Sự phát triển của mỹ học với tư cách là một khoa học đã đưa đến việc xây dưng một hệ thống phạm trù để phản ánh đối tượng mà nó nghiên cứu
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Bài 1: Bản chất cái bi
Sự phát triển của mỹ học với tư cách là một khoa học đã đưa đến việc xây dưng một hệ thống phạm trù để phản ánh đối tượng mà nó nghiên cứu Các phạm trù mỹ học là kết quả của sự nhận thức kha học, có tính trừu tượng khoa học và nhận thức chủ quan Và bản thân các phạm trù mỹ học này lại xuất phát từ cơ sở vật chất khách quan, liên hệ mật thiết với toàn bộ nội dung cụ thể của các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống con người Mỗi phạm trù mỹ học có nhiệm vụ phản ánh một loại phẩm chất mỹ học cơ bản
Cái bi là một phạm trù mỹ học tồn tại bên cạnh cái cao cả,cái hài,là sự phản ánh một phẩm chất them mỹ của thực tại khach quan,là một phương diện đặc biệt trong quan hệ them mỹ của con người Cái bi được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất trong bi kịch Nếu cái đẹp, cái cao cả có mặt trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật thì cái bi là một hiên tượng them mỹ đặc biệt, không có trong tự nhiên,chỉ tồn tại trong xã hội và trong nghệ thuật, bởi nó là một tình huống của con người trong cuộc sỗng xã hội loài người
1 Định nghĩa cái Bi
Cái bi là một trong nhũnghạm trù cơ bản của mỹ học, phản ánh giá trị thẩm
mỹ của con người đấu tranh cho những mục đích, lý tưởng nhân đạo bị thất bại trươc những lực lượng đối lập
Cái bi chỉ tồn tại trong quan hệ khách quan của xã hội với nhưng mâu thuẫn
xã hội căng thăng, không thể điều hòa được, trong cuộc đấu tranh với các lực lượng
tự nhiên, với các thế lực xã hội hoac ngay với bản thân con người muốn bằng ý chí
và hành động của mình thực hiện những lý tưởng tiến bộ, nhân đạo đã phải trả giá bằng những sự đau khổ hay hi sinh
Và để hiểu hơn về cái bi,chúng ta sẽ xem xét đến nội hàm của nó:
a Cơ sở khách quan:
Trang 2Cơ sở khách quan ,khách thể thẩm mỹ của quan hệ thẩm mỹ trong cái bi là
sự có mặt của những hiện tượng mâu thuẫn sâu sắc có tính khách quan giữa con người và tự nhiên, giữa các lực lượng đối kháng trong xã hội và mâu thuẫn gay gắt trong bản thân cá nhân riêng biệt tham gia vào các mâu thuẫn đó Đó là cuộc đấu trang quyết liệt, không khoan nhượng của những con người đại diện cho lý tưởng tiến bộ, nhân đạo và hành động chỉ vì sự phát triển thật sự của xã hội với các thế lực đang can trở hoạc phá hoại lý tưởng và hành động tốt đẹp,cao cả đó.Trong cuôc xung đột, “lực lượng chính nghĩa”, “Cá nhân lý tưởng”đã trực tiếp bị thất bại,bị đau khổ tột cùng hoặc them chí hy sinh chính là dấu hiệu của mâu thuẫn lịch sử_xã hội chưa được giải quyết và là kết quả có tính chất bi thảm của cuộc đấu tranh
b Cơ sở chủ quan:
Mặt chủ quan trong cái bi là một phức hợp của nhiều yếu tố và sắc thái khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, thuộc nhận thưc thẩm mỹ; do đó giá trị thẩm mỹ trong cái bi trở nên sâu sắc và phong phú ở đây, nhận thức thẩm mỹ và giá trị thẩm
mỹ chịu các quy định trực tiếp:
1) Tính phức tạp và quyết liệt của mâu thuẫn thuộc bản chất của khách thể với tư cách là đối tượng nhận thức,là cáI được chủ thể thẩm mỹ phản ánh
2) Sự tham gia chủ động tích cực đầy căng thẳng của toàn bộ các yếu tố tinh thần của con người
3) Tính chất,trình độ nhận thức thẩm mỹ chung có tính chất lịch sử_cụ thể,là cái phản ánh các điều kiện vật chất xã hội nhất định
Những quy định nói trên đã tạo nên quan hệ của chủ thể với khách thể của cái bi sự hòa hợp của nhiều yếu tố tình cảm thẩm mỹ mâu thuẫn nhau:-Sự thương xót, đồng cảm, -Sợ hãi,- Cảm phục, quý trọng, -Khinh miệt,căm ghét và -Niềm tin,
tự hào, sự hứng khởi trước sức mạnh bất khuất của con người Tình cảm thẩm mỹ đối với khách thể bi là một trong những tình cảm co xúc động mãnh liệt nhất,phức tạp nhất và sâu sắc nhất
