Có thể thấy các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng và nhiều giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng chưa có công trìn
Trang 1Trần Đức Nguyên
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2015
Trang 2VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trần Đức Nguyên
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng
Hà Nội , ngày 20 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận án
Trần Đức Nguyên
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án 24
1.3 Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 35
Tiểu kết 48
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH 50
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 50
2.2 Nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử văn hóa 57
2.3 Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 61
2.4 Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý di tích 98
Tiểu kết 105
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA 107
3.1 Tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay 107
3.2 Một số quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa 116
3.3 Một số giải pháp 120
Tiểu kết 134
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước Theo dòng thời gian, ông cha đã để lại một kho tàng DSVH đồ sộ, phong phú và mang nhiều giá trị Ngày nay, những DSVH ấy có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Luật di sản văn hóa đã khẳng định: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”[42, tr.31] DSVH của mỗi quốc gia trên thế giới hay ở từng địa phương trong mỗi quốc gia đều có những điểm khác biệt nhau Điều đó tạo nên những đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương
1.2 Bắc Ninh là tỉnh nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, một trong những địa phương có bề dày văn hiến, có truyền thống lịch sử Bắc Ninh ngày nay là một phần của vùng Kinh Bắc xưa, là địa bàn cư trú của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước Với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi thuận tiện cho việc giao thương mà Bắc Ninh từng được chọn là nơi đóng đô, là thủ phủ của nước ta dưới thời Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm Luy Lâu - Dâu là một trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị phát triển phồn thịnh Nơi đây còn là điểm đặt chân đầu tiên khi Nho giáo và Phật giáo truyền vào nước ta Trải thời gian, Bắc Ninh là vùng đất phát tích của vương triều Lý - triều đại đầu tiên của nhà nước quân chủ phong kiến độc lập đã mở ra nền văn minh Đại Việt Với hơn 200 năm phát triển rực rỡ, triều Lý đã để lại cho các thế hệ sau nhiều DSVH quý giá… Bắc Ninh cũng là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ vững chắc non sông, đất nước tiêu biểu như chiến thắng quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt của quân, dân nhà Lý năm 1077, những chiến thắng vang dội của nhà Trần chống Nguyên Mông trong thế kỷ XIII cũng trên con sông lịch sử này… Bắc Ninh là vùng đất của học hành, khoa cử, nhiều danh nhân
có đóng góp quan trọng cho lịch sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam như: Lý Công Uẩn, Nguyên phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh, Hàn Thuyên, Nguyễn Gia Thiều… về sau là Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt…
Trang 7Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử xã hội như trên đã góp phần tạo cho Bắc Ninh có một kho tàng DSVH đa dạng, độc đáo, giàu giá trị còn được lưu truyền đến ngày nay Một trong những thành tố của kho tàng DSVH quý giá đó phải kể tới hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú với nhiều loại hình khác nhau Theo thống
kê, hiện nay Bắc Ninh có gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa phân bố ở khắp các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh Hệ thống di tích này hàm chứa những giá trị về lịch
sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ, là những chứng tích vật chất xác thực, phản ánh sinh động lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến, cách mạng của người dân Bắc Ninh và có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng Có thể kể tới các di tích nổi tiếng như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, đền Đô, đình Đình Bảng, văn miếu Bắc Ninh, di tích nhà cụ Đám Thi, thành cổ Bắc Ninh, di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ …
Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật di sản văn hóa được ban hành (2001), công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều chuyển biến tích cực Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu
tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong và ngoài tỉnh Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo
vệ di tích, nhiều di tích còn bị mất cắp cổ vật, di vật; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý di tích đến cộng đồng còn chưa thực hiện đầy đủ, có kế hoạch…
Hiện nay, Bắc Ninh là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, quá trình CNH, ĐTH diễn ra mạnh mẽ Thực tiễn cho thấy, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp tập trung, 30 khu công nghiệp vừa nhỏ, hơn 20.000ha đất đô thị được quy hoạch và xây dựng CNH, ĐTH đã có những tác động tích cực đến bảo tồn, phát huy giá trị di tích như tăng cường nguồn ngân sách để trùng tu, tôn tạo cho các di tích, làm cho nhiều di tích tránh được sự xuống cấp, hủy hoại Tuy nhiên quá trình CNH, ĐTH cũng có những tác động tiêu cực đến bản thân các di tích như các khu đô thị, khu công nghiệp phát triển nhanh không được lưu ý đúng mức đến sự tồn tại bền vững của các di tích dẫn đến tình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị hủy hoại; thành phần cư dân địa phương nơi có di tích tồn tại sẽ có những biến đổi rõ
Trang 8rệt, sự liên kết cộng đồng làng xã cổ truyền sẽ chuyển sang một mối quan hệ khác, thái độ ứng xử của cộng đồng đối với di tích cũng có sự thay đổi Vì vậy, đây là các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý di tích trong thời kỳ phát triển CNH, ĐTH Cơ quan quản lý đứng trước một áp lực đối với việc bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư
1.3 Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về quản lý DSVH vật thể, nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý di tích lịch sử văn hóa với những cách thức phù hợp với đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi địa phương Đối với các di tích ở Bắc Ninh từ trước tới nay cũng đã được đề cập tới trong một số bài viết, báo cáo khoa học về một hoặc một số các di tích tiêu biểu Có thể thấy các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú,
đa dạng và nhiều giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng chưa có công trình khoa học chuyên biệt nào tập trung, đi sâu nghiên cứu về quản lý các di tích ở địa phương này, nhất là nghiên cứu quản lý di tích theo những quan điểm lý thuyết, hướng tiếp cận liên ngành để thấy được những thành công cũng như hạn chế của hoạt động quản lý, nghiên cứu hoạt động quản lý trong bối cảnh phát triển CNH, ĐTH hiện nay có nhiều những tác động đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, cần hoàn thiện hơn mô hình quản lý, có hiệu quả đối với các
di tích lịch sử văn hóa là điều rất cần thiết
1.4 Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích tổng quát
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong điều kiện thực tế hiện nay của địa phương
Trang 92.2 Mục đích cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý DSVH nói chung, quản lý di tích lịch
sử văn hóa nói riêng
- Nghiên cứu đặc điểm, các giá trị tiêu biểu của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Bắc Ninh
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để tìm ra những thành công cũng như những hạn chế trong công tác quản lý di tích, xác định nguyên nhân của các hạn chế ấy
- Nghiên cứu sự tác động của CNH, ĐTH tới các di tích cũng như hoạt động quản lý di tích ở Bắc Ninh hiện nay
- Từ đặc điểm của các di tích lịch sử văn hóa và thực trạng quản lý di tích luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng quản lý đó là các loại hình di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh (tập trung vào các di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng)
- Nghiên cứu các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về bảo tồn di tích và chính sách đối với cộng đồng tham gia bảo tồn di tích
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động trong lĩnh vực quản lý
di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Nghiên cứu khả năng tham dự của công chúng/cộng đồng nơi di tích tồn tại, làm rõ vai trò của cộng đồng trong tiến trình bảo tồn di tích
- Nghiên cứu quá trình CNH, ĐTH ở Bắc Ninh và những tác động của nó đến quản lý di tích lịch sử văn hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: luận án chủ yếu tập trung vào hoạt động quản
lý di tích lịch sử văn hóa theo tinh thần nội dung của Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 10- Phạm vi không gian: các di tích lịch sử văn hóa thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay Trong đó, luận án sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu một số điểm di tích, khu di tích đạt hiệu quả trong công tác quản lý như đền Đô, chùa Bút Tháp, khu DTLN đồng chí Nguyễn Văn Cừ…, và một số điểm còn nhiều hạn chế như đền Cổ Mễ, khu di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt…
- Phạm vi thời gian: từ năm 2001 khi Luật di sản văn hóa được ban hành cho đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Quản lý văn hóa,
Sử học, Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
4.2 Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa
Khảo sát thực địa tại một số di tích tại 8 huyện, thị xã, thành phố nhằm tập hợp những thông tin bước đầu về thực trạng quản lý các di tích theo các loại hình tại các địa phương này Tiến hành khảo sát tại các điểm di tích đang thực hiện các dự án trùng tu, tu bổ như: chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Dâu, chùa Tiêu, khu di tích phòng tuyến sông Cầu; các di tích bị vi phạm, bị mất trộm cổ vật; các di tích đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch (đền Đô, đền Cổ Mễ, đền Vua Bà )
4.3 Áp dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học văn hóa
Với mục đích thu được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng cách tiếp cận của xã hội học văn hóa với các phương pháp cụ thể của ngành khoa học này Trong đó, các phương pháp nghiên cứu định tính (quan sát, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm…), nghiên cứu định lượng (thu thập các số liệu thống kê chính thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm
cơ sở để đánh giá các vấn đề trong công tác quản lý di tích) và xây dựng nội dung phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý, cộng đồng địa phương, các nhà khoa học
4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và phân loại
Tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu của Việt Nam và quốc tế nhằm xem xét, đánh giá các lý thuyết, các quan điểm nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án Nguồn tài liệu nghiên cứu đi trước sẽ được tìm hiểu theo các vấn đề liên quan như DSVH, quản lý DSVH, quản lý di tích lịch sử văn hóa, các
Trang 11nghiên cứu về các di tích lịch sử văn hóa cụ thể ở Bắc Ninh với tư cách là đối tượng quản lý, các vấn đề xây dựng chiến lược, xây dựng dự án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH, di tích lịch sử văn hóa
Tổng hợp và phân tích các số liệu, thống kê và phân loại di tích, mật độ phân
bố, các nguồn lực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích, số lượng khách tham quan qua một số năm Trong hoạt động quản lý, cơ hội tiềm năng và những thách thức đặt
ra đối với công tác quản lý sẽ tạo cho người quản lý chủ động trong công tác của mình
từ đó đưa ra những quyết sách định hướng phát triển, phương pháp phù hợp đối với đối tượng Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng về di sản cũng như thực trạng của hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa hiện nay, định hướng hướng phát triển của địa phương, luận án sẽ phân tích những điều đó để thấy được những điểm mạnh, những hạn chế, chỉ ra được những thuận lợi và thách thức trong hoạt động quản
lý di tích Đó chính là cơ sở để tác giả luận án có thể bước đầu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý di tích ở Bắc Ninh trong những điều kiện phát triển hiện nay
4.5 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa các mô hình quản lý tại địa phương để tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu để khắc phục trong việc xây dựng
tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý và có hiệu quả cao
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về DSVH, quản lý DSVH; các quan điểm và
cơ sở lý thuyết về quản lý di tích lịch sử văn hóa
- Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý DSVH vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu
về thực trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh
- Đề tài nghiên cứu đặc điểm quản lý di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh CNH, ĐTH ở nước ta hiện nay từ trường hợp cụ thể của Bắc Ninh
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Bước đầu cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về các mặt: số lượng, phân loại, hiện trạng/tình trạng kỹ thuật, sở hữu của các di tích
Trang 12- Làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh đó nghiên cứu những tác động của sự phát triển CNH, ĐTH đối với các di tích cũng như công tác quản lý di tích Từ thực trạng đưa ra các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh
tế trong thời kỳ CNH, ĐTH ở địa phương
- Những vấn đề của luận án về lý luận quản lý DSVH, quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng như thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy, sẽ là cơ sở để hướng tới xây dựng giáo trình, giáo án giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành bảo tồn - bảo tàng
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (9 trang) và Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý di tích, tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh (39 trang)
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh (57 trang) Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch
sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (28 trang)
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, TỔNG QUAN VỀ
HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý DSVH vật thể
Trên thế giới, quản lý DSVH được các nhà nghiên cứu tiếp cận từ khá sớm,
theo Peter Howard trong cuốn Di sản: Quản lý, diễn giải và bản sắc đã cho rằng, việc
quản lý di sản xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XIX, ban đầu là những người say mê
di sản với lòng tin rằng họ bảo tồn những thứ vì lợi ích của công chúng Về sau, sang thế kỷ XX là sự ra đời của các Hiệp hội di sản ở châu Âu, việc nghiên cứu di sản “đã phát triển với các khía cạnh thực tế, thường xuyên được nói ngắn gọn bằng từ “quản
lý di sản” và phát triển mạnh vào nửa sau thế kỷ XX, Peter Howard cũng phân các lĩnh vực của di sản thành: thiên nhiên, cảnh quan, đài kỷ niệm, khu di tích, đồ tạo tác, các hoạt động và con người [117] Ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng, DSVH không chỉ là một giá trị biểu tượng mà cần sống trong cộng đồng, trong xã hội tức là phải đóng góp vào sự phát triển chung, DSVH phải phục vụ cho cộng đồng G.J Ashworth và P.J Larkham xem việc khai thác các giá trị của di sản như một ngành công nghiệp do vậy việc quản lý cần có những phương thức của một ngành công nghiệp với cách thức quản lý phù hợp với những đặc điểm của các di sản [114] Zhan
Chang Yuan trong giáo trình Quản lý công nghiệp văn hóa cũng đề cập việc quản
DSVH như một ngành công nghiệp cần chú ý tới chính sách, nguồn tài nguyên, nhân lực thực hiện [120] Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả đề cập tới hai vấn đề của quản lý đó là bảo tồn và phát huy giá trị di sản Các nhà quản lý luôn phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa hai lĩnh vực này cho hợp lý Peter Howard cho rằng các nhà quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi: chúng ta cần bảo tồn cái gì, tại sao và cho ai? Việc bảo tồn nhằm gìn giữ lại tối đa những giá trị của di sản, làm cơ sở để khai thác, phát huy các giá trị đó trong đời sống Việc khai thác, phát huy giá trị là điều cần, làm cho
di sản thực sự trở thành một bộ phận của cuộc sống hiện tại Tuy nhiên, các nghiên cứu lưu ý rằng việc khái thác cần quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn tới những ảnh hưởng không tốt đến bản thân giá trị của
Trang 14các di sản đó Brian Garrod, Alan Fayall trong nghiên cứu về quản lý di sản và du lịch lại thừa nhận cần có sự cân bằng giữa bảo tồn và khai thác, nếu di sản không được bảo vệ, giữ gìn thì sẽ bị mất, không còn gì để lại cho thế hệ mai sau [115] “Khi các nhà quản lý DSVH nghiên cứu, bàn thảo về kế hoạch bảo tồn, họ quan tâm nhiều đến việc duy trì nguồn tài nguyên ở một mức độ bền vững” [116] Arthur Perdersen
trong Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu di sản thế giới đã đề ra
các phương án quản lý di sản trước sự tác động của du lịch cần khoanh vùng cho các hoạt động tương thích, giảm bớt số lượng khách vào một số khu vực, thậm chí đóng cửa một số khu vực của di sản [113]
Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới [105], UNESCO
cũng đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới với mục tiêu cơ bản như: 1/Muốn quản lý di sản phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản; 2/Phải xác định rõ những áp lực từ tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội tới khả năng bảo tồn và phát huy di sản; 3/Cơ chế, chính sách phù hợp để thực thi việc quản lý di sản; 4/Chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng tới di sản; 5/Thu hút các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo tồn DSVH Và quan trọng hơn cả là cơ chế kiểm soát việc triển khai
kế hoạch quản lý DSVH của các quốc gia thành viên
Ở trong nước, những năm gần đây có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí, sách chuyên ngành đề cập tới lĩnh vực quản lý DSVH nói chung, quản lý DSVH vật thể (trong đó nhiều phần đề cập tới quản lý di tích lịch sử văn hóa) nói riêng Trong bối cảnh của đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm tới các DSVH với nhiều chính sách nhằm bảo vệ, lưu giữ và phát huy các giá trị của chúng Theo xu hướng đó, các nghiên cứu của các tác giả trong nước tập trung xoay quanh các vấn đề về lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH trong thời kỳ CNH - HĐH, hội nhập và phát triển, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị cho từng trường hợp cụ thể Các bài viết theo dạng này chiếm số lượng khá lớn Thực tế quản lý DSVH nhất
là đối với các DSVH vật thể, mọi hoạt động quản lý đều hướng tới mục đích quan trọng nhất đó là duy trì sự tồn tại của các di sản ở trạng thái tốt nhất, từ đó có thể khai thác, phát huy phục vụ cho cộng đồng xã hội
Trang 15Trong bài Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa [85, tr.496 -511], khi đề cập
đến vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích, GS Lưu Trần Tiêu cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt cụ thể là: bảo vệ di tích về mặt pháp
lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện của xã hội Cụ thể, trong công tác quản lý tập trung vào 3 vấn đề là: công nhận di tích, quản lý cổ vật và phân cấp quản lý di tích Tác giả nhấn mạnh: các di tích lịch sử văn hóa chỉ có thể được bảo vệ và phát huy cao nhất giá trị văn hóa khi thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt hoạt động này Do đó cần thiết phải thực hiện:
Thứ nhất, thiết lập cơ chế, chính sách đúng đắn có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp bảo
tồn, bảo tàng trong cả nước; Thứ hai: cần có một hệ thống tổ chức thích hợp đủ khả năng biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực; Thứ ba:
cần tổ chức để đưa các hoạt động bảo tồn thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân Từ
đó, tác giả đã đề ra 6 biện pháp mang tính cấp bách nhằm tăng cường việc thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích: 1/Thể chế hóa bằng pháp luật các chính sách, cơ chế của nhà nước; 2/Quy hoạch toàn bộ các di tích được công nhận; 3/Phân cấp quản lý; 4/Xã hội hóa hoạt động bảo tồn; 5/Ưu tiên đầu tư ngân sách;
6/Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
Trong bài Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH, tác giả Đặng
Văn Bài đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước đối với DSVH, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan tâm Các nội dung bao gồm: Quản lý nhà nước bằng văn bản pháp quy (gồm có các văn bản pháp quy về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; quyết định phân cấp quản lý ); Việc phân cấp quản lý di tích; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn - bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích - là yếu tố có tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý [4, tr.11- 13]
Hai tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên) và Nguyễn Trường Tân trong
giáo trình Quản lý DSVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [44], đã đưa ra một số
nội dung như: 1/Khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước về DSVH; 2/Quan điểm phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý DSVH dân tộc; 3/Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về DSVH Hai tác giả trên cho đây là một số nội dung về nghiệp vụ quản lý DSVH mà thực chất đây là các
Trang 16mặt hoạt động bảo tồn DSVH Trong cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến
trình đổi mới và hội nhập quốc tế của hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn
(đồng chủ biên) đã đề cập đến nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý văn hóa
ở nước ta hiện nay trong đó có quản lý DSVH Ở lĩnh vực này, các tác giả đưa ra thực trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và DSVH phi vật thể Nội dung quản lý được đề cập trên hai khía cạnh: 1/Công tác quản lý nhà nước: bao gồm việc ban hành các văn bản pháp quy, các văn bản thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn DSVH dân tộc; 2/Công tác phát triển sự nghiệp: tập trung phân tích những ưu điểm trong hoạt động bảo tồn di tích như nhà nước đã đầu
tư toàn bộ kinh phí cho các di tích cách mạng kháng chiến, các di tích được đầu tư
tu bổ, chống xuống cấp đã trở thành các điểm tham quan hấp dẫn Đồng thời nêu ra những hạn chế như chưa có quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị, các dự án chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu bảo tồn Từ thực trạng này các tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của di tích như: đầu tư đồng bộ trong bảo tồn, tôn tạo, triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp
lý, hài hòa bền vững [31, tr.486]
Trong thời gian qua có khá nhiều các bài nghiên cứu, các hội thảo và các chuyên luận của các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích về vấn đề tác động của
CNH, ĐTH đối với DSVH Năm 2000, cuốn sách Quản lý văn hóa đô thị trong điều
kiện CNH, HĐH đất nước của tác giả Lê Như Hoa đã đề cập đến những vấn đề quản
lý văn hóa đô thị ở nước ta trong bối cảnh chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời là quá trình ĐTH Điều này
rõ ràng đã ảnh hưởng đến hoạt động quản lý văn hóa ở các khu ĐTH Đối với các di tích ở đô thị, cuốn sách đề cập tới một số hoạt động bảo tồn di tích, thực trạng ảnh hưởng của ĐTH đối với di tích ở một số địa phương như Hà Nội, Huế và đưa ra nhận xét rằng: tuy Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách đúng đắn và quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhưng trong quá trình ĐTH hiện nay do yếu tố tự phát, tính tổ chức và tính pháp luật trong hoạt động đô thị yếu nên hệ thống di sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng [33,tr.71]
Trong thời kỳ đất nước đang phát triển về mọi mặt, có sự hội nhập quốc tế thì DSVH cũng được coi là một trong những nguồn lực tham gia vào sự phát triển chung
Trang 17Tuy nhiên, bên cạnh mặt tác động tích cực tới nền kinh tế, đời sống xã hội thì sự phát triển đó cũng tạo ra những tác động tiêu cực, những hạn chế nhất định, nhất là đối với
các DSVH, trong đó có các di tích lịch sử - văn hóa GS Hà Văn Tấn trong bài viết Bảo
vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước đã
nhận xét rằng: “Các di tích lịch sử - văn hóa đang trong tình trạng SOS khẩn cấp Nếu chúng ta không có những chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ
bị mất đi, mà một dân tộc đánh mất đi di tích lịch sử văn hóa là một dân tộc đánh mất
trí nhớ…”[74, tr.44-54] Ông phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng di tích bị
hủy hoại trong đó có mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển, quá trình ĐTH dồn dập với yêu cầu bảo vệ nguyên trạng di tích Điều này do chúng ta bị động trước quá trình đô
thị hóa, không nắm được các quy hoạch đô thị Trong bài Tầm nhìn tương lai đối với
DSVH và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta của tác giả Nguyễn Quốc Hùng cũng đề
cập tới những tác động của CNH, ĐTH làm tổn hại tới hệ thống DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản của một số ngành, địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vật chất… Tác giả bài viết
đã phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong điều kiện CNH, ĐHT hiện nay [36, tr.4-5]
Đề tài nghiên cứu Bảo vệ DSVH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế [39] của Cục Di sản văn hóa do TS Nguyễn Thế Hùng làm chủ nhiệm
cũng đã đề cập tới những ảnh hưởng của sự đổi mới, CNH, HĐH đến việc bảo vệ DSVH Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động bảo vệ, phát huy trên các lĩnh vực DSVH vật thể và phi vật thể trên phạm vi cả nước với những thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong hoạt động này Tác giả đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH như: tăng cường công tác quản
lý nhà nước; củng cố hoàn thiện bộ máy ngành; chính sách đầu tư; xã hội hóa; đào tạo nguồn lực con người; tăng cường hợp tác quốc tế…Đối với trường hợp cụ thể hơn,
chuyên luận Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn DSVH tại các vùng đang
trong quá trình CNH, ĐTH ở đồng bằng sông Hồng [40] là công trình nghiên cứu khoa
học của TS Phạm Thị Thu Hương Chuyên luận nghiên cứu thực trạng bảo vệ DSVH
Trang 18vật thể và phi vật thể ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng - đây là các khu vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ, có tác động rõ nét tới DSVH Tác giả cho rằng, quá trình CNH, ĐTH có tác động theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực đến DSVH: ở chiều tích cực, quá trình này đã tạo ra những nguồn lực kinh phí ngân sách của nhà nước và xã hội để đầu tư cho việc tu bổ tôn tạo DSVH, nhiều thành tựu của khoa học công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản… Theo chiều ngược lại thì các khu công nghiệp, các đô thị phát triển nhanh không lưu ý đúng mức đến sự tồn tại bền vững của di sản dẫn đến tình trạng DSVH lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị hủy hoại Cùng với sự hư hỏng hoặc hủy hoại của DSVH vật thể, các DSVH phi vật thể tồn tại song song cũng không thể không bị ảnh hưởng tương tự…
Công trình nghiên cứu Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long -
Hà Nội do tác giả PGS.TS Nguyễn Chí Bền chủ biên thuộc nhánh của Chương trình
Khoa học cấp nhà nước KX.09 [8], đã trình bày, phân tích khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới để có thể áp dụng vào thực tiễn ở nước ta Công trình đã đề xuất các nhóm khuyến nghị để bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH vật thể của thủ
đô Dưới góc độ quản lý thì đây chính là những đề xuất cho công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội hiện nay, đồng thời là một nguồn thông tin quan trọng cho các địa phương khác nhau trong cả nước tham khảo
Giáo trình Quản lý DSVH với phát triển du lịch do PGS.TS Lê Hồng Lý chủ
biên [51], là cuốn giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cuốn giáo trình đã đưa ra một số khái niệm về DSVH, quản lý, quản lý DSVH, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch hiện nay Giáo trình thực chất nghiêng nhiều về vấn đề khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch, những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý
nhà nước về DSVH được đề cập khá sơ sài Ngoài ra, một số cuốn giáo trình như Lược
sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Quản lý hoạt động văn hóa [55] là các cuốn sách
được viết dùng để giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chuyên ngành Quản lý văn hóa Các cuốn sách đã đề cập tới nội dung
Trang 19của quản lý lĩnh vực văn hóa như quản lý đời sống văn hóa ở cơ sở, môi trường bảo tồn DSVH, giao lưu quốc tế… Tuy nhiên, đây là các cuốn sách mang tính đại cương, nội dung khá sơ lược, giới thiệu về một số vấn đề quản lý các lĩnh vực văn hóa
