1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực nghiệm sản xuất giống lƣơn đồng (monopterus albus zuiew, 1793) ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ

14 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 757,85 KB

Nội dung

TÓM TẮT Nghiên cứu “Thực nghiệm sản xuất giống lươn đồng Monopterus albus, Zuiew 1793 ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” được bố trí trong 6 bể đất tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

HUỲNH VĂN QUÂN

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG

(Monopterus albus Zuiew, 1793) Ở HUYỆN VĨNH THẠNH

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN VĂN TRIỀU Th.S NGUYỄN THANH HIỆU

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

HUỲNH VĂN QUÂN

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG

(Monopterus albus Zuiew, 1793) Ở HUYỆN VĨNH THẠNH

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN VĂN TRIỀU Th.S NGUYỄN THANH HIỆU

2014

Trang 3

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793)

Ở HUYỆN VĨNH THẠNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Huỳnh Văn Quân 1 , Nguyễn Văn Triều và Nguyễn Thanh Hiệu 1

1 Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT

This study is " swamp eel fingerling production (Monopterus albus, Zuiew 1793) in Vinh Thanh District , Can Tho city" was carried out in 6 soil ponds from March to June

2014 in Vinh Trinh village , Vinh Thanh district - Can Tho City The study aims to provide some initial scientific data about technical swamp eel fingerling as the basis of swamp eel fingerling production processes There are two experiments The first experiment is the eel reproduction This experiment includes two treatments In the first treatment eel spawn naturally and for the second treatment eel will be injected with HCG hormone to stimulate the reproduction of swamp eel The second experiment cultured eel fingerling in rearing tanks

In all the tank, water quality parameters were in the suitable ranges for swamp eel In the first experiment, reproduction rate was from 25.71% to 34.29% in treatment 1 and 41.43 % to 51.43% in treatment 2 The fertilized eggs rate is from 51.58% to 66.75%, hatching rate in two treatments is from 69.13 to 90.88% The average growth rate of eel fry reach from 5.29 to 5.45 cm in length after 28 day run, and the average growth rate of eel fry in volume after 28 days is from 0.12 to 0.14 g in weight and the average survival rate after 28 days of eel fry is about 50.75 to 55.50%

TÓM TẮT

Nghiên cứu “Thực nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew 1793) ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” được bố trí trong 6 bể đất tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ Thời gian nghiên cứu là từ tháng 3 đến tháng

6 năm 2014 Nghiên cứu nhằm cung cấp một số dẫn liệu khoa học về kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống lươn đồng Nội dung ghiên cứu gồm có 1 thí nghiệm là cho lươn đồng sinh sản (nghiệm thức 1 là cho lươn đồng sinh sản tự nhiên và nghiệm thức 2 là sử dụng kích thích tố HCG để kích thích lươn đồng sinh sản) và 1 thực nghiệm ương lươn đồng Nhìn chung, trong thời gian nghiên cứu các yếu tố môi trường nước trong các bể thực nghiệm: nhiệt độ, oxy,

pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lươn đồng Tỷ lệ sinh sản của lươn ở nghiệm thức 1 là 25,71 – 34,29% và ở nghiệm thức 2 là 41,43 – 51,43% Tỷ lệ thụ tinh của trứng lươn từ 51,58 – 66,75%, tỷ lệ nở của trứng lươn ở các thí nghiệm 69,13 – 90,88% Lươn bột có tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài từ 5,29 – 5,45 cm sau 28 ngày ương và tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của lươn bột sau 28 ngày ương từ 0,12 – 0,14g và tỷ lệ sống trung bình của lươn bột sau 28 ngày ương từ 50,75 – 55,50%

Trang 4

1 GIỚI THIỆU

Từ lâu, ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành thế mạnh của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Có nhiều đối tượng có giá trị kinh tế được thả nuôi như lươn, cá chình, baba, cá lóc, tôm… trong đó lươn là loài thịt ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ nuôi

Lươn đồng là loài sống chui rút dưới bùn và đào hang, có thể sống ở vùng thiếu oxy,

chúng ăn động vật và xác thối rửa chủ yếu là trùn, tép, tôm (Mai Đình Yên và ctv.,

1992) Lươn đồng là loài động vật lưỡng tính cái trước, đời sống của nó trãi qua 3 pha: cái chức phận, trung giới và đực chức phận (Nguyễn Tường Anh, 1999), mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 nhưng tập trung vào tháng 6 - 7 (Trương Thủ Khoa

và Trần Thị Thu Hương, 1993; Đức Hiệp 1999)

Hiện nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung phong trào nuôi lươn đồng rất phát triển tập trung ở các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang…nên nhu cầu con giống rất lớn Nhưng trong tự nhiên nguồn con giống không

đủ đáp ứng số lượng cũng như chất lượng, con giống ngoài tự nhiên mang mầm bệnh,

số lượng con giống ngày càng suy giảm làm cho việc phát triển mô hình nuôi lươn đồng gặp nhiều khó khăn trong nghề nuôi lươn đồng thương phẩm Vì vậy để đáp ứng nhu cầu về con giống cho những hộ nuôi thì việc sinh sản nhân tạo lươn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Những nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cũng được thực hiện và cho kết quả như: nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007), sử dụng não thùy và suprefact để kích thích sinh sản lươn đồng (Cao Thanh Tuyền, 2013) Tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế nhất định và

chưa thể áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất Do đó, đề tài “Thực nghiệm sản xuất

lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew 1973) ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” được thực hiện

Mục tiêu của đề tài là nhằm cung cấp một số dẫn liệu khoa học về kỹ thuật sản xuất

giống lươn đồng làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống lươn đồng

Nội dung nghiên cứu:

Cho lươn đồng sinh sản tự nhiên trong bể đất lót bạt và sử dụng kích thích tố để sinh sản lươn đồng

Ương lươn bột lên lươn giống

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thực nghiệm được bố trí tại Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2014

Trang 5

2.2 Vật liệu nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu là lươn đồng (Monopterus albus), chọn lươn bố mẹ khỏe mạnh

không dị hình, dị tật và không mang mầm bệnh Dụng cụ gồm có bể lót bạt thí nghiệm (6 bể cho đẻ và 3 bể ương); cân điện tử; bộ test pH, DO, TAN, nhiệt kế; máy bơm; bạt lót bể; ống nhựa PVC; thức ăn cá tạp, trứng nước, trùng chỉ; vợt thu mẫu; thuốc, hóa

chất: Vitamin C, men tiêu hóa, muối ăn, BKC, Fresh water

2.3 Bố trí thực nghiệm

2.3.1 Thực nghiệm sinh sản lươn đồng

Bảng 1 Các bể đất được chọn để bố trí thực nghiệm

NT Họ và Tên Địa chỉ Diện tích bể (m 2

) Số lượng bể

1

Trần Văn Hùng

Hồ Văn Ốc

Trần Văn Mỹ

Vĩnh Thạnh-TPCT 15 1,3,5

2

Trần Văn Hùng

Hồ Văn Ốc

Trần Văn Mỹ

Vĩnh Thạnh-TPCT 15 2,4,6

Lươn bố mẹ khỏe mạnh, không bị xay sát hoặc có dấu hiệu bị bệnh, có khối lượng dao động từ 60 – 120 g/con Thực nghiệm cho lươn đồng sinh sản được bố trí 2 nghiệm thức: NT1 là cho lươn đồng sinh sản tự nhiên trong bể lót bạt gồm 3 bể (bể 1,3,5) và NT2 là cho lươn đồng sinh sản bằng tiêm kích thích tố HCG gồm 3 bể (bể 2,4,6), thực nghiệm được bố trí trong 6 bể đất ở 3 hộ dân tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ Mỗi hộ bố trí 1 bể cho lươn sinh sản tự nhiên trong bể lót bạt và 1

bể cho lươn sinh sản bằng tiêm kích thích tố HCG Mỗi bể có diện tích 15 m2

được thiết

kế theo quy cách 3 x 5 x 0,8 m, phía trong thành bể có để đất xung quanh, có đường kính khoảng 0,5 m và cao 0,4 m để lươn làm tổ và đẻ trứng, ở giữa bể để trống khoảng

1 m, bể cao 0,8 m và mực nước trong bể là 0,3 m, mỗi nghiệm thức có 3 lần lập lại (Bảng 1)

Hình 1 Hệ thống bể sinh sản

Trang 6

Đối với nghiệm thức cho lươn đồng sinh sản tự nhiên trong bể lót bạt thì sau khi chọn lươn bố mẹ thành thục sinh dục và sẳn sàng cho sinh sản thì ghép vào bể đẻ với mật độ

là 0,3 kg/m2, tỉ lệ đực cái là 1:1 và thay nước 2 ngày/lần với lượng nước 30% của bể Đối với thí nghiệm cho lươn đồng sinh sản bằng kích thích tố HCG thì sau khi chọn lươn thành thục sinh dục, dùng kích thích tố là HCG tiêm 1 lần với liều 1.000 UI/kg đối với lươn cái và lươn đực được tiêm bằng 1/2 liều con cái, tiêm 1 liều duy nhất, sau khi tiêm xong thì cho lươn vào bể đẻ với mật độ là 0,3 kg/kg và tỷ lệ đực cái là 1:1

Số lượng lươn bố trí trong mỗi bể đẻ là 70 cặp, với khối lượng trung bình của lươn bố

mẹ từ 71,67 ± 8,07 - 87,17 ± 4,84 g và có chiều dài trung bình từ 34,25 ± 2,14 - 37,58 ± 2,84 cm Có sự chênh lệch này là do lươn bố mẹ được lựa chọn và bố trí ngẫu nhiên và sau khi bố trí thực nghiệm khoảng 12 ngày thì lươn bắt đầu sinh sản Ở cả 2 nghiệm thức, trước khi đẻ lươn phun bọt làm tổ, sau đó lươn đẻ trứng vào tổ, định kỳ kiểm tra

và thu trứng 5 ngày/lần, trứng lươn sau khi thu được rửa qua nước sạch và phân loại ấp riêng theo màu của trứng, dụng cụ ấp trứng là các khay nhựa có kích thước 30 x 40 x 0,5 cm Các khây được xếp với nhau theo một đường thẳng, có hệ thống bơm nước liên tục từ bể nước đã được xử lý trước và cho nước chảy tràn ở các khay không cần sục khí Mật độ ấp trứng ấp là 1.000 trứng/khay, hàng ngày thường xuyên theo dõi các khây ấp

và loại bỏ các trứng không được thụ tinh, điều chỉnh dòng nước chảy tràn cho phù hợp, sau 4 - 6 ngày ấp trứng bắt đầu nở, 1 - 2 ngày sau thì nở hoàn toàn và sau khi nở được 5 ngày lươn bột được chuyển sang bể ương

Hình 2 Hệ thống ấp trứng lươn

2.3.2 Kích cỡ miệng của lươn bô ̣t (mm) trong thời gian đầu ương thực nghiê ̣m

Mẫu lươn bột 5 ngày tuổi gồm 12 mẫu được chọn từ lươn cho sinh sản trong quá trình thực nghiệm, kích thước miệng lươn được xác định như sau: lươn được cố định bằng formol (90%), lươn được đo bằng thước của kính hiển vi sau khi được đặt trên lame lame.Kích thước miệng lươn được tính trên công thức: AB 2

Trong đó AB là chiều dài hàm trên

Trang 7

2.3.3 Thực nghiệm ương giống lươn đồng

Thực nghiệm ương lươn đồng được bố trí trong 3 bể đất lót bạt có diện tích 4 m2/bể theo quy cách 2 x 2 x 0,6 m, mổi bể được chia làm 4 ngăn, mỗi ngăn có diện tích là 1

m2, mực nước trong bể ương dao động từ 30 – 40 cm được sục khí liên tục, mật độ thả ương là 500 con/m2, thời gian ương là 30 ngày Thức ăn dùng để ương lươn bột trong

10 ngày đầu sau khi nở là trứng nước và từ ngày 11 đến ngày 30 sử dụng trùn chỉ làm thức ăn cho lươn bột, cho ăn theo nhu cầu của lươn bột, thức ăn thừa và phân lươn được siphon sau mỗi lần cho ăn tránh làm dơ bể ương, số lượng lươn chết được theo dõi hằng ngày, theo dõi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy, pH) và hoạt động của lươn hằng ngày Thay nước định kì 1 lần/ngày khoảng 30% tùy theo môi trường nước và được áp dụng giống nhau cho tất cả các bể ương thực nghiệm

