Tìm hiểu về RBS 3g ericsson, pasolink neo, switch layer 3
Trang 1TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC II
ĐÀI VÔ TUYẾN ĐÔNG TP.HCM
BÁO CÁO THỬ VIỆC
TÌM HIỂU VỀ RBS 3G ERICSSON, PASOLINK NEO, SWITCH LAYER 3
Thực hiện : Nguyễn Thanh Hải Hướng dẫn : Trần Văn Nam Đơn vị : Tổ 2 Đài vô tuyến Đông TP.HCM
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty Thông Tin Đi Động, Ban Lãnh Đạo Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu Vực II, Ban Lãnh Đạo Đài Vô Tuyến cùng các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài thử việc này
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tổ viễn thông 2 và anh Trần Văn Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện và truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua
Do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài này, mong các anh chị và ban lãnh đạo thông cảm và rất mong nhận được sự góp ý quý báo
Báo cáo được chia làm 4 phần chính:
Phần 1: Sơ lược về Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu Vực II và Đài Vô Tuyến Đông
tp.HCM
Phần 2: Tìm hiểu về node B 3G Ericsson
Phần 3: Tìm hiểu về truyền dẫn Pasolink NEO
Phần 4: Tìm hiểu về switch layer 3 đang sử dụng tại trung tâm
TpHCM, ngày … tháng … năm 2011
Nguyễn Thanh Hải
Trang 3NH Ậ N XÉT C Ủ A NG ƯỜ I H ƯỚ NG D Ẫ N
Người hướng dẫn (ký & ghi rõ họ tên) ………
Trang 4NH Ậ N XÉT C Ủ A BAN LÃNH ĐẠ O
Ban lãnh đạo (ký & ghi rõ họ tên) ………
Trang 5MỤC LỤC NỘI DUNG
MỤC LỤC NỘI DUNG i
PHẦN 1: KHÁI QUÁT TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC 2 8
I Trung tâm thông tin di động khu vực 2 (VMS 2) : 8
Hình 1 :Cơ cấu tổ chức trung tâm thông tin di động khu vực 2 9
II Cấu trúc đài Viễn thông Đông thành phố Hồ Chí Minh : 10
Hình 2 : Cấu Trúc Tổ Chức Đài Viễn Thông Đông thành phố Hồ Chí Minh 10
PHẦN 2 : TÌM HIỂU VỀ RBS ERICSSON 13
CH ƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ RBS 13
I VỊ TRÍ RBS TRONG MẠNG UMTS : 13
II NỀN TẢNG (PLATFORM) : 14
1 MẠNG LÕI (CORE) : 14
2 MẠNG VÀ XỬ LÝ KẾT NỐI : 15
3 HẠ TẦNG VẬT LÝ : 15
III KHÍA CẠNH VỀ CHỨC NĂNG : 16
1 NHÓM CHỨC NĂNG : 16
2 KIẾN TRÚC NODE B : 17
3 PHÂN HỆ CON RBS : 18
CH ƯƠNG 2 : CẤU TRÚC PHẦN CỨNG RBS 28
I MÔ HÌNH PHẦN CỨNG : 28
1 TỔNG QUAN CELLO : 28
2 MÔ HÌNH NODE : 28
II CABINET VÀ SUBRACK : 28
1 CABINET, TRƯỜNG KẾT NỐI VÀ SUBRACK : 28
2 TỔNG QUAN CÁC KHỐI GẮN VÀO ĐỐI VỚI TỦ RBS 3202 : 36
3 NHỮNG GIAO DIỆN SUBRACK NGOÀI : 41
Trang 64 GIAO DIỆN NHỮNG SUBRACK VỚI NHAU : 42
III NHỮNG CHỨC NĂNG ẤN ĐỊNH TRONG PHẦN CỨNG : 43
CH ƯƠNG 3 : TÌM HIỂU VỀ RBS 3206 59
I GIỚI THIỆU SƠ VỀ DÒNG RBS 3206 : 59
II KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG : 59
III CÁC THÀNH PHẦN TRONG TỦ RBS 3206 : 61
1 KHỐI VÔ TUYẾN (RU): 61
2 KHỐI LỌC (FU) : 62
3 SUBRACK VÀ CASSETTE SỐ : 62
4 KHỐI CẤP NGUỒN (PSU) : 64
5 KHỐI KẾT NỐI NGUỒN : 64
6 KHỐI PHÂN PHỐI NGUỒN (PDU) : 65
IV CẤU HÌNH : 65
1 CẤU HÌNH TỔNG QUÁT : 65
2 BĂNG TẦN SỐ : 65
3 CẤU HÌNH VÔ TUYẾN : 66
4 CẤU HÌNH TRUYỀN DẪN : 67
V THÔNG SỐ KỸ THUẬT : 68
1 THÔNG SỐ VÔ TUYẾN : 68
2 THÔNG SỐ NGUỒN : 69
3 KÍCH THƯỚC CABINET : 70