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những cuốn sách đã nêu trên, còn có một số lượng khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Di sản văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa học, Nghiên cứu văn hóa có nội dung bàn luận về hai vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở nước ta Các bài viết này có
xu hướng đề cập cả những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của DSVH trong bối cảnh phát triển kinh tế, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên, số lượng các bài viết thuộc dạng này khá lớn, do vậy khó có thể bao quát hết toàn bộ quan điểm, nội dung của tất cả các bài viết đó
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh
- Giai đoạn trước năm 1945: các nghiên cứu về di tích ở Bắc Ninh ngày nay
- một phần của xứ Kinh Bắc xưa có lẽ bắt đầu được đề cập đến trong một số cuốn
sử vào thời Lý - Trần như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư… Đây là những
cuốn sử biên niên ghi chép lại toàn bộ những hoạt động chính của các triều đại theo các năm, trong đó có những việc liên quan đến lễ nghi, tôn giáo như xây dựng chùa
chiền, đi lễ cầu Phật… của hoàng gia Đại Việt sử lược hay Đại Việt sử ký toàn thư
có đôi dòng về việc “dựng tháp trên núi Tiên Du” “dựng chùa Đại Lãm sơn”…chứ không mô tả cụ thể việc đó diễn ra như thế nào Vào thời Lê, tình hình này cũng
diễn ra tương tự, Dư địa chí của Nguyễn Trãi chỉ thoảng qua về non sông, cảnh vật
nơi đây… Sang đến thời Nguyễn, xuất hiện khá nhiều cuốn sách địa chí ghi chép về
các lĩnh vực trong đó có di tích, cổ tích ở nhiều địa phương như cuốn Đại Nam nhất
thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có các nội dung về hiện trạng
thành trì, cổ tích, lăng mộ, đền miếu, chùa quán… hiện có trong toàn tỉnh Bắc Ninh
Ở thời kỳ này còn phải kể tới cuốn sách địa chí do các tác giả là người địa phương hoặc khuyết danh viết về các mặt tự nhiên, con người, sản vật của xứ Kinh Bắc
trong đó có nhắc tới một số di tích ở đây, tiêu biểu như các cuốn: Bắc Ninh địa dư
chí [107], Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toàn tỉnh địa
dư chí, Bắc Ninh tỉnh khảo dị [81] Cũng ở dạng này, vào những năm đầu của thế
Trang 20kỷ XX có một số cuốn sách như Đại Việt địa dư (1925) của Lương Văn Can, Địa
dư các tỉnh Bắc kỳ (1930) của Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư…
Sang đầu thế kỷ XX ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học người Pháp khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam Cùng với hệ thống các di tích trên khắp cả nước, các di tích ở Bắc Ninh là đối tượng nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học này
Các báo cáo về tình trạng 3 ngôi chùa ở Bắc Ninh của Maurice Durand và một số
cộng sự người Việt [52] là phần ghi chép, phân tích, đánh giá khi nghiên cứu các chùa Ninh Phúc (chùa Bút Tháp), chùa Duyên Ứng và lăng, miếu Sĩ Vương Một nhà nghiên cứu khác là Louis Bazacier cũng có nhiều nghiên cứu về Bắc Ninh, ông từng khai quật khảo cổ ở chùa Phật Tích, tiến hành công bố những nghiên cứu về ngôi chùa này cũng như chùa Bút Tháp, điểm qua về thành Luy Lâu, mộ Hán ở Nghi Vệ, thành Bắc Ninh, lăng Lý Bát Đế… Các bài viết của ông được các nhà nghiên cứu sau này đánh giá rằng “đã cho thấy được phần nào sự thật khách quan về giá trị của các công trình lịch sử văn hóa này” [24, tr.40]
- Giai đoạn từ năm 1954 đến nay: Sau năm 1954, tỉnh Bắc Ninh có một số
lần thay đổi về địa lý hành chính: năm 1963 chính thức sáp nhập với tỉnh Bắc Giang
để trở thành tỉnh Hà Bắc; sau hơn 30 năm tồn tại, đến năm 1997 tỉnh Hà Bắc lại tách ra thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Ở thời kỳ thuộc tỉnh Hà Bắc, có những công trình nghiên cứu đề cập tới các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh, tiêu
biểu phải kể tới cuốn sách Hà Bắc ngàn năm văn hiến gồm 3 tập được xuất bản vào những năm đầu của thập kỷ 70, cuốn Địa chí Hà Bắc được xuất bản đầu những năm
80 của thế kỷ XX Các cuốn sách này chủ yếu giới thiệu tên gọi, địa điểm và sơ lược thực trạng kiến trúc, di vật hiện còn của một số di tích tiêu biểu
Các di tích - di chỉ khảo cổ học trên đất Bắc Ninh cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và dành nhiều bài viết Dọc đôi bờ sông Đuống, sông Dâu cổ có nhiều
di chỉ khảo cổ có giá trị như di chỉ Bãi Tự, Bãi Miễu, Bãi Chợ, Bãi Chùa… là các dấu vết chứng tỏ người Việt cổ đã từng có mặt ở đây khá sớm “con người đã bước vào khai phá chinh phục đồng bằng từ khá sớm, ít nhất là cách ngày nay 4000 năm” [70, tr.31] Các bài viết, công trình nghiên cứu về di tích khảo cổ ở Bắc Ninh có thể kể tới
như Đôi bờ Ngũ Huyện Khê của GS Trần Quốc Vượng đăng trên tạp chí Khảo cổ học
Trang 21số 16 năm 1974, Một Hà Bắc cổ trong lòng đất của các tác giả Trần Quốc Vượng,
Trần Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Bích do Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản năm 1981… Với GS Trần Quốc Vượng, có lẽ ông đã khá ưu ái với mảnh đất xứ Bắc nên đã có
nhiều bài viết về vùng đất này Trong cuốn Việt Nam một cái nhìn địa văn hóa - ông
dành tới 4 bài viết để bàn về các vấn đề như lịch sử hình thành, văn hóa, vai trò của
Hà Bắc - Bắc Ninh trong sự hình thành văn minh Việt cổ…
Bắc Ninh - Kinh Bắc từ lâu đã được coi là vùng đất văn hiến, có lịch sử lâu đời Ngày nay các yếu tố cấu thành nên các giá trị văn hiến ấy vẫn còn được bảo tồn
và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ mai sau Tác giả Trần Đình Luyện là người có nhiều nghiên cứu về văn hóa Bắc Ninh Ông đã cho xuất bản những cuốn sách như
Văn hiến Kinh Bắc (2 tập), Bảo tồn và phát huy DSVH Kinh Bắc [50] nhằm giới thiệu
về các DSVH của xứ Bắc như làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán và các di tích lịch
sử văn hóa Nhìn chung, các cuốn sách này chủ yếu điểm qua một số di tích tiêu biểu
mà bấy lâu đã được nhiều người biết đến Với số lượng di tích trên thực tế khá lớn thì chưa thấy hết được sự đa dạng và phong phú về các loại hình di tích của địa phương
Năm 2003, Bảo tàng Bắc Ninh cho xuất bản cuốn sách Các di tích lịch sử văn hóa
Bắc Ninh [60] do tác giả Lê Viết Nga chủ biên Tập sách đã khảo sát, thống kê các di
tích lịch sử văn hóa theo địa giới hành chính huyện, thị hiện nay, trong đó dành nhiều dung lượng giới thiệu chi tiết, đầy đủ các di tích lịch sử văn hóa đã được nhà nước xếp hạng Đến năm 2013, cuốn sách này đã được tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ
sung Năm 2009, BQL di tích Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Các di tích tiêu biểu tỉnh
Bắc Ninh, tập 1 do Nguyễn Duy Nhất làm chủ biên [54] Cuốn sách đã chọn gần 30
di tích tiêu biểu thuộc các loại hình lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học do vậy nội dung các phần viết được chuyên sâu hơn, cụ thể hơn về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, hiện trạng và giá trị của các di tích
Theo chiều dài của lịch sử đất nước, Bắc Ninh là vùng đất phát tích của vương triều Lý, do vậy cho đến nay, trên vùng đất này còn bảo tồn được khá nhiều các DSVH
phản ánh về triều đại này Các DSVH thời Lý được giới thiệu trong cuốn Di sản văn
hóa thời Lý ở Bắc Ninh (2008) [53] là cái nhìn tổng thể về toàn bộ các di sản vật thể và
phi vật thể có liên quan đến nhà Lý còn lại cho đến nay Cuốn sách đã đề cập tới nguồn
Trang 22gốc ra đời, hiện trạng của di tích Đây là nguồn tư liệu phong phú giúp cho việc tìm hiểu các sự kiện lịch sử văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh, cùng những ảnh hưởng của nó ở những thế kỷ sau cho tới nay
Ngoài ra còn một số sách của các tác giả viết về di tích ở Bắc Ninh, nội dung tập trung tìm hiểu về một hoặc một cụm di tích với các giá trị tiêu biểu thông qua hệ thống di vật, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và lễ hội Cùng với các công trình nghiên cứu đã được in thành ấn phẩm sách, kỷ yếu, trong những năm qua tác giả luận án còn được tiếp cận với một số lượng các bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Di sản văn hóa, luận văn thạc sĩ ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đây là các công trình nghiên cứu với nội dung chính là tìm hiểu hiện trạng về bố cục, kiến trúc, điêu khắc,
cổ vật, di vật của các di tích, đồng thời đề cập đến hiện trạng bảo tồn, tôn tạo và đề xuất các phương án, giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị cho di tích đó
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh
Năm 1973, trong Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn bảo tàng tỉnh, một số
tham luận như Những năm đã qua những năm sắp tới của Lê Hồng Dương, Hà Bắc
tu sửa và bảo vệ di tích của Nguyễn Văn Thọ đã đề cập tới công tác quản lý bao
gồm việc xếp hạng, trùng tu, tu bổ, phát huy giá trị của các di tích Một số vấn đề về
công tác quản lý di tích tại một địa bàn cụ thể như Đình Tổ bảo vệ di tích, Thuận
Thành với di tích lịch sử…[93] Trong Địa chí Hà Bắc, ngoài nội dung giới thiệu về
một số di tích tiêu biểu như đã đề cập ở phần trước, còn có phần phụ chép về tình hình di tích và thống kê di tích: trong đó nêu rõ số lượng tổng thể, loại hình, số di tích đã được xếp hạng theo các cấp, tình hình tu bổ tôn tạo, bảo vệ di tích trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1980…
Sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh, đã xuất hiện nhiều hơn những bài viết về quản
lý di tích và được đăng trên một số tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học Năm
1997, khi đề cập tới việc qui hoạch tu bổ, tôn tạo khu di tích ở Đình Bảng, tác giả Nguyễn Đức Thìn đã nêu ra thực trạng việc quản lý qui hoạch, tu bổ tôn tạo 12 di tích lịch sử văn hóa (trong đó có 7 di tích liên quan đến nhà Lý), việc tuyên truyền kêu gọi cộng đồng tham gia bảo vệ các di tích ở Đình Bảng Tác giả bước đầu đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cụm di tích nói trên [77]
