Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu rố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
Trang 1HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG:
1 Khái niệm:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
- Thành phần môi trường (là các yếu tố tạo thành môi trường) gồm: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi rừng, sồng, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái v.v…
Trong phạm vi bài này chỉ đề cập các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến đời sống và vai trò phụ nữ như: vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường xung quanh
2 Các vấn đề môi trường bức bách ở Việt Nam hiện nay:
2.1- Suy thoái rừng:
Trước chiến tranh thế giới lần II (trước 1939) diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam là 19 triệu ha, chiếm 58% diện tích cả nước
Đến đầu năm 1999 còn 9,6 triệu ha, chiếm 28,8% diện tích cả nước
Nguyên nhân:
Hình thức canh tác du canh, du cư
Do khai thác rừng lấy gỗ
Khai thác rừng nuôi tôm (ở rừng ngập mặn ven biển)
Hậu quả của việc mất rừng:
Suy giảm đa dạng sinh học
Trang 2 Xói mòn đất.
Thay đổi khí hậu
Nguồn nước bị cạn kiệt
2.2- Suy thoái đất:
Đất thoái hóa chiếm 60% diện tích tự nhiên của cả nước (đất có độ phì nhiêu kém)
Đất bị đá ong hóa (môi trường sinh thái bị phá hủy –
“vùng đất chết”) Qua thống kê riêng miền Đông Nam Bộ, đất bị đá ông hóa chiếm 15% diện tích đất tự nhiên Nguyên nhân:
+ Phá rừng
+ Đốt rừng
+ Dùng thuốc trừ sâu
2.3- Môi trường đô thị và công nghiệp:
- Năm 1990 Việt Nam mới có 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm
2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại
- Dân số đô thị Việt Nam năm 1993 khoảng 13 triệu người (chiếm 20%), năm 2000 khoảng 20 triệu (chiếm 25%) dự báo năm 2020 chiếm 45%
- Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng dân số đô thị gây áp lực lớn đến môi trường đô thị
Oâ nhiễm không khí: vấn đề ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị, các khu công nghiệp Chất lượng không khí tại các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị bị ô nhiễm nặng
Nguyên nhân:
+ Sản xuất công nghiệp
+ Giao thông
+ Do hoạt động của con người
Chất thải rắn trong sinh hoạt:
+ Rác sinh hoạt
+ Chất thải y tế
Mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn rác sinh hoạt
Oâ nhiễm nguồn nước:
Trang 3+ Nước mặt:
- Các con sông về hạ nguồn càng bị ô nhiễm
- TP Hồ Chí Minh hầu hết các con sông đều bị ô nhiễm – có nhiều con sông biến thành dòng sông đen
+ Nước ngầm:
- Có nguy cơ bị cạn kiệt
- Bị ô nhiễm
Nguyên nhân:
Các nguồn nước thải ra từ khu gia cư, từ các trung tâm kỹ thuật, khu công nghiệp, đất nông nghiệp… (70% các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải) + Ô nhiễm môi trường nước biển:
- Chất rắn lơ lửng (ss) đã vượt quá giới hạn cho phép đối với bãi tắm
- Kim loại (hàm lượng Zn, Cu…) đều vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho các mục đích sử dụng
- Sự cố tràn dầu,…
Nguyên nhân:
Con người là nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại môi trường ven biển
- Các vùng cửa sông và nước nông chịu sự ô nhiễm
do nước thải từ thành phố đông dân, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, do thăm dò dầu khí ở các thềm lục địa, do bốc vở hàng đặc biệt là sản phẩm dầu từ các hải cảng
- Việc khai thác rừng ngập mặn để xây dựng các cao nuôi trồng thủy sản, lấy gỗ làm nhà, cung cấp củi và làm than… làm tăng sự phá hủy môi trường nước biển
II/ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC SẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA MỌI NGƯỜI:
- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: 80% bệnh tật, đặc biệt là bệnh do môi trường sống mất vệ sinh và nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Đối tượng dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tử vong cao là phụ nữ và trẻ em
Trang 4- Nước rất cần cho sự sống, nhịn đói có thể được vài tuần nhưng nhịn nước chỉ được vài ngày
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể dễ mắc những nhóm bệnh
cơ bản sau:
+ Các bệnh đường tiêu hóa như: ỉa chảy, tả, kiết lỵ, thương hàn + Các bệnh do siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan A
+ Các bệnh ký sinh trùng, giun sán
+ Các bệnh lây truyền do các côn trùng có liên quan tới nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não
+ Các bệnh ngoài da, bệnh mắc hột, bệnh phụ khoa
+ Các bệnh nhiễm độc do chất độc trong nước
+ Các bẩn đọng, phân rác thải bừa bãi làm phát triển các vật truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột…
III/ NƯỚC SẠCH-VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI:
- Nước sạch – vệ sinh môi trường là 2 nội dung quan trọng hàng đầu của chiến lược toàn cầu chống ô nhiễm môi trường, gìn giữ sự cân bằng hệ sinh thái, giúp con người sống hài hòa với thiên nhiên
- Có nước sạch, môi trường sống trong sạch, góp phần nâng cao dân trí, phụ nữ có thêm thời gian để học hành, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, chăm sóc giáo dục con cái, nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
Nếu không:
+ Người lớn bỏ việc làm, trẻ em nghỉ học do đau ốm
+ Tốn tiền thuốc men, chăm sóc người ốm
+ Mỗi ngày trung bình người phụ nữ phải mất 2 tiếng để đi lấy nước
IV/ VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
1- Vai trò của phụ nữ:
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường bởi vì:
+ Phụ nữ là người trực tiếp sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình như: ăn uống, tắm giặt…
+ Phụ nữ là người trực tiếp giáo dục con cái, nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện những hành vi vệ sinh cá nhân
Trang 52- Phụ nữ cần phải làm gì?
