1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích công ty ô tô tmt

11 752 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP Ô TÔ TMT (TMT) A - GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT là đơn vị thành viên của Tổng Công ty công nghiệp ôtô Việt Nam - Tiền thân là "Công ty vật tư" trực thuộc Cục cơ khí - Bộ giao thông vận tải, được thành lập ngày 27/10/1976. Năm 1980 đổi tên thành "Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT" và được thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 602/QĐ.TCCB-LĐ ngày 5/04/1993 của Bộ giao thông vận tải. Ngày 01/09/1988 đổi tên thành "Công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT" (TMT) theo quyết định số 2195/1998 QĐ - BGTVT của Bộ giao thông vận tải. Tháng 04/2006 được Bộ giao thông Vận tải phê duyệt phương án Cổ phần hóa theo quyết định số 870/QĐ - BGTVT ngày 14/4/2006 và được sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014956 ngày 14/12/2006 Ngày 22/1/2010 Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8, ngày 16/09/2010, vốn điều lệ của Công ty là 284.502.360.000 đồng 2. NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH  Sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải  Gia công, phục hồi, kinh doanh vật tư, phụ tùng, phương tiện, thiết bị cơ khí, giao thông vận tải.  Sửa chữa, kinh doanh, đại lý ký gửi các loại xe gắn máy hai bánh.  Kinh doanh hàng điện, điện tử, hàng trang trí nội thất  Làm dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, phương tiện giao thông vận tải.  Đại lý, kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hóa.  Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, nông sản và hàng tiêu dùng.  Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thổ sản, hải sản  Kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa  Đại lý xăng dầu, nhiên liệu  Xây dựng công trình giao thông  Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu  Sản xuất, lắp ráp xe ô tô các loại, xe máy hai bánh các loại  Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng ô tô xe gắn máy hai bánh.  Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản (Trừ loại khoáng sản Nhà nước cấm);  Kinh doanh bất động sản  Sản xuất, mua bán, lắp ráp, sửa chữa, bảo hành các loại xe ba bánh gắn máy;  Thu gom, phân loại, tái chế, đóng gói, vận chuyển, xử lý rác thải công nghiệp, phế liệu công nghiệp, phế thải công nghiệp (không bao gồm kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường);  Mua bán, phân loại, tái chế, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm bằng kim loại, gỗ, (trừ loại gỗ Nhà nước cấm), cao su phế liệu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến công việc chế tạo kim loại;  Dịch vụ vệ sinh môi trường;  Thiết kế phương tiện giao thông đường bộ  v v 3.SẢN PHẨM CHỦ LỰC Hoạt động kinh doanh chính của TMT là sản xuất, lắp ráp xe gắn máy và xe ô tô tải các loại, trong đó hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô chiếm hơn 90% doanh thu. Các sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II. Tỷ lệ nội địa hóa trung bình đối với các sản phẩm của công ty từ 25-30% giá thành sản xuất. Trọng tải thiết kế của ô tô tải từ 500 kg đến 15 tấn, trong đó dòng sản phẩm được ưa chuộng là xe tải trọng 2,5 tấn - 7 tấn. Sản phẩm được phân phối qua hệ thống đại lý độc quyền trên 64 tỉnh thành cả nước, thương hiệu nổi tiếng là CUULONG MOTOR. Trong năm 2010, công ty đầu tư nâng công suất nhà máy từ 10.000 xe/năm lên 20.000 xe/năm, tỷ trọng dòng xe tải CUULONG sẽ chiếm 80% tỷ trọng tổng doanh thu. 4.THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI 4.1.Thành tựu đạt được Trong quá trình xây dựng và phát triển từ năm 1976 đến nay, CBCNV Công ty cổ phần ô tô TMT (tiền thân là Công ty Thương mại & Sản xuất vật tư thiết bị GTVT) luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo sáng suốt, quyết đoán của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc đã từng bước đưa TMT vững bước đi lên, khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Trải qua quá trình đó, Công ty đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Liên đoàn lao động ngành GTVT, Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam… tặng nhiều huân chương, bằng khen, cờ thi đua cho đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, tiêu biểu là: Năm 2010: + Đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010”. + Ông Bùi Văn Hữu - Chủ tịch HĐQT Công ty đạt giải thưởng “Doanh nhân xuất sắc đất Việt 2010”. + Đoạt giải thưởng TOP 10 “Thương hiệu nổi tiếng Quốc Gia 2010”. Năm 2009: + Đoạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2009” Năm 2006: + Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba (quyết định số 225/2006/QĐ-CTN ngày 16/02/2006 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam). + Được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh (quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 05/8/2006 của Chính phủ). + Bộ Giao thông Vận tải tặng cờ thi đua xuất sắc (quyết định số 57/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải). + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba Năm 2005: + Được Chính phủ tặng Bằng khen cho tổ chức Công đoàn xuất sắc (quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17/01/2006 của Chính phủ). + Công đoàn nghành Giao thông Vận tải tặng Cờ thi đua cho “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”. + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty nhận Bằng khen của Công đoàn nghành Giao thông Vận tải năm 