xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại việt nam
Trang 1”' "nộ GIÁo DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIÊN TÀI CHÍNH —— CðR2CZk2C86 LÊ THỊ KHOA NGUYÊN i XÂY DỰNG PHƯƠNG PHAP XẾP HẠNG TIN NHIEM
CUA CAC TO CHUC KINH TE TRONG QUAN HE TIN DUNG
TAI VIET NAM
Trang 2'TTT1RÖwBT1mMI 7 7 & THƯ VIỄN HOS Vac | —¬ TA eee MUC LUC | trang
Trang phu bia
Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đô Mở đầu
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM 4
1.1 Rủi ro trong quan hệ tín dung 4
1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh 4 1.1.2 Rui ro tín dụng — Rủi ro chính yếu trong các quan hệ tín dụng của
các tổ chức kinh tế 5
1.2 Xếp hạng tín nhiệm - một công cụ để hạn chế rủi ro tín dụng —— l6
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của xếp hạng tín nhiệm 17
1.2.2 Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm 20
1.2.3 Tâm quan trọng của vấn đề xếp hạng tín nhiệm trong quá trình hạn
chế ri ro tín dụng 21
1.2.4 Đối tượng xếp hạng tín nhiệm 26
1.2.5 Yêu cầu đối với tổ chức xếp hạng tín nhiệm 27
1.2.6 Hệ thống ký hiệu đánh giá xếp hạng 28
1.2.7 Tiến trình xếp hạng tín nhiệm 31
1.2.8 Một số phương pháp xếp hạng tín nhiệm hiện nay 35
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung của xếp hạng tín nhiệm đối với
các tổ chức kinh tế 51
Chương 2 NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT
NAM 55 |
Trang 3
2.1.1 Mô hình xếp hạng tín nhiệm tại Mỹ
2.1.2 Mô hình xếp hạng tín nhiệm tại Thái Lan
2.1.3 Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Malaysia
2.1.4 Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Hàn Quốc
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng - tiền để để
thúc đẩy công tác xếp hạng tín nhiệm ra đời tại Việt Nam
2.2.1 Vấn đề rải ro tín dụng hiện nay |
2.2.2 Thực trạng về vấn đề đánh giá xếp loại doanh nghiệp
2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong các quan hệ tín dụng tại Việt Nam
2.3.1 Những thuận lợi
2.3.2 Những khó khăn
2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hình thành các tổ chức
và xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm
2.4.1 Mở rộng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
2.4.2 Hình thành nhận thức của nhà đầu tư về định mức tín nhiệm
2.4.3 Khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm
2.4.4 Cơ quan quản lý hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
2.4.5 Cơ cấu sở hữu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
2.4.6 Đối tượng xếp hạng tín nhiệm
2.4.7 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CÁC TỔ
CHỨC KINH TẾ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Xáe-định đối tượng xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam
3.2 Xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm 3.2.1 Một số nguyên tắc và yêu cầu
3.2.2 Các tiêu chuẩn khi lựa chọn phương pháp xếp hạng tín nhiệm 3.2.3-Các loại của thông tin trong đánh giá để xếp hạng tín nhiệm
3.3 Những để xuất nhằm xây dựng một phương pháp xếp hạng tín nhiệm
Trang 4
3.3.1 Đề xuất một hệ thống xếp hạng của Việt nam
3.3.2 Để xuất quy trình xếp hạng tại Việt Nam
3.3.3 Một số nội dung cần phân tích khi xếp hạng các tổ chức kinh tế
trong quan hệ tín dụng tại Việt Nam
3.3.4 Nội dung mang tính chất định tính
3.4 Những biện pháp tổ chức thực hiện xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam
3.4.1 Thu thập, thẩm tra và lưu trữ thông tin
3.4.2 Tổ chức quy trình xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam
3.4.3 Dự đoán tiềm lực kinh tế của các tổ chức kinh tế phát hành nợ,
đánh giá rủi ro tín dụng
3.5 Các giải pháp cần thiết cho việc hình thành các công ty xếp hạng tín
nhiệm tại Việt Nam
3.6 Để xuất mô hình tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam
Kết luận
Danh mục công trình đã công bố của tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : — Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NH : Ngan hang
NHTM : Ngânhàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
NICE : National Information and Credit Evaluation
S&P : Standard and Poor
SX : Sanxuat -
SX-KD : Sảnxuất, kinh doanh
TRIS : Thai Rating and Information Services
RAM | : Rating Agency of Malaysia
TSCD : — Tài sản cố định
TTCK : — Thị trường chứng khoán XHTN : Xếp hạng tnnhiệm
Trang 62.6 DANH MỤC BẢNG Tên bảng
Các Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ ngắn hạn
Đánh giá xếp hạng của tập thể chuyên gia
Thanh Score của Conan & Holder
Thời gian cho các công việc Xếp hạng tín nhiệm của S&P
Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của RAM
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN
Hướng dẫn của Bộ Tài Chính về xếp loại doanh nghiệp
Bảng tính điểm cho các chỉ tiêu tại Sở Giao dịch II, Ngân hàng
Công thương chi nhánh TP HCM
Bảng tính điểm các chỉ tiêu - ngân hàng Ngoại thương
TP.HCM
Số DNNN cổ phần hóa qua các năm
Bảng tiêu chuẩn mức xếp hạng tín nhiệm các khoản nợ dài
hạn tại Việt Nam
Tiêu chuẩn đánh giá từng nội dung xếp hạng Bảng tiêu chuẩn điển hình
Bảng xếp hạng yếu tố tăng trưởng kinh tế
Bảng xếp hạng yếu tố lãi suất
Trang 73.17 3.18 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23
Bảng đánh giá chỉ tiêu môi trường thể chế pháp lý
Bảng đánh giá chỉ tiêu môi trường văn hoá xã hội
Bảng đánh giá chỉ tiêu môi trường tự nhiên
Bảng đánh giá chỉ tiêu môi trường công nghệ
Bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô
Bảng đánh giá chỉ tiêu về ngành kinh doanh, đặc điểm kinh
doanh
Bảng đánh giá về đặc điểm chất lượng, tổ chức quản lý
Bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố môi trường vi mô
Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán nhanh
Bảng tiêu chuẩn để đánh giá hệ số nợ
Bảng tiêu chuẩn đánh giá hệ số tiền lãi nợ vay
Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo hệ số định phí
Bảng xếp hạng tính theo nợ dài hạn trên tổng vốn
Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo số vòng quay hàng tổn kho
Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo kỳ thu tiền bình quân
Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo hệ số lãi ròng biên tế Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo lợi tức trên tổng tài sản Bảng tiêu chuẩn xếp hạng theo vốn trên tổng tài sản
Bắng tiêu chuẩn xếp hạng theo khả năng trả nợ
Trang 8Số hiệu sơ đồ 1.1- 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3.1 DANH MỤC SƠ ĐỒ - Tên sơ đồ Hệ thống các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường Quá trình vận động của tín dụng Quan hệ tín dụng trực tiếp
Quan hệ tín dụng gián tiếp
Rui ro trong quan hệ tín dụng gián tiếp
Khái quát quá trình tự phân tích tài chính các tổ chức kinh tế
trong phương pháp phân tích
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn xếp hạng tín nhiệm Standard and
Poor
Quy trình xếp hạng của Standard and Poor
Trình tự và nội dung xếp hạng tín nhiệm của S&P
Cơ cấu tổ chức của cơ quan XHTN Thái Lan
Trình tự các bước để tiến hành xếp hạng tín nhiệm ở Thái Lan
Cơ cấu tổ chức xếp hạng tín nhiệm của NICE
Trang 9
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động sản xuất kinh doanh (SX - KD) của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường luôn gắn bó mật thiết, tự nhiên với hệ thống thị trường;
trong hệ thống thị trường, thị trường vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng
Trên thị trường vốn các tổ chức kinh tế vừa có thể nhận được vốn tín dụng ngắn
hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại (NHTM) hay các tổ chức tài chính,
vừa thông qua việc phát hành chứng khoán để thu hút vốn kinh doanh, đồng
thời có thể thực hiện các hoạt động đầu tư chứng khoán
Vấn đề đặt ra là làm sao một tổ chức kinh tế có thể chứng minh sức
mạnh tài chính của mình để tiếp cận các luồng vốn từ các kênh của thị trường
vốn, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của mình với chi phí đi vay, nợ thấp nhất?
