Kế toán quản trị doanh nghiệp là một bộ phận cấuthành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý,điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, hệ thống kế toán doanh nghiệp đã có những thành tựuđáng kể trong cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị tài chính, đặcbiệt là bộ phận kế toán quản trị Kế toán quản trị doanh nghiệp là một bộ phận cấuthành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý,điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, đồngthời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị doanh nghiệp nhằm đạt đượchiệu quả cao nhất
Hơn nữa, ngày nay với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ramột cách gay gắt, thì một trong những “nước cờ” mà doanh nghiệp nào cũng phảitính đến là việc quản lý và tiết kiệm chi phí ngày càng hiệu quả Chính vì điều này
đã khẳng định vai trò, vị trí của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ngày càngđược nâng cao Do nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức hệ thống kế toán nóichung và kế toán quản trị nói riêng, các nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về mô hình
kế toán trách nhiệm Áp dụng thành công mô hình kế toán trách nhiệm, doanhnghiệp sẽ có được một hệ thống cung cấp các thông tin tin cậy và sự kiểm soát chặtchẽ Việt Nam ngày càng đặt ra cho kế toán trách nhiệm những vai trò và vị tríquan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp Các DN muốn tồn tại và phát triểnphải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của
DN Trong đó, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệmtrong hoạt động quản lý của các DN là một yêu cầu cấp thiết khách quan, nhất làcác DN quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiềuđơn vị, cá nhân
Trang 2CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Hệ thống kế toán trách nhiệm
1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm (KTTN) liên quan đến các khái niệm và công cụ mà các
kế toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phậnnhằm thúc đẩy những nổ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức (Hilton, 1991).Đây là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, đo lường, báo cáo kết quả của từng
bộ phận để đánh giá thành quả của từng bộ phận nhằm kiểm soát hoạt động và chiphí của các bộ phận trong tổ chức Thực hiện phối hợp giữa các bộ phận để thựchiện mục tiêu chung của đơn vị
2 Vai trò của kế toán trách nhiệm
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành nhữngtrung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng Nói cách khác,KTTN là một "công cụ" để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đótrong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị
ở từng cấp quản trị khác nhau Vai trò của KTTN được thể hiện ở những khía cạnhsau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợiích của toàn bộ tổ chức
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quảhoạt động của những nhà quản lý bộ phận
Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản
lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lýnày
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mìnhtheo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức
3 Đặc điểm của kế toán trách nhiệm
- KTTN trong mối quan hệ với kế toán quản trị (KTQT): KTTN là một bộphận của KTQT, về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của KTQT, thực hiện đầy đủchức năng của KTQT, thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở các bộ phận đối vớimục tiêu cuối cùng của tổ chức
- KTTN là một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản trị: KTTN thực hiện
Trang 3quá trình kiểm soát của KTQT vì doanh thu và chi phí được tập hợp và trình bàytheo từng trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản trị dễ dàng nhận biết nguyênnhân gây nên những hậu quả bất lợi về tăng chi phí và giảm doanh thu so với dựtoán là thuộc trách nhiệm của bộ phận nào.
- Tính hai mặt của KTTN: hệ thống KTTN gồm hai mặt là trách nhiệm vàthông tin
4 Nội dung cấu thành kế toán trách nhiệm
Có thể xác định các nội dung cơ bản cấu thành KTTN bao gồm:
+ Sự phân cấp trong quản lý
+ Các trung tâm trách nhiệm
4.1 Sự phân cấp quản lý – cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm
4.1.1 Khái niệm
Phân cấp quản lý là sự phân cấp quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân định rõràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấutrúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn
Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tácdụng và hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấptrong quản lý Hầu hết các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý
Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các nhà quản lý của các đơn vị và các bộ phậntrong tổ chức được trao quyền tự do trong việc ra quyết định Theo đó, để thựchiện các chức năng quản lý của mình, người quản lý cấp cao phải thể hiện đượcđúng đắn quyền lực của mình, phải gây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối vớinhân viên, đồng thời phải tiến hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúpcấp dưới có thể điều hành các công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lý
Để hiểu được các mục đích của hệ thống kế toán trách nhiệm, cần thiết phải xemxét các lợi ích và chi phí của việc phân cấp quản lý
Lợi ích của việc phân cấp quản lý:
- Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề Nhà quản lý các bộphận và các bộ phận trong tổ chức là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý
Do vậy, họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn
- Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận được ra các quyết định giúp họđược tập luyện khi họ được nâng cấp trong tổ chức Do vậy, họ sẽ có sự chuẩn bị
về khả năng ra quyết định khi họ được giao trách nhiệm lớn
Trang 4- Bằng việc trao một số quyền ra quyết định cho nhiều cấp quản lý, các nhàquản lý cấp cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày và do đó cóthời gian tập trung lập các kế hoạch chiến lược.
- Giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định thường làm tăng sự hài lòngvới công việc và khuyến khích người quản lý nổ lực hết mình với công việc đượcgiao
- Sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hơn để đánh giá sự thực hiệncủa người quản lý
Chi phí của việc phân cấp quản lý:
- Các nhà quản thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành công việc của
bộ phận mình quản lý, hơn là hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
- Các nhà quản lý có thể không chú ý đến hậu quả công việc của bộ phậnmình lên các bộ phận khác trong tổ chức
- Lãng phí nguồn lực hoặc trùng lắp công việc
4.1.2 Vai trò của phân cấp quản lý đối với việc hình thành kế toán trách nhiệm
Phân cấp quản lý gắn liền với nội dung kế toán trách nhiệm Qua phân cấpquản lý sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm ở mỗi cấp rõ ràng, nên có cơ
sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân vàhướng khắc phục Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hìnhthành kế toán trách nhiệm
4.2 Các trung tâm trách nhiệm
4.2.1 Khái niệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng trên cơ sở xác định trách nhiệmcủa mỗi đơn vị, bộ phận trong tổ chức Mỗi đơn vị hoặc bộ phận của tổ chức cómột nhà quản lý chịu trách nhiệm về những kết quả tài chính cụ thể của đơn vịhoặc bộ phận Một đơn vị hoặc bộ phận như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm
4.2.2 Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Mức độ hoàn thành của trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá dựa trênhai tiêu chí: hiệu quả và hiệu suất Như vậy, để đánh giá được hiệu quả và hiệusuất của trung tâm trách nhiệm, vấn đề đặt ra là phải lượng hóa được đầu vào vàđầu ra của các trung tâm trách nhiệm Trên cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu
cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm cụ thể
Trang 54.2.3 Các loại trung tâm trách nhiệm
Các đơn vị hoặc bộ phận trong một tổ chức có thể phân loại thành một trongbốn loại trung tâm trách nhiệm:
Trung tâm chi phí (Cost Centers)
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bảncủa hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: (1) Lập dựtoán chi phí; (2) Phân loại chi phí thực tế phát sinh; (3) So sánh chi phí thực tế vớiđịnh mức chi phí tiêu chuẩn Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tínhchất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinhdoanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng) Theo đó, người quản
lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộphận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn Trung tâm chiphí được chia thành 2 dạng: Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và Trung tâm chi phí dựtoán
Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có tráchnhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu
tư Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá
cả cho phép để tạo ra doanh thu cho DN
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó
là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêuthụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm
Trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thịtrường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty
Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịutrách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm Trong trường hợp nàynhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thếnào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng Nhà quản lý phảiquyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm,điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữacác yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí
Trang 6Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó
là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty nhưcác công ty phụ thuộc, các chi nhánh, Nếu nhà quản lý không có quyền quyếtđịnh mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chíthích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này
Trung tâm đầu tư (Investment Centers)
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồngquản trị công ty, các công ty con độc lập, Đó là sự tổng quát hóa của các trungtâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng đểtạo ra lợi nhuận đó Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tưkhi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu màcòn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó
Bằng cách tạo mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợinhuận đó, chúng ta có thể đánh giá lợi nhuận tạo ra có tương xứng với đồng vốn đã
bỏ ra hay không Thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản lý đến mức độ
sử dụng hiệu quả vốn lưu động đặc biệt là các khoản phải thu và hàng tồn khođược sử dụng tại trung tâm
II Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm
Thông tin KTTN là một bộ phận thông tin quan trọng của KTQT và do vậyđối tượng sử dụng thông tin KTTN cũng gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung
và cấp cao nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từngcấp quản lý cụ thể:
1 Đối với nhà quản trị cấp cao
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hànhcủa DN KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệthống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.KTTN giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp
2 Đối với nhà quản trị cấp trung
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính vàkiểm soát quản lý Thông qua KTTN, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chiphí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận Báo cáo trách nhiệm phảnhồi cho người quản lý biết thực hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diệncác vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả
Trang 7kinh doanh là tốt nhất Đây có thể xem là nguồn thông tin quan trọng để nhà quản
lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hợp lý,
và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
3 Đối với nhà quản trị cấp thấp
KTTN khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Mụctiêu chiến lược của DN được gắn với các trung tâm trách nhiệm Khi KTTN có thểkiểm soát được công tác tài chính và công tác quản lý sẽ điều chỉnh hoạt độnghướng đến các mục tiêu chung của DN Đồng thời, bản thân các giám đốc trungtâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu cơ bảncủa toàn DN
III Hệ thống báo cáo thực hiện
1 Khái niệm về báo cáo thực hiện
Để cấp quản lý cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộ tình hìnhhoạt động của tổ chức, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp nhất phải báocáo dần lên các cấp cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu củatrung tâm trong một báo cáo gọi là báo cáo thực hiện (performance report)
Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và sốchênh lệch những chỉ tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại trung tâm tráchnhiệm Thông qua các báo cáo thực hiện, nhà quản lý (bằng cách sử dụng phươngpháp quản lý theo ngoại lệ) sẽ kiểm soát được các hoạt động của tổ chức một cáchhiệu quả (Hilton, 1991)
2 Các loại báo cáo thực hiện
Đối với trung tâm chi phí : Báo cáo tình hình thực hiện chi phí – bao gồm tất
cả các chi phí có thể kiểm soát của trung tâm theo dự toán và thực tế Mỗi cấp độtrung tâm chi phí đều gắn liền với người kiểm soát như người quản đốc phânxưởng, giám đốc nhà máy, giám đốc công ty,…
Đối với trung tâm doanh thu : Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu – baogồm tất cả các doanh thu phát sinh theo dự toán và thực tế của trung tâm doanh thuđó
Đối với trung tâm lợi nhuận : Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Đối với trung tâm đầu tư : Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
3 Sự vận động thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm
Trình từ báo cáo thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm bắt đầu từ cấp
Trang 8quản lý thấp nhất trong tổ chức cho đến cấp quản lý cao nhất Mức độ chi tiết củabáo cáo giảm dần theo sự gia tăng của các cấp quản lý trong tổ chức.
IV Ảnh hưởng về thái độ của nhà quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm có thể ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độcủa các nhà quản lý Ảnh hưởng có thể là ích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào cách
sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm có hai mặt đó là thông tin và trách nhiệm Ảnhhưởng đến hành vi của nhà quản lý của hệ thống kế toán trách nhiệm tuỳ thuộc vàokhía cạnh nào được nhấn mạnh (Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm, 2001)
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm nhấn mạnh đến khía cạnh thông tin, thì sẽảnh hưởng tích cực lên hành vi của nhà quản lý Việc nhấn mạnh đến việc cungcấp thông tin cho các nhà quản lý để giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của
tổ chức, cũng như hiểu được nguyên nhân của việc hoạt động kém hiệu quả tạo sẽđiều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai Nếu sử dụng đúng, hệthống kế toán trách nhiệm ít chú trọng đến trách nhiệm Nếu nhà các nhà quản lýcảm thấy rằng họ bị phê bình và khiển trách vì hiệu quả thực hiện công việc của họkhông tốt, họ thường có xu hướng đối phó theo cách không tích cực và có khi hoàinghi về hệ thống (Hilton, 1991)
Nói chung, khi vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm, cần tập trung vào vaitrò thông tin của hệ thống Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến hành vi và thái độcủa nhà quản lý, khuyến khích họ cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động
V Đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm
1 Trung tâm chi phí
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lượngsản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