Hình 3.Bể ương thực nghiệm 2.4 Phương pháp thu mẫu

2.4.1 Phương pháp thu mẩu sinh sản

Thu mẫu môi trường

Mẫu môi trường gồm nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, oxy và pH đo bằng bộ Test (Sera Test Kit) 2 lần/ngày vào lúc 8h và 16h trong suốt quá trình thí nghiệm

Chỉ tiêu sinh sản

Số lươn đồng sinh sản

Số lươn đồng tham gia sinh sản

Số trứng thụ tinh

Số trứng quan sát

Số trứng nở

Số trứng thụ tinh

Trang 8

2.4.2 Phương pháp thu mẫu thực nghiệm ương

Định kì thu mẫu 7 ngày 1 lần, mỗi lần thu khoảng 30 con để cân khối lượng và đo chiều dài, đánh giá tỷ lệ sống của lươn sau 30 ngày ương

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)

Trong đó

DWG là tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo ngày

W1 là khối lượng trung bình của lươn tại thời điểm t1

W2 là khối lượng trung bình của lươn tại thời điểm t2

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày)

Trong đó

DLG là tốc độ tăng trưởng về chiều dài theo ngày

L2 là chiều dài trung bình của lươn tại thời điểm t2

L1 là chiều dài trung bình của lươn tại thời điểm t1

Tỷ lệ sống

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Trong quá trình thực hiện, tất cả các dẫn liệu được thu thập, phân tích và so sánh kết

quả dựa vào phần mềm Excel

3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Thí nghiệm cho sinh sản lươn đồng

3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong bể đẻ

Nhiệt độ là nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của lươn như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản vì lươn là động vật biến nhiệt Khi nhiệt độ tăng, lươn sẽ tăng cường trao đổi chất, hô hấp nhanh, nếu quá lạnh hoặc quá nóng, lươn chui rút xuống lớp bùn đáy và ngừng hoạt động, giảm ăn, tiết nhớt và chết nóng Nhiệt độ thích hợp cho lươn tăng trưởng là 24 – 28oC (Nguyễn Chung, 2008)

L2 – L1

t2 - t1

DLG (cm/ngày) =

Số lươn thu hoạch

Số lươn thả ương

W2 – W1

t2 - t1

DWG (g/ngày) =

Trang 9

Bảng 2 Sự biến động các yếu tố môi trường trong bể đẻ

Bể Nhiệt độ (

o

1 26,6±0,61 29,4±0,51 3,44±0,39 4,89±0,22 7,90±0,53 8,00±0,61

2 26,5±0,58 29,5±0,62 3,56±0,63 4,56±0,63 7,85±0,51 7,95±0,57

3 26,7±0,63 29,7±0,63 3,89±0,55 5,11±0,74 7,83±0,49 7,93±0,58

4 26,8±0,57 29,7±0,58 3,63±0,23 4,83±0,87 7,79±0,60 7,92±0,49

5 26,6±0,53 29,5±0,57 3,83±0,79 5,00±0,71 7,84±0,48 7,94±0,56

6 26,5±0,60 29,6±0,60 3,67±0,71 4,87±0,70 7,87±0,54 7,91±0,62 Trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường tương đối ổn định và không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức Nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 26,5°C và cao nhất vào buổi chiều là 29,7°C Dao động pH sáng và pH chiều ít thay đổi và nằm trong khoảng thích hợp (từ 7,79 đến 8,00) Trong khi đó hàm lượng oxy trong suốt thời gian thí nghiệm ổn định và lớn hơn 3 mg/L (Bảng 2) Theo Boyd (1998) thì pH thích hợp trong ao nuôi thủy sản từ 6 – 9, nhiệt độ trung bình 25 – 32°C và hàm lượng oxy tối thiểu là 5 mg/L Nhìn chung, các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH trong thí nghiệm này nằm trong khoảng thích hợp cho lươn

3.1.2 Chỉ tiêu sinh sản ở các nghiệm thức

Bảng 3 Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng ở các bể thí nghiệm

Nghiệm

thức

Số cặp tham gia sinh sản

Số tổ

thụ tinh (%)