Còn đối với nhà đầu tư và chủ nợ, làm thế nào (kiểm soát rủi ro các khoản đầu
tư của chính họ khi mà còn có quá nhiều ng cơ tiểm tàng, mất ổn định của
môi trường đầu tư? f
Thực tế cho thấy từ một số vụ vỡ nợ ở các tổ chức kinh tế ở nước ta trong
thời gian vừa qua, các biện pháp để đánh giá khả năng cân bằng tài chính, tự
chủ tài chính, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của các tổ chức kinh
tế trong các giao dịch tín dụng thương mại, tín dụng NH là chưa chính xác, dẫn
đến không thu hổi đủ vốn gốc và lãi khi đáo hạn và kết quả dẫn đến các tổ chức này đứng trước những bất ổn về tài chính do nợ nần ngày một tăng, từ đó
có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến nền tài chính quốc gia
Để Gani Bid đúng thực trạng tài chính của các tổ chức kinh tế trong các
Trang 10
_“ làm cho thị trường vận hành một cách an toàn, giúp các nhà phát hành tiếp cận
chức, nâng cao tính minh bạch của thị trường vốn, qua đó góp phần làm lành
mạnh hóa thị trường, tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn, góp phần
thị trường vốn một cách dễ dàng hơn thì cần thiết phải có các tổ chức để xếp
hạng tín nhiệm với vai trò đánh giá khả năng tín dụng trong việc thực hiện các
cam kết tài chính của các tổ chức phát hành nợ, nhận nợ, với mục đích là đảm
bảo thị trường, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ chính các tổ chức kinh tế, từ đó hỗ trợ
và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và phát huy được vai trò của nó
trong nền kinh tế quốc dân
Để hình thành các tổ chức này, cần phải giải quyết nhiều giải pháp quan
trọng đó là xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm các tổ chức kính tế Bởi
nó là vấn để có ảnh hưởng đến việc hình thành một tổ chức xếp hạng tín nhiệm Do vậy tác giả đã chọn để tài “Xây dựng phương pháp xếp hạng tín
nhiệm các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại Việt Nam”
2 MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN
Để tài “Xây dựng hệ thống phương pháp xếp hạng tín nhiệm các tổ chức
kinh tế trong quan hệ tín dụng tại Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu để
xuất một số phương pháp xếp hạng tín nhiệm — là một trong những bước đi
không thể thiếu khi tổ chức xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm - trong bối
cảnh Việt Nam chưa' có các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, và cũng trong
hoàn cảnh thực tế của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Để tài được giới hạn ở mức độ xây dựng các phương pháp xếp hạng tín
nhiệm cho các tổ chức kinh tế kinh doanh có phát hành nợ dài hạn trên thị
Trang 11vạt
sự đánh giá về khả năng của các tổ chức kinh tế kinh doanh trong việc hoàn trả
vốn gốc và lãi trong vay dài hạn, phát hành trải phiếu công ty hoặc nợ dài hạn
4 Ý NGHĨA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA LUAN AN
Ý nghĩa khoa học:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề đánh giá xếp hạng tín nhiệm và ý
nghĩa của nó trong hoạt động của hệ thống NHTM và thị trường vốn
- Làm rõ căn cứ khoa học hình thành phương pháp xếp hạng tín nhiệm
tại Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn:
- Nêu căn cứ và phương pháp để xếp hạng tín nhiệm các tổ chức kinh
tế, giúp hệ thống NHTM và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính áp dụng
vào thực tiễn trong hoạt động của mình | |
- Tao tién dé dé ti€n téi hinh thanh cdc tiéu chudn xép hang tin nhiém
tại Việt Nam
Trang 12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
1.1RUI RO TRONG QUAN HE TIN DUNG
1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh
Trong hoạt động của con người, luôn luôn có một yếu tố bất định do
không ai có thể biết được chính xác về những điều sẽ xảy ra trong tương lai
Trong hoạt động của con người luôn tổn tại những yếu tố ngẫu nhiên bất
định Trong hoạt động kinh tế, yếu tố này càng thể hiện rõ rệt bởi vì khơng một nhà DĐ nào dám khẳng định về những diễn biến kinh tế thị trường điễn ra xung
quanh mình Việc ra quyết định trong những môi trường như vậy rất khó khăn,
thông thường thì người ta sẽ bổ qua tính chất bất định trong tương lai và giả
định là mọi việc sẽ diễn ra như đã hoạch định và sẵn sáng thích ứng với những
biến đổi có thể có
Trong nền kinh tế thị trường rủi ro luôn luôn xảy ra Dù muốn hay
không, rủi ro vẫn là thách đố của mọi hoạt động của con người Như vậy rủi ro
là gì? “Đứng trên góc độ làm thế nào để giảm thiểu các tổn thất trong hoạt
động kinh doanh nói chung thì rủi ro được coi là bất cứ kết quả dẫn tới thiệt hại `
về thu nhập hoặc mất¿vốn của doanh nghiệp” [1]
Định lượng rồi ro trong kinh doanh:
— Khi xét đến rủi ro để định lượng nó, các nhà nghiên cứu đều dùng
phương pháp toán học như xác suất để đo lường, và để xác định được rủi ro người ta còn dùng đến phương pháp dự đốn , nếu khơng áp dụng các phương
pháp cần thiết-để dự đoán, phòng ngừa, thì khi rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn
Trang 13
- trên nhiều mặt như môi trường vĩ mô mà tổ chức kinh tế đang hoạt động, các
yếu tố bên trong mà tổ chức đang đối diện cùng với việc so sánh với các điều kiện tương tự của tổ chức khác trong cùng một ngành để dự đoán sự thành công và rủi ro là cần thiết
Như vậy trong kinh doanh cần phải coi việc dự đoán rủi ro là điều kiện
không thể thiếu để đưa một tổ chức kinh tế đến thành công Mặc dù điều này
cũng chỉ đạt ở mức độ tương đối, song quan trọng hơn cả là giúp được nhà đầu
tư, quản lý, quần trị đưa ra các quyết định phù hợp với yêu cầu đầu tư và quản
lý của mình
1.1.2 Rủi ro tín dụng - Rủi ro chính yếu trong các quan hệ tín dụng của
các tổ chức kinh tế
1.1.2.1 Các tổ chức kinh tế trong nên kinh tế thị trường
Để có thể tiếp cận các phần sau thuận lợi hơn, cần tìm hiểu về tổ chức
kinh tế, các loại hình và đặc điểm của từng loại
Tổ chức kinh tế bao gồm hợp tác xã (Co-operation), doanh nghiệp - DN
(Enterprise) và các hiệp hội kinh tế (Economic Association); nhưng trong phạm
vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào DN và các hiệp hội kinh tế — mà
chủ yếu là NHTM
© Phân chia doanh nghiệp theo chế độ sở hữu:
Trong việc phân loại theo hình thức sở hữu, nếu hình thức sở hữu khác
nhau thì khả-năng tạo lập nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ khác nhau Theo chế độ sở hữu, DN được chia thành (2]:
- _ Doanh nghiệp nhà nước ~ DNNN: Là tổ chức kinh tế thuộc quyển sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện nắm quyền sở hữu và quản lý hoạt động SX
Trang 14+,
cổ phiếu nhưng có thể phát hành trái phiếu, vay ngân hàng (NH) DNNN chỉ
chịu trách nhiệm hữu hạn đối với khoản nợ của DN TỔ CHỨC KINH TẾ Hợp tác Doanh nghiệp xã Danh nghiệp Danh nghiệp nhiều chủ một chủ Công ty trách Công ty trách nhiệm hữu han nhiệm vô han Hiệp hội kinh tế 1 Ngân hàng thương mại Hiệp hội tiết kiệm và cho vay Công Ông ty Công ty tài io cổ chính phần Quỹ trợ cấp và hưu bổng |_ Công ty bảo hiểm Công ty thuê mua
Sơ đồ 1.1: Hệ thống các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Nguồn: Biên soạn lại theo sơ đổ tiến trình hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp Xem Nguyễn Hải Sản (2001), Đánh giá doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh, NXB Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh :
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là DN có tư cách pháp nhân, DN đa
sở hữu, trong đó các'thành viên tham gia phải chịu trách nhiệm hữu hạn về
khoản nợ của-doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN |
- Công ty cổ phần: Là loại hình DN có tư cách pháp nhân, đa sở hữu,
nguồn vốn hoạt động do các cổ đơng đóng góp Ngồi ra, để tăng vốn hoạt
động, DN loại này có thể phát hành chứng khoán theo luật định hoặc vay NH
hay chiếm dụng vốn Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ
Trang 15
Người di vay
(borrower)
Giá trị tín dụng + lãi
Sơ đồ 1.2: Quá trình vận động của tín dụng
Nguân: Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng (2001), Tiền tệ và ngân hàng NXB
TP HCM
e Chil thé tham gia tin dung:
Trong quá trình hoạt động, ngoài sự thiếu hụt tạm thời về vốn do yêu cầu:
đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, làm xuất hiện nhu cầu vốn dài
hạn, các tổ chức kinh tế có thể lưa chọn các giải pháp hoặc là tăng thêm vốn
bằng cách phát hành thêm cổ phần (nếu là công ty cổ phần), hoặc vay trực tiếp
(phát hành trái phiếu), hoặc vay gián tiếp qua việc nhận tài trợ của các ngân hàng thương mại Các mối quan hệ giữa người đi vay và cho vay gọi là quan hệ
tin dung
Trong quan hệ tin dung, các chủ thể tham gia có thể bao gồm các cá
nhân, tổ chức hợp pháp đóng vai trò bên đi vay hoặc bên cho vay Như vậy có
thể kể đến mối quản hệ tín dụng: |
- Quan hé tin dung tric tiép, cdc chi thé tiét kiém chuyển vốn của mình trực tiếp đến người sử dụng tư bản cuối cùng, không phải thông qua tầng
lớp trung gian tài chính mà thông qua thị trường chứng khoán, là kênh dẫn vốn
trực tiếp từcựccó vốn này sang cực cần vốn kia theo nguyên tắc đầu tư (sơ đồ
Trang 16Chứng khoán Các chủ thể tiết Những người sử dụng kiệm tư bản cuối cùng Chứng khoán
Sơ đồ 1.3: Quan hệ tín dụng trực tiếp
Nguồn: Trích trong sơ đồ dòng luân chuyển tư bản từ các chủ thể tiết kiệm đến những người
sử dụng cuối cùng Xem Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB
Thống kê, Hà Nội
Chủ thể tham gia tín dụng là nhà đầu tư và nhà phát hành: Những người
đi vay trên thị trường vốn được gọi là nhà phát hành, còn những người cho vay được gọi là nhà đầu tư Trong quan hệ tín dụng này, chủ thể tham gia là những người cần vốn dài hạn chủ yếu là mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính
dài hạn, có thể là các DN, các tổ chức tài chính, NH, với những người có khả
năng cung ứng vốn như các hộ gia đình hoặc cá nhân, các tổ chức tham gia đầu
tư Công cụ mua bán chủ yếu là các loại chứng khoán dài hạn trong đó phổ biến nhất là c cổ phiếu và trái phiếu
- Quan hệ tín dụng gián tiếp: Các chủ thể tiết kiệm nhượng quyền sử
dụng vốn cho các trung gian tài chính để các tổ chức này chuyển nhượng vốn
cho những người sử dụng tư bản cuối cùng, việc chuyển nhượng này có điều
Trang 17
các trung gian tài chính phải hoàn trả vốn cho chủ thể tiết kiệm kèm với tiền
lãi (sơ để 1.4) |
Chủ thể tham gia tín dụng là các NHTM, các tổ chức tín dụng, các tổ
chức tài chính phi NH với các tổ chức kinh tế Công cụ giao dịch là các chứng
khoán ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới một năm) như chứng chỉ tiển gởi
của NH, thương phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước Ngoài ra các trung gian tài
chính là tổ chức không những đảm nhiệm chức năng trung chuyển tư bản giữa
các chủ thể tiết kiệm và những người sử dụng, mà còn tập trung những khoản
tiết kiệm của nhiều người, nhiều DN và nhiều tổ chức trong nền kinh tế để đầu
tư cho thích hợp như: Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, NH tiết kiệm hỗ tương Đây cũng là các chủ thể tham gia tín dụng gián tiếp
Các chủ thể | _ Các trung gian Những người sử dụng
tiết kiệm tài chính tư bản cuối cùng
Chứng khoán Chứng khoán
Sơ đồ 1.4: Quan hệ tín dụng gián tiếp
Nguồn: Trích trong sơ đồ dòng luân chuyển tư bản từ các chủ thể tiết kiệm đến những người
sử dụng cuối cùng Xem Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB
Thống kê, Hà Nội
Nói chung, các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng rất đa dạng và phong
phú; tuy nhiên trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ chú trọng đến mối quan hệ
tín dụng gita NH với các tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế phát hành với
_ nhà đầu tư mà thôi - *
Trang 18ge ee ees “ v “-11-
1.1.2.3 Rủi ro trong các quan hệ tín dụng của tổ chúc kinh tế
Trong kinh doanh bao giờ cũng xuất hiện rủi ro Đó là những biến cố bất lợi tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế và hệ
quả của nó là làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận, dẫn đến sự phá sản của các
tổ chức kinh tế Thật vậy, ở mỗi loại quan hệ tín dụng đều tiểm ẩn những rủi ro
nhất định Có thể kể ra như sau:
Các rủi ro trong các quan hệ tín dụng trực dếp: Các nhà đầu tư thường gởi tiền vào các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, hoặc thông qua các định
chế tài chính trung gian bao gồm các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu
tư và các cơng ty chứng khốn, các định chế tài chính trung gian này làm nhiệm
vụ phát hành chứng khoán cũa một nhà phát hành đến các nhà đầu tư trực tiếp `
qua các công ty chứng khoán để mua các công cụ của thị trường vốn như trái
phiếu, cổ phiếu Khi đầu tư trên thị trường vốn, các nhà đầu tư phải quản tâm
đến các loại rủi ro sau: |
- Rủi ro mất khả năng thanh toán: Là rủi ro mà người phát hành có thể
bị phá sản Trong quan hệ tín dụng, nhà đầu tư chuyển tiền trực tiếp cho tổ chức
kinh tế phát hành chỉ đổi lấy lời hứa sẽ được hoàn trả trong tương lai Điều này
dẫn đến một hệ quả tất yếu là nếu nhà phát hành gặp rủi ro trong hoạt động
kinh doanh thì các tổn thất mà nhà phát hành gánh chịu có thể làm cho họ
không trả được nợ, như vậy rủi ro của nhà phát hành đã chuyển thành rủi ro tín
dụng TT
- - Rủi ro giá cả: Giá cả của các chứng khoán có thể mua bán sẽ được
thay đổi khi lãi suất và các điều kiện thị trường thay đổi Nhà đầu tư gặp rủi ro
khi không thể bán được các chứng khoán của mình với giá bằng hoặc cao hơn _— ————
Trang 19vạt
- Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản là khả năng mua bán và
chuyển nhượng chứng khoán trên thị trường, tính thanh khoản của một công cụ
thường xuyên biến động và có thể thay đổi nhanh chóng Do những áp lực khác
nhau,các thành viên tham gia thị trường có thể dừng việc giao dịch đối với một
loại chứng khoán, làm giá cả của chứng khoán này sụt giảm có nghĩa là giảm
tính thanh khoản của chứng khoán Ngồi ra các chứng khốn mới phát hành có khuynh hướng ít có người tham gia mua bán nên tính thanh khoản cũng thấp
hơn khả năng thanh toán có thể bị mất nếu như các điều kiện thị trường thay
đổivà những người tham gia thị trường rút vốn 6 at
- — Rủi ro lợi tức: Nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư trên thị trường vốn họ
luôn xem xét liệu vốn của họ bổ ra có thể thu lợi bù đắp rủi ro hay không Ở
đây có sự đánh đổi giữa lợi tức và rủi ro Rủi ro càng lớn lợi tức càng cao
Các rủi r0 trong quan hệ tín dụng gián tiếp: Trong phạm vi của luận án,