2005 và nhiều năm liền là chiến sỹ thi đua nghành Giao thông Vận tải: Năm 2003: + Được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc (quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ). + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Năm 2002: + Được Bộ Giao thông Vận tải tặng cờ thi đua xuất sắc (quyết định số 052/QĐ- BGTVT ngày 08/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải). + Ông Bùi Văn Hữu – Chủ tịch HĐQT Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Năm 2001: + Được Công đoàn Giao thông Vận tải tặng Cờ đơn vị xuất sắc chăm lo việc làm, đời sống CNVCLĐ (quyết định số 27/QĐ-CSKTXH ngày 12/01/2002 của Công đoàn ngành GTVT). + Phòng Tài chính Kế toán, phòng Kinh doanh XNK đã được tặng Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải vào các năm 2002, 2004 và 2005. + Ngoài ra trong các năm từ 2001 đến 2006, tập thể CBCNV Công ty TMT đã được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc” và được Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam tặng Giấy khen. Có thể nói các thành tích của TMT đã đạt được có ý nghĩa vô cùng to lớn khẳng định giá trị của những năm tháng phấn đấu không mệt mỏi của CBCNV Công ty đồng thời góp phần không nhỏ tạo nên giá trị văn hoá doanh nghiệp cho TMT, đưa TMT ngày các phát triển./. 4.2 Thị trường phân phối Công ty là một trong 3 công ty chiếm khoảng 75% thị phần ô tô tải tại Việt Nam (Trường Hải, Vinaxuki). Thị phần xe tải của TMT trong ngành đạt 33% với thị trường tiêu thụ trải rộng khắp cả nước, tập trung mạnh ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. 4.3 Cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty TMT A – PHÂN TÍCH NGHÀNH Ô TÔ 1.TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGHÀNH - Tỉ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực. Trong khi tỉ lệ hộ gia đình sở hữu xe ô tô ở Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 10%, con số này ở Philipine là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là 93%. Bên cạnh đó, với mặt bằng lãi suất ở mức thấp và ổn định, tín dụng cho vay mua ô tô tăng trưởng liên tục cộng thêm những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giảm chi phí trước bạ xe ô tô sẽ tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ô tô trong nước. - Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết AFTA và WTO, giá ô tô được dự báo sẽ giảm mạnh với sự thâm nhập thị trường của nhiều hãng xe trong khu vực. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một trong những quốc gia có chi phí sản xuất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Do đó, nguồn cung mặt hàng ô tô sẽ trở nên dồi dào. - Tiêu thụ ô tô tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt tăng mạnh ở phân khúc xe tải. Từ đầu năm đến giữa tháng 3, Việt Nam đã nhập khẩu 6.300 xe tải, trị giá 161 triệu USD, tăng 2 lần về số lượng và 2,5 lần về giá trị so với cùng kỳ 2014. - Năm 2015 được dự báo nhu cầu tiêu thụ ô tô, đặc biệt phân khúc xe tải sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do được hưởng lợi từ các chính sách giảm thuế nhập khẩu và đặc biệt quy định giới hạn tải trọng sẽ khiến nhu cầu về ô tô tải tăng mạnh trong các năm tới. Hình 2: Lượng tiêu thụ xe toàn ngành từng tháng 2.PHÂN TÍCH SWOT NGHÀNH Ô TÔ a. Thế mạnh - Là nghành công nghiệp trọng điểm nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ b. Điểm yếu - Là một nghành công nghiệp non trẻ, chưa có vị thế trong khu vực. - Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn linh kiện nhập khẩu, công nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ kém. - Thuế suất đối với ô tô còn ở mức quá cao. c. Cơ hội - Tỉ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam chỉ ở mức thấp trong khi nhu cầu thì ngày càng gia tăng. d. Thách thức - Nhu cầu ô tô trong nước là có thực nhưng hiện nay người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng ô tô nhập khẩu hơn bởi giá ô tô nhập nguyên chiếc từ những thị trường như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc hiện đang rẻ hơn so với ô tô lắp ráp Việt Nam bên cạnh đó còn có nhiều tiện ích hơn. - Theo cam kết của AFTA thì từ năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm xuống còn 0%. B – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY C – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1. Phân tích tài sản và nguồn vốn của công ty thông qua bảng cân đối kế toán a.Phân tích tài sản Bảng 1: Số liệu phần tài sản trên bảng cân đối kế toán qua các năm của TMT. [...]...Nguồn: công ty cổ phần ô tô TMT Biểu đồ 1: Cấu trúc tài sản TMT - Tổng tài sản của TMT tăng mạnh gấp đôi chỉ sau 2 năm từ 2012-2014 từ gần 606 tỷ lên thành 1226 tỷ vào năm 2014 - Tổng tài sản của TMT tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trên 50%... trọng lớn năm 2012 là 58,8%, 2013 là 70.55% và lớn nhất ở năm 2014 chiếm 82,24% Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ vay, sử dụng dòng tiền… Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản ngắn hạn TMT  Hàng tồn kho : Tăng qua các năm và tăng mạnh nhất ở năm 2014 chiếm trên 82% tài sản ngắn hạn Điều này được lí giải là do doanh nghiệp đầu tư mạnh vào hàng hóa và nguyên vật liệu để lắp ráp ra thành... hàng gửi đi bán xấp xỉ 24% và tăng 1,98 lần so với 2013 cho thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh cung ứng sản phẩm ra thị trường trong năm 2014 càng làm rõ thêm nhận định trên Biểu đồ 3: Cơ cấu hàng tồn kho TMT năm 2014

Ngày đăng: 07/09/2015, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w