4 TRỌNG LƯỢNG CABINET : 70
CH ƯƠNG 4 : TÌM HIỂU VỀ RBS 3418 71
I GIỚI THIỆU SƠ VỀ DÒNG RBS 3418 : 71
II KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG : 71
III CÁC THÀNH PHẦN TRONG TỦ RBS 3418 : 73
1 KHỐI CHÍNH (MU) : 73
Trang 72 KHỐI VÔ TUYẾN TỪ XA (RRU) : 76
3 GIAO DIỆN KẾT NỐI QUANG (OIL) : 77
IV CẤU HÌNH : 77
1 CẤU HÌNH VÔ TUYẾN : 77
2 CẤU HÌNH TRUYỀN DẪN : 80
V THÔNG SỐ KỸ THUẬT : 80
1 THÔNG SỐ VÔ TUYẾN : 80
2 THÔNG SỐ NGUỒN : 81
3 KÍCH THƯỚC CABINET : 82
4 TRỌNG LƯỢNG CABINET : 82
CH ƯƠNG 5 : PHẦN MỀM - ELEMENT MANAGER - VẬN HÀNH BẢO D ƯỠNG RBS 84
I Giới thiệu tổng quan : 84
1 Khả năng giao tiếp : 84
2 Cấu hình : 84
3 Điều kiện bắt buộc cho mạng trong việc cấu hình tại trạm: 84
II Các bước cấu hình tại trạm (on-site) : 85
1 Bật nguồn tủ RBS : 85
2 Cấu hình Thin Client : 85
3 LOA D file script AOM: 87
4 LOAD file script SE : 90
5 Chạy File IUB: 92
6 Back up configuration version( CV) : 93
7 Xác minh trạng thái LED : 96
8 Kiểm tra luồng : 97
PHẦN 3 : TÌM HIỂU VỀ NEO PASOLINK 100
I GIỚI THIỆU SƠ VỀ NEO PASOLINK : 100
Trang 8II CÁC TÍNH NĂNG CỦA NEO PASOLINK : 102
1 CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN VÀ HIỆU SUẤT RẤT CAO : 102
2 NÂNG CAO ĐỘ LỢI CỦA HỆ THỐNG VÀ HIỆU QUẢ PHỔ : 102
3 CÀI ĐẶT DỄ DÀNG VÀ NHANH CHÓNG : 102
4 ĐÁP ỨNG NHANH TẦN SỐ VÀ DỄ DÀNG HIỆU CHỈNH: 102
5 HỆ THỐNG LINH HOẠT : 103
6 DỄ DÀNG BẢO DƯỠNG : 103
7 TÍNH NĂNG TỰ ĐỘNG BẢO VỆ (TÙY CHỌN ) APS : 103
8 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MẠNG PASOLINK (PNMSj) : 104
9 ĐẦU CUỐI QUẢN LÝ MẠNG PASOLINK (PNMTj) : 104
10 CẤU HÌNH GẮN KẾT ODU LINH HOẠT : 104
III MÔ TẢ SƠ ĐỒ KHỐI NEO PASOLINK : 104
1 Thiết bị thu – phát (ODU) : 104
2 IDU : 105
3 Cáp đồng trục : 107
4 Nguồn cung cấp : 107
IV HỆ THỐNG QUẢN LÝ MẠNG : 110
1 T ỔNG QUAN : 110
2 CÁC TÍNH NĂNG : 112
V PHẦN MỀM VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG : 114
1 PNMT : 114
2 PNMS : 126
PHẦN 4 : CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH S5300 138
I GIỚI THIỆU VỀ DÒNG SWITCH S5300 : 138
1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ : 138
2 CÁC DÒNG SWITCH S5300 : 138
3 ĐẶC TÍNH CỦA THIẾT BỊ : 140
Trang 9II CẤU HÌNH CƠ BẢN CHO SWITCH S5300 : 145
1 Các lệnh cơ bản sử dụng trong S5300 : 145
2 Ví dụ cấu hình thực tế sử dụng S5300 : 146
PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 150
Trang 12PHẦN 1: KHÁI QUÁT TRUNG TÂM
I Trung tâm thông tin di động khu vực 2 (VMS 2) :
Được thành lập năm 1995.Có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm khai thác và kinh doanh mạng di động tại khu vựcthành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Nhằm nâng cao hiệu quả quá trình quản lý và xử lý thông tin theo quy trình quản lý điều hành 7.5-01 của Công Ty, quy chế điều hành của Tổng Công ty
Bộ phận điều hành điều hành trực tiếp (hỗ trợ, chỉ đạo, tiếp nhận kết quả) các bộ phận trực thuộc phòng, đài: Tổ tối ưu, Các ca trực, Các tổ viễn thông vùng, Tổ bảo dưỡng mạng triển khai các công việc liên quan đến công tác điều hành
