1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội

24 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 524 KB

Nội dung

hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội

Trang 1

MỤC LỤC

Tổng tiền 23Tổng tiền 23Tổng Tiền 23

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiềutiềm năng phát triển, đang được coi là miền đất hứa vẫy gọi họ đầu tư Các nhà đầu

tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ …đang và đã đầu tư vào Việt Nam và ngànhNgân hàng là một trong các lĩnh vực họ ưa thích.Các ngân hàng đang hình thành nênmột hệ thống ngân hàng năng động trong hoạt động tài chính của nền kinh tế giúpcho mạch máu tiền tệ lưu thông dễ dàng vào các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tếphát triển

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của cáctrung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thunhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Để hạn chế đượcphần nào rủi ro đó, việc phân tích, kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp lý củakhách hàng vay vốn và phương án vay trước khi ra quyết định cuối cùng là rất quantrọng

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanhnghiệp tại ngân hàng, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gònchi nhánh Đà Nẵng, em đã chọn nghiên cứu đề tài:” HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTHẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối vớidoanh nghiệp tạôi MSB- HN Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả của công tác này

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối vớidoanh nghiệp tại MSB- HN trong năm 2006,2007,2008

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài.

Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy trong thời gian thựctập và qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau trong việc làm khóa luậntốt nghiệp

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu

5 Kết cấu của đề tài.

Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Chương I: Một số lí luận cơ bản về thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.

Chương II: Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội

Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội

Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu tại trường học và những hiểu biết thực tếtại MSB- Hồ Gươm tôi đã thực hiện đề tài này, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kínhmong các quý thầy cô, các bạn góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn Em xin chânthành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đào Văn Hùng , sự tận tình giúp

đỡ của các anh, chị đang công tác tại MSB- Hồ Gươm, đặc biệt là các anh chị tạiphòng tín dụng đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này

Hà Nội, tháng 04 năm 2009Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Hải

Trang 4

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NGÂN HÀNG VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY.

1.1.1 Khái niệm ngân hàng.

Từ hàng ngàn năm trước công nguyên khi manh nha hình thành nghề ngânhàng, hoạt động ngân hàng vô cùng đơn giản Họ chỉ nhận bảo quản tiền và được trảthù lao bảo quản, đổi tiền đúc và an hoa hồng đổi tiền Cùng với sự phát triển sảnxuất, lưu thông hàng hoá, hoạt động ngân hàng đã phát triển thêm một bước là sửdụng tiền bảo quản đó để cho vay Ngày nay hệ thống ngân hàng đã phát triển mộtmức cao, hoạt động ngân hàng ngày càng phong phú hơn như đầu tư vào chứngkhoán, tài trợ xuất nhập khẩu, đầu tư vào các dự án…

Mỗi một quốc gia có những khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại,nhưng nhìn chung ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền, đồng thờithực hiện 3 nhiệm vụ sau:

- Nhận tiền gửi

- Thực hiện tài trợ thông qua cấp tín dụng

- Đóng vai trò là trung gian thanh toán

- Theo điều 20, bộ luật “ tổ chức tín dụng ”(đã được sửa đổi bổ sung năm 2000)định nghĩa: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Trong đó, các tổ chức tín dụng

là những doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, gồm nội dungnhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán

1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên chovay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay, trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả

Trang 5

thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên chovay khi đến hạn thanh toán.

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng.

Việc vay vốn ngân hàng là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội đểngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình Tuy nhiên cấp tíndụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động từ người gửi tiền nên phải tuân theonhững nguyên tắc nhất định Nhìn chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phảiđảm bảo ba nguyên tắc sau:

1.1.3.1 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạtđộng tín dụng Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn màngân hàng sử dụng để cho vay Phần lớn số vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay làvốn huy động từ khách hàng gửi tiền Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhấtđịnh khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lạicho người gửi tiền Mặt khác, khi ngân hàng là người cho vay thì ngân hàng yêu cầukhách hàng phải trả gốc và lãi đúng hạn, nếu trái với quy định trong hợp đồng tíndụng thì sẽ bị phạt với lãi suất cao hơn Vì vậy, nguyên tắc này giúp khách hàng ýthức được việc phải làm sao để sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất

1.1.3.2 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích như: đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh,

bổ sung vốn lưu động, tăng sản lượng sản phẩm hay vì một mục đích nào đó đều do 2bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng Đảm bảo sửdụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năngthu hồi nợ sau này Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mụcđích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụngvốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không? Điều này rất quan trọng vì việc

sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi

Trang 6

nợ vay sau này, Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng trả

nợ cho ngân hàng Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và cũng

cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này

1.1.3.3 Vốn vay phải có tài sản đảm bảo.

Như ta đã biết hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động chứa đựngnhiều rủi ro Mặc dù trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải trải qua các khâuthu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫnchưa thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất Do vậy, đảm bảo tiền vay có thể

sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ vàgiảm thiểu rủi ro tín dụng

