1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển kinh tế

29 661 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 331,17 KB

Nội dung

Đề tài : Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển kinh tế

Trang 1

Lời mở đầu Lời mở đầu

Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ vì

vậy hoạt động ngoại thương chiếm vị trí quan trọng và có tính quyết định đến

toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập vào nền kinh

tế khu vực và thế giới

Nhưng bản thân hoạt động ngoại thương ở nước ta hiện nay còn chứa

đựng nhiều những bất cập như tình trạng xuất khẩu bừa bãi thiếu định hướng,

gian lận thương mại, trốn thuế Vì vậy để nâng cao hiệu qủa của hoạt động

ngoại thương góp phần phát triển kinh tế thì cần phải có vai trò quản lý của

nhà nước Vai trò quản lý của nhà nước ở đây phải mang tính định hướng và

khuyến khích hoạt động ngoại thương Trong qúa trình thực hiện vai trò đó ở

nhiều lúc, nhiều nơi nhà nước chưa thực sự thực hiện được vai trò định hướng

và khuyến khích cho hoạt động ngoại thương tức là hoạt động quản lý của nhà

nước đối với hoạt động ngoại thương còn chứa đựng nhiều bất cập vì vậy em

xin chọn đề tài này, nhưng do hạn chế về kiến thức và do phạm vi của đề tài

em chỉ xin đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lệ Thuý đã tận

tình hướng dẫn em và em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong

khoa cũng như các bạn lớp quản lý kinh tế 39B đã giúp em hoàn thành đề tài

này

Trang 2

Phần I Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong

phát triển kinh tế

1 Đóng góp của Xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế :

Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở cửa nền kinh tế thì nền

kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể đặc biệt trên thị trường

xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đã tăng trưởng vượt

bậc, năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 2300 triệu USD và thời kỳ 1991 -

1995 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 28%/ năm,

năm 1996 tăng 31,1% so với năm 1995, năm 1997 tăng 22,7% so với năm

1996, năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và trên thế

giới nên chỉ tăng 2,4% so với năm 1997 Vì vậy mà GDP do hoạt động xuất

khẩu tạo ra cho nền kinh tế không ngừng tăng lên cụ thể là :

Năm GDP theo giá hiện hành

Trang 3

Do đó mà mức đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào tăng trưởng của GDP

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hoá

các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác và gặp

phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các

nước đặt ra vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì các nước phải

không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tạo

sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình nhằm đứng vững, phát triển

trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các

nước khác

Riêng đối với Việt Nam để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu

vực thì với điều kiện là một nước đi sau và có trình độ công nghệ và năng lực

công nghệ thấp kém nếu chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn chưa cao, giá

thành sản phẩm cao nên sức cạnh tranh của hàng hoá còn rất thấp so với hàng

Trang 4

nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh

cho hàng hoá trong nước, đặc biệt là khi nước ta tham gia AFTA, APEC,

WTO thì hàng hoá của nước ta càng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trên

thị trường thế giới và khu vực cũng như thị trường trong nước vì vậy nâng cao

chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho

hàng hoá của nước ta là yêu cầu mang tính tất yếu khi tham gia hội nhập vào

nền kinh tế thế giới và khu vực

Vậy thông sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu tức là thông

qua tiến hành hội nhập kinh tế mà chất lượng sản phẩm hàng hoá trên toàn thế

giới nói chung và của nước ta nói riêng ngày một được nâng cao

3 Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào chuyển dịch cơ cấu kinh

tế sang nền kinh tế hướng ngoại :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến

bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế

Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, thật vậy kể từ khi Đảng và Nhà nước ta phát triển nền kinh tế

dựa trên mô hình hướng về xuất khâủ kếp hợp song song với mô hình thay thế

nhập khẩu đã và đang làm cho cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích

cực và nó làm cho cơ cấu kinh tế của nước chuyển dịch phù hợp với xu

hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực

Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau

- Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài

- Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và

xuất khẩu những mặt hàng mà các nước khác cần, điều đó có tác động tích

cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Trang 5

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển thuận

lợi

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu

vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường

xuyên năng lực sản xuất trong nước.Nói cách khác xuất là cơ sở tạo thêm vốn

và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm

hiện đại hoá nền kinh tế nước ta

- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc

cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh đòi

hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường

- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới công

tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng hạ giá thành

4 Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào giải quyết công ăn việc

làm, nâng cao đời sống nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt,trước hết

sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có

thu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm

tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm

nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

ở nước ta hiện nay, kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách

mở cửa nền kinh tế thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng

lên đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo nguồn thu

cho ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động

Trang 6

5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế

đối ngoại :

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế

nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động

xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc

đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hoá

thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế đến lựơt nó chính các

quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược

để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là

trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh

mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh

tế thế giới và khu vực

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghiệp hoá đất

nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật

vật tư và công nghệ tiên tiến

Nguồn vốn nhập khẩu có thể sử dụng từ các nguồn

- Liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta

- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ

- Xuất khẩu sức lao động

Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ cũng

phải trả bằng cách này hay cách khác để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng

nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ phát triển của

nhập khẩu

Trong thời kỳ 1986 - 1990 nguồn thu của nước ta về xuất khẩu chiếm

3/4 tổng nguồn thu ngoại tệ, năm 1994 thu từ xuất khẩu đã đảm bảo được

80% nhập khẩu so với 24,6% năm 1986

Trang 7

Phần II Tác động của một số yếu tố vào

hoạt động xuất khẩu

I Tác động của các yếu tố trong nước :

1 Môi trường kinh tế :

Trước hết Việt Nam tự hào về nguồn khoáng sản giàu có và đa dạng,

còn ít được khai thác, chủ yếu là dầu lửa, quặng sắt, bô xít và các khoáng sản

quý hiếm khác Nguồn khoáng sản này tạo cơ sở vững chắc cho việc phát

triển một nền kinh tế đa dạng và tham gia tích cực vào phân công lao động

quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu

đặc biệt là việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá các mặt hàng

xuất khẩu Tuy nhiên việc khai thác tất cả các nguồn tài nguyên này đòi hỏi

một số vốn lớn với công nghệ thích hợp, khả năng tổ chức sản xuất và quản lý

tốt Đây là một trong những khó khăn cho việc phát triển sản xuất trong nước

thông qua đó nó có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu làm kìm

hãm hoạt động xuất khẩu

Khí hậu và các nguồn tài nguyên đất đai, sinh vật và du lịch giúp tạo

khả năng tốt cho sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp đặc biệt đối với cây

công nghiệp nhiệt đới, hoa quả tươi và rau xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho

nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng chính yếu tố này là nhân tố quyết định đến

kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của nước ta làm cho kim

ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của nước ta không ngừng tăng lên

: xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ 2 trên toàn thế giới, xuất khẩu ca phê vối đứng

vị trí thứ 2 trên thế giới

Trang 8

Vị trí địa lý mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát

triển kinh tế nói chung và phát triển hoạt động ngoại thương nói riêng vì Việt

Nam nằm ở khu vực có nhiều đường hàng không và hàng hải, đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ vận tải quốc tế và xây dựng các trung

tâm thương mại, tuy nhiên điều này đòi hỏi đầu tư vốn lớn vào kết cấu hạ tầng

tức là phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển nhưng thực

trạng của hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay hết sức lạc hậu điều

này đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động xuất

khẩu nói riêng

Lực lượng lao động phong phú và dồi dào là tiềm năng lớn của đất

nước, mức lương quá thấp cũng là một lợi thế đáng kể trong việc hạ giá thành

sản phẩm để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá của nước ta Từ đó mà

nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại, đứng vững và phát triển của hàng nước

ta trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới, tức là nó là

nhân tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng thị trường cho hàng xuất

khẩu của nước ta Tuy nhiên, lực lượng lao động của nước ta có chất lượng

thấp cần phải đẩy mạnh đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và quản lý, mặt khác

lực lượng lao động của nước ta còn chưa được khai thác một cách có hiệu

quả Cẩn phải khai thác có hiệu quả hơn để tạo lợi thế so với các nước khác

trong việc phát triển sản xuất nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Mặt khác thông qua quá trình đổi mới thì nền kinh tế nước ta đã có sự

chuyển biến tích cực về mọi mặt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát

triển nhất định, tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, môi trường kinh tế ổn