Phòng Điều hành kỹ thuật, Đài Điều hành, Đài Viễn thông Đông thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ theo yêu cầu của bộ phận điều hành
Bộ phận điều hành được quyền quan hệ với các đơn vị thuộc trung tâm thông tin di động khu vực 2, các đơn vị liên quan trong công tác điều hành mạng lưới
Trang 13Hình 1 : Cơ cấu tổ chức trung tâm thông tin di động khu vực 2
Trang 14II C ấu trúc đài Viễn thông Đông thành phố Hồ Chí Minh :
Hình 2 : Cấu Trúc Tổ Chức Đài Viễn Thông Đông thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng
Đài Viễn Thông Đông thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sản xuất trực tiếp thuộc Trung tâm thông tin di động khu vực 2, có chức năng giúp Giám đốc trung tâm thực hiện các công tác sau:
Quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống mạng vô tuyến BSS
tính từ giao diện A Interface đến Air Interface bao gồm các TC (Transcoder), BSC, BTS, Microcell, Picocell, Repeater, các thiết bị vô tuyến khác, hệ thống truyền dẫn và các thiết bị
đo vô tuyến
Phối hợp giám sát, lắp đặt, nghiệm thu, phát sóng các thiết bị của các Phase phát triển thuộc phạm vi công việc được giao
Trang 15Ứng cứu, xử lý sự cố trên mạng lưới bảo đảm thông tin liên lạc Quản lý, thanh toán các hợp đồng thuê nhà trạm, thuê cột anten, bảo vệ, điện và nhiên liệu đối với các trạm, tuyến truyền dẫn…
Nhiệm vụ
Quản lý lao động, toàn bộ tài sản, công cụ, dụng cụ được giao, vật tư và trang thiết bị thuộc đơn vị mình phụ trách và sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, của ngành, của Công ty
Quản lý toàn bộ thiết bị trên mạng (kể cả trạm BTS và thiết bị truyền dẫn tại các tổng đài), thiết bị, dụng cụ phương tiện kỹ thuật… được Trung tâm giao quản lý
Quản lý cấu hình kết nối, các thông số, tham số tất cả các trạm, tuyến truyền dẫn đượcgiao Theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động của mạng lưới, báo cáo tình hình chất lượng theo phân cấp Thực hiện các công tác thay đổi trên mạng và các công tác nhằm duy trì và nâng cao chất lượng mạng lưới
Theo dõi, kiểm tra thường xuyên sự hoạt động của các trạm BTS, các tuyến truyền dẫn, các công trình, thiết bị phụ trợ, báo cáo khi phát hiện điều bất thường Thực hiện điều chỉnh, sửa chữa phục vụ tốt nhất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh
Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị thông tin, nhà trạm và các thiết bị phụ trợ trên mạng thông tin di động Mobifone khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức khắc phục mọi sự cố trong thời gian ngắn nhất Bảo đảm thông tin liên lạc liên tục trên mạng Tiến hành sửa chữa thiết bị thông tin, thiết bị phụ trợ … khi có hư hỏng Thực hiện công tác an ninh bảo mật, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, bảo đảm mọi điều kiện về nhiệt độ, môi trường và an toàn cho các thiết bị thông tin hoạt động tốt
Phối hợp thực hiện, theo dõi, kiểm tra, lắp đặt hoặc giám sát lắp đặt thiết bị mới theo các kế hoạch của Công ty và Trung tâm Quản lý, thanh toán các hợp đồng đặt trạm, cột anten, điện, nhiên liệu theo đúng thời hạn và quy định
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đúng quy định Tuân thủ cơ chế điều hành thông tin (Điều hành Công ty → Điều hành Trung tâm → Đài Điều hành / Đài Viễn thông Đông thành phố Hồ Chí Minh) trong hoạt động vận hành, khai thác, nâng cấp phát triển, tối ưu mạng lưới và xử lý các sự cố
Trang 16Xem xét, trình Lãnh đạo Trung tâm khen thưởng hoặc kỷ luật kịp thời đối với tập thể
và cá nhân của đơn vị có thành tích hoặc vi phạm các quy định, không hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trang 18 Cello là một sản phẩm cơ bản mà từ đó người ta có thể phát triển thành nút mạng chuyển mạch ATM như là là trạm vô tuyến cơ bản Nó bao gồm một hệ thống truyền dẫn ATM, một hệ thống điều khiển viễn thông phân phối theo thời gian thực và một hệ thống quản lý mạng lưới
Cello cung cấp các công cụ và hướng dẫn để phát triển phần mềm và phần cứng cho nút chuyển mạch ATM
Cung cấp các giao diện quản lý cho các phần mềm ứng dụng
Cung cấp các giao diện quản lý dựa trên CORBA, HTTP, Telnet
và FTP
Xử lý các dữ liệu trực tuyến
iii Quản lý dựa trên định tuyến IP :
Trang 19 Cho phép khả năng để tiếp cận một nút từ nút khác với các lệnh quản lý cục bộ
Chuyển mạch không gian của các cell qua nhiều subrack trong nút Một nút mạng nội bộ của khối chuyển mạch sẽ xuất hiện tại Core như là một switch với một không gian địa chỉ chung cho toàn bộ nút
2 MẠNG VÀ XỬ LÝ KẾT NỐI :
i DỊCH VỤ TRUYỀN TẢI :
Thiết lập và giải phóng những yêu cầu kết nối AAL điểm – điểm Nút và mạng lưới bên ngoài hỗ trợ kết nối AAL2, còn các nút bên trong hỗ trợ kết nối AAL0 và AAL5
Mạng định tuyến
Quản lý lưu lượng
Thiết lập và giải phóng các kết nối chéo ATM VC trong nút
Hỗ trợ cho các đầu cuối cấu hình AAL0 và AAL5
ii DỊCH VỤ BÁO HIỆU :
Báo hiệu Q.2630.1 cho các kết nối AAL2
Lớp kết nối báo hiệu UNI-SAAL
Trang 20 Các khối định thời cho quá trình đồng bộ mạng
Hỗ trợ PDH/SDH dựa trên ATM và STM ET (1.5 – 155 Mbps)
1 NHÓM CHỨC NĂNG :
Nhóm chức năng về nền tảng
Nhóm chức năng về truyền tải vô tuyến
Nhóm chức năng đồng bộ
Nhóm chức năng điều khiển lưu lượng
Nhóm chức năng quản lý cấu hình
Nhóm chức năng quản lý lỗi
Nhóm chức năng chịu tải
Nhóm chức năng quản lý hiệu suất
Nhóm chức năng giao diện người dùng
Nhóm chức năng cơ sở hạ tầng
Trang 21Hình 4: C ấu trúc node B về chức năng
2 KIẾN TRÚC NODE B :
Kiến trúc RBS tổng quát được mô tả trong dưới đây Về cơ bản, chức năng được chia thành hai phần chính Nhóm chức năng mặt phẳng người dùng bao gồm truyền dẫn, băng gốc, vô tuyến và các bộ phận
gần anten Nhóm còn lại là nhóm chức năng mặt phẳng điều khiển có chức năng cho cả lưu lượng và vận hành, bảo dưỡng Đóng vai trò làm
cơ sỡ có chức năng cơ sỡ hạ tầng và nền tảng làm cho tất cả các bộ phận phù hợp với nhau
Trang 22Hình 5: Tổng quan về kiến trúc node B
Trang 23Hình 6 : Phân hệ con RBS
i BCLRS, Base Station Control & Logical Resource Support:
Giao thức NBAP là giao thức đầu cuối trong khối BCLRS, nó xử lý các chức năng liên quan sau đây :
Các thủ tục phổ biến
Thiết lập/cấu hình lại/xóa kênh truyền tải chung
Kiểm tra và yêu cầu kiểm tra
Đo lường chung
Báo tình trạng tài nguyên
Cập nhật thông tin hệ thống
Thiết lập/giải phóng kết nối vô tuyến
Reset
Các thủ tục dành riêng :
Trang 24 Thêm/xóa kết nối vô tuyến
Cấu hình lại kết nối vô tuyến
Điều khiển công suất đường xuống DL
Đo lường dành riêng
Chế độ nén
Phục hồi kết nối vô tuyến lỗi
Các chức năng điều khiển RBS:
Quản lý định thời
Phân phối và cung cấp nguồn
Điều khiển hệ thống làm lạnh
Điều khiển cell
ii EQC, Equipment Control :
EQC quản lý kiểm soát các thiết bị phần cứng cụ thể của RBS (ví dụ như : TRXB, TXB, RAXB, RFIFB, MCPA và AIUB) EQC có các chức năng chính sau đây :
Vận hành và bảo trì của các mạch thiết bị và các đơn vị phụ trợ Cài này bao gồm các chức năng như tải dữ liệu,
khởi động, giám sát và kiểm tra các board
Quản lý thiết bị node theo dõi tất cả các thiết bị cụ thể của RBS như các subrack, dây cáp và NPU Các thông tin được xử lý là các đặc tính của các đơn vị/cáp và quan hệ giữa các đơn vị/cáp
Quản lý các quá trình xử lý khối và thiết bị Nguồn tài nguyên thiết bị được sử dụng bởi các chức năng lưu lượng và vận hành, bảo dưỡng khi một board đã được bắt đầu Khi board thiết bị lỗi, các thiết bị trên
Trang 25board đó sẽ trở thành disable.Tức là, nguồn tài nguyên thiết bị được thực hiện không có sẵn để sử dụng.
Định tuyến, truyền tải, và chuyển đổi của các bản tin thiết
bị
iii BCP, Board Control Part :
BCP là phân hệ trong RBS mà chức năng như một chất kết dính
để làm cho Cello và các phần ứng dụng cụ thể của board phù
hợp với nhau BCP bao gồm các phần sau:
Nền BP bao gồm các đơn vị chức năng phần mềm nằm trên các bộ vi xử lý board cũng như là các thiết bị phần cứng
Khối điều khiển board chung chứa các chức năng xử lý các giao diện CBCI và RBCI
Nền DP là giao diện phần mềm và các chức năng như OSE trong DSP
Nền XP bao gồm một đơn vị phần cứng gọi là AUM gồm một vi xử lý và giao tiếp với phần cứng bằng RS485
iv UBP, Uplink Baseband Processing :
Quá trình xử lý kênh truyền tải đường lên :
Khử đan xen đầu tiên
Giải mã
Kiểm tra CRC
Giải kết nối tốc độ
Chế độ nén
Đo lường BLER
Đo lường BER
Trang 26 Quá trình xử lý kênh vật lý đường lên :
Phân kênh truyền tải
Khử đan xen lần hai
Bộ nhận RAKE (bao gồm chuyển giao mềm)
Bộ dò đo BER kênh vật lý
Bộ dò đo SIR và lỗi SIR
Đo lường độ trễ truyền sóng trên kênh PRACH
Quá trình xử lý tần số và sector định hướng đường lên :
Phân cực thu :
Điều khiển công suất kênh dành riêng :
Hỗ trợ điều khiển công suất lặp ngoài đường lên
Giao thức khung Iub
Đồng bộ khung :
Đồng bộ giao diện vô tuyến đường UL
Bộ đệm khung bao gồm các khung điều chỉnh thời gian
Gửi tín hiệu khung điều khiển đồng bộ đường lên
Chức năng điều khiển lưu lượng :
Hỗ trợ kênh dành riêng và kênh dùng chung liên quan, các chức năng điều khiển liên quan đến cell
Chuyển giao giữa các board :
Di chuyển các kết nối vô tuyến đường lên giữa khối DEM hoặc mạch RAX
Chức năng CM và FM của RBS cũng như các chức năng vận hành bảo dưỡng cụ thể cho RAXB cũng là một phần của phân
hệ này Phân hệ này được thể hiện trên một board :RAXB
v DBP, Downlink Baseband Processing :
Quá trình xử lý kênh truyền tải đường xuống :
Trang 27 Đan xen đầu tiên.
Mã hóa
Đính kèm mã CRC
Kết nối tốc độ
Chế độ nén
Quá trình xử lý kênh vật lý đường xuống :
Dồn kênh truyền tải
Đan xen lần hai
Điều chế và lan truyền
Điều khiển công suất
Kết hợp cell
Bộ dò đo công suất mã phát
Điều khiển công suất kênh dành riêng :
Hỗ trợ điều khiển công suất lặp ngoài đường xuống
Giao thức khung Iub đầu cuối đường xuống
Đồng bộ khung :
Đồng bộ giao diện vô tuyến đường DL
Bộ đệm khung bao gồm các khung điều chỉnh thời gian
Gửi tín hiệu khung điều khiển đồng bộ đường xuống
Chức năng điều khiển lưu lượng:
Hỗ trợ kênh dành riêng và kênh dùng chung liên quan, các chức năng điều khiển liên quan đến cell
Chức năng CM và FM của RBS cũng như các chức năng vận hành bảo dưỡng cụ thể cho TXB cũng là một phần của phân hệ này Phân hệ này được thể hiện trên một board : TXB
vi CBD, Clock- and Baseband Signal Distribution :
Trang 28 Phân phát tín hiệu xung clock tham chiếu: Tạo ra tín hiệu RF, chip, symbol tham chiếu và phân phát tín hiệu đồng bộ bên trong RBS
Đồng bộ node : Nhận và gửi các khung điều khiển sự đồng bộ node đường DL/UL trên AAL0
Đồng bộ khung : Bù cho sự trễ của khung
Phân phát tín hiệu cho khối băng gốc
Đồng bộ mạng: Đồng bộ RBS với bộ nhận GPS
Định vị thuê bao
Những board sau là 1 phần của phân hệ CBD: TUB, RFIFB, BBIFB Backplane của Subrack BB và RF cũng được bao gồm trong CBD
vii TRP, Transmit and Receive Processing :
Xử lý tần số và sector định hướng DL/UL :
Chuyển đổi DA/AD
Điều chế và giải điều chế vô tuyến
Giới hạn công suất ngõ ra trung bình
Điều khiển độ lợi tự động
Bộ dò đo kiểm tổng công suất đường xuống
Bộ dò đo kiểm mức nhiễu đường lên
Điều khiển cell :
Hiệu chỉnh công suất ngõ ra
Hiệu chỉnh độ lợi phát
Thiết lập / giải phóng cell
Đồng bộ khung :
Bù độ trễ
Trang 29 Chức năng liên kết độ trễ tương tự đường lên (Liên kết giữa 2 nhánh thu)
Phân hệ này được thể hiện trong các board sau : TRXB và RFIFB
viii ANP, Antenna Near Parts :
Xử lý tần số và sector định hướng DL/UL :
Khuếch đại vô tuyến DL/UL
Bộ dò đo kiểm công suất ngõ ra
Khởi tạo sector
Điều chỉnh Tilt điện từ xa
Kiểm soát ASC
Cơ khí và đơn vị xử lý không cấu hình của Anten: Hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài gắn trên cột/tháp không thể điều khiển như TMA
Khối cấu hình phụ : Hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài gắn trên cột/tháp có thể điều khiển như ASC, RETU
Đồng bộ khung : Hỗ trợ bù độ trễ DL
Phân hệ này thể hiện trong 4 khối sau : AIUB, MCPA, ASC, RETU
ix MPE, Mechanics, Power and Environment :
Khối điều khiển nguồn, PCU
Khối cung cấp nguồn, PSU
Khối tụ, CU
Trang 30 Khối nguồn dự phòng, BFU
Subrack quạt
Tủ cabinet
Cáp
Khối kết nối cảnh báo ngoài, EACU
Khối kết nối nguồn AC, ACCU
Khối điều hòa, CLU
Phân hệ MPE đóng 3 vai trò chính : Phân phối và cung cấp nguồn; Kiểm soát
hệ thống làm mát; Các cảnh báo ngoài
x BOAM, Base Station Operation and Maintenance :
BOAM là một sự thích nghi giữa lớp tài nguyên MP (thực hiện bởi BC, LRS và EQC) với giao diện đối tượng được quản lý Vì vậy BOAM đóng vai trò trong tất cả các chức năng cụ thể của RBS, giao diện Mub
Hoạt động quản lý đối tượng nhận được trên Mub được chuyển vào các hoạt động trên các đối tượng tài nguyên
Điều này được thực hiện thông qua các đối tượngquản lý thích ứng (MAOs) được tổ chức bởi BOAM có thể truy cập từ một trong hai RANOS hoặc quản lý một phần từ nút thông qua các đối tượng dịch vụ Cello thực hiện cấu hình dịch vụ IRP
xi BEM, Base Station Element Management :
BEM thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý các thành tố trong RBS
Phân hệ bao gồm các thành phần được sử dụng cho việc quản lý các thành tố RBS BEM bao gồm các trang web (HTML) cũng
Trang 31như các applet Java và nó sử dụng như giao diện để quản lý các đối tượng được cung cấp bởi BOAM
Trang 32CHƯƠNG 2 : CẤU TRÚC PHẦN CỨNG RBS
1 TỔNG QUAN CELLO :
Cello là một nền tảng cho những ứng dụng có tính sẵn sang cao được
sử dụng để phát triển các nút dựa trên gói dữ liệu, ví dụ chế độ truyền bất đồng bộ (ATM) và nút dựa trên IP cho RBS hoặc RNC
Cello cung cấp các công cụ và hướng dẫn để phát triển phần cứng và phần mềm tùy chọn cho nút, ví dụ về các thuật toán vô tuyến, những chương trình giám sát và bảng thiết bị
Phần này mô tả cấu trúc phần cứng của RBS , không chỉ nói về phần Cello RBS mà còn đề cập tới những thiết bị tần số vô tuyến
2 MÔ HÌNH NODE :
Một subrack bao gồm những khối gắn vào (PIU) khác nhau, như là những mạch xử lý, những mạch chuyển mạch lõi (SCB), những mạch đầu cuối (ET) khác nhau và những mạch thiết bị được gắn vào bảng nối
đa năng (backplane)
Một subrack bao gồm tới 28 khe cắm trong đó 2 khe sử dụng cho những mạch SCB (duy nhất) cũng bao gồm khối phân phối nguồn Hai trong số các khe cắm thiết bị thì được trang bị đặc biệt hỗ trợ cho TU Một subrack cũng có thể bao gồm một hoặc nhiều mạch xử lý tùy thuộc vào công suất xử lý và cấp độ dự phòng
Một trong số các subrack đóng vai trò như một subrack trung tâm để
kết nối những subrack với nhau khi nút có nhu cầu mở rộng
1 CABINET, TRƯỜNG KẾT NỐI VÀ SUBRACK :
Trang 33i CẤU TRÚC CABINET :
Hình 7 : Tổng quan cabinet đặc trưng RBS 3202
ii TRƯỜNG KẾT NỐI :
Trang 34Hình 8 : Trường kết nối
Như thể hiện trong hình 3, thiết bị nào đó được kết nối vào Trường kết nối Điều này chủ yếu dành cho các thiết bị nằm ở ngoài tủ RBS (ngoại trừ cho các CU) Trường kết nối được đặc trên đầu tủ cabinet và nó có thể có những cái nhìn khác nhau phụ thuộc vào cấu hình
Ngoại trừ các kết nối đến anten, có 22 vị trí kết nối có thể thay đổi linh hoạt Ví dụ như ET-M4 hoặc ET-M1 được sử dụng
iii SUBRACKS:
Trang 35 Tủ RBS (macro) được xây dựng với một hoặc nhiều tủ cabinet phụ thuộc vào cấu hình trạm Mỗi cabinet được trang bị những subrack chứa các khối PIU
Có 4 loại subrack trong tủ RBS :
Subrack nguồn : Cung cấp và điều khiển nguồn
Subrack băng gốc (BB) : Quá trình xử lý điều khiển chính và xử lý băng gốc
Subrack cao tần (RF) : Xử lý cao tần và bao gồm các card thu phát TRXB và giao diện với anten
Subrack MCPA :Khuếch đại công suất
Subrack nguồn chỉ sử dụng cho tủ RBS 3201 Trong trường hợp nguồn cung cấp bên ngoài (RBS 3202), một bộ tụ (CU) sẽ được đặt ở vị trí trên đầu của cabinet
Subrack BB hay RF đều dựa trên nền tảng Cello trong đó bao
gồm một bảng nối đa năng ATM và những khối SCB cho việc trong thông trong 1 subrack cũng như những subrack với nhau
Phụ thuộc vào chiều rộng của board, mỗi subrack có thể được trang bị lên đến 28 board
iv SUBRACK NGUỒN VÀ BỘ TỤ (CU) :
Subrack nguồn được chứa trong hệ thống của tủ RBS Trong RBS 3201, subrack nguồn được tích hợp trong tủ RBS Nếu công suất nguồn bên ngoài được sử dụng, subrack nguồn sẽ được nằm ở cabinet Power và Battery
Đối với RBS 3201, nguồn cung cấp bên trong :
Trang 36Hình 9: Bộ tụ cung cấp -48 VDC
Đối với RBS 3202, nguồn cung cấp bên ngoài :
Hình 10 : Subrack nguồn cung cấp +24 VDC
v SUBRACK BĂNG GỐC (BB) :
Subrack BB bao gồm đầu cuối giao diện ATM bên ngoài cũng như tất cả chức năng trong vùng băng gốc ngoại trừ việc xén công suất, điều chỉnh độ lợi và độ trễ cái mà được đặt trong khối
RF Chức năng BB là đầu cuối giao thức khung, mã hóa/giải mã, quá trình tìm kiếm và xử lý truy cập ngẫu nhiên Subrack sẽ được trang bị khác nhau tùy thuộc subrack trung tâm hay mở rộng
RBS 2HW :
Trang 37Hình 11 :Subrack BB đối với RBS 2 HW
Hình 12 :Subrack BB đối với RBS 3 HW
Trang 38 Giữa RBS 2HW và RBS 3HW có khả năng sử dụng những bảng RAX khác nhau cho cấu hình khác nhau nhưng vị trí khe cắm là
cố định
vi SUBRACK CAO TẦN (RF) :
Subrack RF bao gồm tất cả phần cứng liên quan đến quá trình
xử lý RF, ngoại trừ khối khuếch đại công suất và khối tùy chọn TMA/ASC Subrack RF kết nối tới các phần còn lại của RBS thông qua ISL, cáp gamma, nguồn, định thời và RF
Hình 13 :Subrack RF
vii SUBRACK KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ĐA SÓNG MANG
(MCPA) :
Trang 39Hình 14 : Subrack MCPA
viii MỞ RỘNG CABINET ( NHỮNG KẾT NỐI CELLO) :
Những subrack Cello phải được kết nối với nhau trong cấu hình ngôi sao và một trong những subrack BB đóng vai trò như subrack trung tâm Trong trường hợp cấu hình lớn hơn khi mà dùng hơn 5 subrack thì SCB phải được gắn them vào subrack chính
Trang 40Hình 15 :K ết nối nhiều subrack
Mỗi cabinet có thể xử lý 6 cell sóng mang nhưng lại bị giới hạn bởi 3 sector trong mỗi subrack RF Subrack RF được tổ chức trên mỗi sector dựa vào những kết nối anten trong khi subrack
BB được tổ chức cho mỗi tần số dựa vào quá trình chuyển giao mềm và điều khiển công suất nhanh
Những subrack BB và RF trong mặt phẳng người dùng kết nối với nhau thông qua BBIFB – RFIFB Có 2 kết nối vật lý song công cho mỗi board, mỗi dữ liệu người dùng được phát cho 3 cell sóng mang Bằng cách sử dụng các kết nối chéo giữa các
cabinet, ta có thể xây dựng một cấu hình lớn hơn
2 TỔNG QUAN CÁC KHỐI GẮN VÀO ĐỐI VỚI TỦ RBS
3202 :
RBS 3202 bao gồm các thiết bị phần cứng sau :