2.1- Sử dụng nguồn nước sạch:
Nước sạch: là nước trong (không màu, không mùi, không vị) và là nước không có các mầm bệnh và chất độc
Các nguồn nước sạch:
+ Nước máy
+ Nước giếng khoan
+ Nước mưa
+ Nước giếng đào (xây thành và nắp bảo vệ)
+ Nước từ bể lọc
Các nguồn nước sạch kể trên vẫn còn có khả năng mang mầm bệnh nên phải ăn chín uống sôi mới an toàn
Các nguồn nước không an toàn:
+ Nước ao, hồ, đìa…
+ Nước giếng đất
+ Nước sông, rạch, mương…
2.2- Giữ gìn vệ sinh môi trường:
Để bảo vệ môi trường sống trong sạch, các gia đình cần có các công trình vệ sinh, quản lý tốt, phân, nước, rác
Xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh: là giải pháp quan trọng trong vệ sinh môi trường
+ Nhằm gom phân người và xử lý mà không gây ô nhiễm môi trường
+ Thay đổi tập quán, thói quen không tốt và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị (cầu cá)
Xây dựng nhà tắm:
+ Để mọi người có thể tắm bất cứ lúc nào Kể cả trời mưa hay nắng, ngày hay đêm…
+ Đối với phụ nữ, nhà tắm còn là nhà vệ sinh khi kinh nguyệt và là nơi giặt giũ
Xây chuồng gia súc, gia cầm:
+ Giữ gia súc, gia cầm, tận thu nguồn phân chuồng và chống ô nhiễm môi trường, chống ruồi muỗi
+ Yêu cầu:
- Xa nhà, xa nguồn nước, cuối chiều gió
Trang 6- Nước tiểu phải có rãnh thoát vào hệ thống.
Sử dụng hố rác – sọt rác:
+ Gom rác để xử lý: xử lý tại chỗ bằng đào hố lấp đất hoặc thu gom bằng sọt (thùng) rác chuyển qua xe rác + Chống ô nhiễm môi trường, chống ruồi muỗi, dòi, bọ… + Yêu cầu:
- Hố rác có bề cao, xa nhà và nguồn nước
- Sọt (thùng) rác có nắp đậy
Thực hiện ba diệt: Ruồi – muỗi – chuột: Ba con vật truyền bệnh nguy hiểm nhất cho con người là ruồi, muỗi, chuột Vì vậy phải tiêu diệt chúng
Ba diệt đơn giản:
- Diệt ruồi bằng nhựa dính, bằng vĩ, bằng chai nước, triệt nơi sinh sản của ruồi
- Diệt muỗi: phun thuốc trừ, dùng cá diệt lăn quăn, dùng nhang muỗi, triệt nơi sinh sản của muỗi (nước tù, nước vũng)
- Diệt chuột: bằng bẫy, bả chuột, nuôi mèo
2.3- Giáo dục con cái và nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện vệ sinh cá nhân:
Vệ sinh cá nhân tốt giúp cơ thể con người tăng cường sức chống đỡ những tác nhân có hại của môi trường bên ngoài
Trong sinh hoạt hàng ngày, nên thực hiện và cần tránh những hành vi vệ sinh sau:
Nên thực hiện:
+ Đổ rác và phế thải đúng nơi quy định
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài và trước khi nấu ăn bằng xà phòng
+ Thường xuyên cắt móng tay và móng chân Giữ sạch chân tay
+ Đánh răng sau khi ăn
+ Uống nước đã đun sôi
+ Tắm rửa hàng ngày
+ Giữ gìn quần áo sạch sẽ
+ Phơi nắng quần áo, mùng mền, giường chiếu
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Trang 7+ Ngủ màng để phòng bệnh sốt xuất huyết, sốt rét.
+ Đậy nắp dụng cụ chứa nước sạch
+ Aên uống đủ chất dinh dưỡng và ăn sạch v.v…
+ Thức ăn phải được đậy kín để tránh ruồi nhặng…
Không nên:
+ Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc đổ rác, vứt xác xúc vật xuống nước
+ Khạc, nhổ bừa bãi
+ Uống nước lã
+ Tắm rửa, giặt ở ao, hồ, nước bẩn
+ Cắn móng tay
+ Phóng uế bừa bãi “Nhất quận công, nhì ỉa đồng”, phóng uế xuống rạch
+ Không ngủ mùng
+ Aên uống bừa bãi
BAN TUYÊN GIÁO HỘI LHPN TP.HCM
THÁNG 12/2005