chúng tôi chỉ để cập đến hoạt động cửa ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế khác: Có thể khẳng định rằng, so với các tổ chức kinh tế khác, rủi ro mà _
các ngân hàng thương mại phải gánh chịu đến từ nhiều phía Một cách tổng
Trang 20vạt
- = Rủi ro tín dụng: Các giao dịch tín dụng được thực hiện trên cơ sở
niềm tin là chủ yếu,vì khi đưa vốn cho ngân hàng, người gởi tin tưởng khoản tín
dụng này sẽ được hoàn trả trong tương lai theo thời gian đã định trước và với
một giá trị lớn hơn khoản tín dụng mà họ đã cấp lúc đầu Còn đối với ngân
hàng rủi ro cơ bản biểu hiện là khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả
chậm so với thời hạn được ấn định trong hợp đồng Rủi ro xẩy ra khi NH đã
dùng mọi cách để truy đòi mà không được, con nợ không thực hiện nghĩa vụ trả
_lãi theo các kỳ hạn thoả thuận trong hợp đồng vì con nợ gặp khó khăn về ngân
quy Rui ro tín dụng đưa tối tổn thất rất lớn cho NH, nếu ở mức độ nghiêm
trọng làm suy giảm niềm tin của công chúng (41
- _ Rủi ro thiếu vốn khả dụng: Là tình trạng các ngân hàng thương mại
không có khả năng đáp ứng việc rút vốn của người gởi tiền Ngân hàng với vai
trò là một trung gian tài chính tiến hành thu nhận tiển gởi ký thác của công
chúng, thực hiện chuyển hoá chúng để tạo ra các sản phẩm tín dụng Xu hướng
thường thấy của quá trình này là chuyển hoá các nguồn vốn có kỳ hạn ngắn
(hoặc không kỳ hạn) thành các sản phẩm cho vay với thời hạn dài hơn, quá
trình này sẽ xây ra rủi ro nếu đến thời hạn trả nợ mà ngân hang không có vốn
để trả
- — Rủi ro lãi suất: Rúi ro lãi suất phát sinh do biến động không cùng
chiều giữa lãi suất trả cho nguồn vốn NH đi vay và lãi suất thu được từ việc sử
dụng vốn |
- _ Rủi ro hối đoái: Việc cấp một khoản tín dụng bằng ngoại tệ là xuất
hiện rủi ro hối đoái Rủi ro phát sinh khi có biến động tỷ giá ngoại tệ so với
đồng bản tệ, tỷ giá tăng thì có lãi về hối đoái và ngược lại
Từ sự phân tích trên đây cho thấy trong hoạt động kinh doanh của các tổ
Trang 21sạt
-lÄ -
hoạt động kinh doanh Đối với việc kinh doanh tiền tệ, rủi ro sẽ được nhân đôi
vì đơn vị cho vay nợ không những phải chịu những rủi ro nặng nề từ chính hoạt
động của mình mà còn hứng chịu rủi ro của người đi vay Sự nghiêm trọng còn
thể hiện ở mức độ và phạm vi của nó: rủi ro trong kinh doanh tiền tệ không chỉ
_ tác động trực tiếp và chỉ phối kết quả kinh doanh của chính người cho vay mà
còn ảnh hưởng dây chuyển đến toàn bộ nền kinh tế Do vậy, việc thừa nhận rủi
ro trong kinh doanh tiền tệ nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng từ
đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro là một yêu cầu khách quan
từ chính sự tổn tại và phát triển của các tổ chức kinh tế
Các rủi ro tín dụng thường thấy là rủi ro không trả được nợ, rủi ro trả
thiếu nợ, rủi ro trả nợ chậm, và rủi ro trả nợ phân nhánh Các khoản nợ, vay khi
đó sẽ trở thành nợ tổn đọng hay nợ khó đòi và gây tổn thất cho người cho vay,
nhà đầu tư và cả nhà bảo lãnh Đánh giá các rủi ro tín dụng nhằm xác định:
- Liệu mức độ rủi ro có thể chấp nhận được không?
- - Hiệu quả mang lại có phù hợp với rủi ro hay không?
Như vậy đánh giá rủi ro tín dụng là một quá trình tìm hiểu các thông tin
được tiến hành trước khi đưa ra quyết định cho vay, đầu tư, bảo lãnh
1.1.2.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Biến cố gây rủi ro tín dụng đến từ nhiều phía: nhà phát hành, khách hàng
vay vốn, ngân hàng với tư cách là người cho vay và môi trường kinh doanh:
Nguyên nhân từ tác động của môi trường vĩ mô:
Các biến cố này xây ra bên ngoài tổ chức kinh tế, rủi ro từ tác động của
môi trường vĩ mô như sự thay đổi các yếu tố chính trị, kinh tế, luật pháp, cạnh tranh đểœ táe động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh của các DN Rủi ro
a
Trang 22“13 -
+ Sự suy thoái của nền kinh tế: Sự xuống dốc của nền kinh tế làm các tổ
chức kinh tế bị thua lỗ, phá sản, người cho vay sẽ gặp khó khăn trong việc thu
; hồi các khoản nợ, dẫn đến rủi ro trong kinh doanh Rủi ro này biểu hiện bằng
các hiện tượng sau:
- Site mua của các cá nhân giảm: vì vậy doanh thu tiêu thụ cia DN
cũng giảm đi
- Nền kinh tế lạm phát, tiêu dùng vượt quá tiềm năng kinh tế
+ Rủi ro chính trị: Là những tác động của các cơ quan chính phủ có thể tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia; tác động này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của các tổ chức kinh tế
+ Rủi ro pháp lý: Là rủi ro liên quan đến pháp lý, môi trường pháp lý
chưa hồn thiện, khơng chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến kinh doanh của DN
Rủi ro pháp lý thường xuất phát do sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường lao động, thiếu kiến
thức về pháp lý, thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư
+ Rủi ro do cạnh tranh: Là rủi ro do sự thay đổi thị hiếu nhu cầu của
người tiêu dùng, đồng thời với sự gia tăng số lượng cũng như quy mô của các
DN SX trong cùng một ngành
+ Rủi ro thông tin: Hệ thống thông tin hiện nay đã góp phần không nhỏ
vào sự thành công của các DN, nhưng cũng sẽ dẫn đến sự thất bại cho các DN chậm đổi mới hoặc thiếu thông tỉn
+ Rủi ro từ tác động của sự thay đổi môi trường kinh tế; chúng bao gồm: * Thay đổi chính sách tiền tệ: Chính sách tiển tệ của NHTW gây ra rủi
ro tín dụng qua: |
- Chfnh séch lãi suất: Qua lãi suất do NHTW ấn định, các NHTM điều
chỉnh lãi suất tiền gởi của khách hàng và lãi suất cho vay của NH Nếu lãi suất
Trang 23vạt
-16 -
không hấp dẫn, người đầu tư sẽ không vay và NHTM có rủi ro mất khả năng
thanh toán
- Chính sách tỷ giá: Nếu tỷ giá tăng, nhà nhập khẩu sẽ bị lỗ, NH cũng bị thiệt hại từ sự thua lỗ của áeDN _ |
* Các thay đổi về chính sách tài chính như chính sách thuế, phí, lệ phí
nếu không ổn định trong thời gian dài, sẽ hạn chế phần nào tính tự chủ kinh
doanh của các doanh nghiệp
Nguyên nhân từ nhà phát hành,người vay vốn:
Rui ro mà một nhà phát hành, người vay vốn phải gánh chịu là tổng các
rủi ro trong sản xuất kinh doanh và chính ngay con người điều hành, quản lý.Tổn thất tài chính do rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động trong
nhiều năm,thậm chí đưa đến phá sản Rủi ro này có thể xuất phát từ:
- — Rủi ro đo chủ quan: Đây là rủi ro do cán bộ quản lý trong DN thiếu
phẩm chất đạo đức gây ra vì mục đích tư lợi hay vì cố tình tham ô, lừa đảo, cờ
bạc và các nguyên nhân chủ quan khác |
- - Rủi ro do mất thị trường: Hậu quả làm giảm doanh số, giảm lợi
nhuận của DN
- Rui ro do nang lực: Đây là rủi ro do cán bộ quản lý trong DN thiếu
năng lực về quản lý, về khoa học dự báo, đánh giá khách hàng, ngoại ngữ,
nghiệp vụ chuyên mén |
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Những nguyên nhân thường thấy là: Thiếu thông tin về khách hàng vay
vốn, việc cho vay còn tuỳ tiện, thiếu việc phân tích, đánh giá khách hàng,
không tôn trọng các nguyên tắc tín dụng
12XẾP HẠNG TÍN NHIỆM - MỘT CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO
Trang 24+17 -
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của xếp hạng tín nhiệm
Việc xếp hạng tín nhiệm đã có rất lâu trong các giao dịch thương mại
ˆ- trên thế giới Lịch sử ghỉ lại vào năm 1841 một thương gia buôn lụa người Mỹ
tên Lewis Tappan đã tập hợp được nhiều lá thư giới thiệu từ một số người buôn
