Học sinh thường phải thực hiện tốt các quy định vì sợ bị trách phạt, bị hạ hạnh kiểm hơn là việc ý thức được nhiệm vụ của mình là phải rèn luyện đạo đức để trở thành công dân tốt.. Vì vậ
Trang 1Lê Minh Hiếu 3
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Sinh thời, Bác Hồ đã căn dặn "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Câu nói luôn nhắc nhở mỗi con người luôn phải rèn đức, luyện tài để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội Và hơn ai hết, với tư cách là người giáo viên, mỗi thầy, cô giáo chúng ta càng thấy tầm quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh bên cạnh việc truyền đạt các kiến thức chuyên môn
Trong công tác chuyên môn, nhiều phương pháp mới xuất hiện đã phát huy tính tích cực của người học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người học chủ động chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của người dạy Tuy nhiên, trong công tác dạy người, chúng ta thường áp đặt học sinh hơn là việc cho học sinh chủ động rèn luyện ý thức, đạo dức của mình Thầy cô thường ban hành một loạt các quy định mà học sinh phải tuân theo, nếu không làm đúng thì kết luận là học sinh không ngoan Học sinh thường phải thực hiện tốt các quy định vì sợ bị trách phạt, bị hạ hạnh kiểm hơn là việc
ý thức được nhiệm vụ của mình là phải rèn luyện đạo đức để trở thành công dân tốt
Từ thực tế đó, với vai trò là một GVCN tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động của mình không chỉ trong học tập mà còn cả trong việc rèn luyện đạo đức Với vốn kinh nghiệm còn ít, tài liệu, sách vở về vấn đề lại không nhiều, tôi đã suy nghĩ nhiều phương pháp khác nhau, và qua kiểm nghiệm thực
tế tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm hay và xin mạnh dạn trình bày bằng sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp chủ nhiệm bằng biện pháp xây dựng nội quy lớp học”
Tôi cũng đã thấy rất vui mừng vì qua hai năm áp dụng với những lớp khác nhau (một lớp yếu nhất trường và một lớp tốt nhất trường) đã cho kết quả khả quan, được nhà trường, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh đánh giá rất cao kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm
2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT; Các quy định của pháp luật, của ngành; Các nội quy nhà trường, đoàn trường đề ra các tiêu chí xây dựng nội quy lớp và cách áp dụng nội quy vào thực tiễn góp phần phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp chủ nhiệm
3 Đối tượng nghiên cứu:
Lớp 12B6 trường THPT Vĩnh Định năm học 2012-2013
Lớp 10A1 trường THPT Vĩnh Định năm học 2013-2014
Lớp đối chứng: Các lớp trên trong năm học trước đó (so sánh một đối tượng trong hai thời điểm khác nhau)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 2Các căn cứ, các bước xây dựng nội quy và biện pháp áp dụng để phát huy tính tích
cực, tự giác của học sinh
5 Giả thuyết khoa học:
Nếu nghiên cứu thành công, khi áp dụng vào thực tế học sinh sẽ phát huy tối đa
tính tích cực, tự giác trong việc rèn luyện đạo đức, dần hình thành con người mới năng
động, sáng tạo, chủ động trong công việc và luôn luôn ý thức việc rèn luyện đạo đức
không chỉ thời gian ngồi trên ghế nhà trường
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết: Đọc, phân tích tài liệu
- Thực nghiệm sư phạm
Tác giả
Lê Minh Hiếu
Trang 3Lê Minh Hiếu 5
II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Giải thích khái niệm:
Theo tài liệu GDCD 6 hiện hành thì:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không
do áp lực bên ngoài
Theo từ điển Lạc Việt thì “nội quy” là luật lệ quy định trong một tổ chức, một cơ quan Trong công tác của GVCN, người viết phân ra hai loại nội quy: Nội quy chung (quy định về việc thi đua, xếp hạnh kiểm của các tháng, của năm học) và nội quy riêng (quy định các vấn đề liên quan đến một hoạt động nhất định trong một thời gian ngắn)
2 Thực trạng vấn đề:
Các số liệu điều tra thực hiện tại lớp 10A1 về thực trạng của năm lớp 9 (THCS) (Xem Phụ lục)
2.1 Vấn đề xây dựng nội quy lớp học:
- Hiện nay đa số các lớp dều có ban hành nội quy để làm căn cứ xếp hạnh kiểm (21/34 HS cho rằng lớp 9 của mình có ban hành nội quy) Điều đó cho thấy các thầy, cô giáo đã thấy được tầm quan trọng của biện pháp xây dựng nội quy và đã có chú ý để thực hiện
- Một điều rất đáng mừng là có nhiều thầy cô chủ nhiệm đã chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của học sinh với việc cho học sinh cùng tham gia xây dựng nội quy (22/35
HS cho rằng nội quy lớp mình do cả thầy cô chủ nhiệm và học sinh xây dựng)
2.2 Vấn đề chấp hành nội quy, thực hiện nội quy:
- Tuy nhiên trong thực tế, nội quy lớp học của các lớp chưa phát huy được tác dụng:
+ Nhiều học sinh chưa chú ý nội quy để thực hiện thường xuyên (chỉ có 14/30 HS chú ý)
+ Có 20/36 học sinh cho rằng mình có những điểm chưa hài lòng về nội quy, điều
đó cho thấy rằng nội quy chưa thực sự là ý chí nguyện vọng của học sinh, như vậy các
em sẽ khó trong việc tự giác thực hiện
+ Có ít học sinh cho rằng việc thực hiện nội quy kích thích tính tích cực, tự giác của học sinh (9/36 đồng ý là có)
+ Có nhiều học sinh cho rằng việc xếp hạnh kiểm trong lớp học là chưa công bằng (chỉ có 14/34 HS cho là công bằng)
3 Xây dựng nội quy lớp học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh:
3.1 Cơ sở lí luận:
Trang 4Để xây dựng nội quy lớp học và đưa ra cách tính điểm nhằm xếp loại hạnh kiểm học sinh thì tôi đã căn cứ vào các văn bản sau:
- Luật giáo dục 2005 có sửa đổi 2009
- Chương II của quy chế 40 của Bộ giáo dục và đào tạo:
+ Điều 3 căn cứ đánh giá, xếp loại các loại hạnh kiểm
+ Điều 4 tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
- Điều lệ trường THPT:
+ Điều 38 nhiệm vụ của học sinh
+ Điều 39 quyền học sinh
+ Điều 40 hành vi, ngôn ngữ, trang phục, ứng xử của học sinh
+ Điều 41 các hành vi học sinh không được làm, điều 42 khen tưởng và kỉ luật -Ngoài ra, tôi còn căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là phát triển toàn diện nhân cách học sinh bao gồm: Đức, trí, thể, mĩ Trong đó yếu tố “Đức” được đặt lên hàng đầu Vì vậy mà việc quản lí, giáo dục học sinh là điều quan trọng hàng đầu