Trang 23Tác giả Nguyễn Bá Hòe thì bàn tới Việc quản lý, khai thác khu di tích lăng và đền
thờ Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Âu Cơ với vai trò của BQL địa phương
cùng sự tham gia của cộng đồng địa phương Trong khai thác các giá trị của di tích, tác giả nhấn mạnh việc cần thiết phải quảng bá hình ảnh cho di tích, cải tạo cơ sở hạ tầng cũng như môi trường cảnh quan quanh khu vực của di tích [34, tr.36-38]
Tác giả Lê Viết Nga trong bài Về việc tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng các
di tích của tỉnh Bắc Ninh [57, tr.57 - 58] đã nêu ra thực trạng bảo tồn di tích ở Bắc
Ninh với những ưu điểm như tiến hành tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cho được một
số di tích, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ di tích những vấn đề còn tồn tại như đốt vàng mã, mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội, hiện tượng khoán trắng di tích, nhiều địa phương chỉ lo sắm đồ thờ, làm tượng, không quan tâm đến hiện trạng của di tích Theo tác giả, những hạn chế này xuất phát từ nhận thức hữu khuynh về tín ngưỡng văn hóa của một số lãnh đạo chuyên môn, chính quyền các cấp Với vai trò của nhà quản lý, tác giả đề ra một số phương hướng cho hoạt động quản lý, qui hoạch tu bổ tôn tạo cho các di tích ở giai đoạn tiếp theo Sau đó 4 năm
(2001) tác giả lại có bài viết Công tác quản lý các di tích ở tỉnh Bắc Ninh [58] đề cập
một số thực trạng quản lý di tích trong các hoạt động như kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích từ hai cấp độ: cấp tỉnh và cấp huyện, thị
xã, phường, thôn Bài viết xuất phát từ kinh nghiệm của người trực tiếp làm công tác quản lý đã cho thấy những thuận lợi trong hoạt động quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là địa phương đã có chủ trương, chính sách cho vấn đề này, cộng đồng dân
cư nhiệt tình hưởng ứng, nêu cao ý thức đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế như phối hợp giữa các ban ngành cho công tác bảo vệ di tích, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý di tích ở địa phương còn chưa cao, các nguồn lực của cộng đồng chỉ tập trung vào các di tích tôn giáo tín ngưỡng còn các di tích cách mạng chưa được chú trọng Tuy nhiên, có thể thấy cả hai bài viết đều được thực hiện khi Luật di sản văn hóa chưa được ban hành, do đó hoạt động quản lý di tích của Bắc Ninh chưa thể hiện theo tinh thần nội dung mới của Luật
Năm 2010, hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở VHTTDL Bắc Ninh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo
Trang 24khoa học Bắc Ninh với vương triều Lý [71] Hội thảo thu hút được nhiều nhà nghiên cứu
với các tham luận về chế độ khoa cử, phật giáo, danh nhân, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến triều Lý Các di tích được tiếp cận từ nhiều khía cạnh như hiện trạng, giá trị đến việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích ấy trong hoàn cảnh hiện nay, việc xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo thông qua các di tích Nhìn chung các tham luận, các ý kiến bàn thảo đều thống nhất cho rằng các DSVH liên quan đến vương triều Lý là vô cùng quý báu, vì vậy cần có sự quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị một
cách hợp lý Trong đó, đáng chú ý có bài của tác giả Nguyễn Đăng Túc với tiêu đề Bảo
tồn, quản lý, khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến triều
Lý ở Bắc Ninh Bài viết đề cập đến hoạt động quản lý các di tích này về: xã hội hóa, huy
động các nguồn lực cho việc bảo tồn; nghiên cứu khoa học nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn
đề lịch sử văn hóa liên quan đến thời Lý Để khắc phục những hạn chế và nguy cơ xâm hại, đồng thời phát huy được các giá trị di tích, tác giả đề ra các nhóm nhiệm vụ cho cơ quan quản lý di tích cần thực hiện như tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đối với các di tích đã được xếp hạng; nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị nhà nước xếp hạng cho một số di tích; khuyến khích các địa phương đóng góp và tham gia tu bổ, tôn tạo các di tích đang xuống cấp; quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, tuyên truyền giá trị của các DSVH thời Lý
Hội thảo khoa học Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH do
UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức năm 2013 cũng có một số tham luận đề cập tới công tác quản lý di tích ở Bắc Ninh, tiêu biểu
như tham luận Thực hiện Luật di sản văn hóa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Văn Phong [99] Tác giả
của bài viết đề cập tới một số vấn đề trong quản lý di tích như ban hành các văn bản quản lý, xếp hạng di tích, bảo vệ di tích, công tác tu bổ, tôn tạo di tích Nhìn chung đây là các vấn đề được đưa ra qua thực tế quản lý trong một vài năm gần đây
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử văn
hóa có liên quan đến triều Lý ở Bắc Ninh do tác giả Trịnh Thị Minh Đức làm chủ
nhiệm [29] là công trình nghiên cứu về giá trị của các di tích, trong công trình cũng
đã nêu ra nhiều nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về di tích, bởi lẽ trong chương 3 của đề tài, tác giả đã dành một dung lượng khá lớn đề cập tới những giải pháp nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích có liên quan đến nhà
Trang 25Lý Trong các giải pháp này, tác giả đề cập trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý như về tu bổ, tôn tạo, kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm di tích, giải pháp về tư liệu hoá, về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý, tuyên truyền phổ biến các văn bản của nhà nước cho cộng đồng để cộng đồng tích cực tham gia vào công tác bảo vệ di tích Bàn tới các giải pháp về phát huy giá trị, cần tăng cường quảng bá cho các di tích, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để phát triển du lịch Đặc biệt tác giả đề cao việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo chính từ các DSVH liên quan đến nhà Lý, điều này sẽ thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước Tuy chỉ dừng lại trong khuôn khổ các di tích liên quan tới thời Lý nhưng những đề xuất đó là những gợi mở thực tế và có khả năng
áp dụng vào thực tiễn đối với các di tích khác ở Bắc Ninh
Qua phần tổng quan về các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án, NCS có một số nhận định bước đầu như sau:
- Di sản văn hóa hiện nay là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thể hiện qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới trên cả phương diện lý luận cũng như các hoạt động thực tiễn Các quan điểm về quản lý DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng của các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có nhiều điểm tương đồng, tập trung đề cập nhiều đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH trong bối cảnh hiện nay
- Các nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh thuộc nhiều cấp độ khác nhau: từ các bản báo cáo khảo sát di tích đến cấp độ cao hơn như bài viết trên tạp chí chuyên ngành; các khóa luận, luận văn, thạc sỹ, luận án tiến sỹ; các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các cuộc hội thảo khoa học cấp trung ương, địa phương… Các nghiên cứu về di tích với ý nghĩa là các đối tượng của công tác quản
lý phần nhiều mang tính giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, hiện trạng của di tích, một số nghiên cứu chuyên sâu hơn sử dụng các phương pháp khảo sát, điền dã, miêu thuật và phân tích để làm sáng tỏ được giá trị của các di tích biểu hiện thông qua kiến trúc, di vật, cổ vật hay các lễ hội Qua đó giúp cho người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng và nhiều giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay Một số nghiên cứu đã đề cập đến việc quản lý di tích với những nội dung như bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, xây dựng dự án quy hoạch những trọng điểm
Trang 26di tích của địa phương, cụ thể như: các di tích liên quan đến vương triều Lý, các di tích vùng Dâu - Luy Lâu, các di tích thuộc chiến tuyến sông Như Nguyệt… Có những công trình đặt ra vấn đề quy hoạch di tích, đưa vào phục vụ cho cộng đồng
Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý DSVH của các tác giả đi trước còn bộc
lộ một số hạn chế sau:
+ Phần lớn chưa đề cập tới hai vấn đề là đối tượng quản lý và công cụ quản lý Quản lý DSVH về bản chất là quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đồng thời quản lý những hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản và có khả năng gây áp lực tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị di sản Trong hệ thống các công cụ quản
lý, vấn đề chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị của di sản/di tích, các quy hoạch hệ thống, quy hoạch tổng thể và các dự án bảo tồn chưa được đi sâu nghiên cứu, bàn luận
+ Chưa đề cập tới việc quản lý môi trường cảnh quan thiên nhiên và không gian kiến trúc bao quanh như một thành tố hữu cơ của di sản
+ Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng như là một nhân tố quan trọng cho quản lý DSVH cũng mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát
+ Trong trường hợp cụ thể của Bắc Ninh, ngoài những hạn chế trên, đến nay, chưa có nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống về các vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhất là là trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, ĐTH với những tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích, đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý ở địa phương