- Về mặt hiệu năng: đo lường thông qua so sánh giữa chi phí thực tế và chiphí dự toán, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân chủ quan, kháchquan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí
- Về mặt hiệu quả: nhà quản trị trước hết đánh giá trung tâm có hoàn thànhnhiệm vụ được giao hay không thông qua việc so sánh giữa đầu ra và mục tiêu đạtđược của trung tâm
Trang 9- Về mặt hiệu năng: đánh giá thành quả của trung tâm dựa vào việc đối chiếugiữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được phê duyệt Thành quảcủa nhà quản trị bộ phận này sẽ được đánh giá vào khả năng kiểm soát chi phí của
họ trong bộ phận
2 Trung tâm doanh thu
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua đối chiếu giữa doanh thu thực tế vớidoanh thu trên dự toán Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phântích sai lệch doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán,khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
- Về mặt hiệu năng: kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ vớidoanh thu, đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí
3 Trung tâm lợi nhuận
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua việc đảm bảo mức lợi nhuận bằng cách
so sánh giữa lợi nhuận đạt được thực tế với lợi nhuận ước đoán theo dự toán, đảmbảo sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn tốc độ gia tăng về vốn Qua đó xác địnhnguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận
- Về mặt hiệu năng: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế,
số dư đảm phí bộ phận, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốnđược cấp
4 Trung tâm đầu tư
- Về mặt hiệu quả: đánh giá giống trung tâm lợi nhuận
- Về mặt hiệu năng: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốnđầu tư (return on investment - ROI) và thu nhập thặng dư (residual income – RI)
Trang 10CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ Xu hướng pháttriển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng đặt ra cho kế toán tráchnhiệm những vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các Doanh nghiệp CácDoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao năng lựcquản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Trong đó, việc nghiêncứu và tổ chức vận dụng hệ thống phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm tronghoạt động quản lý của các Doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết khách quan, nhất
là các Doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động gắn với tráchnhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân Hiện nay, các Doanh nghiệp, tổ chức tại ViệtNam đã quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị nói chung và nội dung phân cấpquản lý và kế toán trách nhiệm nói riêng, đã có nhiều bài báo khoa học, luân văn…
vv nghiên cứu về các vấn đề nêu trên
Bên cạnh các giáo trình, tài liệu; kế toán trách nhiệm còn được công bố ở các
đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học cũng như các luận văn, luận án Cụ thể nhưsau:
* Bài báo khoa học:
+ Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp niêm yết(PGS.TS Phạm Văn Đăng (2011), Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán);
+ Kế toán trách nhiệm – vũ khí của công ty lớn (Nguyễn Xuân Trường(2008), doanhnhan360.com.vn);
+ Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng (Nguyễn
Trang 11Hữu Phú (2006), Tạp chí kế toán)
+ Impact of Decentralization and Responsibility Accounting in PerformanceEvaluation for The Decentralized Entities at the Yemenian Banks (An Empiricalstudy), Dr Atef Aqeel Al-Bawab
2 Nhận xét
Qua các nghiên cứu trên, ta có thể rút ra được một số vấn đề như sau:
- KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý phải có sự phân quyền rõ ràng Hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau làrất đa dạng, bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với cách hoạt động theo lịchtrình đều đặn, có những nhà quản lý bộ phận được giao quyền hạn quyết định, songcũng có những nhà quản lý bộ phận hầu như không có quyền hạn về sử dụng cácnguồn lực thuộc bộ phận họ quản lý
- Một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp, nghĩa là cómột cấu trúc tổ chức thích hợp nhất với môi trường tổ chức hoạt động, với chiếnlược tổng hợp của tổ chức, và với các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao
- Mô hình quản lý kế toán trách nhiệm phù hợp với các công ty, tập đoàn cóquy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo công ty tintưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lýhoạt động hiệu quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động trơn tru Hiện nay,nhiều Công ty lớn ở Việt Nam đã áp dụng mô hình này
- Hiện nay ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm ởcông ty chưa được quan tâm, thể hiện như cơ cấu tổ chức quản lý của công ty còn