- Thông tư 58 về việc đánh giá, xếp loại học sinh
- Các văn bản hướng dẫn của nhà trường
- Quy chế thi đua của Đoàn trường
3.2 Cơ sở thực tiễn:
Ngoài các quy định chung trên, việc xem xét tình hình thực tế của lớp học để ban hành nội quy là rất quan trọng Đặc biệt là vấn đề tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THPT
Ở độ tuổi này các em bắt đầu có những biểu hiện muốn khẳng định mình, muốn thể mình mình đã lớn, đã quyết định được công việc Vì vậy, cùng một nội dung quy định, nhưng nếu những quy định đó do các em xây dựng nên thì các em sẽ có ý thức hơn trong việc tự giác thực hiện Vì vậy vấn đề quan trọng nhất để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh là: Học sinh là người xây dựng nên nội quy, theo dõi việc thực hiện nội quy với sự tư vấn, giám sát của giáo viên chủ nhiệm
3.3 Các nguyên tắc khi xây dựng nội quy lớp:
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS đưa ra nội quy dựa vào các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật và văn bản cấp trên
+ Công bằng
+ Cá nhân chịu trách nhiệm
+ Được sự thống nhất cao
+ Xuất phát từ nguyện vọng của các em
+ Nội quy phải khuyến khích mỗi cá nhân học sinh cộng đồng trách nhiệm, lợi ích
cá nhân gắn liền lời ích tập thể
Trang 5Lê Minh Hiếu 7
3.4 Nội quy lớp 10A1 năm học 2013-2014 quy định về thi đua và xếp hạnh kiểm (nội quy dài hạn):
Với những lý thuyết nghiên cứu được cùng với việc trăn trở suy nghĩ của bản thân, năm học 2012-2013 GVCN và HS lớp 12B6 đã xây dựng được nội quy thi đua và xếp hạnh kiểm của lớp, trên cở sở thành công của nội quy đó, năm học 2013-2014 GVCN
đã hướng dẫn học sinh lớp 10A1 xây dựng được nội quy thi đua và xếp hạnh kiểm như sau:
QUY ĐỊNH XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC HỌC SINH HÀNG THÁNG- KỲ-NĂM
NĂM HOC 2013-2014 Lớp 10A1
Căn cứ hướng dẫn của BGH trường THPT Vĩnh Định
Căn cứ cam kết thi đua, tiêu chí thi đua của đoàn trường THPT Vĩnh Định
Căn cứ các quy định, luật, thông tư hiện hành
Lớp 10A1 xây dựng bản “Hướng dẫn xếp loại Đạo đức học sinh trong năm học
2013-2014 như sau:
I CÁCH THỨC TỔ CHỨC XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC
1- Hàng tháng GVCN cùng với BCS lớp, BCH chi đoàn tổ chức đánh giá xếp loại đạo đức của các học sinh của lớp trong tháng đó (Vào giờ sinh hoạt cuối tháng)
Quy trình: Cá nhân tự nhận khuyết điểm, kê khai thành tích và tự xếp hạnh kiểm
Tổ trưởng tập hợp, kiểm tra, thông qua toàn tổ BCS lớp và GVCN xếp lại
2- Xếp loại đạo đức Học Kỳ I: Lấy kết quả xếp loại đạo đức của các tháng 9-10-11-12
(Tháng 9 được tính từ 26/8) để làm cơ sở xếp loại Kỳ I Cách tinh như sau
Loại Tốt: 5 điểm Loại Khá: 3 điểm Loại TB: 2 điểm Loại Yếu: 0 điểm
Điểm TB học kỳ = (Điểm 4 tháng /4)
Xếp loại Tốt: Nếu ĐTB từ 4 đến 5
Xếp loại Khá: Nếu ĐTB từ 2.6 đến 3.9
Xếp loại TB: Nếu ĐTB từ 1.1 đến 2.5
Xếp loại Yếu nếu điểm từ 1 trở xuống
Những trường hợp sau đây bắt buộc cuối kỳ phải xếp loại yếu
a) Học sinh bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên
b) Học sinh vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử
c) Học sinh nghỉ học không có lý do 10 buổi trên học kỳ (Nghỉ học TD-QP được tính
1 buổi)
2- Xếp loại đạo đức Học Kỳ II: Lấy kết quả xếp loại đạo đức của các tháng 1-2- 3- 4
Như cách tính điểm để xếp loại HK như kỳ I
3- Xếp loại đạo đức cả năm như sau:
Loại Tốt: HS có đạo đức Kỳ II xếp loại Tốt, kỳ I từ loại Khá trở lên
Loại Khá: HS có đạo đức kỳ II xếp từ loại Khá trở lên, kỳ I xếp từ TB trở lên
Loại Yếu: - HS có đạo đức Kỳ II Yếu, kỳ I từ TB trở xuống
- HS bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên tính từ thời điểm sau 1/3/2014
Trang 63.5 Xây dựng các nội quy ngắn hạn:
Bên cạnh việc quy định việc thi đua, xếp hạnh kiểm cho cả năm, trong các hoạt động cụ thể, lớp đều xây dựng các quy định phân công nhiệm vụ, khen thưởng phù hợp Chính vì vậy ý thức chủ động và tự giác của học sinh được nâng cao Xin lấy ví dụ nội quy hội trại 26/3:
- Học sinh vi phạm quy chế thi ở mức độ nghiêm trọng trong kỳ II
Loại TB đối với học sinh còn lại
II HƯỚNG DẪN XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC HÀNG THÁNG
Loại Tốt: Thức hiện theo quyết định 40 Ngoài ra trường quy định thêm một số yêu
cầu định lượng
+ Không nghỉ học, bỏ giờ, nghỉ sinh hoạt chung, bỏ trực nhật trực tuần không có lý
do dù chỉ 1 lần
+ Không vi phạm nề nếp nhà trường lần nào
+ Không có điểm Kém (Dưới 3,5) trong các loại kiểm tra
Định lượng: Tổng số điểm đạt được >= 5
Loại Khá: Thức hiện theo quyết định 40 Ngoài ra trường quy định thêm một số yêu
cầu định lượng:
+ Không nghỉ học, bỏ giờ, nghỉ sinh hoạt chung, bỏ trực nhật trực tuần không có lý
do dù chỉ 1 lần
+ Còn một số sai sót nhỏ do yếu tố khách quan, kịp thời sửa chữa
+ Không có điểm Kém ( Dưới 2,5) trong các loại kiểm tra
Định lượng: Tổng số điểm đạt được >= -5
Loại TB: Thức hiện theo quyết định 40 Ngoài ra trường quy định thêm một số yêu
cầu định lượng:
+ Không nghỉ học, bỏ giờ, nghỉ sinh hoạt chung, bỏ trực nhật trực tuần không có lý
do không quá 2 lần Vắng các nội dung trên có lý do không quá 10 lần
+ Còn một số sai sót nhỏ do yếu tố khách quan, kịp thời sửa chữa
Định lượng: Tổng số điểm đạt được >= -25
Loại Yếu: Thức hiện theo quyết định 40 Ngoài ra trường quy định thêm một số yêu
cầu định lượng:
+ Nghỉ học không có lý do từ 3 lần trở trở lên
+ Chuồn tiết, nhảy hàng rào
+ Vắng sinh hoạt, lao đọng, trực tuần … không lý do từ 3 lần trở lên
+ Vi phạm nề nếp (Trang phục, chậm giờ, chậm tiết, nói tục, hút thuốc, điện thoại, vi phạm giao thông…) đã được GVCN cho ký xác nhận vào sổ từ 3 lần trở lên
Những HS có thành tích, có sự dóng góp cho lớp GVCN căn cứ vào những thành tích cụ thể để cộng thêm điểm cho HS khi xếp loại hạnh kiểm hàng tháng nhưng không vượt quá loại Khá
I- CÁCH TÍNH ĐIỂM CỦA TỪNG CÁ NHÂN
Dựa vào tổng hợp thi đua của đoàn trường
+ Điểm cộng, trừ của cá nhân thì cộng trực tiếp cho cá nhân
+ Điểm cộng, trừ của lớp, tổ thì chia đều cho các HS trong lớp, tổ sau đó cộng vào điểm cá nhân
Khi xếp hạnh kiểm, GVCN căn cứ vào vị trí của lớp trong tháng để tăng giảm số lượng HS tốt, khá…
Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi thì có hiệu lực từ khi thay đổi trở về sau
IV: Khen thưởng: Cuối tháng, cuối các đợt thi đua HS điểm thi đua cao nhất được
chi hội phụ huynh lớp thưởng 100.000đ, ít nhất 5 HS điểm thấp nhất bị phạt lao động
Trang 7Lê Minh Hiếu 9
NỘI QUY TRẠI LỚP 10A1 GVCN: Lê Minh Hiếu 1/ Tuân thủ nghiêm nội quy của Ban tổ chức trại (lớp trưởng đọc trước lớp trong giờ SH) Vi phạm nội quy trại bị BTC bắt được sẽ xếp HK tháng 3 loại Yếu
2/ Mỗi lớp có 3 phiếu ra cổng, giao cho lớp trưởng giữ, phiếu chỉ được sử dung cho các mục đích chung của lớp: Về lấy dụng cụ, lấy cơm, mua đồ… HS mượn phiếu tại lớp trưởng phải nói rõ đi đâu? Phương tiện đi? Đi trong bao lâu? Sau khi về trả lại phiếu cho lớp trưởng Tuyệt đối không dùng phiếu ra ngoài với mục đích riêng trong thời gian dài gây ảnh hưởng công việc của lớp, người mượn phiếu không được cho người khác mượn lại gây thất lạc Lớp trưởng chịu trách nhiệm giải trình cho GVCN về việc sử dung phiếu khi được hỏi
3/ Tất cả các vị trí, dụng cụ được phân công phải theo dõi để thực hiện đầy đủ Nếu
vi phạm về việc tham gia các hoạt động (trốn trại, giờ tập trung điểm danh không có mặt,
tự ý ra khỏi trường khi chưa được cho phép, tự ý nghỉ, buổi tối không về ngủ đúng vị trí, không tham gia trò chơi, không tuân theo sự phân công của GVCN…) sẽ xếp hạnh kiểm tháng 3 không quá TB Nếu vi phạm về dụng cụ (không đem dụng cụ đúng như phân công)
sẽ phải về lấy bổ sung, đồng thời hạnh kiểm tháng 3 không quá loại Khá
4/ Trong suốt thời gian tổ chức hội trại, nếu có tình huống phát sinh, tất cả trại viên phải tuân theo sự chỉ đạo của GVCN (hoặc GV phụ trách – Cô Kim Anh), nếu không thể liên hệ được với các GV, thì các thành viên phải tuân theo quyết định của Lớp trưởng (Lớp trưởng chịu trách nhiệm với GVCN về quyết định của mình)
5/ Các tiểu ban nhận các khoản tiền phải có ghi chép thu chi rõ ràng, báo cáo và chịu trách nhiệm trước lớp
6/ Tiểu ban phụ trách gian hàng hội chợ sẽ nhận vốn từ trại, sau khi hoàn thành nhiệm
vụ sẽ hoàn trả vốn và 50% số tiền lãi
7/ Tiền thưởng của các trò chơi, văn nghệ thuộc về các cá nhân, nhóm HS tham gia Tiền thưởng chung của tập thể được bổ sung vào quỹ lớp
8/ Cộng điểm thi đua cho các hoạt động của trại:
+ Đem dụng cụ: Lớn 30đ, vừa 20đ, nhỏ 10đ
+ Tham gia trò chơi, văn nghệ: Nhất 30đ, nhì 20đ, ba 10đ
9/ Sau khi kết thúc trại, số tiền còn lại sẽ được báo cáo và nhập vào quỹ lớp cho các hoạt động
10/ Các HS chịu trách nhiệm bảo quản, đưa về các vật dụng, đồ dùng đưa đi cho trại mượn
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THEO CÁC BAN 1/ Ban dựng trại:
Trưởng ban: Phan Văn Nhân – Phụ trách toàn bộ việc thiết kế, gửi, dựng thử, dựng,
dỡ trại và cổng trại và các kinh phí liên quan để thực hiện
Phó ban: Nguyễn Quang Huy – phụ trách việc đo kích thước để cắt dây, thực hiện các
nút thắt tại các cọc, tính toán khoảng cách và vị trí đóng cọc neo, vị trí trại so với cổng trại, (có bản vẽ cụ thể dựa trên đất rộng 5m, sâu 15m)
Phó ban: Lê Minh Khai – phụ trách thu (có danh sách các bạn nộp, chưa nộp), gửi,