Trang 3Giá trị thẩm mỹ của cái bi có ý nghĩa đặc biệt tích cực: “thanh lọc tâm hồn con người Đó là con người có đủ khả năng vượt qua mọi trở ngại trong bản thân mình và đã hành động chống lại cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, sẵn sàng đón nhậ mọi mất mát hi sinh Cái bi chân chính khi thể hiện những con người cao cả, anh hùng đau khổ hoặc hi sinh vì những lý tưởng giải phóng con người bao giờ cũng chỉ ra cái lôgic giả quyết những mâu thuẫn xã hội và sự toàn thắng của chính nghĩa Tất
cả các yếu tố trên đã trên tác động trở lại thế giới bên trong của bản thân chủ thể, hướng chủ thể tự ý thức, tự phát triển theo chiều chuẩn mực của lý tưởng xã hội -thẩm mỹ tiên tiến nhất Sự vận
c Động lực và sự phát triển
Triết học và mỹ học Mác-Lênin cho rằng,phạm trù cái bi có tính vận đông và phát triển do nó phản ánh sự vận động và phát triển của các hiện tượng mâu thuẫn của hiện thực xã hội và chịu tác động của hàng loạt các nhân tố xã hội khác nhau
2 Bản chất cái Bi
2.1 Quan điểm mỹ học cổ đại
Cũng như cái đẹp,cái bi là một phạm trù mỹ học có mặt từ rất sớm trong lịch
sử mỹ học Tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, Aistotle được coi là người có công đầu trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống về bản chất của cái bi Có thể tóm lược quan điểm của ông thành mấy phương diện sau:
1) Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội,nhưng nó phải thông qua cá nhân,qua tính cách của con người cụ thể
2) Nói đến “Bi kịch chân chính” là nói đến bi kịch của những con người có hành động nghiêm túc và cao thượng Nhân vật bi kịch phải là những người rất tốt Tốt nhất so với những người trong thực tế
3) Trong xung đột với cái xấu,những người tốt đẹp đó lại gặp điều bất hạnh 4) Nhưng cái chết của họ không uổng phí,họ được người đời ca ngợi, vẽ chân dung và khắc họa những chân dung đó thật đẹp,như một tấm gương cho người đời
Trang 45) Tấm gương đó là bài học đường đời, nó giúp con người tránh điều ác, làm điều thiện, vì bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi xót thương và khủng khiếp
6) Bi kịch còn khích lệ con người đấu tranh cho lý tưởng sống, thậm chí còn dám hi sinh cho lý tưởng ấy, đánh giá lý tưởng cao hơn sự sống của bản thân Chính vì vậy, có thể gọ bi kịch chính thống là thể loại: Anh hùng ca đẫm lệ
2.2 Quan điểm của Heghel
1) Bi kịch là kết quả của sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa tính cách bi kịch và hoàn cảnh Hoàn cảnh đó hoàn cảnh chung gắn liền với một tình huống có tính cách lịch sử
2) Tính cách bi kịch không phản lại mình,không phản lại những mục đich nguyên tắc của mình,them chí còn coi nó hơn mạng sống của mình
3) Cáichết trong bi kịch là sự khẳng định mục đích,nguyên tẵc của tính cách
bi kịch chứ không phải là từ bỏ nó
4) Xung đột bi kịch là loại xung đột không khoan nhượng,không thể thỏa hiệp là loại xung đột có ý nghĩa chủ yếu được sinh ra từ mâu thuẫn sâu sắc
2.3 Quan điểm mỹ học Mác-Lênin
Kế thừa và phát huy những thành tựu trong di sản lý luận mỹ học quá khứ, đặc biệt là những tư tưởng rất sâu sắc cua Aristotle và Heghel, mỹ học Mác-Lênin
đã xem xét bản chất cái bi trong mối quan hệ giữa xung đột, tính cách và cảm xúc trong cái bi
2.3.1 Xung đột trong cái bi
Cái bi trước hết gắn lion với xung đột.Mọi cái bi đều xuất phát từ xung đột A.Xung đột không khoan nhượng giữa những lực lượng đối lập:
Xung đột này được hình thành trên hai cơ sở.Thứ nhât,đó là xung đột mà mỗi bên trong đó đều tỏ ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sức mạnh để coi mình là hợp pháp và không chịu nhượng Thứ hai,đó là xung đột giữa những lý tưởng xã hội cao đẹp, những khát vọng chính đáng của con người - Những đòi hỏi tất yếu về