bán có tiếng tăm với nhau, ông đã thống kê và ghi chép lại khá nhiều về mức
độ tín nhiệm của các đối tác bạn hàng và ông quyết định đổi sang nghề cung cấp thông tin.thương mại, ông đã thành lập công ty Mercantile A Glucy, công
ty này có một đội ngũ đông đảo các nhà đại lý làm dịch vụ bán các thông tin về
tình hình kinh doanh và mức độ tín nhiệm của nhiều công ty trên địa bàn nước
Mỹ Năm 1859, công ty này đổi tên thành R G Dun and Company, con số
những người mua thông tin, bao gồm các nhà bán buôn, xuất nhập khẩu, các
nhà SX, NH, công ty bảo hiểm đã tăng từ 7.000 từ năm 1870 lên đến 40.000
trong năm 1880 và đến năm 1900 thì số khách hàng lên đến 100.000 DN.[ 6]
Cũng vào năm 1849, một công ty cũng có chức năng tương tự được thành lập, đó là công ty Bradstreet Công ty này lại xuất bản một quyển sách được coi
là ấn phẩm đầu tiên trên thế giới để cập đến việc xếp hạng tín nhiệm Công ty
R G Dun and Company và Bradstreet đã sáp nhập vào nhau năm 1938 để hình
thành nên công ty Dun and Bradstreet |
Vào những năm đầu thế kỷ thứ 20, nước Mỹ đang bước vào thời kỳ của
sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự tăng trưởng đó, sự phát triển về cơ sở hạ tầng cũng tăng theo dẫn đến nhu cầu về vấn để tài trợ vốn rất lớn Thị trường
vốn ở Mỹ đã phát triển mạnh trong thời gian này ~ với sự xuất hiện của nhiều
loại cổ phiếu, trái phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK)
Tuy nhiênrcác nhà đầu tư không có một phương tiện nào để đánh giá mức rủi
ro của chứng khoán đang đầu tư, cũng như không có phương tiện để so sánh
TÌ THỐNG TIN
Trang 25
mức độ rủi ro của các nhà phát hành nợ khi phát hành chứng khoán ra thị trường Do vậy vào năm 1909 Jonh Moody - một nhà kinh tế người Mỹ ~ đã
- nghiên cứu và cho ra đời quyển “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” (Manual
vạt
of Railroad Securities) trong đó ông công bố bảng xếp hạng tín nhiệm cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống tín hiệu gồm 3 chữ cái ABC xếp
lần lượt từ Aaa đến C xếp hạng tín nhiệm (Credit ratings) là một thuật ngữ bắt
nguồn từ đó (Xuất phát từ chữ credit: sự tín nhiệm; ratings: sự xếp hạng)
Tuy vậy, người được coi là đầu tiên tổ chức kinh doanh thông tin bằng
các ấn phẩm chuyên về xếp hạng tín nhiệm phục vụ cho các nhà đầu tư đó là
ˆ Henry Varnum Poor Ông là tổng biên tập của tờ báo chuyên ngành “nhật báo hỏa xa Mỹ”; đã tập hợp và công bố hệ số tín nhiệm về ngành đường sắt Sau
đó, ông cùng con trai phát hành các ấn phẩm xuất bản hằng năm vào năm
1938.[ 6]
Ban đầu hệ thống xếp hạng của Moody chỉ áp dụng cho các chứng khoán
đường sắt, là một trong những nhà phát hành chứng khoán tích cực lúc bấy giờ,
các thứ hạng và hệ thống xếp hạng của ông đã nhanh chóng được các nhà đầu
tư ưa chuộng, do vậy ông đã phát triển việc xếp hạng tín nhiệm vào các tập đoàn công nghiệp, các công ty tiện ích công cộng Năm 1918, ông bắt đầu áp
dụng các thứ hạng tín nhiệm đối với các trái phiếu chính phủ nước ngoài đã
phát hành nợ tại thị trường vốn Mỹ Trong hai thập kỷ đầu, kể từ khi ra đời,
hoạt động xếp hạng tín nhiệm phát triển rất chậm và ít được để ý Giai đoạn
1929 ~ 1933 đã nổ ra một cuộc khủng hoảng lớn, hàng loạt các nhà phát hành
bị phá sản, vỡ nợ; ước chừng có khoảng 1/3 khối lượng chứng khoán đã kết thúc
trong tình trạng các khoản lãi và nợ gốc chưa được thanh toán Chính thời kỳ
này, chính phủ Mỹ đã ban hành một số quy định về đầu tư chứng khoán, trong
Trang 26-19-
mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín
nhiệm Cũng sau cơn khủng hoảng đó, các nhà đầu tư đã nhận thức được tầm
ˆˆ- quan trọng của rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải sử dụng các thứ hạng được
xếp hạng tín nhiệm như là bộ phận của tiến trình đầu tư
Những quy định nói trên đã tạo điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển của
hoạt động xếp hạng tín nhiệm và công ty xếp hạng tín nhiệm Đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, Standard and Poor ~ một trong những tổ chức xếp hạng tín
nhiệm có uy tín hiện nay, chuyên xếp hạng trái phiếu các công ty và trái phiếu
địa phương — đã ra đời |
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ tiếp theo, xếp hạng tín nhiệm cũng chỉ
phổ biến ở Mỹ Mãi tới đầu thập kỷ 70, xếp hạng tín nhiệm mới được mở rộng
và phát triển ở nhiều nước, kể cả các thị trường mới nổi ở châu Á và châu Mỹ
La tỉnh Năm 1972 công ty CBRC Canadian Bond Rating Service được thành
lập và sau đó là Japanese Bond Rating Institute vào năm 1975 kể từ đó cho
đến nay, hàng loạt các công ty xếp hạng tín nhiệm đã ra đời và phát triển Các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở Mỹ đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ nợ
được giao dịch trên thị trường công cộng cũng như tư nhân
Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hóa TTCK, các công ty xếp hạng tín
nhiệm của Mỹ đã hoạt động ở các thị trường tài chính lớn trên khắp thế giới
cũng bành trướng sang rất nhiều TTCK mới nổi Ví dụ: vào năm 1995, công ty Standard and Poor’s da xếp hạng khoảng 30.000 trái phiếu và các cổ phiếu ưu
đãi được phát hành bởi hơn 4.000 công ty trên khắp thế giới, ngoài ra nó còn
xếp hạng cho khoảng 15.000 trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu
chính phủ, các tổ chức nước ngoài và các tổ chức xuyên quốc gia.[ 6]
Trang 27
Hiện nay hàng loạt các công ty xếp hạng tín nhiệm đã ra đời và phát
triển như IBCA Ltd (Anh); Nippon Investors Service (Nhat); Japanese Bond Research Institute (Nhat); Euronotation (Pháp);:Nordisk Ratings (Thụy Điển)
Đồng thời, xếp hạng tín nhiệm hiện nay không chỉ áp dụng cho các trái phiếu:
công ty, trái phiếu chính phủ mà còn được áp dụng cả trong hoạt động cho vay,
tài trợ và đầu tư cổ phiếu
1.2.2 Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm
Mặc dù việc xếp hạng tín nhiệm hiện nay rất phổ biến trên các thị
trường vốn ở các quốc gia trên thế giới, tuy vậy khái niệm xếp hạng tín nhiệm
lại được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như sau:
= Theo Bohn Jonh A, viét trong quyển “Phân tích rủi ro trên các thị
trường đang chuyển đổi”, thì xếp hạng tín nhiệm là: “Sự đánh giá về khả năng
của một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả lãi lẫn gốc đối với một
loại chứng khoản nợ trong suốt thời gian tôn tại của nó” [T] Khái niệm này cho
thấy xếp hạng tín nhiệm là hoạt động dành cho một nhà phát hành và phải gắn
liền với một khoản vay nợ của nhà phát hành đó |
- Theo dinh nghia cia cong ty chifng khodn Merrill Lynch, xếp hạng tín
nhiệm là: “Sự đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn
cảnh tương lai, phần ánh sự sẵn sàng và khả năng phát hành có thể thanh toán
gốc và lãi đúng hạn” [7]
-_ Theo công ty Moody's thì: “Xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng
và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một
| khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tôn tại của khoản nợ” [T7] Như vậy đặc
+ trưng của Khái hiệm này là xếp hạng tín nhiệm chỉ có giá trị trong một khoảng
Trang 28vạo
hạng tín nhiệm như sau: Xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá một cách khách
quan về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc, lãi hiện thời của một tổ chức