lên phương án đóng các cọc hàng rào (khoảng cách, số lượng), dự trù dây để chăng hàng rào để mua hoặc báo thủ quỹ mua
Ban viên: tất cả các HS nam, nhiệm vụ: dựng trại, dỡ trại, cổng trại, hàng rào
2/ Ban trang trí trại:
Trưởng ban: Lê Thi Hoài – Phụ trách quỹ của ban, lên phương án trang trí cổng trại,
trong trại, hàng rào, bố trí đền nháy, bố trí hộp cứu thương, ảnh báo, cờ tổ quốc, bàn, lọ hoa, nhắc nhở các thành viên trong ban duy trì các vị trí đã trang trí cho đến khi kết thúc trại Ban viên: Nữ tổ 2
Phụ trách điện: Trăng + Lâm
3/ Ban ẩm thực:
Trưởng ban: Nguyễn Thị Hương – Phụ trách quỹ của ban, liên hệ với phụ huynh để
chuẩn bị các bữa ăn chính, phụ Phụ trách nước uống cho trại (2 bịch nước + Ly, ca…), chuẩn bị nước ngọt nước, chanh cho các đội tham gia trò chơi, trời nắng có thể chuẩn bị thêm nước đá Thanh toán các khoản tiền liên quan
Ban viên: Hồ thị Mỹ Duyên, Vân Chi, Nguyễn Thị Ngọc, Trần Thị Duyên
Trang 84 Tổ chức thực hiện nội quy:
Như phần trên đã đặt vấn đề, đa số các lớp đều có đề ra nội quy của lớp, tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao, học sinh chưa chú ý để thực hiện Nguyên nhân của vấn đề một phần do nội quy chưa phù hợp, nhưng nguyên nhân chính là quá trình tổ chức thực hiện chưa hợp lí, chưa khoa học Sau đây là một số biện pháp và công cụ GVCN lớp 10A1
đã thực hiện để việc thực hiện nội quy được tốt:
Phụ trách điện: Trăng + Lâm
3/ Ban ẩm thực:
Trưởng ban: Nguyễn Thị Hương – Phụ trách quỹ của ban, liên hệ với phụ huynh để
chuẩn bị các bữa ăn chính, phụ Phụ trách nước uống cho trại (2 bịch nước + Ly, ca…), chuẩn bị nước ngọt nước, chanh cho các đội tham gia trò chơi, trời nắng có thể chuẩn bị thêm nước đá Thanh toán các khoản tiền liên quan
Ban viên: Hồ thị Mỹ Duyên, Vân Chi, Nguyễn Thị Ngọc, Trần Thị Duyên
4/ Ban văn nghệ:
Trưởng ban: Lê Quang Lượng – Tập, làm đạo cụ, hóa trang, thuê trang phục cho tiết
mục của lớp
Ban viên: Phước, Sơn, H Duyên, Hiền, Nga, Lý, Truyền, Xuân, Thảo, Thái Dương 5/ Ban trò chơi lớn:
Trưởng ban: Lê Quang Lượng – Lên kế hoạch tập luyện, theo dõi lịch trình, nội quy
tham gia, chọn người tham gia chơi
Ban viên: Sơn, Đ Ngọc, Quy, Truyền
6/ Ban hội chợ:
Trưởng ban: Mai Thị Phương Thảo – lên kế hoạch các món, giá bán, dụng cụ cần
thiết, in menu, nhận tiền vốn, báo cáo thu chi, phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban
Phó ban: Nguyễn Thị Quý – Thu toàn bộ tiền bán được (chỉ duy nhất một người thu
tiền)
Ban viên: Nữ tổ 4 + Thùy Dương, Hường, Tiểu Phương
7/ Ban vệ sinh:
Trưởng ban: Nguyễn Thị Ngân – Phụ trách dọn vệ sinh trại đầu, cuối đợt, duy trì VS
trong suốt thời gian trại, có phương án bố trí sọt rác, đổ rác khi đầy Theo dõi các bạn thực hiện không tốt VS để phạt bắt đi đổ rác
Ban viên: Nữ tổ 1
8/ Ban trò chơi:
Trường ban: Thùy Dương – Theo dõi lịch thi của các trò chơi, nhắc nhỡ người chơi,
theo dõi việc tham gia của người chơi, giải quyết việc đổi người và các tình huống đột xuất, chuẩn bị các phương tiện cho các đội chơi (nếu có)
Bịt mắt đập bao nước: Chơi chính: Trặm, dự bị: Ngọc Hương