Trang 5mặt lịch sử, với khả năng thực tế, với hoàn cành thực tế không thể thực hiện lý tưởng và khát vọng đó Trong cuộc chiến không cân bằng lực lượng nhưng lại cũng không thể thỏa hiệp này, lực lượng chính phải chịu một kết cục bi thảm đó là cái chết
Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, các xung đột có tính chất tình huống thế giới đã diễn rất đa dạng với nhiều diện mạo khác nhau nhưng chung quy lại đều không nằm ngoài xung đột giữa những khát vọng chính đáng của con người với khả năng thực tế để thực hiện nó Trên con đường thực hiện khát vọng này,con người đã gặp những tình huống bi kịch sau:
1) Bi kịch của những nhân vật chết trong đêm trường đen tối:
Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối là một dạng thức bi kịch lịch sử có tính chất điển hình nhất Đây là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn Như vậy, bi kịch ở đây là bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cai cách mạng còn đang trong thế yếu Nhân vật bi kịch là những người dám đón nhận sứ mệnh cao cả
là hiến dâng cuộc đời mình để đốt lên ngọn đuốc làm bong tỉnh cả dân tộc, nhân loại còn đang đắm chìm trong giấc ngủ triền miên Tấm gương của họ trở thành trác tuyệt,cũng vì cái chết của họ không phải là cái chết trong bối cảnh đối địch thông thường của giai cấp lịch sử mà là cái chết trong bối cảnh vận động của lịch sử
2) Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh:
Đây vẫn là dạng bi kịch lịch sử, nhưng là bi của cái mới,cái tiến bộ, cách mạng đã thắng thế trong toàn cục nhưng một bộ phận của nó vẫn rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, khiến người anh hùng tạm thời bị sa cơ và tiêu vong thảm thương Hành động của các nhân vật anh hùng là một hành động hợp với yêu cầu lịch sử và khả năng thực hiện lý tưởng của họ đã mở rộng
3) Bi kịch của cái cũ:
Trang 6Đó là bi kịch của cái cũ trong cuộc đấu tranh chống lại cái mới đang nảy sinh, nhưng bản thân cái cũ vẫn chưa phải mất hết vai trò lịch sử, chưa trở thành hoàn toàn xấu, phản động; bản thân cái cũ vẫn còn tin vào tính chất hợp lý của nó; Những con người đứng ở phía chế độ cũ không phải là sự lầm lạc có tính cá nhân,
mà là sự lầm lạc có tính lịch sử toàn thế giới Vậy là, bi kịch ở đây là bi kịch của sự lầm lạc của chính cái cũ
4) Bi kịch của chính cái xấu:
Cái cũ đã thực sự trở thành cái xấu, nó cần bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, đó là nội dung cơ bản của bi kịch của chính cái xấu Giá trị mỹ học của bi kịch này là, người ta lấy sự khủng khiếp để nhắc nhở người ta không làm điều khủng khiếp
5) Bi kịch của sự nhầm lẫn,sự kém hiểu biết:
Đây là loại bi kịch xảy ra khi nhân vật bi kịch phảI đương đầu với đối tượng
mà chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đối tượng,nên cuối cùng phảI trả giá cho
sự nhầm lẫn,kém hiểu biết của mình bằng cáI chết
B Bi kịch của những khát vọng con người:
Loại bi kịch này nảy sinh dõung đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục nổi giữa những khát vọng chính đáng riêng tư của con người và khă năng không thể nào thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống Bi kịch này thể hiện những đau khổ, dằn vặt cá nhân, song đó lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh của con người nói chung, vì thế nó day dứt mãi lòng người
Như vậy, xung đột bi kịch bao giờ cũng xuất phát từ những đòi hỏ,khát vọng chân chính của con người Dù là khát vọng về một lý tưởng xã hội tốt đẹp-những khát vọng mang tầm vóc lịch sử hay những khát vọng chính đáng của cá nhân con người về tình yêu và hạnh phúc… thì nó đều thuộc về những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, phản như tính tất yếu khách quan, đều xuất phát từ những lý tưởng xã hội – thẩm mỹ tốt đẹp được quy định về mặt lịch sử và giai cấp
2.3.2 Tính cách bi kịch