Những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ là khoảng trống nhất định mà luận án sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu Đối với nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu quan trọng, có nhiều ý nghĩa, giá trị để tác giả luận án tham khảo, kế thừa nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Trong xã hội bao gồm nhiều phương diện, nhu cầu, đòi hỏi có nhiều lĩnh vực hoạt động của con người để đáp ứng những nhu cầu đó như: hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, văn hóa, giáo dục… Mỗi lĩnh vực đều đặt dưới
sự điều chỉnh của một cơ chế quản lý toàn xã hội, có sự chỉ đạo để điều hòa hoạt động của các cá nhân từ đó hình thành nên hoạt động quản lý Thực chất hoạt động
Trang 27quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp tác lao động Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp Trình độ xã hội hóa
càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên Quản lý ra đời
chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc
Nhìn chung, quản lý là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một chương trình và một mục tiêu của hoạt động đã được ý thức hóa của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể của hoạt động quản
lý Hiểu theo nghĩa thông thường thì quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có
tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của
đối tượng theo những mục tiêu đã định Căn cứ vào quy mô và tính chất, có thể chia thành: Quản lý vĩ mô bao gồm hoạt động quản lý nhà nước nói chung về các lĩnh
vực, ngành nghề trong xã hội Hình thức này là sự tác động mang tính chất quyền
lực nhà nước, theo hướng điều tiết và định hướng với các nhiệm vụ cơ bản Quản lý
vi mô là những tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, một trường học, một cơ quan
nghiên cứu, một nhà hát, một bảo tàng Hình thức này đi sâu vào mục tiêu, nhiệm
vụ và môi trường đặc thù của từng tổ chức cụ thể
Quản lý về văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của khoa học quản lý, đây là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc Quản lý nhà nước về văn hóa mang tính đặc thù vì trước hết, hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, các sản phẩm văn hóa mang giá trị lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm phong phú cho cuộc sống con người Hoạt động đó đòi hỏi phải có những không gian dành riêng, giúp cho sức tưởng tượng của chủ thể có khả năng sáng tạo theo khả năng của mình Thứ hai, hoạt động văn hóa là hoạt động tư tưởng, có khả năng gây “hiệu ứng” (tốt hoặc xấu) trong xã hội Thứ ba, hoạt động văn hóa là hoạt động kinh tế, một nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa là lĩnh vực rộng, trong đó DSVH là một bộ phận cấu thành quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Nội dung quản
Trang 28lý văn hóa và quản lý DSVH có những điểm chung nhưng cũng có những đặc trưng riêng Quản lý, trong đó quản lý DSVH là một ngành khoa học Trong xã hội hiện đại, khoa học quản lý cũng có vai trò đặc biệt vì nó giữ vị trí định hướng cho sự phát triển của một chế độ xã hội thông qua các phương pháp, cách thức thể chế hóa, đường lối chung Chức năng quản lý một lĩnh vực, một ngành bao gồm việc hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển; chỉ đạo điều hành thông qua các chế tài và giám sát; quản lý hoạt động của ngành hay lĩnh vực đó
Thực tế ở nước ta cho thấy, quản lý DSVH là quá trình xuyên suốt trong đời sống xã hội ở tất các các cấp độ, các địa phương Công tác này giúp cho đời sống văn hóa của xã hội có được nền tảng ổn định bền vững để tồn tại và phát triển Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũng trở thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn thích hợp để có thể gìn giữ lâu dài Đồng thời phải làm cho các di sản đến từ quá khứ phải trở thành một hợp phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại Tất cả những hoạt động đó được coi là những công việc thuộc về quản lý DSVH Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn những giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những động thái tích cực, phù hợp để bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại
Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập cụ thể tại Điều 54, Mục 1, chương 5 điều của Luật di sản văn hóa, gồm: 1/Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 2/Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; 3/Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; 4/Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; 5/Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 6/Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 7/Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; 8/Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về DSVH”[42, tr.65-66]
Trang 29Quản lý DSVH về bản chất là sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị DSVH và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp cư dân trong xã hội
Bàn về quản lý DSVH nhưng về cơ bản là quản lý các mặt hoạt động của con người có tác động theo cả hai chiều thuận và nghịch tới DSVH; Không thể bỏ qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, khai thác, sử dụng DSVH và phát triển kinh tế có liên quan đến di sản Đối tượng của quản lý ở đây không chỉ là di sản mà còn bao gồm tất cả các hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn DSVH và cả những con người thực hiện các hoạt động đó Vì vậy trong quản lý DSVH người ta luôn quan tâm đến vai trò và trách nhiệm xã hội của toàn thể cộng đồng
Hiệu quả của công tác quản lý phụ thuộc trước hết vào các loại công cụ quản
lý do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và những người hoạch định chính sách đặt ra và sử dụng trong hoạt động quản lý di sản Có thể hiểu, công cụ quản lý
là những cơ chế, chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đã được phát triển, cụ thể thể hóa vào hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, các quy hoạch, kế hoạch và dự án tu bổ, tôn tạo tác động trực tiếp tới di sản Ngoài ra hiệu quả của công tác quản lý di sản còn phụ thuộc vào tính hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
di sản và đặc biệt là sự tự nguyện tham gia của đông đảo tầng lớp cư dân trong xã hội Và cuối cùng, tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý DSVH chính là các mục tiêu quản lý có được thực thi trong đời sống xã hội hay không? Nghĩa là yếu tố gốc, các mặt giá trị nổi bật của di sản có được bảo vệ và phát huy cao nhất phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hay không? Quản lý nhà nước có thiết lập được sự cân bằng giữ bảo tồn và phát triển hay không
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản
lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH Quản lý di tích lịch sử văn hóa là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của phát triển Di tích phải
Trang 30hướng về cộng đồng và phục vụ sự phát triển cộng đồng, tạo động lực để thu hút sự tham gia của họ vào hoạt động bảo tồn DSVH Các di tích lịch sử văn hóa cần được tôn trọng và bảo vệ trong mỗi quốc gia vì đây là tài sản vô giá, là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của cộng đồng
Như vậy, về thực chất, việc quản lý di tích nhằm hướng tới mục đích chính: Một là, bảo tồn, gìn giữ các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người; Hai là, khai
thác, phát huy có hiệu quả các di tích phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội
Vấn đề bảo tồn di sản/di tích thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau nhưng tựu lại có quan điểm chính đó là: 1/Quan điểm bảo tồn nguyên gốc; 2/Quan điểm bảo tồn trên cơ sở sự kế thừa; 3/Quan điểm bảo tồn - phát triển [76, tr.80-86]
Theo quan điểm bảo tồn nguyên gốc, việc giữ gìn các di sản là đảm bảo giữ
nguyên trạng như sự vốn có của nó về kích thước, vị trí, đường nét, màu sắc, kiểu dáng… tránh tình trạng làm méo mó, biến dạng di sản Quan điểm này được các nhà bảo tàng học ủng hộ, đặc biệt là nó phù hợp với việc bảo tồn các DSVH vật thể bao gồm các di tích và các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng Tổ chức UNESCO cũng có nhiều văn bản, công ước đề cập tới tính nguyên gốc của di tích chẳng hạn như Hiến chương Venice về Bảo tồn và Trùng tu di tích (1964), Hiến chương Washington về bảo
vệ thành phố và khu vực lịch sử (1987), Hiến chương Laussanne (1989)… Về căn bản, đây là những lý thuyết về bảo tồn di tích được hình thành và tuân thủ ở nhiều quốc gia nhất là các nước phương tây, cốt lõi của nó là lấy việc bảo tồn tính nguyên gốc làm nguyên tắc và mục tiêu cao nhất…
Trong khi đó những người theo quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa lại cho
rằng di sản cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian
cụ thể Khi DSVH ấy tồn tại trong một không gian và thời gian hiện tại, di sản cần phát huy giá trị văn hóa xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ những gì không phù hợp với xã hội ấy [76, tr.82] Các nhà nghiên cứu nhận thấy quan điểm này gặp khó khăn ở chỗ cái nào là cần kế thừa, cần phát huy, yếu tố nào là thứ yếu
và cần loại bỏ
Trang 31Ngày nay, công chúng có thể tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của
nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau vì vậy mà quan điểm bảo tồn - phát triển
được nhiều học giả tán đồng Các nhà nghiên cứu nhìn nhận DSVH theo những cách tiếp cận mới mẻ, phong phú nhất là về vai trò, giá trị của DSVH Theo đó, DSVH không còn được coi là sự vật của quá khứ với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn Thay vào đó, DSVH được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa trong những môi trường vận động thực tại Và như vậy, DSVH là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai [9]
A.A Radughin - trong Văn hóa học, những bài giảng có viết:
Xu hướng hiện đại của việc suy ngẫm lại vai trò và ý nghĩa của DSVH là ở chỗ, không chỉ cố gắng giữ gìn di sản đó ở dạng ban đầu mà còn cố gắng đưa một cách tích cực di sản đó vào nền móng của đời sống xã hội Tức là bản thân quá trình lịch sử của văn hóa nghệ thuật xuất hiện ở đây không chỉ như quá trình bảo toàn quá khứ và tích lũy các giá trị văn hóa, mà còn như quá trình phát triển cái mới trong cái cũ [1, tr.646]
Ở đây có nghĩa: một mặt cần gìn giữ, bảo tồn các di tích tránh những nguy cơ
bị hủy hoại, bị tàn phá bởi thiên nhiên, con người nhưng mặt khác cần đưa những giá trị của di tích vào phục vụ cho sự phát triển của con người Phát huy giá trị của di tích chính là sử dụng có hiệu quả các giá trị vốn có của di tích (những giá trị mang tính tích cực, có ích cho thời đại) vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, thẩm
mỹ và khoa học, coi đó như một nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm bảo vệ DSVH của cộng đồng
Trong trường hợp nghiên cứu của luận án, đối tượng của hoạt động quản lý, bảo tồn là các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương cụ thể, với những đặc trưng về loại hình, vật liệu xây dựng, việc bảo tồn cần tôn trọng tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích trong những điều kiện cho phép Việc bảo tồn di tích phải vì mục tiêu và gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cần gắn với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ
Trang 32sở hữu của di sản, người hưởng thụ giá trị của di sản đó nhưng đồng thời lại đóng vai trò chủ động trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH Các di tích cần được khai thác, phát huy giá trị để tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa, quảng
bá hình ảnh địa phương, góp phần thiết thực phục vụ sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phải mang lại lợi ích thiết thực cả về tinh thần và vật chất cho cộng đồng cư dân nơi có di tích, di sản Đây chính là quan điểm lý thuyết sẽ được tác giả luận án vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận án sẽ tiếp cận hoạt động quản lý trên các phương diện như việc ban hành các chính sách, văn bản pháp quy, các chiến lược phát triển… cũng như việc quản lý các hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong điều kiện hiện nay
1.2.2 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm Di sản văn hóa: Trong Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên
thế giới của UNESCO ban hành năm 1972, tại điều 1 có quy định những loại hình
sẽ được coi như là “di sản văn hoá” bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công trình xây dựng (groups of buildings) và các di chỉ (sites) Khái niệm di sản trong một số từ điển được hiểu theo một nghĩa đơn giản đó là tính năng thuộc về nền văn hóa của một xã hội cụ thể, chẳng hạn như truyền thống, ngôn ngữ, hoặc các
tòa nhà, đã được tạo ra trong quá khứ và vẫn còn có tầm quan trọng lịch sử
Ở nước ta, năm 2001 Luật di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9
thông qua, thuật ngữ “di sản văn hóa” chính thức được ghi trong văn bản pháp quy cao
nhất và được sử dụng phổ biến Năm 2009 Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung
một số điều khoản, theo đó DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”[42, tr.33]
* Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa: Trong hiến chương Venice - hiến
chương quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu di tích và di chỉ (năm 1964), tại Điều 1 có định nghĩa: Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn cả các khu đô thị hoặc nông thôn trong đó được tìm thấy bằng chứng của một nền văn minh cụ thể, phát triển quan trọng hay một sự kiện lịch sử Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật lớn mà cả với những công trình khiêm tốn đã hội tụ được các ý nghĩa văn hóa của quá khứ
Trang 33Ở Trung Quốc, thuật ngữ “văn vật bất động” dùng để chỉ các di tích, bao gồm:
di chỉ văn hóa cổ, mộ táng, kiến trúc cổ, chùa trong hang động, điêu khắc đá, bích họa, dấu tích lịch sử quan trọng và kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ hiện đại [18, tr.12]
Trong các cuốn Đại từ điển tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là
“Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch
sử hay giá trị văn hóa được lưu lại”[112, tr.414]
Theo Luật di sản văn hóa: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học” [42, tr.33] Ở đây, có thể hiểu rộng ra các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng…
* Khái niệm Quản lý: Trong Đại từ điển tiếng Việt, “quản lý” được hiểu là
việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ
và theo dõi việc gì [112, tr.1288] Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [110, tr.11-12] Để thực hiện công tác quản lý cần phải dựa vào các công cụ quản lý là các chính sách về luật pháp, chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án bảo vệ và phát huy di sản, nguồn lực, tài chính, các công trình nghiên cứu khoa học… nhằm đạt được các mục đích đã đề ra
* Khái niệm Quản lý di tích lịch sử văn hóa: Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ
thể của quản lý, thường được hiểu là: Công việc của Nhà nước được thực hiện thống qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh
tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung Ngoài ra, quản lý văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn…[31, tr.26]
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc,
vì vậy có thể hiểu: Quản lý di tích lịch sử văn hóa chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di
Trang 34tích được phát huy theo chiều hướng tích cực Việc quản lý di tích được thực hiện bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích…) tác động bằng nhiều cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo vệ
và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng
* Khái niệm văn hóa quản lý: Theo các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý:
“Văn hoá quản lý là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo với những biểu trưng khác nhau, được các chủ thể tham gia quá trình quản lý cùng đồng thuận, có ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn đến cách thức hành động của toàn bộ thành viên trong tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu quản lí đã đặt ra”[106] Trong quản lý di tích lịch sử văn hóa, văn hóa quản lý có thể được xem là những ứng xử của các bên có liên quan đối với di tích, của cơ quan quản lý đối với cộng đồng một cách hài hòa, hợp lý nhằm đạt được mục đích đề ra
* Khái niệm Cộng đồng: theo Đại từ điển tiếng Việt, cộng đồng được hiểu là
“tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một
xã hội”[112, tr.351] Trong lĩnh vực bảo vệ DSVH, các chuyên gia của UNESCO rất quan tâm đến cộng đồng, họ cho rằng: “Các cộng đồng là các mạng lưới bao gồm những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn kết với nhau phát sinh từ cùng một mối quan hệ mang tính lịch sử và bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc ràng buộc với DSVH phi vật thể của họ”[17, tr.105]
Tác giả luận án cho rằng: cộng đồng là những người cùng hoặc không cùng địa bàn cư trú (làng, xã, huyện…), gắn kết với nhau bởi các yếu tố về văn hóa (tôn giáo, tín ngưỡng, lòng tin…) Cộng đồng này có sự quan tâm, đóng góp về tiền tài, vật lực đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa Trong phạm vi đề tài luận án, cộng đồng còn bao gồm tất cả các đối tượng mà hoạt động của họ có liên quan/tác động trực tiếp tới việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, đó là: các nhà quản lý, hoạch định chính sách; các nhà khoa học; các doanh nhân hoạt động kinh tế đặc biệt là
ở lĩnh vực du lịch; du khách tới thăm di tích; cộng đồng cư dân địa phương
* Khái niệm Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển
kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công
Trang 35bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất
là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [79] Trong lĩnh vực DSVH, việc khai thác, phát huy giá trị di sản phục vụ sự phát triển xã hội cũng cần chú ý đến sự bền vững, đó là khai thác nhưng cần bảo vệ di sản, giảm thiểu những tác động bất lợi đến di sản, quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của cộng đồng cư dân nơi có di sản
* Khái niệm Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [20]
* Khái niệm Đô thị hóa: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ
phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Tính theo cách thứ nhất còn được gọi là mức độ đô thị hóa; theo cách thứ hai là tốc độ đô thị hóa [40, tr.14-15]
1.2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Từ sau năm 1945, hoạt động bảo tồn di tích ở Việt Nam bắt đầu tiếp cận với khoa học bảo tồn hiện đại của thế giới Từ đây, các văn bản pháp lý từng bước được xây dựng để làm sơ sở cho mọi hoạt động có liên quan, đặc biệt là công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa
- Sắc lệnh số 65/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 quy định
nhiệm vụ của Đông Phương bác cổ học viện và đề cập tới việc cấm phá huỷ đình, đền, chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ phải được bảo tồn
- Nghị định số 519-TTg do Thủ tướng chính phủ kí ngày 29/10/1957, quy
định Thể lệ bảo tồn cổ tích Đây là một văn bản pháp lý quan trọng có giá trị nền
tảng cho hoạt động bảo vệ di tích nói riêng và bảo tồn bảo tàng nói chung
- Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND về Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam, thắng cảnh do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký ban hành ngày
4/4/1984 Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ di tích trong thời kỳ đất nước
Trang 36vừa hoàn toàn thống nhất, là bước tiến lớn của ngành bảo tồn bảo tàng nhằm thống nhất quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động bảo vệ di tích bằng các điều luật cụ thể
- Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, mở rộng phạm vi điều chỉnh cả DSVH phi vật thể là một vấn đề
mà đã được nhiều quốc gia đề cập tới Luật tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong việc bảo tồn DSVH Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật áp dụng vào thực tiễn bên cạnh những mặt tích cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển dẫn đến tình trạng thương mại hoá di tích Vì vậy, năm 2009, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa
- Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh đến năm 2020 đã được Bộ Trưởng Bộ VHTT ký Quyết định
phê duyệt số 1706/QĐ-BVHTT, ngày 24/7/2001, kèm theo danh sách 32 di tích ưu
tiên đầu tư chống xuống cấp và tôn tạo đến năm 2020 Dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các dự án cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa,danh làm thắng cảnh ở nước ta hiện nay
- Một số công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động bảo tồn DSVH
+ Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới được UNESCO ban hành
năm 1972 đã khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của DSVH và thiên nhiên thế giới, đồng thời thức tỉnh ý thức của nguyên thủ các quốc gia cũng như toàn nhân loại về trách nhiệm bảo tồn DSVH Công ước hướng dẫn các yêu cầu và chuẩn mực quốc
tế về bảo tồn DSVH, đồng thời hướng dẫn cơ chế giám sát mang tính toàn cầu đối với hoạt động của từng quốc gia thành viên bảo đảm sự toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thông qua một tổ chức thống nhất quản lý di sản và kế hoạch quản lý thích ứng cho các di sản được đưa vào danh mục di sản thế giới
Trang 37+ Công ước Bảo vệ DSVH phi vật thể do UNESCO thông qua năm 2003 là
công ước tôn vinh giá trị DSVH phi vật thể cũng như tính đa dạng văn hóa toàn nhân loại, đề cao vai trò của cộng đồng cư dân địa phương với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ sở hữu, người thụ hưởng giá trị - người trực tiếp bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong đời sống xã hội Công ước đặt ra danh mục hai loại hình DSVH phi vật thể là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại và DSVH phi vật thể trong tình trạng khẩn cấp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các quốc gia thành viên, vai trò của cộng đồng cư dân địa phương
+ Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được
UNESCO thông qua năm 2005 Công ước có mục đích bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và truyền tải cụ thể trong các hoạt động văn hóa, sản phẩm và dịch vụ văn hóa - các phương tiện của nền văn hóa đương đại Đồng thời, đặt ra một khung pháp lý thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, truyền bá, tiếp cận và hưởng thụ các biểu đạt văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau
1.3 Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh
1.3.1 Vài nét về tỉnh Bắc Ninh
1.3.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngày nay, vùng đất trung tâm của châu thổ sông Hồng Bắc Ninh
là nơi gặp gỡ giao hội của các mạch giao thông thủy, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế văn hóa với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam “nơi sớm nhất giao hòa văn hóa Việt Nam đích thực” [111, tr.152]
Bắc Ninh xưa là đất thuộc bộ Vũ Ninh của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, thời
kỳ thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu) Vào thời Lý, nước ta chia thành nhiều lộ, trong đó vùng Bắc Ninh ngày nay thuộc lộ Bắc Giang Sang thời Trần, đổi thành hai lộ là Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất hành chính, vua Lê Thánh Tông cho chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, nhập hai lộ Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ thành Bắc Giang thừa tuyên Năm 1469, đổi gọi thành Kinh Bắc thừa
Trang 38tuyên có 4 phủ là Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà và Lạng Giang Tổ chức hành chính này khá ổn định tuy vào thời nhà Mạc có tách phủ Thuận An sang đạo Hải Dương, song đến đầu thế kỷ XVII nhà Trịnh đổi lại như cũ Sang thời Nguyễn niên hiệu Gia Long đổi gọi là trấn Kinh Bắc Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi gọi là trấn Bắc Ninh, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi thành tỉnh Bắc Ninh Thời kỳ này,
, với số dân khoảng 70 vạn người [61, tr.14-15] Đến ngày 10/10/1895 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh, hai tỉnh lấy sông Cầu làm địa giới Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục thay đổi địa giới để cuối cùng tỉnh Bắc Ninh còn
10 phủ, huyện gồm: phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành, phủ Gia Lâm và các huyện Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh
- Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, đầu năm 1963 tỉnh mới chính thức hoạt động Sau 1/3 thế kỷ hợp nhất, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, ngày 6/11/1996 đã ra quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới Tỉnh Bắc Ninh hiện nay có
huyện (Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình), có tổng số 126 xã, phường, thị trấn Bắc Ninh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, vị trí địa lý có phạm vi từ 20o
58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp thành phố Hà Nội
Ngày nay, Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn
- Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long Nằm trong tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng chạy qua, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và giao lưu với các địa phương khác trong khu vực cũng như với cả nước Bắc Ninh là một thị trường rộng lớn có sức hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa; đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền cả nước
Trang 39Với vị trí nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nhưng địa hình lại có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ
so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng nối Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị trong khu vực Ngoài ra còn có các sông ngòi nhỏ như: sông Cà Lồ nằm ở phía Tây, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội; sông Ngũ huyện Khê, vốn là chi lưu của sông Hồng, chảy qua ba huyện của Bắc Ninh là Từ Sơn, Yên Phong và Tiên Du rồi đổ vào sông Cầu
1.3.1.2 Cư dân
Bắc Ninh là địa bàn có sự tụ cư từ sớm của người Việt cổ Qua các kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, các nhà khảo cổ học nhận định: ít ra cách từ cách đây khoảng 4000 năm về trước thì người Việt đã cư trú lập làng ven các con sông như sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, Ngũ Huyện Khê… Trải thời gian, vùng đất này là nơi sinh sống đông đúc với các xóm làng trù phú Đến nay còn tồn tại nhiều làng cổ
có tuổi đời hàng trăm năm như làng Vọng Nguyệt (Yên Phong), làng Phù Lưu, làng Đình Bảng (Từ Sơn), làng Viêm Xá, làng Bồ Sơn, làng Y Na (thành phố Bắc Ninh), làng Phù Lãng, làng Kim Đôi (Quế Võ)…
Tính đến năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số
1289 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ
đều giữa các huyện/thành phố Dân cư tập trung đông ở thị xã Từ Sơn và thành phố
Bắc Ninh, trong khi các huyện như Quế Võ, Gia Bình lại khá thưa thớt [Nguồn:
NCS tổng hợp từ cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh]
Trang 401.3.1.3 Kinh tế - xã hội
Thời kỳ đầu công nguyên, Bắc Ninh là thủ phủ nước ta dưới thời Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm đặt tại Luy Lâu Theo nguồn thư tịch cổ cùng với những dấu vết còn lại cho thấy đây là một đô thị cổ, một trung tâm thương mại phồn thịnh Việc buôn bán, giao thương diễn ra với cả các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn
Độ, Trung Á… Quá trình giao lưu, tiếp xúc, hội nhập đã giúp cho kinh tế phát triển, nhiều ngành nghề thủ công ra đời Vùng Kinh Bắc xưa có nhiều làng tiểu nông, đa canh, đa nghề điển hình của nền văn minh lúa nước Có thể thấy cả một vùng ven sông Cầu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương… là những làng quê của những người dân cần cù, thành thạo việc trồng lúa nước, trồng màu, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, chăn nuôi gia súc, gia cầm… như các làng Đại Mão, Nội Duệ, Lũng Giang, Lũng Sơn, Đình Cả, Viêm Xá, Vọng Nguyệt, Tam Sơn, Đình Bảng… Bắc Ninh được coi là đất trăm nghề, quê hương của những làng thủ công truyền thống Người dân xứ Bắc từ lâu đã nổi tiếng năng động, hoạt bát, vừa giỏi nghề nông lại thạo nghề thợ, tài khéo trong buôn bán nên các mối quan hệ giao thương không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng với người Trung Hoa, người Ấn Độ, vùng Trung Á…
Đến nay, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể Sản xuất hàng hóa phát triển đều cả về quy mô và chất lượng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển, thích ứng dần với cơ chế thị trường Bắc Ninh có nhiều làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng Hiện nay, Bắc Ninh được biết đến như một điểm sáng về phát triển công nghiệp Bắc Ninh có các khu công nghiệp tập trung đã được đưa vào quy hoạch Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ trong những năm
qua [Nguồn: NCS tổng hợp số liệu từ cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh]
1.3.1.4 Đặc điểm lịch sử văn hóa
Cùng với quá trình giao lưu, trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc hội nhập về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo giữa nước ta với các nước trong khu vực Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hóa Hán được truyền bá vào nước ta: người Trung Hoa đã