định, đã tác động góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm cho kim

ngạch xuất khẩu của nước ta tăng trung bình 22%/ năm

2 Môi trường Chính trị - xã hội

Cùng với quá trình mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu

vực Đảng và Nhà nước ta đã chủ trưởng phát triển hoạt động ngoại thương

theo hướng

Trang 9

- Nhà nước quản lý thống nhất đối với hoạt động ngoại thương theo

chính sách và pháp luật, đồng thời mở rộng quyền hạn cho các ngành, các địa

phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc mọi thành

phần kinh tế, xoá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh xuất

khẩu

- Mọi doanh nghiệp đều được phép kinh doanh xuất khẩu trực khi có đủ

các điều kiện theo quy định của nhà nước

- Thực hiện chính sách đa phương hoá thị trường : những thị trường

quan trọng của Việt Nam là ASEAN, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc và

tương lai là Mỹ

Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo điều

kiện thuận lợi cho việc thúc đâỷ hoạt động ngoại thương phát triển và nó là

tiền đề cho việc phát triển liên tục với tốc độ cao ( 22%/ năm ) trong thời gian

qua

II tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế

quốc tế

1 Mặt thuận lợi :

Thông qua xu hướng toàn cầu hoá thì môi trường kinh tế quốc tế đã tác

động mạnh mẽ vào nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu của

nước ta nói riêng

Toàn cầu hoá nền kinh tế đã đưa đến hệ quả tất yếu đó là các quốc gia

phải mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới Việt Nam đã và đang tích

cực tham gia và xu thế này, từng bước ký kết các hiệp định thương mại song

phương, khu vực và đa phương Đến nay nước ta đã là thành viên của tổ chức

khu vực thương mại tự do ASEA ( AFTA ), và diễn đàn kinh tế Châu á Thái

Bình Dương ( APEC), đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ,

Trang 10

chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), quan hệ thương mại

với Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng

Là một nước đang phát triển tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nước ta

có thêm nhiều cơ hội mới để phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy hoạt

động xuất khẩu nói riêng

Tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định

thương mại đã ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới Nếu thực

hiện đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng công nghiệp chế

biến có xuất xứ từ nước ta sẽ được tiêu thụ trên tất cả thị trường các nước

ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP trên 700 tỷ USD Nếu sau khi

nước ta ra nhập WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát

triển theo quy chế tối huệ quốc trong quan hệ với 132 nước thành viên của tổ

chức này do vậy hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào các nước đó được dễ

dàng hơn, từ năm 2020 hàng rào thuế quan của các nước APEC sẽ được dỡ

bỏ Đây cũng là cơ hội để nước ta xuất khẩu hàng hoá vào các nước thành

viên APEC

Toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện, cơ hội cho nước ta đẩy mạnh

xuất khẩu để khai thác triệt để lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên của

nước ta để phát triển sản xuất trong nước thông qua đó đa dạng hoá các mặt

hàng xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới

2 Mặt khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì thông qua quá trình toàn cầu hoá thì môi

trường thế giới cũng đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của nước ta không ít