T ỷ lệ nở (%)

NT 1 70 21,33±3,05 381,66±75,88a 63,28±3,50a 73,91±5,52a

NT 2 70 32±3,60 596,66±104b 54,1±2,94b 88,1±3,74b

Ghi chú: NT1 cho lươn đồng sinh sản tự nhiên

NT2 kích thích lươn đồng sinh sản bằng kích thích tố HCG

Số liệu thể hiện ở bảng trên là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Các chữ cái (a,b) trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống

kê (p<0,05%)

Bảng trên ta thấy, số tổ trứng thu được ở nghiệm thức 1 là 21,33±3,05 tổ thấp hơn so với nghiệm thức 2 là 32±3,60 Ở nghiệm thức 2 lươn bố mẹ được tiêm kích dục tố do đó

đã kích thích trứng lươn chín và rụng đồng loạt do đó số tổ thu được cao hơn Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nhan Trung Nghĩa (2010) sử dụng HCG kích thích lươn đồng sinh sản có tỷ lệ sinh sản là 83,3% Kết quả thí nghiệm này thấp vì chỉ diễn

ra trong vòng một tháng nên số tổ trứng thu được thấp hơn

Số trứng được sinh sản ở nghiệm thức 1 là 381,66±75,88 trứng/tổ khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 2 là 59,66±104 trứng/tổ Số trứng ở nghiệm thức 2 cao hơn

là do khi lươn bố mẹ được tiêm kích dục tố nên đã kích thích trứng chín và rụng đồng loạt nên số lượng trứng nhiều hơn Bên cạnh đó do thời gian thí nghiệm chỉ diễn ra

Trang 10

trong vòng 1 tháng nên ở nghiệm thức 1 lươn được cho sinh sản tự nhiên có những trứng chín mới rụng vì vậy số lượng trứng ít hơn So với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Long (2013) có số lượng trứng trung bình của lươn ở mỗi lần sinh sản ở các nghiệm thức 150 - 353 trứng/lươn

Tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 1 là 63,28±3,50% khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức

2 là 54,1±2,94% ở mức ý nghĩa (p<0,05) Tỷ lệ thụ tinh thấp, thứ nhất là do lươn bố mẹ

bố trí trong thực nghiệm lấy từ nguồn lươn nuôi thương phẩm Bên cạnh đó tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 1 cao hơn là do lươn bố mẹ được cho sinh sản tự nhiên tế bào trứng phát triển đến khi chín muồi mới đựợc đẻ ra do đó những trứng này đã sẵn sàng tham gia thụ tinh nên kết quả tỷ lệ thụ tinh cao hơn Tỷ lệ thụ tinh bình quân ở cả 2 nghiệm thức thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007), Nguyễn Thị Lệ Hoa (2009), Nhan Trung Nghĩa (2010) và Cao Thanh Tuyền (2013) có tỷ lệ trứng lươn thụ tinh lần lượt là: 73%; 96 – 98%; 90,4% và 98,86%

Tỷ lệ nở ở nghiệm thức 1 là 73,91±5,52% khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 2 là 88,1±3,74% ở mức ý nghĩa (p<0,05) Nguyên nhân tỷ lệ nở thấp ở nghiệm thức 1 là do tác động của con người trong quá trình ấp, nhiệt độ môi trường nước thấp nên tạo điều kiện cho nấm phát triển dẫn đến trứng bị ung, bị nấm và do điều kiện cơ sở vật chất ở

hộ nuôi còn hạn chế, một phần là do thao tác trong quá trình thu trứng và xử lý trứng trước khi ấp làm cho trứng bị vỡ hoặc còn dính bùn đất, do nước trong quá trình ấp không được xử lý kỹ gây ảnh hưởng đến những trứng còn lại Tỷ lệ nở của 2 nghiệm thức thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nhan Trung Nghĩa (2010) với tỷ lệ nở của trứng lươn là 86,6 - 96,4%, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Cao Thanh Tuyền (2013) trứng lươn có tỷ lệ nở trung bình từ 82,65 - 99,73% và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) với tỷ lệ nở của trứng lươn cao nhất là 95%

Hình 4 Tổ trứng của lươn Hình 5 Trứng lươn

Ngày đăng: 16/09/2015, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w