Viết thư pháp: Truyền + Nhã (tự thuê trang phục, mua dụng cụ và nhận tiền tại thủ quỹ)
Đi qua cầu khỉ: Chơi chính: Phước + Hường, dự bị: Hạ + Ánh Ngọc
Chèo thuyền trên cạn: Luyện tập 5 người, khi chơi chọn ra 4 người: Phương, Phượng, Xuân, Nga, Hà Thái Dương, Hiệp, Huy, Lâm, Thuần
9/ Ban tự quản:
Trưởng ban: Lê Quang Lượng
Ban viên: BCH chi đoàn + 4 tổ trưởng
Nhiệm vụ: Theo dõi việc thực hiện nội quy của các thành viên trại Cử người họp với BTC trại khi có yêu cầu Tham gia đội tự quản của trường (nếu có yêu cầu)
Trang 9Lê Minh Hiếu 11
4.1 Triển khai nội quy đến từng học sinh:
Ngay từ đầu năm, sau khi cùng lớp xây dựng xong nội quy, GVCN cho lớp photo mỗi HS một bản (kèm bản thi đua của đoàn trường) và giao nhiệm vụ cho các em phải đọc kĩ, khi mình vi phạm lỗi gì thì phải biết lỗi đó vi phạm điều nào, trừ thi đua bao nhiêu điểm
4.2 Phân công nhiệm vụ rõ ràng:
Trong thực tế, có nhiều cán bộ lớp, cán bộ đoàn và nhiều học sinh không phải không nhiệt tình với tập thể nhưng lại không biết nhiệm vụ của mình để làm Đến khi công việc không hoàn thành thì cũng không biết trách nhiệm thuộc về ai Chính vì vậy ngay từ đầu năm, GVCN đã họp cán bộ lớp, đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trên nguyên tắc quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ Mặt khác phải cho HS tự giác nhận nhiệm vụ, trên cơ sở các công việc mà GVCN gợi ý, cán bộ lớp sẽ tự nhận nhiệm
vụ của mình, như vậy các em sẽ thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để thực hiện một cách tích cực và tự giác
Ví dụ về bản phân công nhiệm vụ cán bộ lớp 10A1:
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LỚP 10A1 1/ Lớp trưởng:
+ Quyền lợi: Được miễn lao động, trực tuần (trái buổi) (Vẫn phân công trực nhật)
+ Nhiệm vụ:
- Theo dõi kế hoạch công việc từ các nguồn: Bảng tin trước trường (thường xuyên), Bảng thông báo phòng hội đồng (sáng thứ 7), Bảng tin đoàn trường (thường xuyên); chủ động phân công lớp nếu có khả năng; nếu khả năng không giải quyết được thì báo cáo GVCN xin ý kiến
- Nhận các văn bản của trường, Đoàn trường và thực hiện như trên
- Phân công các công việc đột xuất khi GVCN vắng mặt (Các HS trong lớp bắt buộc phải thực hiện theo, nếu có ý kiến thì ý kiến với GVCN sau)
- Theo dõi TKB tại phòng hội đồng
- Tổng hợp thi đua, hạnh kiểm từ tổ trưởng hàng tháng, hàng tuần
- Điểm danh và ghi thông tin lên bảng các ngày học
- Điểm danh các buổi tập trung
- Điều hành sinh hoạt lớp + Triển khai kế hoạch tuần tới
- Các nhiệm vụ do Đoàn trường, nhà trường, GVCN phân công
2/ Lớp phó học tập:
+ Quyền lợi: Được miễn lao động, trực tuần (trái buổi) (Vẫn phân công trực nhật)
+ Nhiệm vụ:
- Ghi và tổng hợp sổ đầu bài
- Ghi và tổng hợp sổ điểm danh
- Nhận và trả sổ đầu bài, điểm danh tại VP, bảo quản sổ từ khi nhận đến khi trả, nếu sổ mất LPHT chịu trách nhiệm
- Ghi các sổ sách khác theo yêu cầu của GVCN
- Nhắc lớp lịch học bù, thực hành trái buổi, đột xuất…
- Điểm danh, ghi thông tin trên bảng nếu lớp trưởng vắng
3/ Lớp phó lao động:
+ Quyền lợi: được miễn trực nhật
+ Nhiệm vụ:
- Theo dõi và nhắc các tổ trực nhật theo thứ tự
- Theo dõi lịch trực tuần của lớp và nhắc các nhóm trực tuần (mỗi lần 2 tổ, thay phiên), theo dõi các bạn xin nghỉ trực tuần để nhắc đi cùng nhóm khác
- Theo dõi lịch lao động để phân công
- Nhắc tổ trực nhật nếu tổ chưa hoàn thành hàng ngày: Chốt cửa trước buổi học, đóng cửa, tắt điện sau buổi học, khăn bàn, lọ hoa, lau bảng, về sinh, bưng ghế chào cờ…
- Nhắc các bạn nam 3 tổ không trực nhật chuẩn bị chào cờ (bưng ghế, bục… đoàn trường phân công) nếu đến phiên lớp mình
4/ Thủ quỹ, thư kí:
Trang 104.3 Chú trọng vấn đề động viên khen thưởng hơn là trách phạt:
Hàng tuần, trong buổi sinh hoạt lớp GVCN luôn đánh giá những việc làm được để động viên các em kịp thời, khích lệ tinh thần phấn đấu của các em Các trường hợp thực hiện nội quy chưa tốt thường tự giác nhận khuyết điểm và tự nhận việc tốt để làm trong tuần sau để sửa lỗi Điều quan trọng nhất là HS tự giác và tự ý thức được việc làm của mình, không có suy nghĩ bị thầy phạt hay thầy bắt ép phải đi phạt lao động Phần lớn thời gian còn lại của tiết sinh hoạt dành để tổ chức đố vui để học, trò chơi tập thể, trò chơi dân gian Nhiều trò chơi đã được GVCN mạnh dạn đưa vào giờ sinh hoạt: Giải Sudoku, giải Rubik…
- Theo dõi lịch trực tuần của lớp và nhắc các nhóm trực tuần (mỗi lần 2 tổ, thay phiên), theo dõi các bạn xin nghỉ trực tuần để nhắc đi cùng nhóm khác
- Theo dõi lịch lao động để phân công
- Nhắc tổ trực nhật nếu tổ chưa hoàn thành hàng ngày: Chốt cửa trước buổi học, đóng cửa, tắt điện sau buổi học, khăn bàn, lọ hoa, lau bảng, về sinh, bưng ghế chào cờ…
- Nhắc các bạn nam 3 tổ không trực nhật chuẩn bị chào cờ (bưng ghế, bục… đoàn trường phân công) nếu đến phiên lớp mình
4/ Thủ quỹ, thư kí:
+ Quyền lợi: Được miễn lao động, trực tuần (trái buổi) (Vẫn phân công trực nhật)
+ Nhiệm vụ:
- Giữ quỷ lớp, có sổ ghi rõ thu chi, ngày tháng thu chi, nội dung thu chi Báo cáo trước lớp vào cuối tháng
- Ghi các văn bản giấy tờ, sổ sách theo yêu cầu của GV
- Phô tô các tài liệu ôn tập cho cả lớp
- Mua sắm các vật dụng trong lớp
5/ Tổ trưởng:
+ Tổ trưởng không phải trực nhật, thay vào đó chịu trách nhiệm gài cửa trước buổi học, đóng cửa, tắt điện sau buổi học, kiểm tra các bạn xóa bảng sau buổi học
+ Phân công trực nhật: Mỗi bạn trực một buổi, theo thứ tự nối tiếp giữa các tuần, nhắc các bạn đến phiên trực, nếu ngày nào bị trừ điểm mà tổ trưởng không biết tên người trực thì phạt tổ trưởng
+ Phân công dụng cụ trong tổ khi lao động
+ Tổng hợp thi đua, hạnh kiểm
+ Điểm danh tổ mình trong các buổi tập trung
+ Phân công các bạn nam tổ trực nhật bưng ghế vào và ra sáng thứ 2 chào cờ và các buổi tập trung
Nguyên tắc làm việc:
- Các bộ phận chủ động phân công, thực hiện công việc của mình sau đó báo cáo cho GVCN Nếu không từ mình giải quyết được thì phải xin ý kiến
GVCN
- Các HS tuân theo sự phân công của cán bộ lớp, nếu cán bộ lớp phân công mà
HS không làm thì HS đó chịu trách nhiệm, nếu HS có ý kiến thì có ý kiến với GVCN
- Cán bộ lớp có quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì đưa vào xếp hạnh kiểm