Trang 7Vì xung đột bi kịch là những xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, cái tiến bộ với cáI phản tiến bộ nên nhân vật bi kịch trước hết phải là những người đại diện cho cái đẹp, lý tưởng Nhân vật trung tâm cho cái bi là cái đẹp Họ mang trong mình những phẩm chất cao cả, những khat vọng chân chính Nhân vật bi kịch sẽ phải luôn chứng tỏ mình là những tính cách mạnh mẽ, không hề tỏ ra yếu đuối và bị động trong những tình huống bất lợi, kể cả khi phải chiu một kết cục bi thảm, bởi họ quyết tâm đến cùng, trung thành với mục đích của mình, vẫn vững tin vào sức mạnh nghị lực
Như vậy, cái bi chỉ thực sự diễn ra khi nhân vật bi kịch có thái độ tích cực để cải tạo hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh Cái bi bởi vậy là sự mất mát của cái cao
cả, cái đẹp Những đau khổ mất mát mà nhân vật bi kịch phải gánh chịu là những cái giá phải trả trên con đường tìm kiếm hạnh phúc đầy chông gai và trở ngại mà nhân loại đã trải qua Cái chết của nhân vật bi kịch mặc dù đem lại tổn thất nặng nề cho lực lượng tích cực nhưng đó là cái chết để khẳng định sự sống, khẳng định lý tưởng cao đẹp mà vì nó những con người ưu tú đã ngã xuống Cái chết của các nhân vật bi kịch vì thế là những cái chết bất tử, những cái chết mang theo dấu ấn của những biến cố xã hội lớn lao, những cái chết tuân theo quy luật lịch sử
2.3.3 Cảm xúc bi kịch
Cảm xúc thẩm mỹ trong cái bi nảy sinh do cái chết của nhân vật tiến bộ, bởi vậy, so với cảm xúc của cái đẹp, cái cao cả, cái hai mang lại thì cảm xúc của cái bi gây ra cho con người là loại cảm xúc mãnh liệt nhất, có tác động sâu sắc nhất với con người Cái chết của nhân vật bi kịch là cái chết của lý tưởng, là cái chết khẳng định sự bất tử của”chất người chân chính”, bởi vậy, trong cảm xúc bi kịch, đắng sau những giọt nươc mắt đau đớn, xót thương, đồng cảm là niềm vui và sự phấn chấn Cái chết trong kịch chẳng những không làm con người bi quan, bi lụy mà trái lại nó vực con người đứng dâ ỵ từ trong đau thương mất mát, nó tạo nên sự hưởng ứng tích cực trong lòng người, củng cố niềm tin cho con người trong cuộc đấu trang chống lại những thế lực gây nên bi kịch, tôi luyện cho con người khả năng
Trang 8đương đầu với những bất hạnh, khổ đau, thúc đẩy con người đấu trannh vì hạnh phúc Như vậy, trong cảm xúc bi kịch, sự xót thương đồng cảm bao giờ cũng đi liền với niềm vui, niềm tự hào về những giá trị chân chính của cuộc sống, về sự bất tử của những khát vọng tốt đẹp, chính đáng của con người
Đến đây chúng ta có thể khái quát về bản chất cái bi như sau: Với tư cách là một phạm trù mỹ học, cái bi gắn liền với những xung đột có ý nghĩa xã hội giữa cái đẹp và cái xấu, cái tích cực cà cái tiêu cực mà kết quả là sự thất bại, tiêu vong của nhân vật tích cực – những con người đấu tranh đến cùng vì lý tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người, qua đó gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ tích cực, khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị chân chính của cuộc sống, kích thích con người hướng về phía trước
3 Cái Bi trong nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thái cao nhất của mối quan hệ giữa con người với hiện thực, vì thế cái bi cũng được biểu hiện trong nghệ thuật với tính chất tập trung điển hình nhất Cái bi có mặt trong hầu hết các thể loại nghệ thuật, đặc biệt là trong thể loại bi kich Trong nghệ thuật, đằng sau những bi kịch mà nó phản ánh bao giờ cũng hiện ra bức tranh xã hội rộng lớn Nhìn toàn cục bi kịch trong những sáng tạo nghệ thuật, bi kịch phản ánh sâu sắc các vấn đề đặt ra trong đời sống Vẻ đẹp trong
bi kịch là những vẻ đẹp nhân văn mà con người đã rút ra từ khinh nghiệm cay đắng của cuộc sống Ơ bi kịch, tất cả những gì nhất thời, mong manh vụn vặt đều bị gạt
bỏ, chỉ còn đọng lại những khát vọng mãnh liệt nhất, chân thực nhất nhưng cũng trí tuệ nhất
Trang 9Bài 2: Anh chị hãy làm sáng tỏ bản chất phạm trù cái bi