những khó khăn và thách thức

Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để đi đến tự do hoá thương

mại tức là chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước

khác, nhưng hiện nay nước ta vẫn còn bị tụt hậu khá xa về kinh tế ( nhất là

trình độ công nghệ và thu nhập bình quân đầu người ) vì vậy chất lượng hàng

Trang 11

hoá của nước ta còn kém xa các nước khác do đó mà sức cạnh tranh của hàng

hoá nước ta còn kém xa sức cạnh tranh của hàng hoá các nước khác

Vì vậy hàng hoá của nước ta phải cạnh tranh ngang bằng với hàng hoá

nước khác thì đó là một khó khăn rất lớn cho hàng hoá nước ta tồn tại, đứng

vững, phát triển được trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng

hoá các nước khác

Trên thị trường thế giới nước ta mới xuất khẩu chủ yếu là các nguyên

liệu và sản phẩm sơ chế, như dầu thô, gạo, cà phê, chè, cao su Còn các sản

phẩm công nghiệp chế biến nhất là sản phẩm chất lượng cao còn ít, sức cạnh

tranh yếu Trong khi đó giá cả các mặt hàng nguyên liệu và sơ chế lại bấp

bênh hay bị tác động xấu bất lợi cho nước xuất khẩu

Ngoài ra, môi trường quốc tế còn đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của

nước ta nhiều khó khăn bất lợi như tình trạng mất ổn định của nền kinh tế thế

giới và khu vực, hệ thống hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước

đặt ra, tình trạng gian lận thương mại là những yếu tố có tác động mạnh

mẽ đến thị trường, giá cả của hàng hoá xuất khẩu của nước ta, do đó mà môi

trường quốc tế có tính quyết định đến sự tồn tại, đứng vững và phát triển của

hàng hoá nước ta

III Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu

1 Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị

trường xuất khẩu

Thành công đáng kể trong công tác thuế đẩy xuất khẩu trong thời gian

qua là đã vượt qua được cơn sốc xảy ra năm 1991 - 1992 do sự biến đổi chính

trị của các nước XHCN, Đông Âu và Liên Xô cũ Việc mất đi thị trường lớn

này đã kích thích nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm và khai

thác các thị trường mới Bằng cách nỗ lực ngoại giao và chính sách kinh tế

đối ngoại đúng đắn nhằm mở đường và kích thích quan hệ buôn bán của các

Trang 12

hiện nay có quan hệ buôn bán với trên 110 nước trong đó đáng chú ý là hiệp

định hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu ký ngày 17/7/1995, tham gia vào

AFTA, bình thường hoá quan hệ buôn bán Việt Nam - Trung Quốc, ký hiệp

định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, WTO, cơ cấu thị trường xuất khẩu

của Việt Nam hiện nay là Châu á 80%, Châu Âu 15%, Châu Phi 3%, Châu

Mỹ 2%

2 Nhà nước phải thành lập các Tổng công ty và các tập đoàn kinh

doanh lớn để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trong những năm gần đây, hàng loạt các Tổng công ty, các tập đoàn đã

được thành lập Trong điều kiện thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý và khả

năng vươn tầm hoạt động ra thị trường thế giới của từng doanh nghiệp còn

hạn chế, việc làm này đã giúp các doanh nghiệp trong cùng ngành liên kết để

phát huy sức mạnh tổng hợp với tầm vóc ( thế và lực ) đủ lớn thì khả năng

cạnh tranh ở thị trường trong nước và khả năng thâm nhập thị trường nước

ngoài đã và sẽ được tăng lên đáng kể

3 Nhà nước phải xây dựng một cơ cấu kinh tế theo mô hình công

nghiệp hoá hướng về xuất khẩu

Các ngành định hướng vào xuất khẩu được phát triển mạnh mẽ, các sản

phẩm xuất khẩu của ngành nông lâm, ngư nghiệp trong những năm gần đây

luôn chiếm 30% tổng gía trị xuất khẩu

Các công nghệ mới phục vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu nói riêng và

công nghệ mới nói chung được khuyến khích đưa vào Việt Nam thông qua

chế độ ưu đãi trong việc đánh thuế nhập khẩu

Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng một cơ cấu kinh tế theo mô

hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, khai thác lợi thế so sánh của nền

kinh tế Việt Nam và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

trên thị trường thế giới Việc xác định ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt

Nam có ý nghĩa quan trọng và cần được cân nhắc kỹ càng, có ý kiến cho rằng

Trang 13

nền kinh tế Việt Nam có thể coi những ngành sau đây là trọng điểm : Ngành

nông nghiệp, khai thác dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón

khoa học, lắp ráp ô tô

4 Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và khu

công nghệ cao

Chính phủ đã cấp giấy phép thành lập 6 khu chế xuất với quy chế đầu

tư ưu đãi và bước đầu một số khu đã hoạt động, đem lại kết quả đáng khích lệ

Các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao cũng đã được thành lập ở

Việt Nam và được sự quan tâm của Chính phủ Tháng 4/1997 Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao ở Việt Nam Đây là bước đi rất quan trọng của quá trình hay thế

nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta đồng thời tiến tới xuất khẩu

sản phẩm chế biến và sản phẩm có công nghệ cao khắc phục tình trạng chỉ

xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm sơ chế như hiện nay

5 Nhà nước phải điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu cho phù

hợp với điều kiện hiện nay

Nhà nước Việt Nam sử dụng chính sách thuế xuất khẩu với tư cách là

một công cụ quan trọng để khuyến khích và quản lý hoạt động xuất khẩu Đối

với các ngành, các khu vực cần ưu tiên có những quy định miễn, giảm thuế

Sau khi có luật thuế, cơ cấu biểu thuế xuất nhập khẩu thì chính phủ Việt Nam

đã không ngừng sửa đổi cho phù hợp với tình hình trong nước cũng như trên

toàn thế giới và khuyến khích xuất khẩu ( luật thuế xuất nhập khẩu được sửa

đổi vào 5/1992 và tháng 1/1993 )

Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt tạo điều kiện cho việc thúc đẩy

xuất khẩu :

Từ năm 1987 Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách trong cơ chế điều

hành tỷ giá đồng Việt Nam ( VNĐ ) với đô la Mỹ ( đồng tiền đóng vai trò

Trang 14

cách giữa tỷ giá quy định của ngân hàng Trung ương so với tỷ giá thị trường

tự do được thu hẹp qua các năm Thời kỳ 1991 - 1992 mức tỷ giá hối đoái

danh nghĩa được điều chỉnh linh hoạt trong giai đoạn 1993 - 1995 Việt Nam

đã theo đuổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đến đầu năm 1995 tỷ giá của

hệ thống ngân hàng so với tỷ giá thị trường tự do chênh lệch không đáng kể

nữa Chính sách tỷ giá hối đoái trên góp phần giữ vững được giá trị đồng tiền

Việt Nam cả về danh nghĩa và giá trị thực và kiềm chế lạm phát, khuyến

khích xuất khẩu tăng lên hàng năm

7 Nhà nước phải thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại của

Việt Nam

Một kinh nghiệm quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu là thành lập

các tổ chức xúc tiến thương mại Đây là các tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm

vụ thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm,

tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mặt hàng

mới hoặc ngành nghề sản xuất cụ thể hỗ trợ việc thực hiện các chương trình

nằm trong chính sách xuất khẩu của Nhà nước và tổ chức hợp tác kinh tế đối

ngoại

Việt Nam nên có một tổ chức xúc tiến thương mại đủ mạnh để chuyên

làm các nhiệm vụ kể trên Việc thành lập tổ chức này sẽ cho phép mở rộng

khả năng phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan trong việc quản lý nhà nước về

hoạt động xuất khẩu cũng như khả năng cung cấp thông tin và khả năng tham

gia vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Một điều đáng lưu ý là hiện nay một số tổ chức xúc tiến, thương mại đã

có mặt ở nước ta song chúng ta còn yếu trong công tác phối hợp hoạt động

của các tổ chức này

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  số  liệu  trên  cho  ta  thấy  tỷ  giá  VNĐ/USD  qua  các  năm  có  biến - Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển kinh tế
ng số liệu trên cho ta thấy tỷ giá VNĐ/USD qua các năm có biến (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w