Thực hiện nguyên tắc này giúp cho ngân hàng thu hồi lại vốn một khi kháchhàng không tuân theo hợp đồng tín dụng Vì vậy các loại vật tư hàng hóa, tài sản đảmbảo thế chấp phải có giá trị, dễ phát mãi và được thị trường chấp nhận

1.1.4 Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Do đặc điểm luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp tại thời điểm nào đólàm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động cần thiết phải bổ sung Lý do thiếu vốn lưuđộng là dòng tiền đi vào nhưng đi ra không khớp về thời gian và quy mô Do vậy vayngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp (chủ yếu đápứng nhu cầu tồn kho và khoản phải thu)

1.1.4.1 Khái niệm.

Tín dụng ngắn hạn là loại hình tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được

sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp và cho vayphục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân

1.1.4.2 Đặc điểm tín dụng ngắn hạn

- Thời hạn của hợp đồng tín dụng ngắn hạn không quá 12 tháng

- Tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanhnghiệp hay tiêu dùng của các cá nhân

- Đối tượng cho vay bao gồm:

Trang 7

+ Giá trị vật tư hàng hoá là các vật tư, nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất vàthành phẩm hàng hoá sẵn sàng cho tiêu thụ.

+ Chi phí sản xuất và lưu thông để tạo ra thành phẩm

+ Giá trị tiền tệ trong thanh toán bao gồm quỹ tiền mặt chuẩn bị thu mua vật tưhàng hóa, tiền gửi thư tín dụng… để thu mua vật tư hàng hoá và các chứng từ giaohàng đang trong thanh toán

- Lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn vàđược thực hiện theo mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoảthuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tín dụng ngắn hạn gắn liền với chu kỳ ngân quỹ và nhu cầu vốn thời vụ củadoanh nghiệp, trên thực tế nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuất phát từ độ lệch trongquá trình lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, tức là có sự lệch pha tạo ra từ sựkhông ắn khớp về thời gian và quy mô của các dòng tiền vào ra Ngoài ra để đáp ứngnhu cầu tài sản lưu động thời vụ chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu,doanh nghiệp cũng tìm đến các khoản tín dụng ngắn hạn Các khoản vay ngắn hạnphụ thuộc vào nhiều quá trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nên thờihạn thu hồi vốn nhanh Xuất phát từ các đặc điểm này, các Ngân hàng thương mạithường xác định thời hạn cho vay dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của kháchhàng để có kế hoạch quản lý nợ và hình thức cho vay phù hợp

1.1.4.3 Một số phương thức cho vay ngắn hạn.

a Cho vay từng lần

Cho vay từng lần hay cho vay theo món là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sởnhu cầu vay tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể

 Đặc điểm của phương thức cho vay từng lần:

-Cho vay theo từng đối tượng cụ thể như nguyên vật liệu, bán thành phẩm,thành phẩm hoặc tài trợ cho các khoản phải thu

- Số tiền vay được xác định trên cơ sở các chứng từ mua hàng như hợp đồngkinh tế, hóa đơn,…hoặc bảng kê thành phẩm tồn kho Ngân hàng có thể cho vay toàn

bộ nhu cầu vốn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hoặc có thể

Trang 8

-Nguồn trả nợ cho Ngân hàng trong phương thức cho vay từng lần chính lànguồn thu từ phương án sản xuất kinh doanh, và các nguồn tài chính khác theo camkết.

-Áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng thườngxuyên

b Cho vay theo hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là giới hạn dư nợ cho vay tối đa mà ngân hàng có thể cungcấp cho một khách hàng trong một thời hạn nhất định

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàngthường xuyên có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động, mục đích sử dụng vốn rõ ràng

và có tín nhiệm với Ngân hàng (có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định,

có lãi, trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạn tại các tổ chức tíndụng)

c Các phương pháp cho vay ngắn hạn khác:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó rủi

ro lớn nhất gây thiệt hại nhiều nhất là rủi ro tín dụng Để hạn chế rủi ro này ngânhàng thực hiện kết hợp nhiều biện pháp, một trong những biện pháp đó là đa dạnghóa loại hình cấp tín dụng Đối với tín dụng ngắn hạn, ngoài các phương pháp cấp tíndụng trực tiếp, ngân hàng còn cấp tín dụng gián tiếp cho khách hàng thông qua cáchình thức như: chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, factoring (mua bán quyềnđòi nợ), ứng vốn cho giấy tờ có giá,…

Trang 9

1.1.4.4 Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế.

