Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây
Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Lời mở đầu Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khi hệ thống NHTM lại mới phát triển, tiềm lực còn yếu, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn lớn, đây là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết khi gia nhập WTO, đến năm 2010 nước ta sẽ mở cửa nền kinh tế về mọi mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, các Ngân Hàng lớn trên thế giới hoạt động tại Việt Nam, tạo môi trưòng cạnh tranh bình đẳng giữa các Ngân Hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi Ngân Hàng cần phải xây dựng cho mình chính sách phát triển tối ưu trong thời gian tới. Đặc biệt là giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn vốn trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây” được lựa chọn. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007 Chương 3: Giải pháp nhằm tăng khả năng huy động vốn tại NHCT Hà Tây SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 1 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1. khái niệm Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt, đối với hàng hóa thông thường được lưu thông trên thị trường, người sở hữu hàng hóa bán quyền sở hữu hàng hóa của mình, còn “hàng hóa” vốn thì được lưu thông, mua bán trên thị trường vốn và người sở hữu vốn không bán quyền sở hữu mà bán quyền sử dụng vốn. Sau một thời gian nhất định, người mua quyền sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn một khoản tiền nhất định. Đối với ngân hàng, vốn là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tự tạo lập hoặc từ đi vay, từ huy động, được dùng vào haọt động cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. 1.1.2.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đặc trưng của hoạt động Ngân hàng là “Kinh doanh tiền tệ”, vì thế nguồn vốn kinh doanh không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Một ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nó quyết định đến quy mô hoạt động tầm cỡ của một ngân hàng, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành luật pháp, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng có lượng vốn lớn thể hiện khả năng thanh toán tốt, tạo được niềm tin của khách hàng, vốn lớn là điệu kiện để gây dựng vị thế của ngân hàng trên thị trường, tạo khả năng cạnh tranh. Vốn lớn và đa dạng tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa các loại vốn. SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 2 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Hiện nay, theo ước tính của các chuyên gia kinh tế tài chính, nguồn vốn trong dân cư có khoảng 6 tỷ USD chưa được sử dụng, theo điều tra của tổng cục thuế và Bộ kế hoạch và đầu tư thì: - 40% lượng vốn nhàn rỗi trong dân là để mua vàng và ngoại tệ hoặc cất giữ dưới dạng tiền mặt. - 20% để mua nhà đất và của cải đời sống sinh hoạt chưa được chuyển thành vốn đầu tư kinh doanh. - Ngoài ra, còn lượng lớn kiều hối hàng năm gửi về nước theo nhiều con đường khác nhau chưa được tận dụng khai thác triệt để. Vì vậy, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, giữ trọng trách lớn trong việc huy động tiền nhàn rỗi để đưa vào sử dụng có hiệu quả. Nền kinh tế có thể phát triển nhanh chóng nếu có một hệ thống ngân hàng đủ mạnh. Như vậy đòi hỏi hệ thống ngân hàng của Việt nam phải kiện toàn bộ máy và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. 1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. 1.2.1. Vốn chủ sở hữu Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 3 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Nguồn hình thành ban đầu Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng ma nguồn hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước) Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể: - Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dung. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuân sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu. - Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết. Các quỹ Ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có mục đích riêng. Trước hết là quỹ dự phòng tổn thất. quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 4 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc… Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành cac quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên khả năng sử dụng các quỹ này vào kinh doanh tùy thuộc vào mục đích sử dụng của quỹ. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. 1.2.2. Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền cuẩ ngân hàng. Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 5 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Qui mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi. Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi. Để gia tăng tiền gửi tong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán) Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ( tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Thủ tục mở rất đơn giản. yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi – chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán). Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng mức lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 6 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để đáp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi tiền phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dung bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng vầ tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng ). Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dung để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép. Tiền gửi của các ngân hàng khác Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn. SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 7 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Đặc điểm nguồn tiền gửi: Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Tiền gửi là đối tượng phải chịu dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn trả lãi cho tiền gửi. Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi. Một đặc điểm ưu việt của loại hình tiết kiệm là phát hành thường xuyên và khách hàng không bắt buộc phải đến ngân hàng làm thủ tục đổi sổ mà khi hết hạn sẽ tự động nhập gốc và ngân hàng sẽ tính lãi kỳ hạn tiếp theo cho khách hàng. Hiện nay, để giảm bớt thiệt thòi cho khách hàng rút tiền khi thời gian đã quá nửa kỳ hạn, nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất bậc thang cho khách hàng, nếu khách hàng gửi kỳ hạn một năm nhưng đã quá ba tháng thì sẽ được hưởng lãi suất kỳ hạn ba tháng cho đến sáu tháng, chín tháng . như vậy khách hàng sẽ không cần phải làm thủ tục vay chiết khấu hoặc không bị áp dụng lãi suất không kỳ hạn khi rút trước hạn. 1.2.3. Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương mại. Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể, thì ngân hàng SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 8 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế. Các ngân hàng thương mại có thể vay bằng nhiều cách khác nhau như: a. Vay ngân hàng nhà nước (vay ngân hàng trung ương) Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ , dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).Các thương phiếu đã được ngân hàng thương mại chiết khấu hoặc tái chiết khấu trở thành tài sản của ngân hàng. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hpặc tiền gửi tại ngân hàng nhà nước) tăng lên . Việc tái chiết khấu này có thể làm lượng tiền trong lưu thông tăng lên trong khi ngân hàng nhà nước không muốn tiền đưa vào lưu thông quá nhiều sẽ gây tình trạng lạm phát, do đó ngân hangnf nhà nước điều hành việc vay mượn này một cách chặt chẽ, ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường ngân hàng nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những trái phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) phù hợp với muc tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong diều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. b.Vay các tổ chức tài chính khác SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 9 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn tưừ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng nhà nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý ( hoặc ngân hàng nhà nước) .Khoản cho vay có thể không cần đảm bảo hoặc không được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. Hoạt động này giúp ngân hàng đi vay giảm thiểu chi phí so với đi vay ngân hàng nhà nước mà vẫn đảm bảo mở rộng thị trường đầu ra trong điều kiện đầu vào còn bị hạn chế, còn ngân hàng cho vay thu được một khoản lợi nhuận (tiền lãi) từ việc cho vay. c.Vay trên thị trường vốn Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. - Kỳ phiếu ngân hàng: kỳ phiếu ngân hàng gần gióng như chứng chỉ tiền gửi , đều là một loại hình phiếu nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Đối với ngân hàng thương mại, đây là hình thức của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Cái khác nhau là ở chỗ kỳ phiếu không phát hành thường xuyên, nên thường có lãi suất cao hơn. Do vậy, vốn thu SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN 10 [...]... trực tiếp từ ngân hàng công thương Việt Nam - Ngày 1 tháng 7 năm 2006, các chi nhánh cấp hai: Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi được tách khỏi ngân hàng công thương Hà Tây, trở thành ngân hàng cấp một và trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam - Ngày 1 tháng 2 năm 2007, phòng giao dịch Xuân Mai thuộc ngân hàng công thương Hà Tây được ngân hàng công thương Việt Nam nâng cấp thành chi nhánh cấp một... đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc giải thể ngân hàng công thương tỉnh Hà Sơn Bình phải thành lập chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây, bàn SVTH: Dương thị huy n Lớp: TCDN – 46QN Trường đại học Kinh tế quốc dân 22 chuyên đề tốt nghiệp giao chi nhánh Hòa Bình cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, ngân hàng cônh thương Hà Tây. .. năm 2001, hội đồng quản trị ngân hàng công thương Hà Tây quyết định sáp nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 trực thuộc ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây thành chi nhánh cấp hai và chi nhánh ngân hàng công thương Sông Nhuệ - Tháng 12 năm 2004, sáp nhập phòng giao dịch số 2 và số 4, nâng cấp thành chi nhánh cấp hai Quang Trung - Tháng 8 nănm 2005, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn một : mọi giao... khách hàng tin tưởng hơn vào các dịch vụ của ngân hàng SVTH: Dương thị huy n Lớp: TCDN – 46QN Trường đại học Kinh tế quốc dân 19 chuyên đề tốt nghiệp Chương II : Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng công thương Hà Tây giai đoạn (2005-2007) 2.1.Giới thiệu về ngân hàng công thương Hà Tây 2.1.1.Tổng quan về môi trường hoạt động Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội,... tiếp thị) 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động then chốt của mỗi ngân hàng, ngân hàng thu được phần lớn lợi nhuận là thông qua “đi vay để cho vay” Vì vậy, các ngân hàng nói chung và NHCT Hà Tây nói riêng đều đưa nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của mình Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: Năm 2005 Tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 775.397 triệu... tồn tại và phát triển hoạt động ngân hàng Vì vậy, việc tăng cường huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việc huy động SVTH: Dương thị huy n Lớp: TCDN – 46QN Trường đại học Kinh tế quốc dân 15 chuyên đề tốt nghiệp vốn được nhiều hay ít của mỗi ngân hàng đều phụ thuộc vào các nhân tố sau: 1.3.1 Nhân tố chủ quan (nhân tố thuộc về ngân hàng) 1.3.1.1 Lãi suất huy. .. Nguồn tiền gửi là nguồn có tỉ trọng lớn, có thể gấp hàng chục lần vốn tự có của ngân hàng, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của kinh doanh ngân hàng Xuất phát từ vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động của nền kinh tế và vốn đối với hoạt động ngân hàng thương mại nên vốn nói chung và vốn huy động nói riêng phải không ngừng mở rộng qui mô, nâng... như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Tây mà quy mô và cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường xuyên có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng như của địa phương SVTH: Dương thị huy n Lớp: TCDN – 46QN 23 Trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên đề tốt nghiệp Ngân hàng công thương Hà Tây có trụ sở chính đặt tại 269-Quang Trung-thành phố Hà Đông, bao gồm 8... cùng kì hạn Các khoản vay ngân hàng nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời cho ngân hàng Việc cho vay của ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà ngân hàng nhà nước theo đuổi trong từng thời kì Việc vay mượn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện... thang 1.3.1.2 Nguồn lực của ngân hàng Một ngân hàng tồn tại lâu năm, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ cao sẽ hấp dẫn hơn ngân hàng mới thành lập, chưa khẳng định được vị thế chỗ đứng của mình trong lòng khách hàng và trên thị trường Nguồn lực ngân hàng chính là yếu tố con người và cơ sở vật chất của ngân hàng đó -Khi đến một ngân hàng thực hiện giao dịch mà khách hàng nhận được sự phục vụ chu . khấu tại ngân hàng nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hpặc tiền gửi tại ngân hàng nhà nước) tăng. trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. Hoạt động này giúp ngân hàng đi vay giảm thiểu chi phí so với đi vay ngân hàng nhà nước