kinh tế đi vay đối với mỗi nghĩa vụ tài chính nhất định trong suốt thời hạn hiệu -
lực của nghĩa vụ tài chính đó; điều này có nghĩa là các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm độc lập sẽ đưa ra các ý kiến về tổng khả năng tài chính hiện tại của các
tổ chức phát hành nợ (giá trị tín dụng) có đáp ứng được nghĩa vụ tài chính 6 hiện tại và tương lai hay không
Về mặt nào đó, xếp hạng tín nhiệm có thể xem là một hình thức tư vấn
đầu tư chứng khoán, song đây không phải là lời khuyên nên mua hay nên bán:
bất kỳ một loại chứng khoán nào vì các tổ chức, công ty xếp hạng tín nhiệm chỉ
đưa ra sự đánh giá khả năng và thiện ý của người đi vay trong việc trả nợ đầy
đủ và đúng hạn, đồng thời đánh giá chất lượng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ đó mà thôi
Tựu trung lại, việc xếp hạng tín nhiệm được nhấn mạnh ở các nội dung
sau: | |
- Xác định khả năng trả nợ đúng hạn, các thứ hạng sẽ cho biết năng lực
và thiện chí của con nợ đối với việc thanh toán lãi gốc và nợ đúng hạn, phù hợp
với các điều khoản đã-cam kết
- _ Tính chất.và các điều khoản cam kết
- Bảo vệ các cam kết nợ để chúng có đủ sức và vị trí tương đối trong
từng trường hợp phá sản, tái tổ chức hoặc những xếp đặt khác theo luật phá sản
- mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ
1.2.3 Tâm qữah trọng của vấn để xếp hạng tín nhiệm trong quá trình
Trang 29
1.2.3.1 Đối với hoạt động của ngân hàng
Hoạt động của NH trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết Có thể nói rủi ro được xem như là một yếu
tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của NHTM trên thị trường Rui ro
trong hoat động của ngân hàng còn được lên gấp đôi, bởi vì NH không những
phải hứng chịu các rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra Vì vậy cần phẩi nâng cao chất
lượng việc đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay thông qua việc chuyên môn hóa hoạt động này thành một ngành hoạt động độc lập, chuyên về xếp
hạng khả năng trả nợ của người đi vay dưới bất kỳ hình thức nào nhằm giúp NH
có thêm căn cứ để xác định đối tượng nào có thể cho vay và đưa ra quyết định
về lãi suất cho vay cũng như vấn để đảm bảo vốn trong hoạt động cho vay nhằm ngăn ngừa được những rủi ro phát sinh từ mỗi nghiệp vụ khác nhau Trên
cơ sở đó có thể lành mạnh hóa thị trường tín dụng ˆ
1.2.3.2 Đối với nhà đầu tư
Xếp hạng tín nhiệm là một trong những công cụ cơ bản nhằm giúp cho
nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư; bởi vì tổ chức xếp hạng tín nhiệm
sẽ xếp hạng chất lượng tín dụng của các loại chứng khoản - mà chủ yếu là
chứng khoán nợ, đặc -biệt là đánh giá khả năng hoàn trả lãi và gốc đúng hạn, đồng thời CÓ thể đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thu được; từ đó mà đầu tư sẽ tính toán và thỏa thuận với nhà phát hành về các điều kiện tin
dụng theo quy tắc: chứng khoán nào có rủi ro cao (khả năng hoàn trả lãi và gốc -
không chắc chắn) thì chi phí phải trả sẽ lớn hơn và ngược lại
Ngơài ta; xếp hạng tín nhiệm còn là công cụ để đánh giá các rủi ro tín
Trang 30
vay, mức độ cho vay, mức độ thế chấp đều căn cứ vào mức xếp hạng tín
nhiệm của từng đối tượng vay
Bên cạnh là công cụ trong các quyết định đầu tư, xếp hạng tín nhiệm còn là công cụ quản lý rủi ro cho danh mục đầu tư: do mức độ sinh lời bình quân
cao trên một tãi sản đầu tư thường đi kèm với rủi ro cao, các nhà đầu tư sẽ so
sánh thu nhập giữa các loại chứng khoán khác nhau, với mức rủi ro vốn có của
nó Vì các nhà đầu tư mong muốn tối đa hóa mức sinh lời đồng thời lại muốn
hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu thì phải đa dạng hóa các danh mục đầu tư; lúc
này trên danh mục đầu tư, các chứng khoán có thứ hạng được xếp hạng cao thì
lợi nhuận thấp (rủi ro íQ và ngược lại Ở đây, nhà đầu tư sẽ dùng đến hạng tín
nhiệm để quản lý một cách chủ động các rủi ro trong danh mục đầu tư của
mình, các nhà đầu tư theo dõi các thông báo của công ty xếp hạng đối với một
loại chứng khoán nào đó và họ coi thông báo này là dấu hiệu cảnh báo trước
cho những điều chỉnh trong danh mục đầu tư của mình Khi các thứ hạng của
một loại chứng khoán nào đó dịch chuyển đến một điểm không đáp ứng được
các tiêu chí rủi ro của các nàh đầu tư đặt ra thì việc thay đổi các thứ hạng đó có
thể xem là một tín hiệu để bán chứng khoán đó đi
1.2.3.3 Đối với nhà phát hành
Có thể nói rằng, quá trình cho vay của phần lớn NH và công ty tài chính
đều căn cứ vào mức xếp hạng tín nhiệm của từng đối tượng vay Còn đối với nhà phát hành, các thứ hạng được xếp hạng tín nhiệm có thể cung cấp khả năng
tiếp cận vốn rộng rãi hơn, nhất là đối với các thứ hạng được các công ty xếp hạng nổi tiếng công bố, các thứ hạng đó có thể mở rộng lối tiếp cận vốn cho
nhà phát hành như là một thứ “giấy thông hành tín nhiệm” đối với các nhà đầu
tư Trong trường hợp các nhà phát hành đang muốn phát hành chứng khoán ra
Trang 31
Một nhà phát hành đã được xếp hạng tín nhiệm sẽ có cơ hội nhiều cho
nhà đầu tư tham gia, nhất là đối với các nhà phát hành lần đầu phát hành ra
công chúng, lúc nhà đầu tư còn chưa hiểu hết khả năng trả lãi và gốc của nhà
phát hành này như thế nào Chính thứ hạng xếp hạng đã được công ty xếp hạng
công bố có thể đưa đến sự thành công trong kỳ phát hành đó |
Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm còn giúp nhà phát hành sử dụng vốn linh
hoạt hơn: trong nhiều nước mới công nghiệp hóa (NICs), mức đầu tư cho cơ sở
hạ tầng chưa kịp theo kịp với mức tăng trưởng kinh tế, do vậy nhu cầu về vốn
để phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn Nguồn tài trợ thông qua việc phát hành
vốn và chủ yếu là vay của NH Nhưng do bản chất của phần lớn các dự án phát triển này nếu sử dụng vốn vay NH để đầu tư thì chi phí rất lớn vì thời gian đầu
tư dài hạn Do vậy cần phải sử dụng công cụ nợ có thời gian đáo hạn dài hơn và
lãi suất cố định được biết trước, ổn định qua nhiều năm và không những huy
động được trên thị trường vốn trong nước mà còn tìm kiếm các đối tượng là các
nhà đầu tư trên khắp thế giới để tăng số ngân quỹ mà họ cần Việc vận dụng
các thứ hạng được xếp hạng tín nhiệm có thể giúp các nhà phát hành có thứ
hạng cao có thể phát hành các đợt với số nợ lớn hơn, tạo thêm nhiều quyền lựa
chọn tài trợ cho họ hơn |
Xếp hạng tín nhiệm là giảm phần nào chỉ phí vay nợ cho nhà phát hành: điều mà các nhà đầu tư thường đòi hỏi khi nắm giữ các chứng khoán rủi ro cao
là thu nhập dự-tính trên tài sản đó phải lớn hơn lãi suất của các chứng khốn
khơng rủi ro một mức tương ứng, đủ để bù đắp cho việc chấp nhận rủi ro đó Do vậy tại cùng một thời điểm và một số điều kiện khác tương tự như nhau thì các
nhà phát hành có chỉ số xếp hạng cao phải trả mức lãi suất thấp hơn Điều này
làm cho nhà phát hành có thể chọn các thị trường cung ứng vốn cho mình với
Trang 32vạt
1.2.3.4 Đối với các trung gian phát hành
Trong thị trường vốn, người trung gian nối liền giữa nhà đầu tư và đơn vị
phát hành nợ; có một tổ chức tư vấn luôn ở cùng nhà phát hành để giúp họ thực
hiện các quy trình, thủ tục cũng như lựa chọn các phương án tốt nhất hiệu quả -
nhất đó là cơng ty chứng khốn Vì vậy vai trò của họ trong tứ vấn đầu tư rất quan trong, uy tin của họ sẽ nâng cao khi tư vấn đầu tư cho khách hàng mang
