1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa công trình ĐHGTVT, ĐHXD

12 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Đây là mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn của trường đại học GTVT Hà Nội, tài liệu cần cho sinh viên thực tập cuối khóa nộp và bảo vệ. Các nội dung đều được thầy cô trong trường duyệt. Mẫu trên là của một bạn thực tập ở một công ty xây dựng công trình và là công ty thi công.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Lời mở đầu 2

Chương 1: Giới thiệu chung về cơ quạn thực tập 3

1.1 Các quyết định thành lập 4

1.2 Những thành tựu và kết quả đạt được trong 40 năm qua: 4

1.2.1 Tình hình chung: 4

1.2.2 Lực Lượng lao động: 6

1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý: 6

1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh: 7

Chương 2: Nội dung thực tập 8

2.1 Thực tập trong phòng 8

2.1.1 Tìm hiểu mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình giao thông: 8

2.1.2 Nghiên cứu hồ sơ các công trình đang xây dựng 11

A CT Cầu Phù Đổng 2 11

B Đường vành đai III TP Hà Nội (giai đoạn 2) 13

2.2 Thực tập ngoài công trường (cầu Đuống) 16

Chương 3: Nhật ký thực tập 16

Chương 4: Kết luận & kết quả thu hoạch được trong quá trình thực tập 19

Trang 2

Lời mở đầu

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, ngành Giao Thông Vận Tải là ngành có những đóng góp vô cùng quan trọng Cùng với sự phát triển liên tục của đất nước trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng công trình nói riêng và lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung đã và đang được nhà nước đầu tư phát triển và có những thành tựu đáng tự hào

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” Nghiên cứu khoa học kết hợp với sản xuất, nhà trường đã tổ chức phân công cho sinh viên lớp Công trình giao thông thành phố K52, sau khi học hết các môn kỹ thuật xây dựng cầu, đường đến thực tập ở các đơn vị trong ngành, nhằm kết hợp giữa lý thuyết học trên giảng đường với sự học hỏi thực tế Em đã xin về thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Hà Giang

Thực tập chính là cơ hội cho chúng em có điều kiện thâm nhập thực tế và làm quen với những công việc chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu Đồng thời giúp chúng em củng cố, cập nhật và bổ xung các kiến thức thực tế thông qua các hoạt động thực tiễn ở cơ sở nơi thực tập, tích cực chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường Qua thời gian thực tập tại công ty em đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho bản thân

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do còn thiếu kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong các Thầy cô chỉ bảo thêm để ngày càng tiến bộ

Em gửi lời cám ơn tới các Thầy cô, đồng thời gửi lời cám ơn đến Ban giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Hà Giang và các phòng ban có liên quan đặc biệt là phòng Khảo sát thiết kế đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt trong đợt thực tập này

Trang 3

Nhận xét của cơ quan thực tập

(Chúng em đã xin được nhân xét của cơ quan thực tập)

Trang 4

Chương 1: Giới thiệu chung về cơ quan thực tập

1.1 Các quyết định thành lập

1.2 Những thành tựu và kết quả đạt được trong 40 năm qua:

1.2.1 Tình hình chung:

1.2.2 Lực Lượng lao động:

1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Mô hình tổ chức:

1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Chương 2: Nội dung thực tập

2.1 Thực tập trong phòng

2.1.1 Tìm hiểu nội dung chi tiết nội dung của một hồ sơ báo cáo KTKT - BVTC:

Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng bao gồm:

- Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình;

- Địa điểm xây dựng;

- Quy mô, công suất;

- Cấp công trình;

- Nguồn kinh phí xây dựng công trình;

- Thời hạn xây dựng;

- Hiệu quả công trình;

- Phòng, chống cháy, nổ;

- Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh

tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.1.2 Nghiên cứu hồ sơ các công trình đang xây dựng

A CT Cầu K46 + 800 ĐƯỜNG VĨNH TUY – YÊN BÌNH

Tên công trình

- Cầu dầm Km46 + 800 m

Địa điểm xây dựng:

- Thuộc đường Vĩnh Tuy – Yên Bình

- Cầu năm trên địa phận xã Bằng Lăng, huyện Quang Bình

- Cầu bắc qua một con suối vào mùa mưa lũ dâng cao không đảm bảo làm ngầm

Trang 5

- Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng.

- Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang

- Tổng mức đầu tư: 5,3 tỷ đồng.