- Tín dụng ngắn hạn thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, thương mại –dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng,… là một trong những động lực để thực hiện chuyểndịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện nay

- Tín dụng ngắn hạn có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triểnkinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập như góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư tậptrung vào các phương án khả thi và các ngành nghề chủ đạo của nền kinh tế; tham giavào các chương trình kinh tế trọng điểm của chính phủ, tạo ra hàng vạn việc làm, gópphần xóa đói giảm nghèo , xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và nông thôn,phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngoài ra, tín dụng ngắn hạn giúp các doanhnghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài kinh doanh hiệu quả hơn

-Thông qua việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tíndụng gián tiếp tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động,đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và góp phần tăng trưởng nền kinh tế

- Tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác hoạchđịnh và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình

- Tín dụng ngắn hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn lưu động, phát huy tínhhiệu quả của đồng vốn để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể trongnền kinh tế

-Tín dụng ngắn hạn là tiền đề để Ngân hàng mở rộng và phát triển các nghiệp

vụ khác như huy động vốn, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ

- Tín dụng ngắn hạn góp phần cũng cố chế độ hạch toán kinh tế

1.1.5 Rủi ro trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Rủi ro trong cho vay ngắn hạn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thu hồiđược nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận Nếu ngân hàng cho vay cáckhoản vay có lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng có khả năng gặp phải càng lớn

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay ngắn hạn,nhưng có thể phân nhóm các nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 10

 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay.

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kémtrong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì…là nguyên nhân gây rủi rotrong tín dụng ngắn hạn Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thuđược lợi nhuận cao Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạnứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai…Nhiều người vay đã không tínhtoán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy

ra Không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh Trongtrường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàngđúng hạn Họ chây ì với hi vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càngtốt

 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giákhông tốt, cố tình làm sai…là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụngngắn hạn Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng Đểcho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môitrường mà khách hàng sinh sống Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quanđến người vay…Như vậy, họ cần được đào tạo và tự đào tạo kĩ lưỡng, liên tục và

Trang 11

toàn diện Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ

để hiểu rõ về khách hàng, rủi ro tín dụng ngắn hạn luôn rình rập họ Như vậy chấtlượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo

là nguyên nhân của rủi ro trong cho vay ngắn hạn

1.2 THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN Ở NGÂN HÀNG.

1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng ngắn hạn.

Thẩm định tín dụng ngắn hạn là việc phân tích và xem xét toàn diện đề nghị

vay vốn ngắn hạn của khách hàng nhằm đánh giá ý muốn và khả năng trả nợ củakhách hàng làm cơ sở ra quyết định cho vay

1.2.2 Mục đích của thẩm định tín dụng ngắn hạn.

Thẩm định tín dụng ngắn hạn gồm những mục đích sau:

- Xem xét tính hiệu quả và khả thi của phương án làm cơ sở cho việc ra quyếtđịnh cho vay

- Thẩm định tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho vay

- Qua việc thẩm định, ngân hàng có thể tư vấn và giúp khách hàng đánh giá lạihiệu quả và xác suất rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh

- Thẩm định tốt góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngânhàng

- Trên cơ sở phân tích, xem xét các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, CBTD

có thể thương lượng số tiền cho vay, thòi hạn vay phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí chovay cho doanh nghiệp

- Công tác thẩm định tín dụng còn góp phần hạn chế tiêu cực, chỉ những khoảnvay nào đảm bảo được tiêu chí của các nội dung thẩm định thì mới đựơc xét duyệtcho vay

1.2.3 Yêu cầu của công tác thẩm định

Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn, yêu cầu khi

thực hiện thẩm định cần đảm bảo hai tiêu chí toàn diện và chính xác Công tác thẩmđịnh cần tiến hành trên tất cả các bước và phải bảo đảm đầy đủ các nội dung cần

Trang 12

thẩm định Các nội dung thẩm định phải được đặt trong mối quan hệ lẫn nhau Hơnnữa, mọi ý kiến đánh giá kết luận phải xuất phát trên cơ sở pháp lý và khoa học Vìvậy, đòi hỏi CBTD phải:

+ Nắm vững các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành,địa phương trong từng thời kỳ và các quy chế quản lý kinh tế…

+ Nắm bắt, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tàichính của doanh nghiệp, các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp

+ Cập nhật thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến việcthực hiện phương án kinh doanh của doang nghiêp vay vốn

+ Nghiên cứu, thẩm tra một cách chính xác thực trạng của đơn vị vay vốn, có sựphối hợp của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, đưa ra các nhận xét, kiến nghịchính xác

1.2.4 Quy trình thẩm định.

Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét,thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thuhồi nợ khi cho vay Toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng có thể thực hiện qua cácbước sau đây:

•Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng

•Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung

•Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin có được

•Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

•Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB- chi nhánh Hà Nội những năm qua. - hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội
2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB- chi nhánh Hà Nội những năm qua (Trang 24)
Bảng 1: Kết quả hoat động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội - hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội
Bảng 1 Kết quả hoat động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w