- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trị khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.. - Nhiệt độ của vật càng cao thì
Trang 1KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VẬT LÍ 8 HỌC KÌ 2
1-Định luật về công: Không có máy cơ giản nào cho ta lợi gì
về công Được lợi bao nhiêu lần về lưc thì thiệt bấy nhiêu lầ về
đường đi Từ đó suy ra điều kiện cân bằng của các máy cơ đơn
giản(Khi công hao phí bằng 0):
Nếu trong khi máy làm việc mà có công hao phí thì ta có:
%
100
.
2
1
A
A
H = (Trong đó A1 làcông có ích còn A2 là công
toàn phần sinh ra)
2-Công suất:
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một
đơn vị thời gian
- Công thức:
t
A
P = ( A là công (J); t là thời gian (s))
- Đơn vị công suất là Oát, kí hiệu W: 1 W = 1 J / s
1KW = 1000W; 1MW = 1000KW = 1000000W
3- Cơ năng:
- Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt
đất, hoặc so với một vị trị khác được chọn làm mốc để tính độ
cao, gọi là thế năng hấp dẫn Vật có khối lượng càng lớn và ở
càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn và ngược lại
- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi
là thế năng đàn hôi.
- Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động
năng Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh
thì động năng càng lớn và ngược lại
- Động năng và thế năng là hai dạng cơ năng Cơ năng của một
vật bằng tổng thế năng và động năng của nó
6- Sự chuyển hóa và bào toàn cơ năng:
- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế
năng có thể chuyển hóa thành động năng
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển
hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
7- Các chất được cấu tạo như thế nào:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử,
phân tử
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- Các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo
nên vật chuyển động càng nhanh
8- Nhiệt năng:
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu
tạo nên vật
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực
hiện công và truyền nhiệt
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt Đơn vị của nhiệt năng
và nhiệt lượng là Jun(J) 9- Truyền nhiệt có 3 cách: Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt a) Dẫn nhiêt:
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhât Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
b) Đối lưu: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí
c) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không
- Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều; còn vật có màu sáng nhẵn thì hấp thụ tia nhiệt càng ít
10- Công thức tính nhiệt lượng:
a) Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC - Kí hiệu: C - Đơn vị là J/kg.K
- Ví dụ: nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là 1kg đồng nóng thêm 1oC cần truyền cho đồng một nhiệt lượng 380J ( Hoặc 1kg đông khi nguội đi 1oC thì tỏa ra nhiệt lương 380J) b) Công thức: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng (m), độ tăng nhiệt độ của vật(Δt) và nhiệt dung riêng của chất làm vật (C)
11- Phương trình cân bằng nhiệt:
- Nguyên lí truyền nhiệt:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
+ Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
- Phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa ra = Q thu vào
- Trong trường hợp có sự thất thoát nhiệt ra môi trường ngoài thì nhiệt lượng tỏa thường lớn hơn nhiệt lương thu vào nên ta
có công thức tính hiệu suất: 100 %
Qt
Qth
H =
12- Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: kí hiệu: q
- Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Ví dụ: Năng suất tỏa nhiệt của khí đốt là 44.106J/kg thì có nghĩa
là khi 1kg khí đốt cháy hoàn toàn thì tỏa ra nhiệt lượng là 44.106J
- Đơn vị năng suất tỏa nhiệt là J/kg
- Công thức tính nhiệt lương tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy
hoàn toàn: Q = q.m
13- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt:
- Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
14- Đông cơ nhiệt: là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng Các loại động cơ nhiệt: Máy hơi nước, động cơ đốt trong: có loại 2
kì và có loại 4 kì ( Hút – nén – đốt – thải) Hiệu suất của động cơ nhiệt:
Q
A
H =
Chúc các em ôn tập tốt!
Ròng rọc cố định
F = P
F
P
Ròng rọc động
P F
2
1
=
F
P
1
1
Đòn bẩy
2 2 1
1 l F l
h
l
P
F
Mặt phẳng nghiêng
l F h
P =
Q = m.c. Δt
Trong đó: M là khối lượng (kg)
Δt là độ tăng nhiệt độ ( oC hoặc K)
C là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Q là nhiêt lương (J)