy lại niềm tin, để đóng góp cho cộng đồng

II TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP NHÓM

1 Thành lập nhóm

- Mục đích thành lập nhóm phải rõ rệt và được mọi người chia sẻ:

 Người phụ trách phải biết mình thành lập nhóm nhằm mục đích nào: Giáo dục thay đổi hành vi, xã hội hóa, trị liệu, hành động ? Mục đích này rất cơ bản nhưng phải được cụ thể hóa với sự tham gia của nhóm viên Ví dụ nhóm Phát thanh Măng Non là nhằm giúp cho các em học sinh chia sẻ thông tin, giáo dục các em qua những câu chuyện, bài viết về gương tốt Đội banh cho trẻ em quậy phá nhằm mục đích xã hội hóa nên nhóm phải đồng ý ngoài thi đấu, nhóm phải nhất trí về một số nguyên tắc kỷ luật, tương thân tương trợ v.v

 Nếu không có sự trao đổi cặn kẽ thì nhóm viên sẽ không xem đó là mục đích của mình và không dấn thân thực hiện

Ví dụ với ý đồ thành lập một đội banh, khi tập hợp trẻ lại thì chúng nó có

vẻ thờ ơ và có vài em đề nghị lập một đội rối Thảo luận một hồi đa số thống nhất lập đội rối Đây là ý của trẻ và chúng sẽ thực hiện với sự hỗ trợ của NVCTXH Ý đồ giáo dục nhân cách vẫn thực hiện được

 Mục tiêu có thể được điều chỉnh qua quá trình làm việc

Ví dụ: Tiểu ban vệ sinh môi trường trong quá trình làm việc cảm thấy nên giáo dục ý thức cho học sinh về sức khỏe Họ từ từ chuyển thành tiểu ban giáo dục vệ sinh môi trường

Trang 14

 Mỗi cá nhân có mục đích riêng (m) có khi trùng lắp, có khi chưa trùng lắp với mục đích chung của nhóm (M)

Ví dụ, bé Dũng chẳng quan tâm gì tới bóng đá hay múa rối, mà chỉ ham có bạn để chơi Nhưng sinh hoạt nhóm một thời gian, bé trở thành một diễn viên rối rất linh hoạt Cô gái kia ở nhà buồn, tham gia đội CTXH cho vui thôi, sau một thời gian cô ý thức sâu sắc về bất công xã hội và trở thành một đội viên tích cực

 Giữ cho mục tiêu nhóm (M) luôn cụ thể, sinh động, hấp dẫn và làm sao cho mục tiêu của từng cá nhân gắn với mục tiêu nhóm sẽ góp phần duy trì sức sống của nhóm

 Mục tiêu mà mọi người chia sẻ, gắn bó họ với nhau và là động lực thúc giục họ hành động Tác viên luôn luôn cần quan tâm đến điều này

- Thành phần nhóm

 Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm Số lượng thành viên

được qui định bởi mục tiêu của nhóm Ví dụ:

+ Lập một đội bóng trẻ em không nên đưa trẻ yếu ớt, thiếu sức khỏe + Trong nhóm học vẽ có một em không thể ngồi yên 5 phút là thất bại

+ Thảo luận chính sách bảo vệ trẻ em mà vắng cán bộ chính sách thì vô ích

+ Để diễn một vở kịch chọn số người theo số vai diễn và những người biết nhập vai

 Tương đồng và bổ sung Cần tập hợp những người có nhu cầu giống nhau, trình độ kinh nghiệm tương đương thì dễ thông cảm, chia sẻ hơn Nhưng họ phải bổ sung nhau

để làm cho nhóm phong phú Ví dụ:

+ Có nam có nữ + Người dở người giỏi + Người thụ động người tích cực + Người ít nói, kẻ hay bông đùa

 Tránh một số sai lầm phổ biến Hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội cho mọi người tham gia nên cần quan tâm tránh những việc sau đây:

+ Đưa một giáo viên hay một học sinh giỏi vượt trội vào một nhóm học tập của sinh viên, làm các em thụ động vì mặc cảm thầy trò, thua thiệt

+ Đưa hai người đang có mâu thuẫn sâu sắc trong đời thường, họ

sẽ tiếp tục đấu tranh trong nhóm và dành hết thời gian của nhóm để cãi nhau

+ Đưa một cặp “bài trùng” vào một nhóm họ sẽ ngồi bên nhau tỉ

tê suốt buổi họp khiến chonhân viên khác lo ra, bực bội

Cần nắm vững một số yếu tố về tâm lý nhóm để tránh những vấn đề có thể nảy sinh trong nhóm

Trang 15

2 Lập nội quy nhóm

Khi cùng sinh sống chung trong một nhóm, không thể mỗi người tự do làm theo ý riêng của mình Như thế sẽ gây nên mất trật tự, mất đoàn kết, không thực hiện mong muốn của nhóm là cuộc sống của thành viên sẽ tốt hơn

Nhóm cần phải có hệ thống các quy tắc, qui định của nhóm Những quy tắc này do nhóm đặt ra, có thể được thông báo chính thức, hoặc mặc nhiên chấp nhận không cần văn bản

Quy tắc có thể được áp đặt từ bên ngoài lên nhóm (ví dụ những qui định của dự án) hay phát triển từ nội bộ nhóm Nhóm thường có sức ép mạnh mẽ trên nhóm viên

và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến cho nhóm viên phải tuân thủ các qui định, luật lệ chung

Nội quy nhóm giúp cho các nhóm viên thống nhất hành động, cùng làm, cùng hưởng

- Bản nội qui nhóm gồm có những điểm căn bản như sau:

 Các qui định về sinh hoạt

+ Thời gian họp nhóm (thường kỳ) một lần, khi cần thiết nhóm họp đột xuất

+ Đảm bảo sinh hoạt đông đủ và đúng giờ

+ Qui định nhiệm kỳ của ban cán sự lớp + Khi họp lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau

 Tương trợ (giúp đỡ nhau trong nhóm)

 Nếp sống mới

+ Học sinh nam cũng như nữ bình đẳng trong mọi hoạt động nhóm + Khi đi họp không đánh nhau, gây rối loạn trong nhóm

 Khen thưởng và kỷ luật

- Những điều nên và không nên khi lập nội quy

 Nên

+ Có sự tham gia thảo luận và quyết định của nhóm viên

+ Các điều khoản phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh

 Không nên

+ Áp đặt một nội qui xa lạ với sinh hoạt và đời sống của học sinh + Nặng về hình phạt, mà nặng về giáo dục, xây dựng

Ngày đăng: 24/09/2015, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w