Phạm trù cái bi tiếng anh là “Tragic” Tiếng pháp là “Tragic que” có nghĩa cái chết là nỗi thống khổ, cái bi là một trong những phạm trù cơ bản, là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt Cái bi không có trong tự nhiên mà cái bi là phạm trù đặc trưng của con người, xã hội loài người Cùng với các phạm trù khác: Cái đẹp, cái hài… Phạm trù cái bi là một trong những thành tố tạo nên hệ thống khách thể thẩm
mỹ của con người
Bản chất của cái bi là nói tới cái xung đột, sự xung đột giữa cái xấu và cái đẹp, cái gian tà với cái chính nghĩa, bóng đêm và ánh sáng… Xua đi bóng đêm của cuộc sống con người
Phạm trù cái bi theo khía cạnh khác là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái thiện và cái ác Sự đấu tranh khắc nghiệt không khoan nhượng ấy dẫn tới sự hy sinh của các nhân vật và sự hy sinh của các nhân vật lịch sử là tấm gương kêu gọi mọi người đứng lên cho công bằng, cho lẽ phải, mà vì tất cả những điều tốt đẹp ấy Qua đó kêu gọi mọi người hướng về điều thiện diệt trừ những điều ác, ca ngợi những tấm gương những hình tượng điển hình của cái đẹp, cái cao cả
Sự xung đột trong bi kịch không phải là sự xung đột thông thường mà sự xung đột có ý nghĩa xã hội lịch sử đạo đức tâm lý Nó liên quan đến lẽ sống và tình đời rộng lớn của con người Do đó bi kịch là loại hình thẩm mỹ có ý nghĩa triết lý sâu xa Cuộc sống xung quanh con người đầy rẫy những bi kịch Xét trên bình diện
xã hội, đó là cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc, giữa các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái Xét ở góc độ nhỏ hơn đó là nỗi bất hạnh của thân phận mỗi cá nhân, của từng gia đình Có lẽ trong lịch sử dân tộc nước nhà, chúng ta thấy rõ phương diện này qua những câu chuyện ghi lại những nỗi đau thương mất mát An Dương Vương vì quá tin con rể mà rơi vào bi kịch mất nước, Thuý Kiều vì tình phụ tử mà tình duyên phải lỡ làng…
Trang 10Cái bi là mảng thẩm mỹ tồn tại lâu dài khắp nơi trong cuộc đấu tranh phát triển của con người Nó cùng với cái đẹp, cái hài, cái cao cả khái quát những mảng hiện thực thẩm mỹ cơ bản của con người Vì thế, trong mỹ học, cái bi là một trong bốn phạm trù cơ bản phản ánh một dạng đặc biệt của các quan hệ thẩm mỹ của con người
Cái bi nào cũng gắn liền với nỗi bất hạnh với cái chết cho nên Tsécneưsepxki, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga đã coi cái bi là sự buồn thương do chết chóc mang lại đối với Tsécneưsepxki, cái chết là chân lý vĩnh cửu của cái bi
Phải chăng mọi sự buồn thương do cái chết đem lại đều là cái bi? Đúng là cái
bi thường gắn liền với bất hạnh và chết chóc, nhưng không phải bất cứ sự bất hạnh
và chết chóc nào cũng là cái bi mang ý nghĩa thẩm mỹ Cái chết của bọn cướp nước
và bọn bán nước không hề tạo nên tình cảm của cái bi trong nhân dân ta Cái chết của Lý Thông bỉ ổi sở khanh, Bạc bà, Bạc hạnh Mã Giám Sinh không phải là cái chết gây lên cái xúc động bi kịch Chết chóc của bọn nhơ nhuốc, bẩn thỉu không để lại một ấn tượng nuối tiếc nào trong tâm trí loài người Nếu có chăng, chúng có dấu hiệu hài kịch Sự mất đi của chúng sẽ làm cho nhân loại đẹp đẽ và sạch sẽ hơn mà thôi
Tsécneưsepxki đã đúng khi ông gán cái bi với cái chết và nỗi tuyệt vọng của con người Nhưng cái chết sinh học và cái chết mang tính xã hội Có cái chết thì bất
tử và có cái sống thì nhem nhuốc tàn lụi Là một nhà duy vật trước Mác, Tsécneưsepxki chú ý nhiều đến ý nghĩa sinh vật của sự sống và cái chết Trong mỹ học của ông, chủ nghĩa nhân đạo đã hạn chế tầm nhìn về cái bi Có rất nhiều cái chết không hề có ý nghĩa bi kịch bởi nó ít ý nghĩa xã hội rộng lớn và tích cực Cái chết sinh học của những người ít hoá thân vào xã hội thường ít mang ý nghĩa thẩm
mỹ của cái bi
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến cái
bi nhưng nhìn chung chúng ta có thể phân thành 2 trường phái: