PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 5,0 điểm Câu 1 2,0 điểm: Anh/chị hãy tóm tắt khoảng 20 dòng và nêu chủ đề truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp.. Câu 2 3,0 điểm: Hãy viết m
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
THANH HÓA KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN- Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề có 03 câu, gồm 01 trang
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/chị hãy tóm tắt (khoảng 20 dòng) và nêu chủ đề truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp
Câu 2 (3,0 điểm):
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về câu ngạn ngữ Hy Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
II PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua nhân vật người đàn bà
hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12,
tập hai, NXB Giáo dục, 2008)
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
(Theo Tố Hữu, Việt Bắc; Ngữ văn 12, Nâng cao, tập một,
NXB Giáo dục, 2008, trang 85)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
HẾT
-Số Báo danh
………
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPTNĂM HỌC 2010-2011
MÔN: Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)
I Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm)
II Đáp án và thang điểm
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1
(2,0 đ) Tóm tắt và nêu chủ đề truyện ngắn “Số phận con người” của Sô -lô -khốp
a Tóm tắt:
- Tác giả gặp Xô-cô-lốp trên bến đò và được anh kể cho nghe cuộc
đời mình: Trước chiến tranh, Xô-cô-lốp có một gia đình hạnh phúc
với vợ và ba con Chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp ra mặt trận rồi bị
thương Bị phát xít bắt làm tù binh và bị tra tấn dã man Cuối cùng,
anh trốn thoát và tìm về đơn vị
0,25
- Lúc này, anh mới hay tin vợ và hai con gái đã chết vì bom của
phát xít Niềm hi vọng duy nhất của anh lúc này là cậu con trai là
đại úy pháo binh Nhưng con trai anh hi sinh đúng vào ngày chiến
tranh kết thúc
0,25
- Giải ngũ, Xô-cô-lốp về quê của một đồng đội sinh sống và làm
nghề lái xe tải Anh chìm đắm trong nỗi buồn và men rượu 0,25
- Tại đây, Xô-cô-lốp gặp cậu bé mồ côi Va-ni-a Anh nhận cậu làm
con, trái tim anh dần ấm lại Không may, bị mất việc, hai bố con
Xô-cô-lốp phải tìm nơi ở mới Anh luôn giấu nỗi buồn để đem lại
niềm vui cho Va-ni-a
0,25
b Chủ đề:
- Tác phẩm tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau
chiến tranh; thể hiện lòng khâm phục và niềm tin ở tính cách Nga
kiên cường, nhân ái
0.5
- Từ đó khẳng định: ý chí và nghị lực của con người có thể khắc
phục mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua số phận éo le 0.5
Lưu ý: Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ
các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa
Câu 2
(3,0 đ)
Trình bày suy nghĩ của về câu câu ngạn ngữ Hy Lạp: “Cái rễ
của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
a Yêu cầu về kĩ năng:
Trang 3Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng
phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Giải thích câu nói và nêu được vấn đề cần nghị luận: Trong học
tập, phải trải qua những cay đắng mới nhận được thành tựu ngọt
- Suy nghĩ về vấn đề câu nói đặt ra: Quá trình học tập của con
người không phải là đơn giản mà còn có rất nhiều những gian nan,
- Bình luận – Chứng minh:
+ Học tập là một quá trình khổ luyện kéo dài Trong học tập, có rất
nhiều khó khăn, thử thách mà con người phải vượt qua
+ Con người cần có sự kiên trì, ý chí, bản lĩnh trong học tập Phải
có phương pháp và những sự hỗ trợ hợp lí Phải có ý thức tự giác
+ Cần phải nỗ lực vượt qua những khó khăn ấy vì bù lại sẽ là thành
quả đẹp đẽ
+ Phê phán một số hiện tượng: ỷ lại, chây lười, chủ quan, thỏa mãn
trong học tập
1,5
- Bài học liên hệ:
+ Cần phải tự giác, chủ động trong học tập
+ Có ý thức tìm tòi, học hỏi, vươn lên trong học tập
0,5
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
nhận
II PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3.a
(5,0 đ) Theo chương trình Chuẩn: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thông qua nhân vật
người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu
a Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi;
biết cách phân tích một hình tượng nhân vật Kết cấu chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 0,5
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Người đàn bà hàng chài là một
thân phận chịu nhiều nỗi đau Nhưng trên hết, đó là biểu tượng của
một tâm hồn phụ nữ giàu tình yêu thương, lòng vị tha, đức hi sinh
- Là người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu đớn đau về thể xác: bị
chồng đánh nhưng không hề kêu la mà bình thản đón nhận 0,75
- Là người thấu hiểu và cảm thông với chồng: chị hiểu rõ bản chất
của chồng mình và hiểu vì sao chồng hay đánh đập chị 1,25
- Là người mẹ thương con và là người phụ nữ giàu lòng vị tha, đức
hi sinh: Chị sống cho con chứ không phải sống cho mình Nỗi đau
của chị xuất phát từ nỗi đau của những đứa con; niềm vui của chị là 1,5
Trang 4từ niềm vui của những đứa con
- Nhận xét về ý nghĩa nghệ thuật của nhân vật:
+ Người đàn bà hàng chài là nơi để tác giả thể hiện cái nhìn đa
chiều, đào sâu vào đời sống để hiểu rõ thân phận người sau chiến
tranh
+ Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, dù lam lũ,
nhọc nhằn nhưng lúc nào cũng giàu tình yêu thương, giàu đức hi
sinh, bao dung, vị tha
0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức
Câu 3.b
(5, 0 đ)
Theo chương trình Nâng cao:
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
a Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ tái hiện thêm một dáng
vẻ mới của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kí ức nhà thơ:
như những người anh hùng cùng với cách mạng tham gia đấu
tranh
- Thiên nhiên Việt Bắc với núi rừng mênh mông trở thành đồng chí
đồng đội của quân đội ta, thành căn cứ vững chắc giúp cách mạng
đánh đuổi quân thù
1,5
- Khí thế xuất quân hào hùng, sôi nổi Quân và dân hợp thành sức
mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng 1,5
- Nghệ thuật:
+ So sánh, nhân hóa khi miêu tả thiên nhiên như con người có ý
chí, hành động
+ Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình gợi sức mạnh, ánh sáng, thành
công
+ Nhịp thơ mạnh mẽ, sôi động làm thành khúc tráng ca, mang đậm
âm hưởng sử thi
0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức