Key words: rice shrimp rotation system, rice seed B-TE1, Vibrio harveyi, Vibrio TÓM TẮT Nhằm tìm hiểu tác động tích cực của giống lúa B-TE1 trong việc hạn chế sự phát triển của vi khu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
LÊ TẤN HIẾU
KHẢO SÁT MẦM BỆNH VIBRIO TRONG MÔ HÌNH
LUÂN CANH TÔM - LÚA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
LÊ TẤN HIẾU
KHẢO SÁT MẦM BỆNH VIBRIO TRONG MÔ HÌNH
LUÂN CANH TÔM - LÚA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS.TRẦN THỊ TUYẾT HOA
2014
Trang 3KHẢO SÁT MẦM BỆNH VIBRIO TRONG MÔ HÌNH
LUÂN CANH TÔM LÚA
Lê Tấn Hiếu và Trần Thị Tuyết Hoa
Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email: hieu108225@student.ctu.edu.vn
ABSTRACT
In order to understand the positive impact of rice seed B-TE1 in limiting the growth of Vibrio in
rice shrimp rotation system, the study was carried out in 6 rice shrimp ponds in Bac Lieu, Ca Mau and Kien Giang provinces The results recorded that (i) Vibrio densities in samples of pond water and mud samples in control ponds tend to increase towards the end of the crop In contrast,
Vibrio reduced density in the experimental ponds (grown rice seed B-TE1) and lower than
control pond; (ii) the study did not detect Vibrio harveyi in shrimp samples collected in rice
shrimp ponds in Bac Lieu, Ca Mau and Kien Giang provinces Thereby, the results showed a positive impact of rice seed B-TE1 in limiting total Vibrio density in the rice- shrimp rotation system
Key words: rice shrimp rotation system, rice seed B-TE1, Vibrio harveyi, Vibrio
TÓM TẮT
Nhằm tìm hiểu tác động tích cực của giống lúa B-TE1 trong việc hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn Vibrio trong mô hình tôm lúa luân canh, nghiên cứu được thực hiện tại 6 ao nuôi tôm lúa
luân canh thuộc tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Kết quả nghiên cứu ghi nhận: (i) mật độ vi
khuẩn Vibrio trong mẫu nước và mẫu bùn của ao đối chứng có xu hướng tăng cao về cuối vụ nuôi tôm Ngược lại, ao thí nghiệm (trồng lúa B-TE1) mật độ vi khuẩn Vibrio giảm và thấp hơn
ao đối chứng; (ii) nghiên cứu không phát hiện Vibrio harveyi trong mẫu tôm thu ở các ao tôm
lúa ở cả 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Qua đó, kết quả ghi nhận có sự tác động tích cực
của giống lúa B-TE1 trong việc hạn chế mật độ Vibrio tổng số trong mô hình tôm lúa luân canh
Từ khóa: mô hình tôm lúa luân canh, giống lúa B-TE1, Vibrio harveyi, Vibrio
1 GIỚI THIỆU
Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thủy sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là
đối tượng nuôi quan trọng của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Việt Nam và Ecuador Trước đây, tôm sú chỉ được nuôi ở vùng nước lợ mặn, nhưng hiện nay mô hình nuôi luân canh tôm lúa đã được áp dụng ở nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu long Mô hình tôm lúa luân canh không chỉ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động tích cực đến môi trường ao nuôi tôm Thuận lợi do mô hình luân canh tôm lúa mang lại cho quá trình nuôi tôm bao gồm: (i) trồng lúa trên đất nuôi tôm sẽ giúp cải tạo tốt môi trường ruộng nuôi; làm sạch
và cân bằng được hệ sinh thái trong ruộng nuôi vì có sự phân bố hài hòa giữa động và thực vật, gốc rạ lúa phân hủy sẽ giúp cho hệ phiêu sinh vật phát triển, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, làm tăng độ phì nhiêu cho đất; (ii) góp phần cách ly, hạn chế được sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn và làm suy giảm sự lưu chuyển của mầm bệnh gây
Trang 4chết trên tôm (Nguồn: Công ty Bayer Việt Nam) Từ tháng 05 đến 11/2011 thông qua khảo sát 170 hộ nhằm phân tích hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-xã hội của mô hình tôm-lúa ở các huyện giáp biển của ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, kết quả điều tra cho thấy bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh đỏ thân, bện đen mang/đóng rong và bệnh gan tụy mà người nuôi tôm nhận biết được thì đều có tỷ lệ trên 40% số hộ nuôi tôm-lúa, trong đó tôm bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng là hai bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao, nguyên nhân gây ra bệnh trên tôm sú của mô hình luân canh tôm-lúa là do nhiều yếu tố như chất lượng con giống, nguồn nước và thời thiết (Nguyễn Công Thành & ctv, 2012) Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012) thì bệnh tôm dễ
lây qua môi trường nước và bị nhiễm bệnh từ con giống Một trong những giống lúa
được khuyến cáo sử dụng cho mô hình nuôi luân canh tôm lúa là giống lúa B-TE1 (công
ty Bayer) Do vậy, để tìm hiểu về ưu điểm của giống lúa B-TE1 trong việc hạn chế mầm
bệnh vi khuẩn trong quá trình nuôi tôm thì nghiên cứu “Khảo sát mầm bệnh Vibrio trong
mô hình luân canh tôm lúa” được thực hiện
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu được thu ở 6 ao luân canh tôm lúa thuộc huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu; huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau; huyện An Minh tỉnh Kiên Giang Ở mỗi tỉnh, mẫu tôm và mẫu bùn, nước được thu từ 1 ao đối chứng (trồng giống lúa địa phương: Bạc Liêu giống lúa
OM 2395; Cà Mau giống lúa OM 2517; Kiên Giang giống lúa ST5) và 1 ao thí nghiệm (trồng giống lúa B-TE1) Ở mỗi ao thí nghiệm, mẫu bùn và mẫu nước được thu ở 6 thời điểm (trước sạ lúa, thu hoạch lúa, thời điểm trước thả tôm giống, 1 tháng sau khi thả tôm, 2 tháng sau khi thả tôm, thu hoạch tôm) trữ lạnh và phân tích trong vòng 24 giờ Mẫu tôm (10 con/đợt) được thu ở 4 thời điểm (thời điểm thả tôm giống, 1 tháng sau khi thả tôm, 2 tháng sau khi thả tôm, thu hoạch tôm) và trữ trong cồn 100% cho đến khi phân tích PCR
Lưu ý: Cà Mau đã từng trồng giống lúa B-TE1
2.2 Phương pháp thu mẫu
Mẫu bùn được thu ở 2 vị trí trảng và mương bao bằng ống PVC đã được tiệt trùng bằng dung dịch cồn 70% Mẫu nước được thu tại 2 vị trí kênh cấp (tầng đáy, tầng giữa, tầng mặt) và tầng đáy (cách mặt nước trong ruộng nuôi khoảng 20-30cm)
2.3 Phương pháp xác định mật độ Vibrio tổng số
Mật độ Vibrio tổng số được xác định bằng phương pháp pha loãng và đếm trên đĩa thạch
TCBS (Thiosulfat Citrate Bile Salt Surcose) Cụ thể, mẫu nước/mẫu bùn ban đầu (nồng
độ 100
) được pha loãng với nước muối 0,85% ra 3 nồng độ khác nhau: 10-1, 10-2, 10-3 Sau đó hút 100µl từ mỗi nồng độ pha loãng của mẫu nước/mẫu bùn cho vào đĩa môi
Trang 5trường TCBS, dùng que thủy tinh trãi đều, mỗi nồng độ lặp lại 2 lần Ủ đĩa môi trường ở
280C trong 24 giờ và xác định kết quả với công thức
Công thức xác định mật độ Vibrio tổng số
Mật độ vi khuẩn (CFU/m1)= Số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10
2.4 Phương pháp PCR phát hiện Vibrio harveyi trên tôm sú (Sun et al., 2009)
Chiết tách ADN từ mẫu tôm bột/mang tôm bằng dung dịch lysis buffer Thực hiện qui trình PCR với thành phần phản ứng (20µl): 1X PCR buffer; 1,5mM MgCl2; 200 µM dNTPs; 10pmol mồi F6 (5’- TGGATGTAAATGAGTTTGG-3’); 10pmol mồi R4 (5’- CGTTACGATTATTTGATAG -3’); 1U Taq ADN polymerase và 1µl mẫu ADN chiết tách Chu kỳ nhiệt phản ứng là 940C trong 4 phút, tiếp theo 940C trong 40 giây, 520C trong 1 phút, 720C trong 30 giây, chu kỳ này được lặp lại 30 lần, cuối cùng là 720C trong
7 phút
Căn cứ vào thang ADN 1kb plus (Invitrogen) để xác định trọng lượng phân tử của mẫu phân tích Kết quả được ghi nhận: (i) mẫu đối chứng âm không có vạch, (ii) đối chứng
dương hiện vạch ở vị trí 159bp là mẫu nhiễm vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước
Do bố trí thí nghiệm tại 2 ao kế cận nhau nên nguồn nước cấp cho 2 ao là giống nhau Kết quả ghi nhận ở điểm thí nghiệm thuộc tỉnh Bạc Liêu cho thấy mật độ vi khuẩn
Vibrio tổng số hiện diện trong mẫu nước ở vị trí kênh cấp và tầng đáy thấp nhất ở đợt 1
trung bình 0,1- 0,3x102 CFU/ml (giai đoạn trồng lúa) Ở giai đoạn nuôi tôm, lúc mới thả
giống mật số Vibrio tổng số ghi nhận ở kênh cấp 2,3x102
CFU/ml, ao đối chứng
1,55x102 CFU/ml, ao thí nghiệm 2,1x102
CFU/ml Tuy nhiên, mật số Vibrio tổng số đợt
4 trong các ao thí nghiệm giảm xuống rõ rệt ( 0,15 x102
CFU/ml ở ao đối chứng và 0,25 x102 CFU/ml ở ao thí nghiệm) thấp hơn so với kênh cấp nước bên ngoài các ao thí nghiệm (0,45 x102
CFU/ml) (Hình 1) Kết quả ghi nhận tương tự cho đợt thu mẫu 5 và 6
với mật số Vibrio trong các ao tôm lúa thấp hơn so với kênh cấp nước Như vậy, kết quả cho thấy mật số Vibrio trong các ao nuôi tôm lúa (lúa địa phương và lúa B- TE1) thấp hơn so với mật số Vibrio trong kênh cấp nước ở cùng thời điểm thu mẫu Qua đó, cho thấy tác động tích cực của mô hình tôm lúa trong việc giảm mật số vi khuẩn Vibrio gây
hại cho tôm
Trang 60 50 100 150 200 250 300
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
Hình 1 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước ở vị
trí kênh cấp và tầng đáy trong ruộng lúa tỉnh Bạc Liêu
Kênh cấp
Ao ĐC
Ao TN
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Hình 2 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước ở vị trí
kênh cấp và tầng đáy trong ruộng lúa tỉnh Cà Mau
Kênh cấp
Ao ĐC
Ao TN
Kết quả ghi nhận ở điểm thí nghiệm thuộc tỉnh Cà Mau trình bày ở Hình 2 Mật độ vi
khuẩn Vibrio tổng số hiện diện trong mẫu nước ở vị trí kênh cấp và tầng đáy có xu
hướng tăng dần từ đợt 1 đến đợt 4, thấp nhất vào đầu vụ (đợt 1) trung bình 0,05-0,15x102 CFU/ml (Hình 2) Mật độ vi khuẩn Vibrio tăng cao ở đợt 4 (1 tháng sau khi thả tôm) với mật số Vibrio tổng số ghi nhận ở vị trí kênh cấp 6,75x102
CFU/ml, ao đối
chứng 4,75x102
CFU/ml, ao thí nghiệm 5,75x102 CFU/ml và giảm xuống ở đợt 5 Tuy
nhiên ở đợt thu mẫu cuối mật số Vibrio ở hai ao tăng cao đạt mật độ cao nhất 12,75x102
CFU/ml Như vậy ở trường hợp này không ghi nhận được các tác động tích cực của giống lúa B-TE1 cũng như mô hình tôm lúa luân canh trong việc giảm mật số vi khuẩn gây hại tôm
Trang 7Kết quả ghi nhận ở điểm thí nghiệm thuộc tỉnh Kiên Giang trình bày ở Hình 3 Mật độ vi
khuẩn Vibrio tổng số hiện diện trong mẫu nước ở vị trí kênh cấp và tầng đáy tăng dần theo thời gian nuôi tôm (đợt 3 – đợt 6) tuy nhiên mật số Vibrio ở ao thí nghiệm (trồng
lúa B- TE1) luôn thấp hơn ao đối chứng (trồng lúa địa phương) (Hình 3) Ngoài ra, mật
độ vi khuẩn Vibrio tăng cao nhất ở cuối vụ nhưng ao đối chứng 8,65x102
CFU/ml vẫn cao hơn ao thí nghiệm 3,2x102
CFU/ml Ở điểm thí nghiệm ở Kiên Giang trong suốt vụ
nuôi thì mật độ Vibrio ao thí nghiệm (trồng lúa B-TE1) luôn thấp hơn so ao đối chứng
và mật số ghi nhận cao nhất ở thí nghiệm là 3,2x102
CFU/ml Theo tiêu chuẩn ngành
mật số Vibrio <103
sẽ không gây hại đến tôm nên giá trị vẫn nằm trong giới hạn cho phép Qua đó, cho thấy tác động tích cực của giống lúa B-TE1 trong việc giảm mật số vi
khuẩn Vibrio gây hại cho tôm
Nhìn chung, mật độ Vibrio trong mẫu nước ở các ao thí nghiệm thuộc 3 tỉnh Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang đều thấp nhất vào đầu vụ nuôi và tăng dần lên đến cuối vụ Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển môi trường nước từ ngọt sang mặn để thả tôm đã tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển (Lightner, 1996) Ở 2 tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang do nguồn nước mặn về khá sớm, thời tiết bất thường, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch nhau khá lớn, mưa đột ngột, nắng nóng kéo dài làm, mực nước trên ruộng nuôi
xuống thấp có thể là nguyên nhân làm tăng cao mật độ Vibrio tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép
3.2 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu bùn
So với sự biến động vi khuẩn trong mẫu nước thì biến động mật độ vi khuẩn Vibrio
trong mẫu bùn cao hơn nguyên nhân có thể trong bùn hàm lượng chất dinh dưỡng cao, oxy hòa tan thấp, sự phân hủy gốc rạ, tích tụ thức ăn và phân tạo môi trường thích hợp
cho Vibrio phát triển Mật độ vi khuẩn Vibrio trong vị trí trảng và mương bao ở 3 tỉnh
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có xu hướng tăng ở đợt 1, 2 giai đoạn trồng lúa và giảm
ở một số đợt trong thời gian nuôi tôm (Bảng 1 và Bảng 2)
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Hình 3 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước ở vị trí kênh cấp và tầng đáy trong ruộng lúa tỉnh Kiên Giang
Kênh cấp
Ao ĐC
Ao TN
Trang 8Bảng 1 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu bùn vị trí trảng ở 3 tỉnh
Trảng Ao ĐC Bạc Liêu Ao TN Ao ĐC Cà Mau Ao TN Ao ĐC Kiên Giang Ao TN Đợt 1 9,5.102 21.102 9,5.102 63.102 63.102 9,5.102 Đợt 2 17,5.102 14.102 1.102 25,5.102 25,5.102 1.102 Đợt 3 12,5.102 32.102 54,5.102 38.102 20,5.10 2 8.10 2
Đợt 4 1.102 6.102 62.102 104.102 1.10 2 0,5.10 2
Đợt 5 1.102 1,5.102 82,5.102 56,5.102 12,5.10 2 4.10 2
Đợt 6 22,5.102 32.102 16.102 145.102 21,5.10 2 5.10 2
Kết quả ở Bảng 1 ghi nhận mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu bùn tỉnh Kiên Giang ở vị trí trảng cao nhất ở đợt 1 giai đoạn bắt đầu sạ lúa (ao thí nghiệm: 9,5x102
CFU/g; ao đối chứng: 6,3x102
CFU/g) và thấp nhất ở đợt 4 (1 tháng sau khi thả tôm) trung bình 0,5-1x102 CFU/g Như vậy, Kiên Giang là một trong 3 Tỉnh thu mẫu cho kết quả tốt về sự
hạn chế mật số Vibrio ở ao thí nghiệm (trồng lúa B-TE1) khi so sánh với ao đối chứng
(trồng lúa địa phương)
Bảng 2 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu bùn vị trí mương bao ở 3 tỉnh
Mương Bao Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang
Ao ĐC Ao TN Ao ĐC Ao TN Ao ĐC Ao TN Đợt 1 11.102 26.102 36,5.102 7,5.102 36,5.102 7,5.102 Đợt 2 18.102 15.102 8.102 1,5.102 8,1.102 0,9.102 Đợt 3 27,5.102 31.102 24.102 116.102 51.10 2 6,5.10 2
Đợt 4 1.10 2 0,5.10 2 135,5.10 2 79.10 2 0,5.10 2 0,5.10 2
Đợt 5 1,5.102 1,5.102 130,5.10 2 92.10 2 55,5.10 2 9,5.10 2
Đợt 6 30,5.102 46.102 227,5.10 2 123,5.10 2 14,5.10 2 10,5.10 2
Kết quả ở Bảng 2 ghi nhận mật độ vi khuẩn ở vị trí mương bao thấp ở ao thí nghiệm (trồng lúa B-TE1) và cao ở ao đối chứng (trồng lúa địa phương) qua nhiều đợt thu mẫu của hai tỉnh Cà Mau (3/4 đợt của giai đoạn thả tôm) và Kiên Giang (4/4 đợt của giai
đoạn thả tôm) Qua đó, kết qua ghi nhận về mật số Vibrio ở trảng và mương bao thu ở
Kiên Giang và Cà Mau cho thấy tác động tích cực của giống lúa B-TE1 trong việc hạn
chế mầm bệnh Vibrio gây hại cho tôm nuôi
Một số đợt ghi nhận kết quả không tốt có thể là do: (i) ngay thời điểm thu mẫu người
nuôi cấp nước trực tiếp vào ao không qua hệ thống ao lắng; (ii) ở Cà Mau mật độ Vibrio
tổng số từ đợt 4 về cuối vụ nuôi ao thí nghiệm đã được chuyển sang thu ở ao khác cũng
Trang 9159 bp
trồng lúa B-TE1; (iii) ở Bạc Liêu do ao thí nghiệm được thu hoạch trước gốc rạ phân
hủy nhanh hơn nên mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số tăng cao hơn ao đối chứng
3.3 Sự hiện diện của vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi trong mẫu tôm
Vi khuẩn Vibrio harveyi được xác định là tác nhân gây bệnh phát sáng trên tôm sú Tôm
bị nhiễm nặng thường lắng đáy, bất động và có thể chết 100% Bệnh cũng có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm Vì vậy, việc kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn
Vibrio harveyi trong mẫu tôm sú ở các ao thí nghiệm cũng cần được thực hiện nhằm tìm
hiểu tác động của giống lúa B-TE1
Kết quả kiểm tra mẫu tôm nhiễm Vibrio harveyi qua 4 đợt thu mẫu ở các ao ĐC và ao
TN thuộc tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang được thể hiện ở bảng 3 và hình 4
Bảng 3 Kết quả phát hiện vi khuẩn Vibrio harveyi bằng phương pháp PCR
Tác nhân
gây bệnh Tỉnh Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Vibrio
harveyi
Ao TN Ao
ĐC
Ao
TN
Ao
ĐC
Ao
TN
Ao
ĐC
Ao
TN
Ao
ĐC Bạc Liêu - - - -
Kiên Giang - - - - Ghi chú: - kết quả âm tính
Hình 4 Kết quả phát hiện vi khuẩn Vibrio harveyi bằng phương pháp PCR
Giếng 1: BL đợt 1 (ao ĐC + ao TN) Giếng M: thang ADN 1kb
Giếng 2: BL đợt 4 (ao thí nghiệm) Giếng 7: KG đợt 1(ao ĐC + ao TN)
1 2 3 M 4 5 6 7 8 9 10 11
Trang 10Giếng 3: BL đợt 4 (ao đối chứng) Giếng 8: KG đợt 4 (ao thí nghiệm) Giếng 4: CM đợt 1 (ao ĐC + ao TN) Giếng 9: KG đợt 4 (ao đối chứng)
Giếng 5: CM đợt 4 (ao thí nghiệm) Giếng 10: Đối chứng dương
Giếng 6: CM đợt 4 (ao đối chứng) Giếng 11: Đối chứng âm
Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy đối chứng dương hiện vạch 159 bp và đối chứng âm không hiện vạch chứng tỏ qui trình PCR thực hiện tốt, các giếng còn lại đều
cho kết quả âm tính với vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi
Baticados et al (1990) đã cảnh báo vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây thiệt hại
nghiêm trọng cho tôm sú Tuy nhiên, qua các đợt thu mẫu ở 3 tỉnh, kết quả mẫu tôm ở 6
ao đều không có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio harveyi Mặc dù bệnh do vi khuẩn
Vibrio harveyi có thể xuất hiện trên tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm
trưởng thành Bệnh gây thiệt hại lớn ở giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng với tỉ lệ chết có thể lên đến 100%
Một số nhận định về khả năng hạn chế sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio harveyi đã
được ghi nhận khi: (i) Ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học mật độ vi khuẩn phát sáng thấp hoặc không gây bệnh, làm tăng tỉ lệ sống cho tôm sú đồng thời hạn chế được mầm
bệnh do vi khuẩn Vibrio trong nước và bùn đáy ao (Moriaty, 1998) hoặc (ii) Để loại trừ
vi khuẩn phát sáng các chủ trại nuôi thường sử dụng các chất hoá học và kháng sinh
(Gräslund và Bengtsson, 2001; Gomez-Gil et al., 2000) Tuy nhiên, sự lạm dụng thuốc
kháng sinh có thể dẫn đến sự kháng thuốc của những dòng vi khuẩn này (Weston, 1996)
Vibrio harveyi có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh Phần lớn các chủng vi khuẩn Vibrio kháng với ampicilin, một số kháng với trimethoprim/sulfamethoxazole,
tetracylin, chloramphenicol, nitrofurantoin và norfloxacin (Đặng Thị Hoàng Oanh và
ctv., 2006)
Tuy chưa thể giải thích ảnh hưởng tích cực của việc trồng lúa với sự hiện diện của vi
khuẩn phát sáng Vibrio harveyi trong quá trình nuôi tôm nhưng kết quả nghiên cứu cho
thấy không có sự hiện diện của tác nhân này trong các ao thu mẫu, qua các đợt thu mẫu của cả ba địa bàn nghiên cứu Kết quả này tương tự với ghi nhận của Trương Hồng Liên (2013) khi nghiên cứu mô hình tôm lúa ở Cà Mau
4 KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian nuôi mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước và mẫu bùn của ao đối
chứng có xu hướng tăng cao về cuối vụ nuôi Ngược lại, ao thí nghiệm (trồng lúa
B-TE1) mật độ vi khuẩn Vibrio giảm và thấp hơn ao đối chứng Nghiên cứu không phát hiện Vibrio harveyi trong mẫu tôm thu ở các ao tôm lúa ở cả 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang Qua đó, kết quả ghi nhận có sự tác động tích cực của giống lúa B-TE1 trong
việc hạn chế mật độ Vibrio tổng số trong ruộng nuôi