- Nguồn vốn: Vốn nhà nước.

- Quy mô công trình: Cầu vĩnh cửu bằng BTCT thường

+ Khổ cầu: K = 8.0m + 2x0.5m lan cán (không lề người đi bộ)

+ Sơ đồ nhịp: cầu 1 nhịp

+ Kết cấu nhịp: cầu 1 nhịp giản đơn bằng dầm BTCT thường L = 12 m

+ Kết cấu phần trên :

+ Kết cấu phần dưới: Kết cấu mố, trụ bằng BTCT Gồm 2 mố chữ U A1 và A2, 11 trụ P1 đến P11, trụ kiểu dạng cột thẳng đầu tròn đươc khoét rỗng 1 phần, tất cả tựa trên nền cọc khoan nhồi có đường kính D = 1.2÷2m và chiều dài các cọc khoan L=

40 ÷ 52m

+ Bê tông:

 Dầm, hộp đúc hẫng: f’c = 40 Mpa

 Bờ bo, bệ đỡ cột điện: f’c = 30 Mpa

+ Cáp DƯL: Các bó cáp DƯL được tạo thành từ các tao cáp 7 sợi xoắn có đường kính 15.2mm, có độ chùng thấp có mác 270, theo tiêu chuẩn ASTM A 416-90A

 Cáp DƯL dọc trong dầm hộp: 12T15.2

 Cáp DƯL ngang trong dầm hộp: 4T15.2

Trang 6

B Đường vành đai III TP Hà Nội (giai đoạn 2)

I Quy mô:

- Đường vành đai III – TP Hà Nội giai đoạn 2 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc trên cao, nằm trong dải phân cách giữa của đường vành đai III giai đoạn 1.

- Điểm đầu của tuyến đường là vị trí sau cầu vượt Mai Dịch hiện tại (Km19+620) và điểm cuối ở phía bắc hồ Linh Đàm (Km28+532) đồng thời cũng là điểm đầu của dự án xâydựngcầuThanh Trì.Tổng chiều dài: 8,912 km, trong đó có 8,527km cầu cạn và 835m đường

- Chiều rộng mặt cầu là 24m,thiết kế 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp,2 dải an toàn

và 1 dải phân cách giữa cầu.Tốc độ thiết kế: 100km/h

- Tổng mức đầu tư: 5.500 tỷ VND

II.Thực hiện dự án

Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm thuộc đường vành đai III Thành phố Hà Nội được chia thành 3 gói thầu

- Gói thầu số 1: Xây dựng đoạn từ Nút Mai Dịch đến Nút Trung Hòa với chiều

dài 3.575m (Km19+620 - Km 23+195) với chiều dài 3.575m Do Liên danh Nhà thầu Samwham - CIENCO4 thi công, đã khởi công thi công ngày 20/2/2011

- Gói thầu số 2: Xây dựng đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân với tổng chiều dài

2.070m (Km 23+195 - Km 25+265) Phạm vi xây dựng: Nằm trong giải phân cách giữa của đường vành đai 3 giai đoạn 1 (đường Khuất Duy Tiến hiện nay)

- Gói thầu số 3: Xây dựng đoạn từ Nút giao Thanh Xuân đến Bắc Hồ Linh Đàm

tổng chiều dài 3.267m (từ lý trình Km25+265-Km28+532) Do Liên danh nhà thầu TLG - CIENCO8 - CIENCO4, đã khởi công xây dựng từ 4/6/2010

Về tổng mức đầu tư dự án: 5.547.403 triệu đồng, sử dụng nguồn vốn vay JICA - Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước Đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật là Công ty TNHH Oriental Consultants

1.Gói thầu 1: đoạn từ Mai Dịch đến Trung Hòa (Km19+620 - Km23+195):

Được khởi công xây dựng sau Tết Nguyên đán Tân Mão với giá ký kết hợp đồng là 1.416.385.623.730 VNĐ

-Phạm vi xây dựng nằm trong dải phân cách giữa của đường Vành đai 3 (giai đoạn 1)

có chiều dài tuyến là 3.575m cầu cạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” và “Đường cao tốc - yêu cầu thiết kế”

Trang 7

-Thực hiện dự án đường cầu cạn Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Trung Hòa là BQL Dự

án Thăng Long (Bộ GTVT) và nhà thầu liên danh Sam whan - Cienco 4 Gói thầu số 3

sẽ thi công xây dựng trong vòng 30 tháng

- Khối lượng thi công chính:

+ xây dựng 1 cầu cạn chạy suốt 3.183m gồm 83 nhịp (từ trụ P1 đến P83)

+ thi công dầm bê tông dự ứng lực Super-T kéo trước

+ đường đầu cầu cho đường cao tốc với tường chắn đất có cốt (MSE) tại nút giao Mai Dịch và 2 cầu nhánh nối rẽ (nhánh lên và nhánh xuống) tại nút Trung Hòa mỗi nhánh dài 210m

2 Gói thầu 2 từ đoạn Trung Hòa đến Thanh Xuân (Km 23+195 - Km 25+265).

Hoàn tất việc ký kết hợp đồng xây lắp ngày 17/6/2011 trị giá hơn 1.079 tỷ đồng -Phạm vi xây dựng nằm trong dải phân cách giữa của đường Vành đai 3 (giai đoạn 1)

có chiều dài tuyến là 2.070m cầu cạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” và “Đường cao tốc - yêu cầu thiết kế”

-Đơn vị trúng thầu gói 2 là Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) Giá trúng thầu (bao gồm thuế, các khoản tạm tính, dự phòng): 1.523.176.224 Yên Nhật và 760.010.555.731 đồng Việt Nam (tương đương 1.079.009.352.323 đồng Việt Nam) Thời gian thực hiện 913 ngày

-Khối lượng thi công chính:

+Xây dựng một cầu cạn chạy suốt dài 2.070m gồm 53 nhịp (từ trụ P83 đến P136) dài

từ 30 ÷ 44,8 m

+Dầm giản đơn super T kéo trước dài từ 30 ÷ 38 m cao 1,75 m

+Xây dựng 4 nhánh lên xuống tại hai nút giao Trung Hòa và Thanh Xuân với chiều dài mỗi nhánh là 210 m

Toàn đoạn có tổng số 53 trụ cầu chính và 32 trụ cầu dẫn đặt trên nền móng cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ đường kính 1,0 m và 1,5 m, tổng số có 544 cọc (396 cọc 1,5 m và

148 cọc 1,0m) tổng chiều dài cọc khoan nhồi là 24.544 m

3.Gói thầu 3 từ đoạn Thanh Xuân đến bắc Linh Đàm (Km25+265-Km28+532).

Đã khởi công xây dựng từ 4/6/2010 trị giá gói thầu khoảng 1.388 tỉ đồng

-Phạm vi gói thầu: Gói thầu số 3 có chiều dài 3267m ( từ lý trình km25+265 đến km28+532) nằm trong phạm vi thành phố Hà Nội, bao gồm cầu cạn chạy dọc tuyến, hai nhánh Thanh Xuân C và Thanh Xuân D

-Đơn vị trúng thầu là liên danh nhà thầu TLG - CIENCO8 - CIENCO4.Dự tính hoàn thành trong 30 tháng

Trang 8

-Khối lượng thi công:

+ Cầu cạn dài 3267m với 85 nhịp bằng dầm super-T (trụ P136-P221)

+ Cầu nhánh Thanh Xuân C, Thanh Xuân D (3 nhịp bằng dầm super-T) dài 109,1m Khối lượng chủ yếu phần cầu sử dụng 931 dầm super-T, 688 cọc khoan nhồi D=1,5m

và 34 cọc khoan nhồi D=1,0m

III Kết cấu chung của toàn bộ tuyến.

-Toàn bộ tuyến gồm 221 trụ.Dạng cầu đôi đặt trên một trụ chung,kết cấu dầm

supper-T kéo trước dài từ 28 đến 38m cao 1,75m,bề rộng cầu khoảng 24m.Số dầm Supper-supper-T trên mỗi nhịp là 10 dầm.tại vị trí các cầu nhánh số dầm Supper mỗi nhịp thay đổi 16,14 hoặc 12 dầm.Chiều dài mỗi nhịp cầu ngắn nhất là 28m,dài nhất là 44,8m.Trụ cầu đặt trên móng cọc khoan nhồi D=1m và D=1,5m.Trung bình mỗi trụ đặt trên 8 cọc khoan nhồi.Mũ trụ rộng khoảng 24m nên phải bố trí cap dự ứng lực xà mũ

-Đường xe chạy:

+Phần xe cơ giới: 4x3,75=15m

+Phần xe thô sơ: 2x1,75=3,5m

+Dải phân cách giữa: 1,5m

Tổng cộng bề rộng từ 23m-28m

-Kết cấu mặt đường tuyến chính:

+ Bê tông nhựa hạt mịn t = 5 cm

+ Lớp nhựa dính bám 1.0 lit/m2

+ Bê tông nhựa hạt trung, t = 7 cm

+ Lớp nhựa thấm 1.5 lít/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1, t = 30 cm

+ Lớp cấp phối đá dăm loại 2, t=45cm

+ Lớp K98 dày: t = 30 cm

-Hệ thống tường chắn: Hệ thống tường chắn đầu cầu bao gồm tường chắn có neo, tường chắn chữ U, tường chắn chữ T và tường chắn trọng lực

Trang 9

2.2 Thực tập ngoài công trường (cầu Đuống).

(nội dung và hình ảnh chúng em sẽ bsung tiếp ah! )

Trang 10

Chương 3: Nhật ký thực tập

Tuần số: 01

Công việc thực hiện Thứ Ngày

Tư 12/8 Tìm hiểu : Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Hà Giang

Sáu 14/8 Tìm Hiểu: Hồ sơ báo cáo KTKT – BVTC cầu km46 + 800 đường Vĩnh Tuy – Yên Bình

Tuần số: 02

Công việc thực hiện Thứ Ngày

Hai 17/8

Đi khảo sát địa hình cầu Đông Thành, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Khảo sát vị trí cầu và đường đầu cầu

- Khảo sát thủy văn

Ba 18/8

Đi khảo sát địa hình cầu Đông Thành, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Khảo sát vị trí cầu và đường đầu cầu

- Khảo sát thủy văn

Tư 19/8

Đi khảo sát địa hình cầu Đồng Mừng, xã Đồng Mừng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Khảo sát vị trí cầu và đường đầu cầu

- Khảo sát thủy văn

Năm 19/8 Đi khảo sát địa hình cầu Đồng Mừng, xã Đồng Mừng, huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang

- Khảo sát vị trí cầu và đường đầu cầu

Trang 11

- Khảo sát thủy văn

Tuần số: 03

Công việc thực hiện Thứ Ngày

Hai 24/8 Tham gia xử lý số liệu lập hồ sơ khảo sát công trình cầu Đông Thành

Tư 26/8 Tham gia xử lý số liệu lập hồ sơ khảo sát công trình cầu Đồng Mừng

Tuần số: 04

Công việc thực hiện Thứ Ngày

Hai 31/8

Tìm hiểu:

Công trình cải tạo nâng cấp và mở mới tuyến cứu hộ Đạo Đức - xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Sáu 4/9

Tìm hiểu:

Công trình cải tạo nâng cấp và mở mới tuyến cứu hộ Đạo Đức - xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Các ngày nghỉ trong các tuần thực tập:

- Tìm hiểu tài liệu

- Làm các công việc được cơ quan giao ( giành cho những ngày tự làm ở nhà)

- Tự học thêm các phần mềm, các kiến thức phục vụ cho công tác thiết kế

Trang 12

Chương 4: Kết luận & kết quả thu hoạch được trong quá

trình thực tập

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Hà Giang, thời gian thực tập tuy không dài nhưng chúng em cũng học hỏi và tích lũy thêm được kiến thức và kinh nghiệm quý báu,có vai trò hỗ trợ đắc lực cho việc làm đồ án của chúng em sau này

+ Về kiến thức: Đợt thực tập đã giúp chúng em củng cố thêm những lý thuyết được học trên ghế nhà trường, kỹ năng sử dụng và nâng cao các phần mềm cơ bản đã được học như Cad, Midas, Office

+Về thực tế: Qua tìm hiểu chúng em biết thêm tổng quan về hệ thống giao thông ở Việt Nam cũng như đặc điểm chi tiết của từng dự án.Trong qua trình thực tập , chúng em học tập được phong cách làm việc chuyên nghiệp ,nhiệt huyết và đầy trách nhiệm, không những kỹ năng trong công việc mà còn về cả lối sống , kỹ năng giao tiếp,…của các anh chị trong công ty

Qua đợt thực tế này chúng em có điều kiện để hoàn thiện hơn năng lực bản thân và nhân cách người kỹ sư trong tương lai

Em xin cảm ơn các thầy cô đã trang bị kiến thức một cách cập nhật và đầy đủ cho chúng em,và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban QLDA Thăng Long đã tạo điều kiện

và giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này

Ngày đăng: 08/09/2015, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w