Tiên học lễ hậu học vănNovember 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” Từ bao đời nay, ông cha ta luô
Trang 1Tiên học lễ hậu học văn
November 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn đề cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người Ngay từ lúc bé thơ, chúng ta cung luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta
Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử “Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lí phong kiến, khép con người vào khuôn khổ phép tắc kỉ cương (trai thì “Tam cang ngũ thường”, gái thì ‘Tam tòng tứ đức”) Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học ‘Văn” “Học văn”, theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền Lời dạy của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lí làm người rồi sau đó hãy học đến những điều khác Giờ đây, câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: Mọi người nên chú trọng quan tâm học việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa
“Tiên học lễ, hậu học văn"
Thật vậy, học lễ nghĩa đầu tiên là điều hết sức cần thiết Chính vì vậy mà ngay từ lúc còn bé thơ, ta được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ Những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời “cám ơn”, tiếng “xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi… hoặc đi phải thưa,
về phải trình… Như yậy, lễ nghĩa đạo lí ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường, nghĩa là ta đã được học li nghĩa trước từ trong gia đình Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh Như vậy, ở môi trường nào đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo
Trang 2Nếu như một đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường không thể
là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời không bao giờ là một công dân tót được Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỉ cương, nền nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được Bài học đạo lí làm người này không bao giờ cũ, và có giá trị mãi mãi với thời gian Bởi học kiến thức văn hóa ta có thể học mười, hai mươi hăm, còn học làm người ta phải học suốt đời Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy đồng thời cũng là lời cảnh tình những ai xem nhẹ đạo đức, việc rèn luyện nhân cách làm người
Tóm lại, đạo đức là cái đáng quý, đáng trân trọng vì nó thể hiện phẩm giá con người Bài học làm người, bài học “lễ nghĩa” bao giờ cũng là bài học đầu tiên, là bài học mà ai cũng phải học suốt cả cuộc đời Để phấn đấu trở thành người công dân tốt, ta cần thấm nhuần câu “Tièn học lễ, hậu học văn” Ngoài ra ta cũng cần ghi nhớ thêm lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Read more: http://taplamvan.edu.vn/tien-hoc-le-hau-hoc-van/#ixzz3mYAApS8m