tính hiệu quả.Một trong những căn cứ để lập danh mục đầu tư cho khách hàng là các mức hạng tín nhiệm của các công ty niêm yết.Hơn nữa đó cũng là căn cứ
để quyết định tham gia bảo lãnh phát hành
1.2.3.5 Đối với các nhà quản lý
Trong việc điều hành thị trường vốn, yêu cầu quản lý là hiệu quả; vì thế
các thứ hạng được xếp hạng tín nhiệm có thể góp phần cung cấp những thông
tin cân thiết giúp giầm bớt chỉ phí thông tin, đồng thời góp phần tạo nên một thị
trường vốn lành mạnh Thông qua thứ hạng, nhà quản lý đã hạn chế số lượng
chứng khoán được xếp loại là không sinh lãi, hoặc yếu kém tham gia vào |
TTCK, tránh được những rủi ro bấp bênh cho nhà đầu tư Hang tín nhiệm cũng
là cơ sở điể điều chỉnh nhanh chóng và có hiệu quả đối với những thay đổi trên thị trường, từ đó giầm thiểu được các cơ hội đầu tư giả tạo
1.2.3.6 Đối với nhà cung cấp
Theo thông lệ kinh doanh, các nhà cung cấp thường bán hàng theo phương thức tín dụng thương mại (Trade credit), ngoài ra biện nay những
phương thức thanh toán gối đầu trong giao dịch thương mại rất phổ biến Điều
này đã làm cho nhà cung cấp gặp rất nhiều rủi ro khi không biết rõ lắm về khách hàng cñamình Theo các hình thức thanh toán các nhà cung cấp đã trở
Trang 33
định khả năng thanh toán các khoản tiền mua hàng của DN từ đó hạn chế phát sinh những khoản nợ khó đòi hoặc không đòi được Để hạn chế rủi ro trong
ˆ trường hợp khách hàng không tra được nợ, họ thường đánh giá DN mua hàng
trước khi quyết định bán hàng Đối với các DN đã được xếp hạng tín nhiệm, dựa vào các thứ hạng đó, nhà cung cấp sẽ quyết định thời gian thanh toán, số
tần thanh toán hoặc có quyết định các phương thức thanh toán cho phùò hợp với
từng DN mua hàng |
1.2.4 Đối tượng xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm đã ra đời và phát triển từ yêu cầu của nền kinh tế thị
trường, nghĩa là từ yêu cầu phải hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong
kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bển vững của thị trường và bảo vệ nhà đầu '
tư, Để có thể xác định được các phương pháp xếp hạng tín nhiệm một cách
chính xác, qua đó xây dựng các thang điểm xếp hạng, các quy trình xếp hạng
một cách khoa học, cần phải xác định rõ đối tượng xếp hạng
Hâu.hết ở các quốc gia, đối tượng để xếp hạng tín nhiệm thường là [8]:
- Công cụ tài chính của thị trường tiền tệ và thị trường vốn như thương
phiếu, chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính khác Một số nước còn xếp hạng cho cổ phiếu ưu đãi, quỹ hỗ tương
thậm chí tiền bổi thường của các công ty bảo hiểm cũng là mục tiêu để xếp
hạng
_ Ban thân các tổ chức kinh tế phát hành nợ: |
+ Các DN phát hành trái phiếu công ty, cổ phiếu ưu đãi + Các ngân hàng thương mại trong kinh doanh tiền tệ
Ngoài việc xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức định mức tín nhiệm còn thực
Trang 34
“27
+ Dịch vụ nghiên cứu và phân tích thi trường TC cùng các xu hướng phát
_ triển trong tương lai
+ Dịch vụ thông tin tài chính và đầu tư
+ Dịch vụ tái cấu trúc công ty - giúp xác định giá trị hợp lý của chứng
khoán đang được giao dịch trên TTCK
1.2.5 Yêu cầu đối với tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Ở các nước trên thế giới, việc thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
là một nhu cầu tất yếu của TTCK Do bản chất của hoạt động là “Dựa trên các
tiêu chí nhất định để đưa ra các thứ hạng cụ thể” nên các công ty nếu làm dịch
vụ xếp hạng tín nhiệm thì cần phải hội đủ một số yêu cầu sau [8]:
_ Một là, phải có tính độc lập, minh bạch, công khai, vô tư: đây là yếu tố -
quan trọng nhất của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức này phải hoạt
| động mà không chịu sự chỉ phối nào về tài chính và chính trị, kết quả xếp hạng
phải phản ánh trung thực tình hình tài chính, tôn trọng quyền và lợi ích của các
nhà phát hành nợ lẫn người đầu tư, minh bạch trong số liệu, công khai thông tin
và đưa ra kết luận để xếp hạng một cách vô tư |
Hai là, phải tuân thủ và tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
_ kết quả xếp hạng trước khi công bố cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, mặc dù về mặt
pháp lý xếp hạng tín nhiệm cho một nhà phát hành nợ chưa đúng thì tổ chức
xếp hạng tin nhiệm không bị ràng buộc về pháp lý Tuy vậy, họ-phải chịu sức ép từ dư luận vì đó chính là uy tín của mình Điều này chính là yếu tố quan
trọng để quyết định sự thành công của tổ chức định mức tín nhiệm
Ba là, phải có đội ngũ chuyên viên lành nghề: do tính chất của hoạt động
xếp hạng tín nhiệm là hết sức nhạy cảm, đồi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp
Trang 35vạt
-28 -
kiện và phẩi có vốn pháp định Điều kiện tiên quyết là phải xây dựng được đội
ngũ chuyên viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm Có thể thấy được điều
này qua kết quả xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng, công ty nào được công - chúng sử dụng các thứ hạng được xếp hạng chính là nhờ có đội ngũ chuyên gia:
giỏi để đầm bảo tính chính xác của các kết quả đưa ra
Bốn là, phải có khả năng tiếp cận thông tin: thông tin là vai trò cực kỳ
quan trọng đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào, đặc biệt là đối với các tổ chức
xếp hạng tín nhiệm, tuy vậy điều cốt lõi là cần phải chọn lọc thông tin, luôn nghe ngóng, tìm hiểu thông tin bên trong và bên ngoài của đối tượng cần xếp
hạng Chính sự nhạy cảm với thông tin là một điều kiện cần thiết của các
chuyên gia xếp hạng tín nhiệm mà không phải ai cũng có thể có được
1.2.6 Hệ thống ký hiệu đánh giá xếp hạng
1.2.6.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống ký hiệu
Để mọi người có thể hiểu và dễ nhận rõ, việc xếp hạng tín nhiệm được
trình bày dưới hình thức các quy ước mang tính chất quốc tế thông qua một
bảng xếp hạng, bảng này là một hệ thống các ký hiệu, được xây dựng trên
nguyên tắc sắp xếp theo thứ tự giám dân về khả năng trả được nợ có nghĩa là
tăng dần về độ rủi ro
1.2.6.2 Quy định hệ thống ký hiệu
Các quy ước biểu hiện dưới hệ thống ký hiệu được thiết kế dựa trên
nguyên tắc:
Trang 36w.F
- Khả năng so sánh rộng rãi: hệ thống ký hiệu có cùng một cách diễn
_giải và ý nghĩa đối với tất cả các công cụ nợ thuộc cùng một chủng loại, bất kể
do ai phát hànnh, đồng tiễn dùng trong việc phát hành
- _ Xây dựng hệ thống xếp hạng nợ dài hạn và ngắn hạn riêng
Ở mỗi quốc gia đều có sự khác biệt nhỏ trong quy ước Việc này tùy
thuộc vào từng tổ chức xếp hạng tín nhiệm, mỗi tổ chức xếp hạng đều có các
quy ước riêng biệt của mình để phân biệt đối với từng hạng mức giá trị tín dụng
của tổ chức phát hành, có đối chiếu so sánh với các mức hạng của các tổ chức
định mức tín nhiệm khác [8] |
1.2.6.3 Phan loai hé thong ky higu theo théi gian nợ
Để phân biệt và cung cấp những báo cáo về phân tích tín dụng của các tổ chức định mức tín nhiệm đã xây dựng hệ thống bằng xếp hạng, trong đó gồm
các ký hiệu xếp hạng tín nhiệm theo thời gian nợ
Hệ thống bảng xếp hạng tín nhiệm tiêu biểu nhất hiện nay là một hệ thống ký hiệu của hai công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s
và Standard and Poor (S & P) [8]
Dựa vào bảng xếp hạng (bảng 1.1), người ta có thể xác định được mục
tiêu là đầu tư hay đầu cơ Thuật ngữ hạng đầu tư (Invesment grade) trước tiên
đã được dùng bởi những cơ quan luật pháp để bao hàm những cam kết nợ hợp pháp cho việc đầu tư bởi các định chế như NH, các công ty bảo hiểm, các định
chế tài chính trung gian khác Qua thời gian, thuật ngữ này đã đạt được mức độ
Trang 37&
cấp thấp” (Funk bond) là một thành ngữ dùng cho những nhà phát hành nợ có mức xếp hạng này, đây là loại thứ hạng ở mức độ đầu cơ
Bảng 1.1: Các ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn
Moody’s S&P_ DIEN GIAI _Moogys en TTT Aaa Aa A Baa Ba Caa Ca C AAA A A _BBB BB CCC CC C D
Đây là loại hạng cao nhất, khả năng trả lãi và nợ gốc là cực mạnh
Có khả năng rất mạnh trong việc trả lãi và nợ gốc, khác với nợ được xếp hạng cao nhất ở mức độ nhỏ
Nợ được xếp hạng này có khả năng trả lãi và nợ gốc trung bình khá Tuy
nhiên nó phần nào dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng của những thay
đổi do tình huống và các điều kiện kinh tế,
Đây là loại nợ được xem là có khả năng trung bình trong việc chỉ trả lãi
và nợ gốc, nhưng khi những điêu kiện kinh tế hoặc những thay đổi tình
huống không thuận lợi đều dẫn đến khả năng yếu trong chỉ trả
Đây là loại nợ có tính đầu cơ, tương lai của loại này khó xác định, do
khả năng trả gốc và lãi trong tương lai không thật chắc chắn và an toàn
Loại nợ này mang tính phiêu lưu, sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi
trong tương lai là rất nhỏ, do đó có tính đầu cơ rất cao
Khả năng trả nợ thấp, dễ bị vỡ nợ Mức đầu cơ cao, thường bị vỡ nợ
Kha nang vỡ nợ lớn, có khả năng sắp phá sản
Sắp phá sản i
Nguôn: S & P’s Corporate Finance Criteria ~ 1994
Do tính chất các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm, nên việc
xếp hạng tín nhiệm ch‡ bao gồm các mức cơ bản như trên Giống như bảng xếp
hạng tín nhiệm khoản nợ dài hạn, hệ thống này cũng chia làm hai loại, loại từ mức “P-3/A-3” trở lên được xem là mức xếp hạng đầu tư, số còn lại được xem
- là mức xếp hạng đầu cơ [8]
Trên thực tế, mỗi công ty xếp hạng tín nhiệm đều có bảng xếp hạng
riêng của mình đối với những ký tự riêng biệt đặc thù, để phân biệt với các
công ty khác `,
Trang 38Bảng 1.2: Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ ngắn hạn I DIEN GIAI i, ett —————————— rẽ có - @ Moody’s S&P ~ Pel A-1+ A-l P-2 A-2 P-3 A-3 NP B C D
Loại cao nhất xác định mức độ an toàn về chi trả đúng hạn là mạnh,
những khoản nợ được xác định có những đặc điểm an toàn cực mạnh thì
thêm dấu (+) ở phía sau
' Khả năng chỉ trả đúng hạn Tuy nhiên mức độ an toàn không cao bằng
các nhà phát hành nợ có thứ hạng A
Nợ ngắn hạn mang thứ bậc này có khả năng đây đủ về chỉ trả đúng hạn,
tuy nhiên dễ bị tác động của những hậu quả không thuận lợi khi có các
tình huống kinh tế thay đổi
Khả năng trả nợ yếu, có tính may rủi trong chỉ trả đúng hạn Loại này khả năng trả nợ yếu, có dấu hiệu của sự phá sản
Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện không có khẩ năng chỉ trả, nguy cơ bị
phá sản
CC: ——————————
Nguồn: S & P’s Corporate Finance Criteria - 1994
1.2.7 Tiến trình xếp hạng tín nhiệm
Để đưa ra các thứ hạng được xếp hạng có chất lượng cao, cần phải thực
hiện qua cát bước theo một trình tự nhất định Tuy nhiên, điểu quan trọng là
phải hiểu tiến trình xếp hạng không phải là một cuộc kiểm toán mà là một tiến
trình tập trung vào các khâu cần thiết để xác định các lĩnh vực được coi là tín '
nhiệm
1.2.7.1 Các bước của tiến trình xếp hạng tín nhiệm
Bước ]: Hướng dẫn trước khi phát hành
Đối với các chứng khoán nợ, khi mới phát hành lần đầu tiên trên TTCK,
để đảm bảo rằng đây là đợt phát hành những chứng khoán có chất lượng thì ủy
ban giao dịch chứng khoán yêu cầu phải xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành Do vậy, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ cử các nhân viên là các nhà
phân tích tiếp-xúc ngay với các nhà phát hành nhằm để đảm bảo rằng nhà phát
4
Trang 394 - e ra -32-
hành hiểu được phương pháp tiếp cận của công ty xếp hạng cũng như các trình
_tự phải theo để nắm bắt được nhiều ý trong lĩnh vực phân tích sau này
Bước 2: Thu thập thông từn
Đây là bước cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín -
nhiệm sau này Tùy theo yêu cầu về tiêu chuẩn thông tin tài chính, nếu đối
tượng xếp hạng là đợt phát hành chứng khoán nợ trên TTCK thì thong tin sé thu
thập chủ yếu về khả năng của người phát hành đối với khoản nợ trong thời gian
vay, nếu đối tượng xếp hạng là các công ty phát hành nợ thì thông tin sẽ thu
thập là toàn bộ tình hình tài chính của công ty, hoặc xếp hạng tín nhiệm cho các con nợ mà NH sẽ cho vay hay nhà cung cấp thì thông tin xem xét các phương
án đầu tư và khả năng trả nợ trong tương lai Sau khi thu thập đầy đủ thông tin,
các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ nghiên cứu, chắt lọc để hoàn tất các bộ hồ sơ về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các công ty, con nợ
Trong quá trình thu thập thông tin, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng
cần phải gặp gỡ nhà phát hành để thảo luận thông qua các chủ dé:
-_ Quá khứ và lịch sử của công ty |
- Cơ cấu tổ chức
- Chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty
- _ Môi trường hoạt động: sản phẩm, thị trường, cạnh tranh
- Quan tri tai chính và các chính sách tài chính
Tất cả những thông tin trên sẽ được xem xét trong 5 năm qua và các dự
kiến trong 2 năm tới
Bước 3: Chỉ định tổ phân tích, tổ chức nghiên củu thông tin
Sau khithu thập thông tin từ các nhà phát hành - các thông tin này
không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác hoặc cho một phía thứ ba —
Trang 40
không thể thiếu được đối với tổ chức xếp hạng ngay sau khi gặp gỡ nhà phát
hành, các tổ phân tích được thành lập Một tổ gồm từ 3 đến 4 người, họ sẽ tiến
hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau, mỗi tổ sẽ chịu phân tích một lĩnh
vực Thường thì bước này lâu nhất trong các bước để xếp hạng tín nhiệm
Bước 4: Trình bày báo cáo dự thảo mức xếp hạng sơ bộ trước ủy ban đánh giá xếp hạng
Một ủy ban đánh giá xếp hạng thường bao gồm từ 5 đến 7 thành viên (thường là các tổ trưởng tổ phân tích) sẽ họp để thảo luận và đi đến thống nhất
các nội dung sau: _
- Phân tích về bản chất kinh doanh của công ty và môi trường hoạt
động của công ty
- _ Sự lượng giá về công tác quản trị tài chính và quản trị chiến lược của
công ty
- Phan tích tài chính công ty
Sau đó ủy ban tiến hành bỏ phiếu để quyết định một thứ hạng cụ thể và
thông báo cho nhà phát hành Nhà phát hành có quyền phản ứng lại trước hạng
tín nhiệm mà họ được xếp trước khi được chính thức công bố; họ sẽ trưng ra các
thông tin mới có lợi cho việc xếp hạng Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ triệu
tập lại ủy ban đánh giá để cân nhắc lại thứ hạng một lần nữa trên thông tin mới
và bổ sung nếu cần thiết Sau khi thống nhất họ sẽ báo cho nhà phát hành nợ
trước khi công bố trên thông tin đại chúng
Bước 5: Công bố thứ hạng được xếp hạng
Sau khi ủy ban đánh giá xếp hạng kết luận thứ hạng thì sẽ công bố cho nhà phát hành, các thứ hạng được chuyển đến các đối tượng sử dụng thông tin dưới dạng thông báo và được gởi đến các phương tiện truyền thông đại chúng